Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA CHỢ TÌNH VÙNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.14 MB, 19 trang )

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA CHỢ TÌNH VÙNG CAO
BÀI TIỂU LUẬN

NĂM 2023


MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ................................................................................................................ 0
PHẦN 1

TỔNG QUAN ................................................................................................................... 1

PHẦN 2

NỘI DUNG ....................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận: .................................................................................................................... 3
1.2. Cơ sở thực tiễn: ................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CHỢ TÌNH VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM ............................................................. 6
2.1. Chợ Tình Khâu Vai (Hà Giang) ......................................................................................... 6
2.2. Chợ Tình Sapa (Lào Cai) .................................................................................................. 8
2.3. So sánh đôi nét đặc trưng văn hóa giữa các chợ Tình ..................................................... 11
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG CỦA CHỢ TÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP................................. 13
3.1. Thực trạng của chợ Tình hiện nay ................................................................................... 13
3.2. Một số giải pháp gìn giữ và khai thác du lịch hiệu quả chợ Tình ................................... 13
PHẦN 3

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 15



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2-1. Bản đồ các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam ......................................................... 4
Hình 2-2. Chợ tình Khâu Vai ......................................................................................... 6
Hình 2-3. Chợ Tình Khâu Vai - Nét đẹp văn hóa ở vùng cao ngun đá ...................... 7
Hình 2-4. Chợ Tình Sapa ............................................................................................... 9
Hình 2-5. Chợ Tình Sapa -Nơi hẹn hò giao duyên lãng mạn ...................................... 11


PHẦN 1

TỔNG QUAN

1. Lý do chọn đề tài:
Văn hóa tộc người là một trong những tài nguyên du lịch quý giá quốc gia Vùng
văn hóa Tây Bắc nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Nơi đây còn lưu giữ, bảo tồn
được nhiều nét văn hóa truyền thống tộc người đa dạng và độc đáo, một trong những
nét văn hóa đặc sắc đó là văn hóa Chợ tình.
Chợ tình là nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa tộc người độc đáo, là
trung tâm văn hóa ở vùng cao, với nhu cầu và hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống
của các tộc người ở chợ (Lý Hải, 1995). Nghiên cứu của Lê Đức Hùng tiêu biểu cho
mơ hình văn hóa chợ tình vùng cao với các nhu cầu về văn hóa của đồng bào vùng cao
mà các nhu cầu này được thể hiện ở chợ, đây không chỉ là trung tâm kinh tế mà là một
khơng gian sinh hoạt văn hóa của các tộc người trong vùng (Lê Đức Hùng, 2000). Tại
đây, những người dân tộc thiểu số có dịp thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân
tộc mình như: trang phục, ẩm thực, âm nhạc, múa hát,... Chợ tình Tây Bắc là nét văn
hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, cần được bảo tồn và phát huy.
Chợ tình là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Dao, Mơng,
Nùng, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
2. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu đầu tiên của đề tài là đi sâu tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử phát triển và đặc

trưng văn hóa của một số Chợ tình tiêu biểu ở Tây Bắc, từ đó hiểu rõ hơn về đặc trưng
của chợ, các giá trị chợ mang lại.
Thứ hai là đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên này trong hoạt động du lịch
những năm gần đây ở Tây Bắc. Trên cơ sở đó, tiến tới đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả khai thác Chợ tình Tây Bắc trong kinh doanh du lịch.
3. Ý nghĩa của đề tài:
Chợ tình vùng cao là một nét đẹp văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số ở vùng
núi phía Bắc Việt Nam. Mỗi chợ tình đều có những nét đặc trưng riêng, thể hiện bản
sắc văn hóa của từng dân tộc. Chợ tình có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa
của người dân vùng cao. Chợ khơng chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, mà cịn là nơi lưu giữ
và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Nhận thức được
giá trị của những phiên chợ tình vùng cao, những năm gần đây, ngành du lịch đã khai
thác các chợ tình trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác như thế nào cho
Trang 1 của 18


hiệu quả và vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống của chợ tình là một bài tốn khó.
Vì vậy, giới thiệu về Chợ tình Tây Bắc trong một cái nhìn hệ thống, nêu lên được những
giá trị văn hóa đặc trưng, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu
số, làm tiền đề cho việc khai thác hiệu quả trong du lịch là một trong những việc làm
cần thiết và có ý nghĩa, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Những phiên Chợ Tình vùng Tây Bắc, mà cụ thể là một số chợ nổi tiếng như. Khâu
Vai, Sapa, Mộc Châu.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tài
liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, tác
giả sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có đƣợc tầm nhìn khái qt về
vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp
Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương
quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề
tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thơng tin và số liệu mang lại cho
đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các
định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài.

