Tải bản đầy đủ (.pdf) (352 trang)

Chứng cứ và chứng minh trong giải quyết vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 352 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1
CHỨNG CỨ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ

1

1. Những học thuyết chứng cứ cơ bản trong tố tụng hình sự
Pgs.Ts. Nguyễn Thái Phúc

2

2. Xác định xu hướng phát triển của pháp luật Việt Nam về chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng hình sự
Pgs.Ts. Lê Huỳnh Tấn Duy

30

3. Xu hướng về nguyên tắc loại trừ chứng cứ trong tố tụng hình sự trên thế
giới và những gợi mở cho Việt Nam
Ts. Lương Thị Mỹ Quỳnh

50

4. Học thuyết “quả của cây độc” trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ và quy định
loại trừ chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam
Ts. Trịnh Duy Thuyên

70

Ts. Nguyễn Tiến Nam
5. Nguyên tắc loại trừ chứng cứ theo pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc


và kinh nghiệm cho Việt Nam

86
Ths. Vũ Thị Quyên

6. Thu thập chứng cứ của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015
Ts. Võ Thị Kim Oanh
Ths. Đinh Văn Đoàn

100

7. Nguồn chứng cứ là vật chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam
Ths. Ngô Văn Lượng

122

8. Một số vấn đề về xử lý vật chứng theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Ts. Võ Thị Kim Oanh
Ths. Nguyễn Duy Linh

141

9. Chứng cứ điện tử và thu thập chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự Việt
Nam
Ts. Lê Nguyên Thanh

154

10. Một số vấn đề về nguồn chứng cứ là kết luận giám định theo luật tố tụng

hình sự Việt Nam
Ts. Phạm Thái
NCS.Ths. Lê Tiến Sinh

181


11. Kết luận định giá tài sản trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số
kiến nghị hồn thiện
Ths. Nguyễn Phương Thảo
Ths. Ngô Văn Lượng

195

PHẦN 2
CHỨNG MINH TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ

215

12. Đối tượng chứng minh trong pháp luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga
và kinh nghiệm cho Việt Nam
Lê Bá Đức

216

13. Bàn một số vấn đề về nguyên nhân và điều kiện phạm tội dưới góc độ là
đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự
Ts. Phạm Thái

231


14. Tìm hiểu về tính chất và khả năng nhận thức của Điều tra viên trong điều
tra vụ án hình sự
Pgs.Ts. Trần Ngọc Đức

243

15. Sử dụng chứng cứ điện tử để chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam
Pgs.Ts. Nguyễn Đức Hạnh
16. Chứng minh của người bào chữa trong tố tụng hình sự
Ths. Luật sư Nguyễn Thành Công

255
263

17. Đảo ngược trách nhiệm chứng minh trong tố tụng hình sự theo pháp luật
một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trương Gia Thi
Trần Phạm Hồng Thảo

280

18. Bàn về tiền mã hóa và vấn đề phải chứng minh trong giải quyết vụ án
hình sự
Pgs.Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa

302

19. Một số vấn đề về chứng minh đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Ts. Nguyễn Thị Ánh Hồng

316

20. Một số cách thức điều tra hoạt động rửa tiền qua không gian mạng và
kinh nghiệm cho Việt Nam
Ths. Trần Ngọc Lan Trang

333


Phần 1
CHỨNG CỨ TRONG GIẢI QUYẾT
VỤ ÁN HÌNH SỰ

1


NHỮNG HỌC THUYẾT CHỨNG CỨ CƠ BẢN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Nguyễn Thái Phúc*
Tóm tắt
Hoạt động chứng minh được xem là cốt lõi của hoạt động tố tụng hình sự (TTHS)
còn chứng cứ là phương tiện duy nhất của hoạt động chứng minh. Học thuyết chứng
cứ (CC) là hệ thống các quan điểm, ý tưởng, lý luận khoa học về hoạt động chứng
minh và chứng cứ, là bộ phận cấu thành có vị trí độc lập của khoa học TTHS. Các
học thuyết chứng cứ hình thành và phát triển trong mối quan hệ khơng tách rời các
mơ hình TTHS lịch sử, phản ánh những đặc thù của chính các mơ hình TTHS đó.
Khoa học TTHS biết đến các học thuyết CC như học thuyết CC hình thức; học thuyết
tự do đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm; học thuyết chứng cứ Anglo-saxon,
học thuyết chứng cứ Nga. Bài viết trình bày khái quát lịch sử hình thành và phát

triển của các học thuyết chứng cứ này để cho thấy sự khác biệt, đặc thù của mỗi học
thuyết chứng cứ cũng như sự tác động ảnh hưởng, giao thoa lẫn nhau của các học
thuyết chứng cứ. Bài viết cũng đề cập đến một trong những vấn đề phức tạp nhất
đồng thời có tính học thuật nhất trong học thuyết chứng cứ là khái niệm chứng cứ,
những thuộc tính của chứng cứ và vai trò của chúng, những vấn đề còn tranh luận
xung quanh chủ đề này. Nội dung bài viết có thể giúp người đọc rút ra những kết
luận có tính phương pháp luận khi nghiên cứu các học thuyết chứng cứ trên thế
giới, thấy rõ hơn sự cần thiết nghiên cứu khoa học về chứng cứ trong vai trò là định
hướng cho thực tiễn xét xử các vụ án hình sự, cho hồn thiện BLTTHS (Bộ luật Tố
tụng hình sự) và cho đào tạo luật ở nước ta.
Từ khoá: luật chứng cứ, học thuyết chứng cứ, chứng cứ hình thức, tự do đánh giá chứng
cứ, học thuyết chứng cứ Anglo-saxon, học thuyết chứng cứ Nga, khái niệm chứng
cứ, thuộc tính của chứng cứ, tính liên quan của chứng cứ, tính hợp pháp của chứng
cứ, tính xác thực của chứng cứ, quy tắc “quả của cây độc”, quy tắc “bất đối xứng”.
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các học thuyết chứng cứ cơ bản trong
tố tụng hình sự
Hoạt động chứng minh trong TTHS là quá trình xác định sự tồn tại (hoặc không tồn
tại) của các tình tiết, sự kiện (facts) nhất định có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. CC là
phương tiện duy nhất để xác định các tình tiết, sự kiện này. Nội dung cơ bản của hoạt động

*

PGS.TS, Khoa luật, Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh.

2


TTHS kể từ khi khởi tố vụ án đến trình tự xem xét lại bản án của Toà án cấp trên là hoạt
động chứng minh bằng chứng cứ trong phạm vi và hình thức do luật định nhằm giải quyết
nhiệm vụ cụ thể ở mỗi giai đoạn tố tụng. Chính vì tầm quan trọng của hoạt động chứng

minh, chứng cứ như vậy nên trong pháp luật TTHS đã hình thành nhóm quy phạm điều
chỉnh chi tiết với tên gọi là luật chứng cứ và trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học
TTHS nói riêng xuất hiện hướng nghiên cứu chuyên sâu là học thuyết chứng cứ. Đối tượng
nghiên cứu của học thuyết chứng cứ chính là luật chứng cứ.
Hiện nay có hai cách tiếp cận truyền thống về vai trò của luật chứng cứ đối với pháp
luật TTHS. Theo cách tiếp cận truyền thống của hệ thống pháp luật Anglo-saxon thì luật
CC - law of evidence - là một lĩnh vực pháp lý độc lập kết hợp các quy định chung về
chứng cứ và chứng minh trong TTHS và cả trong Tố tụng dân sự (TTDS), không thuộc
luật nội dung cũng như khơng thuộc luật tố tụng. Cịn theo cách tiếp cận truyền thống của
pháp luật châu Âu lục địa thì luật chứng cứ mặc dù có tính độc lập nhất định nhưng không
phải là ngành luật độc lập mà là bộ phận cấu thành của pháp luật tố tụng liên quan (hoặc
là luật TTHS hoặc là luật TTDS). Tính độc lập của luật chứng cứ thể hiện ở chỗ một mặt
tồn bộ nội dung của nó là thành phần chủ đạo của hoạt động TTHS diễn ra ở gần hết các
giai đoạn tố tụng nhưng mặt khác nó có tính khép kín, có cấu trúc riêng của mình gồm
phần chung và phần cụ thể do sự tồn tại khách quan của các loại chứng cứ. Quy phạm luật
chứng cứ quan hệ mật thiết với các quy phạm pháp luật tố tụng khác và áp dụng trong các
giai đoạn khác nhau của tiến trình tố tụng. Cấu trúc của BLTTHS theo hướng này phản
ánh sự phát triển của lý luận về chứng cứ và kỹ thuật lập pháp.
Lịch sử phát triển của TTHS trải qua nhiều mơ hình TTHS khác nhau và trong khn
khổ của mỗi mơ hình TTHS đó đã xuất hiện, phát triển hệ thống chứng cứ nhất định làm
nền tảng cho tư duy lý luận được khái quát với tên gọi học thuyết chứng cứ. Học thuyết
CC là hệ thống các quan điểm, ý tưởng, lý luận khoa học về hoạt động chứng minh và
chứng cứ, là bộ phận cấu thành có vị trí độc lập của khoa học TTHS. Hoạt động chứng
minh không thể tách rời những hoạt động khác trong TTHS thì học thuyết chứng cứ cũng
không thể tách rời khoa học TTHS. Chúng có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau. Sự phát
triển của học thuyết chứng cứ không tách rời sự phát triển lý luận về các lĩnh vực khác của
TTHS và ngược lại. Sở dĩ hệ thống các quan điểm khoa học này được gọi là học thuyết vì
ngồi mô tả các hiện tượng khác nhau liên quan đến hoạt động chứng minh cịn có sự giải
thích, làm rõ bản chất của chúng. Những lý giải khái quát như vậy thường được gọi là lý
luận. Học thuyết này nghiên cứu cả hoạt động chứng minh nhưng tại sao lại được gọi là

học thuyết chứng cứ? Khái niệm chứng cứ hẹp hơn và không bao quát những nội dung về
hoạt động chứng minh nên thuật ngữ “học thuyết chứng cứ” chỉ có tính ước lệ trong lĩnh

