Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

môn lịch sử báo chí thế giới báo chí chính trị châu á tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.99 KB, 22 trang )

Phần A: Mở đầu
Đầu thế kỉ XVII, báo chí đã ra đời và gắn liền với sinh hoạt, sự phát triển
của báo chí đưa con người đến gần hơn với nền văn minh mới - văn minh tri
thức. Nó đưa đến cho ta cái nhìn toàn diện đa chiều về cuộc sống, con người,
thể hiện mọi góc cạnh của xã hội dưới con mắt trực quan của nhà báo. Một
nhà lí luận báo chí đã từng nói: “Trên thế gian chỉ có 2 lực lượng đáng sợ nhất
cùng một lúc có thể soi rọi mọi hang cùng ngõ hẹp của hành tinh chúng ta đó
là: ánh sáng mặt trời và thông tin báo chí”. Thật khó có thể hình dung nổi nếu
như đời sống xã hội, nhất là một xã hội văn minh lại thiếu đi hoạt động của
phương tiện thông tin đại chúng.
Nghiên cứu về lịch sử báo chí thế giới là 1 bộ môn quan trọng và cần
thiết nhằm làm rõ tính chất cũng như hoạt động của báo chí của từng châu lục,
từng quốc gia. Trong nền báo chí thế giới nói chung, mỗi khu vực lại mang
những đặc điểm, những dấu ấn khác nhau. Điều này đã tạo nên nét đặc sắc,
tính hấp dẫn riêng biệt của báo chí từng châu lục.
Báo chí châu Á được coi là 1 nền báo chí năng động và phát triển. Ngoài
những đặc điểm chung của báo chí thế giới, báo chí châu Á lại có những đặc
điểm, màu sắc riêng biệt. Một trong những đặc điểm nổi bật của nền báo chí
châu Á là mang tính chính trị cao. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu lịch sử
báo thế giới là tìm hiểu về những điều kiện, nguyên nhân và phân tích ảnh
hưởng của yếu tố chính trị đến sự phát triển của báo chí châu Á. Thông qua
việc tìm hiểu này, độc giả sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về báo chí châu Á
I.

Mục đích nghiên cứu đề tài
-Cung cấp kiến thức cho người đọc, giúp người đọc nắm được bối cảnh
lịch sử, quá trình phát triển của báo chí châu Á
-Tìm ra những nguyên nhân tác động đến nền báo chí chính trị châu Á
-Nêu nên được những ưu điểm, hạn chế cơ bản của nền báo chí mang
tính chính trị ở châu Á, ý nghĩa của nó đối với chính trị, kinh tế, văn hóa xã
hội ở châu lục này


1


II.

Nhiệm vụ đặt ra
Qua mục đích đã nêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho đề tài là:
-Trình bày 1 cách khái lược bối cảnh lịch sử châu Á, làm rõ sự tác động
của bối cảnh lịch sử đối với xã hội xã hội châu Á nói chung và đối với nền
báo chí châu Á nói riêng.
-Nêu và phân tích những nguyên nhân tác động đến báo chí, làm cho báo
chí châu Á mang tính chính trị cao.
-Đưa ra và phân tích những biểu hiện cụ thể của nền báo chí chính trị
châu Á
-Nhận xét được sự tác động của chính trị đối với châu Á nói chung và
nền báo chí châu Á nói riêng.
-Đưa ra nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của sự ảnh hưởng chính
trị đối với báo chí ở khu vực này.

2


Phần B: Nội dung
I.

Diện mạo chung
1. Diện mạo chung của châu Á
Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới với diện tích 44.390.000 km2 và
dân số 3,3 tỉ người (chiếm ¾ dân số thế giới) được chia thành 6 khu vực: Tây
Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Á, Trung Á và Nam Á. Mỗi khu vực lại

có những đặc điểm riêng góp phần tạo nên sự đa dạng riêng có.
Châu Á nằm trên đại lục Á – Âu, tiếp giáp với châu Âu và châu Phi, lại
là nơi khởi phát của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới. Đặc điểm này đã
gây nên những bất ổn chính trị, tác động đến tình hình kinh tế, xã hội ở nhiều
quốc gia trong khu vực.
Châu Á là cái nôi của loài người nhưng nền kinh tế lạc hậu, lại đóng cửa
với thế giới bên ngoài một thời gian dài nên các nước châu Á nhanh chóng bị
các nước phương Tây bỏ lại phía sau. Cuối thế kỉ XVII, hầu hết các nước
châu Á đều là thuộc địa, sau thế chiến thứ II, các nước này bắt đầu giành độc
lập nhưng vẫn là điểm nóng trên thế giới bởi những bất ổn chính trị và xung
đột sắc tộc. Tuy nhiên, vận dụng những lợi thế của bản thân và lợi dụng
những cơ hội cơ hội từ bên ngoài, một số nước đã vơn lên và trở thành “con
rồng châu Á” trong lĩnh vực kinh tế như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...
2. Đặc điểm chung của báo chí châu Á
- Báo chí châu Á ra đời khá muộn
Báo chí châu Á ra đời khá muộn so với nền báo chí thế giới. Những năm
1830, báo chí mới xuất hiện ở Singapore, ở Thái Lan, tờ báo đầu tiên là The
Bangkok Recorder (4.7.1884), Philippin (1805), Hàn Quốc (1896), Nhật Bản
(1889)...
-Báo chí phát triển không đồng đều
Châu Á là châu lục có nền kinh tế phát triển không đồng đều. Đây chính
là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển không đồng đều của báo chí ở
châu lục này.
3


Những nước có nền báo chí phát triển đều là những cường quốc dẫn đầu
về kinh tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapo, Thái Lan... Số
lượng các tờ báo in, các đài phát thanh, đài truyền hình đều đứng trong top
đầu tại châu Á

