Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn tại toà án nhân dân quận 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.33 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT
-----------------

NGUYỄN ĐĂNG QUỐC

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM
VỤ ÁN LY HƠN
TẠI TỒ ÁN NHÂN DÂN QUẬN 3
CHUN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT
-----------------

NGUYỄN ĐĂNG QUỐC
MSSV: 1154060265

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM
VỤ ÁN LY HƠN
TẠI TỒ ÁN NHÂN DÂN QUẬN 3
CHUN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Th.S TRẦN ANH THỤC ĐOAN


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể Q thầy cơ Trường Đại Mở TP.
Hồ Chí Minh cũng như Q thầy cơ khoa Kinh tế và Luật đã dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt những năm học qua. Tôi xin chân thành cảm ơn cơ
Trần Anh Thục Đoan, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện bài báo cáo
chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị tại Toà án nhân dân
Quận 3 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập tại cơ quan. Tôi xin cảm ơn chị
Trần Nguyễn Gia Phước, người đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
tập tại Tồ án nhân dân Quận 3.
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến phê bình, đóng góp từ phía các thầy
cơ. Đó là hành trang q báu để giúp tơi hồn thiện kiến thức cho mình về sau.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đăng Quốc

i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 01 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Trần Anh Thục Đoan

ii


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1. BLTTDS:

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ
sung năm 2011.

2. CNTT:

Công nhận thoả thuận.

3. GCNKH:


Giấy chứng nhận kết hôn.

4. HN&GĐ:

Hôn nhân và gia đình

5. HĐXX:

Hội đồng xét xử.

6. HGT:

Hồ giải thành.

7. NBVQVLIHP:

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

8. NCQLVNVLQ:

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

9. NQ:

Nghị quyết.

10.TAND:

Tồ án nhân dân.


11.TTDS:

Tố tụng Dân sự.

12. TP:

Thành phố.

iii


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1

Lý do chọn đề tài nghiên cứu...................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................1

1.3

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................1

1.4

Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2


1.5

Kết cấu chuyên đề....................................................................................2

PHẦN 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ
ÁN LY HÔN........................................................................................................3
2.1 Khái quát chung về ly hôn..........................................................................3
2.2

Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hơn của Tịa án......................................4

2.3

Thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hơn..................................................5

2.3.1

Khởi kiện và thụ lý vụ án..................................................................5

2.3.2 Hịa giải và chuẩn bị xét xử................................................................11
2.3.3 Phiên tòa sơ thẩm.................................................................................15
2.3.4 Hậu quả pháp lý sau ly hôn................................................................17
PHẦN 3: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ ÁN LY HƠN TẠI TỊA
ÁN NHÂN DÂN QUẬN 3.................................................................................18
3.1 Tình hình chung........................................................................................18
3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn
tại TAND Quận 3.............................................................................................19
PHẦN 4: GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ
THẨM VỤ ÁN LY HÔN..................................................................................27
4.1 Giải pháp chung........................................................................................27

4.2 Giải pháp cụ thể áp dụng tại TAND Quận 3.............................................28
PHẦN 5: KẾT LUẬN........................................................................................31

iv


DANH MỤC BẢNG
Trong bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này tơi có sử dụng một bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Tình hình giải quyết vụ việc hơn nhân gia đình tại TAND Quận 3 từ
năm 2012 đến 2014 (đơn vị: Vụ)………………………………………………..18

v


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1

Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, tình trạng ly hơn ở nước ta xảy ra ngày càng

nhiều, song song với đó là những tranh chấp và mâu thuẫn phát sinh. Nguyên
nhân ly hơn có thể bắt nguồn từ các sự việc như ngoại tình, điều kiện kinh tế,
mâu thuẫn gia đình hoặc những vướng mắc trong cuộc sống của vợ chồng... Khi
có một ngun nhân nào đó khiến cho vợ chồng khơng muốn tồn tại quan hệ hôn
nhân với nhau, họ thường chọn giải pháp ly hôn. Tuy nhiên, đối với các trường
hợp ly hơn có phát sinh các tranh chấp như về tài sản, quyền nuôi con, cấp
dưỡng... hay gọi chung là các vụ án ly hơn thì thủ tục giải quyết rất phức tạp nên
không phải ai cũng hiểu rõ. Việc nắm rõ thủ tục giải quyết vụ án ly hôn không
những giúp rút ngắn thời gian, công sức, tiền bạc mà cịn giúp các đương sự có
những nhìn nhận đúng đắn về vấn đề đang gặp phải, thậm chí có thể hàn gắn các