3


vực TTHS và việc sử dụng thuật ngữ này có tính truyền thống.1 Chứng cứ chỉ là yếu tố của
cấu trúc rộng hơn là học thuyết chứng minh. Chứng minh và chứng cứ là mối quan hệ giữa
cái chung và cái riêng, giữa hệ thống và thành tố của hệ thống, giữa q trình nhận thức và
cơng cụ nhận thức.
Học thuyết chứng cứ nghiên cứu các quy định của luật điều chỉnh hoạt động chứng
minh, thực tiễn hoạt động chứng minh của các chủ thể tham gia tố tụng; các quy luật liên
quan đến xuất hiện, bảo quản, chuyển giao và xử lý thơng tin chứng cứ; lịch sử hình thành
phát triển luật chứng cứ của quốc gia và quốc tế, các học thuyết chứng cứ trong lịch sử
TTHS; tiếp nhận và phát triển tri thức về đối tượng nghiên cứu của nó là hoạt động chứng
minh trong TTHS, góp phần hoàn thiện thực tiễn chứng minh, hoàn thiện pháp luật TTHS,
hoàn thiện đào tạo luật.2
Theo tác giả Golovco các trường phái lý luận về CC không tự phát mà hình thành
phát triển trong mối quan hệ khơng tách rời với q trình hình thành và phát triển của các
mơ hình TTHS lịch sử. Khoa học TTHS biết đến các học thuyết CC sau: Học thuyết CC
hình thức; học thuyết tự do đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm; học thuyết chứng cứ
Anglo- saxon3. Tác giả này không xem học thuyết chứng cứ Nga là học thuyết độc lập, chỉ
là một dạng của học thuyết tự do đánh giá chứng cứ. Chúng tôi cho rằng với những đặc thù
của mình học thuyết chứng cứ Nga có thể xem là học thuyết độc lập về chứng cứ.
1.1. Học thuyết chứng cứ hình thức
Đây là học thuyết khoa học chứng cứ đầu tiên trong lịch sử nhân loại xuất hiện và
phát triển trong khn khổ mơ hình TTHS xét hỏi và được xem là chủ thuyết đặc trưng
cho mơ hình này. Học thuyết chứng cứ hình thức được thừa nhận trong pháp luật TTHS
của một số nước châu Âu cho đến tận thế kỷ XIX. Ở nước Nga học thuyết này được tiếp
nhận vào thời Cải cách tư pháp của Sa hoàng Piot đệ nhất và bị bãi bỏ trong Cải cách tư

pháp 1864.
Học thuyết này có nguồn gốc sâu xa từ những hình thức xét xử cổ xưa khi toà án áp
dụng những cách thức xác định sự thật của vụ án mang tính hình thức như thử thách các
bên tranh tụng bằng lửa, bằng nước, thách đấu, tuyên thệ…theo đó một trong các bên buộc
phải thắng đối thủ của mình để thuyết phục tồ án về chiến thắng pháp lý hình thức.
Mơ hình TTHS xét hỏi phủ nhận sự tách bạch giữa các chức năng cơ bản của TTHS
trong TTHS. Các chức năng cơ bản của TTHS tập trung thống nhất vào tay chủ thể tiến
1

Асташов М.А. Современные концепции о понятии доказательства в уголовно-процессуальном праве.
Территория науки, 2013, No 2 (Tiếng Việt: Axtasốp. M.A Các trường phái hiện nay về khái niệm chứng cứ trong Tố
tụng hình sự. Tạp chí Vườn ươm khoa học 2013 số 2).
2
Жогин Н.В. Теория доказательств в советском уголовном процессе.. М. Юридическая литература, 1973.
(Tiếng Việt: Giogin. N.V. Học thuyết chứng cứ trong Tố tụng hình sự Xô viết. M. Nx. Pháp lý 1973) .
3
Головко Л.В Курс уголовного процесса М.: Статут, 2016. (Tiếng Việt: Golovco. Giáo trình Tố tụng hình sự. M.
Statut. 2016).

4


hành tố tụng (điều tra viên, thẩm phán) với quyền lực tố tụng to lớn. Thực trạng này tất
yếu nảy sinh nhu cầu khách quan cần phải có đối trọng nhằm hạn chế, kiểm soát quyền lực
tố tụng to lớn đó. Nhà làm luật đã xây dựng đối trọng này trong các quy định về chứng cứ,
hình thức hố (luật hố) tối đa q trình chứng minh và bằng cách đó thực chất là vơ hiệu
ý chí chủ quan của thẩm phán khi thực hiện thẩm quyền của mình thơng qua nghĩa vụ tuân
thủ chặt chẽ các quy định của luật trong quá trình thu thập và đánh giá CC. Đây là lý do cơ
bản vì sao học thuyết này có tên là học thuyết chứng cứ hình thức hay “học thuyết về các
chứng cứ do luật định” (theory of legal evidence).

Hình thức hố hoạt động chứng minh trong TTHS diễn ra ở ba khía cạnh:
a. Luật quy định danh mục đóng các loại chứng cứ cụ thể, khơng được phép mở rộng
danh mục này.
b. Luật quy định danh mục đóng các hoạt động chứng minh - hoạt động điều tra thu
thập, củng cố, kiểm tra đánh giá chứng cứ.
c. Đánh giá chứng cứ được xem là “thao tác logic thuần t” bởi lẽ tồ án khơng đánh
giá giá trị chứng minh của từng chứng cứ cụ thể vì chúng đã được quy định trước trong
luật và không được thay đổi. Thẩm phán chỉ việc đánh giá chúng theo những chuẩn mực
do luật định một cách cơ học như là một chiếc máy tính sau đó ra phán quyết của mình.4
Học thuyết này đã xây dựng thành cơng những cơng thức chuẩn mực về đánh giá
chứng cứ như “testis unus testis nullus - một người làm chứng chưa phải là người làm
chứng hoặc “confessio est regina probatiorum” - lời nhận tội là vua của các CC, có ưu thế
hơn so với tất cả các chứng cứ còn lại; lời nhận tội tại Tồ án có giá trị bằng tồn bộ sự
thật vụ án, cịn nhận tội ngồi Tồ án chỉ có giá trị một nửa sự thật; người làm chứng có
tài sản có ưu thế hơn người làm chứng khơng có tài sản; người có đạo đáng tin hơn hơn
người khơng có đạo. Chứng cứ cịn được phân chia thành “CC hoàn thiện” và “ CC chưa
hoàn thiện”, “CC đầy đủ” và “CC chưa đầy đủ”. Chứng cứ hoàn thiện là chứng cứ loại trừ
hoàn toàn mọi lời khai về sự vơ tội của bị can. Một chứng cứ hồn thiện là đủ để kết tội bị
cáo. Chứng cứ không hồn thiện là chứng cứ khơng loại trừ khả năng có lời khai về sự vơ
tội của bị cáo. Một chứng cứ khơng hồn thiện chỉ có thể tình nghi phạm tội, nhiều chứng
cứ khơng hồn thiện khi tổng hợp lại có thể trở thành chứng cứ hồn thiện.5 Bộ Tổng luật
năm 1857 của Nga ghi nhận lời nhận tội ngoài phiên toà nhưng nếu được xác nhận bởi hai
người làm chứng thì được tính là một nửa chứng cứ, muốn kết tội bị cáo phải có hai người
làm chứng xác nhận bị cáo là người thực hiện tội phạm.6 BLHS (Bộ luật Hình sự) Bavaria
1813 của Đức phân biệt chứng cứ có đầy đủ giá trị chứng minh là khám xét của thẩm phán,

4

Головко Л.В. Tlđd.
Викторский С.И, Русский уголовный процесс, М. 1997. (Tiếng Việt: Victorxki. X.I, Tố tụng hình sự Nga, M. 1997)

6
Чельцов-Бебутов М.А, Курс советского уголовно-процессуального права, М., 1957. Т1. (Tiếng Việt: Chenxốp
– Bebutov. M.A, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Xơ viết, M. 1957).
5

5


kết luận của giám định viên, lời nhận tội của bị can và chứng cứ chỉ có ½ giá trị chứng
minh là lời khai của người làm chứng xác thực.7
Hiện nay vấn đề có thể tiếp thu kế thừa học thuyết chứng cứ hình thức hay khơng là
đề tài tranh luận khoa học dai dẳng giữa các nhà nghiên cứu TTHS. Những người ủng hộ
học thuyết chứng cứ hình thức cho rằng chỉ khi mà luật quy định những chuẩn mực rõ ràng
về giá trị chứng minh của mỗi sự kiện và tổng hợp sự kiện chứng minh tội phạm thì mới
có thể loại trừ sự thiếu khách quan của thẩm phán khi xét xử. Nếu cho phép thẩm phán
đánh giá chứng cứ theo ý chí chủ quan của mình, có quyền chấp nhận hay bác bỏ bất kỳ
chứng cứ nào tức là biến thẩm phán từ chủ thể của hoạt động tố tụng do luật điều chỉnh
thành chủ thể hành động ra quyết định theo ý chí của cá nhân không cần căn cứ vào luật.
Những người phản đối việc kế thừa học thuyết này đưa ra các luận điểm như bản chất
của sự kiện có thể rất khác nhau để giải quyết trong từng vụ án cụ thể trong khi luật lại quy
định trước giá trị chứng minh của chứng cứ giống nhau trong mọi tình huống là không phù
hợp với thực tiễn; luật quy định trước giá trị chứng minh hình thức của những sự kiện nhất
định buộc thẩm phán phải tuyên bản án trên cơ sở các chứng cứ do luật định ngay cả khi
thẩm phán có căn cứ hồi nghi về sự đúng đắn của bản án; thay vì phải xem xét điều tra
tồn diện các chứng cứ thì thẩm phán chỉ xem xét chứng cứ một cách hình thức, nội dung
đánh giá chứng cứ chủ yếu là tập hợp một cách cơ học các căn cứ được quy định sẵn trong
luật. Lập luận đáng chú ý nhất là quy định trước giá trị chứng minh hình thức của chứng
cứ khơng loại bỏ được khả năng lạm quyền của thẩm phán vì bằng quyền lực của mình
thẩm phán vẫn có thể chấp nhận hoặc khơng chấp nhận sự kiện này hay sự kiện khác đủ
dấu hiệu của chứng cứ do luật định.8

Học thuyết chứng cứ hình thức gắn liền với mơ hình TTHS xét hỏi đã thống trị một
thời gian dài trong khoa học TTHS nhưng sau đó dưới tác động của các q trình dân chủ
diễn ra trong xã hội, sự thay đổi đạo đức và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, sự phát triển
của hoạt động lập pháp và khoa học pháp lý thì học thuyết này đã bị thay thế bởi học thuyết
chứng cứ mới tiến bộ hơn nhưng chúng ta không thể phủ nhận là học thuyết này đã có vai
trị tích cực nhất định trong phát triển pháp luật TTHS và lý luận TTHS.
1.2. Học thuyết tự do đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm
Mơ hình TTHS pha trộn và học thuyết tự do đánh giá chứng cứ (liberte de la preuve)
theo niềm tin nội tâm (intime conviction) xuất hiện đầu tiên ở Pháp như là sản phẩm của
Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799) và sau đó nhanh chóng được đa số các nước ở châu
Âu tiếp nhận. Ở Pháp mơ hình TTHS xét hỏi thống trị trong nhiều thế kỷ cùng với học
thuyết CC hình thức. Cách mạng tư sản Pháp đã chấm dứt mô hình tố tụng này và thay thế
7

Федулина E.A Теория формальных доказательств: исторический подход к оценке. (Tiếng
Việt : Phedulina. E.A, Học thuyết chứng cứ hình thức: đánh giá từ góc độ lịch sử.).
8
Федулина E.A, Tlđd.