Trang 2 của 18


PHẦN 2

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận:
Thực hiện đề tài này, bài luận chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn
hóa và chính sách phát triển văn hóa, nhất là quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và
ý thức xã hội; đồng thời có tham khảo một số cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học,
sách, báo... tài liệu có liên quan đến nội dung được đề cập trong bài luận.
1.1.1. Chợ là gì
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138) Theo Đại
Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hóa thơng tin - 2004 (tr.155) "Chợ là nơi tụ họp giữa
người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi
hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên). (Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Một số vấn đề lý
luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ, />Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, tiêu thụ hàng hóa, nhằm giải quyết các
nhu cầu trong đời sống hàng ngày của người dân. Chợ cùng với những hoạt động của
mình đã gắn chặt với tâm thức của người dân Việt Nam. Bên cạnh “nhà”, “làng”,
“nước”, chợ trở thành một phần khơng gian văn hố theo suốt cuộc đời mỗi con người.

Ngồi việc trao đổi, mua bán, chợ cịn là nơi giao lưu tình cảm anh em, bạn bè, gia đình,
chịm xóm. Có thể nói, chợ là tấm gương phản chiếu sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của cư dân ở một vùng, khu vực nhất định. Khách phương xa, nếu muốn khám phá
những nét thú vị, đặc sắc về một vùng đất và con người nơi ấy thì khơng đâu bằng nơi
họp chợ. Câu nói cửa miệng “đem ra chợ bán, đi ra chợ mua” đã trở thành một nét văn
hóa quen thuộc của người dân Việt Nam. (ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chợ và vấn
đề quản lý chợ ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp,
)
1.1.2. Chợ Tình là gì
Chợ Tình là một nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây
Bắc Việt Nam. Đây là nơi nam thanh nữ tú từ các bản làng xa xôi tụ hội để gặp gỡ, giao
lưu, hẹn hị và tìm hiểu nhau.
Chợ Tình thường được tổ chức vào các dịp lễ hội, Tết Nguyên Đán hoặc vào các
ngày cuối tuần. Địa điểm họp chợ thường là những nơi trung tâm, thuận lợi cho việc đi
Trang 3 của 18


lại. Tại chợ tình, các chàng trai, cơ gái sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống đẹp
đẽ nhất của dân tộc mình. Họ sẽ cùng nhau giao lưu, trị chuyện, hát hò, múa và thổi
khèn. Đây là cơ hội để họ tìm hiểu nhau và có thể bắt đầu một mối tình.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Khái quát chung về vùng Tây Bắc
Vùng Tây Bắc (hay còn được gọi Tây Bắc Bộ) Tây Bắc là vùng núi phía tây của
miền Bắc Việt Nam, Các tỉnh thuộc Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và
Trung Quốc. Tây Bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam
cùng với 2 tiểu vùng khác đó là Đơng Bắc và Đồng bằng sơng Hồng. (Tuyền, 2019)
Về mặt hành chính, Tây Bắc hiện nay gồm có 6 tỉnh là Lào Cai, Lai Châu, Yên
Bái, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình. Tổng diện tích của vùng Tây Bắc là khoảng 5,645
triệu ha chiếm 10,5 % so với tổng diện tích cả nước. Tây Bắc do địa hình đồi núi là chủ
yếu nên số lượng dân cư ở Tây Bắc chỉ khoảng 4,5 triệu người. (Tuyền, 2019)


Hình 2-1. Bản đồ các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam
Nguồn: />
Trang 4 của 18


