Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đến tập đoàn bảo việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

HÀ DUY BÌNH

Hà Nội, tháng 05 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 83.40.101

Họ và tên học viên: Hà Duy Bình
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đào Thị Thu Giang


Hà Nội, tháng 05 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đào Thị Thu Giang. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trước đây
Hà nội, ngày 22 tháng 05 năm 2019

Hà Duy Bình


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
............................................................................................................................
i
MỤC LỤC
...........................................................................................................................
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................v
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................vi
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN..........................................vii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.


Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1

2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..........................................................2

3.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 5

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 6

5.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 6

6.

Bố cục của luận văn..............................................................................7

CHƯƠNG 1:......................................................................................................8
TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.........................8
1.1 Quá trình hình thành và khái niệm CMCN 4.0.......................................8
1.2 Đặc điểm của CMCN 4.0......................................................................12
1.2.1 Đặc điểm của CMCN 4.0...............................................................12
1.2.2 Những công nghệ lõi của CMCN 4.0............................................ 15
1.3 Tác động của CMCN 4.0 đến ngành bảo hiểm.....................................21

1.3.1 Giới thiệu chung về ngành bảo hiểm............................................. 21


1.3.2 Tác động của CMCN 4.0 đến ngành bảo hiểm..............................27
CHƯƠNG 2:....................................................................................................40


iii

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN TẬP ĐỒN BẢO
VIỆT................................................................................................................ 40
2.1 Giới thiệu về Tập đồn Bảo Việt.......................................................... 40
2.1.1 Quá trình phát triển........................................................................40
2.1.2 Triết lý kinh doanh.........................................................................41
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động........................................................................ 41
2.1.4 Kết quả hoạt động..........................................................................43
2.2 Cơ hội và thách thức đối với Tập đoàn Bảo Việt..................................44
2.2.1 Xu thế mới ngành bảo hiểm trong bối cảnh CMCN 4.0 Insurtech 44
2.2.2 Cơ hội và thách thức đối với Tập đoàn Bảo Việt trong bối cảnh
CMCN 4.0...............................................................................................45
2.3 Tác động của CMCN 4.0 đến Tập Đoàn Bảo Việt............................... 48
2.3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động.........................................................52
2.3.2 Tăng khả năng tương tác với khách hàng...................................... 57
2.3.3 Thúc đẩy những kênh bán hàng mới và sản phẩm mới.................59
CHƯƠNG 3:....................................................................................................63
GIẢI PHÁP CHO TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT TRONG THỜI GIAN TỚI............63
3.1 Những định hướng và giải pháp chiến lược của Tập đoàn Bảo Việt đến
năm 2020.....................................................................................................64
3.2 Định hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh
của Bảo Việt đến năm 2020........................................................................71

3.2.1 Các công nghệ theo xu thế của CMCN 4.0 đang được Bảo Việt
nghiên cứu ứng dụng...............................................................................71
3.2.2 Định hướng ứng dụng công nghệ của Bảo Việt đến năm 2020.....77
3.3 Một số đề xuất kiến nghị.......................................................................79


iv

KẾT LUẬN...................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 84


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CMCN :

Cuộc cách mạng công nghiệp

DNBH:

Doanh nghiệp bảo hiểm

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BVNT:

Bảo Việt Nhân Thọ


BHBV:

Bảo Hiểm Bảo Việt

BH:

Bảo Hiểm

AI:

Trí tuệ nhân tạo

Big Data:

Dữ liệu lớn

IoT:

Internet vạn vật

CNTT

Công nghệ thông tin

TVV

Tư vấn viên

TPP


Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN


vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Những cuộc cách mạng cơng nghiệp trong lịch sử thế giới..............9
Hình 1.2: Biểu đồ so sánh AI, Machine learning và Deep learning................16
Hình 1.3: Internet kết nối vạn vật....................................................................17
Hình 1.4: Dữ liệu lớn (big data) là gì ?........................................................... 19
Hình 1.5: Đặc trưng của big data.................................................................... 20
Hình 1.6: Úng dụng Blockchain......................................................................33
Hình 2.1: Facebook Workplace Bảo Việt....................................................... 52
Hình 2.2: Ứng dụng Chat Bot......................................................................... 55
Hình 3.1: Định hướng CNTT của Bảo Việt đến năm 2020.............................65
Hình 3.2: cơng nghệ Bảo Việt đang nghiên cứu............................................. 71
Hình 3.3: Hệ thống nhận diện khn mặt Bảo Việt........................................75

