Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tkc q3 chương 01 phan tich lua chon cong nghe nha may (rev 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.55 KB, 10 trang )

Chương

1

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ NHÀ
MÁY (SUPER-CRITICAL & ULTRA-SUPERCRITICAL)

Tháng 10/2017
Thực hiện:

Nguyễn Văn Toán

Kiểm tra:

Vũ Việt Dũng

Ngày

Ký tên


MỤC LỤC

1.

TỔNG QUAN .................................................................................................. 1

2.

LỰA CHỌN THÔNG SỐ HƠI CHU TRÌNH NHIỆT ................................ 2


3.

SO SÁNH KINH TẾ – KỸ THUẬT .............................................................. 7


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

1.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

TỔNG QUAN

Công nghệ nhiệt điện ngưng hơi (NĐNH) là công nghệ phát điện truyền thống, được
phát triển trong một thời gian dài, hiệu suất tương đối cao, công suất tổ máy cao nhất
trong các công nghệ phát điện (có thể đạt trên 1,000 MW), độ tin cậy và tuổi thọ của
nhà máy cao. Công nghệ nhiệt điện ngưng hơi cịn cho phép đa dạng hóa việc sử dụng
nhiên liệu đầu vào như than, dầu …
Nhà máy công nghệ nhiệt điện ngưng hơi có một số điểm hạn chế như: suất đầu tư
cao, thời gian xây dựng dài (trên 40 tháng) và không linh hoạt trong vận hành so với
các loại cơng nghệ phát điện khác. Do đó, các nhà máy NĐNH thích hợp cho vận hành
ở chế độ tải nền.
Các thiết bị chính của nhà máy cơng nghệ nhiệt điện ngưng hơi bao gồm: Lò hơi,
Tuabin hơi và Máy phát.
Nhiên liệu dầu DO được lựa chọn là nhiên liệu dự phòng trong trường hợp khởi động
và vận hành ở chế độ tải thấp (dưới 30% công suất tổ máy).
Trên thế giới hiện nay, các công nghệ phổ biến đang áp dụng trong các nhà máy nhiệt
điện đốt than theo công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống là công nghệ dưới
(cận) tới hạn (Sub-Critical – SSC), công nghệ trên tới hạn (Super-Critical – SC) và

công nghệ siêu tới hạn (Ultra-Super Critical – USC).
Điểm tới hạn của nước (Critical Point) tại áp suất 22,06MPa và nhiệt độ 373,95°C. Do
đó, thơng số hơi ban đầu vào tuabin có áp suất và nhiệt độ thấp hơn điểm tới hạn, thì
gọi là công nghệ nhà máy nhiệt điện than dưới (cận) tới hạn; tương tự, thơng số hơi
ban đầu vào tuabin có áp suất và nhiệt độ cao hơn điểm tới hạn, thì gọi là cơng nghệ
nhà máy nhiệt điện than trên tới hạn. Thuật ngữ, công nghệ nhà máy nhiệt điện than
siêu tới hạn để gọi cho những thông số hơi ban đầu cao hơn nhiều so với điểm tới hạn
của nước.
Theo OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) phân biệt
các thông số công nghệ nhà máy nhiệt điện than như sau:
Bảng 1.1.

Phân loại và định nghĩa công nghệ nhà máy nhiệt điện

Công nghệ nhà máy

Định nghĩa

Dưới (cận) tới hạn – SSC

Thơng số hơi có áp suất < 221bar, hoặc phát thải CO2 > 850g CO 2/kWh.

Trên tới hạn – SC

Thông số hơi có áp suất > 221bar và nhiệt độ > 550°C, hoặc phát thải CO2
trong dải 750~850g CO2/kWh.

Siêu tới hạn – USC

Thơng số hơi có áp suất > 240bar và nhiệt độ ≥ 593°C, hoặc phát thải CO2 <

750g CO2/kWh.