mâu thuẫn... Vì những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “Thủ tục giải quyết sơ thẩm
vụ án ly hơn tại Tịa án nhân dân Quận 3” nhằm đi sâu vào tìm hiểu những quy
định pháp luật về thủ tục ly hôn cũng như vấn đề áp dụng thực tiễn tại TAND
Quận 3.

1.2

Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm hiểu rõ hơn những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về

trình tự, thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn. Việc áp dụng các quy định của
pháp luật nói trên tại TAND Quận 3. Từ những khó khăn, vướng mắc trong thực
tiễn để đưa ra những đề xuất nhằm góp phần hồn thiện những quy định của pháp
luật hiện hành cũng như vận dụng các quy định của pháp luật về thủ tục giải
quyết vụ án ly hôn tại TAND Quận 3 sao cho đạt kết quả tốt.

1.3

Phạm vi nghiên cứu
Bài báo cáo tập trung nghiên cứu những quy định về thủ tục giải quyết sơ

thẩm vụ án ly hôn tại BLTTDS cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hướng

1


dẫn thi hành bộ luật này. Bài báo cáo cũng nghiên cứu về thủ tục giải quyết sơ
thẩm vụ án ly hôn trên thực tế tại TAND Quận 3 trong những năm gần đây.

1.4


Phương pháp nghiên cứu
Trong bài báo cáo này thì tơi có sử dụng một số phương pháp mang tính

chất định tính như: Thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, liệt kê...và một số
phương pháp khác.

1.5

Kết cấu chuyên đề
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở pháp lý về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn
Phần 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ

án ly hôn tại TAND Quận 3
Phần 4: Giải pháp về hoàn thiện thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn
Phần 5: Kết luận

2


PHẦN 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ
VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ ÁN LY HÔN
2.1 Khái quát chung về ly hôn
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tịa án cơng nhận hoặc quyết định
theo u cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng (Khoản 8, Điều 8 Luật
HN&GĐ năm 2000). Như vậy, ly hôn sẽ chịu sự kiểm sốt của Nhà nước thơng
qua việc Tịa án cơng nhận hoặc quyết định. Tịa án chỉ quyết định cho ly hôn
theo yêu cầu của vợ chồng khi quan hệ vợ chồng đến mức trầm trọng, đời sống
chung khơng thể kéo dài, mục đích hơn nhân khơng đạt được. Tịa án cơng nhận

thuận tình ly hơn khi vợ chồng yêu cầu ly hôn trên cơ sở hai bên đều tự nguyện
và đã thống nhất được với nhau về việc chia tài sản, nuôi con chung... và sự thỏa
thuận đó phải đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi thành viên trong gia đình.
Khi một bên vợ hoặc chồng u cầu ly hơn mà hịa giải tại Tịa án khơng
thành thì Tịa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Ly hôn là kết quả của hành vi có
ý chí của một hoặc của cả hai vợ chồng thơng qua quyết định hoặc cơng nhận của
Tịa án. Do đó, ngồi hai vợ chồng ra thì khơng có một ai có quyền u cầu xin
ly hơn. Khi xử cho vợ chồng ly hơn thì Tịa án sẽ căn cứ vào các quy định của
pháp luật để giải quyết. Căn cứ cho ly hơn là những tình tiết hay điều kiện do
pháp luật quy định và khi quan hệ vợ chồng phù hợp với những tình tiết hay điều
kiện đó thì Tịa án mới được xử cho ly hơn. Theo khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ
năm 2000 thì căn cứ cho ly hơn là: “...tình trạng trầm trọng, đời sống chung
khơng thể kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt được thì Tịa án quyết định
cho ly hơn”. Cịn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 bắt đầu có hiệu lực
từ ngày 01/01/2015 thì khơng có quy định về căn cứ cho ly hôn.
Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì có 3 trường hợp ly hơn là:
Thuận tình ly hơn; ly hơn theo u cầu của một bên vợ hoặc chồng và ly hôn với
người bị Tịa án tun bố mất tích. Cịn theo quy định của Luật HN&GĐ năm
2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thì cịn quy định thêm trường hợp ly
3


