Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu Luận Lịch Sử Báo Chí (Kết Thúc Môn ).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VIẾT VĂN - BÁO CHÍ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN
Mơn học : Lịch sử báo chí - truyền thơng
Giảng viên : Trần Thị Liễu
Họ và tên : Sầm Thị Mai Lan
Lớp: BC12A
MSV:63DBC12035


MỤC LỤC
Câu 1 (2 điểm)........................................................................................................
Câu 2 (3 điểm)........................................................................................................
BÀI BÁO 1 ............................................................................................................
BÀI BÁO 2.............................................................................................................
CÂU 3 (5 điểm).......................................................................................................
I Giới thiệu chung về một số tờ báo tiếng Việt giai đoạn XX.................................
1 Nữ giới chung........................................................................................................
2 Lục tỉnh Tân văn.....................................................................................................
3 Nơng cổ Mín Đàm..................................................................................................
II Những đóng góp của những tờ báo đầu tiên cho việc khai mở dân trí..................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................


BÀI LÀM
Câu 1 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị sau khi học xong mơn Lịch sử Báo chí Truyền thông Việt Nam. Những kiến thức mà môn học này cung cấp giúp ích gì cho
cơng việc của anh/chị trong tương lai?
Người viết sử “ khơng chun”
Báo chí là một ngành học rất thú vị em càng hiểu rõ điều này hơn qua mơn học Lịch sử
báo chí truyền thơng. Giống như câu nói của Bác Hồ “ Dân ta phải biết sử ta cho tường


gốc tích nước nhà Việt Nam” thì người học báo cũng vậy cũng phải biết và nắm bắt được
quá trình hình thành và phát triển của báo chí - truyền thơng nước nhà. Khơng khơ khan
như những gì chúng em định kiến về nó mơn học lịch sử báo chí truyền thơng vơ cùng
thú vị, dẫn dắt chúng em đi từ các giai đoạn đầu sơ khai của nền báo chí - truyền thơng
đến thời kỳ cách mạng gian khổ và đến nền báo chí hiện đại như ngày hơm nay. Qua đó
chúng em hiểu được các nhà báo thế hệ trước đã cố gắng rất nhiều để đặt mầm móng cho
những buổi đầu sơ khai. Để chúng em những nhà báo tương lai càng thêm biết ơn và trân
trọng những công lao của những thế hệ nhà báo đi trước. Không những thế môn học
mang lại cho em rất nhiều buổi học thú vị, chúng em được thảo luận,trao đổi với nhau
qua nhiều đề tài, bài tập nhóm đặc biệt là chuyến tham quan thực tế đến Bảo tàng báo chí
Việt Nam đã mang đến cho em nhiều trải nghiệm mới mẻ trong suốt thời gian học tập.
Đó khơng phải là một chuyến đi thực tế mà buổi sáng hôm ấy em như được xem một bộ
phim tài liệu về ngành báo chí từ một, hai tờ báo đơn lẻ đã tồn tại và phát triển một nền
báo chí - truyền thơng vững mạnh như ngày hôm nay. Được học tập và làm việc với một
nền báo chí hiện đại, chỉ cần một cú click chuột là một bài báo đã được đăng tải. Hay
việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết báo, hoặc thu thập thông tin từ xa nhưng không được
lạm dụng nó. Bản chất của một nhà báo vẫn là những chuyến đi, đi để nhìn thấy sự việc ở
nhiều góc độ, đi để có được nguồn thơng tin chính xác, tin cậy, chất lượng.
Người ta vẫn hay nói nhà báo là “ thư ký của thời đại” hay một nhà sử gia không chuyên
quả thực là như vậy, từng sự kiện dù là lớn hay nhỏ đều được người làm báo tỉ mỉ ghi lại
một cách chi tiết bất cứ lúc nào bạn cần, bạn đều có thể tìm thấy nó. Nhưng báo chí là
một ngành nguy hiểm đã có khơng ít nhà báo ngã xuống nơi chiến trường, thời bình cũng
có những nhà báo mất mạng khi tác nghiệp hoặc bị hành hung khi đang đi lấy tin nhưng
vì đam mê nên lớp này ngã xuống lại có lớp kia mọc lên lặng lẽ ghi lại tồn bộ trở thành
một sử gia bất đắc dĩ.
Qua môn học này khơng chỉ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị mà những kiến thức mang
lại cũng giúp ích cho em rất nhiều trong tương lai:
- Em được trang bị thêm rất nhiều kiến thức không chỉ riêng về lịch sử của ngành báo chí,
truyền thơng mà cịn là về chuyện làm báo, làm báo không chỉ đơn giản là đưa thơng tin
đến cho mọi người mà cịn phải viết làm sao cho hay, cho ý nghĩa.

