Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tkc q5 chuong 09 khu nha cong vu (rev3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.1 KB, 22 trang )

Chương

9
KHU QUẢN LÝ VẬN HÀNH

Tháng 10/2017
Người thực hiện:

Lê Thị Thắm

Người kiểm tra:

Đặng Duy Sơn

Ngày

Ký tên


MỤC LỤC
1.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
3.
3.1.
3.2.
3.3.


4.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.
4.7.
4.8.
4.9.

TỔNG QUAN ................................................................................................ 1
TIÊU CHÍ THIẾT KẾ .................................................................................... 1
Thơng số thiết kế ............................................................................................ 1
Các căn cứ pháp lý để thực hiện công tác thiết kế ........................................... 2
Các văn bản cần đạt được trong q trình thực hiện cơng tác thiết kế ............. 2
Các qui chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng .................................................................. 3
Phần mềm áp dụng ......................................................................................... 3
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ QUI HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG.................. 3
Lựa chọn địa điểm .......................................................................................... 3
Quy mô xây dựng ........................................................................................... 4
Quy hoạch tổng mặt bằng ............................................................................... 5
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ............................................................................... 5
San nền ........................................................................................................... 6
Các hạng mục xây dựng chính ........................................................................ 6
Mạng lưới giao thông ..................................................................................... 8
Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống cấp nước ...................................................... 9
Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống thoát nước .................................................. 10
Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống cấp điện...................................................... 14
Giải pháp kỹ thuật hệ thống thông tin liên lạc ............................................... 14

Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống nối đất và chống sét.................................... 15
Giải pháp kỹ thuật hệ thống PCCC ............................................................... 17


EVNGENCO3
PECC2

1.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

TỔNG QUAN

Do đặc thù các Nhà máy điện có cơng suất lớn hầu hết được xây dựng xa khu dân cư,
xa thành phố, thị xã, các nhà máy đều vận hành liên tục ba ca bốn kíp, khi xảy ra sự cố
cần huy động ngay lực lượng công nhân nhất định dể giải quyết khắc phục sự cố, sữa
chữa kịp thời để nhà máy phát điện sớm nhất có thể, khi thay ca cần phải cùng lúc, đồng
thời khơng có người trước người sau. Mặt khác lực lượng cán bộ công nhân viên tuyển
dụng (CBCNV) phải là lực lượng cán bộ công nhân, kỹ sư có trình độ chun mơn cao,
từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, đểthu hút nguồn nhân lực và giải quyết chỗở cho
đội ngũ CBCNV việc xây dựng khu Quản lý vận hành và sửa chữa (QLVH) là hết sức
cần thiết.Khu QLVH được xây dựng để giải quyết chỗ ở CBCNV nhà máy điện, nó được
xem như một khu dân cư với đầy đủ các tiện nghi – dịch vụđáp ứng nhu cầu phục vụ
cho CBCNV đồng thời góp phần xây dựng khơng gian đơ thị trong khu vực phù hợp với
định hướng Quy hoạch chung của địa phương.
2.

YÊU CẦU THIẾT KẾ

Rev.3


 Xây dựng Khu Quản lý vận hành nhà máy điện với đầy đủ các dịch vụ:
chăm sóc sức khỏe, giữ trẻ, thể dục thể thao, công viên, vườn dạo, .. phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí của người sử dụng.
 Dựa vào định hướng qui hoạch chung của địa phương đề xuất tổng mặt bằng qui
hoạch Khu Quản lý vận hành nhà máy điện, xác định mặt bằng các khối căn hộ,
diện tích xây dựng các khu chức năng trong khu vực lập qui hoạch chi tiết xây
dựng.
 Qui hoạch tổ chức không gian cảnh quan Khu Quản lý vận hành nhà máy điện
theo hướng tăng cường không gian xanh, tạo nên nhiều khoảng trống cho việc
thư giãn, nghỉ ngơi của nhân viên sau giờ làm việc.
 Đưa ra phương hướng và giải pháp về qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong
khu thiết kế và tổ chức đấu nối vào mạng lưới hạ tầng kỹ thuật chung của khu
vực. Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng của các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập qui hoạch chi tiết xây dựng.
 Đề xuất các biện pháp bảo đảm cảnh quan, môi trường sinh thái.
 Sử dụng các giải pháp kiến trúc, kết cấu thông dụng, không quá cầu kỳ, tận dụng
tối đa các loại vật liệu địa phương có sẵn để có chi phí xây dựng hợp lý.
2.1.

Thơng số thiết kế

Các thông số sau cần thu thập để phục vụ cho việc thiết kế:
 Vị trí và diện tích khu đất: do tư vấn khảo sát đề xuất, do địa phương giới thiệu
hoặc do Chủ đầu tư chỉ định trên cơ sở đáp ứng đủ diện tích tối thiểu để xây dựng.
 Qui mô phục vụ: số lượng CBCNV sẽ được bố trí ở trong khu QLVH (số CBCNV
vận hành nhà máy)
 Điều kiện tự nhiên: địa chất, địa hình, khí tượng thủy văn
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017


Trang 1 /20


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Hiện trạng khu vực: hiện trạng sử dụng đất đai, hạ tầng kỹ thuật (đường giao
thông, san nền, hệ thống cấp điện, cấp thốt nước, thơng tin liên lạc, kinh tế-xã
hội...)
 Qui hoạch chung của khu vực: qui hoạch sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật (đường
giao thông, san nền, hệ thống cấp điện, cấp thốt nước, thơng tin liên lạc, kinh
tế-xã hội...)
2.2.

Các căn cứ pháp lý để thực hiện công tác thiết kế

 Căn cứ Luật xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội về Xây dựng.
 Căn cứ nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ
qui định về việc: lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng; quản lý thực
hiện quy hoạch xây dựng; giấy phép quy hoạch.
 Căn cứ quyết định của Bộ Xây Dựng về Ban hành quy định nội dung thể hiện
bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng số
03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008.
 Căn cứ quyết định của Bộ Xây dựng về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về quy hoạch xây dựng số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008.
 Căn cứ quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ xây dựng về
việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây

dựng.
 Căn cứ thông tư của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và
quản lý quy hoạch xây dựng số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008.
 Quyết định 190/QĐ-EVN ngày 27/2/2017 về việc ban hành “Quy định về đầu tư
xây dựng nhà trực vận hành điện lực và nhà ở cán bộ CNV thực hiện nhiệm vụ
QLVH các nhà máy điện áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”.
 Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể Nhà máy điện.
 Văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý địa phương thống nhất vị trí xây dựng
khu QLVH.
 Quyết định của cơ quan quản lý địa phương về việc phê duyệt phương án tổng
thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Cơng trình khu QLVH NMĐ
 Thơng báo của cơ quan quản lý địa phương về việc thu hồi đất để đầu tư xây
dựng Khu QLVH Nhà máy Điện.
 Biên bản bàn giao mốc ranh khu đất QLVH nhà máy giữa của cơ quan quản lý
địa phương và Ban QLDA NMĐ.
 Quyết định số ….. của EVN
2.3.