Ngược lại, ở những nước có nền kinh tế kém phát triển, báo chí vẫn đang
trong giai đoạn đầu của sự phát triển với trình độ công nghệ cũng như cơ sở
hạ tầng tương đối lạc hậu như: Lào, Campuchia, Afghanistan, Paskitan,
Nepal, Đông Timo...
-Cơ sở vật chất kém, số người mù chữ cao
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc làm báo ở châu Á rất thấp. Hầu hết các
quốc gia châu Á đều là những nước mới giành được độc lập, kinh tế còn lạc
hậu, chưa có nền công nghệp chế tạo công nghệ kĩ thuật cao cho truyền thông
đại chúng.
3/4 số người mù chữ thế giới sống tại châu Á. Số lượng người mù chữ
cao cũng là nhan tố làm cho báo chí ở châu lục này chậm phát triển
-Lượng thông tin nước ngoài chuyển vào ít hơn lượng thông tin phát ra
Nhìn chung, báo chí châu Á đa phần chịu sự tác động của thông tin nước
ngoài (chủ yếu là 4 hãng thông tấn lớn: AFP, Reuter, AP, UPI). Các nước chưa
thực sự làm chủ được thông tin của mình, đều nghe và chịu sự ảnh hưởng từ
bên ngoài, nhất là các nước phương Tây.
II.

Báo chí châu Á – nền báo chí mang tính chính trị cao
Một đặc điểm có thể nhận thấy đó là nền báo chí châu Á mang tính chính
trị cao. Báo chí luôn nằm trong sự kiểm soát của Đảng, nhà nước, phục vụ lợi
ích của nhà nước và nhân dân lao động.
1. Khái niệm nền báo chí mang tính chính trị

Nền báo chí mang tính chính trị là nền báo chí nằm trong mối quan hệ
với chính trị, những thông tin báo chí đưa ra phải phục vụ mục đích chính trị,
gắn chính trị với báo chí, những hoạt động của báo chí không được trái với
nguyên tắc, lợi ích của chế độ chính trị.
4



Có thể nói, báo chí mang tính chính trị là đặc điểm nổi bật và quan trọng
nhất của nền báo chí châu Á, với những nước phương Tây, báo chí tự do phát
triển, báo chí tư nhân ra đời và hoạt động mạnh mẽ, báo chí có quyền tự do
thông tin trong khuôn khổ của pháp luật. Khác biệt với nền báo chí phương
Tây, báo chí các nước châu Á nói chung còn nặng về khuynh hướng chính trị.
Báo chí là công cụ thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, chịu sự chỉ đạo
và điều hành của nhà nước.
2. Nguyên nhân khiến nền báo chí châu Á mang tính chính trị cao

So với châu Âu, báo chí châu Á ra đời khá muộn (muộn hơn khoảng 2
thế kỉ). Sự chậm trễ này là 1 tất yếu của lịch sử, do hoàn cảnh khách quan quy
định. Để có 1 nền báo chí phát triển, cần có những điều kiện như: nhu cầu
thông tin, điều kiện kĩ thuật, công nghệ, trình độ hiện đại, sự đảm bảo của
chính quyền và luật pháp... Vào thời điểm đó, tất cả những yếu tố này không
cho phép các nước châu Á có được 1 nền báo chí độc lập
Có nhiều nhân tố làm cho báo chí ở các nước châu Á mang tính chính trị
cao. Đặc điểm này là sự tích hợp của các yếu tố: chính trị, kinh tế, văn hóa
cũng như những đặc tính cơ bản riêng có của châu Á
2.1.

Điều kiện lịch sử
Đầu thế kỉ XVII, hầu hết các nước trong khu vực Châu Á đều là thuộc
địa của các nước phương tây. Mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
đều phụ thuộc vào thực dân, đế quốc. Điển hình cho báo chí thuộc địa là
ở những nước như: ẤnĐộ, Trung Quốc, Inđônêxia, Việt Nam… Ở Ấn Độ,
tờ báo đầu tiên xuất hiện vào năm1670 do sự điều hành của đế quốc Anh
ở Bombay. Tại đây, có thời kỳ xuất hiện hơn 3500 ấn phẩm bằng tiếng
Anh. Trung Quốc thế kỉ XVII có tờ “Người Pháp ở Bắc Kinh” được xuất bản
bằng tiếng Pháp. Thế kỷ XVII, Inđônêxia có những tờ báo được công ty in ấn

Hà Lan xuất bản. “Nam kỳ viễn chinh công báo” được Pháp xuất bản năm
1861 ở Việt Nam. Tờ báo Quốc ngữ đầu tiên “Gia Định báo” cũng
được Pháp chỉ định xuất bản. Những tờ báo này chủ yếu hoạt động phục
5


vụ lợi ích của thực dân, đế quốc nhằm tuyên truyền văn hóa chính quốc, đồng
hóa thuộc địa. Báo chí Châu Á chủ yếu được hình thành do nhu cầu truyền bá
những thông tư, mệnh lệnh của cấp trên xuống cấp dưới. Vai trò của báo chí
Châu Á giai đoạn khởi thuỷ, chủ yếu là: Phục vụ tầng lớp thực dân và quý
tộc, giao thương, truyền giáo...
Tính chính trị đã được thể hiện khá rõ trong giai đoạn này: những hoạt
động của báo chí đều nằm dưới sự kiểm soát của thực dân, đế quốc, phục vụ
cho nhu cầu của các nước chính quốc. Những tờ báo thuộc địa muốn hoạt
động phải được sự đồng ý cuả thực dân. Chính nguyên nhân này làm cho tình
trạng báo chí cách mạng ở các nước thuộc kém phát triển, hầu hết đều phải
hoạt động bí mật. Một số cách mạng, nhà báo yêu nước đã bị bắt bớ, xử bắn
do tuyên truyền, chống phá thực dân, đế quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước châu Á lần lượt giành lại được
độc lập. Tuy nhiên, nền độc lập non trẻ thời kì này luôn bị các nước phương
Tây đe dọa. Chính trị thì bất ổn, luôn bị các nước thực dân đô hộ, kìm nén,
nên hầu như không có sự đảm bảo của chính quyền và luật pháp để cho ra đời
những tờ báo phục vụ nhân dân. Do đó, ở châu Á không đáp ứng được nhưng
điều kiện về nhu cầu thông tin, điều kiện kĩ thuật công nghệ, trình độ phát
triển kinh tế …để có thể cho phép châu Á có được một nền báo chí độc lập.
Báo chí thời kì này lại có vai trò cổ động, cổ vũ tinh thần nhân dân đứng lên
đấu tranh đánh giặc cứu nước, truyền bá tư tưởng cách mạng, khơi dậy tinh
thần yêu nước của dân tộc. Như vậy, có thể nói, mục đích hàng đầu của báo
chí châu Á là phục vụ mục đích chính trị, báo chí đã trở thành công cụ chính
trị để đánh đuổi đế quốc, thực dân.