1.2.2. Khái quát về văn hóa các dân tộc Vùng Tây Bắc
Vùng Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 20 dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái,
Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ, Si La, Phù
Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Lô Lơ, Pà Thẻn, Phù Lá, Cờ Lao, La Chí… với khơng gian văn
hóa rộng lớn và phong phú. Nhiều dân tộc cịn lưu giữ ngun vẹn bản sắc văn hóa
truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu
dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Khâu Vai, múa sạp, múa xịe, hát then,
nhạc cụ Pí cặp, pí sên, khèn môi… hay trong ứng xử cộng đồng, kiến trúc nhà ở, các
phiên chợ bản… (Nguyễn Đắc Thủy, Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc,
/>Văn hóa dân gian Tây Bắc được hình thành và lưu truyền qua nhiều thế hệ, là một
phần quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây. Văn hóa
dân gian Tây Bắc thể hiện trong mọi mặt của đời sống, từ sản xuất, sinh hoạt, lễ hội đến
âm nhạc, múa, hát, thơ ca,... Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán, lễ hội riêng,
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa dân gian Tây Bắc là tài sản vơ giá của dân tộc, cần được gìn giữ và phát
huy. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm bảo tồn và phát huy
văn hóa dân gian Tây Bắc. Các địa phương trong vùng cũng đã triển khai nhiều hoạt
động nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số.
1.2.3. Khái quát chung về Chợ Tình vùng Tây Bắc
Chợ tình Tây Bắc là một nét văn hóa đặc sắc của vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Đây
là phiên chợ được tổ chức định kỳ, thường vào các dịp cuối tuần hoặc lễ, tết. Chợ Tình
là nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi hàng hóa, văn hóa, và đặc biệt là nơi hẹn hị, tỏ tình
của những chàng trai, cơ gái người dân tộc.
Các phiên chợ tình thường được tổ chức ở những nơi đông dân cư, giao thông

thuận lợi, như: Sapa, Mộc Châu, Điện Biên, Hịa Bình,... Mỗi phiên chợ Tình thường
có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người tham gia, từ các dân tộc khác nhau như: Thái,
Mơng, Dao, Tày,…
Chợ tình Tây Bắc là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa của các dân
tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc. Đây là một hoạt động văn hóa cần được bảo tồn và phát
huy.

Trang 5 của 18


Chương 2: Chợ Tình vùng Tây Bắc Việt Nam
2.1. Chợ Tình Khâu Vai (Hà Giang)
2.1.1. Khái quát chung về chợ Tình Khâu Vai
Chợ tình Khâu Vai (hay chợ Phong Lưu) được tổ chức vào đêm 26 sáng 27 ở xã
Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, có tuổi đời từ gần một trăm năm nay. Chợ
là nơi tập trung đa văn hóa các dân tộc Mơng, Dao, Giáy, Lơ Lô. Từ chiều 26/3 âm lịch,
phiên chợ đã đông đúc các nam thanh nữ tú quần áo lộng lẫy, tươi xinh xuống chợ.
(Kim Khánh, Cuộc phiêu lưu lãng mạn với những phiên chợ Tình vùng cao,
)

Hình 2-2. Chợ tình Khâu Vai
Nguồn: />
Chợ tình Khâu Vai có lịch sử hơn 100 năm, là nơi gặp gỡ của những người yêu
nhau đã từng chia ly hay những người có duyên nợ chưa trọn vẹn. Tại đây, họ có thể
ơm nhau, nói chuyện, tâm sự và chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.
Nơi đây không chỉ là biểu hiện của tình u mà cịn là sự kết nối của những giá trị văn
hóa truyền thống độc đáo của dân tộc vùng cao nguyên đá.

Trang 6 của 18



Đáng tự hào là một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chợ tình Khâu Vai thu hút
sự quan tâm của nhiều người khi đến thăm vùng đất cực Bắc của đất nước. Chợ tình
khơng chỉ là nơi gặp gỡ, trao đổi tình cảm của những người yêu nhau mà còn là nơi bày
tỏ sự sống động, rực rỡ của nền văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Chợ tình Khâu
Vai là một biểu tượng của sự bền bỉ, kiên trì và trung thành trong tình u, là một nét
đẹp văn hóa khơng thể thiếu trong cuộc sống của người dân vùng cao. (HDV.
Tourhot24h.vn, Chợ tình Khâu Vai – khám phá “phiên chợ phong tình” trên cao nguyên
đá, />
Hình 2-3. Chợ Tình Khâu Vai - Nét đẹp văn hóa ở vùng cao nguyên đá
Nguồn: />
2.1.2. Nét đặc trưng của chợ Tình Khâu Vai
Chợ tình Khâu Vai là nơi gặp gỡ của những người có duyên nhưng không phận.
Họ là những người yêu nhau nhưng không thể đến bên nhau vì lý do gia đình, tơn giáo
hay xã hội. Dù đã có gia đình riêng, họ vẫn khơng qn chợ tình. Họ trở lại đây vào
Trang 7 của 18