Các văn bản cần đạt được trong q trình thực hiện cơng tác thiết kế

 Văn bản của cơ quan quản lý địa phương thỏa thuận cấp nước cho Khu QLVH
và xác định phạm vi điểm đấu nối.
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 2 /20


EVNGENCO3
PECC2


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Văn bản của cơ quan quản lý địa phương về việc thỏa thuận vị trí đấu nối giao
thơng để xây dựng đường nội bộ ra vào Khu QLVH NMĐ.
 Văn bản của cơ quan quản lý địa phương (Công ty Điện lực địa phương)thỏa
thuận cấp điện cho Khu QLVH và xác định phạm vi điểm đấu nối.
 Giấy chứng nhận thiết kế PCCC của cơ quan quản lý địa phương (CA tỉnh).
 Giấy phép xây dựng do cơ quan quản lý hành chính địa phương cấp (Sở Xây
dựng).
2.4.

Các qui chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

 Các qui chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
2.5.

Phần mềm áp dụng

Các phần mềm áp dụng:
3.

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ QUI HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG

3.1.
3.1.1.

Lựa chọn địa điểm
Tính tốn qui mơ phục vụ


Căn cứ vào số lượng CBCNV vận hành nhà máy để tính tốn số nhân khẩu sẽ lưu trú
trong khu QLVH: số lượng CBCNV sẽ do Ban quản lý dự án cung cấp hoặc do tư vấn
thiết kế nhà máy dự kiến theo yêu cầu vận hành và được Chủ đầu tư (Ban QLDA) thống
nhất.
Số nhân khẩu trong khu QLVH được dự kiến như sau (theo tính tốn của Tư vấn và theo
kinh nghiệm các khu QLVH đã xây dựng của các nhà máy Nhiệt điện than thuộc EVN):
 Lãnh đạo nhà máy (A): 03 người (01 giám đốc và 02 phó giám đốc). Trong mỗi
gia đình của Lãnh đạo Nhà máy tính trung bình một gia đình có 4 người.
 Lãnh đạo các phịng ban và CBCNV có gia đình (B) (dự kiến chiếm tỉ lệ khoảng
50-60% CBCNV nhà máy): Trong mỗi gia đình tính trung bình một gia đình có
4 người.
 Cán bộ cơng nhân viên độc thân (C): số lược CBCNV cịn lại - thông thường
chiếm tỉ lệ khoảng 25-35%
Tổng số nhân khẩu trong khu QLVH (D)= A*4 + B*4 + C
3.1.2.

Tính tốn diện tích xây dựng khu QLVH

Căn cứ theo QCXDVN 01:2008/BXD - QUY CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM,QUY
HOẠCH XÂY DỰNG, chọn diện tích đất đơn vị ở tối thiểu là 8m2/người, chỉ tiêu
đất đơn vị ở trung bình cho tồn đơ thị khơng lớn hơn 50m2/người(1)
Do đó diện tích cần thiết của Khu QLVH là: D*(1) m2.
(1): Chỉ tiêu này sẽ được xem xét lựa chọn tùy thuộc vào quỹ đất của địa phương có thể
dành cho dự án.

Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 3 /20



EVNGENCO3
PECC2

3.1.3.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Lựa chọn địa điểm

Căn cứ theo diện tích cần thiết xây dựng, chủ đầu tư các Nhà máy có trách nhiệm tìm
kiếm và thỏa thuận địa điểm xây dựng Khu QLVH với địa phương.
Các tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng Khu QLVH Nhà máy điện bao gồm chủ yếu
như sau:
 Đáp ứng diện tích yêu cầu.
 Địa điểm xây dựng Khu QLVH không nên cách quá xa TTĐL để thuận tiện cho
việc giao thông đi lại (nên trong phạm vi 5km).
 Địa điểm xây dựng Khu QLVH nên được lựa chọn nằm gần khu dân cư hiện hữu
để tận dụng các hệ thống cơ sở hạ tầng có sẵn.
 Chi phí san lấp mặt bằng hợp lý.
 Cơng việc đền bù giải phóng mặt bằng thuận lợi.
 Phù hợp với qui hoạch chung của vùng.
 Có điều kiện địa chất cơng trình đảm bảo cho việc xử lý nền móng ít tốn kém.
3.2. Quy mô xây dựng
3.2.1.

Nguyên tắc phân bổ nhà ở được thực hiện theo vị trí cơng việc như sau:

 Lãnh đạo nhà máy hoặc chuyên gia: được bố trí mỗi người một căn nhà ở riêng
lẻ hoặc nhà liên kế (tùy theo yêu cầu của CĐT).

 Lãnh đạo các phịng ban: được bố trí ở nhà liên kế hoặc chung cư (tùy theo yêu
cầu của CĐT)
 Cán bộ cơng nhân viên có gia đình: được bố trí mỗi người một căn hộ chung cư.
 Cán bộ công nhân viên độc thân: được bố trí hai đến ba người một căn hộ chung
cư.
3.2.2.

Quy mô nhà ở của Khu QLVH bao gồm ba loại nhà:

 Nhà ở riêng lẻ 2 tầng: Diện tích xây dựng cho mỗi căn hộ không quá 100m2/căn
và số tầng không quá 2 tầng.
 Nhà ở liên kế: Diện tích xây dựng cho mỗi căn hộ khơng q 70m2/căn, diện tích
sàn sử dụng khơng q 120m2 và số tầng không quá 2 tầng.
 Chung cư không quá 5 tầng (đối với vùng núi) và không quá 7 tầng (đối với vùng
đồng bằng), trừ trường hợp có qui định ràng buộc khác.
 Diện tích căn hộ chung cư: Trong chung cư cần có ít nhất 2 loại căn hộ để thuận
tiện cho việc bố trí xắp sếp CBCNV (loại căn hộ dành cho 2 người, loại căn hộ
dành cho 3 người, loại căn hộ gia đình...). Căn hộ dành cho 2 người có diện tích
khoảng cách 50m2/căn (không quá 60m2/căn), căn hộ dành cho 3 người và gia
đình có diện tích 70m2/căn. Trong một chung cư cần có ít nhất 2 loại căn hộ để
tiện cho việc bố trí sắp xếp CBCNV.
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 4 /20


EVNGENCO3
PECC2


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Ngồi ra, cơng trình Khu QLVH cịn có các cơng trình hạ tầng kỹ thuật như sau:
 Nhà trẻ
 Trạm y tế
 Nhà xe
 Nhà bảo vệ
 Trạm bơm PCCC
 Trạm xử lý nước thải
 Trạm biến áp
 Công viên cây xanh
 Khu sinh hoạt cộng đồng
 Hàng rào
 Đường giao thông
3.3.