Báo chí thời kì này được coi là ngọn cờ tiên phong trong công cuộc xây
dựng chính quyền, củng có quyền lực chính trị. Báo chí ưu tiên thông tin về
tình hình chiến tranh, những cuộc xung đột chính trị trong nước và khu vực.
Nhà báo được coi là người lính, tuy không trực tiếp cầm súng chiến đấu
nhưng lại cầm bút phục vụ chiến trận.
6


Sau khi kết thúc chiến tranh, hòa bình độc lập, các nước châu Á lại bắt
tay và công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Báo chí lại thực hiện xứ
mệnh lịch sử của mình. Nhiệm vụ chính trị luôn là nhiệm vụ hàng đầu được
báo chí quan tâm. Trọng tâm của công cuộc này là tuyên truyền chủ trương,
chính sách đường lối của Đảng đưa luật pháp vào cuộc sống của người dân.
Như vậy, có thể thấy, trong từng thời kì khác nhau, trong từng điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử, báo chí luôn giữ vai trò quan trọng đối với xã hội. Và một
điều dễ dàng nhận thấy là hoạt động của báo chí luôn gắn liền, đi đôi với
chính trị, lấy việc củng cố chính trị là mục tiêu để định hướng cho sự phát
triển của mình.
2.2.

Chế độ chính trị
Báo chí là phương tiện, công cụ thông tin quan trọng của đảng chính trị
cầm quyền (dù ở bất cứ xã hội nào). Hoạt động báo chí xác định rất rõ mục
đích, mục tiêu cụ thể và không bao giờ lơi lỏng hoặc chệch hướng. Cho dù
hoạt động báo chí thuộc quốc gia nào hay chế độ chính trị nào thì yêu cầu
hàng đầu vẫn là sự bảo vệ lợi ích giai cấp và đảng phái chính trị nắm quyền
lãnh đạo xã hội, quản lý xã hội để ổn định, phát triển đất nước. Đây là đặc
trưng hết sức cơ bản của báo chí.
2.2a. Các nước châu Á có các thể chế chính trị phức tạp
Châu Á có số dân đông, được chia làm 6 khu vực: Tây Nam Á, Đông

Nam Á, Đông Á, Bắc Á, Trung Á và Nam Á. Mỗi khu vực lại có đặc điểm
chính trị rất riêng, không hề trùng lặp
Phần lớn các nước Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á đều theo chế độ Cộng
hòa dân chủ nhân, là nhà nước đơn Đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản: Lào, Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ.... Hình thức
chính phủ Cộng hòa tư bản, quân chủ lập hiến rất hiếm ở khu vực này. Với
các nước Đông Nam Á , hình thức 1 Đảng cầm quyền đã tạo nên sự thống
nhất trong các vấn đề liên quan đến đất nước, báo chí là 1 điển hình. Báo chí

7


châu Đông Nam Á gần như chịu sự ảnh hưởng và nằm dưới sự lãnh đạo của
Đảng, của nhà nước.
Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các nước Đông Nam Á đều đi theo chế
độ xã hội chủ nghĩa, đi theo mô hình nhà nước vô sản dẫn đến sự hình thành
của nền báo chí vô sản. Báo chí vô sản luôn công nhận tính chính trị, tính giai
cấp, coi đây là nguyên tắc của hoạt động báo. Báo chí vô sản nói chung và
phần lớn báo chí trong khu vực châu Á nói riêng công khai thừa nhận tính
Đảng, tính chính trị của báo chí, phục vụ hết mình cho sự nghiệp lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước và quyền lợi của nhân dân. Nếu như ở các nước phương Tây,
loại hình báo chí tư nhân phát triển mạnh mẽ thì tại khu vực này, báo chí tư
nhân hầu như bị “cấm cửa”. Theo đó, báo chí hầu hết các nước phải nằm dưới
sự điều hành của nhà nước, hoạt động theo sự chỉ đạo của nhà nước.
Luật báo chí Thái Lan không cho phép chính phủ tài trợ cho báo chí tư
nhân và cũng không cho phép người ước ngoài sở hữu báo chí nhằm tránh
ảnh hưởng của nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông. Với báo chí Singapo,
nhà nước quản lí truyền tông chặt chẽ, chính phủ trực tiếp nắm quyền điều
hành báo chí. Tại Nhật Bản, chính phủ không kiểm soát báo chí nhưng lại có
1 cơ quan chuyên trách làm chức năng này. Các nước đều có báo chí, đài

truyền hình, đài phát thanh của trung ương: Trung Quốc 10 kênh truyền hình
nhà nước thuộc hệ thống đài truyền hình trung ương; Công ty phát hành lớn
nhất của Nhật Bản là NHK trực thuộc nhà nước; tại Thái Lan, đài phát thanh
và truyền hình đều thuộc chính phủ. Những nước còn lại như Lào, Việt Nam,
Campuchia...phần lớn báo chí cũng. Nói cho cùng, tính chính trị của báo chí
chính là hoạt động chính trị bằng thông tin.
Đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, vấn đề sở hữu báo chí thể hiện nhiều
quan niệm rõ nét về chính trị. Hầu hết những người nắm truyền thông đều là
những người có quyền (nhiều hơn là có tiền). Cựu Bộ trưởng thông tin của
Indonexia – Harmoko có cổ phần trong 31 tờ báo (không mua mà được biếu)

