Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hàn quốc vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.14 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
...................***...................

LÊ THỊ MAI HƯƠNG

ận

Lu
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI



n

TỪ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM

ạc

th

nh

Ki
tế

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội - 2016



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
...................***...................

LÊ THỊ MAI HƯƠNG

ận

Lu
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI



n

TỪ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM

ạc

th
: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số

: 60.34.02.01



Chuyên ngành


nh

Ki
tế

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. NGUYỄN ĐÌNH KIỆM

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan những kết quả được trình bày trong luận văn “Thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi từ Hàn Quốc vào Việt Nam”, là cơng trình khoa
học độc lập của tơi, được nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu và các văn bản chính
thống đã được công bố, không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và Pháp luật Việt
Nam. Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.,TS
Nguyễn Đình Kiệm.
Nếu sai trái, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lu

Hà nội, ngày

tháng

năm 2016

ận


Tác giả luận văn

n


ạc

th

Lê Thị Mai Hương


nh

Ki
tế


MỤC LỤC

ận

Lu

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI FDI VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TỪ HÀN QUỐC...........................................................................................................1
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................................1
1.1.1. Khái niệm....................................................................................................1
1.1.2. Bản chất và đặc điểm FDI...........................................................................3
1.1.3. Các hình thức thu hút FDI...........................................................................4
1.1.4. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế................................................6
1.2. Đặc điểm FDI của Hàn Quốc.........................................................................12
1.2.1. Đặc điểm...................................................................................................12
1.2.2. Mục tiêu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc.............................14
1.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Hàn Quốc.............................................14
1.3.1. Các chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc...................14
1.3.2. Tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Hàn Quốc.......16
1.4. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và bài học cho Việt Nam....................................................................18
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
.............................................................................................................. 18
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.......................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TỪ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM............................................................34
2.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI từ Hàn Quốc............34
2.1.1. Chính sách thu hút FDI của Việt Nam.......................................................34
2.1.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc.....................................................37
2.2. Tình hình thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam...................................42
2.2.1. Vốn và dự án đầu tư..................................................................................42
2.2.2. Cơ cấu đầu tư.............................................................................................51
2.3. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam..............55


n



ạc

th



nh

Ki

tế


ận

Lu

2.3.1. Những kết quả chủ yếu đạt được...............................................................55
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................61
2.3.3. Vấn đề đặt ra đối vớithu hút đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam. . .74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................................77
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HÀN QUỐC VÀO
VIỆT NAM................................................................................................................. 78
3.1. Bối cảnh của Hàn Quốc và Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi.......................................................................................................78

3.1.1. Tình hình kinh tế Hàn Quốc......................................................................78
3.1.2. Bối cảnh trong nước..................................................................................80
3.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Hàn Quốc
vào Việt Nam..........................................................................................................82
3.3. Triển vọng hợp tác Việt Nam- Hàn Quốc...................................................83
3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.......................................................................86
3.4.1. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc........................86
3.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài......88
3.4.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính......................................................89
3.4.4. Phát triển và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng.....................................92
3.4.5. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc.......................................................................94
3.4.6. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thu hút FDI của Hàn Quốc...............95
3.4.7. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ........................................................96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................................98
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

n



ạc

th



nh


Ki

tế


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

: Đầu tư trực tiếp nước ngồi

KTQD

: Kinh tế quốc dân

CGCN

: Chuyển giao cơng nghệ

GDP

: Tổng sản phẩm quốc dân

CNH

: Cơng nghiệp hóa

ASEAN

: Hiệp hội các nước Đông Nam Á


KCX

: Khu chế xuất

KCNC

: Khu công nghệ cao

KCN

: Khu kinh tế

ận

KKT

Lu

FDI

: Khu công nghiệp



: Tổ chức Thương mại Thế giới

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

BOT

: Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BTO

: Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh

BT

: Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

EU

: Liên minh Châu Âu

n

WTO

ạc

th




nh

Ki

tế


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Đầu tư của Hàn Quốc ra nước ngoài theo vốn và dự án...............................17
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam năm 2014............................40
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2014..................40
Bảng 2.3: FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam, giai đoạn 1992- tháng 11/2015................44
Bảng 2.4: 10 đối tác quan trọng của Việt Nam đến T8/ 2015......................................46
Bảng 2.5: Tỷ trọng các ngành kinh tế Việt Nam từ năm 2012 - 2015..........................57

Lu

Biểu đồ 1: Thống kê về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt

ận

Nam  - Hàn Quốc 11 tháng 2014 so với 11 tháng 2013...............................................58

n


ạc

th


nh

Ki
tế


LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư nước ngồi có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế -xã hội của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình, Việt Nam ln chú
trọng đến đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và ln coi FDI là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân (KTQD) được khuyến khích phát
triển lâu dài và bình đẳng như các thành phần kinh tế khác.
Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới. Hai nước Việt Nam – Hàn
Quốc đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1992. Từ lâu, Chính phủ Việt