6


nó là mơ hình TTHS mới với học thuyết chứng cứ mới dựa trên nguyên tắc tự do đánh giá
CC theo niềm tin nội tâm của mình. Lúc này học thuyết chứng cứ hình thức khơng chỉ bị
xem là vơ lý mà cịn là rất có hại cho hoạt động xét xử và nguy hiểm cho người vơ tội.9 Mơ
hình TTHS pha trộn xuất hiện thay thế cho mơ hình TTHS xét hỏi là mơ hình dựa trên sự
tách bạch các chức năng cơ bản của TTHS, mỗi chức năng cơ bản do các chủ thể (hoặc
nhóm chủ thể) có lợi ích tố tụng khác nhau thực hiện, thừa nhận tranh tụng của các bên ở
trước toà án. Quyền lực của toà án độc lập với hai bên tranh tụng. Trong bối cảnh như vậy
thì học thuyết chứng cứ hình thức - đối trọng với quyền lực to lớn của thẩm phán đã khơng

cịn cần thiết nữa. Học thuyết tự do đánh giá CC đã ra đời như vậy trên cơ sở thuật ngữ có
tính biểu tượng “intime conviction” - niềm tin nội tâm - thể hiện trong luật 16/10/1791 và
Điều 342 Bộ luật Điều tra hình sự 1808 của Pháp.10 Có thể nói rằng học thuyết tự do đánh
giá chứng cứ là sản phẩm của thời kỳ cận đại, kết quả của q trình lâu dài về nhân đạo
hố đời sống xã hội, thay đổi thế giới quan về con người, sự quá độ của nhà nước từ chế
độ chuyên quyền đến dân chủ. Ngày nay học thuyết tự do đánh giá chứng cứ trở thành biểu
tượng cho mô hình TTHS của châu Âu lục địa. Học thuyết này có những đặc điểm sau đây:
- Luật khơng quy định danh mục đóng các nguồn CC. Hoạt động chứng minh có thể
thực hiện bằng những thơng tin từ bất kỳ nguồn nào nếu nguồn thơng tin đó khơng bị luật
cấm một cách rõ ràng.
- Luật không quy định danh mục đóng các biện pháp chứng minh (các hoạt động điều
tra). Có thể chứng minh các sự kiện của vụ án bằng bất kỳ biện pháp nào nếu luật không
cấm một cách rõ ràng.
- Luật không quy định trước giá trị chứng minh của chứng cứ, khơng có chứng cứ
nào có ưu thế hơn các chứng cứ cịn lại, khơng phân chia CC thành “CC hoàn thiện” và
“CC chưa hoàn thiện”. Giá trị chứng minh của tất cả các CC đều hoàn toàn như nhau và
được đánh giá theo niềm tin nội tâm của thẩm phán. (Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ, cụ
thể, Điều 432 BLTTHS của Pháp quy định “Không thể thu thập chứng cứ bằng văn bản từ
trao đổi thư từ giữa bị cáo và NBC (người bào chữa) của mình”. Mục đích của quy định
này nhằm bảo đảm bí mật hành nghề luật sư, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo.11)
Tự do đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm không chỉ là tên gọi của học thuyết
chứng cứ mà còn được hiểu ở góc độ hẹp là nguyên tắc đánh giá chứng cứ. Nguyên tắc này
có các dấu hiệu:
- Tự do đánh giá chứng cứ vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của thẩm phán và không thể
chuyển giao quyền, nghĩa vụ này cho chủ thể khác trong TTHS. Niềm tin của thẩm phán –

9

Федулина E.A, Tlđd.
Головко Л.В, Tlđd.

11
Гуценко К.Ф., Головко Л.В., Филимонов Б.А. Уголовный процесс западных государств. М.: Зерцало,
2001(Tiếng Việt : Tố tụng hình sự các nước phương tây, M. Derxalo, 2001).
10

7


đó là sự tự thuyết phục, sự đánh giá cá nhân của thẩm phán về chứng cứ.
- Niềm tin nội tâm của thẩm phán phải dựa vào những sự kiện xác thực và những
chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tồ.
- Thẩm phán khơng bị ràng buộc bởi đánh giá chứng cứ của các chủ thể khác trong
vụ án.12
Vấn đề chân lý (hay sự thật) của vụ án quan hệ trực tiếp với việc xác định mục đích
của hoạt động TTHS là một trong những nội dung trung tâm của học thuyết CC này. Khái
niệm chân lý khách quan (vérité matérielle) ở góc độ pháp lý trở thành trường phái thống
trị ở châu Âu và trở thành biểu tượng về học thuật để phân biệt học thuyết tự do đánh giá
CC với các học thuyết CC còn lại. Học thuyết CC Anglo-saxon gần như không biết đến
khái niệm này. Học thuyết CC hình thức chỉ đề cập đến khái niệm chân lý hình thức, khơng
phải chân lý khách quan bởi lẽ ở góc độ phương pháp luận học thuyết này cho rằng chân
lý được xác định khi có đủ số lượng CC nhất định do luật quy định trước về giá trị chứng
minh. Còn học thuyết tự do đánh giá CC đưa ra ý tưởng “chân lý khách quan” của vụ án,
theo đó người THTT có nghĩa vụ xác định các tình tiết của vụ án khơng phải theo những
tiêu chí hình thức do luật đề ra mà theo nhận thức chủ quan của mình.
1.3. Học thuyết chứng cứ Anglo-saxon
Luật CC của Anh hình thành và phát triển theo con đường riêng của mình khác với
luật CC của châu Âu lục địa. Sự khác biệt này được giải thích bởi các nguyên nhân lịch sử:
quá trình hình thành và phát triển mơ hình TTHS xét hỏi ở châu Âu đã khơng tác động đến
nước Anh do vậy mơ hình TTHS của Anh đã không biết đến những cấu trúc cơ bản của
mơ hình TTHS xét hỏi cũng như học thuyết CC hình thức của nó. Sau này trong trào lưu

cách mạng tư sản ở Anh cũng không xuất hiện nhu cầu phải đoạn tuyệt với mơ hình TTHS
xét hỏi, với học thuyết CC hình thức và nhu cầu phải xây dựng, hình thành học thuyết mới
về tự do đánh giá CC như ở Pháp. Học thuyết CC Anglo-saxon đã phát triển một cách đều
đều, hình thành những đặc thù của mình chủ yếu bằng sự tiến hố của thực tiễn xét xử
trong chiều dài lịch sử hàng trăm năm của mình.
Học thuyết chứng cứ Anglo-saxon được xem là một trong những học thuyết CC phát
triển nhất do sự tác động của các nhân tố sau: thứ nhất là sự tồn tại qua nhiều thế kỷ của
chế định toà án bồi thẩm - tồ án có sự tham gia của những thẩm phán khơng chun nghiệp
địi hỏi khách quan khi xét xử phải có giải thích, hướng dẫn thường xun về các quy tắc
của hoạt động chứng minh để bảo đảm sao cho các quyết định của tồ án ln dựa trên
những chứng cứ có chất lượng. Chính sự tồn tại của toà án bồi thẩm làm phát triển pháp
12

Яцишина О.Е Принцип внутреннего убеждения как элемент принципа свободы оценки доказательств.
Актуальные вопросы уголовного процесса современной России: Межвузовский сборник научных трудов. Отв.
ред. З.Д. Еникеев. Уфа: РИО БашГУ, 2003.(Tiếng Việt: Iasisina, Nguyên tắc niềm tin nội tâm đánh giá chứng cứ,
Tuyển tập các cơng trình khoa học liên trường đại học, Chủ biên Enhikiev. Upha RIO BashSU, 2003).

8


luật chứng cứ.13 Thứ hai là sự tồn tại của chế định án lệ theo đó các quy định của hoạt động
chứng minh được điều chỉnh không phải bởi những quy định cô đọng, cứng nhắc của luật
mà bởi hàng nghìn các án lệ khác nhau, đơi khi cịn mâu thuẫn với nhau.14 Sự phức tạp,
thiếu tính khái quát và rối rắm của các quy định về chứng cứ trong hàng nghìn án lệ đã địi
hỏi cần thiết phải hệ thống hố chúng ở góc độ học thuật và bình luận. Những nhân tố này
đã làm cho “học thuyết chứng cứ Anglo-saxon phát triển và thay đổi cập nhật không
ngừng…”15
Học thuyết chứng cứ Anglo-saxon có những đặc thù sau đây:
- Nội dung cơ bản của học thuyết này là những quy tắc về các thuộc tính liên quan,

xác thực và hợp pháp của chứng cứ16 trong đó thuộc tính liên quan và tính xác thực của
CC là thuộc tính cơ bản chứ khơng phải thuộc tính hợp pháp. Kiểm tra các thuộc tính này,
nhất là tính xác thực của CC khó khăn hơn nhiều so với kiểm tra tính hợp pháp của CC. Vì
vậy một trong những nhiệm vụ của luật CC là xây dựng những quy định bảo đảm khả năng
có thể kiểm tra tính xác thực của CC tại tồ án. Lý do học thuyết Anglo-saxon khơng đánh
giá cao thuộc tính hợp pháp của chứng cứ là vì trong TTHS của Anh khơng có giai đoạn
điều tra sơ bộ với tư cách là giai đoạn độc lập của tiến trình TTHS, hoạt động của cơ quan
điều tra về thu thập CC không được luật quy định chặt chẽ. Khi khơng có quy định của luật
thì đương nhiên khơng thể đặt ra yêu cầu tuân thủ quy định của luật tức là yêu cầu về tính
hợp pháp của CC thu thập được trong giai đoạn này.
- Học thuyết Anglo-saxon phát triển theo hướng riêng của mình gần như là phiên bản
trung gian vừa có một chút những đặc điểm của CC hình thức và vừa có phần lớn những
đặc điểm của trường phái tự do đánh giá CC. Nói cách khác, học thuyết Anglo-saxon là sự
kết hợp các yếu tố của học thuyết chứng cứ hình thức cũng như các yếu tố của học thuyết
tự do đánh giá chứng cứ của châu Âu lục địa, nghiêng về học thuyết này nhiều hơn17. Tiêu
chí đánh giá CC của học thuyết này là “beyond reasonable doubt”(khơng cịn hồi nghi
hợp lý về lỗi của bị cáo) theo đó bên buộc tội - bên có nghĩa vụ chứng minh - cần phải
chứng minh các sự kiện, tình tiết của vụ án sao cho thẩm phán khơng cịn hồi nghi về sự
đúng đắn của những nội dung buộc tội. Tiêu chí này gần giống như tiêu chí đánh giá CC
theo niềm tin nội tâm của châu Âu lục địa với một số khác biệt nhỏ. Bên cạnh đó thẩm
phán khi thực hiện quyền tự do đánh giá CC phải tuân thủ một số quy tắc ngoại lệ, một số
hạn chế, và chỉ có thể tuyên bản án kết tội khi các chứng cứ buộc tội đáp ứng được một số
yêu cầu hình thức hoặc khi những chứng cứ này được củng cố thêm bằng một số chứng cứ
13

Гуценко К.Ф., Головко Л.В., Филимонов Б.А. Tlđd.
Головко, Tlđd.
15
Фойницкий И.Я. Курс уголовного судопроизводства. СПб., 1996. (Tiếng Việt: Phoinhitxki. I. IA Giáo trình Tố
tụng hình sự. XPB. 1996).

