Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

6 Chế Độ Ăn Mà Bạn Cần Biết pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.1 KB, 5 trang )

6 Chế Độ Ăn Mà Bạn Cần Biết
Mỗi người chúng ta có một chế độ ăn uống khác
nhau tùy theo tình trạng sức khỏe và sở thích
của từng cá nhân. Có người ăn kiêng để giảm
cân, cũng có người vì lí do bệnh tật mà phải ăn
kiêng
Dù bạn tuân thủ theo chế độ nào thì cũng phải biết cách ăn uống một cách
hợp lý để không bị thiếu dinh dưỡng.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem có mấy loại chế độ ăn và bạn thuộc nhóm
nào nhé!

Chế độ ăn ít chất béo

Những người đang muốn giảm cân và những người bị mắc một căn bệnh
mãn tính nào đó là hai đối tượng thường chọn chế độ ăn này. Tuy nhiên, chế
độ ăn ít chất béo không có nghĩa là tránh xa tất cả các loại chất béo. Để duy
trì sức khỏe, cơ thể chúng ta vẫn cần phải tiêu thụ 30-35% calo đến từ nguồn
chất béo.

Loại bỏ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trans-fat có trong các loại
thực phẩm sau đây: thịt xông khói, mỡ và dầu đã hydro hóa là những lựa
chọn “khôn ngoan” cho sức khỏe của bạn, nhưng không nên bỏ qua các chất
béo không bão hòa như dầu cá, dầu ô liu và dầu của các loại hạt.

Ngoài ra, theo kết quả của một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí của Hiệp
hội Y học Hoa Kỳ hồi tháng 2/2010, chế độ ăn ít chất béo không có khả
năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hay bệnh tim mạch, đột quỵ như
nhiều người vẫn nghĩ.




Chế độ ăn thấp Carbohydrate

Một chế độ ăn uống thấp carbohydrate sẽ giúp bạn giảm cân trong sáu tháng
đầu tiên nhưng các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên duy trì chế độ ăn
này trong một thời gian dài. Một chế độ ăn ít carbohydrate phù hợp là nên
duy trì lượng carbohydrates (tinh bột) bạn tiêu thụ mỗi ngày ở mức 20g/
ngày.

Chế độ ăn này có thể giúp bạn giảm cân nhưng lại gây nên sự mất cân bằng
có lợi cho protein và chất béo. Do đó, bạn vẫn phải bổ sung thêm chất xơ và
vitamin B vào chế độ ăn hàng ngày. Một chế độ ăn uống không cân bằng do
thiếu carbohydrates có thể gây ra táo bón, hôi miệng, tiêu chảy, chóng mặt,
nhức đầu, buồn nôn và khó ngủ.

Chế độ ăn chay (không có thịt)

Những người tuân thủ theo chế độ ăn này sẽ không ăn thịt cả trong bữa ăn
chính hay bữa ăn nhanh. Khi loại bỏ thịt khỏi chế độ ăn uống, bạn sẽ bị thiếu
hụt các chất dinh dưỡng một cách trầm trọng, do đó cần phải bổ sung các
nguồn thực vật giàu canxi, sắt, protein, vitamin B12 và kẽm.

Một số thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho những người ăn kiêng bao gồm:
quả hạch, các loại hạt, sản phẩm làm từ đậu nành, các sản phẩm từ sữa, các
loại rau lá có màu xanh và đậu.



Chế độ ăn chay (không bao gồm bất cứ sản phẩm nào có nguồn gốc từ
động vật hay côn trùng)


Những người ăn chay không những không ăn thịt, mà còn “ từ chối” cả
những thực phẩm có chứa sữa và trứng, và tất cả các sản phẩm xuất phát từ
côn trùng như mật ong.

Những người ăn chay cũng cần ăn nhiều các thực phẩm dành cho những
người ăn toàn rau, đồng thời bổ sung thêm vitamin D, chất béo không bão
hòa và chất béo omega-3 để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.

Chế độ ăn thực phẩm tươi sống

Những người theo chế độ ăn này chỉ ăn những thực phẩm tươi sống (thực
phẩm nguyên chất) hoặc những thực phẩm được nấu chín tái. Chế độ ăn
uống này bao gồm nhiều trái cây, rau, giá đỗ, đậu, quả hạch và các loại hạt.
Những người có hệ miễn dịch bị tổn thương sẽ gặp khó khăn khi tiêu thụ các
sản phẩm sữa tươi hay thịt sống.



Chế độ ăn nhạt

Theo các chuyên gia về sức khỏe, một chế độ ăn nhạt sẽ giúp giảm các triệu
chứng liên quan đến tiêu hóa như ợ hơi, ợ nóng, loét dạ dày.

Chế độ ăn nhạt chủ yếu bao gồm thức ăn mềm (hàm lượng chất xơ thấp).
Các loại thực phẩm bạn có thể ăn bao gồm sữa ít chất béo, trái cây và rau củ
đã được nấu chín, các sản phẩm tinh bột màu trắng, trứng, tôm cua sò hến
hấp. Tránh những món ăn chiên, xào và những món ăn cay.


×