Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Saccharin - chất tạo ngọt E954 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.72 KB, 3 trang )

Saccharin - chất tạo ngọt
E954
Saccharin (E954) là chất tạo ngọt đầu tiên được
phát hiện một cách tình cờ bởi GS. Constantine
Fahlberg và GS Ira Remsen tại phòng thí
nghiệm trường Đại học Johns Hopkins vào năm
1878. Tuy là chất ngọt nhân tạo tồn tại lâu đời nhất nhưng
những ảnh hưởng của saccharin tới sức khỏe con người gây
nhiều tranh cãi nên mãi cho tới năm 2001 FDA (Cục quản lý
an toàn dược phẩm và thực phẩm Mỹ) mới chính thức cho
phép sử dụng saccharin.
Saccharin có công thức hóa học là C
7
H
5
NO
3
S, danh pháp
quốc tế là 1- dioxo-1,2 –benzothiazol – 3-1; tên gọi khác là
benzoic sunfimit hoặc octho sunphobenzamit.
Vào năm 1878, khi nghiên cứu về các dẫn xuất trong than đá tại
phòng thí nghiệm, tình cờ GS. Constantine Fahlberg và GS Ira
Remsen đã phát hiện ra vị ngọt của chất bám trên tay khi ăn
bánh mỳ do không rửa sạch tay sau khi thí nghiệm. Đến năm
1879 và năm 1880 họ đã chính thức công bố phát hiện và đặt tên
cho chất ngọt này là saccharin.
Bột saccharin kết tinh có màu màu trắng, tan ít trong nước và
ête, nhưng dạng muối natri và canxi của nó thì dễ tan. Saccharin
ổn định trong môi trường axit, nhưng lại không có phản ứng gì
với các thành phần trong thực phẩm nên nó thường được dùng
nhiều trong đồ uống, nước ngọt. Ở nhiệt độ cao saccharin vẫn


giữ được độ ngọt vốn có, có thể thay thế tối đa là 25% lượng
đường saccharose nên cũng được sử dụng trong sản xuất bánh,
mứt, kẹo cao su, hoa quả đóng hộp, kẹo, bánh tráng miệng….
Saccharin có độ ngọt cao gấp 200-700 lần những loại đường tự
nhiên, nhưng nó có nhược điểm lớn là có hậu vị cay và đắng,
cùng với mùi kim loại nhất là khi nồng độ cao. Vì vậy saccharin
thường được kết hợp với các loại đường khác như đường
cyclamate và aspartame với nồng độ thấp, để bổ trợ và khắc
phục nhược điểm này.
Cũng như nhiều chất ngọt thay thế khác saccharin không bị hấp
thu bởi hệ tiêu hóa, không gây ảnh hưởng tới hàm lượng insulin
trong máu, không tạo năng lượng. Vì vậy saccharin được xếp
vào nhóm chất ngọt không calo, còn được sử dụng trong cả
những sản phẩm mỹ phẩm, vitamin và dược phẩm.
Trên thị trường saccharin xuất hiện với những tên thương mại
như: Sweet’n Low, Sugar Twin, Sweet Magic, Zero-Cal. Nhiều
năm sau khi saccharin được tổng hợp và ứng dụng trong sản
xuất như một chất ngọt thay thế duy nhất lúc đó, thì đến năm
1977 một nghiên cứu của Canada cho biết saccharin gây ung thư
bàng quang ở chuột đã gây hoang mang lớn cho người tiêu
dùng. Khi đó FDA cũng đã phát lệnh cấm sử dụng saccharin
trong thực phẩm và dược phẩm, nhưng do vào thời điểm đó
saccharin là chất ngọt nhân tạo duy nhất và nhiều người vẫn
muốn sử dụng những sản phẩm thực phẩm có chứa nó đặc biệt
là những bệnh nhân tiểu đường. Trước những sức ép của người
dân và cả nhà sản xuất Quốc hội Mỹ đã buộc phải cho sử dụng
nhưng yêu cầu trên nhãn sản phẩm ghi rõ sản phẩm có chứa
saccharin có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Sau đó, đã có hơn 30 nghiên cứu chứng minh saccharin hoàn
toàn an toàn trên người. Đến cuối năm 2000 FDA đã chính thức

loại bỏ saccharin ra khỏi danh mục những chất gây ung thư và
cho phép gỡ bỏ những cảnh báo trên. Nhưng các chuyên gia
cũng cảnh báo tới khả năng gây dị ứng sunfonamid ở những
người sử dụng thuốc sulfa. Triệu chứng với dị ứng này là đau
đầu, khó thở, phát ban, tiêu chảy. Saccharin được tìm thấy trong
sữa công thức còn có nguy cơ gây rối loạn chức năng cơ. Với
những đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ
sinh không nên sử dụng sản phẩm chứa saccharin.
Liều dùng khuyến cáo
Tuy cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh saccharin là an
toàn tới sức khỏe, nhưng để đảm bảo sức khỏe đối với người
tiêu dùng các nhà chức trách cũng đã đưa ra liều dùng khuyến
cáo. Theo FDA thì liều dùng cho phép mỗi ngày (ADI) là
5mg/kg thể trọng còn theo WHO là 0-15mg/ kg thể trọng. Tức
là, với một người có cân nặng là 50kg thì lượng được saccharin
tối đa đưa vào cơ thể là 50 kg x15mg/kg = 750mg/ ngày. Tốt
nhất chỉ dùng lượng đường hóa học ở mức 30% ADI tức là chỉ
khoảng 250mg/ngày

×