hơn theo u cầu của cha, mẹ, người thân thích khác của vợ, chồng khi họ bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ
gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ.
Do trong phạm vi bài báo cáo là nghiên cứu về thủ tục giải quyết sơ thẩm
vụ án ly hôn nên ta chỉ cần quan tâm tới trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một
bên của vợ hoặc chồng.


2.2
-

Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hơn của Tịa án
Thẩm quyền theo loại việc:
Về ngun tắc, hầu hết các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hơn nhân

và gia đình do Luật HN&GĐ năm 2000 điều chỉnh đều thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án, trong đó có cả trường hợp ly hơn. Theo quy định tại Khoản 1
Điều 27 BLTTDS thì Tịa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân
sự về “ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hơn”.
Trong trường hợp này thì việc ly hơn là do xuất phát từ ý chí của một bên
vợ hoặc chồng và bên kia không đồng ý dẫn đến việc đâm đơn khởi kiện ra Tòa
án hay giữa vợ chồng đã đồng ý việc ly hôn nhưng không thống nhất được với
nhau về việc chia tài sản hoặc ni con. Thậm chí là giữa họ khơng thống nhất
được với nhau cả về chia tài sản lẫn nuôi con hay là cả việc ly hôn, chia tài sản
và nuôi con. Điều này dẫn đến hai bên xảy ra tranh chấp và đâm đơn khởi kiện ra
Tòa án. Do đó, chỉ cần xảy ra một trong ba yêu cầu nêu trên thì được coi là một
vụ án ly hơn và Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết.
-

Thẩm quyền theo cấp Tòa án:
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 33 BLTTDS thì Tịa án nhân dân

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tịa án nhân dân cấp
huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn, trừ những vụ
án thuộc Khoản 3, Điều 33 BLTTDS hay những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa
án cấp huyện nhưng cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
4



-

Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 35 BLTTDS thì Tịa án nơi bị

đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án ly hơn.
Ngồi ra, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu
Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết theo Điểm b, Khoản 1,
Điều 35 BLTTDS.
-

Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn:
Ngun đơn có quyền lựa chọn Tịa án giải quyết vụ án ly hôn trong trường

hợp nếu không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể u cầu
Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng để giải quyết.
Tóm lại, để xác định được thẩm quyền giải quyết một vụ án dân sự nói
chung hay về ly hơn nói riêng thì trước hết ta phải xác định vụ án đó có thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tịa án hay khơng. Sau đó ta phải xem trong trường
hợp này thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh. Cuối cùng ta phải
xác định Tòa án cụ thể nào căn cứ vào nơi bị đơn cư trú, làm việc hay sự thỏa
thuận của hai bên. Nguyên đơn chỉ có quyền lựa chọn Tịa án trong trường hợp
khơng biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn.

2.3

Thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn
1.3.1 Khởi kiện và thụ lý vụ án


-

Khởi kiện:
Theo quy định tại Điều 161 BLTTDS thì “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có

quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tịa
án có thẩm quyền để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Và
trong từng trường hợp cụ thể thì quyền khởi kiện của các chủ thể sẽ được quy
định trong các Luật chuyên ngành. Do đó, trong trường hợp ly hơn thì căn cứ
theo quy định tại Khoản 1, Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2000 thì “Vợ, chồng hoặc
cả hai người có quyền u cầu Tịa án giải quyết việc ly hơn”. Do đó, ngồi hai
vợ chồng ra thì khơng có một ai có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết
5


việc ly hơn. Vì đây là quyền gắn liền với nhân thân của vợ hoặc chồng nên không
được ủy quyền cho người khác thay mình khởi kiện ra Tịa án. Còn theo quy định
của Luật HN&GĐ năm 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 thì ngồi vợ ,
chồng thì “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu Tồ án giải quyết ly
hơn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo
lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ”1.
Một trong những yêu cầu khi khởi kiện là vợ hoặc chồng phải có năng lực
hành vi tố tụng dân sự và việc khởi kiện phải đúng thẩm quyền xét xử của Tịa án
như đã được trình bày ở phần trên. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang ni
con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng khơng được khởi kiện để u cầu ly hơn
(khơng phân biệt là có thai với ai hay là cha đứa bé là ai). Ngoài ra, trong trường
hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn sau khi Tịa án hịa giải khơng thành, đưa vụ
án ra xét xử và bác đơn ly hơn thì vợ hoặc chồng chỉ được khởi kiện yêu cầu Tòa

