Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thống kê cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động việt nam giai đoạn 2006 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.12 KB, 141 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------------

TRẦN THỊ LUYẾN

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ CƠ CẤU LAO ĐỘNG
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006 - 2016

Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHAN CÔNG NGHĨA

Hà Nội – 2017

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày…… tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Luyến

Luận văn thạc sĩ Kinh tế



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc đến NGND. GS. TS. Phan Công Nghĩa,
người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành bài luận văn. Sự hướng dẫn nhiệt tình
và tâm huyết của thầy đã giúp tác giả hoàn thành bài luận văn của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo
sau đại học, Khoa Thống kê và các thầy cô giảng dạy. Những kiến thức được học tại
trường là nền tảng giúp tác giả hoàn thành bài luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo và các đồng nghiệp
Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin, Tổng cục Thống kê đã
nhiệt tình hỗ trợ cơng việc cho tác giả trong suốt thời gian tác giả tham gia học tập,
nghiên cứu.
Xin cảm ơn các anh, chị làm việc tại Vụ Thống kê Dân số và Lao động,
Tổng cục Thống kê đã giúp đỡ tác giả tiếp cận được các nguồn thơng tin q giá để
hồn thiện bài luận văn.
Cuối cùng, tác giả chân thành cảm ơn gia đình đã ln động viên, giúp đỡ tác
giả cả về tinh thần và vật chất trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn

Trần Thị Luyến

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU LAO
ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG...................................6
1.1. Khái niệm và ý nghĩa về cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao
động..............................................................................................................6
1.1.1. Một số khái niệm..............................................................................6
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thống kê cơ cấu lao động và chuyển
dịch cơ cấu lao động..................................................................................8
1.2. Cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động với phân công và
phân công lại lao động................................................................................9
1.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương pháp biểu hiện cơ cấu và
chuyển dịch cơ cấu lao động.......................................................................9
1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ cấu lao động.....................................9
1.3.2. Phương pháp biểu hiện cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động....12
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động.............12
1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan.............................................................12
1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan.................................................................19
1.5. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến kinh tế và xã hội. 21
1.5.1. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến kinh tế.................21
1.5.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến xã hội..................23
1.6. Nhiệm vụ và phương pháp phân tích thống kê cơ cấu lao động và
chuyển dịch cơ cấu lao động.....................................................................25
1.6.1. Nhiệm vụ phân tích thống kê cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ
cấu lao động.............................................................................................25

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


1.6.2. Phương pháp phân tích thống kê cơ cấu lao động và chuyển dịch
cơ cấu lao động........................................................................................26

1.6.3. Kết hợp nhiệm vụ và phương pháp phân tích thống kê cơ cấu lao
động và chuyển dịch cơ cấu lao động......................................................34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2016.......36
2.1. Khái quát chung tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn
2006 - 2016..................................................................................................36
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016...36
2.1.2. Khái quát về tình hình xã hội Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016....42
2.2. Lựa chọn các chỉ tiêu thống kê phản ánh cơ cấu lao động Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2016.................................................................................48
2.3. Phân tích thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao
động Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016......................................................51
2.3.1. Phân tích thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao
động theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016......51
2.3.2. Phân tích thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao
động theo thành phần kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016........67
2.3.3. Phân tích thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao
động theo khu vực thành thị, nông thôn của Việt Nam giai đoạn 2006 2016..........................................................................................................76
2.4. Đánh giá cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2016.................................................................................81
2.4.1. Những kết quả đạt được của chuyển dịch CCLĐ Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2016......................................................................................81
2.4.2. Những vấn đề tồn tại của chuyển dịch CCLĐ Việt Nam giai đoạn
2006 - 2016..............................................................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................83

Luận văn thạc sĩ Kinh tế



CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.......................................84
3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam
đến năm 2020.......................................................................................84
3.2. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động
Việt Nam đến năm 2020............................................................................84
3.3. Kiến nghị chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam đến năm 2020. .87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................90
KẾT LUẬN....................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................93
PHỤ LỤC

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

(Association

of

Southeast

Asian Nations)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CCLĐ


Cơ cấu lao động

CNXD

Công nghiệp và xây dựng

DV

Dịch vụ

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm trong nước

ILO
(International Labour Organization)

