Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Tong mat bang anh huong nsld

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.16 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM
TRUNG TÂM CPA

BÌNH ĐỒ CÔNG TRƯỜNG ẢNH
HƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Giảng viên: Lưu Trường Văn,M.Eng
Tài liệu lưu hành nội bộ phục vụ cho lớp “Bồi dưỡng kiến thức & kỹ năng
quản lý công trường”, dựa theo bài dịch của Th.S Đỗ Thị Xuân Lan

Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

1


CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI KHÔNG CÓ BÌNH ĐỒ
CÔNG TRƯỜNG

Không bố trí được tổng bình đồ công trường
sớm là nguyên nhân gây ra thi công kém hiệu
quả và làm tăng đáng kể chi phí dự án.
Thiếu đi một bản vẽ mặt bằng công trường thì
cả người chỉ huy trưởng công trường, cả nhân
viên của ông sẽ không định rõ được các máy
thi công, các công trình tạm nên đặt ở đâu.
và tất nhiên một số vấn đề sau đây có thể
xảy ra :
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

2



CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI KHÔNG CÓ BÌNH ĐỒ CÔNG
TRƯỜNG: VẬT LIỆU CẤT CHỨA KHÔNG ĐÚNG VỊ TRÍ
 Vật liệu đưa đến công trường được chất đống ở nơi mà
người nào đó đoán là vị trí thích hợp. Sau đó vật liệu có thể
phải dời đến một địa điểm khác vì:
 vật liệu chất đống trên đường thoát nước, trên đường vận chuyển dàn
dáo, hay quá gần mép hố đào.
 vật liệu chứa ở quá xa nơi tiêu thụ
 vật liệu cách xa máy vận thăng, không ở dưới tầm hoạt động của cần
cẩu để có thể đưa vật liệu đến vị trí yêu cầu
 làm cản trở tiến trình thi công
 quá gần luồng giao thông và vật liệu có thể bị hỏng hay dính đất
 thời điểm nhập vật liệu không phù hợp và có thể là rất lâu sau đó mới
cần
 vật liệu dễ vỡ nhưng được cất chứa tại nơi dễ bị phá hỏng hay mất cắp
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

3


CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI KHÔNG CÓ BÌNH ĐỒ CÔNG
TRƯỜNG: MÁY THI CÔNG BỐ TRÍ KHÔNG HP LÝ

 Máy trộn ở vị trí khó tiếp liệu, không đủ chỗ chứa cốt
liệu, kho xi măng bố trí quá xa, bố trí máy thi công
khó vận chuyển được bê tông
 Cần cẩu cố định không bao quát được các công việc,
không đủ sữc nâng vật nặng ở các bán kính khác
nhau
 Vận thăng không đủ chiều cao hay sức nâng để nâng

vật phục vụ thi công, hay được đặt ở vị trí không phù
hợp với mặt bàng các tầng của công trình
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

4


CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI KHÔNG CÓ BÌNH ĐỒ CÔNG
TRƯỜNG: MẶT BẰNG THI CÔNG CHẬT HẸP

 Khi mặt bằng cất chứa vật tư và thực hiện các
công tác phụ trợ như bãi chứa và cắt uốn cốt
thép, bãi chứa và gia công cốp pha quá chật
hẹp thì:
Vật tư có thể chất đống quá cao, hay lấn đường
giao thông sẽ gây nguy hiểm và hư hỏng vật liệu
Mặt bằng công tác trở nên quá chật hẹp làm giảm
hiệu quả công việc hay phải sử dụng thêm một
phần diện tích lân cận, làm tốn thêm thời gian di
chuyển
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

5


CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI KHÔNG CÓ BÌNH ĐỒ CÔNG TRƯỜNG:CÁC
NHÀ TẠM BỐ TRÍ KHÔNG THUẬN TIỆN CHO THI CÔNG

 Văn phòng công trường ở khu vực thi công quá
ồn ào như máy trộn, hay xưởng mộc; quá gần

khu vực hay đường giao thông kém vệ sinh;
quá xa không có được một cái nhìn bao quát
toàn bộ công trường
 Các nhà kho không thuận tiện cho việc xuất
nhập vật tư hay ở vị trí không an toàn
 Nhà vệ sinh bố trí ở đầu hướng gió của văn
phòng hay ở khu vực thoát nước kém
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

