Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

K300351_Thân Thị Hồng Ngát.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.75 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

THÂN THỊ HỒNG NGÁT

NHÂN VẬT “THẦN”
TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

THÂN THỊ HỒNG NGÁT

NHÂN VẬT “THẦN”
TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Mỹ Phương

HÀ NỘI, 2023


LỜI CẢM ƠN


Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Mỹ Phương, người đã
tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tơi để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Ngữ văn, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội và Phòng Sau Đại học đã quan tâm, giúp đỡ, tạo
điều kiện để tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những người đã luôn cổ
vũ, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Những nghiên cứu về Nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung đại
Việt Nam sẽ cịn những thiếu sót nhất định nên tơi mong nhận được những ý
kiến đóng góp để khóa luận được hồn thành tốt hơn nữa.
Học viên thực hiện
Thân Thị Hồng Ngát


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................10
6. Đóng góp của luận văn....................................................................................11
7. Cấu trúc luận văn............................................................................................11
Chương 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM VÀ NHÂN VẬT “THẦN”................................................................12
1.1. Về truyện truyền kì trung đại Việt Nam...........................................................12
1.1.1. Khái niệm truyện truyền kì...................................................................12
1.1.2. Đặc trưng thể loại truyện truyền kì.......................................................14
1.1.3. Diễn tiến của truyện truyền kì Việt Nam...............................................16
1.2. Về nhân vật “thần”...........................................................................................20

1.2.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học..........................................................20
1.2.2. Nhân vật “thần”.....................................................................................22
1.3. Tiền đề cho sự xuất hiện của nhân vật thần trong truyện truyền kì trung đại
Việt Nam.................................................................................................................27
1.3.1. Tiền đề lịch sử, xã hội...........................................................................27
1.3.2. Tiền đề văn hóa, văn học.......................................................................29
Tiểu kết................................................................................................................... 36
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT THẦN TRONG TRUYỆN TRUYỀN
KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM................................................................................37
2.1.Thống kê, phân loại nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam
................................................................................................................................. 37
2.1.1. Thống kê...............................................................................................37
2.1.2. Phân loại...............................................................................................38


2.2. Chân dung nhân vật thần trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam..........................45
2.2.1. Ngoại hình.............................................................................................46
2.2.2. Quyền năng, phép thuật........................................................................48
2.2.3. Cuộc sống, số phận nhân vật.................................................................52
2.3. Không gian hiện diện của nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung đại
Việt Nam.................................................................................................................52
2.3.1. Nhân vật “thần” chỉ xuất hiện trong không gian kì ảo...........................53
2.3.2. Nhân vật “thần” chỉ xuất hiện trong khơng gian trần thế......................55
2.3.3. Nhân vật “thần” dịch chuyển giữa không gian kì ảo và khơng gian
trần thế............................................................................................................56
Tiểu kết................................................................................................................... 57
Chương 3: CHỨC NĂNG CỦA NHÂN VẬT THẦN TRONG TRUYỆN
TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM..............................................................60
3.1. Chức năng trong tổ chức cốt truyện..................................................................60
3.1.1. Nhân vật trung tâm của truyện kể.........................................................61

3.1.2. Nhân vật thúc đẩy diễn tiến của truyện kể.............................................63
3.1.3. Nhân vật hóa giải mâu thuẫn trong truyện kể........................................66
3.2. Chức năng biểu đạt chủ đề tư tưởng tác phẩm..................................................68
3.2.1. Niềm tin vào sự tồn tại, sự song hành của thế giới siêu nhiên bên
cạnh cõi trần....................................................................................................69
3.2.2. Nỗi bất an trước thực tại đổ vỡ, nhiều bất ổn........................................70
3.2.3. Sự cảm thông, trân trọng những ước mơ, khát vọng chính đáng của
con người........................................................................................................72
Tiểu kết................................................................................................................... 79
KẾT LUẬN............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................83
PHỤ LỤC............................................................................................................1PL


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam đã có một chặng đường hình thành và phát triển
đầy tự hào và rực rỡ. Trong hành trình rực rỡ đó, văn học trung đại ln đóng
vai trị quan trọng bởi sự phát triển liền mạch và bền bỉ của nó trong một thiên
niên kỉ. Đi hết chặng đường của mình, văn học trung đại đã cống hiến cho nền
văn học nước nhà bằng vô vàn thể loại cùng những tác phẩm mang đầy giá trị
tư tưởng sâu sắc về thời đại và con người. Một trong số những thể loại có dấu
ấn mạnh mẽ trong văn học trung đại, ta khơng thể khơng nhắc đến truyện
truyền kì. Thể loại này đã góp phần khơng nhỏ để khẳng định vị thế của văn
xi trung đại trong dịng chảy văn học Việt Nam.
1.2. Truyện truyền kì là bước phát triển dựa trên của các tác phẩm tự sự
dân gian như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích,.. Và một trong những đặc
điểm nổi bật mà truyện truyền kì kế thừa của các thể loại này đó chính là yếu tố
kì ảo. Đây là chủ đề mà các nhà nghiên cứu và phê bình văn học quan tâm đến
đặc biệt là các nhân vật kì ảo. Dạng nhân vật này trong truyện truyền kì có thể là