Lu

Nam đã xác định Hàn Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng. Đầu tư từ Hàn

ận

Quốc vào Việt nam, đặc biệt là đầu tư trực tiếp ln được Chính Phủ Việt



Nam đánh giá cao và nỗ lực xúc tiến, thúc đẩy quan hệ này ngày càng phát triển.

n


Các nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm đến thị trường đầy tiềm năng của

ạc

th

Việt Nam, đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988, ngay sau khi Luật đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Việt Nam có hiệu lực. Tính đến hết năm 2015, vốn FDI



đăng ký của Hàn Quốc vào Việt Nam xấp xỉ gần 50 tỷ USD, xếp vị trí thứ nhất

Ki

trong 10 nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam .

nh

Là một trong ba chân kiềng vững chãi nhất ( Nhật Bản, Hoa Kì), Hàn

tế

Quốc đang ngày càng trở thành đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam, với lý
do khơng chỉ vì số lượng vốn lớn, mà cịn vì vốn đầu tư từ quốc gia này đang
hướng đúng vào mục tiêu chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
của Việt Nam.
Cho tới thời điểm này, có lẽ khơng cịn phải nghi ngờ về vai trò cũng như
tiềm năng của dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam, bởi lũy kế đến tháng
11/2015, đã có 44 tỷ USD từ Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Thậm chí, nếu

tính cả các khoản đầu tư từ các nước thứ ba, thì con số này có thể lên tới trên 50
tỷ USD (theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
"Tốc độ và quy mô đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng


mạnh. Với Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc, thuế quan
đối với nhiều dòng sản phẩm giảm mạnh, nên sẽ có nhiều doanh nghiệp Hàn
Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam", ông Hong Sun,
Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam nhận định.
Một kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc
(KITA) đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2015 cho biết, 49% trong tổng
số 540 doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia khảo sát về môi trường đầu tư tại 32
quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 3% trong 3 năm qua đã khẳng
định có kế hoạch phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Thậm khí, khi "đặt lên bàn cân" với các đối thủ trong khu vực, như

Lu

Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Cục Đầu tư nước ngồi cho rằng, Việt Nam đang

ận

có lợi thế hơn hẳn. Chẳng hạn, Myanmar chỉ là thị trường mới nổi, kém về cơ sở hạ



tầng, chi phí đầu tư lớn. Cịn Thái Lan gần đây đã trở thành thị trường du lịch trọng

n


điểm, hơn là đầu tư, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã rút khỏi đây...

th

"Việt Nam là quốc gia đang phát triển mở nhất khu vực ASEAN. Khi

ạc

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, Việt Nam sẽ là



quốc gia ASEAN (không phải đảo quốc) duy nhất cùng tham gia TPP và có

Ki

nh

Hiệp định FTA với EU", đại diện Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.
Tuy nhiên, kết quả thu hút vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn

tế

chưa tương xứng với tiềm năng hai nước số dự án và số vốn đầu tư có xu
hướng giảm xuống trong mấy năm gần đây, tiến độ giải ngân các dự án còn
chậm, sử dụng nguồn vốn FDI chưa thực sự hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng thu hút
vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp thúc đẩy
thu hút và sử dụng nguồn FDI của Hàn Quốc có hiệu quả hơn trong bối cạnh
mới. Chính vì vậy, tơi chọn nghiên cứu đề tài “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài từ Hàn Quốc vào Việt Nam ” làm đề tài luận văn thạc sỹ .
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp


nước ngồi của Hàn Quốc vào Việt Nam từ đó luận văn đề xuất các giải pháp
chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn
Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ Hàn quốc
vào Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn
Quốc vào Việt Nam giai đoạn từ năm 1990 đến 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và

Lu

Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phương pháp cụ thể như thống kê,

ận

phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp lơgíc với lịch sử… Ngồi ra luận văn cịn
giải quyết nhiệm vụ đặt ra.

n



kế thừa có chọn lọc một số kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước đây để


ạc

th

5. Nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn



được kết cấu thành ba chương:

Ki

nh

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc vào Việt Nam

tế

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc
vào Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc
vào Việt Nam .


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI FDI VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TỪ HÀN QUỐC
.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
.1.1. Khái niệm
Đầu tư nước ngoài ( Foreign Direct Investment _ FDI ) ngày càng có vai
trị quan trọng đối với nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Chính vì vai trị
quan trọng của nó mà có rất nhiều tổ chức kinh tế đưa ra khái niệm đầu tư trực

Lu

tiếp nước ngoài nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế

ận

vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế và



phân loại, sử dụng trong công tác thống kê quốc tế.

n

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra định nghĩa như sau:

th

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước




quyền quản lý tài sản đó”.

