Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề chính thức hsg tỉnh 2018 2019 ( ngữ văn bảng b)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.66 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
...
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2018-2019
Môn: NGỮ VĂN - BẢNG B
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 180 phút (khơng kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 12/12/2018

Câu 1. Nghị luận xã hội (8.0 điểm)
“Tâm hồn sẽ khơng có cầu vồng nếu đơi mắt thiếu đi giọt lệ ”. (John Vance Chery)
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Câu 2. Nghị luận văn học (12.0 điểm)
“Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức
và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình
thức của từng tác phẩm cụ thể”.
(Sách Ngữ văn 12, Tập 1, tr.181, Nhà xuất bản Giáo dục, 2010)
Qua một số truyện ngắn của văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
..…………….. HẾT………………
Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
..
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn : Ngữ văn - Bảng B
Ngày thi : 12/12/2018
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá chất lượng bài làm
của thí sinh. Do đặc trưng của bộ mơn nên giám khảo cần linh hoạt vận dụng đáp án, các thành


phần điểm trong từng câu; lưu tâm và khuyến khích những bài làm sáng tạo, độc đáo.
2. Nếu có chi tiết hóa điểm số của các câu, các phần trong Hướng dẫn chấm cụ thể thì
phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm. Bài thi được chấm
theo thang điểm 20, lấy điểm lẻ 0,25 ; khơng làm trịn điểm.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu 1: Nghị luận xã hội
Nội dung
Điểm
Suy nghĩ về câu nói :“ Tâm hồn sẽ khơng có cầu vồng nếu đôi mắt thiếu đi
8.0
giọt lệ”. (John Vance Chery)
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng
1.0
- Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận xã hội.
- Sử dụng các thao tác lập luận phù hợp.


- Lập luận chặt chẽ, hành văn lưu lốt.
- Khơng mắc các lỗi hình thức và diễn đạt.
2. Yêu cầu về nội dung nghị luận
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của “giọt lệ” đối với tâm hồn con
người và cuộc sống.
- Yêu cầu bài làm không đi ngược lại chuẩn mực đạo lý.
3. Triển khai nội dung nghị luận:Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình
theo hệ thống luận điểm phù hợp với yêu cầu của đề nhưng dẫn chứng phải xác
đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được những yêu cầu sau:
a. Giới thiệu vấn đề nghị luận
b.Giải thích vấn đề nghị luận
* Giải thích:
- Ý nghĩa hình ảnh:

+ cầu vồng: tượng trưng cho những gì đẹp đẽ và tỏa sáng.
+ giọt lệ: biểu hiện của trạng thái xúc động, rung cảm của tâm hồn.
- Ý nghĩa của câu danh ngôn: Tâm hồn không thể trở nên đẹp đẽ, tỏa sáng nếu
như chúng ta thiếu đi sự xúc động, rung cảm trước cuộc đời.
c. Phân tích:
- Ý nghĩa “giọt lệ” (nước mắt) đối với tâm hồn mỗi con người và trong cuộc
sống:
+ Biểu hiện một tâm hồn giàu cảm xúc, biết rung động trước cuộc đời: đau đớn,
yêu thương, chia sẻ, hạnh phúc, day dứt, hướng thiện…
+ Khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn nhờ sự lan tỏa của tình yêu thương và
chia sẻ.
- Chọn một số dẫn chứng cụ thể (trong đời sống hoặc trong văn học) để làm
sáng tỏ ý nghĩa “giọt lệ” (nước mắt) đối với tâm hồn mỗi con người và trong
cuộc sống.
d. Bình luận:
- Câu danh ngôn thể hiện một quan điểm sống tích cực khun con người cần
phải:
+ Biết ni dưỡng cảm xúc lành mạnh, trong sáng, tích cực cho tâm hồn tỏa
sáng.
+ Biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ với mọi người và cuộc đời.
+ Sống hướng thiện, hướng tới cái cao cả, chân chính, tốt đẹp.
- Phê phán
+ Những người sống vô cảm, thờ ơ, dửng dưng trước niềm vui, nỗi buồn, hạnh
phúc của chính mình và mọi người xung quanh
+ Những người có cảm xúc giả tạo (dùng “nước mắt cá sấu”) để lợi dụng tình
thương của người khác.
e. Liên hệ bản thân
- Hiểu được ý nghĩa của việc nuôi dưỡng cảm xúc cho tâm hồn.

0.5

1.0

2.0

2.0

1.0


- Sống hướng thiện, biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm…
f. Khẳng đinh vấn đề nghị luận
Câu 2: Nghị luận văn học
Nội dung
“Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình
nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả
các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể”.
Qua một số truyện ngắn của văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng
- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của bài văn nghị luận.
- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận và
phương thức biểu đạt.
- Triển khai hệ thống ý rõ ràng, mạch lạc; hành văn lưu lốt, truyền cảm.
- Khơng mắc các lỗi trình bày và diễn đạt.
2. Yêu cầu về nội dung nghị luận
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phong cách là nét riêng độc đáo của mỗi
người nghệ sĩ qua cái nhìn về hiện thực và khám phá cuộc sống. Nội dung và
hình thức của tác phẩm văn học thể hiện dấu ấn riêng của phong cách tác giả.
- Yêu cầu về cứ liệu: Biết huy động kiến thức, lựa chọn cứ liệu hợp lí để thỏa
mãn yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu bài làm đảm bảo chuẩn mực đạo lí, khơng biểu hiện vi phạm pháp
luật.
3. Triển khai nội dung nghị luận:Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình
theo hệ thống luận điểm phù hợp với yêu cầu của đề nhưng dẫn chứng phải xác
đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được những yêu cầu sau:
a. Giới thiệu vấn đề nghị luận
b. Giải thích vấn đề nghị luận
*Giải thích:
- Nghĩa của những từ ngữ chứa khái niệm lí luận:
+ Quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống: là thể hiện quan điểm, lập
trường, cái nhìn mới mẻ của tác giả về cuộc sống và tái hiện nó thơng qua tác
phẩm nghệ thuật.
+ Nội dung và hình thức của tác phẩm: Đó là các yếu tố thể hiện việc lựa chọn
đề tài, xác định chủ đề, thể hiện tư tưởng, tình cảm…và cách tổ chức kết cấu, sử
dụng ngơn ngữ, xây dựng nhân vật…
- Ý kiến: Phong cách văn học là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả
trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống thơng qua
việc lựa chọn đề tài, chủ đề, thể hiện tư tưởng, tình cảm…và cách thức tổ chức
tác phẩm…
c. Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề

0.5
Điểm
12.0

1.0

1.0
2.0


5.0


* Phân tích những dẫn chứng cụ thể và khai thác các yếu tố “riêng biệt, độc
đáo” trong một số truyện ngắn hiện đại qua:
- Quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống: là những khám phá thể hiện cái
nhìn mới mẻ về con người, cuộc đời của nhà văn dựa trên chất liệu cuộc sống
vốn có và tái hiện hiện thực trong tác phẩm.
- Nội dung và hình thức của tác phẩm:
+ Đề tài, chủ đề, giá trị tư tưởng (hiện thực và nhân đạo).
+ Cách xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, tình huống truyện, kết cấu
truyện, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, chi tiết nghệ thuật….
(Gợi ý một số truyện ngắn của văn học hiện đại thể hiện rõ phong cách tác giả:
Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Chí Phèo, Lão
Hạc của Nam Cao, Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, Vợ nhặt của Kim Lân, …)

2.0
3.0

d. Bình luận (đánh giá , mở rộng) vấn đề nghị luận
2.0
- So sánh các phong cách nhà văn tiêu biểu.
- Đánh giá vai trò, ý nghĩa của phong cách nhà văn như:
+ Đem lại cho người đọc những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật.
+ Khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học dân tộc và trong lòng độc giả.
+ Tạo nên những thành tựu nổi bật của quá trình văn học.
e. Khẳng định vấn đề nghị luận
1.0
Lưu ý : Đây là đề mở nên chủ yếu đánh giá năng lực cảm thụ văn chương, năng lực sáng tạo và
năng lực tạo lập văn bản của thí sinh, do đó lượng điểm phần này chỉ định tính chứ khơng định

lượng).
.……………… Hết …………….…..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
...
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2018-2019
Môn: NGỮ VĂN - BẢNG B
ĐỀ DỰ PHỊNG
Thời gian: 180 phút (khơng kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 12/12/2018

Câu 1. Nghị luận xã hội (8.0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về câu cổ ngữ: “Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý
giá hơn nhiều”.
Câu 2. Nghị luận văn học (12.0 điểm)
“Giá trị nghệ thuật của một tác phẩm truyện, trước hết được tạo nên bởi những chi tiết
mới lạ có sức hấp dẫn người đọc”. (Lep Tônxtôi)
Qua một số truyện ngắn của văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
....…………...HẾT………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2018 - 2019
Ngày thi : 12/12/2018

MA TRẬN ĐỀ THI

MÔN THI : NGỮ VĂN (Bảng B)
Thời gian : 180 phút
---------------------------------------------------I - Mục tiêu đề thi :

Kiểm tra kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình mơn Ngữ văn THPT.
- Kiến thức: hiểu biết về các vấn đề xã hội và kiến thức về văn học.
- Kỹ năng: làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Thái độ: biết tự hoàn thiện nhân cách cá nhân và biết trân trọng giá trị của văn học.
- Năng lực: Năng lực tạo lập văn bản, năng lực thẩm mỹ, năng lực đánh giá….
II - Hình thức đề thi :
Hình thức tự luận. Kiểm tra tập trung, thời gian làm bài 180 phút.
III -Thiết lập ma trận :
Mức độ
Vận dụng cao
Chủ đề
TB
Khó và rất khó
Câu 1 :
Trình bày Vận dụng các thao Vận dụng kiến thức trong cuộc
Nghị luận suy nghĩ về tác lập luận để tạo sống và văn học để bàn luận, mở
xã hội
bài
học lập văn bản nghị rộng, trình bày quan điểm về
(tư tưởng cuộc sống luận xã hội.
một vấn đề được đặt ra trong văn
đạo lý)
được rút ra
bản và rút ra bài học về nhận
từ văn bản.
thức và hành động cho bản thân.

Tổng
Số câu
Số điểm
3.0
5.0
Tỉ lệ
15%
25%
Câu 2 :
Nghị luận -Vận dụng các thao
- Vận dụng hiểu biết về lý luận
Nghị luận về phong tác lập luận và các
văn học để lý giải ý kiến. Dùng
văn học
cách nhà phương thức biểu
kiến thức về tác giả và tác phẩm
( lý luận
văn.
đạt để tạo lập văn
văn học để làm sáng tỏ vấn đề
văn học)
bản nghị luận văn
- Đánh giá, mở rộng, bàn luận
học.
vấn đề nghị luận.
Tổng

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

Tổng cộng Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

4.0
20%

8.0
40%

13.0
35%

7.0
65%

Tổng số

1
8.0
40%

1
12.0
60%
2
20
100%





×