Quy hoạch tổng mặt bằng

Khu Quản lý vận hành được thiết kế với chức năng ở dành cho Cán bộ công nhân
viên vận hành cho nhà máy nên đặc biệt quan tâm đến chất lượng sống cho người sử
dụng qua việc dành tối đa diện tích cho cây xanh, cơng viên, đường dạo bộ, khu sinh
hoạt cộng đồng vv.
Do yêu cầu quản lí chung nên xung quanh khu đất sẽ bố trí hàng rào bằng gạch hoặc
sắt, ra vào khu quản lý vận hành bằng 01 cổng có nhà bảo vệ.
Các trục giao thơng chính của khu được quy hoạch để dễ dàng tiếp cận các căn nhà
và cơng trình khác. Bố trí giao thơng hợp lý cho việc tiếp cận đến các đơn nguyên
chung cư và nhà ở, đảm bảo giao thơng thơng suốt, đồng thời có thể sử dụng cứu hỏa
khi cần thiết.
Các đơn nguyên chung cư được bố trí trong từng khu đất theo các bố cục tạo sự
thơng thống gió, ánh sáng cũng như tn thủ các quy định về khoảng cách ly. Trong

từng khu có các đường nội bộ, bao quanh từng khu là đường nội bộ của khu lưu trú.
Tuy nhiên sự kết nối giao thông của các đơn nguyên này vẫn là hệ thống đường nội
bộ nối kết ra bên ngoài bằng cổng của tồn khu.
Tổ chức khơng gian nhấn mạnh khai thác tối đa diện tích cây xanh và khơng gian
mở, khoảng cách ly giữa các cơng trình nhằm tạo cảnh quan khơng gian thống đãng,
hiện đại cho khu quy hoạch.
Cơng trình phục vụ hạ tầng kỹ thuật (trạm biến áp, trạm bơm PCCC, trạm xử lý nước
thải) được bố trí trên một phần đất riêng kết hợp với cây xanh cách ly.
4.

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 5 /20


EVNGENCO3
PECC2

4.1.
4.1.1.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

San nền
Cơ sở thiết kế

 Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

 Bản đồ hiện trạng khu đất tỉ lệ 1/500.
 Tài liệu về điều kiện tự nhiên từ các nguồn khác.
 Quy chuẩn, quy phạm hiện hành.
 Cao độ nền, cao độ đường theo qui hoạch củn địa phương
4.1.2.

Nguyên tắc thiết kế

Thiết kế san nền phải bảo đảm các yêu cầu tôn trọng cảnh quan thiên nhiên và cân
bằng lượng đào đắp:
 Tạo quỹ đất xây dựng và độ dốc thích hợp cho giao thơng, thu, thốt nước mặt
nhằm bảo vệ cho mơi trường khu vực.
 Tận dụng địa hình tự nhiên, khối lượng đào đắp ít.
 Thốt nước dễ dàng, đảm bảo khu đất không bị ngập lụt.
 Thuận lợi cho việc bố trí các cơng trình kiến trúc.
 Phù hợp với cao độ quy hoạch chung của khu vực.
4.2.
4.2.1.

Các hạng mục xây dựng chính
Nhà chung cư:

Các đơn ngun có kết cấu BTCT, chiều cao 05-07 tầng, trong đó ½ diện tích tầng trệt
dành cho bãi đỗ xe máy. Sàn mái đổ BTCT đặt bồn nước mái và các hệ thống kỹ thuật
khác.
Bao quanh các đơn nguyên là đường nội bộ 5m rải bê tơng nhựa nóng, kết hợp làm
đường cứu hỏa, trong khn viên bố trí đan xen sân TDTT, vườn hoa và bãi đỗ xe ô tô.
Mỗi đơn nguyên bố trí các căn hộ có diện tích khoảng từ 50-70m².
Mỗi căn hộ trong đơn nguyên gồm có bếp ăn, phịng khách, phịng ngủ có vệ sinh chung,
ban cơng.

Để đảm bảo thơng thống và vệ sinh mơi trường đơ thị, cần chừa diện tích trống để lấy
sáng và thơng gió.
Tường xây bằng gạch khơng nung.
Móng nhà có kết cấu bằng BTCT, tùy vào điều kiện địa chất sẽ xem xét giải pháp sử
dụng móng cọc đóng/ép.
4.2.2.

Nhà liên kế:

Nhà liên kế là nhà 2 tầng kết cấu BTCT, mái BTCT.
Quy mô đề xuất gồm:
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 6 /20


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tầng trệt gồm phòng khách 20 m², phòng ăn + bếp 22,5 m², phòng vệ sinh, cầu thang…
Lầu 1 gồm phòng ngủ 20 m² và 22,5 m², phịng vệ sinh, cầu thang,…
Ngồi ra có cổng rào, sân trước, sân sau,...đảm bảo mật độ xây dựng khoảng 70%.
Tường xây bằng gạch khơng nung.
Móng nhà có kết cấu bằng BTCT, tùy vào điều kiện địa chất sẽ xem xét giải pháp sử
dụng móng cọc đóng/ép.
4.2.3.


Nhà trẻ:

Căn cứ nhu cầu của tồn khu, đề xuất chỉ xây nhà trẻ phục vụ 03 lứa tuổi, riêng nhóm
lớp mẫu giáo sử dụng hệ thống giáo dục tại địa phương.
Quy mơ nhà trẻ:bao gồm khối nhà chính, sân chơi, sân đường giao thông, cổng
rào…Trường mầm non được tổ chức theo lối giao thơng kín nhằm bảo vệ tối đa cho trẻ
nhỏ.
Sân chơi tập trung được bố trí ở trung tâm, các phòng học và phòng chức năng bố trí
theo chu vi của sân chơi. Khối nhà chính là 01 tầng,kết cấu BTCT, mái ngói bao gồm
các phịng chức năng như: Sảnh vào,khu hành chánh; Phịng học thường có hiên chơi
riêng; Khu bếp+sọan chia; Các diện tích phụ trợ khác (sảnh phụ,hành lang,vệ sinh…).
Tường xây bằng gạch khơng nung.
Móng nhà có kết cấu bằng BTCT.
4.2.4.

Trạm Y tế:

Khu trạm y tế được xây dựng trong khu vực bao gồm: khối nhà chính, sân đường giao
thơng, cổng rào…
Trạm y tế là khối nhà một tầng, kết cấu BTCT, mái ngói.
Tường xây bằng gạch khơng nung.
Móng nhà có kết cấu bằng BTCT.
Mặt bằng nhà được tổ chức gồm các phòng chức năng như sau:
 Quầy thuốc và Kho thuốc
 Phòng làm việc của nhân viên
 Phòng khám bệnh
 Phòng vệ sinh
 Các diện tích phụ trợ khác :sảnh phụ,hành lang,vệ sinh…
4.2.5.


Hội trường (khu sinh hoạt cộng đồng)

Thông thường hội trường sẽ được bố trí xây dựng trong ½ tầng trệt của một đơn nguyên
chung cư (sử dụng hỗn hợp với khu vực để xe máy, do tần suất sử dụng thấp), tuy nhiên
nếu quỹ đất cho phép có thể bố trí ở một khu vực riêng bao gồm sân khấu, kho…phục
vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng cho người sử dụng.
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 7 /20


EVNGENCO3
PECC2

4.2.6.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Khu kỹ thuật hạ tầng:

 Nhà bảo vệ: 01 tầng, kết cấu BTCT, mái ngói, có quy mơ bao gồm phịng trực,
phịng nghỉ và nhà vệ sinh.
 Trạm biến áp: thông thường là trạm trong nhà, xung quanh khu vực trạn biến áp
có hàng rào ngăn cách.
 Trạm bơm: Vì địa điểm xây dựng khu QLVH thường là tại các khu vực xa dân
cư nên hệ thống cấp nước không đảm ảo ổn định, do đó cần thiết phải xây dựng
trạm bơm để cấp nước cho khu QLVH bao gồm: bể chứa nước chung và hệ thống
bơm cấp nước.
 Trạm xử lý nước thải sinh hoạt: để đảm bảo yêu cầu về môi trường trong khu

QLVH nhất thiết phải xây dựng trạm xử lý nước thải bao gồm các bể xử lý và
nhà điều khiển.
 Nhà để xe: Bố trí khu để xe máy cho CBCNV tại 1/2 tầng trệt của chung cư hoặc
bố trí nhà để xe riêng biệt. Kết cấu nhà để xe bằng khung thép, mái lợp tôn, xung
quanh bao che bằng tường gạch hoặc lưới thép, nền bằng bê tông dày 15cm
4.2.7.