người trần có phép thuật, ma quỷ,... Dù không phải nổi bật nhất trong dạng nhân
vật này nhưng nhân vật “thần” vẫn là một trong những nhân vật quan trọng thể
hiện nét đặc trưng của thể loại truyện truyền kì. Thế giới thần linh trong truyện
truyền kì vơ cùng phong phú và đa dạng, cần được bóc tách và phân tích trong
suốt chiều dài tiến trình phát triển của thể loại này. Thêm vào đó, nhân vật
“thần” ln tạo cảm giác tị mị, thú vị và có sức hấp dẫn nhất định đối với người
đọc. Nhân vật này còn là phương tiện để các tác giả truyện truyền kì truyền tải tư
tưởng, quan điểm hay ước mơ của mình về đời sống và thời đại. Để hiểu hơn về
thời đại, quan điểm của các tác giả truyện truyền kì thì việc tìm hiểu, nghiên cứu
các nhân vật thần là điều hết sức cần thiết.
1


1.3. Các nhà nghiên cứu, học giả đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về
truyện truyền kì từ đặc điểm thể loại, yếu tố kì ảo, các loại hình nhân vật, số
phận của các nhân vật nữ, nhân vật ma quỷ,... nhưng ít ai chú ý và đi sâu đến
nhân vật “thần” xuyên suốt các tác phẩm truyền kì. Đây khơng phải là đề tài
q mới nhưng vẫn cịn rất nhiều vấn đề cần được khai thác và khái quát.
Chọn đề tài “Nhân vật thần trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam”, tơi
muốn tìm hiểu đặc điểm của kiểu loại nhân vật này cũng như vị trí của nó
trong thế giới các nhân vật của truyện truyền kì. Dựa vào đó chúng ta nhìn
thấy được vai trị của nhân vật “thần” với việc tổ chức cốt truyện và biểu đạt
tư tưởng của tác phẩm. Luận văn này cũng giúp chỉ ra sự tiếp nối và sự thay
đổi của hình tượng nhân vật “thần” trong diễn tiến của văn học trung đại nói
chung và thể loại truyện truyền kì nói riêng.
1.4. Các tác phẩm truyện truyền kì trung đại đã được đưa vào giảng dạy
trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đề tài
nghiên cứu về nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam có ý
nghĩa như một tài liệu tham khảo, hỗ trợ việc giảng dạy, nghiên cứu và học
tập trong nhà trường.

2. Lịch sử vấn đề
Thần linh là nhân vật vô cùng quan trọng trong đời sống người Việt mà
văn học lại phản ánh đời sống vì vậy thần linh xuất hiện trong văn học là điều
dễ hiểu. Ngay từ khi chưa có chữ viết, nhân vật thần đã xuất hiện trong văn
học dân gian, văn học truyền miệng. Nhờ đó, nghiên cứu nhân vật thần linh
trong văn học là mảnh đất màu mỡ để các nhà nghiên cứu, nhà phê bình khai
thác. Nhân vật thần linh được nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau như
nghiên cứu nhân vật thần trong truyện kể dân gian Việt Nam, nghiên cứu
nhân vật thần trong văn học trung đại Việt Nam và nghiên cứu nhân vật thần
trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam. Các hướng nghiên cứu đã gợi mở
2


cho người viết các vấn đề cần khai thác khi nghiên cứu nhân vật “thần” trong
truyện truyền kì trung đại Việt Nam.
Nghiên cứu nhân vật thần trong truyện kể dân gian Việt Nam
Luận án tiến sĩ “Thế giới nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích thần kì
các dân tộc Việt Nam” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Dung đã đề cập đến
nhân vật “thần” trong hệ thống các nhân vật kì ảo xuất hiện của truyện cổ
tích các dân tộc Việt Nam. Luận án chỉ ra vai trò của các nhân vật kì ảo, trong
đó có nhân vật “thần”. Theo đó, các nhân vật “thần” trong truyện cổ tích thần
kì xuất hiện để giải quyết xung đột mâu thuẫn của truyện. Thần thánh có hai
vai trị chính là: trợ giúp nhân vật tuyến thiện, trừng phạt nhân vật tuyến ác.
Thông qua nhân vật này, con người muốn gửi gắm ước mơ, khát khao, niềm
tin, hi vọng vào xã hội công bằng.
Nhân vật “thần” cũng được đề cập đến trong “Tổng quan tình hình
nghiên cứu nhân vật thần linh trong truyền thuyết Việt Nam, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc qua nguồn tài liệu tiếng Việt” (2021) của tác giả
Nguyễn Hữu Kim Duyên. Qua việc sưu tầm và tập hợp, hệ thống hóa tư liệu,
tác giả chỉ ra các cơng trình nghiên cứu nhân vật thần linh trong các truyện