án cho ly hôn sau thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án về
việc bác đơn ly hơn có hiệu lực pháp luật.
Về hình thức khởi kiện, do đây là vụ án ly hôn xuất phát từ ý chí của một
bên nên việc khởi kiện phải được cụ thể hóa bằng văn bản – Đó là đơn khởi kiện.
Người nộp đơn xin ly hôn sẽ là nguyên đơn, bên còn lại sẽ là bị đơn. Theo Điều
164 BLTTDS thì người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Để bảo đảm cho việc
làm đơn khởi kiện đúng và thống nhất, Toà án yêu cầu người khởi kiện làm đơn
khởi kiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo NQ số 05/2012/NQ-HĐTP 2. Đơn
khởi kiện phải rõ ràng, đầy đủ. Nội dung khởi kiện phải trình bày được những
nội dung cơ bản được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 164 BLTTDS.
Về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án, người khởi kiện phải gửi
kèm tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những
yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án yêu
1

Khoản 2, Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2000.

2

Điều 5, NQ số 05/2012/NQ-HĐTP.
6


cầu giải quyết ly hôn, nuôi con, chia tài sản, thì về nguyên tắc nguyên đơn phải
gửi kèm theo đầy đủ các tài liệu, chứng cứ về quan hệ hôn nhân, con, tài sản
chung của vợ chồng. Nếu họ chưa thể gửi đầy đủ các tài liệu, chứng cứ này, thì
cùng với đơn khởi kiện, họ phải gửi bản sao giấy đăng ký kết hôn, bản sao giấy
khai sinh của con (nếu có tranh chấp về ni con) 3. Trong trường hợp khơng
đăng kí kết hơn mà có u cầu ly hơn thì Tồ án vẫn tiến hành thụ lý nhưng sẽ
không giải quyết cho ly hôn mà sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng

theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000 vì đây là trường hợp
kết hơn khơng có giá trị pháp lý. Để Toà án tiến hành thụ lý và giải quyết trong
trường hợp này thì nguyên đơn phải cung cấp giấy xác nhận của chính quyền địa
phương về việc có mối quan hệ hôn nhân trên thực tế với bị đơn.
Theo Điều 166 BLTTDS thì nguyên đơn gửi đơn khởi kiện và các tài liệu,
chứng cứ kèm theo đến Tòa án bằng việc nộp trực tiếp tại Tòa án hay gửi đến
Tịa án thơng qua đường bưu điện. Và ngày khởi kiện sẽ được tính từ ngày đương
sự nộp đơn tại Tịa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
-

Thụ lý vụ án:
Sau khi nhận đơn khởi kiện về việc ly hôn và các chứng cứ, tài liệu kèm

theo thì Tịa án phải nhận đơn, ghi vào sổ nhận đơn và tiến hành xem xét. Việc
nhận đơn phải tuân theo thủ tục như sau:
+ Nếu người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa theo quy định tại Điểm a,
Khoản 1, Điều 166 BLTTDS thì Tịa án ghi rõ ngày, tháng, năm người khởi kiện
nộp đơn vào sổ nhận đơn. Ngày khởi kiện được xác định là ngày nộp đơn.
+ Nếu đương sự gửi đơn đến Tòa án qua bưu điện theo quy định tại Điểm
b, Khoản 1, Điều 166 BLTTDS thì Tịa án ghi ngày, tháng năm nhận đơn do bưu
điện chuyển đến vào sổ nhận đơn và ngày, tháng, năm đương sự gửi đơn theo
ngày, tháng, năm có dấu bưu điện nơi gửi. Phong bì có dấu bưu điện phải đính
kèm theo đơn khởi kiện. Ngày khởi kiện được xác định là ngày có dấu bưu điện
nơi gửi. Trong trường hợp không xác định được thời gian gửi theo dấu phong bì
3

