Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

9 Phương Pháp Nấu Nướng Có Lợi Cho Sức Khỏe pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.87 KB, 13 trang )

9 Phương Pháp Nấu Nướng Có Lợi
Cho Sức Khỏe
Các nhà dinh dưỡng học khẳng định, phương
pháp nấu nướng sẽ quyết định hàm lượng
dưỡng chất còn lại trong thức ăn.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi
lựa chọn phương pháp chế biến thực phẩm đó là tránh sử dụng quá nhiều
dầu, mỡ. Sau đây là một số kỹ thuật nấu nướng giúp bạn giữ được hương vị
và chất dinh dưỡng của món ăn.

1. Hấp

Hấp là phương pháp chế biến thực phẩm bằng cách sử dụng hơi nước. Cách
nấu này được xem là một trong những kỹ thuật đơn giản nhất và có thể sử
dụng cho mọi loại thực phẩm. Trong món hấp, nước được đun sôi và hơi
nước nóng tác động đến thực phẩm, món ăn sẽ chín dần. Để tăng thêm
hương vị cho món ăn trong quá trình nấu, bạn có thể cho thêm nước sốt vào
phần nước hấp.



Những lợi ích của phương pháp hấp:
- Dễ chuẩn bị
- Bảo quản được các chất dinh dưỡng
- Mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn
- Thức ăn không bị nấu quá chín hoặc bị cháy
- Hạn chế tối đa lượng chất béo trong thức ăn

2. Xào




Trong phương pháp này, thức ăn được nấu với nhiệt độ trung bình. Người
nấu sẽ phải đảo thức ăn liên tục để chúng chín đều và giòn mà không bị
cháy. Xào chỉ dùng lượng dầu ăn rất ít.

Món xào mang đến những lợi ích:

- Chuẩn bị khá nhanh và dễ dàng
- Dùng nhiều loại rau xanh và những thực phẩm giàu protein có lợi cho sức
khỏe.
- Sử dụng những chất béo có lợi ở mức nhiệt độ trung bình

3. Nướng vỉ



Trong khi nướng, nguồn nhiệt khô sẽ tiếp xúc với bề mặt của thực phẩm ở
bên trên hoặc bên dưới. Thông thường, món nướng sẽ sử dụng các nguồn
nhiệt trực tiếp, nhờ đó, những miếng thịt đã được thái và tẩm ướp kỹ từ
trước sẽ chín khá nhanh. Trong quá trình nướng, chất béo trong thịt sẽ chảy
dần ra ngoài. Cần chú ý không để thực phẩm bị cháy đen, tránh nguy cơ mắc
bệnh ung thư.

Chế biến món ăn bằng cách nướng mang lại lợi ích:

- Loại bỏ bớt lượng chất béo dư thừa có trong thực phẩm và hạn chế việc sử
dụng dầu ăn.

4. Quay




Thức ăn - sau khi được đặt trên giá, trong chiếc chảo chuyên dụng dành cho
món quay hoặc xiên vào xiên quay để có thể quay tròn - sẽ tiếp xúc với
nguồn nhiệt khô từ bếp lò, khiến cho bề mặt của thực phẩm có màu nâu
vàng, làm tăng hương vị cho món ăn.

Trong quá trình quay, bạn nên đặt thực phẩm lên giá gác phía trên chiếc
chảo quay để lượng chất béo trong thực phẩm chảy nhỏ giọt ra ngoài. Bên
cạnh đó, cần thường xuyên dùng dầu ô-liu quét lên thực phẩm nhằm mục
đích chống cháy cho món ăn.

Chế biến thực phẩm bằng cách quay là loại bỏ được chất béo trong thực
phẩm và hạn chế tối thiểu lượng dầu ăn cần dùng.

5. Nướng lò



Phương pháp này được dùng chủ yếu cho các món bánh mì, hải sản, thịt gia
cầm và rau xanh. Nướng lò là kỹ thuật làm chín thức ăn bằng cách cho thực
phẩm tiếp xúc với sức nóng khô và sự đối lưu nhiệt bình thường trong lò
nướng hoặc các loại bếp nướng ngoài trời. Nướng lò có công dụng hạn chế
việc dùng chất béo trong món ăn ở mức thấp nhất.

6. Chần



Khi chần, thực phẩm sẽ được đun sôi nhẹ trong các loại chất lỏng như sữa,

nước dùng hoặc rượu thay vì dùng dầu ăn. Kỹ thuật nấu này thích hợp với
các món cá, gà, trứng và những loại thực phẩm dễ bị cứng khi luộc.

Lợi ích của phương pháp chần:

- Thời gian chuẩn bị nhanh
- Hạn chế việc dùng dầu ăn hoặc chất béo
- Thích hợp với các món ăn không có rau

7. Om



Om là kỹ thuật nấu kết hợp giữa việc sử dụng cả chất ẩm và hơi nóng khô.
Đầu tiên, thức ăn sẽ được đun cho đến khi cạn nước với nhiệt độ cao. Sau
đó, món ăn sẽ được đậy vung và tiếp tục đun ở nhiệt độ thấp với lượng nước
thích hợp, tùy theo hương vị của món ăn. Trong một số công thức, món ăn
sẽ tự tiết ra nước và tạo thành một hỗn hợp nước sốt đặc sệt thơm ngon.

Món om hạn chế việc sử dụng dầu ăn và giữ lại các chất dinh dưỡng trong
món ăn.

8. Chiên áp chảo



Kỹ thuật chiên áp chảo dùng để nấu những thực phẩm đã được thái miếng
nhỏ và mỏng. Chiên áp chảo khá giống với phương pháp xào vì chúng cũng
dùng một ít chất béo cho vào chiếc chảo nông để làm chín thức ăn ở nhiệt độ
cao. Loại chảo chống dính sẽ giúp hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất

béo cần dùng.

Với kỹ thuật chiên áp chảo, hình dáng, lượng nước và hương vị của thực
phẩm sẽ được giữ nguyên.

9. Sử dụng thảo mộc và gia vị



Đây là một trong những cách tốt nhất để làm tăng màu sắc, mùi vị và hương
thơm cho món ăn mà không cần phải cho thêm muối hoặc dầu ăn.Các loại
thảo mộc tươi nên được cho vào giai đoạn sau cùng của quá trình nấu nướng
để chúng không bị héo. Ngược lại, các loại thảo mộc khô cần cho vào món
ăn sớm hơn.

Lợi ích của việc sử dụng thảo mộc và gia vị:

- Bảo quản được các chất dinh dưỡng của món ăn
- Hạn chế việc sử dụng muối

Những kỹ thuật nấu nướng lành mạnh nhất



- Đối với các món nướng hoặc xào, nên sử dụng chảo chống dính để hạn chế
lượng dầu ăn cần dùng.
- Cắt giảm ½ lượng muối trong món ăn và thay thế bằng các loại thảo mộc,
nước chanh hoặc giấm…
- Nên dùng dầu ô-liu.
- Thay thế các loại nước sốt hoặc nước thịt đậm đặc bằng nước sốt rau củ và

sốt tương ớt.
- Thường xuyên lựa chọn trái cây thay cho các món bánh ngọt tráng miệng.
- Chú ý nhiều hơn đến bột mì, bột gạo thô và giảm bớt các loại bột trắng đã
được tinh chế.
- Hấp rau xanh thay vì luộc.
- Chọn những sản phẩm làm từ loại trứng ít cholesterol.

×