- Viết báo phải viết từ tâm, nghề làm báo là nghê phức tạp chỉ cần câu chữ diễn đạt không
rõ ý, mơ hồ sẽ gây ra hiểu lầm cho người đọc thì nhân vật trong bài viết của mình sẽ bị
ảnh hưởng nên khi viết một bài báo phải đặt cái tâm của mình vào bên trong.
- Nhận thấy được những thách thức mà ngành báo chí truyền thơng đang phải đối mặt. Sự
bùng nổ của mạng xã hội, các trang thông tin điện tử vv để từ đó phát triển bản thân đáp
ứng cho cơng việc sau này.
- Thấy được vai trị của báo chí, truyền thơng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
cống hiến hết mình cho sự nghiệp báo chí nước nhà.


Câu 2 (3 điểm): Giới thiệu ngắn gọn nội dung 02 bài báo gần đây liên quan đến báo
chí – truyền thông Việt Nam mà anh/chị tâm đắc nhất và nêu rõ lý do.
Bài báo thứ nhất với tiêu đề : Đổi mới đào tạo báo chí, truyền thơng trong kỷ nguyên số
Đăng trên báo Nhân Dân ngày 16/12/2021.
Tác giả : Vĩnh Khang.
Link bài báo : />
Nội dung bài báo : bài báo đề cập đến ý kiến của các đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên
Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung
ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đặng Xuân Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn
hóa, Giáo dục của Quốc hội; Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thơng;
Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khi tới tham dự diễn
đàn trực tuyến “Đổi mới đào tạo báo chí, truyền thơng trong kỷ ngun số”do Bộ Thơng
tin và Truyền thơng chủ trì. Bài báo có hai nội dung chính


1 Gắn đào tạo với thực tiễn
Đào tạo sinh viên báo chí ngày nay cần phải gắn với thực tiễn các cơ sở đào tạo cần có
trách nhiệm đào tạo sinh viên với chương trình “ thực chiến “ kết hợp giữa nhà trường và
các cơ quan báo chí để sau khi ra trường các phóng viên trẻ khơng q non nớt về kinh
nghiệm, kỹ năng thực tế

Đánh giá sinh viên không chỉ nằm trong phạm vi nhà trường mà dùng chính thang đo của
các cơ quan báo chí, các đánh giá của cơng chúng dựa trên các tiêu chí của các thể loại
nhất định.
Bên cạnh đó cũng cần đổi mới phương pháp giảng dạy chương trình đào tạo báo chítruyền thơng cần phải bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới, phù hợp với đặc thù của
Cách mạng công nghệ lần thứ tư là kết nối và chia sẻ dữ liệu. Nội dung đào tạo cần tích
hợp kiến thức nền tảng đủ rộng kết hợp kiến thức chuyên ngành, đồng thời phải đào tạo
theo hướng tích hợp đa kỹ năng trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông số.
Không nên chạy theo xu hướng mà nên tập trung vào chun mơn của mình đó là nguồn
tin chất lượng.
2 Nâng cao đạo đức của người làm báo
Triển khai nhiều lớp bồi dưỡng cho phóng viên trẻ và chú trọng lồng ghép đạo đức nghề
nghiệp trong các chuyên đề về kỹ năng tác nghiệp. Việc bồi dưỡng đạo đức báo chí cho
phóng viên, được là điểm nhấn trong các mơ hình đào tạo báo chí trong thời gian tới.
Một nhà báo có năng lực là khơng ngừng học hỏi, tiếp nhận cái mới từ sự thay đổi và
phát triển của thế giới hiện đại. Thời đại mới, công nghệ mới, tư tưởng mới, đạo đức
người làm báo không những khơng mất đi mà cịn được bổ sung, làm mới một cách phù
hợp và tân tiến nhất.
Lý do em tâm đắc với bài báo này là vì: Bài báo đã nêu ra hướng đi của công tác đào tạo
nhân lực ngành báo chí, truyền thơng trong thời đại kỷ ngun số. Ở trong thời đại mà
nguồn thông tin luôn được cập nhật một cách nhanh chóng thì những người làm bảo phải
cần có những kỹ năng như thế nào để thích nghi và phải đấu tranh để chống lại “ fake
news” đem lại công chúng sự thật. Bài báo đã đưa ra được các biện pháp cho các vấn đề
nêu trên. Bên cạnh đó bài báo này cịn thẳng thắn phê bình những người làm báo có đạo
đức xấu, chạy theo kiểu làm báo “lá cải” giật gân câu khách một cách rẻ tiền. Từ bài báo
này em cũng rút ra được bài học cho chính mình là cần phải học hỏi, trau dồi tích lũy
kinh nghiệm cả về kiến thức lẫn học tập để sau này khi ra trường có thể n tâm sống với
ngành nghề mình đã chọn.