ngày 27 tháng 3 âm lịch để gặp lại người xưa, ôn lại kỷ niệm và chia sẻ niềm vui nỗi
buồn.
Điều độc đáo của chợ tình Khâu Vai là nhiều cặp vợ chồng đến đây không để mua
bán, mà để gặp lại người yêu cũ. Họ đi cùng nhau, nhưng khi đến chợ, họ lại tách ra,
mỗi người tìm kiếm người đã từng thương. Khơng có sự ghen ghét hay oán giận nào
xảy ra giữa họ. Họ hiểu rằng đó là một nét văn hóa truyền thống, là một cách thể hiện
sự quan tâm và tôn trọng đối với người bạn đời của mình. Nhưng họ cũng biết rằng mối
quan hệ ấy chỉ kéo dài trong một ngày chợ, và sau đó, họ phải quay về với cuộc sống
hiện tại của mình, khơng được nuối tiếc hay nhung nhớ điều gì nữa.
Chợ bao gồm hai hoạt động chính, đó là phần lễ cúng và phần hội. Lễ cúng là một
nghi thức quan trọng của chợ tình Khâu Vai. Trong lễ cúng, người dân sẽ cùng nhau
thắp hương tại miếu Ông, miếu Bà để tri ân những tổ tiên đã khai phá và xây dựng bản

làng Khâu Vai. Phần hội là nơi để người dân có thể giao lưu, gặp gỡ, tìm hiểu văn hóa
của các dân tộc khác nhau. Phần hội có nhiều hoạt động vui nhộn và hấp dẫn, thu hút
đông đảo du khách tham gia. Một điểm nhấn đặc sắc của chợ tình Khâu Vai là hoạt
động hát giao duyên. Các tốp nam nữ từ năm đến bảy người sẽ cùng nhau hát vang, say
mê và lãng mạn. Người Giáy, Nùng hát Cọi, người Tày hát Sli lượn tình tứ với những
bài hát về tình yêu và nhớ nhung. (HDV. TOURHOT24H.VN, Chợ tình Khâu Vai –
khám phá “phiên chợ phong tình” trên cao nguyên đá, />Ngày nay, chợ Tình Khâu Vai là vẫn là một chợ Tình nổi tiếng và đặc biệt, thu hút
nhiều người đến tham gia. Trước năm 1992, chợ tình chỉ có người dân tộc ở huyện Mèo
Vạc, nhưng sau đó, chợ tình đã mở rộng phạm vi, đón tiếp những người đến từ các tỉnh
lân cận như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang. Họ là những cặp đôi thuộc các dân tộc
Tày, Nùng, Giấy, sinh sống ở các xã Nậm Ban, Tát Ngà, Niêm Sơn, Lũng Pù, Sơn Vĩ,
Thượng Phùng hay các xã của huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Chợ tình Khâu Vai là một nét
văn hóa đặc sắc, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chợ đã trở
thành một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngồi nước.
2.2. Chợ Tình Sapa (Lào Cai)
2.2.1. Khái qt chung về chợ Tình Sapa
Sapa khơng chỉ nổi tiếng với “đặc sản” sương mù, gió núi và những áng mây bồng
bềnh trên đỉnh Fanshipan – nóc nhà của Đơng Dương mà cịn bởi các giá trị văn hóa
đặc sắc của cộng đồng dân tộc vùng núi cao. Khám phá văn hóa Sapa khơng thể khơng
nhắc đến chợ Tình Sapa – nơi hội tụ hầu như đầy đủ bản sắc văn hóa của người Mơng,
người Dao nơi đây.
Trang 8 của 18


Chợ tình Sapa là nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc thiểu số ở Sapa. Nguồn
gốc của chợ tình bắt nguồn từ tập tính cư trú của người dân. Trước đây, đường xá khó
đi, người dân đi chợ phải đi bộ cả ngày. Những năm gần đây, chợ tình được tổ chức tại
một địa điểm cố định là quảng trường nhà thờ Đá Sapa. Chợ phiên Sapa thường họp
vào chủ nhật, những người đi chợ xa, họ sẽ đến trước vào thứ bảy và nghỉ lại buổi tối
tại đây. Bởi vậy, đêm thứ bảy trở nên rất náo nhiệt, mọi người chủ yếu gặp nhau để hỏi

han, nói chuyện, hẹn hị vui vẻ. Chợ tình Sapa từ đó ra đời. Chợ Tình là nơi các đơi trai
gái giao lưu cùng nhau bằng tiếng hát giao duyên, quây quần nhảy múa trong tiếng
khèn, tiếng sáo. Sau khi phiên chợ kết thúc, những đơi trai gái tìm thấy nhau, hợp nhau
sẽ hẹn gặp nhau ở phiên chợ sau, có rất nhiều những cặp đôi đã nên duyên vợ chồng
sau những phiên chợ đặc biệt này. (Công ty du lịch Elite Tour, Độc đáo những phiên
chợ tình vùng cao, )

