Nhóm 1_Lớp 1004FMGM0311
ĐỀ CƯƠNG
A/ Lý thuyết
I/ Khái niệm
II/ Phương pháp kỳ thu hồi vốn – PBP
1. Khái niệm
2. Phương pháp
3. Ưu và nhược điểm
III/ Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ - IRR
1. Khái niệm
2. Phương pháp
3. Ưu và nhược điểm
IV/ Phương pháp giá trị hiện tại thuần – NPV
1. Khái niệm
2. Phương pháp
3. Ưu và nhược điểm
V/ Phương pháp chỉ số sinh lời – PI
1. Khái niệm
2. Phương pháp
3. Ưu và nhược điểm
B/ Thực hành
I/ Giới thiệu dự án
II/ Phương pháp tính
1. Phương pháp kỳ thu hồi vốn
2. Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ
3. Phương pháp giá trị hiện tại thuần
4. Phương pháp chỉ số sinh lời
III/ Đánh giá và lựa chọn dự án
C/ Kết luận
1
Nhóm 1_Lớp 1004FMGM0311
A/ Lý thuyết
I/ Khái niệm
Đầu tư dài hạn có thể được hiểu là hoạt động sử dụng vốn để hình thành
nên những yếu tố như tài sản, nhân lực cần thiết hay thực hiện những dự án
nhằm thu được lợi nhuận trong dài hạn.
II/ Phương pháp kỳ thu hồi vốn – PBP
1. Khái niệm: Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để có thể thu hồi
được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra vào dự án.
2. Phương pháp:
-Tập hợp luồng tiền phát sinh sau khoản chi phí ban đầu vào mục” luồng
tiền tích lũy”
- Nhìn vào cột luồng tiền tích lũy và chú ý tới năm cuối cùng ở đó tổng số
tiền tích lũy chưa vượt quá số tiền chi ra ban đầu
- Tính phần luồng tiền của năm tiếp theo cân thiết để thu hồi luồng tiền chi
ra ban đầu như sau: lấy số tiền chi ra ban đầu trừ đi tổng số tiền tích lũy ở bước
2 sau đó chia số tiền này cho luồng tiền của năm tiếp theo.
- Để xác định xem số năm thu hồi vốn, lấy kết quả bước 2 cộng kết quả
bước trên
3. Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
-Đơn giản, dễ tính toán, phương pháp này phù hợp với việc xem xét các dự
án đầu tư vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay
vốn
Nhược điểm:
- Không được coi là thước đo khả năng sinh lời vì nó không quan tâm tới
luồng tiền nảy sinh sau khi hết hạn của kỳ thu tiền
- Bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian
2
Nhóm 1_Lớp 1004FMGM0311
III/ Phương pháp tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR)
1. Khái niệm: IRR chính là lãi suất dùng chiết khấu luồng tiền thuần tương
lai(CF
1
đến CF
n
) cho bằng với giá trị hiện tại của luồng tiền ra ban đầu (ICO)
tại thời điểm 0.
2.Phương pháp:
- Xác định IRR
IRR = I
1
+ X
X P
1
- P
0
Mà -------------- = ------------------
I
2
–I
1
P
1
–P
2
Trong đó: X là hệ số điều chỉnh.
I
1
là tỷ lệ chiết khấu trong phép thử 1
I
2
là tỷ lệ chiết khấu trong phép thử 2
P
1
là giá trị hiện tại của luồng tiền ứng với I
1
P
0
là giá trị đầu tư ban đầu
P
2
là giá trị hiện tại của luồng tiền ứng với phép thử 2
• IRR < k thì loại bỏ dự án
• IRR = k thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà
doanh nghiệp có thể quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án.
• IRR > k nếu các dự án là độc lập thì đều có thể lựa chọn được, nếu các
dự án loại trừ lẫn nhau và vòng đời của các dự án bằng nhau thì sẽ chọn
dự án có IRR cao nhất.
3. Ưu & nhược điểm
Ưu điểm:
- Cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án đầu tư có tính đến yếu
tố thời gian của tiền.
- Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án đầu tư với chi phi sử
dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư
3
Nhóm 1_Lớp 1004FMGM0311
- Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu
tư so với tính rủi ro của nó
Nhược điểm:
- Không chú trọng đến quy mô đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết
luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì tỷ suất doanh lợi nội bộ luôn
luôn cao đối với những dự án có quy mô nhỏ.
- Áp dụng phương pháp này sẽ khó khăn trong đánh giá lựa chọn dự án có
nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ và có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa
chọn dự án.
IV/ Phương pháp giá trị hiện tại thuần – NPV
1. Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần của một dự án là giá trị hiện tại của
luồng tiền thuần của dự án trừ đi luồng tiền ra ban đầu của dự án.
2. Phương pháp
- Xác định NPV
NPV= - ICO
Trong đó:
NPV- giá trị hiện tại thuần
k- tỷ lệ lợi tức đòi hỏi
CF
1
-> CF
n
- luồng tiền thuần từng năm
• NPV < 0 thì dự án bị loại bỏ
• NPV =0 thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự
án mà doanh nghiệp có thể quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự
án.
• NPV > 0 nếu các dự án là độc lập thì đều có thể lựa chọn được,
nếu các dự án loại trừ lẫn nhau và vòng đời của các dự án bằng
nhau thì sẽ chọn dự án có giá trị NPV cao nhất ( trong điều kiện
không bị giới hạn về khả năng huy động vốn đầu tư)
4
Nhóm 1_Lớp 1004FMGM0311
3. Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
- Đánh giá hiêu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố thời gian của tiền
- Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó
giúp cho việc đánh giá lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận của doanh nghiệp
- Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách
cộng giá trị hiện tại thuần của dự án với nhau: NPV(A+B) = NPV(A) +
NPV(B)
Nhược điểm:
- Không phản ánh mức sinh lợi của vốn đầu tư
- Không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí
sử dụng vốn
- Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về
mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án
đầu tư khi nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bị giới hạn
V/ Phương pháp chỉ số sinh lợi PI
1. Khái niệm: chỉ số sinh lợi hay tỷ số chi phí – thu nhập của một dự án là tỷ
số giữa giá trị hiện tại của luồng tiền thuần trong tương lai với luồng tiền ra
ban đầu
2. Phương pháp
- Xác định chỉ số sinh lời
PI= /ICO
• TH1: PI < 1 → loại bỏ dự án
• TH2: PI = 1 → tùy thuộc điều kiện có thể chấp nhận hoặc loại bỏ dự án
• TH3: PI > 1 → nếu dự án độc lập thì được chấp nhận, nếu là các dự án
loại trừ nhau thì dự án có PI cao nhất được chấp nhận
5