Tổ chức Lao động quốc tế

LLLĐ

Lực lượng lao động

NLTS

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

NSLĐ

Năng suất lao động


NSLĐXH

Năng suất lao động xã hội

TCTK

Tổng cục Thống kê

TPKT

Thành phần kinh tế

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của Việt Nam giai đoạn
2006 - 2016 (theo giá hiện hành) ...................................................................41
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động .............................................45
Biểu đồ 2.3: Lao động có việc làm giai đoạn 2006 - 2016 ............................45
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo 46
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2016......................................................................................55

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 ...............37

Bảng 2.2: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam và các nước ASEAN 5................38
Bảng 2.3: Cơ cấu GDP theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2006 - 2016.......39
Bảng 2.4: Tốc độ phát triển vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện của Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2016 .....................................................................................40
Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2006 - 2016.........................................43
Bảng 2.6: Cơ cấu luồng di cư phân theo vùng kinh tế giai đoạn 2009 - 2014 47
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn
2006 - 2016......................................................................................................49
Bảng 2. 8: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của Việt Nam giai đoạn
2006 - 2016......................................................................................................50
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động khu vực thành thị, nông thôn giai đoạn 2006 2016.................................................................................................................50
Bảng 2.10: Mức độ chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế của Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2016.............................................................................53
Bảng 2.11: Tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2016 .....................................................................................55
Bảng 2.12: Đóng góp của chuyển dịch CCLĐ đến tăng trưởng NSLĐ Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2016............................................................................61
Bảng 2.13: Đóng góp của chuyển dịch CCLĐ vào tăng trưởng NSLĐXH của
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016 theo tác động “tĩnh” và “động” .................63
Bảng 2.14: Lượng tăng, tốc độ tăng và tỷ phần đóng góp trong tăng trưởng
của GDP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016 (giá so sánh 2010).......................65
Bảng 2.15: Dự báo tỷ trọng lao động của các nhóm ngành kinh tế Việt Nam
đến năm 2018 .................................................................................................67

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


Bảng 2.16: Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016.....................................................................69
Bảng 2.17: Hệ số co giãn giữa tăng (giảm) vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội

và tăng (giảm) tỷ trọng lao động của các thành phần kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2016 .....................................................................................71
Bảng 2.18: Lượng tăng, tốc độ tăng liên hồn và tỷ phần đóng góp trong sự
tăng lên của năng suất lao động xã hội của Việt Nam giai đoạn 2006-2016 . 73
Bảng 2.19: Lượng tăng liên hoàn, tốc độ tăng liên hoàn và tỷ phần đóng góp
trong phần trăm tăng trưởng lên của GDP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016 .74
Bảng 2.20: Dự báo tỷ trọng lao động của các thành phần kinh tế Việt Nam
đến năm 2018..................................................................................................75
Bảng 2.21: Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực thành thị, nông thôn
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016.....................................................................77
Bảng 2.22: Hệ số co giãn giữa tăng (giảm) tỷ trọng dân số và tăng (giảm) tỷ
trọng lao động theo khu vực thành thị, nông thôn của Việt Nam giai đoạn
2006 – 2016.....................................................................................................79
Bảng 2.23: Thu nhập bình quân 1 lao động đang làm việc giai đoạn 2006 2016.................................................................................................................80
Bảng 2.24: Dự báo tỷ trọng lao động của khu vực thành thị và nông thôn Việt
Nam đến năm 2018.........................................................................................81

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------------

TRẦN THỊ LUYẾN

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ CƠ CẤU LAO ĐỘNG
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006 - 2016

Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ


Hà Nội – 2017

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


i
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU
LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
Một số khái niệm
Lao động (hay người lao động) là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng
lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều
hành của người sử dụng lao động.
Lực lượng lao động (LLLĐ) (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện
tại) gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời
kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
Cơ cấu lao động (CCLĐ) là phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh các quan hệ
tỷ lệ giữa các phần tử, các bộ phận cấu thành tổng thể lao động xã hội theo thời
gian, không gian, theo yếu tố tạo nguồn, theo ngành nghề, theo các đặc trưng kinh
tế - xã hội và các đặc trưng nhân khẩu học.
Chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân phối, bố trí lao động theo những quy
luật, những xu hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao
các nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương pháp biểu hiện cơ cấu và chuyển
dịch cơ cấu lao động
Luận văn lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh CCLĐ và chuyển
dịch CCLĐ gồm 7 chỉ tiêu sau: (1) CCLĐ theo ngành (nhóm ngành) kinh tế; (2)
CCLĐ theo thành phần kinh tế; (3) CCLĐ theo khu vực thành thị và nông thôn; (4)
CCLĐ theo vùng lãnh thổ; (5) CCLĐ theo trình độ chun mơn kỹ thuật; (6) CCLĐ
theo giới tính; (7) CCLĐ theo nhóm tuổi.