ạc

chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với

nh

Ki

Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trườnghợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý

tế

ở nước ngồi là các cơ sở kinh doanh.Trong trường hợp đó nhà đầu tư thường
hay đươc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi
nhánh công ty”.
Trong cuốn cẩm nang thanh toán, xuất bản lần thứ 5 năm 1993, Quỹ tiền tệ
quốc tế IMF (International Monetary Fund) định nghĩa:
“Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế mà một đơn vị cư trú của một
nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) đầu tư vào một đơn vịcư trú của một nền kinh
tế khác (xí nghiệp đầu tư trực tiếp) với mục đích thu được lợi ích lâu dài từ hoạt
động đầu tư này”.
Hiệp hội Luật quốc tế Henxitiky (1996 ) định nghĩa:

1


“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang

nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó những xí nghiệp kinh doanh hay
dịch vụ”.
Theo tác giả Trần Ngọc Thơ trong cuốn sách tài chính quốc tế thì :
“ Đầu tư trực tiếp nước ngồi xảy ra khi cơng dân của một nước (nước
đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các họat động kinh tế ở một nước khác (nước
tiếp nhận đầu tư). Các cơng ty nắm quyền kiểm sốt hoạt động ở nhiều quốc gia
được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia hay các cơng
ty tồn cầu. Sự phát triển họat động của các cơng ty này chính là động lực thúc
đẩy sự phát triển trong thương mại quốc tế thơng qua hình thức đầu tư trực tiếp

Lu

vào các quốc gia khác trên thế giới” (Trang 379, chương 18, PGS.TS Trần Ngọc

ận

Thơ và PGS.TS Nguyễn Ngọc Định, Tài chính quốc tế, khoa tài chính doanh



nghiệptrường Đại học kinh tế Tp.HCM)

n

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1997 đưa ra khái niệm:

th

“Đầu tư trực tiếp nước ngòai là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào


ạc

Việt Nam vốn bằng tiền nước ngồi hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt



Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí

Ki

nh

nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của
luật này”.

tế

Luật đầu tư 2005 khơng có định nghĩa cụ thể về đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhưngtheo khoản 2 và khỏan 12 điều 3 định nghĩa:
- “ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
giaquản lý hoạt động đầu tư”.
- “Đầu tư nước ngoài là việt nhà đầu tư nước ngòai đưa vào Việt Nam vốn
bằngtiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành họat động đầu tư”.
Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc
nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc
gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể
2



kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho mình”.
Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước
ngồi. Hai đặc điểm cơ bản của FDI đó là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm
vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào họat động
sử dụngvốn và quản lý đối tượng đầu tư.
1.1.2. Bản chất và đặc điểm FDI
Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm mục đích tối đa hố lợi
ích đầu tư thơng qua di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ
quản lý của nhà đầu tư nước ngồi) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư.
Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tư khi cho

Lu

rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ.
FDI là một dự án mang tính lâu dài, không dễ rút đi trong một thời gian





ận

Đặc điểm:

n

ngắn. Bởi vậy, nước sở tại nhận được một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu

th


tư trong nước trong một thời gian tương đối dài mà không phải lo trả nợ. Đây là

ạc

đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Đầu tư



gián tiếp thường là các vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thơng

Ki

nh

qua việc mua, bán chứng khốn. Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so
với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn đầu tư ban đầu.

tế

 FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây
củng là đặc điểm khác với đầu tư gián tiếp. Trong khi đầu tư gián tiếp không
cần sự tham gia quản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ
tức từ việc mua chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư,
ngược lại các nhà đầu tư trực tiếp có quyền tham gia hoạt động quản lý trong
các doanh nghiệp FDI.
 Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu);
chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc
tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.
 FDI là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất và chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật.
3



Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây
chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có
trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất.Và vì vậy,
FDI là cơng cụ để các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ từ nước mình sang
các nước nhận đầu tư FDI.
 FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của
mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội
nhập quốc tế về đầu tư.
1.1.3. Các hình thức thu hút FDI
Theo quyết định tại Luật đầu tư nước ngoài ngày 9/6/2000, có các hình

Lu

thức chủ yếu sau:

ận

- Doanh nghiệp liên doanh



- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

n

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh

th


Theo khu vực, theo tính chất tập trung của các dự án có các hình thức như

ạc

khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, đặc khu kinh tế.