truyền kì và rút ra kết luận “nhân vật thần chiếm một vị thế quan trọng trong
hệ thống nhân vật truyền thuyết của các nước. Nhân vật thần linh từ trang
sách ấy thấm nhuần vào đời sống cư dân và tâm thức các dân tộc này một
cách tự nhiên và mạnh mẽ. Và cũng có khi theo chiều ngược lại, những câu
truyện dân gian về các vị thần trong văn học truyền miệng lại được ghi chép
lại, trở thành truyền thuyết, thậm chí trở thành nguồn sử liệu quan trọng
trong quốc sử, nhất là giai đoạn đầu dựng nước và giữ nước của mỗi quốc
gia dân tộc” [7;13]. Có thể thấy thần linh xuất hiện trong truyền thuyết như
một lẽ tất yếu bởi vị trí quan trọng của họ trong đời sống cư dân Việt. Các vị
thần đi từ văn học dân gian truyền miệng vào văn học viết rồi trở thành nguồn
3


sử liệu chính thống được lưu truyền. Ở đây, tác giả Nguyễn Hữu Kim Duyên
tập trung vào việc liệt kê các cơng trình nghiên cứu nhân vật thần linh trong
truyền thuyết của bốn nước: Nhật, Trung, Hàn và Việt Nam qua các thời gian
và đưa ra những nhận định khái quát về quan điểm về thần linh, thời đại cũng
như thái độ của con người đối với thần linh trong truyền thuyết.
Trong bài nghiên cứu “Yếu tố lực lượng thần kì trong truyện cổ tích
thần kì người Việt”, (2021) tác giả Hoàng Thị Phương Loan đã đưa ra nhận
định về lực lượng thần kì “là một trong yếu tố quan trọng nhất làm nên đặc
trưng và sắc hấp dẫn của truyện truyền kì cổ tích”. Bài viết đưa ra bảng khảo
sát và phân loại các lực lượng thần kì rồi tìm hiểu ý nghĩa của lực lượng này
trong truyện cổ tích cũng như đối với cuộc sống và quan niệm của người Việt.
Nhân vật thần linh cũng được nhắc đến trong cuốn sách “Nhân vật phù
trợ trong truyện cổ tích thần kì người Việt Nam” (2018) của tác giả Hà Đan.
Cuốn sách này khơng chỉ giúp người đọc hình dung về đặc trưng của truyện
cổ tích thần kì mà cịn biết được ý nghĩa của kiểu loại nhân vật này trong
truyện cổ tích cũng như trong văn hóa và đời sống của người dân Việt. Trong
đó, tác giả có viết “ Nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích thần kì người Việt

là sự tái hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của người bình dân Việt Nam quanh
năm chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối nhưng yêu đạo lý, trọng tình người,
khát khao chính nghĩa”. [9;5].
Nhân vật thần trong truyện cổ tích qua các nghiên cứu hiện lên với
chức năng chính là phù trợ, cứu giúp, xuất hiện để giải quyết mâu thuẫn của
truyện. Đây là nhân vật được các tác giả dân gian gửi gắm những ước mơ,
khát vọng và niềm tin công lý cũng như giúp người đọc hiểu được “nếp cảm,
nếp nghĩ” của người Việt xưa.
Nghiên cứu nhân vật thần trong văn học trung đại Việt Nam
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường trong cuốn “Thần, Người và Đất Việt”
có đề cập đến nhân vật thần linh Việt trong các truyện kể như “Việt điện u
4


linh”, “Lĩnh Nam chích quái”. Tác giả chỉ rõ: “Việt điện u linh tập là sách
viết về tập hợp thần linh được chính quyền cơng nhận, do đó ta thấy có sự
đồng lịng chấp thuận phụng thờ các thần linh ấy giữa chính quyền và địa
phương có thần, mà chính quyền là đem lại tính cách định hình chính thức
cho nội dung thần linh của dân chúng cung cấp. Lĩnh Nam chích qi vì là
truyện dân gian nên chỉ cần có các dấu vết niên đại đủ làm khung truyện, cịn
nội dung thì dàn trải ra trong sự phơ diễn phần ý thức xã hội.... tác động vào
việc sáng tạo những thần linh mới” [46;4]. Thay vì xây dựng đất nước theo
quan điểm duy lí của Khổng giáo, các ơng vua thời kì Lý Trần khéo léo quan
tâm đến đời sống của nhân dân, chú ý hơn đến thần linh, thờ phụng các tín
ngưỡng và các nhà Nho cũng thu nhặt các chuyện truyền kì trong dân gian và
ghi chép lại. Các tập truyện “Việt điện u linh” và “Lĩnh Nam chích qi” đã
được hình thành trong khung cảnh thời đại cần đến một cõi thiêng liêng, sức
mạnh của các vị thần che chở, chống lại quân xâm lăng. Càng trở về sau, các
tác giả ghi chép dồi dào và sáng tạo hơn và dần dần hình thành thể loại truyền
kì cùng hệ thống nhân vật thần linh hết sức phong phú. Tác giả cũng chỉ ra