Cây xanh công viên –TDTT:

Cây xanh trồng trong khu quy hoạch bao gồm cây xanh phân tán trồng trên vỉa hè và
cây xanh trồng tập trung trong công viên.
Căn cứ theo QCXDVN 01:2008/BXD - QUY CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM,QUY
HOẠCH XÂY DỰNG, “ Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu phải
đạt 2m2/người, trong đó đất cây xanh trong nhóm nhà ở tối thiểu phải đạt 1m2/người;”
Cây xanh cơng viên khơng có hàng rào bảo vệ chung quanh, , thiết kế lối đi bộ lát gạch
terrazzo, , tạo nên khơng gian thống đãng, mát mẻ, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn
cho người sử dụng.
4.3.

Mạng lưới giao thông

Mạng lưới giao thông trong khu quy hoạch bao gồm các đường giao thông chính có
nhiệm vụ nối kết với giao thơng bên ngồi khu qui hoạch và hệ thống giao thông nội bộ
nối kết các cơng trình trong khu quy hoạch với nhau.
Tất cả các loại đường phải được thiết kế theo tiêu chuẩn đường bộ Việt Nam và các tiêu
chuẩn quốc tế có liên quan.
Căn cứ theo Quyết định 1167/QD0 – EVN về việc ban hành Quy định về đầu tư
xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành
các NMĐ áp dụng trong Tâp đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, ngày 23/12/2014,
qui định đường giao thông trog khu QLVH thiết kế theo đường giao thông nông

thôn (bề rộng không quá 3,5m; lề mỗi bên 1,5-2,0m lát gạch block). Ngoài ra bề
rộng đường cũng phải đảm bảo yêu cầu PCCC của khu vực.
Đường có độ dốc ngang mặt đường 2%; cấu tạo mặt đường láng nhựa; dốc ngang vỉa hè
là 1.5% đảm bảo yêu cầu thoát nước mặt; vỉa hè lát gạch tự chèn hoặc gạch terrazzo.
Trên phạm vi vỉa hè có bố trí hố trồng cây và đặt các hệ thống kỹ thuật.
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 8 /20

Rev.3


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Kết cấu mặt đường bao gồm các lớp móng bằng đá cấp phối, bề mặt hồn thiện bằng bê
tơng nhựa nóng.
4.4.
4.4.1.

Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống cấp nước
Tiêu chuẩn thiết kế:

 Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước chuyên ngành TCN 33-2006 của Bộ Xây Dựng.
 Qui phạm quản lý kỹ thuật cấp thoát nước TCVN 5576-1991 của Bộ Xây Dựng.
 Yêu cầu cấp nước phịng cháy PCCC -TCVN 2622-1995.
 Qui trình quy phạm trong công tác XDCB của Bộ GTVT và Bộ Xây Dựng.

 Kết hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của các hệ thống kỹ thuật khác.
4.4.2.

Giải pháp cấp nước:

Nguồn nước cấp cho khu QLVH được lấy từ tuyến ống cấp nước sinh hoạt của địa
phương, nếu trong trường hợp chưa có nguồn từ các nhà máy nước tại địa phương thì sẽ
xem xét phương án sử dụng giếng khoan hoặc nguồn nước mặt có qua xử lý. Nước từ
nguồn được đưa đến hệ thống bể chứa và trạm bơm tăng áp trước khi cung cấp đến từng
cơng trình.
4.4.3.

Dự báo nhu cầu dùng nước:

Xác định bể chứa nước cung cấp cho nhu cầu sử dụng của chung cư và nhu cầu dùng
nước cho chữa cháy.
Lưu lượng nước cấp:
TB
Qng


q

i

* Ni * fi

1000

+ D(m3/ngày)


Trong đó:
 qi = 100 (lít/ người /ngày) tiêu chuẩn dùng nước cho một đầu người trong một
ngày đêm ứng với khu vực đô thị loại V (lấy theo TCXD 33-2006);
 Ni: Dân số tính tốn cho khu vực;
 fi: Tỷ lệ dân được cấp nước, với đô thị loại V thì tỷ lệ này là 90%;
 D: Lượng nước tưới cây, rửa đường, dịch vụ đô thị, thất thoát, nước cho bản thân
nhà máy xử lý nước được tính theo TCXD 33-2006 và lượng nước dự phịng.
4.4.4.

Thiết kế mạng lưới cấp nước sinh hoạt

1. Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Vì lưu lượng và áp lực của mạng lưới cấp nước bên ngoài (nhất là đối với các khu vực
vùng sâu vùng xa) thường không ổn định nên Khu quy hoạch sẽ dùng bể chứa nước
ngầm tập trung và dùng bơm tăng áp cấp đến từng cơng trình.
Bơm nước thiết kế được đặt tại phòng kỹ thuật gần bể nước. Cụm bơm thơng thường
gồm có 03 bơm nối song song và hoạt động luân phiên nhau.
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 9 /20


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mạng lưới cấp nước trong khu quy hoạch là mạng vòng (cấp nước an toàn và liên tục)

và được rẽ nhánh đến từng cơng trình trong khu quy hoạch.
2. Hệ thống cấp nước chữa cháy
Cấp nước cho phòng cháy chữa cháy: Nhằm đảm bảo an tồn phịng cháy chữa cháy
cho khu vực, tổ chức lắp đặt các trụ cứu hoả trên các trục đường chính. Các trụ cứu hoả
được đặt trên các ngã ba, ngã tư của các trục đường chính. Các trụ cứu hoả có đường
kính Φ100 mm, đặt cách nhau tối đa 150 m (TCVN 1622-1995).
3. Các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống đường ống cấp nước
 Tại các vị trí có hai tuyến ống trở lên nối với nhau và vị trí rẽ nhánh phải bố trí
van khố để có thể cách ly khi cần thiết.
 Tại các điểm cao nhất trên tuyến ống phải bố trí van xả khí và điểm thấp nhất
phải đặt các van xả cặn.
 Đường ống cấp nước được bố trí dọc trên vỉa hè và đảm bảo chiều sâu chôn ống
tối thiểu 0,6 – 1, 0m. Những vị trí đặt ống băng ngang qua đường phải đặt ống
kim loại bảo vệ bên ngoài và đệm cát bên trên và bên dưới ống để tránh tải trọng
xe chạy làm bể đường ống.
 Khoảng cách ống đến chân cơng trình ngầm (cáp chiếu sáng, cống thốt nước,..)
và đến chân các cơng trình hạ tầng khác (trụ điện, trụ chiếu sáng,..) phải đảm bảo
khoảng cách an toàn cho phép.
 Đối với ống D60  D150, chọn loại ống nhựa uPVC chịu áp lực 3-6 kg/cm² sản
xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001. ống kim loại lồng Φ200, lồng ống uPVC đoạn đi
qua đường nhựa.
 Lắp đặt 01 đồng hồ tổng để kiểm soát lượng nước tiêu thụ và tỷ lệ thất thoát nước.
4.5.
4.5.1.

Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước mưa

1. Mục tiêu thoát nước
Nước mưa được quy ước là nước thải sạch, nước mưa từ các cơng trình và mặt đường

được thu gom vào các hố thu dẫn qua các tuyến cống nhánh để thoát vào hệ thống thoát
nước của địa phương.
Mạng lưới thoát nước (MLTN) được thiết kế nhằm đảm bảo thu gom, vận chuyển, thoát
nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất cho tồn khu vực, tránh ơ nhiễm mơi trường.
Việc tính tốn MLTN nhằm xác định đường kính cống hợp lí, độ dốc cống, rãnh tối
thiểu và độ đầy tối đa, trên cơ sở xác định lưu lượng nước mưa tính tốn và vận tốc nước
chảy trong cống rãnh.
Xác định đường kính mỗi đoạn cống dựa vào lưu lượng lớn nhất mà đường cống đó phải
tải
2. Tiêu chuẩn thiết kế
 Qui phạm thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18-79.
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 10 /20


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 TCVN 7957:2008: Thốt nước – Mạng lưới bên ngồi và cơng trình – Tiêu chuẩn
thiết kế.
 Qui trình quy phạm trong công tác XDCB của Bộ GTVT và Bộ Xây Dựng.
 Kết hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của các hệ thống kỹ thuật khác.
3. Cơ sở thiết kế
 Bản đồ bố trí cơng trình Khu quy hoạch.
 Điều kiện khí hậu: độ ẩm, lượng mưa
4. Giải pháp thốt nước mưa

 Xây dựng hệ thống thoát nước riêng, là các tuyến cống ngầm chạy dọc theo các
đường trục chính và đường nội bộ, bố trí nằm dọc theo vỉa hè và dải cây xanh.
 Nước mưa được thu gom toàn bộ từ các cơng trình, dẫn qua các tuyến cống nhánh
để thoát vào hệ thống thoát nước của địa phương.
 Cống: Sử dụng loại cống tròn được chế tạo trong nhà máy bằng phương pháp
quay ly tâm kết hợp rung và chở đến cơng trường lắp ghép.
 Kích thước thay đổi tuỳ thuộc vào lưu lượng thoát nước thực tế. Kích thước và
độ dốc từng đoạn cống được thể hiện trên bản đồ quy hoạch.
 Để đảm bảo cống làm việc ổn định trong thời gian khai thác sử dụng, chiều sâu
chôn cống tối thiểu là 0.7m. Độ dốc cống > 1/d để đảm bảo khả năng tự làm sạch
của cống.
 Cống đặt trên vỉa hè sử dụng chịu lực H10, cống qua đường sử dụng H30.
 Hố thu nước mưa đặt cách nhau 20m đến 40m đảm bảo thu nước nhanh.
 Hố ga đặt cách nhau 40m đến 80m, tuỳ theo lưu vực tính tốn bố trí khoảng cách
hố ga phù hợp nhằm đảm bảo thoát hết lượng nước tập trung từ các lưu vực đổ
về là nhanh nhất.
 Mối nối cống: sử dụng sợi đay tẩm nhựa đường hoặc joint cao su. Bên ngoài sử
dụng lớp vữa ximăng M100 chèn khít các mối nối.
 Gối cống: Bê tơng đá 1x2 M200 được chế tạo sẵn trong nhà máy.
 Hố thu mưa: Bằng BTCT, miệng thu có lưới chắn rác bằng thép, nước được dẫn
vào hố ga theo đường ống PVC D216mm.
5. Tính tốn thốt nước mưa
Lưu lượng tính tốn thốt nước mưa xác định theo cơng thức:
Q  q.C.F

Trong đó:
q: cường độ mưa tính tốn (l/s.ha)
C: hệ số dòng chảy
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017


Trang 11 /20


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

F: diện tích lưu vực
Cường độ mưa tính tốn xác định theo số liệu mưa của các trạm quan trắc trong vùng
hoặc xác định theo công thức:
q

A(1  C lg P )
(t  b) n

Trong đó:
q: cường độ mưa tính tốn (l/s.ha)
t: thời gian dòng chảy mưa
P: chu kỳ lặp lại trận mưa tính tốn
A,C,b,n: tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương.
4.5.2.

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

1. Tiêu chuẩn thiết kế
Các tiêu chuẩn thiết kế thoát nước chính được sử dụng trong thiết kế như sau:
 TCVN 7957:2008: Thốt nước – Mạng lưới bên ngồi và cơng trình – Tiêu chuẩn
thiết kế;

 QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt
2. Giải pháp thốt nước
Mạng lưới thốt nước thải sinh hoạt được tính toán đảm bảo thoát nước thải trong giờ
dùng nước lớn nhất trong ngày.
Toàn bộ nước thải sinh hoạt từ khu nhà liên kế, chung cư, nhà trẻ, trạm y tế và khu vực
công cộng... được thu gom xử lý sơ bộ tại bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống thoát
nước và được dẫn về khu xử lý nước thải sinh hoạt của khu quản lý vận hành.
Mạng lưới nước thải được thu gom từ các hộ dân bằng mạng lưới ống riêng đặt trên vỉa
hè từng khu vực. Trên tồn bộ mạng lưới thốt nước thải sẽ được bố tr1
í các hố ga
với khoảng cách theo tiêu chuẩn phục vụ cho q trình quản lý và thơng tắc trong quá
trình hoạt động
Khu xử lý nước thải sinh hoạt sẽ xử lý toàn bộ nước thải đạt yêu cầu theo
QCVN14:2008/BTNMT trước khi xả ra cống thoát nước của khu vực.
3. Tính tốn thốt nước thải
Lượng nước thải của khu quản lý vận hành được tính tốn dựa trên các số liệu về lượng
nước cấp cho mục đích sinh hoạt có tính tới các hệ số thải nước, hệ số thu gom mạng
lưới thoát nước.Tiêu chuẩn thoát nước bằng tiêu chuẩn cấp nước (100 lít / người/ ngày
đêm)
Lưu lượng tính toán: Qtt = N x b x q x Kc /86400 (l/s)
-

Trong đó:

N

: Dân số tính tốn (người)

q


: Tiêu chuẩn thốt nước(lít / người /ngày đêm)

Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 12 /20


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Kc

: Hệ số điều hoà chung

b

: Hệ số dự trù phát triển dân số

Qtt

: Lưu lượng thốt nước tính tốn

Căn cứ kết quả tính tốn trên có thể lựa chọn ống thốt nước thải để đảm bảo thoát nước cho khu vực.
Hệ thống thoát nước bẩn được thiết kế riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa bao gồm
các hầm ga.
Cống thoát nước bẩn sử dụng ống uPVC hoặc ống gang, thu gom nước thải cho các khu
nhà ở.