Ngồi ra gần đây cịn có các hình thức đầu tư khác như BOT (xây dựng-

Ki
nh

kinh doanh- chuyển giao); BT; …

Các hình thức đầu tư của FDI ngày càng phong phú và đa dạng theo nhu

tế

cầu và tình hình thực tế. Tuỳ theo yêu cầu, mục tiêu của mỗi dự án và kinh
nghiệm thực tế, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các hình thức thích hợp.
1.1.3.1. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên để tiến hành
đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết
quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới, phương thức
hoạt động chủ yếu là các đơn vị kinh tế trong nước (nước sở tại) thực hiện sản
xuất gia cơng lắp ráp sản phẩm cho phía nước ngồi và nhận lại tiền cơng lao
động hoặc bằng sản phẩm.
Ưu nhược điểm của hình thức này là:

4


Ưu điểm: Tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ chun
mơn và trình độ quản lý cho cán bộ, tránh được các thua thiệt rủi ro.
Nhược điểm: Trang thiết bị máy móc thường được đầu tư ở mức độ thấp,
lạc hậu.
1.1.3.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam,
trên cơ sở hoạt động liên doanh ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành
đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (pháp nhân kinh tế của nước sở tại). Mỗi bên
liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp
định của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh (lỗ, lãi) được chia theo tỷ lệ góp vốn.

Lu

Ưu điểm: Đây là hình thức khá phổ biến trong các hình thức đầu tư trực

ận

tiếp nước ngồi.



- Hình thức này nó cho phép tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài, khai thác

n

được lợi thế của nước sở tại về lao động, tài nguyên. Nước tiếp nhận đầu tư có


th

điều kiện tiếp thu các công nghệ hiện đại tiên tiến, nâng cao được chất lượng sản

ạc

phẩm và hạ giá thành, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, hội



nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Ki

nh

- Có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngồi, nâng
cao trình độ chun mơn, trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ

tế

của nước sở tại.

Nhược điểm: Do hai bên hoặc nhiều bên có sự khác nhau về văn hố, ngơn
ngữ, chế độ chính trị, hệ thống pháp luật và bộ máy quản lý nên dễ xảy ra các mâu
thuẫn trong điều hành sản xuất kinh doanh, tranh chấp quyền lợi, nhiều khi nước sở
tại thường bị thua thiệt do trình độ tham gia liên doanh, năng lực quản lý yếu và tỷ
lệ góp vốn thấp nên tiếng nói trong liên doanh bị hạn chế.
1.1.3.3. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư

nước ngoài lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh trong khuôn khổ của pháp luật nước sở tại.
5


Hình thức này có ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Do là loại hình mà nhà đầu tư nước ngồi đầu tư 100% vốn nên
nước sở tại khơng phải bỏ vốn và thực hiện công tác quản lý trực tiếp mà vẫn
thu được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
giải quyết được lao động.
Nhược điểm: do trình độ quản lý yếu nên nước sở tại sẽ bị nhiều hạn chế
trong việc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3.4. Hình thức hợp đồng – xây dựng- kinh doanh- chuyển giao
Các hình thức đầu tư mới theo Nghị định 62/ NĐ-CP ngày 15/8/1998:
* BOT: Xây dựng- kinh doanh- chuyên giao (Build- Operation- Transfer)

Lu

* BTO: xây dựng – chuyển giao- kinh doanh

ận

* BT:

xây dựng - chuyển giao.



Hợp đồng BOT: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong và được phép tổ


n

chức kinh doanh, khai thác trong một thời gian để hoàn vốn và thu lợi nhuận.

th

Khi hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư sẽ chuyển giao cơng trình đó cho Chính

ạc

phủ nước sở tại.



Hợp đồng BTO: Nhà đầu tư nước ngồi xây dựng xong chuyển giao

Ki

nh

chương trình đó cho chính phủ nước sở tại. Đổi lại chính phủ nước sở tại sẽ
giành quyền kinh doanh cơng trình đó cho nhà đầu tư trong một thời gian nhất

tế

định để thu hồi vốn và có lợi nhuận.

Hợp đồng BT: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong và chuyên giao
chương trình đó cho nước sở tại. Đổi lại nhà nước sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư
thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

1.1.4. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngồi có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế
của một quốc gia, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, kinh tế- xã hội
và chính trị của nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.4.1. Những tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
6


Đầu tư trực tiếp nước ngồi có vai trị quan trọng đối với tăng trưởng kinh
tế, giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao
động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ).
- Đầu tư trực tíêp nước ngồi bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư cao.
Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn
trong nước và vốn ngồi nước. Vốn trong nước được hình thành thơng qua tiết
kiệm và đầu tư. Vốn ngồi nước được hình thành thông qua vay thương mại, đầu
tư gián tiếp và hoạt động của đầu tư trực tiếp. Đối với các nước nghèo và đang
phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Những

Lu

quốc gia này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư. Paul A. Samuelson khi

ận

nghiên cứu nền kinh tế của các nước đang phát triển và kém phát triển đã ví hoạt




động sản xuất của các nước này như là một vịng đói nghèo luẩn quẩn.