Phương pháp biểu hiện cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động: gồm 2
phương pháp là biểu đồ kết cấu và chỉ tiêu tương đối kết cấu (tỷ trọng).
Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động
Nhóm nhân tố khách quan gồm: Nguồn lực con người, vốn đầu tư, địa lý kinh
tế, đơ thị hóa, khoa học cơng nghệ, thể chế chính sách. Để biểu hiện cho nhân tố
khách quan có thể sử dụng các chỉ tiêu: Dân số; tỷ lệ tăng dân số; lực lượng lao
động; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động; vốn đầu tư thực hiện tồn xã hội; diện tích
và cơ cấu đất; tỷ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần; số đề tài, dự án, chương trình
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


ii
Nhóm nhân tố chủ qua gồm: Trình độ, giới tính, độ tuổi,… của người lao
động. Để biểu hiện cho nhân chủ quan có thể sử dụng các chỉ tiêu: Tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo và số năm đi học bình quân.
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến kinh tế và xã hội
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến kinh tế: Chuyển dịch CCLĐ có
tác động đến GDP và NSLĐ. Để biểu hiện tác động của chuyển dịch CCLĐ đến
GDP có thể sử dụng 3 chỉ tiêu: Tổng sản phẩm trong nước; tốc độ tăng tổng sản
phẩm trong nước và tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người. Để biểu hiện
tác động của chuyển dịch CCLĐ đến NSLĐ có thể sử dụng chỉ tiêu NSLĐXH.
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến xã hội: Chuyển dịch CCLĐ
tác động đến thu nhập và tạo việc làm cho người lao động. Để biểu hiện tác động
của chuyển dịch CCLĐ đến xã hội có thể sử dụng các chỉ tiêu: Thu nhập bình quân
một lao động đang làm việc; số lao động có việc làm trong nền kinh tế; tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm.
Nhiệm vụ và phương pháp phân tích thống kê cơ cấu lao động và
chuyển dịch cơ cấu lao động

Khi phân tích thống kê CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ phải thực hiện các
nhiệm vụ sau: (1) xác định quy luật chuyển dịch CCLĐ; (2) xác định mức độ
chuyển dịch CCLĐ; (3) xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển
dịch CCLĐ; (4) xác định vai trò ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch
CCLĐ; (5) xác định tác động của chuyển dịch CCLĐ đến phát triển kinh tế - xã
hội; (6) dự báo CCLĐ trong tương lai; (7) đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu
chuyển dịch CCLĐ.
Luận văn đề xuất 7 phương pháp sử dụng để phân tích thống kê CCLĐ và
chuyển dịch CCLĐ như sau: (1) phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích; (2)
phương pháp biểu đồ; (3) phương pháp phân tổ liên hệ; (4) phương pháp hồi quy tương quan; (5) phương pháp dãy số thời gian; (6) phương pháp chỉ số và (7)
phương pháp so sánh các dãy số song song.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình những vấn đề lý luận cơ bản CCLĐ và
chuyển dịch CCLĐ. Luận văn làm rõ các khái niệm về lao động, LLLĐ; CCLĐ;
chuyển dịch CCLĐ và ý nghĩa của việc nghiên cứu thống kê CCLĐ và chuyển dịch
CCLĐ. Trên cơ sở đó, luận văn lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh CCLĐ

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


iii
và chuyển dịch CCLĐ (gồm 7 chỉ tiêu).
Để tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận chung về CCLĐ và chuyển dịch
CCLĐ, luận văn trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ và đưa ra
chỉ tiêu biểu hiện cho nhân tố ảnh hưởng (10 chỉ tiêu biểu hiện và 6 nhân tố ảnh
hưởng). Ngoài ra, luận văn đã trình bày tác động của chuyển dịch CCLĐ đến tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội và đề xuất các chỉ tiêu biểu biện. Đó là tác động
của chuyển dịch CCLĐ đến: Tăng trưởng kinh tế (3 chỉ tiêu biển hiện), NSLĐ (1
chỉ tiêu biểu hiện), thu nhập của người lao động (1 chỉ tiêu biểu hiện) và tạo việc