Bài báo thứ 2 với tiêu đề : Báo chí - truyền thông trong tuyến đầu chống dịch COVID 19.

Đăng trên báo : Vietnam+
Tác giả: TTXVN/Vietnam+
Link bài báo : />
Nội dung bài báo : bài báo đề cập đến công tác báo chí, truyền thơng trong đại dịch
COVID - 19. Các phóng viên nhà báo trên cả nước đã khơng quản hiểm nguy, xung kích
trên mặt trận “ tuyến lửa” truyền thông để thực hiện sứ mệnh đưa tin một cách chân thực,
hiệu quả nhất.
Tiếp nối truyền thống của Báo chí Cách mạng Việt Nam ln đồng hành cùng sư nghiệp
giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước các phóng viên nhà báo đã lên đường vào trung tâm của đại dịch nhằm cung cấp
thông tin đến cho người dân một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong suốt thời gian dịch bệnh các nhà báo đã có cơng lớn trong việc đẩy mạnh tuyên
truyền đảm bảo an sinh xã hội và phòng chống dịch hiệu quả. Các biện pháp phịng tránh,
các chủ trương chính sách, diễn biến của dịch bệnh đều được các phóng viên cập nhật và
thơng tin đến cơng chúng một cách nhanh chóng dù lượng tin bài lớn nhưng thông tin khi
đến tay người dân luôn đảm bảo tính chính xác cao.
Bên cạnh đó bài báo cũng đề cao sứ mệnh, trách nhiệm báo chí trên tuyến đầu chống dịch
cùng với lực lượng y tế, công an,quân đội.


Trong thời điểm đại dịch mọi hoạt động sinh hoạt đều có thể phải dừng lại nhưng báo chí
thì khơng luôn đi đầu trong công cuộc truyền tải thông tin, kết nối Đảng, Nhà nước và
nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, niềm tin chiến thắng đại dịch.
Lý do em tâm đắc bài báo : Bài báo đã tôn vinh những chiến sĩ, các y bác sĩ, cơng an và
những phóng viên. Họ sẵn sàng đặt bản thân vào nơi nguy hiểm nhất để lấy được nguồn
thơng tin chính xác nhất cho cơng chúng. Vào thời điểm cách ly xã hội mọi người đều
không được đi ra ngồi, bầu khơng khí chìm trong sự hoang mang khi tin tức thật giả lẫn
lộn - những người làm báo chí, truyền thơng chân chính đã kịp thời đem đến những
thơng tin xác thực. Và chính họ cũng đã dùng những câu chữ của mình cổ vũ cho mọi
người cùng chung một niềm tin chúng ta có thể chiến thắng đại dịch.