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các hoạt động kinh doanh chính của Tập đồn Bảo Việt...............42
Bảng 2.2: Hành động của Tập đoàn Bảo Việt trước xu hướng CMCN 4.0....49



vii

TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Sau q trình tìm hiểu và nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0 đến Tập Đồn Bảo Việt, tác giả đã thu được một số kết quả sau:
Trong chương 1: Tác giả đã đưa ra tổng quan về cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0 từ đó tóm tắt các đặc điểm nổi bật, công nghệ cốt lõi của cách
mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời tác giả đưa ra các định nghĩa, đặc điểm của
ngành Bảo Hiểm từ nhưng đặc điểm đó để nhận diện ra các tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành Bảo Hiểm.
Trong chương 2: Tác giả tập trung nghiên cứu về Tập Đoàn Bảo Việt
và các tác động trực tiếp của cuộc cách mạng động của cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0 đến tập đồn Bảo Việt. Tác giả đã chỉ ra nhưng cơ hội và thách
thức cơ bản của Tập Đoàn Bảo Việt. Trước những cơ hội và thách thức đó, tác
giả đã làm rõ các hành động của Tập Đoàn Bảo Việt để tạo ra những lợi thế
mới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong chương 3: Bằng những kinh nghiệm làm việc trong Tập Đồn
Bảo Việt và thơng qua nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tác giả đã đưa
ra định hướng, để xuất giải pháp cho hoạt động kinh doanh của Tập Đoàn Bảo
Việt trong giai đoạn 2020. Để đạt được kết quả này, tác giả cũng đưa ra các
nghiên cứu cần thực hiện để ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh
doanh của Tập Đoàn Bảo Việt.


1

MỞ ĐẦU

1.


Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, thế giới đang dần chuyển dịch sang kỷ nguyên thông minh
của “Nền kinh tế công nghiệp kỹ thuật số” (Digital Industrial Economy). Từ
năm 2013 đến nay, xu thế SMAC (Social, Mobile, Analytics và Cloud), Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và Blockchain đã trở thành
các đề tài chủ đạo về xu hướng công nghệ trong mọi lĩnh vực. So với các cuộc
CMCN trước đây, CMCN 4.0 là cuộc cách mạng khác cả về quy mơ, tốc độ
và có tác động bao trùm đến tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến môi
trường. Cuộc CMCN này báo trước sự thay đổi nhanh chóng và rộng khắp
trong hệ thống sản xuất, kinh doanh toàn cầu, trong cả các vấn đề quản lý và
quản trị. Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính - bảo hiểm nói riêng đã và đang
chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0. Sự ra đời của hàng
loạt công nghệ mới như Internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), Big
Data hay Blockchain được dự báo sẽ phá vỡ mô hình tài chính - bảo hiểm
truyền thống, làm gia tăng những áp lực hiện có và đặt các nhà quản lý trước
những thách thức về yêu cầu nâng cao trình độ quản lý và tốc độ ra quyết định
song lại mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho ngành. Là một trong những
doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, việc nhận diện các
đặc điểm, cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Tập
đoàn Bảo Việt sẽ giúp lãnh đạo tập đoàn đưa ra những chiến lược đúng đắn và
biện pháp chính sách thích hợp để nhanh chóng đón đầu xu thế, tận dụng cơ
hội, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản trị, thúc đẩy hoạt động kinh
doanh và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong bối cảnh mới. Với lý do này, tác
giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài:


2

“Nghiên cứu tác động của cuộc CMCN 4.0 đến tập đoàn Bảo Việt” là hết

sức cần thiết.
2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

-

Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Trong thời gian qua, thuật ngữ “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã
trở nên phổ biến không chỉ trong giới học thuật mà cịn trong cả giới doanh
nghiệp và cơng chúng. Do đó, tài liệu về cuộc cách mạng này là tương đối đa
dạng và phong phú. Cuốn sách “The Fourth Industrial Revolution” của Klaus
Schwab (2016) là một trong cuốn sách cung cấp cái nhìn tồn diện nhất về
cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư. Tác giả cho rằng chính những tiến bộ
công nghệ mang lại sự khác biệt giữa cuộc cách mạng 4.0 và các cuộc cách
mạng công nghiệp trước đó. Theo ơng, những cơng nghệ mới này sẽ mang lại
rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho con người. Nó tác động đến mọi luật
lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời thách thức ý niệm về
vai trị thực sự của con người.
Trước đó, cuộc CMCN mới cũng đã được đề cập trong cuốn “Maker:
The New Industrial Revolution” của Chris Anderson (2012). Theo tác giả,
công nghệ mới đang có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp. Việc ứng
dụng những công nghệ này giúp giảm chi phí trong việc cung cấp sản phẩm
và dịch vụ. Đặc biệt, sự ra đời của những phát minh mới như cơng nghệ in 3D
đang tạo ra những mơ hình sản xuất mới với quy mô và thị trường ngày càng
lớn.
Ngoài ra, khái niệm, đặc điểm và cơ hội, thách thức đặt ra từ cuộc
CMCN 4.0 đã được nêu ra trong rất nhiều nghiên cứu như Deloitte AG
(2015), Mc Kinsey (2015), Volkmar Koch, Simon Kuge, Dr. Reinhard
Geissbauer, Stefan Schrauf (2015). Nghiên cứu của Deloitte AG (2015) chỉ ra