làm cho người lao động (3 chỉ tiêu biểu hiện).
Sau khi làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ và tác động
của chuyển dịch CCLĐ đến tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, luận văn nêu
các nhiệm vụ và phương pháp thống kê phân tích CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ
(gồm 8 nhiệm vụ và 7 phương pháp). Những nội dung này là cơ sở để phân tích
thực trạng chuyển dịch CCLĐ trong chương II.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2016
Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Trong phạm vi bài luận văn, tác giả khơng trình bày hết mọi khía cạnh phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước mà đi sâu nghiên cứu một vài đặc điểm liên quan
đến cơ cấu và chuyển dịch CCLĐ trong giai đoạn 2006 - 2016. Qua đó có thể nhận
xét: Giai đoạn 2006 - 2016 tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều chuyển
biến tích cực. GDP đã có bước tăng trưởng hơn 4 lần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
nước ta tương đối ổn định và phục hồi nhanh trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh
tế thế giới. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành
NLTS và tăng tỷ trọng các nhóm ngành cịn lại. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện tồn xã
hội chuyển biến theo hướng tích cực bằng việc tăng tỷ trọng từ vốn đầu tư khu vực
ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi và giảm dầntỷ trọng đầu tư khu
vực kinh tế Nhà nước. Do kinh tế tăng trưởng tốt nên thu nhập bình quân đầu người
tăng cao, đời sống nhân dân được cải thiện nên số hộ nghèo tiếp tục giảm ở tất cả
các tỉnh,thành phố trên cả nước.
Giai đoạn này, tình trạng di cư không chỉ đơn thuần từ nông thôn ra thành thị
mà bao gồm cả dòng di cư từ thành thị đến thành thị, di cư từ thành thị đến nông
thôn. LLLĐ của nước ta dồi dào và tăng đều qua các năm. Tỷ lệ tham gia LLLĐ ổn
định. Tỷ lệ lao động có việc làm tăng cao. Tỷ trọng lao động có trình độ chun
mơn kỹ thuật đã tăng so với giai đoạn trước.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế



iv
Lựa chọn các chỉ tiêu thống kê phản ánh cơ cấu lao động Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2016
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và điều kiện số liệu hiện có, tác giả lựa chọn
3 chỉ tiêu để phân tích thực trạng CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ Việt Nam giai đoạn
2006 - 2016, gồm: Chỉ tiêu phản ánh CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế; chỉ tiêu phản
ánh CCLĐ theo thành phần kinh tế và chỉ tiêu phản ánh CCLĐ theo khu vực thành
thị và nơng thơn, trong đó, tác giả chủ yếu phân tích chi tiết nội dung chỉ tiêu phản
ánh CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế. Sau khi lựa chọn chỉ tiêu phân tích, luận văn
tính tốn CCLĐ của 3 chỉ tiêu đã chọn.
Phân tích thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Căn cứ nhiệm vụ phân tích thống kê CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ, luận văn
vận dụng các phương pháp thích hợp để phân tích từng chỉ tiêu thống kê được lựa
chọn. Nội dung phân tích cụ thể như sau:
(1) Xác định quy luật chuyển dịch CCLĐ: Nội dung này cho biết quy luật
hay xu thế chuyển dịch lao động trong giai đoạn nghiên cứu.
(2) Xác định mức độ chuyển dịch CCLĐ: Nội dung này phân tích và đánh
giá mức độ chuyển dịch của từng chỉ tiêu.
(3) Xác định mức độ và vai trò ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch
CCLĐ: Mục đích của nội dung này là đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến sự
dịch chuyển CCLĐ.
(4) Xác định mức độ tác động của chuyển dịch CCLĐ: Mục đích là đánh giá sự
tác động của chuyển dịch CCLĐ đến một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong giai đoạn
2006 - 2016.
(5) Dự báo CCLĐ: Mục đích là dự báo CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế, TPKT
và khu vực thành thị/nơng thơn đến năm 2018.
Phân tích thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo
nhóm ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016

- Xác định quy luật chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế
của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Luận văn sử dụng phương pháp dãy số thời gian (hàm xu thế) để xác định
quy luật chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế. Kết quả xây dựng hàm xu thế
như sau:
Nhóm ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản: dt = 55,956 - 1,202t

