Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.35 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Bài tập nhóm tháng 2 môn Luật TTDS
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1989 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự; tiếp đến năm 1994 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế; năm 1996 ban hành Pháp lệnh giải quyết các vụ án lao
động. Ba Pháp lệnh trên đã phần nào đáp ứng đòi hỏi bức thiết trong tố tụng phi
hình sự và là cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy vậy, các quy
phạm pháp luật của ba pháp lệnh trên đã dần lộ rõ hạn chế, mâu thuẫn. Đặc biệt,
trong vấn đề chứng cứ và chứng minh không có quy phạm nào chuẩn hóa khái
niệm chứng cứ và chứng minh, và không quy định đầy đủ về chế định này, điều
đó gây khó khăn cho việc sử dụng, đánh giá chứng cứ làm ảnh hưởng không nhỏ
trong việc giải trong việc giải quyết vụ án.
Thực tiễn đặt ra cần phải có một Bộ luật Tố tụng dân sự hoàn thiện hơn,
quy định đầy đủ và rõ ràng hơn về vấn đề chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương
tiện chứng minh.
Bài viết dưới đây tìm hiểu về vấn đề: chứng cứ, nguồn chứng cứ và
phương tiện chứng minh.
Nhóm KT33D1-3
2
Bài tập nhóm tháng 2 môn Luật TTDS
NỘI DUNG
I. Định nghĩa chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh
1. Chứng cứ
Chứng cứ trong TTDS có thể hiểu là những gì có thật phản ánh sự thật
khách quan về vụ việc dân sự và được thu thập theo trình tự nhất định do pháp
luật quy định. Do vậy, chứng cứ đóng vai trò quan trọng trong TTDS.
Chứng cứ là những sự kiện, tình tiết liên quan đến vụ việc dân sự, nó tồn
tại trong thế giới vật chất với muôn hình muôn vẻ. Tổng quát lại có hai dạng:
Các dấu vết phi vật chất, liên quan đến các tình tiết của vụ án được phản ánh vào


ý thức của con người;Các dấu vết vật chất. Tất cả các “dấu vết” được coi là
chứng cứ của vụ án chính là sự phản ánh các mặt riêng lẻ của sự vật về vụ án
được thu thập theo một trình tự, thủ tục do luật định là căn cứ cho việc xác định
sự thật vụ án, nhằm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Theo Điều 81 BLTTDS
định nghĩa về chứng cứ như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có
thật được đương sự và cá nhân, cơ quan tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc
do Tòa án thu thập được theo trình tự thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án
dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ
và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải
quyết đúng đắn vụ việc dân sự.”
Trên thực tế, thuật ngữ hai thuật ngữ chứng cứ và bằng chứng được sử
dụng như nhau nhưng thực chất chúng lại có khái niệm khác nhau. Chứng cứ
được dụng là căn cứ để tòa án xác định yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương
sự đúng hay không. Trong khi đó, bằng chứng là cái mà các chủ thể đưa ra dùng
để chứng tỏ yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ là đúng. Thực ra, bằng chứng
là phương tiện để các đương sự, người đại diện hay người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự, người đại diện hay người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự dựa vào để chứng minh cho yêu cầu hay sự phản đối của
họ. Tuy vây, tòa án cũng có thể sử dụng những tin tức được phản ánh trong các
bằng chứng để giải quyết vụ việc dân sự nếu đã kiểm tra được tính xác thực của
nó.
2. Nguồn chứng cứ.
Nhóm KT33D1-3
3
Bài tập nhóm tháng 2 môn Luật TTDS
Nguồn được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp
hay rút ra cái gì, điều gì. Do đó, nguồn chứng cứ được hiểu là nơi chứa đựng
chứng cứ. Tòa án chỉ có thể thu thập các nguồn chứng cứ để từ đó rút ra các
chứng cứ cần thiết để sử dụng vào việc tìm ra sự thật vụ án và đưa ra quyết định
đúng đắn để giải quyết vụ việc dân sự đó.