“Việt điện u linh” là tác phẩm ghi chép lại các vị thần được chính quyền cơng
nhận và được thờ phụng một cách rộng rãi cịn những vị thần trong “Lĩnh
Nam chích qi” vì là truyện dân gian nên có sự sáng tạo ra những thần mới.
Với “Sự phát triển truyện văn xuôi Hán- Việt từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ
XVIII qua một số tác phẩm tiêu biểu”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nhắc
đến nhân vật thần trong một số truyện văn xuôi Hán – Việt. Cũng như nghiên
cứu trên, một lần nữa tác gia khẳng định lại thời đại Lý Trần đặt nền móng cho
“văn học hóa truyền thuyết” “văn học hóa truyện dân gian”, từ đó các nhân vật
thần linh xuất hiện trong “Việt điện u linh” và “Lĩnh Nam chích qi” có những
đặc điểm riêng. Phần nhiều, các nhân vật thần linh xuất hiện trong các câu
chuyện truyền thuyết về các vị thần che chở cho con người, giải thích về sự xuất
hiện cũng như thần tích của họ như thành hồng, thần núi, thần sơng. Trong
5


nghiên cứu cũng đưa ra nhận định về việc xây dựng đặc điểm khác nhau của
nhân vật này của hai tập truyện: “Nếu Lý Tế Xuyên thiên về lược thuật theo cơng
thức: dương phù âm trợ thì Trần Thế Pháp chú ý hơn việc tổ chức cốt truyện,
chọn lọc sự kiện mang tính xung đột căng thẳng, phần nào tạo dựng hoàn cảnh
để nhân vật hành động và tăng cường miêu tả” [21;11].
Tác giả Trần Thị An trong Tạp chí văn học có bài viết “Quan niệm về
thần và việc văn bản hóa truyền thuyết trong truyện văn xi trung đại”. Tác
giả đã đưa ra những cái nhìn khái quát và quan niệm về thần linh trong cả tiến
trình văn xi trung đại. Khơng chỉ đưa ra những khía cạnh chủ yếu của nhân
vật thần là quyền năng và phép thuật, tác giả còn mạnh mẽ chỉ ra loại “thần
nhảm” vào giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX. Điều này cho thấy nhân vật thần
khơng chỉ cịn thực hiện chức năng đơn giản cứu giúp, độ thế, bảo vệ dân lành
mà thay vào đó là hệ thống nhân vật mới mẻ, gợi nhiều suy nghĩ cho người
đọc và đặc biệt nó phản ánh những góc tối, góc khuất trong tín ngưỡng thần
linh của người Việt.

Trong luận án “Tìm hiểu nhân vật thần linh trong truyện truyền thuyết
người Việt qua văn xuôi trung đại”, tác giả Nguyễn Hữu Kim Duyên cũng
đưa ra nghiên cứu về nguồn gốc, loại hình cũng như đặc điểm của các nhân
vật thần linh trong truyền thuyết ngưởi Việt qua văn xi trung đại như thần
phả, chí qi, truyền kì, kí lục và các bộ quốc sử,.. Luận án cịn chỉ ra q
trình hình thành, hành trạng, ý nghĩa của loại hình nhân vật thần linh có trong
văn xi trung đại.
Trong “Truyện kì ảo trung đại Việt Nam” – đề tài khoa học cấp bộ của
tác giả Vũ Thanh, tác giả đã nghiên cứu truyện kì ảo Việt Nam qua các giai
đoạn. Nhân vật “thần” được nghiên cứu theo thứ bậc, thần linh được“lựa
chọn và phân loại nghiêm ngặt, có trật tự phẩm ngạch trước sau” [39;38].
Các thần là nhân vật lịch sử sẽ được tìm hiểu về cuộc đời hành trạng, công
6


tích của các thần lúc cịn sống và sự hiển linh sau khi chết, nghĩa là theo công
thức “dương trợ, âm phù”.
Qua các nghiên cứu nhân vật thần trong truyện trung đại Việt Nam,
chúng ta hình dung ra chân dung của các vị thần thông qua những hành trạng,
chiến công, những giải thích liên quan đến sự xuất hiện của các vị thần cũng
như ý nghĩa của họ trong các tác phẩm truyện văn xi trung đại. Ngồi
những vị thần linh thiêng được nhắc đến ta còn làm quen với khái niệm “thần
nhảm’, từ đó để người viết có cái nhìn mới mẻ hơn khi phân tích nhân vật
thần trong truyện truyền kì nói riêng và văn xi trung đại nói chung.
Nghiên cứu nhân vật “ thần” trong truyện truyền kì
trung đại Việt Nam
Nhân vật “thần” là kiểu nhân vật thường gặp trong truyện truyền kì. Vì
vậy cũng có khá nhiều nghiên cứu nhắc đến loại nhân vật này.
Trong luận văn thạc sĩ “Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì
Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục,