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


v
Nhóm ngành cơng nghiệp và xây dựng: dt = 18,249 + 0,454t
Nhóm ngành dịch vụ: dt = 25,803 + 0,748t
- Xác định mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Luận văn vận dụng phương pháp dãy số thời gian và phương pháp vector để
phân tích mức độ chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2016. Kết quả cho thấy, tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành
NLTS đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao; tỷ trọng lao động hoạt động trong nhóm
ngành CNXD và DV tăng lên, trong đó tốc độ tăng của nhóm ngành DV nhanh hơn
so với nhóm ngành CNXD. Q trình chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế
trong giai đoạn này phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
và mục tiêu phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
- Xác định mức độ và vai trò ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ
cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Luận văn vận dụng phương pháp hồi quy tương quan để xây dựng mơ hình
hồi quy thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ
lao động đã qua đào tạo, tỷ lệ tăng dân số, tỷ suất di cư đến sự thay đổi của tỷ trọng
lao động có việc làm phi nông nghiệp. Kết quả kiểm định cho thầy mơ hình đã xây
dựng có ý nghĩa thống kê và khơng mắc khuyết tật. Trong mơ hình, hệ số của các

nhân tố “tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, tỷ lệ tăng dân số, tỷ suất di cư” mang dấu
dương trong khi hệ số của nhân tố “tỷ lệ tham gia lực lượng lao động” mang dấu âm.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả.
- Xác định mức độ tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm
ngành kinh tế đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Luận văn tiến hành phân tích tác động của chuyển dịch CCLĐ theo nhóm
ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016. Cụ thể
là phân tích tác động của chuyển dịch CCLĐ đến NSLĐ và GDP. Kết quả phân tích
cho thấy, CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế có tác động tích cực đến tăng NSLĐXH
và GDP của toàn nền kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2016.
- Dự báo cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam đến
năm 2018
Luận văn tiếp tục sử dụng phương pháp dãy số thời gian (hàm xu thế) để dự
báo CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế đến năm 2018.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


vi
Phân tích thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo
thành phần kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
- Quy luật chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2016
Luận văn sử dụng phương pháp dãy số thời gian (hàm xu thế) để xác định
quy luật chuyển dịch CCLĐ theo TPKT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Thành phần kinh tế Nhà nước : dt = 11,225 - 0,126t
Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước : dt = 85,78 + 0,029t
Thành phần kinh tế đầu tư nước ngoài: dt = 3,00 + 0,097t
- Xác định mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016

Luận văn vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích mức độ
chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của Việt Nam. Từ năm 2006
đến nay, CCLĐ theo TPKT của nước ta chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao
động làm việc trong khu vực Nhà nước và tăng tỷ trọng lao động làm việc ở khu
vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên sự thay đổi ở
các TPKT này vẫn ở mức thấp và chậm.
- Xác định mức độ và vai trò ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ
cấu lao động theo thành phần kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Luận văn sử dụng hệ số co giãn giữa tăng (giảm) vốn đầu tư thực hiện toàn
xã hội và tăng (giảm) tỷ trọng lao động của các TPKT.
- Xác định mức độ tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần
kinh tế đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Luận văn phân tích tác động của chuyển dịch CCLĐ theo TPKT đến NSLĐ xã
hội và GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016. Kết quả cho biết đóng góp chủ yếu
vào tăng trưởng NSLĐXH là do NSLĐXH của bản thân các TPKT. Đóng góp của
chuyển dịch CCLĐ giữa các TPKT rất nhỏ và chỉ diễn ra ở một số năm. Trong
những năm gần đây, đóng góp của chuyển dịch CCLĐ vào tăng trưởng kinh tế có
xu hướng giảm.
- Dự báo cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế đến năm 2018
Tương tự như dự báo CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế, luận văn dự báo
CCLĐ theo thành phần kinh tế đến năm 2018 bằng phương pháp dãy số thời gian
(hàm xu thế).