8


Với các quốc gia Trung, Nam và Tây Á, tình hình chính trị trở nên căng
thẳng, nhà nước không ổn định. Ở những quốc gia này luôn xảy ra những
tranh chấp, xung đột vũ trang, hình thành nên các đảng phái chính trị đối lập.
Nhiều quốc gia tồn tại hình thức đa nguyên đa đảng. Với hình thức đa nguyên
đa Đảng, mỗi đảng phái, mỗi tổ chức chính trị lại lại có 1 cơ quan ngôn luận
khác nhau nhằm đảm bảo lợi ích cho tổ chức của mình. Để giành hoặc duy trì
quyền điều khiển bộ máy nhà nước, đảng cầm quyền đã sử dụng nhiều công
cụ như các cơ quan tư pháp, lập pháp, hành pháp. Đặc biệt, báo chí - vũ khí
sắc bén trên mặt trận văn hóa - tư tưởng cũng là một công cụ vô cùng đặc biệt
với sức ảnh hưởng to lớn trên các phương diện mà hoạt động này tham gia từ
chính trị đến văn hóa, xã hội. Trong đó, cốt lõi, mấu chốt căn bản nhất của
hoạt động báo chí chính là chính trị. Các cơ quan, tổ chức báo chí này luôn
đối đầu với nhau nhằm phục vụ lợi ích chính trị cho đảng phái lãnh đạo cơ
quan mình.
2.2b. Sự phân chia, xung đột giai cấp
Ngay từ khi xuất hiện, báo chí luôn hoạt động trong khuôn khổ xã hội và

giai cấp. Do đó, báo chí không chỉ liên quan mà còn mang tính giai cấp. Nói
cách khác, báo chí nào thì giai cấp đó.
Xuất phát từ việc xã hội phân chia thành những giai cấp, những nhóm xã
hội có quyền lực khác nhau, thậm chí đối kháng nhau, C. Mác và Ph. Anggen
đã đặt nền móng lí luận cho tính khuynh hướng trong báo chí và văn học. Nhà
báo, dù đứng ở phía nào cũng bộc lộ khuynh hướng chính trị của mình. Cơ
quan báo chí nào dù nằm trong tay ai, cũng thể hiện một khuynh hướng chính
trị nhất định. Bất kì một nền báo chí nào cũng chứa đựng trong đó ít nhất một
khuynh hướng chính trị. Và nếu tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau thì sẽ
phân ra thành dòng chủ lưu và dòng phụ lưu, dòng chính thống và dòng
không chính thống. Khuynh hướng là nguyên tắc phổ biến không thể chối bỏ
của hoạt động báo chí một cách khách quan, ngoài ý muốn của người làm báo

9


mà đỉnh cao của tính khuynh hướng trong hoạt động báo chí -tính đảng – tính
chính trị
Đối với từng khu vực có mức độ phân chia giai cấp, xung đột giai cấp
khác nhau thì báo chí lại thể hiện tính chính trị khác nhau
Chính vì nguyên tắc thống nhất, 1 Đảng lãnh đạo nên các nước khu vực
Đông, Nam Á được coi là khu vực ổn định của thế giới. Mọi hoạt động của
nhà nước đều phục vụ nhân dân lao động, mọi tầng lớp, giai cấp đều bình
đẳng, bình quyền. Hoạt động báo chí mang tính chính trị, mang tính giai cấp
khi phản ánh những vấn đề của nhân dân lao động, đảm bảo quyền lợi của đại
bộ phận dân cư. Trên phương diện chính trị, báo chí thực hiện 2 nhiệm vụ cơ
bản, đó là góp phần xây dựng và bảo vệ thành quả, sự nghiệp của đảng, giai
cấp cầm quyền. Trước hết, báo chí truyền bá những tư tưởng, quan điểm cơ
bản của hệ tư tưởng chính thống của chế độ xã hội tới quần chúng, làm cho hệ
tư tưởng này trở thành hệ tư tưởng toàn dân.

Việc truyền bá chủ nghĩa cộng sản, tư tưởng dân tộc và thế giới quan
khoa học của chủ nghĩa xã hội cho quần chúng luôn được báo chí các nước
châu Đông Nam châu Á quan tâm. Báo chí có nhiệm vụ tuyên truyền, giải
thích cho quần chúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Những hoạt động chính trị, kỳ họp Quốc hội,
những văn bản pháp luật mới... đều được báo chí thông tin, đăng tải, phổ biến
cho nhân dân, đồng thời tuyên truyền, phân tích để quần chúng tin tưởng và
tự giác chấp hành những đường lối, chủ trương đó. Mặt khác, báo chí còn
trang bị cho quần chúng nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ, tích cực giúp
quần chúng nhận thức đúng đắn các hiện tượng, bản chất, sự kiện đang diễn
ra xung quanh và định hướng một cách hợp lý.
Với những nước có xung đột giai cấp, báo chí nằm trong tay giai cấp
thống trị, tính chính trị cũng được thể hiện rõ nét. Ở những quốc gia này, báo
chí là phương tiện để giai cấp thống trị nắm giữ và thực hiện quyền lực của
giai cấp mình. Báo chí chỉ đưa ra những thông tin phù hợp với lợi ích của giai
10


cấp thống trị. Những cuộc biểu tình phản đối chính phủ, những cuộc bạo động
có vũ trang đều được phản ánh dưới con mắt của nhà cầm quyền.
2.2c. Châu Á là khu vực chịu nhiều tác động, ảnh hưởng bởi các thế
lực bên ngoài
Là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới, dân số đông, tài nguyên thiên
nhiên dồi dào, những yếu tố này đã tạo nên sự hấp dẫn riêng có của châu lục
này. Đây là miếng mồi béo bở cho các nước thực dân xâm lược. Nhiều cuộc
chiến tranh, xung đột đã nổ ra làm cho tình hình chính trị của châu lục trở nên
bất ổn. Chính do sự bất ổn này nên nhà nước càng coi trọng vai trò lãnh đạo
của chính trị đối với báo chí.
Không chỉ góp phần ổn định, xây dựng, phát triển đất nước, báo chí còn
đấu tranh chống lại các quan điểm phản động, các động thái gây hấn từ bên