Lan Trì kiến văn lục” (2011) của thạc sĩ Trương Thị Hoa, tác giả cũng đề cập
đến nhân vật “thần” như một loại hình nhân vật phổ biến trong ba truyện truyền
kì nêu trên. Tác giả phân tích nhân vật về quan niệm văn hóa, tính cách kì lạ,
hành động phi thường, nhân cách cao q của họ. Ngồi ra tác giả cịn đặt các
“nhân vật thần” của ba truyện này trong tương quan so sánh với kiểu nhân vật
này trong Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh: “..... một trong những nội
dung khiến cho nhân vật thần tiên trong Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục
và Lan Trì kiến văn lục khác với kiểu thần tiên trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam
chích qi là họ cũng có đời sống tình cảm, tính cách như con người. Vương
quốc của thần tiên tưởng như khơng có bóng dáng của con người trần tục, thì
nay đã thấy thấp thống. Nói khác đi thần tiên đã được trần tục hóa.” [16;61].
“ Truyện truyền kì Việt Nam thời trung đại (nhìn từ phương diện tổ chức
7


cốt truyện và xây dựng nhân vật)” của TS. Đỗ Thị Mỹ Phương đã đưa ra thế
giới nhân vật một cách khái quát. Tác giả đã chia nhân vật trong truyện truyền kì
thành hai loại là “nhân vật kì ảo” và “nhân vật là con người đời thường” dựa trên
tương quan thực - ảo trong nguồn gốc và tư cách hiện diện. Tuy không chỉ rõ
kiểu loại nhân vật “thần” nhưng trong luận án đã có đề cập tới loại nhân vật này
với tên “nhân vật kì ảo thần thánh”: “Nhân vật kì ảo thần thánh khơng phải lúc
nào cũng có năng lực vơ biên. Giống như con người, chúng cũng có giới hạn và
nhiều khi bất lực trước những vấn đề của thế tục. Quyền năng của thế lực phi
nhân mang nhiều tính hạn định. Nó chiếu ứng hai ý đồ đối lập của người viết:
vừa lạc quan, viên mãn (con người thắng thế thánh thần một cách kì thú trong
cuộc đấu trí tranh tài), vừa suy đồi, thất thế (con người bị tước đi mọi chỗ dựa,
trần trụi trong nỗi đau và bi kịch đời thực).” [32;27]
Truyện truyền kì thuộc thể loại tự sự, nhân vật là yếu tố then chốt. Tìm
hiểu các tác phẩm truyền kì, các bài viết, cơng trình cũng đều đã đề cập đến
nhân vật nói chung, nhân vật kì ảo trong đó có nhân vật thần nói riêng. Có thể

thấy có rất nhiều nghiên cứu gợi mở cho tơi có thể thực hiện được đề tài này
nhưng trong luận văn chúng tôi sẽ chỉ tập trung nhắc đến các nghiên cứu về
nhân vật “thần” trong truyện dân gian, văn học trung đại và trong truyện
truyền kì.
Nhân vật thần trong truyện kể dân gian đến văn học viết thời trung đại
đã được quan tâm, nghiên cứu trên nhiều phương diện và cấp độ. Các nghiên
cứu đã đề cập sự hình thành, vai trị của nhân vật thần linh trong văn học Việt
Nam cũng như trong văn hóa người Việt. Ngồi ra, các nghiên cứu còn gợi
mở trong cách phân loại các vị thần, thái độ của con người đối diện với thần
linh cũng như những tư duy mới mẻ trong việc sáng tạo những vị thần mới.
Tuy chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu về kiểu nhân vật “thần”
8


trong truyện truyền kì trung đại nhưng đó cũng là các tài liệu gợi mở cho tôi
thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu nhân vật “thần”, đặc điểm và vai trò của kiểu nhân
vật này trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam, từ đó nhận diện một số đặc
trưng nổi bật của thể loại truyện truyền kì trong quá trình vận động, phát triển.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu chung về truyện truyền kì trung đại Việt Nam cũng như
những tiền đề cho sự xuất hiện của nhân vật “thần” văn học.
- Thống kê, xác định tiêu chí phân loại nhân vật “thần” trong truyện
truyền kì trung đại Việt Nam.
- Tìm hiểu đặc điểm của nhân vật “thần” trên các phương diện: ngoại
hình, quyền năng, phép thuật, cuộc đời, số phận của nhân vật.
- Tìm hiểu không gian hiện diện đặc trưng của nhân vật “thần” trong
truyện truyền kì trung đại Việt Nam.