n

Mơ hình biểu thị vịng luẩn quẩn

ạc

th


Tiết kiệm và
đầu tư thấp

nh

Ki
Tốc độ tích luỹ
vốn thấp

tế

Thu nhập bình
qn thấp

Năng suất thấp

Mơ hình trên cho thấy thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm và đầu tư thấp, tiết
kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở đến quá trình phát triển của vốn và làm cho tích
tụ vốn thấp, khơng có đủ vốn cho đầu tư, sẽ làm cho năng lực sản xuất của quốc

gia đó giảm; năng lực sản xuất giảm dẫn đến thu nhập thấp và lại quay trở lại
7


chu kỳ ban đầu. Vịng luẩn quẩn đói nghèo cứ lặp đi lặp lại chu kỳ như trên. Do
vậy, để phá vỡ vòng luẩn quẩn, các nước nghèo và đang phát triển phải tạo ra
“một cú huých lớn” để phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Biện pháp hữu hiệu nhất có
thể coi là bước đột phá để phá vỡ vịng luẩn quẩn đó là tăng vốn cho đầu tư, huy
động các nguồn lực để phát triển nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn
đến thu nhập tăng. Đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể xem như là một nhân tố
hay cú huých lớn để phá vỡ vịng đói nghèo trên.
- Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần vào q trình phát triển cơng nghệ
Cơng nghệ có một vai trị hết sức quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng
kinh tế và làm chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn. Sản phẩm mới được áp

Lu

dụng cơng nghệ sản xuất tiên tiến, có hàm lượng khoa học cao sẽ kích thích tiêu

ận

dùng (tính mới của sản phẩm và giá thành hạ) dẫn đến kích thích sản xuất và



tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Đối với các nước đang phát triển và

n

kém phát triển, công nghệ giúp những nước này theo kịp tốc độ tăng trưởng của


th

các nước công nghiệp phát triển dựa trên lợi thế của những nước đi sau (kế thừa

ạc

những thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại). Hoạt động đầu tư trực tiếp



nước ngồi có vai trị đặc biệt quan trọng đối với q trình phát triển khoa hoc

Ki

nh

cơng nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực lao động tại nước tiếp nhận
đầu tư. FDI có tác động đến phát triển công nghệ của một quốc gia thông qua:

tế

chuyển giao công nghệ; phổ biến công nghệ và phát minh cơng nghệ. Đối với
chuyển giao cơng nghệ thì thông qua hoạt động FDI đã làm cho “khoảng cách
công nghệ giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư bị thu hẹp. Hình thức
chuyển giao cơng nghệ thông qua FDI được thực hiện thông qua: chuyển giao
bên trong và chuyển giao bên ngoài. Chuyển giao bên trong là hình thức chuyển
giao chủ yếu nhất và được thực hiện giữa công ty mẹ vào chi nhánh công ty con.
Chuyển giao bên ngồi được thực hiện giữa các cơng ty khác nhau như: liên
doanh với doanh nghiệp trong nước, hợp đồng li-xăng, hỗ trợ công nghệ….

- Đầu tư nước ngồi góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển
nguồn nhân lực
8


Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động khơng nhỏ
đến tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Do vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng
lao động trong giai đoạn hiện nay ở mổi quốc gia đã và đang là vấn đề được
nhiều nước quan tâm. FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu
tư liên quan đến cả số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao động ở đây
được hiểu là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Cịn đối với chất
lượng lao đơng, FDI đã làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực, kỹ năng lao
động và quản trị doanh nghiệp thông qua: trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp
nâng cao trình độ lao động.
b. Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội

Lu

- Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

ận

nước tiếp nhận đầu tư. Hoạt động FDI đi kèm với các yếu tố vốn, cơng nghệ, kỹ



năng và trình độ quản lý đã có tác động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tế của

n


nước tiếp nhận đầu tư. Qua nghiên cứu ở các nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động

th

đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đối với

ạc

ngành sản xuất nông nghiệp tỷ lệ đầu tư tương đối thấp hoặc nếu có đầu tư thì



đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực cơng nghiệp chế biến.

Ki

nh

- Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần thúc đẩy xuất khẩu
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động xuất

tế

khẩu của nước tiếp nhận đầu tư thông qua xây dựng năng lực xuất khẩu và mở
rộng thị trường xuất khẩu.
- Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần cải thiện cán cân thanh tốn. Hoạt
động FDI với tính chất là nguồn vốn đầu tư ổn định so với đầu tư gián tiếp đã
góp phần quan trọng để duy trì, cải thiện cán cân thanh toán tổng thể trong nền
kinh tế.
- Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu

nhập cho người lao động
Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động tại các nước tiếp nhận
đầu tư, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo việc làm cho
9


người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này.
Thứ nhất, trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địa phương
trong các doanh nghiệp có vốn FDI.
Thư hai, FDI gián tiếp tạo việc làm thơng qua việc hình thành các doanh
nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI và khi
các doanh nghiệp vệ tinh này được hình thành và phát triển sẽ tạo việc làm trong
phạm vi toàn xã hội.
Về vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động, ở các nước đang phát
triển người lao động làm việc cho các chi nhánh công ty nước ngoài được trả
lương cao hơn so với doanh nghiệp trong nước. Sở dĩ như vậy là do: sản lượng