16
Фойницкий И.Я, Tlđd.
17
Федулина Е. А Англосаксонская теория доказательств: исторический подход к оценке. (Tiếng Việt: Phedulina.
E.A Học thuyết chứng cứ Anglo-saxon: đánh giá từ góc độ lịch sử ).
14

9


khác (quy tắc corroboration). Thí dụ, theo Luật về phản quốc 1795 một người chỉ có thể bị
kết tội về phản quốc nếu có ít nhất hai người làm chứng trở lên.18
Cũng có ý kiến cho rằng học thuyết chứng cứ Anglo-saxon là học thuyết tương đối
độc lập phân biệt với học thuyết tự do đánh giá chứng cứ và cũng không chịu ảnh hưởng
của những chuẩn mực của học thuyết chứng cứ hình thức. Lịch sử phát triển hàng trăm
năm của học thuyết này đã hình thành những đặc thù và tính tự trị, khơng pha trộn với các
học thuyết chứng cứ khác….19
- Luật CC của Anh không quy định danh mục đóng các nguồn CC - những gì mà luật
khơng cấm thì các bên được phép sử dụng để chứng minh.
- Thẩm phán ở Anh không phải là chủ thể hoạt động chứng minh, không được thể
hiện sáng kiến của mình trong thu thập CC. Thu thập và đề xuất CC là đặc quyền của các
bên tranh tụng.
- Đặc thù có tính kinh điển của học thuyết CC của Anh là phân biệt hai nhóm tình tiết
thuộc đối tượng chứng minh: Nhóm thứ nhất gồm các tình tiết liên quan đến sự kiện tội
phạm (facts) và nhóm thứ hai là các tình tiết liên quan đến nhân thân bị cáo, người bị hại.
Thơng tin thuộc nhóm thứ hai không được xem là CC, không thuộc đối tượng chứng minh.
Sự phân biệt này có ý nghĩa ở chỗ nếu trước khi giải quyết vấn đề bị cáo có tội hay khơng
có tội mà lại xem xét ln cả những tình tiết liên quan đến nhân thân bị cáo, khơng trực
tiếp liên quan đến sự kiện tội phạm, đến nội dung buộc tội thì có thể hình thành định kiến
khơng tốt của thẩm phán về bị cáo và hậu quả là tuyên bản án không công bằng. Lý luận

này thể hiện rõ nét trong thực tiễn xét xử của toà án bồi thẩm khi phiên toà chia làm hai
phần: trước và sau khi đoàn bồi thẩm tuyên phán quyết. Chỉ sau khi đồn bồi thẩm tun
phán quyết của mình - khi đã giải quyết xong vấn đề bị cáo có tội - lúc này thẩm phán mới
thu thập CC về nhân thân của bị cáo để tun hình phạt cơng bằng.20
- Lời nhận tội của bị can trong TTHS của châu Âu lục địa chỉ được xem là một dạng
lời khai của bị can như những chứng cứ khác của vụ án và tại phiên toà khi bị cáo nhận tội
thì tồ án vẫn tiếp tục xem xét các chứng cứ cịn lại. Trong khi đó học thuyết chứng cứ
Anglo-saxon và thực tiễn xét xử đánh giá cao giá trị chứng minh của lời nhận tội, cho rằng
hoạt động TTHS là tranh chấp pháp lý và nếu bị cáo - một trong bên tham gia tranh chấp
đó - hồn tồn nhận tội (guilty plea) - xem như bị cáo từ chối tranh tụng, chấp nhận thua
cuộc và lúc này tiếp tục cuộc tranh chấp sẽ khơng cịn ý nghĩa gì nữa. Tồ án khơng cần

18

Гуценко К.Ф., Головко Л.В., Филимонов Б.А, Tlđd.
Рамазанов Т.Б. Исторические типы доказательственных теорий и их значение для формирования
российской теории доказательств в уголовном судопроизводстве. Юридический вестник ДГУ №2 (38).
2021.(Tiếng Việt: Ramadanov. T.B. Các học thuyết chứng cứ trong lịch sử và vai trị của chúng trong việc hình thành
học thuyết chứng Nga trong Tố tụng hình sự. Thơng tin pháp lý DGU số 2 năm 2021).
20
Гуценко К.Ф., Головко Л.В., Филимонов Б.А, Tlđd.
19

10


thiết tiếp tục xem xét các tình tiết khác của vụ án nữa. Toà án kiểm tra sự tự nguyện của
nhận tội và trong phần lớn trường hợp chuyển ngay sang xem xét quyết định hình phạt.
- Chế định cổ xưa và đặc thù của TTHS Anh “phiên toà bên trong phiên toà” (trialwithin-a trial) áp dụng cho toà án có sự tham gia của đồn bồi thẩm được xem là một trong
những bảo đảm tố tụng hạn chế sử dụng lời nhận tội không đáng tin cậy của bị can làm

chứng cứ trong xét xử. Theo chế định này toà án cho đối chất và xét hỏi chéo nhân viên
cảnh sát đã thực hiện hỏi cung bị can nhận tội và chính bị cáo đã nhận tội trong sự cách ly
với đoàn bồi thẩm. Nếu thẩm phán chấp nhận lời nhận tội thì bên buộc tội được sử dụng
CC này trước đồn bồi thẩm. Cịn nếu thẩm phán khơng chấp nhận thì đồn bồi thẩm coi
như khơng biết gì về lời nhận tội này.21
1.4. Học thuyết chứng cứ Nga
Tại thời điểm Cải cách tư pháp 1864 nước Nga cũng như phần lớn các quốc gia ở
châu Âu đã tiếp thu học thuyết tự do đánh giá chứng cứ thay thế cho học thuyết CC hình
thức. Về cơ bản học thuyết chứng cứ ở Nga từ thời điểm 1864 đến thời điểm hiện nay
khơng có khác biệt nhiều so với học thuyết tự do đánh giá chứng cứ kinh điển trừ một số
đặc thù sau đây:
- Khác biệt lớn nhất ở nước Nga là học thuyết này không được thừa nhận trong toàn
bộ hoạt động chứng minh mà chỉ được thừa nhận trong đánh giá CC, còn thu thập CC vẫn
chịu sự chi phối bởi học thuyết CC hình thức. Các BLTTHS của nước Nga ln quy định
danh mục đóng các nguồn CC, danh mục đóng các hoạt động điều tra. Nếu như ở Pháp,
Đức là học thuyết tự do chứng minh thì ở Nga - gọi chính xác là học thuyết tự do đánh giá
CC. Học thuyết này tiếp tục được kế thừa và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Xô Viết và
ở nước Nga hiện nay. Như vậy, hoạt động thu thập CC chịu sự chi phối của học thuyết CC
hình thức - được điều chỉnh bởi những quy định chặt chẽ về thủ tục tố tụng, còn đánh giá
CC chịu sự chi phối của nguyên tắc tự do đánh giá theo niềm tin nội tâm của thẩm phán22
- Bên cạnh đó học thuyết chứng cứ Nga đã tiếp thu một số chế định, thuật ngữ đặc
trưng của học thuyết chứng cứ Anglo-saxon như chế định về các thuộc tính hợp pháp,
thuộc tính liên quan… của chứng cứ. (Những chế định này không được biết đến trong
TTHS của nhiều nước châu Âu lục địa.) Xu hướng ảnh hưởng này thấy rõ trong BLTTHS
hiện nay của Liên bang Nga. Có thể nêu thí dụ cụ thể, pháp luật TTHS của Nga kể từ Cải
cách Tư pháp 1864, đến thời kỳ Xô viết đã ghi nhận rất rõ mục đích của TTHS là xác định
sự thật khách quan (khái niệm này là phiên bản tương tự, đồng nghĩa với khái niệm sự thật
vật chất- vérité matérielle 23) và xác định sự thật khách quan được thừa nhận là một trong
21


Гуценко К.Ф., Головко Л.В., Филимонов Б.А, Tlđd.
Головко Л.В, Tlđd.
23
Мухин И.И, Объективная истина и некоторые вопросы оценки судебных дока- зательств при
осуществлении правосудия. Л, 1971. (Tiếng Việt: Mukhin.I.I, Sự thật khách quan và một số vấn đề đánh giá chứng
cứ tư pháp khi xét xử, L.1971).
22

11


những nguyên tắc cơ bản của TTHS. Tuy nhiên trong BLTTHS của nước Nga hiện nay
khơng có những quy định này. Thực trạng này phản ánh cuộc tranh luận nảy lửa kéo dài
nhiều năm và cho đến nay vẫn chưa kết thúc trong khoa học TTHS Nga giữa xu hướng bảo
tồn những truyền thống của mơ hình TTHS châu Âu lục địa và xu hướng phát triển theo
hướng gần lại hơn với mơ hình TTHS Anglo-saxon. Về học thuật, để thừa nhận nguyên
tắc“tranh tụng triệt để” các nhà làm luật đã phải từ bỏ nguyên tắc “xác định sự thật khách
quan” vì hai ngun tắc này khó chấp nhận lẫn nhau.24
- Thời kỳ Xô viết là thời kỳ mà học thuyết chứng cứ của Nga có bước phát triển lớn
kể cả về số lượng cơng trình nghiên cứu khoa học lẫn về nội dung học thuật với nhiều
trường phái khoa học khác nhau về chứng cứ. Học thuyết chứng cứ giai đoạn này dựa trên
lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lê đã nghiên cứu về hoạt động
chứng minh và những vấn đề của nó với tư cách là một dạng của hoạt động nhận thức thế
giới khách quan, thí dụ như nghiên cứu chân lý khách quan là mục đích của TTHS, nghiên
cứu những hình thức đặc thù của thực tiễn như là thước đo tính xác thực của chứng cứ, xây
dựng khái niệm chứng cứ dựa trên cơ sở lý luận về thuộc tính phản ánh của vật chất…Bản
chất hay khái niệm chứng cứ là một trong những vấn đề được nghiên cứu nhiều nhất với
nhiều quan điểm khác nhau trong học thuyết chứng cứ thời kỳ này. (Nội dung này sẽ được
trình bày ở phần tiếp theo của bài viết). Một trong những tiến bộ của học thuyết về CC
được thể hiện trong BLTTHS 1960 của nước Nga Xô viết là đã xem đánh giá CC là hoạt

động tư duy của những người THTT thực hiện dưới các hình thức logic với sự tuân thủ
phương pháp luận khoa học về nhận thức bảo đảm đạt đến sự thật khách quan của vụ án.25
Các nghiên cứu khoa học trong học thuyết CC đã góp phần hồn thiện pháp luật TTHS.
BLTTHS nước Nga Xơ viết (1960) và BLTTHS của các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ
đã giải quyết ở tầm cao mới nhiều vấn đề như khái niệm CC, đánh giá CC, đối tượng chứng
minh … Những vấn đề này luôn là trung tâm chú ý của khoa học TTHS Xô viết.26
2. Khái niệm chứng cứ và những thuộc tính của chứng cứ
2.1. Khái niệm về chứng cứ
Khái niệm CC là một trong những khái niệm có tính nền tảng quan trọng nhưng đồng
thời cũng là vấn đề phức tạp và nặng tính học thuật nhất của học thuyết chứng cứ.
Ở nước Nga tranh luận khoa học về khái niệm chứng cứ kéo dài hàng chục năm với
nhiều trường phái khác nhau. Tác giả Orlov IU.K cho rằng học thuyết chứng cứ Nga đã