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


vii
Phân tích thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo
khu vực thành thị, nông thôn của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
- Xác định quy luật chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực thành thị,

nông thôn của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Tương tự cách xác định quy luật chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh
tế và TPKT, luận văn sử dụng phương pháp dãy số thời gian (hàm xu thế) để tìm
quy luật chuyển dịch CCLĐ theo khu vực thành thị và nông thôn của Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2016
Khu vực thành thị: dt = 24,091 + 0,636t
Khu vực nông thôn: dt = 74,909 + 0,636t
- Xác định mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực thành thị, nông
thôn của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Luận văn sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích mức độ chuyển
dịch CCLĐ của khu vực thành thị và nơng thơn. Kết quả tính tốn cho thấy, phần
lớn lao động của nước ta tập trung ở nông thôn. Trong những năm gần đây, tỷ trọng
lao động nơng thơn đã giảm nhưng vẫn cịn ở mức cao.
- Xác định mức độ và vai trò ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ
cấu lao động theo khu vực thành thị, nông thôn của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Luận văn sử dụng hệ số co giãn giữa tăng (giảm) tỷ trọng dân số và tăng
(giảm) tỷ trọng lao động theo khu vực thành thị, nơng thơn cho thấy, chuyển dịch cơ
cấu dân số có ảnh hưởng đến CCLĐ của khu vực thành thị/nông thôn.
- Xác định mức độ tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực
thành thị, nông thôn của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Luận văn phân tích tác động của chuyển dịch CCLĐ theo khu vực thành thị,
nơng thơn đến thu nhập bình qn 1 lao động đang làm việc; số lao động có việc
làm trong nền kinh tế.
- Dự báo cơ cấu lao động theo khu vực thành thị, nông thôn đến năm 2018
Luận văn dự sử dụng phương pháp dãy số thời gian (hàm xu thế) để dự báo
CCLĐ theo khu vực thành thị và nông thôn đến năm 2018.
Đánh giá cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao
động Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016
Giai đoạn 2006 - 2016 CCLĐ chuyển dịch theo hướng tích cực. Những
chuyển dịch lớn và chủ yếu là: Tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành NLTS


Luận văn thạc sĩ Kinh tế


viii
có xu hướng giảm, tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành CNXD và DV có
xu hướng tăng. Lao động làm việc trong TPKT nhà nước giảm dần qua các năm,
thay vào đó là sự dịch chuyển lao động sang TPKT ngoài nhà nước và đầu tư nước
ngoài. Lao động ở khu vực nơng thơn có xu hướng giảm trong khi đó lao động ở
khu vực thành thị tăng lại có xu hướng tăng. Q trình chuyển dịch CCLĐ phù hợp
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phù hợp với mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội 5 năm (giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 - 2015).
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, chuyển dịch CCLĐ của Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2016 còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế như: CCLĐ của
nước ta tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn lạc hậu. Lao động vẫn
tập trung chủ yếu ở khu vực nơng thơn do đó bị hạn chế về chun mơn kỹ thuật,
tác phong công việc và kỷ luật lao động. Chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh
tế cịn chậm, thể hiện lao động làm việc trong nhóm ngành NLTS vẫn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước. Điều này cho thấy
quá trình chuyển dịch lao động chưa thực sự chuyển dịch theo hướng hiện đại, lao
động chưa đáp ứng được những yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật của tất cả các lĩnh
vực ngành nghề. Chuyển dịch CCLĐ theo thành phần kinh tế chưa thực sự hiệu
quả. Lao động trong TPKT nhà nước tuy đã giảm nhưng mức giảm còn chậm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương II là chương quan trọng nhất của luận văn. Trong chương này, luận
văn trình bày khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2006
- 2016 trong đó chú trọng đến những chỉ tiêu kinh tế - xã hội có liên quan đến
chuyển dịch CCLĐ.
Nội dung chính của chương II và cũng là nội dung chính của bài luận văn là

vận dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê đã được trình bày ở chương I
để tính tốn, phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ Việt Nam giai đoạn
2006 - 2016. Luận văn lựa chọn 3 chỉ tiêu để phân tích thực trạng là: chỉ tiêu phản
ánh CCLĐ theo ngành kinh tế, chỉ tiêu phản ánh CCLĐ theo TPKT và chỉ tiêu phản
ánh CCLĐ theo khu vực thành thị, nơng thơn. Luận văn đã tính được CCLĐ; xác
định mức độ chuyển dịch, xác định quy luật chuyển dịch CCLĐ; xác định tác động
của các nhân tố đến chuyển dịch CCLĐ ; xác định tác động của chuyển dịch CCLĐ
đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có liên quan và dự báo CCLĐ đến năm 2018.
Sau khi phân tích CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ theo 3 chỉ tiêu nêu trên, luận
văn đánh giá toàn bộ thực trạng CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ của Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2016 trong đó nêu lên kết quả đạt được và chỉ ra những vấn đề còn tồn