Nguồn: OECD – Sector Understanding on Export Credits for Coal-Fired Electricity Generation Project,
27-Nov-2015

Theo lịch sử phát triển của công nghệ nhà máy nhiệt điện than, biểu đồ bên dưới cho
thấy q trình phát triển các thơng số hơi và sự kiểm chứng của các công nghệ nêu
trên. Công nghệ dưới (cận) tới hạn đã được áp dụng và đưa vào vận hành từ những
năm 1960, và những năm 1970~1990 đã được áp dụng và vận hành các nhà máy công
Quyển 3, Chương 1 – Phân tích lựa chọn cơng nghệ nhà máy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 1 / 8


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

nghệ trên tới hạn (SC), góp phần đáng kể cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
thành cơng trên tồn thế giới.
Cho đến những năm 1995~2000, tồn cầu đã nhận thức được tầm quan trọng và ý
nghĩa sống cịn của việc tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí đốt), khai
thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp, và bảo vệ môi trường tồn cầu; khi
đó, cơng nghệ siêu tới hạn đã được nghiên cứu mạnh mẽ và áp dụng phổ biến cho đến
ngày nay.
Hình 1.1.

Lịch sử phát triển của thơng số hơi ban đầu


Nguồn: IHI Corporation®

Trong xu hướng hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ mơi
trường đang được tồn cầu quan tâm và đầu tư nghiên cứu các công nghệ mới, công
nghệ siêu tới hạn cải tiến (Advance Ultra-Super Critical – A-USC) đang được nghiên
cứu để có thể áp dụng trong tương lai gần. Cơng nghệ A-USC thơng số hơi ban đầu có
áp suất lên đến 30MPa và nhiệt độ lên đến 700°C.
2.

LỰA CHỌN THƠNG SỐ HƠI CHU TRÌNH NHIỆT

Việc lựa chọn các tổ máy có cơng suất cao thường đi đơi với việc lựa chọn các thông
số hơi đầu vào tuabin hơi cao nhằm đạt được hiệu suất chung của nhà máy cao hơn,
qua đó nâng cao tính hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án.
Như đã trình bày ở trên, thông số hơi được chia thành 3 loại: dưới (cận) tới hạn (subcritical), trên tới hạn (super-critical) và siêu tới hạn (Ultrasuper-critical). Thơng số đầu
vào của chu trình nhiệt cao sẽ giúp nâng cao hiệu suất chu trình, giảm thời gian khởi
động nhất là khi khởi động từ trạng thái nguội, giảm tiêu hao nhiên liệu. Nhưng ngược
lại, việc nâng cao thông số hơi yêu cầu phải sử dụng vật liệu tốt hơn, do đó làm tăng
chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì.
Việc lựa chọn thơng số hơi cho các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam cần xem xét dựa
trên các yếu tố như thời gian kiểm chứng của công nghệ, hiệu suất nhà máy, độ an tồn

Quyển 3, Chương 1 – Phân tích lựa chọn cơng nghệ nhà máy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 2 / 8


Tổng Công Ty Phát Điện 3

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

và tin cậy, khả năng đáp ứng về trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm vận hành và bảo trì,
rủi ro cơng nghệ, v.v. nhằm tránh các rủi ro trong quá trình vận hành và bảo trì.
Trong những năm 1995~2015, cơng nghệ dưới (cận) tới hạn mặc dù có hiệu suất thấp
nhưng thường được chọn nhờ tính đơn giản trong vận hành, chi phí thấp, độ tin cậy
cao và rủi ro thấp.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, các tổ máy có cơng suất khoảng 600MW trở lên sẽ
có sẽ xu hướng lựa chọn thông số trên tới hạn (SC) và thơng số siêu tới hạn (USC) có
áp suất và nhiệt độ hơi ban đầu lên đến 26MPa/620/620°C. Đây là dải thông số hơi
cho phép cải thiện hiệu suất đáng kể, đã được kiểm chứng trên thế giới, chi phí đầu tư
và O&M khơng q cao.
Mặt khác, theo xu hướng chung của thế giới về nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu
sơ cấp và bảo vệ môi trường, các công nghệ trên tới hạn (SC) và công nghệ siêu tới
hạn (USC) được kiến nghị xem xét áp dụng. Cơng nghệ dưới (cận) tới hạn (SSC)
khơng được khuyến khích áp dụng do công nghệ lạc hậu và cho hiệu quả sử dụng năng
lượng thấp.
Theo cam kết của Thủ tướng Việt Nam trong COP 21 (Conference of the Parties –
Twenty-first session) tại Paris ngày 30/11-11/12/2015 liên quan về lộ trình giảm phát
thải khí gây hiệu ứng nhà kính, cũng như các điều khoản về thu xếp tài chính của
OECD, các công nghệ trên tới hạn và siêu tới hạn được khuyến khích áp dụng.
Một số thơng số hơi và hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện ngưng hơi được trình bày
trong bảng sau:
Bảng 1.2.
Loại thơng số hơi