- Tìm hiểu vai trò của nhân vật “thần” trong tổ chức cốt truyện truyền
kì và trong việc biểu đạt tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân vật “thần” trong truyện
truyền kì trung đại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi tư liệu
Truyện truyền kì là một thể loại lớn của văn học trung đại Việt Nam, số
lượng tác phẩm phong phú, đồ sộ. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ,
chúng tôi tập trung tìm hiểu nhân vật “thần” ở các tập truyện truyền kì tiêu
biểu: “Thánh Tơng di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tơng)”, “Truyền kì
mạn lục (Nguyễn Dữ)” , “Truyền kì tân phả (Đồn Thị Điểm)”, “Cơng dư
9


tiệp kí (Vũ Phương Đề)”, “Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh)”, “Tang thương
ngẫu lục (Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án)”. Bởi hầu hết các tập tác phẩm văn
học trung đại Việt Nam đều có sự dung hợp nhiều thể loại nên khái niệm tập
truyện truyền kì được chúng tơi sử dụng ở đây chỉ những tập sáng tác có số
lượng nhiều truyện truyền kì. Danh mục truyện truyền kì cụ thể được khảo sát
ở mỗi tập tác phẩm, xin tham khảo phụ lục số 2.
4.2.2. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam,
luận văn tập trung tìm hiểu các đặc điểm về ngoại hình, quyền lực, số phận và
vai trị, chức năng của nhân vật. Qua đó luận văn bước đầu chỉ ra thay đổi
trong quan niệm sáng tác của các tác giả truyện truyền kì, đồng thời thấy được
hiện thực xã hội qua từng thời kì.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp loại hình

Phương pháp loại hình chính là chìa khóa quan trọng cho phép người
nghiên cứu có thể nhận diện nhân vật “thần” với tư cách loại hình nhân vật từ
đó rút ra những đặc điểm chung cho kiểu loại nhân vật “thần”
5.2. Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa
Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa là phương pháp
cần thiết bởi mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa và văn học. Văn học phản ánh,
biểu hiện văn hóa, là bộ phận quan trọng của văn hóa. Từ góc nhìn văn hóa ta
có thể đưa ra những lí giải, phân tích về sự xuất hiện, cội nguồn, hành động kì
lạ được xuất hiện trong các tác phẩm truyền kì. Nhân vật “thần” bắt nguồn từ
tín ngưỡng văn hóa và gắn với bối cảnh văn hóa đặc thù của thời kì trung đại.
Chính vì vậy muốn tiếp cận kiểu loại nhân vật này cần đi từ văn hóa. Người
viết sử dụng góc nhìn văn hóa để giải thích nguồn gốc hình thành nhân vật
cũng như tìm hiểu vai trị của nhân vật.
5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp phân tích – tổng hợp là phương pháp cần thiết để nghiên
10


cứu về các khái niệm xoay quanh đề tài cũng như đặc điểm của kiểu loại nhân
vật “thần”. Người viết phân tích các ý kiến, nhận định rồi từ đó tổng hợp và
khái quát đưa ra quan điểm cá nhân về các khái niệm về truyện truyền kì,
nhân vật “thần”. Ngồi ra bằng việc phân tích nguồn gốc, đặc điểm của nhân
vật, người viết có thể tổng hợp đưa ra các nhận định về nhân vật từ đó rút ra
được những tư tưởng cũng như quan điểm sáng tác của các tác giả của truyện
truyền kì.
5.4. Phương pháp so sánh
Trong quá trình phát triển của mình, truyện truyền kì trung đại nói
chung và nhân vật “thần” nói riêng đều có những biến đổi. Phương pháp so
sánh giúp người viết có thể tìm hiểu sự vận động và biến đổi của nhân vật
“thần” trong diễn tiến của thể loại truyện truyền kì. Dựa vào so sánh, đối

chiếu các nhân vật “thần” có trong các tác phẩm trong các giai đoạn, ta có thể
đánh giá sự thay đổi, vận động và phát triển của kiểu loại nhân vật này.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Luận văn đã khảo sát, hệ thống hóa các nhân vật “thần” trong 6 tập
truyện truyền kì.
6.2. Luận văn tìm hiểu đặc điểm kiểu loại nhân vật “thần” trong đặc
trưng thể loại
6.3. Luận văn chỉ ra vai trò, ý nghĩa của nhân vật “thần” trong truyện
truyền kì cũng như trong đời sống văn hóa của người Việt.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về truyện truyền kì trung đại Việt Nam và
nhân vật “thần”.
Chương 2: Đặc điểm của kiểu loại nhân vật thần trong truyện truyền kì
trung đại Việt Nam.
Chương 3: Chức năng của nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung
11