24

Головко Л.В Tlđd.
.Жогин Н.В. Tlđd.
26
Алексеев Н.С., Даев В.Г., Кокорев Л.Д. Очерк развития науки советского уголовного процесса. Воронеж,
1980. (Tiếng Việt: Alecxâyev. N.C, Daiev V.G, Cocorev. L.D Lược sử phát triển khoa học Tố tụng hình sự Xơ
viết.Voronhez. 1980).
25

12


biết đến các trường phái khác nhau sau đây27:
a. Trường phái cổ xưa (hay tiền khoa học) về khái niệm chứng cứ
Theo trường phái này chứng cứ là những sự kiện bình thường, là những hiện tượng
xảy ra trong đời sống có ý nghĩa để thuyết phục thẩm phán về sự tồn tại hay khơng tồn tại

của tình huống nào đó thuộc đối tượng chứng minh trong vụ án28. Chúng trở thành chứng
cứ tư pháp chỉ vì chúng đã tham gia vào quỹ đạo tố tụng của toà án, trở thành cơng cụ để
tồ án xác định những tình tiết của vụ án mà toà án và cơ quan điều tra quan tâm.29
Trường phái này chỉ thừa nhận chứng cứ là những sự kiện của hiện thực khách quan
ở góc độ đời thường và khơng đề cập đến hình thức tố tụng của chứng cứ.
b. Trường phái logic về khái niệm chứng cứ
Trường phái này chỉ thừa nhận chứng cứ là sự kiện của tồn tại khách quan (các sự
kiện tình tiết, hiện tượng, hành vi đã xảy ra trong thời quá khứ) được sử dụng như là tiền
đề logic, luận cứ để thu nhận tri thức mới về các đối tượng chứng minh của vụ án. Chứng
cứ chỉ là sự kiện chứ không phải là dữ liệu (thông tin) về sự kiện.30 Sự kiện chỉ có thể tồn
tại hoặc khơng tồn tại. Chứng cứ được nhìn nhận ở góc độ logic và toàn bộ hoạt động
chứng minh thực chất cũng chỉ là quá trình thao tác logic các sự kiện - chứng cứ. Tuy nhiên
những người phản biện đã đưa ra các câu hỏi là những sự kiện này có từ đâu và bằng cách
nào trong vụ án hình sự? Các cơ quan THTT đã phát hiện, thu thập, củng cố, yêu cầu cung
cấp các sự kiện này như thế nào? Nếu chứng cứ là các sự kiện được xác định là đã tồn tại
(có sẵn) thì kiểm tra và đánh giá chúng để làm gì? Phải thấy rằng bản thân các sự kiện này
không tồn tại trong dạng nguyên mẫu, có sẵn trong vụ án mà cần phải chứng minh, xác
định sự tồn tại hay không tồn tại của chúng bằng những thông tin về chúng từ những nguồn
nhất định.“Trong bất kỳ điều kiện nào cũng không thể hiểu chứng cứ là sự kiện của thế
giới khách quan vì như vậy khơng chỉ trái với nội dung thực tế của hoạt động chứng minh
như là sự phản ánh mà còn dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các khái niệm cơ bản của học thuyết
chứng cứ như đối tượng chứng minh và chứng cứ”.31 Chính do những hạn chế này mà sau
đó trường phái khái niệm logic về chứng cứ không phát triển được nữa.
c. Trường phái khái niệm kép về chứng cứ

27

Орлов Ю.К. Основы теории доказательств в уголовном процессе. Научно-практическое пособие / Ю.К.
Орлов. – М.: “Проспект”, 2001(Tiếng Việt: Orlov. IU.K Những căn bản về học thuyết chứng cứ trong Tố tụng hình
sự. Sách trợ giảng khoa học- thực tiễn. M. Proxpect. 2001).

28
Владимиров Л.В, Учение об уголовных доказательствах, Тула: Автограф, 2000.)(Tiếng Việt: Vladimirov. L.V,
Học thuyết về chứng cứ hình sự, Tula: Bản viết tay, 2000).
29
Вышинский А.Я, Теория судебных доказательств в советском праве, М., 1941(Tiếng Việt: Vưsinxki. A IA,
Học thuyết chứng cứ trong pháp luật Xô viết, M. 1941).
30
Чельцов М.А, Советский уголовный процесс, М., 1951(Tiếng Việt : Chenxốp. M.A, Tố tụng hình sự Xơ viết, M.
1951).
31
Шейфер С. А, Собирание доказательств по уголовному делу: проблемы законодательства, теории и
практики, М. Норма. Инфра 2015 (Tiếng Việt: Seipher. C. A, Thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự: những vấn đề
pháp lý, lý luận và thực tiễn, M. Norma: InPha. 2015).

13


Trường phái này xuất hiện và tồn tại lâu dài với tư cách là trường phái thắng thế và
phổ biến nhất ở Liên xô cũ với luận điểm CC là sự thống nhất giữa các sự kiện và nguồn
tố tụng của chúng32. Nói cách khác, chứng cứ cần hiểu ở hai nghĩa: ở nghĩa thứ nhất, chứng
cứ là sự kiện mà trên cơ sở của chúng xác định có hay khơng có tội phạm, lỗi của người
thực hiện hành vi và những tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Ở nghĩa thứ
hai, chứng cứ chính là nguồn (một số tác giả cịn gọi là cơng cụ chứng minh) mà từ đó các
cơ quan THTT thu thập được những thông tin về sự kiện này như thu thập lời khai người
làm chứng, người bị hại, kết luận của giám định viên... Một quan điểm khác của trường
phái này định nghĩa chứng cứ là bất kỳ dữ liệu về sự kiện nào mà trên cơ sở của những dữ
liệu này cơ quan THTT xác định có hay khơng có các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh
và những tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Khác với quan điểm thứ nhất
quan điểm này cho rằng CC là sự thống nhất của nội dung (dữ liệu hay thông tin về sự kiện
chứ không phải bản thân sự kiện) và hình thức tố tụng của nó.33…

Theo tác giả Orlov, trường phái này đã khắc phục được nhiều hạn chế của trường
phái logic về khái niệm chứng cứ. Ít nhất bây giờ chúng ta có thể hiểu được các sự kiện
của vụ án được xác định tồn tại hay không tồn tại như thế nào, bằng cách nào, hiểu về
thuộc tính hợp pháp của chứng cứ.34 Có ý kiến phê phán cho rằng thơng tin (dữ liệu) về sự
kiện và nguồn của thông tin này được xem xét tách rời nhau nhưng mặt khác trong một số
trường hợp lại đặt thông tin về sự kiện ngang với bản thân các sự kiện.35 Cách tiếp cận về
khái niệm chứng cứ như vậy có thể dẫn đến cách hiểu và sử dụng chứng cứ không thống
nhất trong thực tiễn xét xử. Một câu hỏi được đặt ra là khi chúng ta sử dụng thuật ngữ
chứng cứ thì cần phải hiểu nó ở góc độ nào nhiều hơn?36
d. Trường phái thông tin về khái niệm chứng cứ
Trên cơ sở của lý luận nhận thức biện chứng tác giả Drokhov V. IA - người sáng lập
trường phái này - khẳng định ý tưởng chủ đạo chứng cứ là sự thống nhất giữa thông tin về
sự kiện và nguồn của nó. “Chứng cứ khơng phải là các sự kiện được nhận biết và ghi nhận
trong hình thức tố tụng mà là thông tin về sự kiện nếu như những thông tin này có thể khẳng
định hoặc phủ định các tình tiết phải chứng minh trong vụ án hình sự. Trong tư duy của
con người tồn tại, tác động lẫn nhau và vận động khơng phải là vật mà là hình ảnh của
chúng, khái niệm, thông tin về chúng. Các sự kiện tự thân chúng không thể là chứng cứ
32

Строгович М.С Курс советского уголовного процесса.Т.1. Трусов А.И. Основы теории судебных
доказательств. М.1960 (Tiếng Việt: Xtrogovich. M.C, Giáo trình Tố tụng hình sự Xô viết, Quyển 1. Truxov. A.I Căn
bản về học thuyết chứng cứ tư pháp, M. 1960).
33
Жогин Н.В, Tlđd.
34
Орлов Ю.К, Tlđd.
35
Смирнов А. В, Калиновский К. Б Уголовный процесс: учебник . М. Норма. ИНФРА-М, 2012. (Tiếng Việt:
Xmirnov.A.V, Kalinovxki. K.B, Giáo trình Tố tụng hình sự, M. Norma. INPHRA. M. 2012).
36

Васильченко Е.В. Понятие доказательств в уголовном судопроизводстве, концепции понятия доказательств.
(Tiếng Việt: Vaxinchenco. E.V. Khái niệm chứng cứ trong Tố tụng hình sự, trường phái khái
niệm chứng cứ. ).

14


trong tố tụng bởi lẽ chúng là hiện tượng của thế giới khách quan tồn tại không phụ thuộc
vào nhận thức của chúng ta. Con người khi nhận thức về sự kiện này hay sự kiện khác là
chỉ nắm bắt được thơng tin về chúng. Những thơng tin này có thể xác thực và giả dối, có
thể đúng đắn và sai lệch… Chứng cứ không phải là bản thân sự kiện theo đúng nghĩa,
không phải hiện tượng thế giới khách quan mà là thông tin về sự kiện tồn tại trong nguồn
do luật định.” 37 Như vậy bản chất của chứng cứ là thơng tin về sự kiện. Thuộc tính của
chứng cứ là tính xác thực theo đó những thơng tin thu thập được trong quá trình giải quyết
vụ án phải được đánh giá. Sự kiện không cần phải đánh giá. Sự kiện không thể là xác thực
hay giả dối, đáng tin hoặc khơng đáng tin.38 Đây chính là cách tiếp cận mới cho phép giải
quyết nhiều vấn đề về chứng cứ và thuộc tính của chứng cứ. Quả thực là chúng ta chỉ có
thể nhận biết về những sự kiện của tội phạm đã xảy ra (đã thuộc về quá khứ) bằng cách
thông qua những thông tin mà chúng để lại trong nhận thức của con người hoặc trong các
vật thể vật chất (thuộc tính phản ánh của vật chất). Bằng con đường nhận thức như vậy
thông tin về sự kiện đã trở thành chứng cứ, công cụ để chứng minh có hay khơng sự kiện
cụ thể nào đó thuộc đối tượng chứng minh của vụ án. Với cách hiểu chứng cứ như vậy
chúng ta mới có thể hiểu các khái niệm khác liên quan đến chứng cứ như các thuộc tính
của chứng cứ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ… Trường phái này rõ ràng là có tính thuyết
phục hơn các trường phái kể trên và nhanh chóng được đón nhận và phổ biến. Tuy nhiên
trường phái này khơng tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất của nó là chỉ
đề cập, nhấn mạnh khía cạnh thơng tin cịn bỏ qua khía cạnh logic của hoạt động chứng
minh39.
e. Trường phái tổng hợp về khái niệm chứng cứ
Theo trường phái này chứng cứ là sự thống nhất đồng thời giữa hình thức tố tụng,

nguồn và nội dung của nó. Sự thống nhất này khơng đơn giản như là phép cộng mà như là
hệ thống của các yếu tố và mối quan hệ giữa chúng với nhau40.
Hạn chế rõ nhất của trường phái này là đã tổng hợp trong định nghĩa chứng cứ các
phạm trù có quan hệ rất xa nhau của lý luận nhận thức và điều này dẫn đến sự lẫn lộn về
thuật ngữ. Quan điểm này gây tranh luận và khó có thể ủng hộ.
Tác giả Ramadanov T.B căn cứ vào các mốc thời gian lịch sử của nước Nga đã phân
chia quá trình hình thành khái niệm chứng cứ thành 3 giai đoạn: Giai đoạn trước Cách

37

Дорохов В.Я. Понятие доказательства// Теория доказательств в советском уголовном процессе. 2-е изд. / под
ред. Жогина Н.В. – М, 2008. (Tiếng Việt: Đorokhôv. V. IA, Học thuyết chứng cứ trong Tố tụng hình sự Xơ viết, Xuất
bản lần 2.
38
Элькинд П. С. Проблемы доказательств в советском уголовном процессе Воронеж: Изд-во Воронеж. ун-та,
1978. (Tiếng Việt: Những vấn đề về chứng cứ trong tố tụng hình sự Xơ viết, NXB Đại học tổng hợp Voronhez 1978).
39
Орлов Ю.К, Tlđd.
40
Балакшин В. С. Доказательства в теории и практике уголовно-процессуального дока- зывания : монография.
Екатеринбург, 2005.)