Thơng số dưới (cận) tới hạn
(Subcritical)


Thông số trên tới hạn (Super
Critical)

Thông số siêu tới hạn (UltraSuper Critical)

Thông số hơi ban đầu và hiệu suất

Áp suất hơi chính/Nhiệt độ hơi
chính/Nhiệt độ hơi tái sấy

Hiệu suất nhà máy (Hiệu suất
thơ) -HHV

16,7 MPa/538/538°C

38÷40,8%

17,0 MPa/538/566°C

39÷41,4%

17,0 MPa/566/566°C

41,4÷41,7%

24,1MPa/538/593°C

41,6÷41,8%


24,1MPa/566/593°C

41,7÷42,0%

24,1MPa/593/593°C

42,3÷42,6%

24,5MPa/600/600°C

42,2÷43,4%

28,5MPa/600/620°C

42,3÷43,6%

Một số ưu điểm của lị hơi thơng số trên tới hạn và siêu tới hạn so với lị hơi có thơng
số dưới (cận) tới hạn:
 Sử dụng thông số hơi trên tới hạn và siêu tới hạn sẽ giúp nâng cao hiệu suất nhà
máy lên đến khoảng 2,4% (SC) và khoảng 5,6% (USC). Việc nâng cao hiệu suất sẽ
giúp làm giảm tiêu thụ nhiên liệu sơ cấp, từ đó giảm phát thải khói bụi và đi theo đó
là giảm chi phí cho các thiết bị xử lý khói thải phía sau lị hơi;
Quyển 3, Chương 1 – Phân tích lựa chọn công nghệ nhà máy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 3 / 8


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Với ưu điểm nâng cao hiệu suất tổ máy sẽ làm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu than
và nhiên liệu dầu, giảm lưu lượng nước làm mát tuần hồn. Điều này sẽ làm giảm
cơng suất của các hệ thống cung cấp than, cung cấp dầu, hệ thống nước làm mát
tuần hoàn, kênh lấy nước và thải nước, và các hệ thống xử lý nước của nhà máy.
 Các lò hơi trên tới hạn và siêu tới hạn không sử dụng bao hơi nên làm giảm một
phần vốn đầu tư, tăng khả năng linh động của tổ máy khi thay đổi phụ tải, thời gian
khởi động sẽ được rút ngắn nhất là khi khởi động ở trạng thái nguội;
 Các thông số hơi ở đầu vào tuabin hơi tăng sẽ làm tăng khoảng 5% công suất đơn vị
của tổ máy.
Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ trên và siêu tới hạn thì cũng cần lưu ý đến các vấn
đề sau:
 Hệ thống điều khiển của nhà máy sẽ phức tạp hơn;
 Chất lượng hơi và nước của chu trình nhiệt cần được kiểm sốt khắt khe hơn nhằm
tránh hiện tượng đóng cáu ở các bộ trao đổi nhiệt cũng như các tầng cánh tuabin, do
đó làm tăng chi phí vận hành nhà máy;
 Mặt khác thơng số hơi cao sẽ đòi hỏi thay đổi các bề mặt trao đổi nhiệt và sử dụng
vật liệu chất lượng cao cho lò hơi, đường ống hơi và tuabin hơi;
 Các thiết bị phụ trợ bơm cấp, các bộ gia nhiệt, bộ điều chỉnh hơi quá nhiệt, v.v. cần
được nâng cấp để phù hợp với thông số hơi;
 Việc sử dụng bơm cấp có áp suất cao hơn và số lượng bình gia nhiệt không quá
khác biệt so với áp dụng công nghệ dưới (cận) tới hạn yếu tố làm tăng chi phí đầu
tư là vật liệu chế tạo các bình gia nhiệt cao áp cũng phải chịu áp lực cao hơn;
 Các biện pháp chống ăn mòn nhiệt độ cao cũng làm tăng chi phí vận hành của tổ
máy;
 Cấu trúc tuabin về cơ bản tương tự như nhau nhưng có sự thay đổi về số cửa trích
hơi và giá trị nhiệt giáng trong các tầng tuabin.
Các vấn đề trên có thể được giải quyết thơng qua các chương trình đào tạo do các