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


ix
tại. Đây chính là cơ sở để tác giả nghiên cứu định hướng và đề xuất giải pháp
chuyển dịch CCLĐ trong những năm tiếp theo.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam đến năm 2020
Một là, chuyển dịch CCLĐ gắn liền với q trình q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Hai là, chuyển
dịch CCLĐ phải gắn với phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn
kỹ thuật giải quyết việc làm cho người lao động; Ba là, chuyển dịch CCLĐ nhằm
bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động Việt
Nam đến năm 2020
Để thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ Việt Nam theo định hướng nêu trên, luận
văn đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa; giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chun

mơn kỹ thuật giải quyết việc làm cho người lao động và giải pháp chuyển dịch
CCLĐ nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Kiến nghị chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam đến năm 2020
Để thực hiện các giải pháp đã nêu, luận văn đề xuất một số kiến nghị:
- Nhà nước đẩy mạnh quá trình đơ thị hóa.
- Tăng cường ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn vốn khác để đầu
tư mở rộng và phát triển các loại hình đào tạo nghề cho người lao động.
- Khôi phục các làng nghề truyền thống và xây dựng các làng nghề mới.
- Tăng cường đầu tư, phát triển thị trường lao động xuất khẩu.
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích các hộ, cơ sở kinh doanh
đăng ký thành lập doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Từ thực trạng CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2006
đã nghiên cứu ở chương 2, luận văn đưa ra định hướng, giải pháp và kiến nghị
chuyển dịch CCLĐ Việt Nam đến năm 2020.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


x
Luận văn đưa ra 3 định hướng chuyển dịch CCLĐ đó là: (1) chuyển dịch
CCLĐ gắn liền với q trình q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và đường lối
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (2) Chuyển dịch CCLĐ phải gắn với phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật giải quyết việc làm
cho người lao động; (3) chuyển dịch CCLĐ nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao
động. Từ những định hướng nêu trên, luận văn đưa ra 3 nhóm giải pháp thực hiện,
trong đó chú trọng nhóm giải pháp chuyển dịch CCLĐ gắn với q trình cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chun
mơn kỹ thuật giải quyết việc làm cho người lao động. Trên cơ sở định hướng và giải
pháp đã đưa ra, luận văn đã đề xuất những kiến nghị nhằm thực hiện chuyển dịch

CCLĐ Việt Nam đến năm 2020.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------------

TRẦN THỊ LUYẾN

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006 - 2016

Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHAN CÔNG NGHĨA

Hà Nội – 2017

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đề tài nghiên cứu được lựa chọn bởi những lý do sau:
Thứ nhất, vai trò của cơ cấu lao động (CCLĐ) và chuyển dịch CCLĐ.

Chuyển dịch CCLĐ có ý nghĩa, vai trị quan trọng đối với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Chuyển dịch CCLĐ được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng,
phục vụ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nó vừa là kết quả, vừa là yếu tố
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần cân đối lại cung - cầu trên thị trường
lao động,... Ngoài việc tuân theo các quy luật kinh tế, chuyển dịch CCLĐ còn
hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững, ổn định xã hội, cải thiện môi trường và
phát triển con người.
Thứ hai, các vấn đề về CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ trong thực tiễn.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường duy nhất để nước ta thốt khỏi tình
trạng lạc hậu và trở thành quốc gia văn minh, hiện đại. Để thực hiện mục tiêu này,
Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
trong đó có chính sách đẩy nhanh chuyển dịch CCLĐ.
Kết quả là, trong những năm vừa qua, CCLĐ của Việt Nam đã chuyển dịch
theo hướng tích cực, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm
2016, lực lượng lao động (LLLĐ) trung bình cả nước là 54,4 triệu người, trong đó
53,3 triệu người có việc làm và hơn 1,1 triệu người thất nghiệp; lao động khu vực
thành thị chiếm 31,75%; lao động khu vực nông thôn chiếm 68,25%; tỷ trọng lao
động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) chiếm 41,9%,
nhóm ngành cơng nghiệp và xây dựng (CNXD) chiếm 24,7%, nhóm ngành thương
mại và dịch vụ (DV) chiếm 33,4%; lao động có việc làm chủ yếu thuộc thành phần
kinh tế (TPKT) ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngồi (89,53%), chỉ một số ít lao
động làm việc trong TPKT Nhà nước (10,47%).