15


mạng tháng Mười (từ 1830 đến 1917); giai đoạn Xô Viết; giai đoạn từ 1991 đến nay41.
Cách phân kỳ này, theo nhận xét xủa chúng tơi, khơng có giá trị học thuật nhiều như cách
phân kỳ của Orlov.
Sự khác biệt về mơ hình TTHS ở Liên xơ cũ cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình xây dựng khái niệm chứng cứ trong học thuyết chứng cứ ở Nga thời

kỳ Xơ viết. Mơ hình TTHS Xơ viết không thể xây dựng khái niệm chứng cứ theo kinh
nghiệm của mơ hình TTHS Anglo-saxon hoặc của châu Âu lục địa truyền thống như Pháp
được vì trong TTHS Xơ viết điều tra sơ bộ là giai đoạn độc lập và thông tin ở giai đoạn
này do các điều tra viên - không phải thẩm phán dự thẩm - thu thập. Trong quá trình tranh
luận khoa học vào những năm 50 của thế kỷ trước đã hình thành khái niệm “chứng cứ
TTHS”, bao gồm chứng cứ được thu thập trong giai đoạn điều tra tra sơ bộ và chứng cứ
được thu thập trực tiếp tại toà án. Các chứng cứ tố tụng có giá trị pháp lý như nhau, được
đưa vào hồ sơ vụ án. Toà án là người quyết định sử dụng chứng cứ nào trong số các chứng
cứ đã được xem xét, kiểm tra, đánh giá tại phiên toà để làm căn cứ cho phán quyết của
mình. Khái niệm này trở thành kinh điển của học thuyết chứng cứ Nga thời kỳ Xô viết,
được ghi nhận trong BLTTHS 1960 của nước Nga Xô viết và BLTTHS hiện hành của LB
Nga. Định nghĩa chứng cứ được ghi nhận trực tiếp trong BLTTHS là đặc điểm của học
thuyết chứng cứ Nga so với các học thuyết chứng cứ còn lại. BLTTHS hiện hành của LB
Nga định nghĩa chứng cứ là bất kỳ thông tin nào được thu thập từ những nguồn cụ thể do
luật định mà trên cơ sở của những thông tin này thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên
xác định sự tồn tại hoặc không tồn tại các tình tiết cần phải chứng minh trong vụ án hình
sự và những tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án” (Điều 74). Về cơ bản định
nghĩa này kế thừa định nghĩa chứng cứ trong BLTTHS 1960 của nước Nga Xô viết. Điểm
mới ở đây là cụm từ “dữ liệu về sự kiện” trong định nghĩa chứng cứ của BLTTHS 1960
của nước Nga Xô viết đã bị thay thế bằng cụm từ “thông tin” để nhấn mạnh chứng cứ ngay
từ đầu không phải là sự kiện tức là những thông tin đã được xác định, những thông tin này
cịn phải được Tồ án kiểm tra xem xét và có thể có đánh giá khác.42 Khái niệm “thơng
tin” phản ánh mặt nội dung của chứng cứ còn khái niệm nguồn phản ánh mặt hình thức của
chứng cứ. Chứng cứ được xem là như một thể thống nhất giữa thông tin và nguồn của
thông tin tức là thống nhất giữa nội dung và hình thức của chứng cứ. Có thơng tin nhưng
khơng có nguồn thì khơng có chứng cứ. Có nguồn nhưng khơng có thơng tin thì cũng khơng
có chứng cứ.43 Theo nhận xét của chúng tôi, định nghĩa chứng cứ này chịu ảnh hưởng của

41


Рамазанов Т. Б. Понятие доказательства в уголовном процессе: формирование и современное понимание //
Вестник Дагестанского университета. Серия 2: Общественные науки. 2013. No 2.
42
Брянская Е. В. Аргументирующая сила доказательств при рассмот- рении уголовных дел в суде первой
инстанции. Mоногра- фия . – Иркутск : Изд-во ИГУ, 2015. (Tiếng Việt: Bryanskaya E.V, Sức mạnh tranh luận của
chứng cứ khi xét xét các vụ án hình sự tại tịa sơ thẩm, Chuyên khảo. – Irkutsk: Nhà xuất bản ISU, 2015.)
43
Головко Л.В, Tlđd.

16


trường phái khái niệm kép và trường phái khái niệm thông tin về chứng cứ trong học thuyết
chứng cứ Nga nhưng đã hoàn thiện hơn, khoa học hơn.
2.2. Những vấn đề về thuộc tính của chứng cứ
Thuộc tính của chứng cứ là những dấu hiệu cần thiết của chứng cứ, nếu thiếu chúng
thì thơng tin về sự kiện khơng được phép sử dụng với tư cách là chứng cứ trong vụ án. Sự
thống nhất các thuộc tính của chứng cứ là điều kiện cần thiết để chứng cứ có hiệu lực pháp
lý trở thành công cụ chứng minh sự tồn tại hoặc khơng tồn tại của các tình tiết, sự kiện
trong vụ án. Trong các học thuyết chứng cứ khác nhau thì cách tiếp cận các thuộc tính của
chứng cứ cũng khác nhau.
2.2.1. Các thuộc tính của chứng cứ và vai trò của chúng trong các học thuyết chứng cứ
Trong suốt nhiều thế kỷ trong hệ thống pháp luật Anglo-saxon trên cơ sở của các án
lệ đã hình thành các tiêu chí, chuẩn mực mà thẩm phán cần dựa vào đó để đánh giá chứng
cứ và quy tắc điều chỉnh chi tiết cách thức sử dụng chứng cứ. Luật chứng cứ Anglo-saxon
thừa nhận những những chuẩn mực, tiêu chí đánh giá chứng cứ là những thuộc tính của
chứng cứ như: tính liên quan; tính hợp pháp (exclusionary rule)44; tính xác thực; và tính
sức nặng chứng minh (weight of evidence)45. Trong trường phái lý luận chứng cứ của Nga
quan điểm phổ biến chỉ đề cập đến ba thuộc tính của chứng cứ: tính liên quan; tính hợp
pháp; tính xác thực. Luật yêu cầu bất kỳ chứng cứ nào cũng phải được đánh giá theo ba

tiêu chí đó (Điều 88 BLTTHS LB Nga).
a. Tính liên quan của chứng cứ
Lý luận về tính liên quan của CC (theory of relevancy) được các học giả người Anh
xây dựng nhằm giúp cho toà án hạn chế tình trạng các bên tìm cách chứng minh những sự
kiện tình tiết khơng thuộc đối tượng chứng minh với mục đích kéo dài thời gian ở phiên
tồ. Trong học thuyết chứng cứ Anglo-saxon thì bất kỳ sự kiện nào cũng có mối liên hệ
với sự kiện khác, nếu như một trong hai sự kiện ở mức độ này hay mức độ khác là nguyên
nhân cho khả năng xuất hiện sự kiện kia thì có thể nói ngắn gọn đấy chính bản chất của
tính liên quan.46 Trong học thuyết này thuộc tính liên quan của chứng cứ có vai trị là nền
tảng trong quan hệ với các thuộc tính cịn lại. Nguyên tắc phổ biến chung: chứng cứ được
xem là hợp pháp nếu có liên quan.

44

Trong một số tài liệu pháp lý thuộc tính này cịn được thể hiện bằng thuật ngữ “tính được chấp nhận của chứng cứ”.
Chúng tơi sử dụng thuật ngữ thuộc tính hợp pháp vì nó phổ biến hơn ở nước ta mặc dù thuật ngữ “tính được chấp
nhận” chính xác hơn.
45
Weight of evidence – là mức độ khả năng của chứng cứ xác định sự tồn tại hoặc không tồn tại của sự kiện (Legal
view of digital evidence, p. 11. URL: www.gladyshev.info/ publications/ thesis/ chapter2.pdf.).
46
Александров А. С. Фролов С. А.Относимость уголовно-процессуальных доказательств : монография. –
Нижний Новгород : Нижегородская правовая академия, 2011. Шестакова С. Д. Допустимость доказательств в
уголовном процессе России и США // Уголовное право. 2004. № 3.(Tiếng Việt: Aleksandrov A. S. Frolov S. A,
Sự liên quan của bằng chứng tố tụng hình sự. Chuyên khảo. – Nizhny Novgorod: Học viện Luật Nizhny Novgorod
2011. Shestakova S.D., Tính hợp lệ của chứng cứ trong tố tụng hình sự nước Nga và Hoa Kỳ, Luật hình sự, số 3 năm
2004.