Hình 2-4. Chợ Tình Sapa

Nguồn: />
Khơng chỉ đơn thuần là nơi kết giao, gặp gỡ bạn đời. Chợ phiên còn là nơi để các
dân tộc giao lưu văn hóa, mua bán, trao đổi hàng hóa. Khu vực quảng trường là địa
điểm bày bán các mặt hàng lưu niệm với họa tiết thổ cẩm độc đáo. Du khách sẽ bắt gặp
Trang 9 của 18


các bé trai, bé gái theo mẹ đến bày hàng. Những gian hàng này thường rất đơn sơ, bày
biện một số món đồ trang sức như vịng tay, túi, khăn thổ cẩm,…
2.2.2. Nét đặc trưng về chợ Tình Sapa
Mọi người đều cho rằng đã là chợ phải diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán.
Nhưng chợ tình Sapa hồn tồn khác biệt. Sẽ có những nguyên tắc thú vị ở phiên chợ
đặc biệt này. Ở phiên chợ này, họ không đem tình cảm ra để mua bán, tất cả đều dựa
trên nguyên tắc tự do, tự nguyện của đôi bên. Và khơng phải lúc nào người “muốn bán”
thì cũng có người “muốn mua” và ngược lại. Khi người mua và người bán đều tự nguyện
đồng ý thì lại chẳng có món hàng trao đổi nào khác ngồi tình cảm dành cho nhau. Tất
nhiên, nó khơng diễn ra một cách đơn điệu như hoạt động mua bán ngồi chợ thơng
thường mà có những hoạt động văn hóa, giao lưu mang đậm bản sắc của người đồng
bào dân tộc như kéo co, thổi khèn lá, hát giao duyên và nhiều hoạt động văn hố vơ
cùng đặc sắc khác.
Các chàng trai cơ gái vào mỗi tối họp chợ sẽ tập trung tại khu vực sân rộng trước

nhà thờ đá Sa Pa. Tại góc chợ, những cơ gái ngâm nga khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân
tộc. Khi được các chàng trai vây quanh, cô nàng cúi đầu hoặc e lệ cúi mặt nhưng vẫn
tiếp tục cất lời ca với giai điệu run run. Họ cùng chơi đùa, ca hát, dù quen hay lạ, họ
vẫn đến và làm bạn hát, bạn nhảy với nhau, đó chính là một trong những nét đẹp mộc
mạc, dễ mến của đồng bào vùng núi cao Tây Bắc, chính vì thế mà đối với họ, chợ Tình
đóng một vai trị cực kì quan trọng trong tâm thức người dân nơi đây.
Trước khi đến chợ tình Sapa, người dân tộc thiểu số sẽ chuẩn bị trang phục, rượu
ngô và những món quà tặng. Đối với nam giới, trang phục truyền thống là bộ quần áo
thổ cẩm và vòng bạc. Nếu khơng có áo thổ cẩm, họ có thể mặc bộ comple tàu. Rượu
ngô được đựng trong can hoặc chai nhựa, uống bằng ống tre, ống nứa. Đối với nữ giới,
trang phục truyền thống là bộ váy áo đẹp nhất, đeo thêm trang sức độc đáo. Cơ gái
H’Mơng thường mang vịng thổ cẩm, buộc vào cổ tay người mình yêu để bày tỏ tình
cảm. Chiếc vịng thổ cẩm cịn có ý nghĩa xua đuổi tà ma. (Nguyễn Khuyên, Khám phá
nét đẹp văn hóa tại chợ tình Sapa mới nhất, />Một trong những hoạt động thú vị nhất chính là được tận mắt chứng kiến những
màn tỏ tình chớp nhống của các cặp đôi. Khi đã uống vài chén rượu, mắt bắt đầu long
lanh và con tim trở nên can đảm hơn, các chàng trai sẽ ngắt lá rừng thổi kèn môi thì
thầm gọi bạn tình. Nếu bạn gái vẫn chưa ưng, họ sẽ phải trổ tài vừa múa vừa thổi khèn
bè một cách điệu nghệ xung quanh cơ nàng. Có một điều khá độc đáo là phong tục của
Trang 10 của 18


người Dao khơng cấm người đã có gia đình đi tìm bạn tình. Thế nên, nam nữ người
Dao có thể thoải mái hơn khi đến tham dự phiên chợ.

Hình 2-5. Chợ Tình Sapa -Nơi hẹn hị giao dun lãng mạn
Nguồn: />
Chợ Tình ở Sapa đã khiến du khách thay đổi suy nghĩ về "chợ". Đây không phải
là nơi trao đổi, bn bán mà là nơi giao lưu tình cảm của người dân tộc tại Sapa nói
riêng và người dân tộc vùng núi Tây Bắc nói chung.
2.3.