đại Việt Nam.
Chương 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT
NAM VÀ NHÂN VẬT “THẦN”
1.1. Về truyện truyền kì trung đại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm truyện truyền kì
Truyện truyền kì (傳奇) là một thể loại thuộc văn học trung đại Việt Nam.
Theo chiết tự chữ Hán 傳 (truyền) là từ chỗ này sang chỗ kia, từ đời trước để lại
cho đời sau. 奇 (kì) là lạ, khơn lường. Dựa vào giải nghĩa chữ Hán ta có thể hiểu
đơn giản truyện truyền kì là những câu chuyện lạ được lưu truyền.
Truyện truyền kì Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất hiện

rất sớm. Khái niệm truyện truyền kì lần đầu tiên xuất hiện do tác giả Bùi Hình
dùng để gọi tên truyện văn xi là các chuyện hoang đường nhưng phản ánh
đời sống ngày thường. Trải qua các đời từ Tống, Nguyễn, Minh, Thanh, khái
niệm truyện truyền kì được mở rộng hơn. Nếu như đời Tống, truyền kì dùng
để gọi chung các tiểu thuyết thời Đường thì tới cuối thời Nguyên lại dùng để
gọi thêm cho loại hình hý kịch lãng mạn. Hiện nay vẫn cịn rất nhiều quan
điểm khác nhau về sự khởi phát của thể loại này bởi tình trạng khái niệm
khơng rõ ràng và giới hạn cịn lẫn lộn. Có ý kiến cho rằng, truyền kì có mặt
rất sớm từ thời Xn Thu – Chiến Quốc nhưng cũng có người cho rằng phải
đến tận đời Đường thể loại này mới xuất hiện.
Truyện truyền kì của văn học Việt Nam cũng vậy, có rất nhiều ý kiến
xoay quanh chủ đề đâu là tác phẩm đầu tiên của thể loại truyền kì? Tên gọi
truyền kì xuất hiện trong văn học viết đầu tiên trong tập truyện: “Truyền kì
mạn lục”. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng nếu xét về đặc điểm truyện truyền kì
thì thể loại này phải xuất hiện từ giai đoạn đầu của nền văn học viết là “Viện
12


điện u linh” và “Lĩnh Nam chích qi”. Nhưng có bài viết nhận định rằng
phải tới “Thánh Tông di thảo” mới là sự đánh dấu điểm bắt đầu cho thể loại
truyện truyền kì. Quan niệm về truyện truyền kì vẫn cịn có nhiều điểm chưa
thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, vì vậy, việc xác định tác phẩm truyền kì
đầu tiên cũng như nhận diện hệ thống tác phẩm truyền kì trong văn học trung
đại Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, tất cả các
cơng trình, bài viết đều gặp nhau ở điểm nhấn mạnh vai trị của cái “kì” trong
nội dung phản ánh cũng như đặc trưng nghệ thuật của thể loại.
Trong “Kho tàng truyện truyền kì Việt Nam”, một số nhà nghiên cứu
như Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Quang Ân đã giải thích: “Theo đúng nghĩa đen
của nó, truyền kì chỉ có nghĩa là truyền đi, kể đi một sự lạ. Sự lạ này có thể là
chuyện của thần thánh, của ma quỷ, chuyện có những thơng tin dị biệt đối với

đời. Bao nhiêu vấn đề báo ứng mộng mị, huyền ảo hư thực hàm hồ đều có thể
gọi là kì cả... Có điều là chuyện kì ảo nhưng lại khơng phải là thần thoại và
có phần gần với cổ tích thần kì”. [18;57]
Theo “Từ điển văn học” (2004) do nhóm bốn tác giả gồm Nguyễn Huệ
Chi, Đỗ Đức Hiểu, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên. Tài liệu cho rằng:
“Truyện truyền kì là hình thức văn xi tự sự cổ điển Trung Quốc, bắt nguồn
từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác
học sử dụng những mơ típ kì qi hoang đường, lồng trong một cốt truyện có
ý nghĩa trần thế nhằm gợi hứng cho người đọc.” [14;447]
Trong cuốn “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” của Trần Đình Sử,
tác giả có nêu về hai chữ “truyền kì” có vài ý nghĩa. Một là có ý chuộng lạ,
hai la chứa đựng nhiều thể: sử, thơ, nghị luận, …
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na trong bài viết “Truyền kì mạn lục
dưới góc độ so sánh văn học” cho rằng truyền kì “là một thể tài của truyện
13