Nước bẩn nhà dân phải được xử lý lắng lọc qua bể tự hoại đúng quy cách, sau đó chuyển
về trạm xử lý nước thải.
Để đảm bảo u cầu về mơi trường thì nước thải sinh hoạt phải xử lý đạt tiêu chuẩn loại
A (theo TCVN 5945-1995) rồi mới được thải ra môi trường. Phần nước đã được xử lý
sẽ được chuyển vào hệ thống thoát nước mưa chảy ra hệ thống thoát nước chung của địa
Phương.
Hệ thống cống thoát nước bẩn được đặt trên vỉa hè, nắp đan hầm ga được đặt bằng với
mặt vỉa hè.
4. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt (HTXLNTSH)
Trạm xử lý nước thải sinh hoạt có nhiệm vụ xử lý nước thải sinh hoạt đạt QCVN
14/2008/BTNMT loại A, K=1 trước khi xả ra hệ thống cống thải chung của khu vực
hoặc tái sử dụng để tưới cây xanh.
 Trạm xử lý nước thải cho toàn bộ khu vực:
+ Cơng suất: theo tính tốn
+ Cơng nghệ xử lý: áp dụng phương pháp xử lý sinh học kết hợp với cơ học; sử
dụng kết hợp bể lọc sinh học aerotank và bể lằng, bể lọc đa tầng.
+ Quy mô các cơng trình chính xử lý của HTXLNTSH bao gồm:
 Bể điều hịa
 Bể lắng 1
 Bể sinh học hiếu khí Areotank
 Bể lắng 2
 Bể trung gian
 Bể khử trùng
 Bồn lọc áp lực
 Bể nén bùn
 Nhà chứa thiết bị, hóa chất
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 13 /20



EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Nhà điều hành
Hệ thống cấp nước
4.6.
4.6.1.

Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống cấp điện
Tính tốn nhu cầu sử dụng điện:

 Dựa vào qui mô xây dựng của khu vực như số hạng mục, loại nhà, diện tích... và
qui định về cơng suất phụ tải để tính tốn nhu cầu sử dụng điện của khu vực.
 Trên cơ sở nhu cầu phụ tải điện của Khu quản lý vận hành, lựa chọncông suất và
số lượng trạm biến áp để cấp điện cho cơng trình.
4.6.2.

Xác địnhnguồn điện:

 Phần điện cấp nguồn 24kV (hoặc tùy theo cấp của lưới điện cấp nguồn hiện hữu
khu vực)
 Nguồn cấp điện cho khu quản lý vận hành sẽ được lấy từ đường dây hiện hữu
của điện lực địa phương, dẫn đến các trạm biến áp lắp đặt trong khu quy hoạch.
4.6.3.

Phần trạm biến áp


 Sử dụng kiểu trạm biến áp là loại trạm đặt trong nhà.
4.6.4.

Giải pháp kỹ thuật phần điện hạ thế

 Hệ thống cấp điện hạ thế sẽ bao gồm các xuất tuyến cáp lực hạ thế từ trạm biến
áp 22/0.4kV đến các tủ điện phân phối rẽ nhánh cung cấp điện cho các phụ tải.
Tất cả các tuyến cáp điện hạ thế sẽ được luồn trong các tuyến ống PVC chịu lực
được lắp đặt trực tiếp dưới đất và trong khối ống-bê tông khi qua đường.
4.6.5.

Hệ thống chiếu sáng đường nội bộ

 Hệ thống chiếu sáng đường và cảnh quan của Trung tâm được chọn loại đèn phù
hợp với đường phố, loại đèn được chọn là đèn cao áp bóng thuỷ ngân (hoặc
sodium, comete) 3x150W và 250W, ánh sáng vàng, choá vừa hoặc rộng. Hệ
thống chiếu sáng sẽ được bố trí phù hợp với cảnh quan của khu vực.
 Nguồn cấp điện cho chiếu sáng công cộng sẽ được lấy từ các tủ phân phối cung
cấp cho các phụ tải dọc theo tuyến đường.
4.7.

Giải pháp kỹ thuật hệ thống thông tin liên lạc

 Hệ thống thông tin liên lạc thiết kế cho khu quản lý vận hành phải đảm bảo vận
hành hiệu quả, ổn định và liên tục. Phải có các biện pháp bảo vệ, chống nhiễu để
tăng độ tin cậy và hiệu quả của tồn hệ thống. Các thiết bị thơng tin liên lạc phải
có biện pháp nối đất, chống sét để đảm bảo an toàn.
 Việc cung cấp và lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc và các thiết bị phụ trợ phải
được thực hiện và phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn và quy trình – quy phạm

ngành viễn thơng Việt Nam và các quy trình – quy phạm an tồn của Việt Nam.
 Cấu trúc hệ thống thơng tin liên lạc của khu QLVH thành hai phần bao gồm phần
điện thoại, internet và truyền hình cáp.
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 14 /20


EVNGENCO3
PECC2

4.7.1.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Hệ thống điện thoại và internet

 Cấu trúc của hệ thống điện thoại và internet sẽ theo cấu trúc phân nhánh. Việc
kết nối giữa hệ thống bên trong và các nhà cung cấp dịch vụ sẽ được tập trung tại
khu vực nhà bảo vệ thông qua tủ phối dây MDF. Từ MDF các tuyến cáp sẽ dẫn
tới các tủ phối dây nhỏ hơn IDF, mỗi một IDF sẽ được bố trí cho từng lơ nhà, sau
đó từ tủ IDF này sẽ có các line điện thoại và internet trực tiếp đến từng căn hộ
 Mỗi một căn hộ trong khu QLVH sẽ được thiết kế 3 đường line điện thoại đến,
với định hướng sử dụng là 1 line cho điện thoại và một line cho internet và một
line dự phòng, tuy nhiên việc sử dụng các đường line hoàn toàn linh động và phụ
thuộc vào mục đích của người sử dụng. Việc đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ theo
định hướng chủ từng căn hộ sẽ đăng ký trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ, việc
kết nối sẽ được thực hiện bởi nhà cung cấp với sự trợ giúp của ban quản lý khu
QLVH.

4.7.2.

Hệ thống truyền hình cáp

 Cấu trúc của hệ thống truyền hình cáp có dạng phân cấp hình tia. Việc kết nối
giữa hệ thống bên trong với nhà cung cấp dịch vụ được thực hiện tại khu vực nhà
bảo vệ thông qua măng xông quang (MXQ). Từ MXQ đường truyền sẽ được dẫn
đến các Node quang. Từ các Node quang này, thơng qua các bộ khuếch đại tín
hiệu sẽ được dẫn tới từng lơ nhà, tại vị trí mỗi lơ nhà này cũng sẽ có một bộ
khuếch đại, sau đó thơng qua bộ chia để đưa tín hiệu đến từng căn hộ. Các nguồn
cấp điện cho các thiết bị như MXQ, các Node quang hay các bộ khuếch đại sẽ
được lấy từ nguồn điện dung chung.
 Mỗi căn hộ trong khu QLVH sẽ được cấp một đường truyền hình cáp, do đặc thù
của hệ thống mạng truyền hình cáp, cả khu QLVH phải sử dụng chung dịch vụ
của một nhà cung cấp (nếu chỉ sử dụng đường truyền có sẵn), ban quản lý khu
QLVH sẽ đứng ra làm đầu mối liên hệ với nhà cung cấp, việc đăng ký sử dụng
dịch vụ sẽ được thực hiện trực tiếp giữa chủ hộ với nhà cung cấp, việc kết nối sẽ
được thực hiện bởi nhà cung cấp với sự hỗ trợ của ban quản lý khu QLVH.
4.8.
4.8.1.

Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống nối đất và chống sét
Các yêu cầu chung

 Hệ thống nối đất sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và IEEE80.
Toàn bộ các phần tính tốn hệ thống nối đất đều được áp dụng theo tiêu chuẩn
IEEE80, các kết quả tính tốn sẽ đối chiếu với tiêu chuẩn Việt Nam.
 Hệ thống nối đất được thiết kế sao cho đạt được các điều kiện sau:
 Giới hạn ảnh hưởng của điện thế chạm đất sao cho không gây nguy hiểm đến
người và thiết bị dưới mọi điều kiện vận hành bình thường và sự cố.

 Đảm bảo cho bảo vệ relay, thông tin liên lạc, điều khiển… làm việc an toàn và
tin cậy.
 An tồn cho các thiết bị làm việc.
 Tản dịng điện sét và dịng ngắn mạch nhanh chóng
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 15 /20


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Hệ thống bảo vệ chống sét phải đảm bảo mỹ quan cho cơng trình.
4.8.2.

Điều kiện thiết kế

 Hệ thống nối đất được thiết kế sao cho đạt được điện trở nối đất bằng hoặc nhỏ
hơn điện trở nối đất yêu cầu, giá trị điện trở yêu cầu sẽ được tra trong tiêu chuẩn
IEEE80, điện áp bước và điện áp tiếp xúc luôn luôn nhỏ hơn điện áp cho phép
theo TCVN và tiêu chuẩn IEEE80.
 Điện trở suất của đất: 229 Ω.m
 Độ sâu chơn lưới nối đất
 Dây nối đất chính

: Không nhỏ hơn 1m


: Dây đồng mềm mạ thiếc

 Cọc tiếp đất : Cọc sắt bọc đồng
 Cấu trúc của hệ thống nối đất

: Hệ thống lưới nối đất kết hợp cọc

 Toàn bộ các mối nối vào lưới nối đất phải được hàn theo phương pháp hàn
CADWELD.
 Cấu trúc hệ thống chống sét , phương pháp tính tốn
4.8.3.

Hệ thống chống sét

 Hệ thống chống sét cho khu QLVH sử dụng các đầu thu sét phát tia tiên đạo sớm
(ESE: Early Streamer Emission), các đầu thu này sẽ được đặt tại một số cao độ
trong khu vực và phủ phạm vi bảo vệ của nó lên tồn khu vực, các bán kính bảo
vệ phụ thuộc vào độ cao của kim thu sét và cao độ của cơng trình cần bảo vệ.
Việc chọn lựa các cao độ đặt kim thu sét phụ thuộc vào mặt bằng bố trí của tồn
khu vực.
 Với thiết bị này có thể tối thiểu hóa các kim thu sét, thay vì sử dụng rất nhiều kim
thu sét cổ điển bảo vệ cho từng hạng mục công trình ta có thể sử dụng vài kim
ESE để bảo vệ cho toàn khu vực với phạm vi bảo vệ trải rộng. Sử dụng phương
pháp này sẽ làm tăng tính mỹ quan cho tồn khu, cơng tác lắp đặt sẽ dể dàng
giảm được tối thiểu thời gian và công sức, đảm bảo được yêu cầu chống sét, tập
trung thiết bị chống sét vào vài vị trí trong khu vực làm dể dàng cho việc quản
lý, kiểm tra định kỳ, bảo trì sau này cũng có nghĩa là độ tin cậy của hệ thống cao.
4.8.4.

Hệ thống nối đất


 Các kim thu sét phải được nối đất bằng cáp nối đất chuyên dụng cho loại kim
ESE, cáp nối đất sử dụng cáp đồng tiết diện tối thiểu 55mm2 để bảo đảm an tồn.
Cáp thốt sét được dẫn đi áp sát mắt ngồi của cơng trình, phải có các phụ kiện
tương thích để kết nối cáp với kim thu sét, với cọc nối đất, và các phụ kiện cố
định dây tiếp đất. Các mối hàn sử dụng phải là các mối hàn CADWELD. Phải
lắp đặt hai đường cáp thoát sét cho mỗi kim thu sét ESE. Qui cách lắp đặt hệ
thống chống sét phải tuân thủ theo quy định.
 Hệ thống nối đất sử dụng loại tia cọc. Cọc nối đất được sử dụng là cọc sắt bọc
đồng. Số lượng, chiều dài, đường kính cọc và độ sâu chơn cọc phải đảm bảo điển
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 16 /20


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

trở nối đất theo quy định (tối đa là 10 Ohm). Điện trở nối đất cần phải được đo
đạc để có số liệu thực tế sau khi lắp đặt.
4.9.
4.9.1.

Giải pháp kỹ thuật hệ thống PCCC
Yêu cầu chung

 Hệ thống PCCC được thiết kế gồm tất cả các bước: Thiết kế nguyên lý, thiết kế

kỹ thuật và thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công và phải đảm bảo tuân theo các yêu
cầu của luật PCCC, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy hiện hành của Việt Nam
và tiêu chuẩn quốc tế NFPA
4.9.2.

Hệ thống phát hiện và báo cháy tự động

 Hệ thống báo cháy sử trang bị cho khu QLVH TTĐL được thiết kế tuân theo tiêu
chuẩn TCVN 5738 - 1993 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật và NFPA 721996 Edition National Fire Alarm Code.
 Hệ thống báo cháy được thiết kế sao cho có thể thơng báo theo khu vực hay các
bảng báo phụ trong bất kỳ thời điểm báo động bằng tay hay tự động do các thiết
bị như các cơng tắt dịng, áp suất, đầu dị khói và nhiệt khởi động. Tín hiệu báo
động nghe được sẽ reo liên tục và đèn hiển thị sẽ sáng đến khi thiết bị khởi động
được phục hồi bình thường và báo động được đặt lại (reset) bằng tay.
4.9.3.

Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà

Hệ thống chữa cháy trong nhà được tính tốn thiết kế đảm bảo bao phủ hết tất cả các
khu vực, áp lực nước tại đầu phun tối thiểu 10 mH2O. Mỗi trụ chữa cháy gồm có các
trang thiết bị như sau:
 02 ống mềm chữa cháy: Đường kính 50mm x 30m
 Súng phun: 01bộ
 Khớp nối
 Chuông báo cháy và nút nhấn khẩn cấp bằng tay
 Tủ đựng lăng vòi và các thiết bị sửa chữa
 Các thiết bị của hệ thống cấp nước trong và ngoài nhà được yêu cầu như sau:
+ (1) Ống mềm chữa cháy: Lựa chọn loại vòi dệt bằng sợi tổng hợp tráng cao su
với yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, kích thước, chất lượng và áp suất sử dụng. áp
lực thử của loại ống này được quy định trong TCVN 5740-1993 Thiết bị chữa

cháy-Vòi chữa cháy sợi tổng hợp tráng cao su.
+ (2) Súng phun nước: làm bằng hợp kim không gỉ và được chọn đáp ứng theo
TCVN 4513-88 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế
+ (3) Khớp nối: Được lựa chọn là loại hợp kim định các kích thước cơ bản được
quy định trong TCVN5739-1993 Thiết bị chữa cháy - Đầu nối
4.9.4.