rằng, quá trình chuyển đổi sang CMCN 4.0 không chỉ ảnh hưởng đến năng


3

lực cạnh tranh và mở ra những cơ hội cũng như tạo ra những rủi ro mới cho
các công ty, mà còn làm rõ việc điều chỉnh các nguồn lực, xác định tiềm năng
trong tương lai cho các phân đoạn kinh doanh đơn lẻ và tạo điều kiện cho sự
phát triển của các công nghệ sản xuất mới.
Bàn về tác động của CMCN 4.0 đến lĩnh vực tài chính - bảo hiểm, báo
cáo của OECD (2017) đã chỉ ra rằng, những cơng nghệ mới là động lực chính
tạo ra những thay đổi trong khu vực tài chính, và có thể làm cho hiệu quả hoạt
động tăng lên rất nhiều. Lĩnh vực bảo hiểm cũng không ngoại lệ khi công
nghệ mới gắn liền với sự ra đời của những phương thức cung cấp dịch vụ
mới, cách thức thu thập dữ liệu và phát hiện gian lận hiện đại hơn, qua đó
giúp các công ty giảm thiểu rủi ro tốt hơn. Trong khi đó, nghiên cứu của Mc
Kinsey (2015) trong “Insurance on the threshold of digitization: Implication
for the Life and P&C workforce” đề cập đến bốn lĩnh vực mà các công ty bảo
hiểm có thể áp dụng để thúc đẩy phát triển đó là: thế giới đa kênh, các sản
phẩm kỹ thuật số, kỹ thuật phân tích nâng cao, tự động hố và đổi mới quy
trình kỹ thuật số.
Ngồi ra, đi cụ thể vào tác động của các ứng dụng công nghệ đến ngành
bảo hiểm nói riêng có báo cáo của EY (2016) nghiên cứu về ảnh hưởng của
Internet kết nối vạn vật (IoT) đến ngành bảo hiểm, báo cáo của SCOR (2018)
về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến khu vực bảo hiểm, và báo cáo
“Insurance 2030 – The impact of AI on the future of insurance” của Mc
Kinsey (2018).
-

Tình hình nghiên cứu trong nước

Tổng luận về “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” của Cục Thông
tin KH&CN Quốc gia (2017) đã khái quát được những đặc điểm chính của
các cuộc CMCN, đồng thời cho thấy một số tác động của CMCN lần thứ tư


4

đối với chính phủ, doanh nghiệp, người dân, cũng như chiến lược và chính
sách của một số nước trước cuộc cách mạng này.
Nghiên cứu về tác động của CMCN lần thứ tư đối với Việt Nam có các
nghiên cứu “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác
động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam” của Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội (2016), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề đặt ra với
Việt Nam” của Bùi Thị Ngọc Lan (2017), “Tác động CMCN lần thứ tư đến
phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam” của CIEM (2018) hay “Cách mạng
công nghiệp 4.0 tại Việt Nam: Hàm ý đối với thị trường lao động” của ILO
(2018). Theo đó, nghiên cứu cho rằng CMCN 4.0 tạo ra động lực để doanh
nghiệp phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về thị
trường; đồng thời giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và gia tăng năng suất
lao động. Tuy nhiên, một số thách thức đó là: nhận thức của doanh nghiệp
nước ta về cuộc CMCN 4.0 còn hạn chế; hạ tầng và ứng dụng công nghệ
thông tin trong các doanh nghiệp còn chưa được chú trọng; và những yếu kém
nội tại của doanh nghiệp.
Xét riêng trong ngành tài chính - bảo hiểm, số lượng nghiên cứu về tác
động của CMCN 4.0 còn hạn chế. Tổng luận “Fintech – Làn sóng cơng nghệ
làm thay đổi tài chính thế giới” do Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa
học và công nghệ biên soạn đã cung cấp những khái niệm tổng quát về
FinTech, các đổi mới công nghệ làm nền tảng của Fintech, và vai trò của
FinTech đối với hệ thống ngân hàng tài chính truyền thống. Bài viết “Cách
mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực bảo hiểm” đã