17



Trong học thuyết chứng cứ ở Nga tính liên quan của chứng cứ phản ánh quan hệ giữa
nội dung của chứng cứ (thơng tin) với những tình tiết cần phải chứng minh trong vụ án và
những tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Khi xem xét bất kỳ sự kiện, dịng
thơng tin nào trong q trình giải quyết vụ án điều đầu tiên là xem xét tính liên quan của
chúng47. Sử dụng những thơng tin khơng có liên quan gì đến vụ án, đến những vấn đề cần
phải giải quyết trong vụ án làm cho hoạt động chứng minh trở nên vô nghĩa. Như vậy tính
liên quan của CC có quan hệ trực tiếp với đối tượng chứng minh của vụ án. Đây là hai khái
niệm gắn chặt với nhau theo đó đối tượng chứng minh là tiêu chí để xác định CC có liên
quan đến vụ án hay khơng.
Tính liên quan của chứng cứ quan hệ trực tiếp đến các quy tắc tư duy logic trong hoạt
động chứng minh trong TTHS. Chính nhờ quy tắc quy nạp và suy đoán mà các sự kiện cụ
thể nào đó của hiện thực khách quan được nhận ra là bị ràng buộc với nhau trong mối quan
hệ nhân - quả. Quan hệ nhân - quả là bản chất của tính liên quan của chứng cứ. Cũng có
thể nói cách khác, thuộc tính liên quan của chứng cứ phản ánh logic tư duy hợp lý và cùng
với đó là mối quan hệ tự nhiên của các hiện tượng cụ thể của hiện thực khách quan, phản
ánh quan hệ nhân - quả giữa các hiện tượng cụ thể đó. Chính vì vậy, khác với tính hợp
pháp, BLTTHS khơng thể ghi nhận tiêu chí đánh giá tính liên quan của chứng cứ vì những
chuẩn mực để đánh giá thuộc về lĩnh vực logic học, về khoa học nhận thức…
b. Tính hợp pháp của chứng cứ và quy tắc loại trừ
Trong số các thuộc tính của chứng cứ thì tính hợp pháp và vai trị của nó với các
thuộc tính cịn lại là vấn đề có nhiều khác biệt nhất trong các mơ hình TTHS. Cụ thể như
trong mơ hình TTHS Anglo-saxon tính hợp pháp của chứng cứ khơng có vị trí nền tảng
như trong các mơ hình TTHS khác. (Đặc điểm này đã được đề cập trong phần I). Tuy nhiên
trong điều kiện ngày nay khi nguyên tắc tranh tụng và bảo vệ quyền con người trong TTHS
được thừa nhận là xu hướng ưu tiên so với những giá trị khác của hoạt động TTHS thì
thuộc tính này càng có vai trị to lớn.
Trong mơ hình TTHS Anglo-saxon các quy định về tính hợp pháp của CC đã xuất
hiện và tồn tại, phát triển với lịch sử hàng trăm năm. Trong luật TTHS Hoa Kỳ “quy tắc
loại trừ” (exclusionary rule) được áp dụng đầu tiên năm 1886 và chủ yếu áp dụng khi có

những vi phạm các quyền hiến định của cơng dân trong q trình thu thập chứng cứ từ phía
cơ quan buộc tội nhằm mục đích khơi phục lại sự cân bằng khả năng tố tụng của hai bên
tranh tụng trong việc bảo vệ lợi ích của mình đã bị phá vỡ bởi vi phạm pháp luật.48 Tính
hợp pháp của chứng cứ là điều kiện tiên quyết của tính weight of evidence. Quy định này
47

Колдин В. Я., Полевой Н. С. Информационные процессы и структуры в криминалистике. – М., 1985. – С.
45. (Tiếng Việt: Koldin V. Ya., Polevoy N. S. Q trình và cấu trúc thơng tin trong khoa học điều tra hình sự. – M.,
1985).

48

Шестакова С.Д, Tlđd.

18


bắt nguồn từ hình thức xét xử có Đồn bồi thẩm tham gia. Đầu tiên, thẩm phán chuyên
nghiệp căn cứ vào vào yêu cầu tuân thủ những quy định hình thức của luật về thu thập
chứng cứ sẽ đánh giá chúng có hợp pháp hay khơng, được chấp nhận hay không được chấp
nhận. Chỉ sau khi được thẩm phán chấp nhận là hợp pháp thì các chứng cứ này mới được
Đoàn bồi thẩm xem xét đánh giá về vấn đề weight of evidence.
Trong mơ hình TTHS Anglo-saxon điều tra sơ bộ không được xem là giai đoạn độc
lập của TTHS, hoạt động của cảnh sát giai trong giai đoạn này không được luật TTHS điều
chỉnh, ngay cả khi cảnh sát thực hiện những yêu cầu của toà án do vậy những thông tin thu
thập được trong giai đoạn này chưa được chính thức thừa nhận là chứng cứ. Bên bào chữa
cũng có quyền thu thập chứng cứ bằng bất kỳ cách thức nào mà luật khơng cấm. Các bên
có quyền đề xuất chứng cứ của mình cho tồ án và chỉ sau khi được toà án xem xét chấp
nhận những thông tin này mới trở thành chứng cứ và được sử dụng như là căn cứ chứng
minh cho tình tiết nào đó của vụ án. Đặc thù này dẫn đến sự tồn tại của phiên toà tiên khởi

(pretrial hearing) trong TTHS Anglo-saxon. Trong phiên tồ này thẩm phán có nhiệm vụ
xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của các chứng cứ do các bên đề xuất, chấp nhận hoặc loại
trừ chứng cứ.49 Luật không quy định thế nào là chứng cứ hợp pháp “được chấp nhận” hay
“không được chấp nhận”, không quy định bất kỳ danh mục nguồn chứng cứ nào, bất kỳ
hình thức tố tụng nào mà các bên phải tuân thủ khi đề xuất chứng cứ, không quy định tiêu
chí để đánh giá chứng cứ được chấp nhận hay khơng được chấp nhận… Trong bối cảnh
như vậy thì thẩm phán dựa vào đâu để đánh giá và quyết định? Như đã nói ở trên, đó chính
là án lệ. Hệ thống án lệ tích lũy trong hàng trăm năm đã hình thành những trường hợp cụ
thể xem xét chấp nhận hay không chấp nhận chứng cứ làm căn cứ chứng minh trong vụ án
và những tiêu chí cụ thể mà thẩm phán cần phải dựa vào khi đánh giá và quyết định. Ở góc
độ này thấy rõ quy định về tính hợp pháp của chứng cứ trong hệ thống pháp luật Anglosaxon có vai trị bảo đảm kiểm sốt của toà án đối với hoạt động của cảnh sát nhằm chống
lại sự lạm quyền xâm phạm các quyền tự do hiến định của công dân trong giai đoạn điều
tra.50 Quy tắc loại trừ được xem như là hình thức chế tài khi thu thập chứng cứ có vi phạm
các quyền hiến định của công dân. Vi phạm các quyền hiến định của công dân ở những
lĩnh vực khác không áp dụng quy tắc loại trừ.51
Quan điểm khác cho rằng ở Anh chứng cứ không được chấp nhận là hợp pháp khơng
phải vì đã vi phạm quy định cụ thể nào của luật tố tụng về trình tự thu thập mà vì chứng

49

/>Сущенко С. А Недопустимость доказательств в уголовном процессе Российской Федерации и зарубежных
государств англо-американской и континентальной правовых семей: сравнительно-правовое исследование.
Aвтореферат дис.... кандидата юридических наук: 12.00.09.- Москва, 2020.(Tiếng Việt: Sushchenko S. A, Tính
khơng hợp pháp của chứng cứ trong tố tụng hình sự của Liên bang Nga và nước ngồi thuộc họ pháp luật Anh-Mỹ và
lục địa: nghiên cứu pháp lý so sánh, Tóm tắt luận án phó tiến sỹ khoa học pháp lý: 12.00.09- Matxcova, 2020).
51
Шестакова С.Д, Tlđd.
50

19



cứ này khơng có khả năng chứng minh những tình tiết cần phải chứng minh trong vụ án.52
BLTTHS của các quốc gia châu Âu lục địa không quy định danh mục đóng về nguồn
CC, về hành vi tố tụng được phép áp dụng trong q trình chứng minh. Tính hợp pháp của
chứng cứ trong TTHS của Đức có một số điểm tương đồng với mơ hình TTHS Anglosaxon. Hoạt động chứng minh thực chất diễn ra tại phiên toà xét xử nhằm xác định các tình
tiết có ý nghĩa cho việc giải quyết lỗi và hình phạt của bị cáo. Chỉ những CC tuân thủ yêu
cầu do luật định mới được chấp nhận. Chứng minh trong giai đoạn điều tra không chịu sự
điều chỉnh của luật, không bị ràng buộc về hình thức tố tụng, có thể tiến hành bằng bất kỳ
cách thức nào nhằm xác định sự tồn tại của các tình tiết cụ thể.53
Ở Nga tính hợp pháp của CC có tính hiến định bởi lẽ được ghi nhận trong Hiến pháp
LB Nga (k.2 Đ.50): “Khi xét xử khơng được sử dụng các CC thu thập có vi phạm luật”.
Tính hợp pháp của CC chính là yêu cầu tuân thủ các quy định của luật khi thu thập chứng
cứ. Luật quy định những tiêu chí cụ thể để đánh giá chứng cứ hợp pháp như chứng cứ phải
được thu thập từ nguồn do luật định; chứng cứ phải được thu thập bởi các chủ thể có thẩm
quyền theo luật định; chứng cứ phải được thu thập bằng những hoạt động tố tụng theo luật
định và tuân thủ trình tự, thủ tục tố tụng luật định khi thực hiện những hoạt động này.
Chứng cứ không tuân thủ các yêu cầu luật định là chứng cứ không hợp pháp. BLTTHS LB
Nga không ghi nhận ngoại lệ nào từ chuẩn mực chung về đánh giá chứng cứ hợp pháp. K.1
Đ.75 BLTTHS LB Nga ghi rõ hậu quả chứng cứ không hợp pháp là chứng cứ khơng có
hiệu lực pháp lý và không thể sử dụng làm căn cứ để buộc tội cũng như để chứng minh bất
kỳ tình tiết nào thuộc đối tượng chứng minh. Quy định trong Hiến pháp, cụ thể hố trong
BLTTHS định nghĩa về tính hợp pháp của chứng cứ, về tiêu chí đánh giá và về hậu quả
của khi chứng cứ không được chấp nhận là đặc thù của học thuyết chứng cứ Nga.
c. Tính xác thực của chứng cứ
Thuộc tính này chỉ được đề cập trong học thuyết chứng cứ Nga theo đó thơng tin là
nội dung của chứng cứ cần phải phù hợp với những gì đã xảy ra trong hiện thực khách
quan. Chứng cứ có thể liên quan đến vụ án, hợp pháp nhưng có thể khơng xác thực. Thí dụ
như lời khai của người làm chứng được thu thập hợp pháp liên quan đến những tình tiết sự
kiện của vụ án nhưng nội dung lại giả dối. Chứng cứ bị thừa nhận không xác thực thì khơng

có giá trị pháp lý và khơng thể là căn cứ để ra các quyết định tố tụng. Tính xác thực của
CC được xác định trên cơ sở làm rõ các tình tiết, các dấu vết, đánh giá tổng thể CC cũng
như đánh giá từng CC. Tính xác thực của CC phụ thuộc vào quá trình phản ánh của sự
kiện, tình tiết của vụ án vào thế giới khách quan, quá trình tồn tại dấu vết đến thời điểm

52

Зубарев A.A. Правовые последствия признания доказательств недопустимыми в уголовном процессе.
(Tiếng Việt: Zubarev A.A, Hậu quả pháp lý không chấp nhận chứng cứ là hợp pháp trong tố tụng
hình sự).
53
Гуценко К.Ф., Головко Л.В., Филимонов Б.А, Tlđd.