So sánh đơi nét đặc trưng văn hóa giữa các chợ Tình

Chợ Tình vùng cao Tây Bắc là nét văn hóa đặc trưng, là niềm tự hào của đồng bào
dân tộc thiểu số nơi đây. Trước đây, do địa hình hiểm trở, cách trở, người dân các bản
làng thường phải đi bộ hàng chục, hàng trăm cây số để đến chợ phiên. Đây là dịp để họ
gặp gỡ, giao lưu, trao đổi hàng hóa, bn bán, mua sắm,... và cũng là dịp để các chàng
trai, cơ gái tìm hiểu, gặp gỡ, giao lưu, hẹn hị.
Chợ Tình khơng chỉ là nơi để gặp gỡ, giao lưu, hẹn hị mà cịn là nơi để gìn giữ,
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Tại chợ Tình,
người dân có thể tìm hiểu về phong tục tập quán, lối sống, văn hóa của các dân tộc khác
Trang 11 của 18


nhau. Mỗi chợ Tình ở mỗi địa phương lại mang những đặc trưng riêng. Nếu như Khâu
Vai chợ Tình Khâu Vai được họp duy nhất một lần trong năm thì ở Sapa nó lại diễn ra
hàng tuần để vui chơi ca hát. Ở chợ Tình Khâu Vai nổi tiếng với những điệu múa sạp,
điệu múa xịe độc đáo, thì ở chợ Tình Sapa lại nổi tiếng với những nét độc đáo trong
trang phục của những trai xinh gái đẹp khi tụ hội ở chợ. Ở chợ Tình Khâu Vai là sự giao
lưu kết nối của những người “lỡ duyên”, thì ở chợ Tình Sapa lại là những câu hát, điệu
múa giao lưu của các chàng trai cô gái tới tuổi xn thì.
Ngồi ra, trong bối cảnh hiện đại hóa ngày nay, chợ tình đang dần trở thành một
điểm đến du lịch hấp dẫn. Điều này là do chợ tình mang đậm bản sắc văn hóa của các
dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Chợ tình khơng chỉ là nơi để người dân gặp gỡ, giao
lưu, mà còn là nơi để giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu
số đến với du khách trong và ngồi nước.
Tại chợ tình, du khách có thể tìm hiểu về các phong tục tập quán, lối sống, văn
hóa của các dân tộc thiểu số. Du khách có thể tham gia các hoạt động văn hóa truyền
thống như hát giao dun, múa sạp, múa xịe,... Du khách cũng có thể thưởng thức các
món ăn đặc sản của các dân tộc thiểu số.

Để đáp ứng nhu cầu của du khách, nhiều chợ tình đã được chính quyền địa phương
đưa vào khai thác du lịch. Chẳng hạn như chợ tình Khâu Vai, chợ tình Sapa, chợ tình
Khau Vai,... Các chợ tình này không chỉ hoạt động vào một ngày cố định mà còn được
kéo dài thêm vài ngày nữa để phục vụ du khách. Giá cả các mặt hàng cũng được nâng
lên để phù hợp với nhu cầu của du khách.
Mặc dù có những thay đổi nhất định, nhưng chợ tình vẫn giữ nguyên được ý nghĩa
của nó là nơi chia sẻ, giao lưu, vui chơi giải trí, và tìm về với trái tim, với tình cảm của
bản thân mình. Chợ tình là một nét đẹp văn hóa độc đáo của vùng cao Tây Bắc, cần
được gìn giữ và phát huy.

Trang 12 của 18


Chương 3: Hiện trạng của chợ Tình và một số giải pháp
3.1.

Thực trạng của chợ Tình hiện nay

Chợ Tình vùng Tây Bắc là một nét văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân
tộc miền núi nơi địa đầu Tổ Quốc, từ trước đến nay nó ln mang những giá trị tinh
thần vơ cùng q giá và có sức thu hút đối với du khách trong và ngoài nước. Chợ Tình
khơng chỉ là nơi để người dân mua bán, mà cịn là nơi để họ thể hiện tình u của mình.
Những đơi lứa u nhau sẽ cùng nhau hát giao duyên, nhảy múa, và trao đổi những
món quà ý nghĩa. Tiếng hát của họ hòa quyện với tiếng khèn, tiếng sáo, tạo nên một
không gian lãng mạn, say đắm. Trong những năm gần đây, chợ Tình đã trở thành một
điểm đến du lịch hấp dẫn. Chính vì vậy, nhiều địa phương đã đưa chợ tình vào khai thác
du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch chưa được quy hoạch bài bản đã khiến chợ
Tình ngày càng mất đi bản sắc vốn có của mình.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó có thể kể đến một số
nguyên nhân chủ yếu do sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự giao lưu, tiếp xúc với văn