ngoài để bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động chủ yếu của báo chí là đăng tải, cung cấp thông tin. Tuy vậy,
giữa muôn vàn sự kiện, hiện tượng diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội
chỉ có một số ít được chọn lọc. Điều đó dựa trên tiêu chuẩn xuất phát từ mục
đích của cơ quan báo chí, mà ưu tiên hàng đầu vẫn là tính chính trị với bước
đầu là cung cấp các sự kiện liên quan trực tiếp hay mang tầm chính trị. Rất dễ
hiểu tại sao khi có một sự kiện chính trị lớn diễn ra như các kỳ Đại hội Đảng,
các sự kiện ngoại giao... thì chúng thường được ưu tiên đăng tải, phát sóng
chiếm gần như toàn bộ dung lượng, thời lượng của cả một tờ báo hay một
chương trình thời sự.
Như vậy, báo chí tham gia chính trị, trở thành hoạt động chính trị, nhưng
yếu tố cốt lõi và làm nên sức mạnh của hoạt động này chính là thông tin. Nói
cách khác, báo chí là hoạt động chính trị đặc biệt bằng thông tin.
2.2d. Các nước trong khu vực châu Á có sự chia rẽ
Khu vực Tây Á, Trung Á, Nam Á tình hình chính trị căng thẳng, luôn
xảy ra những cuộc đấu tranh, chia rẽ, xung đột nội bộ như: Kazakhtan,
Tajakistan, Uzbekistan, Afghanistan, Pakistan, Srilanka, Iraq, Iran, Israel....
11


Các cuộc chiến tranh xung đột giữa các quốc gia, các dân tộc và tôn giáo, đặc
biệt là nạn khủng bố liên tục xảy ra.
Tập trung nhất vẫn là ở I-rắc. Hơn 4 năm sau ngày Mỹ tiến công I-rắc,
đất nước này vẫn chưa im tiếng súng, chiến tranh và xung đột vũ trang, bạo
lực khủng bố vẫn tiếp diễn hằng ngày giữa quân nổi dậy với quân Mỹ và đồng
minh chiếm đóng, giữa các phe phái Hồi giáo dòng Si-ai, dòng Săn-ni, Hồi
giáo Gi-hát và cả người Cuốc. Cũng như I-rắc, từ năm 2006 cho đến nay, Libăng đã trở thành chiến trường khốc liệt tranh giành ảnh hưởng giữa hai phái
Săn-ni và Si-ai bằng bạo lực khủng bố, và xung đột vũ trang giữa Héc-bô-la
với I-xra-en.
Trong những cuộc xung đột này, báo chí các nước luôn là nơi bày tỏ

chính kiến của nhà chức trách, nhà cầm quyền nhằm bảo vệ lợi ích cho dân
tộc, đảng phái mà mình lãnh đạo. Thông qua báo chí, chính phủ các nước
Afghanistan, Pakistan, Srilanka nhiều lần chỉ trích Mĩ và các nước phương
Tây đã nhúng tay vào chính trị ở khu vực này. Họ còn cáo buộc và tuyên bố
sẵn sàng có những hành động đáp trả thích đáng nếu như các nước phương
Tây vẫn tiếp tục can thiệp.
Tệ hơn, để duy trì quyền lực mà không tổ chức bầu cử theo đúng nghĩa,
nhiều quốc gia độc tài đã viện tới chủ nghĩa dân tộc đại chúng, điều này chỉ
làm châu Á bị chia rẽ và gây bất ổn trong khu vực. Tại Trung Quốc, chính
quyền đã đề cao chủ nghĩa dân tộc bằng việc sử dụng sách giáo khoa và báo
chí để nói xấu Nhật Bản và phương Tây. Ở Campuchia, chính quyền đã khích
lệ tinh thần dân tộc bằng cách miệt thị người lao động nhập cư, các nhà đầu tư
và doanh nghiệp Thái Lan. Một phần hệ quả của tình trạng này là các cuộc
thăm dò dư luận cho thấy thường dân Trung Quốc ngày nay có thái độ hết sức
tiêu cực với Nhật Bản, còn dân Campuchia ở Phnom Pênh thì tấn công và phá
hoại các doanh nghiệp Thái Lan khá thường xuyên. Chủ nghĩa dân tộc kiểu
này có thể dẫn đến đe dọa vũ trang hoặc những tình trạng tồi tệ hơn.

12


Dù có những nỗ lực mới trong hội nhập khu vực, châu Á vẫn còn trong
tình trạng bị chia rẽ nhiều hơn là thống nhất. Dẫu thương mại xuyên biên giới
có tăng, nhưng trong năm qua, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn gia tăng căng thẳng
tại những khu vực tranh chấp giáp Tây Tạng. Cả hai bên đang tăng cường lực
lượng quân sự của mình ở dãy Himalaya, đồng thời xây dựng nhiều căn cứ do
thám tại các cảng thuộc Ấn Độ Dương để theo dõi các động thái của hải quân
phía bên kia. Trong khi đó, Trung Quốc và Việt Nam vẫn đụng độ lẻ tẻ ở khu
vực tranh chấp trên biển Đông còn Bắc Triều Tiên, quốc gia theo chủ nghĩa
dân tộc cực đoan, đã tấn công tàu biển của Hàn Quốc và khơi mào đấu pháo