20


được phát hiện cũng như phụ thuộc vào hoạt động kịp thời và chuyên nghiệp của cơ quan
điều tra. Luật khơng quy định tiêu chí hình thức nào để đánh giá tính xác thực của chứng
cứ và ở đây hồn toàn áp dụng nguyên tắc tự do đánh giá CC theo niềm tin nội tâm trên cơ
sở so sánh, kiểm tra và đánh giá từng chứng cứ và tổng hợp chứng cứ. Trong thực tiễn, tính
xác thực của CC là một trong những thuộc tính khó xác định nhất vì công việc này bị quá
nhiều yếu tố chi phối như các sự kiện, tình tiết thực tế của vụ án, các yếu tố chủ quan của
cá nhân thu thập chứng cứ hoặc cá nhân tiếp nhận thông tin về sự kiện, tình tiết thực tế…)
Nếu khi đánh giá chứng cứ mà có hồi nghi về tính xác thực của CC và hồi nghi này
khơng thể khắc phục được thì theo u cầu của ngun tắc suy đốn vơ tội hồi nghi này
được giải thích về phía có lợi cho bị can.
d. Tính đáng tin cậy của chứng cứ
Tính đáng tin cậy của chứng cứ (loyauté de la preuve) chỉ được đề cập đến trong học
thuyết chứng cứ của phương Tây, khơng có trong học thuyết chứng cứ Nga vì thuộc tính
này rất gần với thuộc tính hợp pháp của CC. Tính đáng tin cậy nhấn mạnh đến khía cạnh

thu thập CC bằng hoạt động trinh sát - đặc tình. Chứng cứ không đáng tin cậy là chứng cứ
thu thập bằng hoạt động trinh sát - đặc tình khơng được luật quy định, bằng cách lừa dối,
cài bẫy, hứa hẹn giả tạo, đe doạ và bằng những hành vi xâm phạm đến tự do ý chí của cá
nhân. Xu thế chung hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới là thừa nhận khả năng sử dụng
kết quả hoạt động trinh sát - đặc tình trong hoạt động TTHS nhưng địi hỏi luật phải hạn
chế phạm vi sử dụng kết quả của hoạt động trinh sát - đặc tình, phải quy định rõ thủ tục
phê chuẩn đưa các kết quả đó vào trong hồ sơ vụ án và phải có cơ chế độc lập kiểm sốt
việc sử dụng kết quả đó.
Trong BLTTHS của các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anglo-saxon khơng có sự
phân biệt bản chất pháp lý giữa các chứng cứ TTHS và kết quả hoạt động trinh sát - đặc
tình. Trong thực tiễn kết quả này được xem như là chứng cứ cùng với những chứng cứ thu
thập được từ các hoạt động điều tra tố tụng khác. Khác với hệ thống pháp luật Anglosaxon, pháp luật tố tụng của các quốc gia châu Âu lục địa có quy định về chế định điều tra
đặc biệt (điều tra không công khai) cho phép sử dụng trực tiếp kết quả hoạt động trinh sát
- đặc tình trong hoạt động chứng minh tố tụng nếu những kết quả này được thu thập với sự
tuân thủ quy định của BLTTHS.
2.2.2 Một số quy tắc ngoại lệ và tranh luận liên quan đến thuộc tính của chứng cứ
a. Căn cứ loại trừ chứng cứ không hợp pháp
Mặc dù luật quy định rõ ràng là bất kỳ vi phạm luật nào khi thu thập chứng cứ đều
dẫn đến hậu quả chứng cứ không được chấp nhận là hợp pháp (Đ.75 BLTTHS LB Nga)
nhưng trong khoa học TTHS cũng như trong thực tiễn ở nước Nga vẫn xuất hiện câu hỏi
nên chăng cần thiết có sự phân hố ở đây? Trong khoa học TTHS có hai nhóm quan điểm
khác nhau xung quanh vấn đề này. Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng vi phạm pháp luật
21


có sự khác nhau về tính chất, khác nhau về hậu quả nên địi hỏi khách quan sự phân hố
thái độ khi xem xét đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ, thí dụ như cần thiết phân loại vi
phạm pháp luật tố tụng thành vi phạm dẫn đến hệ quả không hợp pháp vô điều kiện và vi
phạm mà việc thừa nhận CC khơng hợp pháp có tính ước lệ; vi phạm nghiêm trọng hoặc
không nghiêm trọng, vi phạm có thể khắc phục hoặc vi phạm khơng thể khắc phục, vi phạm

làm hồi nghi tính xác thực của chứng cứ và vi phạm xâm phạm quyền tố tụng của bị
can…54 Nhóm quan điểm thứ hai ủng hộ tuyệt đối việc thừa nhận không điều kiện chứng
cứ là không hợp pháp khi thu thập có bất kỳ vi phạm luật tố tụng nào, khơng phụ thuộc vào
tính chất của vi phạm, vi phạm có thể khắc phục hay vi phạm khơng thể khắc phục, có gây
thiệt hại hay khơng gây thiệt hại, cố ý hay vô ý… Khác với luật của Hoa kỳ, BLTTHS của
LB Nga khơng địi hỏi vi phạm phải xâm phạm quyền hiến định của công dân mà là vi
phạm bất kỳ quy định nào của BLTTHS hoặc bất kỳ luật liên bang nào.55 Những người
theo quan điểm này cho rằng thuộc tính hợp pháp của chứng cứ được xem là một trong
những công cụ quan trọng bảo vệ quyền con người trong TTHS do vậy vai trò này cần
được đặt lên hàng đầu khi xem xét thuộc tính hợp pháp của CC.
Hiện nay thực tiễn xét xử ở LB Nga khi giải quyết vấn đề này chủ yếu dựa vào giải
thích của Tồ án Tối cao LB Nga ngày 5/3/2004 theo đó CC bị thừa nhận là không hợp
pháp trong những trườg hợp sau: khi thu thập CC có vi phạm các quyền hiến định của cơng
dân; vi phạm trình tự do BLTTHS quy định về thu thập và củng cố chứng cứ; chứng cứ do
chủ thể khơng có thẩm quyền thu thập và củng cố; thu thập và củng cố chứng cứ bằng
những hành vi không do BLTTHS quy định.56
Trong luật án lệ của Hoa Kỳ ghi nhận rất nhiều ngoại lệ của quy tắc loại trừ chứng
cứ theo hướng bảo vệ những người của cơ quan THTT có lỗi vi phạm pháp luật khi thu
thập CC. Thí dụ điển hình về ngoại lệ của nguyên tắc loại trừ là vụ án Mariland chống
Garison. Cảnh sát nhận được lệnh khám nhà tại địa chỉ cụ thể, khi vào nhà phát hiện và thu
giữ được ma tuý. Sau đó mới biết tại địa chỉ ghi trong lệnh khám nhà có hai căn nhà đối
diện nhau và căn nhà mà theo lệnh phải khám xét không phải là nhà của ông Garison - nơi
phát hiện và thu giữ ma tuý - mà là nhà đối diện, nhà của ông Mac-Vebba. Do cảnh sát
thực hiện lệnh khám nhà khơng thể nhìn thấy trước khả năng trùng hợp này, khơng có ý
thức vi phạm bất kỳ quy định nào của luật nên ma tuý bị phát hiện và thu giữ được thừa
nhận là chứng cứ hợp pháp và ông Garison bị xét xử về tội tàng trữ ma tuý.57 Ngoại lệ ở
đây là đã xem xét đến yếu tố chủ quan (có lỗi hay khơng có lỗi) trong hành vi vi phạm
pháp luật của những người THTT để quyết định vấn đề có loại trừ chứng cứ hay khơng.
54


Балакшин В. С, Tlđd.
Боруленков Ю.П. Допустимость доказательств: время перемен? // Уголовное судопроизводство. – 2013
(Tiếng Việt: Borulencov. IU.P, Tính hợp pháp của chứng cứ: thời gian đã thay đổi?, Tố tụng hình sự 2013).
56
Боруленков Ю.П, Tlđd.
57
Maryland v. Garrison, 480 U.S. 79 (1987) (Tiếng Việt: Vụ án Mariland chống Garison, 480 Hoa Kỳ .79 (1987)
55

22


Đồng thời áp dụng nguyên tắc suy đoán những người THTT ln có lỗi khi vi phạm luật
theo đó những chủ thể này có nghĩa vụ chứng minh họ đã khơng có lỗi vi phạm luật khi
thu thập chứng cứ.58
b. Học thuyết “quả của cây độc” (fruit of the poisonous tree)
Học thuyết này có nguồn gốc từ học thuyết chứng cứ của Hoa Kỳ nói về mối liên hệ
có tính xâu chuỗi giữa các CC với nhau, khi mà CC này xuất hiện, hình thành trên cơ sở
tồn tại của CC khác. Thí dụ, bị can khai đã chuyển tài sản trộm cắp cho A. Trên cơ sở lời
khai này cơ quan điều tra tiến hành khám xét nhà của A và phát hiện, thu giữ được tài sản
trộm cắp. Vật chứng này được đưa vào hồ sơ. Sau đó cơ quan điều tra tiến hành cho người
bị hại nhận dạng tài sản bị trộm cắp, lấy lời khai người bị hại về tài sản bị trộm cắp… Mỗi
một CC trong xâu chuỗi này xuất hiện trên cơ sở của CC trước đó: biên bản khám nhà của
A và thu giữ tài sản trộm cắp xuất hiện trên cơ sở lời khai của bị can; biên bản người bị hại
nhận dạng tài sản trộm cắp xuất hiện trên cơ sở biên bản khám nhà A và thu giữ tài sản
trộm cắp; biên bản lấy lời khai người bị hại xuất hiện trên cơ sở biên bản nhận dạng tài sản
trộm cắp…Vấn đề đặt ra là nếu như CC đầu tiên - lời khai của bị can - trong xâu chuỗi này
bị coi là khơng hợp pháp (khơng có mặt của người bào chữa trong trường hợp sự tham gia
của chủ thể này là bắt buộc) thì số phận pháp lý của các CC còn lại tiếp theo sẽ như thế
nào?

Ở Hoa Kỳ học thuyết này được áp dụng trong thực tiễn xét xử rất mềm dẻo trong
những trường hợp cụ thể và đây chính là một trong những ưu điểm của truyền thống án lệ.
Trong khoa học TTHS Nga quan điểm truyền thống cho rằng tính hợp pháp của từng
CC phải được xem xét, đánh giá độc lập. Trong thí dụ trên thì nếu việc khám xét nhà của
A hồn tồn tn thủ quy định của BLTTHS thì biên bản khám xét, phát hiện và thu giữ
tài sản trộm cắp được xem là chứng cứ hợp pháp mặc dù chứng cứ trước đó - lời khai của
bị can là cơ sở khám xét nhà của A - bị coi là khơng hợp pháp (ngay cả trong tình huống
nếu khơng có lời khai của bị can thì khơng thể thực hiện khám xét nhà của A do khơng có
thơng tin khác về nơi cất giấu tài sản). Vào những năm 90 của thế kỷ trước thực tiễn xét
xử ở Nga đi theo hướng áp dụng học thuyết “quả của cây độc”. Nhưng hiện nay thì xu thế
này khơng phải là thắng thế trong thực tiễn xét xử. Điều này cho thấy thái độ thận trọng
đối với học thuyết “quả của cây độc” trong thực tiễn xét xử ở Nga.59
c. Quy tắc bất đối xứng
Trong khoa học TTHS Xô viết những năm 1980 đã xuất hiện trường phái lý luận
“quy tắc bất đối xứng” liên quan đến việc giải quyết vấn đề chứng cứ bị thừa nhận là khơng
hợp pháp có dẫn đến hậu quả pháp lý tiêu cực như nhau đối với bên buộc tội và bào chữa
hay không? Trường phái này cho rằng bên buộc tội không được sử dụng CC bị thừa nhận
58
59

Шестакова С.Д, Tlđd.
Головко Л.В, Tlđd.

23


×