Điều 6, NQ số 05/2012/NQ-HĐTP.
7



thì Tịa án phải ghi chú trong sổ nhận đơn. Và trong trường hợp này, ngày khởi
kiện được xác định là ngày Tòa án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến.
+ Tịa án phải ghi (hoặc đóng dấu nhận đơn có ghi) ngày, tháng, năm nhận
đơn vào góc bên trên bìa trái của đơn khởi kiện.
Ngồi ra, việc nộp kèm các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện ly
hôn cũng phải tuân theo các quy định như sau:
+ Trong trường hợp người khởi kiện yêu cầu ly hôn giao nộp trực tiếp đơn
xin ly hôn, các tài liệu, chứng cứ kèm theo tại Tịa án thì Tịa án phải ghi việc
nhận đơn và chứng cứ kèm theo vào sổ nhận đơn, đồng thời phải tiến hành lập
biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 84
BLTTDS.
+ Trong trường hợp người khởi kiện yêu cầu ly hôn giao nộp đơn khởi kiện
và các tài liệu, chúng cứ kèm theo qua đường bưu điện thì Tịa án phải ghi vào sổ
nhận đơn và đối chiếu chứng cứ theo danh mục chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi
kiện hoặc ghi trong đơn khởi kiện để ghi vào sổ nhận đơn chứng cứ đó. Nếu thấy
cịn thiếu hoặc khơng đầy đủ so với danh mục thì phải thơng báo ngay cho họ
biết để giao nộp bổ sung.
Sau khi nhận đơn khởi kiện, Toà án phải cấp giấy báo nhận đơn khởi kiện
cho người khởi kiện, nếu Toà án nhận đơn khởi kiện gửi qua bưu điện, thì Tồ án
gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện để thông báo cho người khởi kiện biết 4. Sau khi
nhận được đơn khởi kiện thì Chánh án (hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy
nhiệm) phải phân công một Thẩm phán để xem xét đơn khởi kiện. Theo quy định
tại Điều 167 BLTTDS thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn
khởi kiện thì Tịa án phải xem xét và có một trong các quyết định:
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình.

4

Điểm d, Khoản 2, Điều 7 NQ số 05/2012/NQ-HĐTP.

8


+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tồ án có thẩm quyền và báo cho người khởi
kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu việc đó khơng thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tịa án.
Trong trường hợp vụ án ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án thì
Tịa án sẽ tiến hành thụ lý. Nếu xét thấy đơn khởi kiện khơng có đủ các nội dung
quy định tại Khoản 2, Điều 164 BLTTDS thì Tịa án sẽ thông báo cho người khởi
kiện biết để họ tiến hành sửa đổi, bổ sung trong một khoảng thời gian do Tịa án
ấn định nhưng khơng q ba mươi ngày. Trong trường hợp đặt biệt thì Tịa án có
thể gia hạn nhưng không quá mười lăm ngày5. Và trong trường hợp Tòa án yêu
cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nêu trên, sẽ có hai vấn đề pháp lý phát sinh
sau đây:
+ Nếu người khởi kiện tiến hành sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định tại
Khoản 2, Điều 164 BLTTDS thì Tịa án sẽ tiếp tục thụ lý vụ án.
+ Nếu người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì Tịa án sẽ
trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Tiếp theo đó, Tịa án phải xác định tiền tạm ứng án phí và thơng báo ngay
cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án để làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí
trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tịa án dự tính số tiền tạm ứng
án phí phải nộp và ghi vào phiếu báo, giao cho người có nghĩa vụ nộp.
Trong một vụ án ly hơn thì tùy theo u cầu của các bên mà việc tính tiền
tạm ứng án phí sẽ được xác định như sau:
+ Trong trường hợp chỉ có u cầu về ly hơn thì người vợ hoặc chồng có
u cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 200 ngàn đồng.
+ Trong trường hợp hai vợ chồng cùng có u cầu về ly hơn thì mỗi người
phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí là 100 ngàn đồng.