với quốc gia phía nam này.
Trong những cuộc xung đột, tranh chấp này, báo chí đóng vai trò quan
trọng. Báo chí nhiều nước đã đề cao tính dân tộc, đưa những thông tin khiêu
khích nhằm gây hấn với các nước láng giềng. Sở dĩ như vậy bởi báo chí chịu
sự chi phối của chính trị, phục vụ lợi ích của Đảng cầm quyền. Nhật Bản đã
từng nổi giân khi báo chí Hàn Quốc cho rằng Mĩ thả 2 quả bom nguyên tử
xuống thành phố Hirosima và Nagasaki là “xứng đáng”.
Nhật báo Joongang Ilbo phiên bản tiếng Hàn và tiếng Anh đã đăng tải
một bài viết trong đó nói rằng việc các máy bay Mỹ thả bom nguyên tử xuống
các thành phố Nhật Bản ở cuối Thế chiến II, vốn làm tổng cộng hơn 200.000
người thiệt mạng, là xứng đáng.“Thượng đế thường mượn bàn tay của ai đó
để trừng phạt các hành động xấu xa của con người”, bài báo viết, gợi lại hành
động của Đơn vị 731 - một trung tâm nghiên cứu hóa học và sinh học bí mật
của Nhật Bản từng tiến hành các thí nghiệm chết người trong Thế chiến II.
Ngay lập tức, Nhật Bản đã bày tỏ sự giận dữ và cáo buộc tờ Joongang Ilbo về
hành động “đáng hổ thẹn” khi cho đăng tải bài viết.
Tại một cuộc họp báo ở Tokyo, chánh văn phòng nội các Nhật Bản
Yoshihide Suga đã chỉ trích các bình luận của tờ báo Hàn Quốc. “Chúng tôi
kịch liệt phản đối các nhân viên của tờ Joongang Ilbo. Đất nước chúng tôi là

13


quốc gia duy nhất bị ném bom nguyên tử. Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ
cho những bình luận như vậy”, ông Suga nói.
Bài báo cũng cáo buộc chính phủ Nhật và Thủ tướng Shinzo Abe về việc bác
bỏ các vụ lạm dụng thời chiến của Nhật Bản và kết luận với lời cảnh báo: “Thượng
đế có thể cảm thấy rằng sự trả đũa chống lại Nhật Bản vẫn chưa trọn vẹn”.
Bài báo được đăng tải trong bối cảnh quan hệ Nhật - Hàn trở nên tồi tệ
sau khi thị trưởng Osaka Toru Hashimoto nói rằng việc Nhật dùng nô lệ tình

dục cho binh lính thời Thế chiến II là cần thiết.
Dư luận Hàn Quốc cũng đã dậy sóng khi các tờ báo lớn của Hàn Quốc
đăng tải bức ảnh thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngồi trong một chiếc máy
bay huấn luyện, với bình luận rằng nó gợi nhớ tới hình ảnh của đế quốc Nhật
Bản trước đây.

Bức ảnh của ông Abe làm dậy sóng công kích từ báo giới Hàn Quốc.
Ảnh: AFP
Trong bức ảnh làm dậy sóng truyền thông Hàn Quốc, ông Abe mỉm cười
và giơ ngón tay cái khi ngồi trong buồng lái một chiếc phi cơ huấn luyện T-4
của không quân lực lượng phòng vệ Nhật. Chiếc máy bay có số hiệu 731. Con
số 731 gợi nhớ lại về đơn vị 731, một đội nghiên cứu chiến tranh sinh hóa bí
mật của Nhật Bản. Đơn vị này đã tiến hành những thí nghiệm gây chết người
14


trong giai đoạn chiến tranh Trung - Nhật 1937-1945 và thế chiến II. Đơn vị
731 đóng tại thành phố Cáp Nhĩ Tân ở đông bắc của Trung Quốc. Các tù nhân
Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên Xô cũ được đưa tới đây.
Báo giới Hàn Quốc cho rằng bức ảnh của ông Abe là một sự xúc phạm
có chủ đích đối với những quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc, vốn chịu
nhiều đau thương dưới ách cai trị của đế quốc Nhật trước đây.
"Sự khiêu khích không giới hạn của Abe!", Chosun Ilbo, nhật báo lớn
nhất của Hàn Quốc, viết chú thích cho bức ảnh được đăng trên trang nhất.
"Kiểu chụp ảnh của Abe gợi lại sự khủng khiếp của Đơn vị 731", nhật báo
tiếng Anh Korea JoongAng chạy tiêu đề.
Bức ảnh của ông Abe đã "đổ thêm dầu vào lửa", trong bối cảnh dư luận
Hàn Quốc mới đây lại sôi sục vì chuyến thăm của các bộ trưởng và nghị sĩ
Nhật tới một ngôi đền chiến tranh gây nhiều tranh cãi. Đền Yasukuni ở trung
tâm Tokyo là nơi thờ 2,5 triệu người chết trong chiến tranh, trong đó có 14

người bị Hàn Quốc và Trung Quốc coi là những tội phạm chiến tranh. Ngôi
đền bị coi là một biểu tượng của sự hiếu chiến thời chiến tranh.
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se đã hủy chuyến thăm tới
Tokyo để phản đối sự việc liên quan tới đền Yasukuni, trong khi Tổng thống
Pak Geun-hye cảnh báo Nhật về việc làm nghiêm trọng hơn "những vết sẹo
quá khứ".
2.3. Châu Á là cái nôi của nhiều nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ
khác nhau
Phần đa các tôn giáo lớn trên thế giới đều bắt nguồn từ châu Á: Bahai
giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Cao đài giáo, Kito giáo, Cao đài
giáo... Các tôn giáo này có những đặc điểm khac biệt nên việc xung đột là
không thể tránh khỏi
Ngoài các vụ tranh chấp lớn giữa các đế quốc Hồi Giáo Sunni và đế
quốc Hồi Giáo Shiah, còn có rất nhiều các vụ tranh chấp nhỏ giữa hai phe
15