6


ĐỂ HẠN CHẾ NHỮNG VƯỚNG MẮC NHƯ THẾ CHO
CÔNG TRƯỜNG CỦA BẠN

 Trước khi bắt đầu khởi công xây dựng công
trình, cần phải chuẩn bị một bản vẽ bình đồ
công trường thể hiện:
 Vị trí của máy thi công
 Các công trình tạm,
 Các nhà xưởng phụ trợ và
 Các kho bãi cất chứa vật liệu
 Lối đi lại trên công trường
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

7


CÁC LƯU Ý CHUNG KHI BỐ TRÍ TỔNG BÌNH ĐỒ
CÔNG TRƯỜNG

 Bình đồ một công trường xây dựng phụ thuộc vào phương
pháp và trình tự thực hiện công việc, cũng như mặt bằng công
trường.
 Phương pháp và trình tự thi công lại phụ thuộc vào mặt bằng công
trường, thời gian thi công, chi phí tương ứng với các phương pháp thi
công, và khả năng cung cấp vật tư, máy thi công.
 Cần xem xét các mặt nói trên trước khi tham gia đấu thầu công trình,
và phải được biết trước khi chuẩn bị bình đồ công trường.

 Đối với một công trình ở khu vực xây chen, phương pháp và
thiết bị thi công phụ thuộc vào diện tích mặt bằng.
 Mặt bằng càng chật hẹp thì việc bố trí bình đồ công trường
càng quan trọng. Trong hoàn cảnh như thế, có thể là cần phải
gia công cốp pha và cốt thép bên ngoài công trường và phải sử
dụng bê tông trộn sẵn.
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

8


CÁC LƯU Ý CHUNG KHI BỐ TRÍ TỔNG BÌNH ĐỒ
CÔNG TRƯỜNG

 Thông thường thì công trường phải có nhà tạm, kho
bãi chứa vật tư và thiết bị thi công ở các giai đoạn thi
công khác nhau, và cần phải có tiến độ để bố trí nhà
kho, xưởng và thiết bị thi công phù hợp với thời gian
thi công.
 Các công trình tạm này phải được bố trí để thuận tiện
giao thông và thao tác, để đảm bảo công việc được

liên tục và không làm cản trở thi công. Quá trình bố
trí tổng bình đồ là liệt kê tất cả công trình tạm và kho
bãi cần thiết ở công trường, và sắp xếp trên mặt bằng
công trường
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

9


LIỆT KÊ CÁC CÔNG TRÌNH TẠM PHỤC VỤ THI CÔNG

 Bảng 2 liệt kê một số công trình tạm phục vụ thi công
như là nhà tạm, xưởng gia công phụ trợ, máy thi
công, bãi chứa vật liệu … cùng với các lưu ý khi bố trí.
 Bảng 2 này cũng liệt kê kích thước, và thời gian cần
sử dụng các công trình tạm này
 Khu hành chính và sinh hoạt (nhà làm việv, phòng
họp, nhà ăn, y tế, …) nên bố trí vào khu vực riêng,
không ảnh hưởng đến tiến trình thi công.
 Khu nhà ở và dịch vụ (nhà ở công nhân, nhà trẻ, trạm
xá) nên bố trí ngoài công trình nhưng ở cự ly gần
Giảng viên: Lưu Trường Vaên, M.Eng (AIT)

10


KHU VỰC XƯỞNG GIA CÔNG VÀ PHỤ TR
 Nếu có điều kiện nên tập trung vào một khu (dể quản
lý và cung cấp điện - nước).
 Bố trí khu vực xưởng gia công và phụ trợ theo kinh

nghiệm.
 Trong trường hợp bố trí bãi gia công cốt thép, trước
tiên cần thu thập tất cả các thông tin liên quan đến số
lượng, kích thước, chiều dài thanh thép, phương pháp
bốc dỡ, kế hoạch gia công, năng suất lao động cần
thiết, vị trí cất chứa các thanh cốt thép.