5

Khoản 1, Điều 169 BLTTDS.
9


+ Trong trường hợp ngồi u cầu ly hơn, các đương sự có yêu cầu về chia
tài sản chung của vợ chồng hoặc chia một phần hai giá trị tài sản chung của vợ
chồng thì người có u cầu phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm
tương ứng với phần yêu cầu của họ trong việc chia tài sản chung hoặc phải nộp
tiền tạm ứng án phí đối với một phần hai giá trị tài sản chung của vợ chồng 6. Số
tiền tạm ứng án phí trong trường hợp này bằng 50% mức án phí mà Tịa án dự
tính các bên sẽ phải nộp sau khi Tịa án xét xử xong, vì đây là vụ án có giá ngạch.
+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng có u cầu phản tố thì họ phải có nghĩa
vụ nộp tiền tạm ứng án phí dựa trên yêu cầu phản tố của mình.
+ Trong vụ án ly hơn mà có u cầu về cấp dưỡng thì u cầu đó khơng
phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án
về việc nộp tiền tạm ứng án phí thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai đã nộp tiền tạm ứng án phí thì Tịa
án sẽ thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự, trừ các trường hợp được miễn
hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Tịa án phải thụ lý vụ án khi nhận
đơn7.
Tòa án sẽ tiến hành trả lại đơn khởi kiện và kèm theo đó là văn bản ghi rõ lý
do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong một số
trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLTTDS, bao gồm:
+

Người khởi kiện không đủ năng lực hành vi tố tụng.


+ Người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện.
+ Quá thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có trở ngại khách
quan hoặc bất khả kháng.
+ Chưa đủ điều kiện khởi kiện như: Vợ có thai hoặc đang ni con dưới 12
tháng tuổi thì chồng khơng có quyền u cầu xin ly hơn hay chỉ được khởi kiện

6

Điều 11, NQ số 05/2012/NQ-HĐTP.

7

Điều 171 BLTTDS
10


u cầu Tịa án cho ly hơn sau thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định
của Tòa án về việc bác đơn ly hơn trước đó có hiệu lực pháp luật.
+ Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án.
Nếu như khơng đồng tình với việc trả lại đơn khởi kiện của Tịa án thì
người khởi kiện có quyền khiếu nại, kiến nghị theo như trình tự được quy định
tại Điều 170 BLTTDS.
2.3.2 Hịa giải và chuẩn bị xét xử
- Chuẩn bị xét xử:
Sau khi thụ lý vụ án ly hơn thì Tịa án sẽ tiến hành các công việc chuẩn bị
trước khi tiến hành giải quyết. Theo quy định tại Điều 179 BLTTDS thì thời hạn
chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn là bốn tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu vụ án có
tính chất phức tạp hay do trở ngại khách quan thì Chánh án có thể quyết định gia
hạn thời hạn chuẩn bị xét xử thêm hai tháng. Trong thời hạn một tháng kể từ
ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tịa án phải mở phiên tịa, trong

trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Trong giai đoạn này, Chánh án Tịa án phải phân cơng một Thẩm phán để
giải quyết vụ án trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án. Thẩm
phán được phân công trong trường hợp này phải không thuộc các trường hợp bị
cấm tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 47 BLTTDS. Cũng trong thời hạn
nêu trên, Tòa án phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý vụ án ly hôn cho bị
đơn và những chủ thể có liên quan đến việc giải quyết vụ án cũng như Viện kiểm
sát cùng cấp. Sau khi nhận được thông báo từ phía Tịa án thì bị đơn có quyền
u cầu phản tố theo quy định tại Điều 176 BLTTDS. Ngồi ra, Tịa án cũng căn
cứ vào đơn khởi kiện cũng như các chứng cứ, tài liệu kèm theo mà người khởi
kiện cung cấp để tiến hành lập hồ sơ vụ án.
- Hòa giải:
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hơn thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì Tịa
án phải tiến hành hịa giải theo thủ tục tố tụng dân sự. Khác với hoạt động hòa
11