chuyên gia nhiều kinh nghiệm chỉ dẫn cũng như áp dụng công nghệ xử lý nước ngưng
kết hợp.
Hiện nay, thông số hơi trên tới hạn và siêu tới hạn đã được áp dụng rất phổ biến cho
các nhà máy nhiệt điện ngưng hơi có cơng suất từ 600 MW trở lên trên thế giới. Với
sự phát triển của ngành công nghệ vật liệu cùng với những cải tiến trong việc chế tạo
lị hơi sinh hơi có thơng số hơi cao đã giúp giảm chi phí đầu tư các nhà máy điện dạng
này. Nhờ hiệu suất nhà máy cao nên chi phí nhiên liệu đầu vào cũng giảm từ đó giảm
được chi phí vận hành nhà máy, hơn nữa độ sẵn sàng và an tồn của cơng nghệ cũng
đã được kiểm chứng.
Một số nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ trên tới hạn và siêu tới hạn trên thế giới
được trình bày như bảng sau:
Bảng 1.3.

Một số nhà máy nhiệt điện trên thế giới áp dụng công nghệ SC và USC

Quyển 3, Chương 1 – Phân tích lựa chọn công nghệ nhà máy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 4 / 8


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Công suất
(MW)

Thông số hơi


Năm vận
hành

Quốc gia

Tomato Atsuma số 2

600

24,1MPa / 538/566°C

1985

Nhật Bản

Noshiro số 2

600

25,0MPa / 570/596°C

1994

Nhật Bản

Reihoku số 1

700


25,0MPa / 570/568°C

1995

Nhật Bản

Tachibanawan số 1

1.050

25,9MPa / 605/613°C

2000

Nhật Bản

Hekinan số 4

1.000

25,0MPa / 571/596°C

2001

Nhật Bản

600

27,5MPa / 605/613°C


2002

Nhật Bản

Hekinan số 5

1.000

25,0MPa / 571/596°C

2002

Nhật Bản

Niederaussem K

1.012

25,5MPa / 576/599°C

2003

Đức

Isogo (mới) số 2

600

27,2MPa / 605/623°C


2009

Nhật Bản

Maizuru số 2

900

24,5MPa / 595/595°C

2010

Nhật Bản

Belchatow

858

27,5MPa / 550/580°C

2010

Ba Lan

Hirono số 6

600

24,5MPa / 600/600°C


2013

Nhật Bản

Manjung 4

1.080

4.095psi / 600/605°C

2015

Malaysia

Tanjung Bin, Unit 4

1.000

28,24MPa / 600/605°C

2015

Malaysia

600

USC

2016


Thái Lan

Tên nhà máy

Isogo (mới) số 1

Mae Moh 14

Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2®)

Nhìn chung, với phương án sử dụng thơng số trên tới hạn/ siêu tới hạn thì chi phí đầu
tư tăng lên; tuy nhiên, chi phí này sẽ được bù đắp nhờ hiệu suất nhà máy cao, lượng
than tiêu thụ hàng năm giảm xuống. Đặc biệt đối với các nhà máy sử dụng nguồn than
nhập có chất lượng và giá nhiên liệu cao, chi phí tiết kiệm được là đáng kể.
Mặt khác, lượng than tiêu thụ giảm giúp giảm phát thải, từ đó giảm các chi phí cho hệ
thống xử lý khói thải, bãi xỉ. Bên cạnh đó, nếu áp dụng công nghệ đốt hiệu suất cao
giảm phát thải CO2, dự án có thể xin được hỗ trợ và ưu đãi từ Chính phủ hay các tổ
chức quốc tế dành cho các dự án phát triển theo cơ chế phát triển sạch (Clean
Development Mechanism – CDM), từ đó nâng cao thêm hiệu quả kinh tế của dự án.
Tại Việt Nam đã chuyển sang áp dụng công nghệ SC và USC cho các dự án trong
vòng 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, vẫn chưa có tổ máy nào đi vào vận hành thương
mại. Bảng dưới đây thống kê các dự án áp dụng SC và USC đang triển khai như sau.

Quyển 3, Chương 1 – Phân tích lựa chọn cơng nghệ nhà máy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 5 / 8


Tổng Công Ty Phát Điện 3

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Bảng 1.4.
Nhà máy điện
NMĐ Vĩnh Tân 4

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Các NMĐ áp dụng công nghệ SC và USC tại Việt Nam
Công suất
(MW)

Thơng số hơi
(MPa/°C/°C)

Tiến độ vận hành thương mại
(COD)

2×600

24,2 / 566 / 593
(SC)

Tổ máy #1: 04/2018 (đang
commissioning).
Tổ máy #2: 12/2017 (đang
commissioning)

NMĐ Vĩnh Tân 4MR


1×600

24,2 / 566 / 593
(SC)

Đang thi cơng. COD tháng
01/2020

NMĐ Vĩnh Tân 1

2×620

24,2 / 566 / 566
(SC)

Tổ máy #1: 09/2018 (đang thi
công). Tổ máy #2: 01/2019 (đang
thi công)

NMĐ Duyên Hải 3MR

1×688

24,2 / 566 / 566
(SC)

Đang thi cơng. COD tháng
06/2018

NMĐ Quảng Trị 1


2×660

26,0 / 600 / 600
(USC)

F/S đã được phê duyệt tháng
12/2016.

Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2®)

Tổ máy USC đầu tiên là AEP Philo Unit 6 vận hành từ năm 1957-1975 tại Ohio, Mỹ;
Tuy nhiên, công nghệ USC và đặc biệt là công nghệ SC đã được thế giới thương mại
hóa và áp dụng phổ biến khoảng hơn 25 năm, và đã kiểm chứng được cơng nghệ, tính
ổn định và ưu điểm của nó. Và Việt Nam cũng đang thay đổi trong việc áp dụng các
công nghệ mới này với 6 tổ máy trên tới hạn (SC) đang được thi công, và sẽ đưa vào
vận hành trong vài năm tới; và 2 tổ máy siêu tới hạn (USC) đã được Bộ Công Thương
phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu Khả thi, đang trong quá trình đàm phán hợp đồng EPC,
hợp đồng PPA và hợp đồng BOT.
Trước áp lực lớn về môi trường đối với ngành cơng nghiệp nhiệt điện và góp phần hạn
chế tác hại của biến đổi khí hậu tồn cầu, việc áp dụng công nghệ USC đối với các dự
án nhà máy nhiệt điện than là xu hướng đúng đắn. Song song với đó là đào tạo đội ngũ
vận hành đủ trình độ và kinh nghiệm, để đảm bảo các tổ máy USC khi đi vào vận hành
được ổn định và tin cậy.
Ngoài ra, chủng loại than áp dụng cho dự án cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn công
nghệ. Than trong nước chủ yếu là than Antraxit, là loại than có độ ẩm và chất bốc thấp
nên rất khó đốt kiệt, hiệu suất q trình khơng tốt bằng q trình cháy của than Bitum
và Sub-bitum. Hiện nay, chỉ có duy nhất dự án NMĐ Vĩnh Tân 1 (2×620MW – BOT)
sử dụng than Antraxit cám 6A, và áp dụng công nghệ SC.
Theo cân bằng cung cầu của việc cung cấp than, Tập đoàn Than khống sản Việt Nam

khơng đủ than để cung cấp cho các dự án mới. Do đó, các dự án nhà máy nhiệt điện
than mới sẽ nhập than từ Indonesia, Úc, Nga,… là loại than Bitum và Sub-Bitum. Với
loại than này, và theo yêu cầu về nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu, giảm phát thải
khí gây hiệu ứng nhà kính như đã phân tích ở trên, cơng nghệ SC và USC được kiến
nghị áp dụng, đặc biệt là cơng nghệ USC.
Quyển 3, Chương 1 – Phân tích lựa chọn công nghệ nhà máy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 6 / 8


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

3.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

SO SÁNH KINH TẾ – KỸ THUẬT

Việc so sánh các đặc điểm giữa các công nghệ đã được nêu chi tiết trong phần trên.
Tuy nhiên, để có cơ sở lựa chọn giải pháp cơng nghệ nào có hiệu quả kinh tế hơn trong
suốt vòng đời dự án, việc phân tích so sánh kinh tế giữa các giải pháp cơng nghệ sẽ
được xem xét.
So sánh, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các giải pháp công nghệ cần phải
được xem xét trên cùng một mặt bằng, trong giới hạn một dự án cụ thể, cùng một công
suất, cùng địa điểm, cùng chủng loại than, các cơ sở hạ tầng dùng chung tương đương
nhau, và đặc biệt là xuất xứ hàng hóa thiết bị.
Trong giới hạn của báo cáo thiết kế chuẩn này chưa biết cụ thể các điều kiện nêu trên,
nên việc so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế không thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong

phần này sẽ thống kê một số dự án điển hình theo cơng nghệ SSC, SC và USC đã và
đang thực hiện tại Việt Nam theo dải công suất tổ máy 600~660MW để tham khảo và
có thơng tin về các giải pháp công nghệ này.
Bảng 1.5.
TT