trong phạm vi biên giới của mỗi quốc gia Hồi Giáo. Các vụ tranh chấp này
cũng không kém phần thảm khốc và làm tổn hại rất nhiều sinh mạng.
Nếu trong 1 đất nước có nhiều nền văn hóa, nhiều tôn giáo thì báo chí
nghiêng về phía tôn giáo nắm quyền lãnh đạo, phục vụ lợi ích của tôn giáo
cầm quyền . Báo chí Philippin, Indonexia, Malayxia luôn coi trọng tín ngưỡng
công chúng, chú ý đến tính chất quốc đạo của quốc gia, mọi hành vi trái với
quốc đạo đều bị báo chí lên án mạnh mẽ. Malayxia là nước quản lí chặt chẽ
nội dung báo chí nhằm tránh những ảnh hưởng của phương Tây, bảo vệ các
giá trị truyền thống của đất nước và đạo Hồi
Việc cấm các nhà báo hoạt động, bắt tù hay đóng cửa toà soạn thường
xuyên diễn ra, đặc biệt là tại Pakistan. Họ đã phải đấu tranh để dành lại quyền
tự do hoạt động cho mình bởi chịu sự tác động rất nhiều vào thể chế chính trị,
chính sách tôn giáo qua các thời kì tổng thống khác nhau.

Tại đây liên đoàn nhà báo Pakistan đã gặp phải rất nhiều khăn trong quá
trình bảo vệ quyền lợi cho các nhà báo chống lại những luật lệ hà khắc của
chính phủ cũng như giáo hoàng, những chủ báo chuyên quyền.
Ngôn ngữ cũng đóng góp 1 phần quan trọng đối với việc hình thành nền
báo chí chính trị ở các nước châu Á. Báo chí phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa,
ngôn ngữ của giới cầm quyền. Luật báo chí ở Thổ Nhĩ Kì cũng mang đạm
màu sắc văn hóa của giới cầm quyền. Theo hiệp ước 1932, Thổ Nhĩ Kì công
nhận các quyền ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số Do Thái, Hi Lạp và
American, nhưng báo chí Thổ Nhĩ Kì vẫn hạn chế trách nhiệm đối với việc sử
dụng miễn phí của bất kì ngôn ngữ nào của Thổ Nhĩ Kì
III.

Biểu hiện của nền báo chí mang tính chính trị.
1. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng cầm quyền
Trong nền báo chí mang tính chính trị, nhà cầm quyền lĩnh vực chính trị
cũng là người nắm mọi hoạt động thông tin báo chí. Chính trị chi phối hoạt
động sinh hoạt của báo chí. Báo chí ở hầu hết các quốc gia châu Á là cơ quan
của nhà nước, của Đảng để phục vụ sự nghiệp của Tổ quốc, đảm bảo nền văn
16


hóa lành mạnh của các nước. Báo chí luôn phải đi theo chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng cầm quyền, là cơ quan ngôn luận của Đảng và nhà nước.
Báo chí phải hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, phục vụ cho lợi ích giới
cầm quyền. Luật báo chí các nước châu Á đều có những quy định khắc khe
tránh ảnh hưởng đến chính trị: cấm nói xấu, đăng những thông tin cá nhân của
chính trị gia, nhà cầm quyền....
2. Chính phủ kiểm duyệt trực tiếp báo chí

Mọi thông tin báo chí muốn xuất bản phải được sự cho phép của chính

phủ. Những thông tin sai lệch chủ trương, đường lối chính sách của Đảng báo
chí không được phép đăng tải. Mỗi nhà nước đều có 1 cơ quan kiểm soát báo
chí riêng, hoạt động dưới sự phụ trách Đảng, nhà nước
3. Độc quyền phân phối báo chí

Hầu hết báo chí châu Á không xuất hiện hình thức báo chí tư nhân. Nhà
nước chi phối và nắm trong tay mọi cơ quan báo chí truyền thông. Nói cách
khác, những cơ quan báo chí châu Á đều là cơ quan của nhà nước. Các tờ báo
hoạt động đều có cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm. Những cơ quan này đều
phải nằm trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, chịu sự điều hành trực tiếp từ
chính phủ.
Ấn Độ là 1 quốc gia có nền báo chí với mức độ độc quyền hóa cao. Theo
đó, chính phủ Ấn Độ bao cấp toàn bộ nền báo chí. Ở Trunng Quốc, chính phủ
trung ương cũng bao cấp nhiều tờ báo điển hình là “Nhân dân nhật báo”- Cơ
quan chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Nhà nước có quyền lực không giới hạn trong việc can thiệp vào nội dung
và cơ cấu tổ chức của các cơ quan báo chí
Nhà nước có quyền lực không giới hạn trong việc chỉ đạo cơ quan báo
chí đưa thông tin. Đây chính là tính Đảng trong hoạt động báo chí truyền
thông. Hầu hết những thông tin báo chí đưa ra đều có sự định hướng, chỉ đạo
của nhà nước. Báo chí các nước cũng đã có những bộ luật quy định về cách
thức, nội dung đưa tin. Theo đó, báo chí phải đưa những thông tin tuyên
17


truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp với yêu
cầu của đất nước. Nhà nước cấm những thông tin kích động phá hoại khối
đoàn kết toàn dân. Báo chí không được kích động bạo lực, xuyên tạc nền
chính trị, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân. Nhà nước nghiêm cấm
báo chí tiết lộ bí mật quốc gia: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và

những bí mật khác do pháp luật quy định; Không được đưa tin sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân
phẩm của công dân.
Theo đạo luật báo chí của Singapore, nhà nước có quyền giới hạn số
lượng phát hành, rút giấy phép, đóng cửa những tờ báo xuyên tạc sự thật. Các
tờ báo nước ngoài muốn hoạt động phải có giấy phép và phải bổ nhiệm mọt
đại diện là công dân của nước sở tại để nhận các thông báo, hoặc vấn đề liên
quan tới pháp lí thay mặt cho tờ báo
Nền báo chí chính trị Việt Nam

IV.