chỉ ra rằng CMCN 4.0 mang lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực bảo hiểm như gia
tăng kênh bán hàng, phương tiện tương tác, cơ hội có được dữ liệu tồn diện,
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..., song cũng đặt ra khơng ít
thách thức như sự tụt hậu (nếu doanh nghiệp không theo kịp xu thế), an ninh
mạng, việc thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu cá nhân, phân biệt đối xử trên


5

hệ thống bán bảo hiểm online, cắt giảm lao động... Ngoài ra, rất nhiều các ý
kiến của các chuyên gia trong ngành được tổng hợp trên các website như bài
viết “Ngành bảo hiểm trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Hoá giải thách
thức, tận dụng cơ hội” trên website tapchitaichinh.vn (2018); bài viết “Xu
hướng bảo hiểm thời CMCN 4.0” đăng trên website thoibaonganhang.vn
(2018).
Tóm lại, các nghiên cứu hiện nay, cả trong nước và ngoài nước, đa
phần bàn về cơ hội, thách thức mà cuộc CMCN 4.0 đặt ra đối với quốc gia và
doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu về tác động của
CMCN 4.0 đến ngành tài chính - bảo hiểm là tương đối hạn chế, thậm chí tại
Việt Nam cịn chưa có nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này. Do đó, luận
văn này sẽ phân tích những tác động hay cơ hội, thách thức của CMCN 4.0
đến ngành tài chính – bảo hiểm tại Việt Nam nói chung và Tập đồn Bảo Việt
nói riêng trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nước ngoài và thực tiễn tại Tập đoàn
Bảo Việt.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nhận diện cuộc CMCN lần thứ tư, nghiên cứu tác
động của cuộc CMCN này đến lĩnh vực tài chính - bảo hiểm nói chung và Tập
đồn Bảo Việt nói riêng; từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của Tập đoàn Bảo Việt trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:

-

Nhận diện cuộc CMCN 4.0 và xem xét tác động của CMCN 4.0 đến
lĩnh vực bảo hiểm nói chung: Phần này tập trung tìm hiểu quá trình định hình,
bản chất, đặc điểm của cuộc CMCN 4.0 và tác động của nó đến ngành bảo
hiểm.

-

Phân tích tác động của cuộc CMCN 4.0 đến Tập đồn Bảo việt.


6

- Dựa trên những phân tích về cơ hội, thách thức của cuộc CMCN 4.0
đối với Tập đoàn Bảo Việt, luận văn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho hoạt
động của Tập đoàn Bảo Việt trong thời gian tới.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư đến tập đoàn Bảo Việt
Phạm vi nghiên cứu:

-

Về nội dung: Cuộc CMCN 4.0 diễn ra với quy mô và phạm vi rộng


lớn, với tốc độ nhanh chóng nên nó có ảnh hưởng và tác động đến hầu hết các
lĩnh vực theo nhiều chiều. Ở đây đề tài chủ yếu tiếp cận dưới góc độ kinh tế
để xem xét tác động của CMCN 4.0 đến riêng ngành bảo hiểm.
-

Về không gian: luận văn nghiên cứu tác động của CMCN 4.0 trong

phạm vi là tập đoàn Bảo Việt.
-

Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu tác động của cuộc CMCN
4.0 đến tập đồn Bảo Việt trong năm 2018. Từ đó đưa ra giải pháp tầm nhìn
trung hạn 2019-2020.

5.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, dự
báo dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê,
đối chiếu so sánh cũng được sử dụng để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.


7

6.

Bố cục của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:




Chương 1: Tổng quan về cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 và tác động

của nó đến ngành bảo hiểm


Chương 2: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến tập đồn

Bảo Việt


Chương 3: Một số đề xuất giải pháp cho hoạt động kinh doanh của tập

đoàn Bảo Việt trong thời gian tới.