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


2
Mặc dù, quá trình chuyển dịch CCLĐ của Việt Nam thời gian qua đã có tín
hiệu tích cực nhưng cịn bộc lộ nhiều hạn chế như: Tốc độ chuyển dịch cịn chậm;

tồn tại tình trạng mất cân đối trong việc sử dụng lao động ở từng khu vực kinh tế;
lao động hoạt động nông nghiệp tuy đã giảm những vẫn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng lao động của cả nước,…
Thứ ba, khoảng trống trong các nghiên cứu về CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ
ở trong nước.
Chuyển dịch CCLĐ là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
và hoạch địch chính sách trong nước. Đã có nhiều đề tài, vấn đề nghiên cứu về lý
luận và thực tiễn chuyển dịch CCLĐ ở Việt Nam như:
Lê Xuân Bá và các cộng sự (2006) “Các yếu tố tác động đến q trình
chuyển dịch CCLĐ nơng thơn Việt Nam” đã sử dụng phương pháp định lượng kết
hợp mơ tả định tính để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến CCLĐ. Nghiên cứu này
khơng phân tích tác động của các nhân tố đến chuyển dịch CCLĐ Việt Nam nói
chung mà chỉ phân tích tác động của các nhân tố đến chuyển dịch CCLĐ hộ gia đình.
Phí Thị Hằng (2014) “Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Thái Bình trong giai
đoạn hiện nay” đã phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ
ngành trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2000 - 2012. Trong phân tích này,
tác giả chủ yếu sử dụng hai phương pháp: phân tổ kết cấu và dãy số thời gian do
vậy chưa lượng hóa được nhân tố ảnh hưởng và tác động của CCLĐ đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.
Trần Thị Thanh Hương (2015) “Tác động của chuyển dịch CCLĐ theo nhóm
ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2005-2013” đã phân
tích thực trạng CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế của Việt
Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê
lượng hóa tác động của chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế đến tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn phân tích chuyển dịch CCLĐ theo
nhóm ngành kinh tế mà khơng phân tích tác động của các phân tổ khác như TPKT,
khu vực thành thị/nông thôn,…

Luận văn thạc sĩ Kinh tế



3
Tổng kết những nghiên cứu mà tác giả đã tham khảo cho thấy phần lớn các
nghiên cứu chỉ giới hạn trong một không gian nhất định tại một khu vực hay một
địa phương. Nội dung nghiên cứu thường tập trung vào nhóm ngành kinh tế mà
chưa bao quát hết quá trình chuyển dịch của cả nước (theo các phân tổ như TPKT,
thành thị/nơng thơn, trình độ chun mơn kỹ thuật,…). Các nghiên cứu chủ yếu sử
dụng phương pháp thống kê mơ tả, chỉ một số ít đã sử dụng mơ hình để lượng hóa
ảnh hưởng của chuyển dịch trong khi có thể vận dụng rất nhiều phương pháp thống
kê để phân tích thực trạng CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ. Xuất phát từ khoảng trống
nghiên cứu nêu trên tác giả mong muốn thực hiện đề tài này để góp phần làm phong
phú nội dung nghiên cứu về CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ.
Thứ tư, số liệu thống kê về lao động.
Số liệu thống kê lao động, việc làm do TCTK công bố khá đầy đủ và chi tiết.
Khai thác Niên giám thống kê; Báo cáo Điều tra lao động, việc làm hàng năm của
TCTK, tác giả đã thu thập được số liệu về CCLĐ Việt Nam trong những năm từ
2006 đến 2016. Ngoài ra, tác giả đã sưu tầm nhiều báo cáo phân tích, chuyên san
của Tổng cục Thống kê về lao động, việc làm của Việt Nam để làm tài liệu
nghiên cứu.
Từ những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê cơ
cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016”
làm luận văn.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là phân tích thực trạng CCLĐ
và chuyển dịch CCLĐ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016.
Mục đích nghiên cứu tổng quát trên được chi tiết hóa bằng các mục tiêu cụ
thể như sau:
(1) Lựa chọn chỉ tiêu thống kê phản ánh CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2016. Trên cơ sở những chỉ tiêu này, xác định nội dung và

phương pháp phân tích phù hợp;

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


×