Câu 3Câu 3 (5 điểm) Chọn 1 trong 3 đề sau:
1. Những tờ báo tiếng Việt đầu tiên có đóng góp như thế nào đối với việc mở
mang dân trí đầu thế kỷ XX?
2. Giới thiệu phóng sự tiêu biểu của một trong các tác giả sau: Tam Lang, Ngô
Tất Tố, Vũ Trọng Phụng. Suy nghĩ của anh/chị về phong cách viết phóng sự của
tác giả và rút ra bài học nghề nghiệp cho bản thân.
3
Giới thiệu một phóng sự tiêu biểu của Đỗ Dỗn Hồng (hoặc Huỳnh Dũng Nhân).
Suy nghĩ của anh/chị về phong cách viết phóng sự của tác giả và rút ra bài học nghề
nghiệp cho bản thân
Em chọn câu 1 : Những tờ báo tiếng Việt đầu tiên có đóng góp như thế nào đối với việc
mở mang dân trí đầu thế kỷ XX?
Bài làm
Khai mở dân trí là việc xưa nay phải làm vì một quốc gia muốn phát triển mạnh thù phải
có nguồn nhân lực chất lượng. Muốn có được điều đó thì cơng tác khai mở dân trí phải
được triển khai một cách triệt để và trên phạm vi rộng rãi. Và vào những năm đầu của
thế kỷ XX ở Việt Nam xuất hiện những tờ báo tiếng Việt đầu tiên những tờ báo này
không chỉ làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân Việt Nam lúc bấy giờ mà
còn góp phần mở mang dân trí, mang lại tri thức, suy nghĩ và những tư tưởng mới cho
người dân Việt Nam. Những tờ báo này bao gồm Nữ Giới chung, Nơng Cổ Mín Đàm,
Lục tỉnh Tân Văn, Đại Việt tân báo.
I Giới thiệu chung về một số tờ báo tiếng Việt đầu tiên của thế kỷ XX
1 Nữ giới chung

Nữ giới chung xuất bản ngày đầu tiên thứ sáu, ngày 1-2-1918
Là tờ báo đầu tiên dành cho nữ giới ở Việt Nam do Sương Nguyệt Anh tên thật là
( Nguyễn Thị Ngọc Khuê) làm chủ bút. Ra số đầu tiên vào ngày 1-2-1918 và số cuối
cùng là 19-7-1918. Tuy thời gian tồn tại khá ngắn song những giá trị mà tờ Nữ Giới

chung để lại tương đối lớn.


Mục tiêu của tờ báo là giúp nữ giới thức tỉnh, đứng lên đấu tranh giành lại những
quyền hạn vốn thuộc về mình, khơi gợi lại tinh thần dân tộc. Tờ Nữ giới chung là
tờ tuần báo ra số mới vào thứ sáu hằng tuần và có tất cả 8 chuyên mục bao gồm :
Xã thuyết
+ Học thuyết
+ Gia chánh
+ Văn uyển
+ Tạp trở
+ Thời đàm
+ Truyện ký
+ Tiểu thuyết.
Trong đấy mục nổi tiếng nhất phải kể đến là Xã thuyết vì đây được coi như một
diễn đàn của phụ nữ thời bấy giờ. Ở đấy họ được quyền nói, địi quyền bình đẳng,
quyền được tơn trọng.
2 Lục tỉnh Tân Văn

Là một tờ báo tiếng Việt xuất bản tại Sài Gịn ra mắt độc giả ngày 15-11-1907, chủ nhân là
ơng Franỗois Henri Schneider, ch nhõn nh in F.H. Schneider. Ch bút là “Ơng Pierre Jantet
(sau này đến năm 1908 thì chủ bút đổi thành Trần Chánh Chiếu) và một bộ biên tập người
Việt Nam, gồm Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Trạc, Thọ An, Thiện Đắc, Giác Ngã.
Nội dung của tờ Lục tỉnh Tân văn khá đa dạng có các tin tức xoay quanh vấn đề như chính
trị, kinh tế, xã luận, tiểu thuyết ( có dịch cả truyện Pháp ) và quảng cáo.
3 Nơng Cổ Mín Đàm


Là tờ báo kinh tế đầu tiên của Việt Nam, Nơng Cổ Mín Đàm cịn có nghĩa là "uống trà
bàn chuyện làm ruộng và đi bn"), cũng có tên tiếng Pháp là