8

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.1 Quá trình hình thành và khái niệm CMCN 4.0
Cách mạng cơng nghiệp là cuộc cách mạng có tính chất bước ngoặt của
nền sản xuất và làm thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội dựa
trên các tiến bộ mang tính đột phá của cách mạng khoa học kỹ thuật và cách
mạng khoa học công nghệ. Trong lịch sử thế giới, nhân loại đã trải qua ba
cuộc cách mạng cơng nghiệp lớn, đó là:
Cuộc CMCN lần thứ nhất: diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu
thế kỷ 19, đặc trưng bởi việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới
hoá sản xuất. Cuộc CMCN này bắt nguồn từ phát minh ra động cơ hơi nước

của James Watt năm 1974 và dẫn đến sự bùng nổ của công nghiệp trong thế
kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Bắc Mỹ. Cuộc cách mạng này đã mở ra
kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hố, đánh dấu sự chuyển đổi từ nền sản
xuất giản đơn, thô sơ, quy mô nhỏ, dựa trên sức người (lao động thủ công) và
sức động vật là chính sang nền sản xuất cơng nghiệp, quy mô lớn với hệ thống
kỹ thuật mới dựa trên máy hơi nước và nguồn năng lượng mới là than đá và
sắt thép. Cuộc CMCN này đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ,
tạo nên sự phát triển vượt bậc về kinh tế.
Cuộc CMCN lần thứ hai ra đời sau gần 100 năm so với cuộc CMCN
lần thứ nhất, từ khoảng nửa cuối thế kỷ 19 cho đến khi thế chiến thứ nhất diễn
ra. Cuộc cách mạng này được đặc trưng bởi việc sử dụng năng lượng điện và
sự ra đời của các dây chuyền lắp ráp hàng loạt trên quy mô lớn; với tiền đề là
nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật.
Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là sự chuyển đổi sang sản xuất
điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các
ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy. Có thể nói, cuộc cách mạng này đã


9

mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, đồng thời tạo nên những tiền đề mới và
cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.

Hình 1.1: Những cuộc cách mạng cơng nghiệp trong lịch sử thế giới
Nguồn: VASS(2016) Báo cáo tổng hợp cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

Cuộc CMCN lần thứ ba diễn ra vào những năm 1970s và đặc trưng
bằng sự dịch chuyển từ sản xuất dựa trên điện khí hóa sang sản xuất tự động
hóa nhờ các thiết bị điện tử, máy tính và internet tạo nên một thế giới kết nối.

CMCN lần thứ ba diễn ra trên nền tảng là các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy
tính và số hố vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy
tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet
(thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, q trình này cơ bản hồn thành


10

nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Vệ tinh, máy bay, máy tính,
điện thoại, Internet… là những cơng nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ
cuộc cách mạng này. Có thể nói, cuộc CMCN lần thứ ba đã làm thay đổi chức
năng và vị trí của con người từ nền tảng điện – cơ khí sang nền tảng cơ – điện
tử và cơ – vi điện tử, đồng thời chuyển nền sản xuất sang các ngành công
nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu nano, công nghệ sinh
học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vũ trụ... Ngồi ra, cuộc cách mạng
này cịn tạo điều kiện tiết kiệm hơn các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn
lực xã hội nhờ sự ra đời của các tư liệu sản xuất mới (như: chất bán dẫn, vật
liệu tổng hợp, sợi cáp quang, nguồn năng lượng mới, cơng nghệ vi sinh, siêu
máy tính, máy tính cá nhân, người máy, công nghệ nanô, mạng điện tử
internet... ), cho phép chi phí ít hơn để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa
tiêu dùng. Cũng trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng này, loài người đã chế
tạo ra các phương tiện giao thông, vận tải và thông tin, liên lạc, kết nối vô
cùng hiện đại, tạo tiền đề cho q trình rút ngắn, thậm chí san phẳng mọi
khoảng cách về không gian và thời gian. Cuộc cách mạng này vẫn còn tiếp
diễn và hiện chưa xác định được thời điểm kết thúc. Đây là cuộc cách mạng
gắn với quá trình tồn cầu hóa sâu rộng, với phạm vi ảnh hưởng đến hầu hết
mọi quốc gia trên thế giới1.
Cuộc CMCN lần thứ tư hay còn gọi là CMCN 4.0 bắt đầu xuất hiện từ
thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, với tiền đề phát triển là công nghiệp lần
thứ ba và cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với các thành tựu đột phá

của công nghệ số trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ nano… Khác với các cuộc CMCN trước đây, cuộc CMCN lần thứ
tư đặc trưng bởi sự hợp nhất, khơng có ranh giới giữa các lĩnh vực cơng nghệ,
vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo
Website chungta.vn, 2017, Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp, truy cập tại: />lich-su-cac-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-1113034.html.
1



×