hóa bên ngồi đã khiến nhiều người dân khơng cịn giữ được những phong tục, tập quán
truyền thống, trong đó có chợ Tình. Bên cạnh đó, sự khai thác du lịch thiếu quy hoạch
trong những năm gần đây, chợ Tình đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Tuy
nhiên, việc khai thác du lịch chưa được quy hoạch bài bản đã khiến chợ Tình trở nên
ồn ào, náo nhiệt, các hoạt động văn hóa truyền thống bị lu mờ.
Một thực trạng khác diễn ra ở các phiên chợ này phải kể đến như việc câu kéo
khách du lịch, ví dụ như việc thổi khèn sáo hay múa hát từ trước đã trở thành một nét
đẹp truyền thống không thể thiếu nhưng ngày nay lại dựa vào đó vịi tiền khách du lịch,
nếu không đưa tiền sẽ không hát, không thổi. Hay thực trạng mở nhạc, mở loa kéo các
bài hát tân thời sôi động mà bỏ quên đi các giá trị truyền thong tốt đẹp vốn có.
3.2.

Một số giải pháp gìn giữ và khai thác du lịch hiệu quả chợ Tình

Ngày nay, chợ Tình đang đứng trước nguy cơ mai một. Nguyên nhân là do sự phát
triển của kinh tế xã hội, nhịp sống hối hả, sự giao lưu và ảnh hưởng từ các yếu tố bên
trong và ngồi tộc người. Bên cạnh đó, việc khai thác du lịch chợ Tình chưa thực sự
chú trọng đến việc giữ gìn bản sắc.
Việc chợ Tình mất đi bản sắc sẽ khiến nó mất đi ý nghĩa ngun bản của mình.
Chợ Tình vốn là nơi gặp gỡ, giao lưu tình cảm của nam thanh nữ tú, là nơi lưu giữ và
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Du
khách đến tham quan chợ Tình đều mong muốn được nhìn thấy, cảm nhận được khơng
khí và các giá trị tốt đẹp của chợ Tình.
Trang 13 của 18


Để phục hồi bản sắc chợ Tình, cần có sự chung tay của các cấp, các ngành và cộng
đồng dân cư. Việc tuyên truyền cho người dân địa phương về tầm quan trọng của việc
giữ gìn chợ Tình là bước cấp thiết. Người dân cần hiểu rằng họ đang mang trọng trách
quan trọng là kế thừa, gìn giữ cho một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Cùng với việc tuyên truyền, cần có các biện pháp cụ thể để khơi phục bản sắc chợ
Tình. Một trong những biện pháp quan trọng là phục hồi và lưu giữ các bản nhạc hát,
điệu múa truyền thống. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc của
chợ Tình.
Ngồi ra, cần có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng để đảm bảo chợ
Tình được tổ chức đúng quy định, tránh tình trạng thương mại hóa q mức, làm mất
đi nét đẹp văn hóa vốn có.
Ngồi tun truyền, giáo dục, việc quy hoạch chợ Tình khi đưa vào khai thác du
lịch cũng là một giải pháp quan trọng. Chợ Tình cần được giữ gìn nét hoang sơ, bản sắc
văn hóa truyền thống, tránh thương mại hóa quá mức. Việc phân luồng khu chợ cũng
cần được thực hiện một cách hợp lý, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của chợ. Khu
vực buôn bán cần được quy hoạch hợp lý, đảm bảo thuận tiện cho việc mua bán của
người dân và du khách. Khu vực vui chơi hát múa cần được bố trí ở vị trí phù hợp, tạo
không gian thoải mái cho người dân và du khách tham gia các hoạt động văn hóa. Khu
vực khách du lịch tham quan cần được bố trí ở vị trí thuận tiện, đảm bảo du khách có
thể dễ dàng tìm hiểu về chợ Tình và các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc
thiểu số vùng Tây Bắc.
Việc hợp tác liên kết giữa các địa phương là một giải pháp hiệu quả để tăng cường
nguồn lực bảo tồn và phát triển chợ Tình. Các địa phương có thể hợp tác với nhau để
xây dựng các chương trình quảng bá, giới thiệu chợ Tình đến du khách trong và ngồi
nước. Ngồi ra, các địa phương cũng có thể hợp tác với nhau để trao đổi kinh nghiệm,
học hỏi từ những mơ hình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ Tình hiệu quả.