Lu

sản xuất của doanh nghiệp FDI thường cao hơn so với doanh nghiệp trong nước;

ận

lao động được tuyển dụng thường là lao động có trình độ cao và có tính kỹ luật



cao; những công ty FDI thường là những doanh nghiệp có uy tín và quy mơ lớn.

n


Ngồi ra, điều kiện lao động và chăm sóc về mặt sức khoẻ, y tế đối với người

th

lao động tại nước tiếp nhận đầu tư tốt hơn so với các doanh nghiệp địa phương.

ạc

- Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần vào q trình mở rộng hợp tác kinh tế



quốc tế. Quan hệ đầu tư quốc tế xuất hiện từ thế kỷ XVIII. Thời kỳ này được coi là

Ki

nh

q trình hội nhập nơng trong lĩnh vực đầu tư, có nghĩa là các nước quan hệ đầu tư
với nhau trên cơ sở tự nguyện, có lợi ích và chưa đặt ra cho nhau các nghĩa vụ phải

tế

thực hiện. Hiện nay, quan điểm về hội nhâp kinh tế quốc tế trong phạm vi giữa các
quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới biểu hiện tự do hoá trong bốn lĩnh vực:
thương mại hàng hoá, sở hữu trí tuệ, đầu tư và thương mại dịch vụ.
1.1.4.2. Những thách thức và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài
a, Về bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế
- Vốn do hoạt động FDI cung cấp có thể khơng lớn. Bởi vì các doanh

nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể huy động vốn từ các nguồn cho vay
trong nước của nước tiếp nhận đầu tư, sau khi hoạt động có lãi, nhiều doanh
nghiệp có vốn đầu tư đã tiến hành chuyển lợi nhuận về nước. Ngoài ra, vốn đầu
tư của các doanh nghiệp FDI có thể dưới hình thức máy móc thiết bị hoặc đóng
10


góp trong liên doanh dưới hình thức quyền sở hữu trí tuệ.
- Vốn do hoạt động FDI, trong một số trường hợp được cung cấp với một
lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một quốc gia. Cụ thể, nếu
vốn FDI được cung cấp hoặc dịch chuyển vào một số quốc gia với số lượng lớn
sẽ làm cho cầu tiền giảm, làm cho lạm phát có thể tăng lên và ảnh hưởng đến kế
hoạch điều chỉnh chính sách tiền tệ của một quốc gia.
b, Về mơi trường, chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất
Về vấn đề môi trường, các nhà kinh tế học đều cho rằng tốc độ tăng trưởng
kinh tế tỷ lệ thuận với tốc độ gây ô nhiễm môi trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao sẽ phải sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và những chất thải từ

Lu

hoạt động sản xuất là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi

ận

trường. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực



sản xuất công nghiệp và những chất thải nếu không được xữ lý và kiểm soát chặt chẽ


n

từ những nhà máy do nhà đầu tư nước ngoài thành lập sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.

th

Một trong những lý do thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại các nước kém phát

ạc

triển đó là tiêu chuẩn kiểm sốt mơi trường ở những nước này thấp hơn ở những



nước phát triển.

Ki

nh

Bên cạnh những tác động gây ô nhiễm môi trường thông qua hoạt động sản
xuất trực tiếp, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu từ nước đi đầu tư sang nước tiếp

tế

nhận đầu tư củng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ơ nhiễm mơi
trường. Mặt khác, nó còn làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nước tiếp nhận đầu tư.
c, Những mặt hạn chế khác
Về lao động, người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI thường địi hỏi
phải có trình độ lao động cao nếu không đáp ứng thường bị sa thải. Một trong

những nguyên nhân dẫn đến người lao động bị sa thải là do sự hợp nhất, sáp nhập
và giải thể của các doanh nghiệp FDI diễn ra ngày càng tăng trên thế giới.
Về cạnh trạnh, những công ty FDI, nhất là những công ty đa quốc gia
thường sở hữu những công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức sản xuất, vốn lớn so
với các doanh nghiệp trong nước; do vậy, sẽ gây nên những tác động tiêu cực
11


đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Về mặt chính trị, do thành cơng trong hoạt động kinh doanh, những công ty
FDI và công ty đa quốc gia ngày càng có vai trị quan trọng trong hoạt động xã hội,
chính trị. Các cơng ty đa quốc gia có thể can thiệp vào chính sách, quyết định phát
triển kinh tế của một quốc gia và hoạt động chính trị ở nước tiếp nhận đầu tư.
.2.