Theo quy định tại điều 82 BLTTDS năm 2004 thì nguồn chứng cứ được
quy định trong 8 nguồn chính. Ngoài 8 nguồn chứng cứ này Tòa án không được
sử dụng thêm bất cứ nguồn nào khác để thu thập làm chứng cứ cho việc giải
quyết vụ việc dân sự. Tại khoản 9 điều 82 BLTTDS năm 2004 quy định: “Các
nguồn khác mà pháp luật có quy định” cần được hiểu đây là một quy định dự
phòng của pháp luật chứ không phải là một quy định mở để Tòa án áp dụng
trong quá trình thu thập chứng cứ giải quyết vụ án. Do vậy, cho đến khi pháp
luật có quy định thêm một nguồn chứng cứ nào đó thì Tòa án chỉ được phép thu
thập chứng cứ theo qui định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 82 của BLTTDS
Tuy nhiên, không phải bất cứ tài liệu, dữ kiện nào được thu thập từ các
nguồn chứng cứ cũng đều được xem là chứng cứ và được sử dụng vào việc giải
quyết vụ án mà các tài liệu, dữ kiện này phải đảm bảo được các thuộc tính cơ
bản của chứng cứ, đồng thời phải phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng
dân sự về xác định chứng cứ.
Ví dụ: biên bản ghi lời khai của đương sự là một nguồn chứng cứ nhưng
có những trường hợp toàn bộ lời khai đó là gian dối, bịa đặt thì lời khai đó
không được coi là chứng cứ của vụ án.
Điều 83 BLTTDS đã quy định cụ thể về điều kiện xác định chứng cứ
trong các nguồn chứng cứ. Với quy định này của điều luật chúng ta thấy rằng :
đối với loại nguồn chứng cứ là các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được khi
có chứa đựng chứng cứ của vụ án; nếu là tài liệu đọc được nội dung thì phải là
bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do các tổ
chức, cơ quan có thẩm quyền cung cấp, xác nhận; nếu là loại tài liệu nghe được,
nhìn được (như băng đĩa ghi âm, ghi hình) thì phải xuất trình được văn bản xác
nhận về xuất xứ của các tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc
thu âm, ghi hình đó; có như vậy thì các tài liệu đó mới được coi là có giá trị và
được sử dụng làm chứng cứ chứng minh trong vụ án.
Nhóm KT33D1-3
4
Bài tập nhóm tháng 2 môn Luật TTDS

Đối với loại nguồn chứng cứ là vật chứng: vật chứng được pháp luật quy
định là nguồn chứng cứ vì tồn tại trong chính bản thân nó là chứng cứ của vụ án,
nó chỉ chứa đựng chứng cứ chứ nó không phải là chứng cứ.
Ví dụ : A kiện B đòi bồi thường chiếc xe bị hư – ở đây chiếc xe bị hư là
vật chứng còn những hư hỏng của xe là chứng cứ.
Ngoài ra các lời khai của đương sự, người làm chứng, kết luận giám định,
biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ và kết quả định giá tài sản nếu được tiến
hành đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và đảm bảo 3 thuộc tính của
chứng cứ thì sẽ được coi là chứng cứ và được sử dụng để giải quyết vụ việc dân
sự tại Tòa án.
3. Phương tiện chứng minh
Phương tiện chứng minh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng
dân sự. Muốn làm rõ những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thì các chủ thể
chứng minh phải sử dụng những công cụ nhất định do pháp luật quy định như
lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, kết luận của người giám
định…
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về phương tiện chứng minh nhưng hiểu
theo nghĩa chung nhất, bao quát nhất, Phương tiện chứng minh là những công cụ
do pháp luật quy định các chủ thể chứng minh được sử dụng để làm rõ các tình
tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
Mỗi vụ việc dân sự đều có những đối tượng chứng minh riêng. Việc lựa
chọn sử dụng những phương tiện chứng minh bất kỳ trong mỗi vụ việc dân sự là
tùy thuộc vào những tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh của vụ việc
dân sự cần giải quyết. Thông thường mỗi phương tiện chỉ có thể làm rõ một số
tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự nhất định nhưng các tình tiết, sự kiện chứng
minh trong mỗi vụ việc dân sự rất đa dạng nên trong mỗi trường hợp cụ thể các
chủ thể chứng minh có thể phải sử dụng một hoặc nhiều phương tiện chứng
minh để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
Phương tiện chứng minh có tính chất quyết định kết quả giải quyết vụ
việc dân sự. Để đảm bảo việc phải giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, pháp luật

quy định những phương tiện chứng minh cụ thể mà các chủ thể chứng minh
được sử dụng. Mỗi phương tiện cụ thể cũng chỉ được sử dụng để chứng minh
Nhóm KT33D1-3
5

×