Hệ thống cấp nước ngoài trời

 Nguồn nước cung cấp cho hệ thống cấp nước ngoài nhà của khu QLVH được lấy
từ trạm bơm nước chữa cháy thơng qua hệ thống mạch vịng. Mạng lưới cấp nước
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 17 /20


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

ngồi nhà được thiết kế nối thành mạch vòng đảm bảo cấp nước liên tục cho hệ
thống.
 Các trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời được phân bố đều, khoảng cách giữa các
trụ nhỏ hơn 100m. Việc bố trí các họng nước chữa cháy phải đảm bảo bao phủ
hết toàn bổ diện tích mặt bằng tồn trung tâm. Chiều cao lắp đặt các trụ chữa
cháy phải đảm bảo khoảng cách 1,25m tính từ mặt đất.
 Mỗi trụ chữa cháy gồm có các trang thiết bị như sau:
+ 01 ống mềm chữa cháy: Đường kính 65mm x 20m

+ Súng phun:

02 bộ

+ Khớp nối:

04 bộ

+ Vòng đệm cao su:

02 cái

+ Tủ đựng lăng vòi:

01 cái

+ Các thiết bị kèm theo 01 bộ
4.9.5.

Thiết bị chữa cháy xách tay

 Các loại bình chữa cháy xách tay CO2, bình bọt khơ và các loại xe đẩy di động
được thiết kế theo NFPA 10. Các khu vực trong các tồ nhà được phân loại nhóm
nguy hiểm cháy A, B hay C (Căn cứ theo tiêu chuẩn NFPA 10 mục1-5.1 để áp
dụng chất chữa cháy thích hợp. Các loại bình bột ABC được sử dụng để chữa
cháy cho các đám cháy loại A, chất cháy rắn có tàn lửa loại B và loại C.
 Các bình chữa cháy xách tay phải có niêm phong, dấu đóng trên vỏ chai của nhà
sản suất phải ghi rõ trọng lượng vỏ bình, trọng lượng chất chữa cháy. Chất lượng
bốt được quy định trong TCVN 6102-1996 Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa
cháy bột. Khi lắp đặt đỉnh bình khơng vượt q cao độ 1,5m so với mặt sàn,

trường hợp khối lượng bình lớn hơn trọng lượng nêu trên theo quy định khi lắp
đỉnh bình phải thấp hơn độ cao 01m, đáy bình phải đặt cách mặt sàn ít nhất 10
cm (theo tiêu chuẩn NFPA-10 mục 1-6.10)
 Phạm vi bảo vệ tối đa của các loại bình chữa cháy thơng dụng khoảng 1m2, do
vậy cần thiết phải tính tốn tổng diện tích bao phủ của các thiết bị cần được bảo
vệ.
 Khoảng cách xa nhất từ nơi đặt các bình chữa cháy xách tay tới các về trí cần bảo
vệ khoảng 23m (tiêu chuẩn NFPA).
 Đối với chất chữa cháy bằng CO2: Theo quy định bảng 1 trong TCVN 6100-1996
Phòng cháy chữa cháy- Cacbon dioxit chất lượng khí CO2 phải đạt độ tinh khiết
99,5% theo thể tích, hàm lượng nước khơng vượt q 0.015% theo khối lượng.
 Đối với mỗi tầng của khu chung cư được bố trí 2 bình chữa cháy CO2 xách tay.
 Ngoài ra, Trung tâm phải trang bị các thùng phi đựng cát và xẻng dùng để chữa
cháy tại chỗ.

Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 18 /20


EVNGENCO3
PECC2

4.9.6.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Phương án cung cấp nước chữa cháy


1. Nguồn nước chữa cháy
 Nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy được lấy từ nguồn nước thuỷ cục cấp
vào bể chứa nước chung của Khu vực (tại trạm bơm).
2. Tính tốn thiết kế và bố trí hệ thống đường ống
 Việc tính tốn xác định các thông số thuỷ lực, tổn thất áp lực trên hệ thống đường
ống cấp nước chữa cháy nhằm mục đích kiểm tra kích thước đường ống đã chọn
đảm bảo cấp nước đến khu vực có yêu cầu cao nhất về lưu lượng và áp lực.
 Tổn thất áp lực theo chiều dài ống được được tính tốn dựa theo công thức
Williams trên cơ sở loại ống dẫn là ống thép hệ số tổn thất C=120 (Bảng 6-4.45
Tiêu chẩn NFPA-13)
 Cơng thức xác định tổn thất:
1.85

P  6.C051.85xQxD4.x8710

5

 Trong đó:
 P: Tổn thất áp lực trên 1m đường ống (bar)
 Q: Lưu lượng tính theo l/phút.
 D: Đường kính trong ống (mm)
 C: Hằng số tổn thất (C=120)
 Kích thước các phụ kiện đường ống được tra trong bảng 6.4.3.1 tiêu chuẩn NFPA
-13
 Đường ống cung cấp nước được đấu nối từ trạm bơm nước chữa cháy cho khu
QLVH.
 Áp dụng điều 10.4, 10.6 và bảng 13 TCVN 2622-1995, lưu lượng nước tính cho
một đám cháy là 10L/s.
 Áp dụng điều 10.14 và bảng 14 TCVN 2622-1995, lưu lượng nước cho mỗi điểm
trong nhà có 1 họng phun và lưu lượng là 2.5L/s.

 Khi tính tốn ta xem xét tính toán cho tổn thất đường ống dài nhất , tại vị trí xa
nhất và cao nhất.
3. Bố trí hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy
 Căn cứ tiêu chuẩn ngành 20TCN-33-85 Cấp nước mạng lưới bên ngồi và cơng
trình - Tiêu chuẩn thiết kế, kiến nghị sử dụng ống thép tráng kẽm đạt tiêu chuẩn
BS 1387, đối với đường ống có đường kính từ 70mm trở xuống. Sử dụng ống
thép đen đạt tiêu chuẩn NFPA 5 đối với đường ống có đường kính lớn hơn 70mm.
Đối với các đường ống bố trí đi nổi được sơn và hồn thiện bằng 3 lớp (lớp chống
rỉ, hai lớp sơn đỏ) và được bố trí đi trên các giá đỡ bằng bê tông cốt thép hoặc giá
thép và được cố định chặt bằng bu lơng. Đối với các đường ống bố trí đi ngầm
Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 19 /20


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

phải tn theo tiêu chuẩn NFPA-24 mục 8-11 độ sâu đặt ống không nhỏ hơn 1.2m
so với mặt đường. Với các đường ống chôn ngầm trên nền đất thường độ sâu tối
thiểu so với mặt đất phải lớn hơn 0.8m. Khi đường ống bố trí đi ngầm đường ống
phải được bọc vải quét nhựa đường 2 lớp để bảo vệ chống ăn mòn. Trong trường
hợp các đường ống băng qua các đường giao thơng phải bố trí ống đi trong mương
bê tơng cốt thép. Kết cấu mương bê tông phải đảm bảo chịu được tải trọng lớn
nhất phân cấp theo loại đường.
 Các van khóa sử dụng để cách ly trong trường hợp cần sửa chữa đường ống được
bố trí tuân theo mục 8.8.a và 8.9 trong 20TCN-33-85: Cấp nước mạng lưới bên

ngồi và cơng trình-Tiêu chuẩn thiết kế.

Quyển 5, Chương 9 – Khu quản lý vận hành
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 20 /20



×