ngắn trung đại. Do các nhân vật, tình tiết, kết cấu… của truyện phần lớn là lạ
kì đặc biệt, nên người ta gọi chúng là truyền kì.”
Tiến sĩ Đỗ Thị Mỹ Phương trong luận án tiến sĩ “Truyện truyền kì Việt
Nam thời trung đại (nhìn từ phương diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân
vật” có đề xuất khái niệm truyện truyền kì như sau: “Truyện truyền kỳ là loại
hình văn xi tự sự thời trung đại, có quy mơ nhỏ hoặc trung bình (xét về
dung lượng số trang), có cốt truyện hồn chỉnh và nhân vật với tạo hình, dấu
ấn riêng. Truyện truyền kỳ phản ánh những vấn đề của hiện thực cuộc sống
con người bằng phương thức kỳ ảo, tạo nên thế giới nghệ thuật đặc thù với sự
tham gia của những motip, tình tiết khác thường, nghịch dị, sự có mặt của
những kiểu loại nhân vật hỗn dung hư - thực, sự hiện diện của những cõi
không gian siêu thực, hoang đường. Truyện truyền kỳ gắn liền với hư cấu và
tưởng tượng, khẳng định ý thức tự chủ, tự giác trong sáng tạo nghệ thuật của

nhà văn trung đại.” [32;31]
Có thể nói, truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự bằng chữ
Hán và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Truyện truyền kì gắn liền với sự hiện
diện của yếu tố “kì” có thể là cái hoang đường, khơng có thật, có thể là cái
khác thường, dị biệt. Cái “kì” gắn liền với phạm vi hiện thực được phản ánh
trong truyện kể, đồng thời liên quan mật thiết với phương thức phản ánh – thủ
pháp “lạ hóa”.
1.1.2. Đặc trưng thể loại truyện truyền kì
Truyện truyền kì là một trong những thể loại lớn và có những đặc trưng cơ
bản để phân biệt với các thể loại tự sự nói riêng và văn học trung đại nói chung.
Thứ nhất, một trong những đặc tính quan trọng nhất của thể loại này
chính là gắn liền với yếu tố “kì” trong motip, cốt truyện, nhân vật hay không
gian. Những motip quen thuộc như người nằm mơ xuống âm phủ, người hóa
thần, ma quỷ đội lốt người, thần hóa thành người,... xuất hiện nhiều trong các
14


truyện truyền kì. Các nhân vật ma quái, quỷ thần, diêm vương, thượng đế,.. hay
những nhân vật là người thường nhưng có khả năng đối chất, phản kháng với
thần thánh, ma quỷ,… hoặc có thể trở về nhân gian sau khi chết đi. Khơng chỉ
có nhân vật “kì” mà ngay cả khơng gian cũng đầy chất “kì”. Ta có thể bắt gặp
khơng gian như âm phủ, thiên đình hay thủy cung trong các sáng tác truyện
truyền kì. Có thể nói, yếu “kì” là một phần khơng thể thiếu của truyện truyền
kì. Cái “kì” được tiếp thu từ thụ động từ văn học dân gian cho đến tự ý thức
thành một thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của truyện truyền kì. Nếu truyện
truyền kì mà mất cái “kì” thì lại biến thành truyện kí vì vậy cái “kì” như một
bút pháp nghệ thuật không thể thiếu của các nhà văn truyện truyền kì.
Thứ hai, truyện truyền kì hướng đến phản ánh hiện thực, lấy con người
làm trung tâm, dùng yếu tố kì làm phương thức nghệ thuật phản ánh cuộc
sống của những con ngườu đời, thường trần thế. Hiện thực đó có thể là một xã

hội đầy loạn lạc, là những cuộc chiến tranh phi nghĩa nổ ra để người vợ tảo
tần chịu thương chịu khó như nhân vật Vũ Nương bị nghi oan trong “Truyền
kì mạn lục” hay một thời kì “giặc cướp nổi lên như ong, lại thêm mất mùa,
dịch bệnh”. Hay những thói hư tật xấu của quan lại phong kiến thơng qua
hình ảnh quỷ thần, lồi vật. Trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”,
hình ảnh “các đền miếu gần quanh đều ăn đút lót” của hồn ma tên tướng giặc
họ Thôi để hắn tác oai, tác quái chiếm lấy chỗ ở của Thổ công. Không chỉ
phản ánh hiện thực đời sống, truyện truyền kì cịn mang giá trị nhân đạo, đầy
chất nhân văn. Truyện truyền kì quan tâm hơn đến số phận những người phụ
nữ. Ở đây các tác giả ca ngợi phẩm chất, nhân cách cao thượng, tiết hạnh của
họ cùng sự cảm thương, đồng cảm sâu sắc với cuộc đời với bi kịch như nàng
Nhị Khanh trong “Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu”), Vũ Nương
trong “Chuyện người con gái Nam Xương”,..
Thứ ba truyện truyền kì là thể loại đánh dấu bước trưởng thành của văn
15



×