Đặc điểm FDI của Hàn Quốc

1.1.1. Đặc điểm
FDI của Hàn Quốc là một dạng quan hệ kinh tế có đặc điểm chủ yếu sau:
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong
công nghiệp chế tạo, sử dụng nhiều lao động, sản phẩm được xuất khẩu là

Lu

chính.Việc tận dụng nguồn lao động rẻ vẫn là mục đích của nhiều nhà đầu tư

ận

nước ngồi khi đầu tư vào Việt Nam. FDI của Hàn Quốc vào các ngành sản xuất




ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, đồ dân dụng và các sản phẩm xuất khẩu.

n

- Các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức

th

100% vốn đầu tư nước ngồi, chiếm khoảng 80%, tiếp đến là hình thức liên

ạc

doanh, chiếm khoảng 15% và còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh...Có thể là



nhà đầu tư Hàn Quốc rất cẩn thận khi đầu tư vào đối tác và họ luôn cẩn trọng

Ki

nh

trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh, lĩnh vực đầu tư và địa điểm.
- Các dự án đầu tư của Hàn Quốc nhìn chung hoạt động tốt, quy mơ bình

tế

quân vốn lớn, cao hơn mức bình quân chung của cả nước ( trên 50 triệu USD) và

chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất.
-Dự án đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào các tỉnh, thành phố lớn
là thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Nội và Đồng Nai, có thể nói, cho đến
nay, hầu hết các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc (Chaebol) đều đã có mặt ở
Việt Nam ( Samsung, Posco, Lotte,....)
- Các dự án Hàn Quốc tập trung vào những địa bàn có cơ sở hạ tầng tương
đối tốt. Tỷ lệ các dự án bị giải thể của Hàn Quốc thấp , nguyên nhân là các nhà
đầu tư Hàn Quốc rất thận trọng trong việc khảo sát, nghiên cứu trước khi quyết
định nên đã giảm thiểu được rủi ro khi đi vào hoạt động.
12


- Hạn chế của đầu tư của Hàn Quốc là khả năng chuyển giao cơng nghệ
cịn thấp
* Đặc điểm ngành, lĩnh vực đầu tư
Xét về cơ cấu khu vực đầu tư, Hàn Quốc đầu tư vào Mĩ nhiều nhất, sau đó
đến Nhật bản, EU, Trung Quốc và ASEAN. Cịn về cơ cấu ngành và lĩnh vực
đầu tư thì Hàn Quốc đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, sau đó đến bán bn
bán lẻ và dịch vụ. Giai đoạn 1976-1979 là thời kỳ xuất phát về vốn đầu tư ra
nước ngoài của Hàn Quốc, đầu tư vào thương mại, xây dựng phát triển nhanh do
quy mô buôn bán được mở rộng ra tồn cầu.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong

Lu

công nghiệp chế tạo, sử dụng nhiều lao động, sản phẩm được xuất khẩu là

ận

chính.Việc tận dụng nguồn lao động rẻ vẫn là mục đích của nhiều nhà đầu tư




nước ngồi khi đầu tư vào Việt Nam. FDI của Hàn Quốc vào các ngành sản xuất

n

ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, đồ dân dụng và các sản phẩm xuất khẩu.

th

Các nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức 100%

ạc

vốn đầu tư nước ngồi, chiếm khoảng 80%, tiếp đến là hình thức liên doanh,



chiếm khoảng 15% và cịn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh...Có thể là nhà

Ki

nh

đầu tư Hàn Quốc rất cẩn thận khi đầu tư vào đối tác và họ luôn cẩn trọng trong
việc lựa chọn hình thức kinh doanh, lĩnh vực đầu tư và địa điểm.

tế


Các dự án Hàn Quốc tập trung vào những địa bàn có cơ sở hạ tầng tương
đối tốt. Tỷ lệ các dự án bị giải thể của Hàn Quốc thấp (9%), nguyên nhân là các
nhà đầu tư Hàn Quốc rất thận trọng trong việc khảo sát, nghiên cứu trước khi
quyết định nên đã giảm thiểu được rủi ro khi đi vào hoạt động
Do khủng hoảng kinh tế của Hàn Quốc, nên trong giai đoạn 1996- 2000,
nhiều dự án triển khai chậm hoặc xin tạm dừng triển khai. Các dự án trong giai
đoạn 1996-2000 gặp khó khăn chủ yếu trong lĩnh vực khách sạn, văn phòng, căn
hộ cho thuê, không loại trừ cả một số dự án công nghiệp.
* Công nghệ của các dự án đầu tư
Khả năng chuyển giao cơng nghệ cịn thấp và quy mơ đầu tư vào Việt Nam
13


thấp hơn nhiều so với đầu tư vào các nước khác trong khu vực như Singapore,
Malaixia, Thái Lan, đây là hạn chế của đầu tư của Hàn Quốc
* Một số vấn đề trong việc quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp của Hàn Quốc
Thứ nhất : Do hiện tượng chuyển giá từ cơng ty mẹ ở nước ngồi gây ra
hiện tượng “ lỗ giả, lãi thật “ hay “ lãi công ty mẹ, lỗ công ty con “
Lợi dụng Việt Nam chưa có cơ quan thẩm định kỹ thuật, giá cả thiết bị mà
các nhà đầu tư nước ngồi đưa vào liên doanh với hình thức vốn góp, các nhà
đầu tư nước ngoài đã khai vống giá trị của các máy móc thiết bị này để nâng giá
trị góp vốn của mình, tăng mức trích khấu hao hàng năm. Khơng những thế họ