Trang 14 của 18


PHẦN 3

KẾT LUẬN


Mỗi vùng miền, mỗi tộc người sẽ đều có những đặc trưng, những nét văn hóa đặc
sắc riêng biệt. Dọc theo vùng địa đầu Tổ Quốc – Tây Bắc, những phiên chợ Tình mang
đậm dấu ấn của cộng đồng các dân tộc ít người nơi đây đã để lại những giá trị đẹp đẽ,
nhân văn cho cả người dân và những ai đã ghé thăm.
Chợ Tình có lịch sử lâu đời, từ xa xưa đã là nơi các chàng trai, cơ gái đến để tìm
hiểu, trao đổi tình cảm. Tại chợ, những đơi trai gái có thể gặp gỡ, trò chuyện, hát đối
đáp, cùng tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống. Qua đó, họ có thể tìm hiểu
nhau, tìm được tình u đích thực của mình. Chợ Tình khơng chỉ là nơi gặp gỡ, giao
lưu tình cảm của nam thanh nữ tú, mà còn là nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của các dân tộc. Chợ Tình là nơi thể hiện tình u, sự lãng mạn của
những đơi lứa, đồng thời là nơi thắt chặt tình đồn kết, cộng đồng của các dân tộc thiểu
số.
Chính vì vậy, chợ Tình là một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và phát huy. Mỗi
người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy chợ Tình.
Cùng chung tay bảo tồn và phát huy chợ Tình, chúng ta sẽ góp phần bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
Việc gìn giữ và phát huy chợ Tình là một nhiệm vụ quan trọng, cần có sự chung
tay của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư. Về phía cộng đồng dân cư, cần nâng
cao ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy chợ Tình. Mỗi người dân cần
hiểu được giá trị của chợ Tình, từ đó có ý thức gìn giữ và phát huy chợ Tình theo đúng
bản sắc văn hóa truyền thống. Về phía chính quyền, cần có những chính sách phù hợp
để hỗ trợ việc gìn giữ và phát huy chợ Tình. Những chính sách này cần đảm bảo chợ
Tình được tổ chức đúng quy định, đúng bản sắc văn hóa truyền thống, đồng thời phát
huy được tiềm năng du lịch của chợ Tình.
Trong thời đại hiện đại hóa như ngày nay, việc gìn giữ và phát huy chợ Tình càng
trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, với sự chung tay của các cấp, các ngành và cộng đồng
dân cư, chúng ta tin tưởng rằng chợ Tình sẽ tiếp tục được gìn giữ và phát huy, góp phần
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

Trang 15 của 18



TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1)

Tuyền, T. (2019). Cattour.vn. Retrieved from Cattour.vn: truy
cập ngày 10/11/2023

(2) Đại học Kinh Tế Quốc Dân. (n.d.). Một số vấn đề lý luận về chợ và mơ hình tổ chức
quản lý chợ. Từ truy cập ngày 10/11/2023
(3) ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm. (2018). Chợ và vấn đề quản lý chợ ở Việt Nam hiện
nay: Thực trạng và giải pháp. Retrieved from :
truy cập
ngày 10/11/2023
(4) Nguyễn Đắc Thủy. (2022). Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc. Retrieved
2023, from truy cập ngày 10/11/2023
(5) Kim Khánh. (n.d.). Cuộc phiêu lưu lãng mạn với những phiên chợ Tình vùng cao.
Retrieved from Cuộc phiêu lưu lãng mạn với những phiên chợ Tình vùng cao:
truy cập ngày 10/11/2023
(6) HDV. TOURHOT24H.VN. (2023). Chợ tình Khâu Vai – khám phá “phiên chợ
phong tình” trên cao nguyên đá. Retrieved from Chợ tình Khâu Vai – khám phá
“phiên chợ phong tình” trên cao nguyên đá: truy cập ngày 10/11/2023
(7) Công ty du lịch Elite Tour. (n.d.). Độc đáo những phiên chợ tình vùng cao. Retrieved
from Độc đáo những phiên chợ tình vùng cao: truy cập ngày 10/11/2023
(8) Nguyễn Khuyên. (2023). Khám phá nét đẹp văn hóa tại chợ tình Sapa mới nhất
2023. Retrieved from Khám phá nét đẹp văn hóa tại chợ tình Sapa mới nhất 2023:
truy cập ngày 10/11/2023




×