So sánh kinh tế – kỹ thuật giữa các giải pháp công nghệ

Thông số

1

Dải công suất tổ máy

2

Suất đầu tư theo hợp đồng EPC

3

Thông số hơi ban đầu

4

Hiệu suất thô tổ máy (HHV)

Đơn vị

SSC


SC

USC

MW

600

600

660

850~1.000

1.000~1.350

1.100~1.400

16,67/538/538

24,2/566/566

26,0/600/600

39,0~40,5

40,2~41,5

42,41


USD/kW
MPa/°C/°C
%

Ghi chú:
– Suất đầu tư theo hợp đồng EPC nêu trên không bao gồm phần cảng, cơ sở hạ tầng dùng chung của các nhà
máy.
– Các tổ máy SSC được thống kê theo một số NMĐ điển hình tại Việt Nam như Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1,
Duyên Hải 3, Nghi Sơn 2, Vũng Áng 1, Long Phú 2.
– Các tổ máy SC được thống kê theo một số NMĐ điển hình tại Việt Nam như Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4MR,
Duyên Hải 3 MR, Duyên Hải 2.
– Tổ máy USC được tham khảo từ dự án NMĐ Quảng Trị 1, do EGATi – Thái Lan đầu tư theo hình thức
BOT.
– Hiệu suất tổ máy phụ thuộc nhiều vào thông số hơi ban đầu và đặc tính nhiên liệu than.
Nguồn: Cơng ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2®)

Cơng nghệ dưới (cận ) tới hạn (SSC) đã không được khuyến khích áp dụng do cơng
nghệ khá lạc hậu, hiệu suất thấp, và phát thải khí CO2 đáng kể hơn nhiều so với cơng
nghệ SC và USC. Do đó, việc xem xét áp dụng phổ biến công nghệ SC và đặc biệt
USC tại Việt Nam là hết sức cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế
giới.
Dưới đây đưa ra so sánh hiệu quả kinh tế – kỹ thuật giữa giải pháp công nghệ SC và
USC cho trường hợp cụ thể là dự án NMĐ Quảng Trị 1 để tham khảo thêm.

Quyển 3, Chương 1 – Phân tích lựa chọn cơng nghệ nhà máy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 7 / 8



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Bảng 1.6.

TT

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

So sánh kinh tế – kỹ thuật giữa SC&USC của dự án NMĐ Quảng Trị 1

Các thông số

Đơn
vị

SC

USC

USC

24,2/566/566

26/600/600

26/620/620

1


Tăng chi phí đầu tư thiết bị (trước
thuế)

%

Cơ sở

tăng 4,42%

tăng 5,94%

2

Chi phí tiết kiệm được do giảm tiêu
thụ nhiên liệu (quy về NPV)

%

Cơ sở

giảm 4,13%

giảm 5,03%

Hiệu quả kinh tế (quy về NPV)

%

Cơ sở


tăng 1,42%

tăng 1,55%

Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2®)

Theo như bảng trên cho thấy khi chuyển sang công nghệ siêu tới hạn (USC) có thơng
số hơi đầu vào càng cao, thì hiệu quả kinh tế trong suốt vịng đời dự án càng tốt.
Ngồi ra, các phát thải môi trường cũng cần được xem xét đánh giá, đặc biệt trong bối
cảnh thế giới đang ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu, việc giảm thải khí CO2 khi
áp dụng cơng nghệ USC là rất cần thiết. Điều này thể hiện rõ trong COP21 tại Paris
cuối năm 2015. Giảm phát thải môi trường khi áp dụng công nghệ USC cho dự án
Quảng Trị 1 được trình bày chi tiết trong bảng sau để tham khảo thêm.
Bảng 1.7.
TT

So sánh phát thải môi trường giữa SC&USC của dự án NMĐ Quảng Trị 1

Thông số

Đơn vị

SC

USC

USC

24,2/566/566


26/600/600

26/620/620

1

Tro xỉ

Tấn/năm

239.391

229.456

227.312

2

Phát thải NOx

Tấn/năm

4.998

4.845

4.799

3


Phát thải SOx

Tấn/năm

3.388

3.284

3.253

4

Phát thải Bụi

Tấn/năm

1.441

1.397

1.384

5

Phát thải CO2

Tấn/năm

8.930.585


8.557.792

8.477.451

Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2®)

Quyển 3, Chương 1 – Phân tích lựa chọn cơng nghệ nhà máy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 8 / 8



×