giải ở cơ sở (nhà nước chỉ khuyến khích) thì việc hòa giải tại Tòa án là một thủ
tục bắt buộc để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ
các trường hợp không tiến hành hịa giải được như: Bị đơn đã được Tồ án triệu
tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt, đương sự khơng tham gia hịa
giải vì có lý do chính đáng và trong trường hợp vợ hoặc chồng là người mất năng
lực hành vi dân sự8. Trong trường hợp bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến
lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì Tịa án tiến hành lập biên bản về việc
khơng tiến hành hịa giải được và quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục
chung. Thơng thường thì đối với một vụ án ly hơn thì phiên hịa giải phải được
diễn ra trong hai đợt chính thức.
Việc hịa giải đối với vụ án ly hơn tại Tòa án phải tuân thủ các nguyên tắc
được quy định tại Điều 180 BLTTDS, đó là:
+ Tơn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng

vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không
phù hợp với ý chí của mình.
+ Nội dung thỏa thuận đó khơng được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.
Về nội dung hòa giải, Tòa án phải căn cứ vào đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
phản tố (nếu có) của các đương sự để xác định đâu là nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng để dẫn đến việc ly hôn cũng như
xem xét các yêu cầu, nguyện vọng của các bên như thế nào để có hướng hịa giải.
Nội dung hịa giải là tồn bộ những vấn đề trong vụ án như: Việc ly hôn, nuôi
con, chia tài sản, cấp dưỡng... và kể cả vấn đề về án phí cũng sẽ được đưa ra để
các bên bàn bạc, thống nhất cách giải quyết. Trong vụ án ly hơn, Tịa án sẽ xem
xét các u cầu của các bên đương sự để tiến hành hòa giải từng yêu cầu theo thứ
tự: Nếu vụ án ly hôn có cả tranh chấp về ni con, chia tài sản thì Tịa án cần hịa
giải về quan hệ hơn nhân trước. Nếu hịa giải đồn tụ khơng thành thì tiếp tục
tiến hành hịa giải việc ni con và sau đó là chia tài sản. Theo quy định tại Điều
185 BLTTDS và được hướng dẫn bởi Khoản 2, Điều 18 NQ số 05/2012/NQ-

8

Điều 182, BLTTDS.
12


HĐTP thì Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp có
liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của
mình mà tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Phân tích hậu
quả pháp lý của việc hòa giải thành cho các đương sự biết. Thẩm phán khơng
được nói trước với các đương sự ai sai, ai đúng ở chỗ nào hoặc nếu các đương sự
khơng thỏa thuận được thì hướng xét xử của Tòa án như thế nào...
Về thành phần phiên hòa giải trong vụ án ly hôn, theo quy định tại Khoản 1,
Điều 17 NQ số 05/2012/NQ-HĐTP thì thành phần của phiên hịa giải bao gồm:

+ Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải.
+ Thư kí Tịa án.
+ Các đương sự: Vợ, chồng, các con...
+ NBVQVLIHP của đương sự.
+ Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan,
tổ chức có liên quan hịa giải.
+ Người phiên dịch, nếu đương sự khơng biết tiếng Việt.
Để phiên hịa giải diễn ra thì phải có sự tham gia đầy đủ của các đương sự,
NBVQVLIHP của đương sự, người phiên dịch (bắt buộc) nếu đương sự không
biết tiếng Việt. Nếu Tịa khơng tn theo những quy định về thành phần phiên
hịa giải được trình bày nêu trên mà vẫn tiến hành phiên hịa giải thì được xem là
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và kết quả hòa giải đó khơng có giá trị
pháp lý.
Tại phiên hịa giải, nếu vợ hoặc chồng vắng mặt và bên còn lại yêu cầu
hỗn phiên hịa giải thì Thẩm phán phải hỗn phiên hòa giải theo mẫu số 06b ban
hành kèm theo NQ số 05/2012/NQ-HĐTP. Số lần được phép hỗn phiên hịa giải
thì pháp luật hiện nay khơng có quy định. Việc hịa giải phải được ghi lại bằng
biên bản. Biên bản phải tuân theo các quy định tai Điều 186 BLTTDS.
Việc hòa giải tại Tịa án đối với vụ án ly hơn được thực hiện theo các trình
tự như sau:
13



×