Lu

cịn đưa các thiết bị cũ, lạc hậu để thu lợi nhuận ngay từ vịng ngồi khi liên

ận


doanh còn chưa hoạt động .



Thứ hai : ý đồ gạt bỏ đối tác Việt Nam của bên nước ngoài

n

Các nhà đầu tư của Hàn Quốc chấp nhận thua lỗ, thậm chí cịn lỗ nặng

th

nề để được lọt vào một lĩnh vực nhất định mà luật đầu tư nước ngồi ở Việt

ạc

Nam chưa cho phép thực hiện mơ hình cơng ty 100% vốn nước ngồi. Sau đó



lợi dụng chiêu bài lỗ do các chính sách tiếp thị, quảng cáo, chi tiền lương cho

Ki

nh

người nước ngồi với chi phí rất lớn họ sẽ gạt bỏ dần sự có mặt của các đối tác
Việt Nam.

tế


1.1.2. Mục tiêu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc.
 Mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm, nguồn nguyên liệu,
công nghệ trong khu vực và trên thế giới.
 Đạt được tỷ suất lợi nhuận cao
 Nâng cao cạnh tranh sản phẩm trên thị trường
 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.2.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Hàn Quốc

1.2.1. Các chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc
Trước 1975 vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn quốc chưa có tầm quan
trọng, chỉ khoảng 6 triệu USD trong khi điều luật về đầu tư ra nước ngoài đã
14


được ban hành từ tháng 12 năm 1968. Tuy tiên đầu tư ra nước ngoài của Hàn
quốc bước sang một giai đoạn mới từ 1975 khi phần lớn các cơ chế liên quan
đến đầu tư ra nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Hàn quốc đảm nhận thay vì
phải xin phê duyệt của chính phủ như trước. Từ 1980, chính phủ nới lỏng, bãi bỏ
các đạo luật, điều lệ gây hạn chế đầu tư ra nước ngoài trước đây khiến đầu tư ra
nước ngoài của Hàn Quốc tăng nhanh.
Từ 1991 đến nay, chính phủ đã mở rộng vai trị hoạt động của các tổ chức
xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các cơng ty Hàn
quốc đầu tư ra nước ngồi thơng qua việc cung cấp thông tin về thị trường đầu
tư, đặc biệt với những nước mà Hàn quốc chưa có quan hệ ngoại giao. Trong

Lu


việc cải cách hành chính, để tạo sự thuận lợi, nhanh chóng, tránh làm lỡ mất các

ận

cơ hội đầu tư của các cơng ty, chính phủ đã uỷ quyền phê chuẩn cấp giấy phép



đầu tư cho ngân hàng Hàn quốc đối với những dự án có quy mơ vốn từ 100.000

n

USD trở xuống, còn những dự án trên mức đó thì vẫn do chính phủ xem xét và

th

phê duyệt. Để đưa ra được những chính sách thích hợp với nhu cầu thực tế của

ạc

các cơng ty, chính phủ Hàn quốc đã thành lập các uỷ ban hợp tác đầu tư song



phương và hiệp hội các nhà đầu tư Hàn Quốc nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các

Ki

nh


cơng ty Hàn quốc đầu tư ra nước ngoài bằng cách hàng năm tổ chức các diễn
đàn gặp mặt giữa uỷ ban, hiệp hội, các nhà đầu tư, nhằm đánh giá và nắm bắt

tế

những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư ở thị trường nước ngồi để có
các biện pháp khắc phục, giải quyết kịp thời.
Từ năm 2005, để giảm bớt áp lực lên hoạt động xuất khẩu do sự tăng
giácủa đồng won, Hàn Quốc đã có nhiều động thái để khuyến khích các doanh
nghiệp nước này tăng cường đầu tư ra nước ngồi. Cụ thể là chính phủ miễn
thuế 3 năm cho các nhà đầu tư địa phương khi thực hiện đầu tư ra nước
ngoài;cho phép gia tăng mức đầu tư vào bất động sản; đồng thời nới lỏng mức
hạn chế trong việc thành lập các chi nhánh nước ngồi của các doanh nghiệp tài
chính trong nước.

15


×