Nằm trong xu hướng chung của châu Á, báo chí Việt Nam cũng mang
tính chính trị cao.
-

Tính chính trị, tính Đảng được luật pháp, luật báo chí khẳng định và tôn trọng
Mọi hoạt động, thông tin trên báo chí phải phù hợp với lợi ích chính trị
của giai cấp cầm quyền, phát huy vai trò của báo chí trong việc củng cố và
nâng cao vị trí của chính trị.
Chương I trong luật báo chí Việt Nam đã khẳng định: “Báo chí ở nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan ngôn luận của các tổ chức
của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội” và nhà báo phải hoạt động
trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo hộ.

-

Nhà nước quản lí mọi hoạt động báo chí
Luật báo chí Việt Nam cũng dành hẳn 1 chương để quy định về việc
quản lí của nhà nước về báo chí

Quản lý Nhà nước về báo chí bao gồm :

18


1- Xây dựng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự
nghiệp báo chí, chính sách tài trợ báo chí, chính sách đối với nhà báo
2- Ban hành quy chế hoạt động báo chí, cấp giấy phép hoạt động báo chí
3- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ báo chí
và các quy định pháp luật về báo chí ; xử lý các vi phạm theo quy định của
pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng bộ trưởng thực
hiện quyền quản lý Nhà nước về báo chí trong cả nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương thực hiện quyền quản lý
Nhà nước về báo chí ở địa phương theo sự phân cấp do Hội đồng bộ trưởng
quy định.
Tổ chức muốn thành lập cơ quan báo chí phải có đủ các điều kiện sau
đây :
1- Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại
Điều 13 của Luật này ;
2- Xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi
phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ
thể hiện của cơ quan báo chí ;
3- Có trụ sở chính và có các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt
động của cơ quan báo chí.
Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý Nhà nước về báo
chí cấp mới được hoạt động. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm
nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin phép, cơ quan quản lý
Nhà nước về báo chí phải trả lời, nói rõ lý do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy
phép có quyền khiếu nại với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.

Như vậy, có thể thấy, nhà nước đóng vai trò chủ chốt, quyết định nền báo
chí nước ta. Nhà nước vẫn “bao cấp” một số tờ báo như: Nhân dân, Hà Nội

19


mới... để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt
đối của Đảng đối với truyền thông, báo chí
-

Báo chí có nhiệm vụ và trách nhiệm phản ánh đời sống chính trị, kinh tế, văn
hóa của đất nước
Báo chí có nhiệm vụ thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất
nước và thế giới ; Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật
trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí ; góp phần
nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ
nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc; Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội.
Báo chí Việt Nam tuyền bá chủ nghĩa Mác –Lenin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa xã hội cho quần chúng nhân
dân, làm cho hệ tưởng này trở thành hệ tư tưởng toàn dân

-

Nhà nước cấm những thông tin kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
Báo chí không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm
lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô,

đồi trụy, tội ác;Không được tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an ninh,
kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; Không được
đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của công dân.

V.

Những ưu điểm và hạn chế của nền báo chí chính trị châu Á
1. Ưu điểm

- Đảm bảo sự thống nhất ổn định
Báo chí châu Á được xem như là 1 nhân tố quan trọng trong việc bình ổn
xã hội, đảm bảo trật tự chính trị và xã hội. Tổng thống Indonexia – Suharto đã
từng chia sẻ: “Báo chí có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều hành quản
20


lí 1 quốc gia đa sắc tộc qua việc truyền bá thông tin, ý tưởng, niềm tin. Nhiệm
vụ của báo chí là phải góp phần xây dựng và củng cố sự thống nhất hòa hợp
quốc gia”
Trong nền báo chí mang tính chính trị cao, mọi hoạt động của các cơ
quan báo chí đều thuộc sự kiểm soát của nhà nước. Điều này sẽ tạo ra môi
trường ổn định và phát triển cho các hoạt động kinh tế xã hội. Khi báo chí
mang tính chính trị, mọi hoạt động tuyên truyền sẽ nằm trong định hướng của
nhà nước, tránh tình trạng nhiễu loạn thông tin từ bên ngoài.
-

Báo chí mang tính chính trị đóng vai trò trong việc định hình những thay đổi
chính trị trong các giai đoạn khủng hoảng
Khi báo chí chịu sự kiểm soát của 1 lực lượng chính trị, nó sẽ góp sức

cho tổ chức chính trị đó thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của mình. Việc lật đổ
chế độ Marcos tại Philippines năm 1986 hay các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở
Thái Lan năm 1992 đều được báo chí can thiệp. Thông qua công cụ báo chí,
các tổ chức chính trị đã tạo áp lực với chính quyền, buộc các tổ chức đối lập
rời bỏ vị trí. Đây chính là những “cuộc đấu tranh không tiếng súng”.

2. Nhược điểm

Thông tin mang tính định hướng, thiếu chính xác, khách quan
Khi đưa tin phục vụ cho mục đích chính trị, thông tin sẽ mất đi tính
khách quan bởi bản thân thông tin đã được định hướng. Trong nhiều trường
hợp cụ thể, khuynh hướng chính trị chi phối sự khách quan hay không khách
quan của một bài báo, một cơ quan báo chí. Bởi vậy, không nên tuyệt đối hóa
tính khuynh hướng, tính khuynh hướng phải đi cùng với tính khách quan,
chân thật. Tuyệt đối hóa tính khuynh hướng là phi thực tế bởi yêu cầu của báo
chí là nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh hoạt động của đời sống xã hội một
cách khách quan, chân thật, đúng bản chất. Không phải cứ ngợi ca Đảng là đề
cao tính đảng, càng không phải cứ phê phán là thiếu tính đảng. Ngược lại,
tính đảng đòi hỏi báo chí sự khách quan, chân thật cùng với một cá nhìn
xuyên suốt. Tuyệt đối hóa tính khuynh hướng, tính đảng, hạ thấp vai trò tính
khách quan nói cho cùng là hạ thấp tính đảng, làm tổn hại đến uy tín và ảnh
hưởng xã hội to lớn của báo chí.
21


22


MỤC LỤC


23



×