 Ví dụ như, các thanh cốt thép có thể được đưa ngay đến vị
trí lắp dựng ở công trình một cách riêng lẻ, hay là đối với
cốt thép cột cũng có thể được lắp dựng ngay tại khu vực gia
công cốt thép. Khi đã có đủ các thông tin này có thể lập
một sơ đồ dây chuyền làm việc để xác định là vị trí của khu
vực gia công là thích hợp
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

11


BÃI CHỨA VẬT LIỆU
 Giai đoạn thi công sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng
vật tư cũng như diện tích mặt bằng có thể để cất chứa
vật liệu.
 Một khi công tác nền móng, phần ngầm, hệ thống thoát
nước đã được thi công và lấp đất xong, mặt bằng có thể
rộng rãi hơn.
 Cũng có thể sử dụng phần diện tích bên trong công trình đã
hoàn tất một phần.

 Thời gian nhập và dự trữ vật liệu phụ thuộc vào
nguồn cung cấp và uy tín của nhà cung cấp. Lượng

vật liệu dự trữ cũng phụ thuộc vào: điều kiện thời
tiết, đôï bền của vật liệu, khả năng hư hỏng mất mát,
chi phí dự trữ.
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

12


BÃI CHỨA VẬT LIỆU (tiếp)

 Nghiên cứu kế hoạch thi công và kế hoạch
nhập vật liệu sẽ xác định được tốc độ sử dụng,
khối lượng, phương pháp và thời gian nhập vật
liệu.
Các thông tin này sẽ giúp xác định được khối
lượng vật liệu dự trữ tại công trường và diện tích
bãi chứa cần thiết

 Kho đặc biệt phái bố trí ở khu riêng biệt
 Có thể bố trí dọc theo đường nội bộ để tiện
bốc xếp vật liệu xây dựng
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

13


BỐ TRÍ CẦN TRỤC
 Xác định vị trí tâm quay của cần trục (cần trục tháp cố định),
hoặc vị trí đường ray (cần trục tháp di động) sao cho bao quát
toàn bộ công trình.

 Xác định bán kính hoạt động, khu vực nguy hiểm

Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

14


BỐ TRÍ THĂNG TẢI

 Mặt bằng rộng thì bố trí thăng tải ở phía
không có cần trục tháp hoạt động.
 Nếu có một thăng tải, thường bố trí ở giữa
công trình.
 Nếu có phân đoạn, bố trí 1 thăng tải/phân
đoạn.
 Bố trí sát mép công trình và được giằng vào
công trình ở các mặt sàn.
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

15


BỐ TRÍ MÁY TRỘN BT VÀ TRỘN VỮA
 Bố trí gần nơi tiêu thụ hoặc phương tiện vận
chuyển. Khi thi công móng, có thể bố trí xung
quanh công trường hoặc di động theo sơ đồ đổ BT.
 Nằm trong bán kính hoạt động của cần trục, ở vị trí
ít nguy hiểm và quãng đường vận chuyển ngắn
nhất.
 Nên bố trí ít nhất hai máy trộn và đối xứng nhau so

với trọng tâm của công trình (nếu mặt bằng rộng).
 Tránh bố trí xa thăng tải, tránh tập trung vào một
chổ
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

16


THIẾT LẬP TỔNG BÌNH ĐỒ CÔNG
TRƯỜNG: giai đoạn thi công phần ngầm
 Xác định vị trí các hố đào.
 Xác định đường di chuyển của các máy đào, máy ép
cọc, máy khoan nhồi, ....
 Xác định trình tự thi công các móng.
 Xác định các khu vực tập kết của đất đào, đất giữ lại
để lấp, đất dư thừa cần chuyển đi.
 Biện pháp thoát nước khi có mưa.
 Xác định các khu vực cấm bố trí các máy móc
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

17


THIẾT LẬP TỔNG BÌNH ĐỒ CÔNG
TRƯỜNG: giai đoạn thi công phần thân và mái
 Bố trí cần trục, máy móc thiết bị xây dựng.
 Bố trí kho bãi trên công trường.
 Thiết kế hệ thống giao thông.
 Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ.
 Thiết kế nhà tạm.

 Thiết kế hệ thống kỹ thuật: hệ thống cung cấp
điện, nước.
 Hệ thống an toàn, bảo vệ, vệ sinh môi trường.
Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

18


THIẾT LẬP TỔNG BÌNH ĐỒ CÔNG
TRƯỜNG: giai đoạn thi công phần hoàn thiện
 Chỉ có ở những công trình lớn và phức tạp.
 Cần quan tâm các nội dung sau:
 Biện pháp rút dần cần trục.
 Trình tự tháo dỡ các công trình tạm.
 Hướng di chuyển của các phương tiện tháo dỡ.

Giảng viên: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT)

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×