Causeries sur l’agriculture et le là tờ
báo tiếng Việt do Paul Canavaggio một chủ đồn điền và thương gia
người
đảo Corse, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm, chủ
bút lần lượt là
các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu,
Nguyễn Chánh
Sắt.
Nơng cổ mín đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát hành
thứ năm
hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm
1901. Một
thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra
ngày 4 tháng
11 năm 1921 thì báo bị đình bản. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu
tiên bằng chữ
quốc ngữ.
Báo có khổ 20x30cm, với tổng cộng 8 trang, trong đó các trang giữa
đăng các truyện
dịch (như Tam quốc chí tục dịch hay một số truyện ngắn khác
của Anh, Pháp hoặc Trung Quốc), thơ ca do các cộng tác viên sáng tác,
điểm
báo châu Âu, hướng dẫn cách thức vệ sinh phịng bệnh hoặc trồng trọt
chăn ni,
thơng tin số lượng và giá lúa gạo bán đi các nước, 2 trang cuối dành
cho quảng cáo


và rao vặt.
“Thương cổ luận” (khoảng 120 bài) là một mục quan trọng của báo,

thường được đăng ở trang trước
kéo dài đến trang sau, xuất hiện ngay từ số đầu tiên, và chỉ tạm thời
đình bản
8 số (từ số 73 đến số 79) tác giả là Lương Khắc Ninh đi dự đấu xảo tại
Hà Nội
năm 1906, “Thương cổ luận” chính thức giã từ Nơng cổ mín đàm.
II Đóng góp của những tờ báo đầu tiên cho việc khai mở dân trí
- Khuyến khích người dân học chữ quốc ngữ và học theo lối mới bằng việc xuất hiện
hàng loạt các tờ báo quốc ngữ với cách trình bày đẹp mắt cùng với một “ ngôn ngữ lạ” sẽ
gợi lên sự tò mò của mọi người về một loại chữ viết mới từ đấy sẽ gợi lên hứng thú cho
mọi người
- Phổ biến chữ quốc ngữ bằng cách dịch truyện. Đi đầu trong phong trào này là Nơng Cổ
Mín Đàm khởi đầu là dịch một số bộ truyện ngắn của Anh, Pháp. Trước đó khi thể loại
truyện này được đăng thường xun trên Nơng-cổ mín-đàm, Huỳnh
Tịnh Của đã dịch một số tác phẩm Trung Quốc như Cao Sĩ truyện, Trang Tử, Chiến quốc
sách, Liêu Trai chí dị.
Khơi gợi tinh thần đấu tranh, đứng lên nói lên tiếng nói của chính mình đòi lại quyền lợi
vốn thuộc về dân tộc, là quyền cơ bản của mỗi con người.
Hướng dẫn mọi người các giao thương bn bán và đồn kết để cạnh tranh với Trung
Quốc và Ấn Độ.
- Đặt nền móng cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng trọt với các bài đăng
trên báo Nơng cổ mín đàm
- Chỉ ra cái hạn chế trong tư tưởng kinh tế của người Việt, kêu gọi cùng nhau góp vốn để
thành lập công ty.
- Tạo ra một cuộc cải cách kinh tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế,văn hóa, giáo dục
=> Những tờ báo tiếng Việt đầu tiên có ý nghĩa rất lớn trong cơng cuộc khai mở dân trí
cho người Việt, dù điều kiện cịn khó khăn nhưng các tờ báo như Nữ giới chung, Nơng
Cổ Mín Đàm, Lục tỉnh Tân văn đã hồn thành tốt vai trị của thời điểm ấy. Phổ biến chữ
quốc ngữ, thay đổi suy nghĩ của phụ nữ thời bấy giờ và hướng dẫn người Việt làm kinh
tế.



Danh mục tài liệu tham khảo
Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh”, Nguyễn Phương Thảo, NXB Phụ nữ,1990.
- Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh chủ bút “Nữ giới chung”, tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam,
Trần Trọng Trí, SGGP, 2000.
/> /> />


×