Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.39 KB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMN NÔNG NGHIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMP VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMT NAM

NGUYỄN THU HUYỀN

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ TRONG HỘ GIAN CHĂN NI GÀ TRONG HỘ GIA GIA
ĐÌNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN YÊNNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN YÊNN VỮNG TẠI HUYỆN YÊNNG TẠI HUYỆN YÊNI HUYỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMN YÊN
THẾ, TỈNH BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANGNH BẮC GIANGC GIANG

Ngành:

Quản trị kinh doanhn trị kinh doanh kinh doanh

Mã số::

8340301

Người hướng dẫn khoa học:i hướng dẫn khoa học:ng dẫn khoa học:n khoa học:c:

PGS.TS. Lê Hữu Ảnhu Ảnhnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Lê Hữu Ảnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo, Bộ
mơn Tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị Kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cám ơn tới Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân,
các cơ quan, phòng ban, đơn vị của huyện. Ủy ban nhân dân xã Xuân Lương, các hộ
chăn nuôi gà, cán bộ chuyên môn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Huyền


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................................................i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................................ii
Mục lục......................................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................................v
Danh mục bảng.......................................................................................................................................vi
Danh mục hình và sơ đồ.....................................................................................................................vii
Trích yếu luận văn...............................................................................................................................viii
Thesis abstract.........................................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể........................................................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn..................................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận.............................................................................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm.....................................................................................................................4

2.1.2.

Phát triển chăn nuôi gà........................................................................................................10

2.1.3.

Nội dung phát triển chăn ni gà trong hộ gia đình theo hướng bền vững........11

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình....................14

2.1.5.


Vai trị của chăn ni gà trong hộ gia đình theo hướng bền vững.........................18

2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................................19

2.2.1.

Tình hình phát triển chăn ni gà ở Việt Nam............................................................19

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển chăn nuôi gà.....................23

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.....................................................28
3.1.

Địa bàn nghiên cứu..............................................................................................................28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên................................................................................................................28

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội......................................................................................................29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................37


iii


3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................37

3.2.2.

Các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................................38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................................41
4.1.

Thực trạng chăn nuôi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.......................................41

4.1.1.

Khái quát phát triển chăn ni gà của hộ gia đình ở huyện n Thế...................41

4.1.2.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn ni gà tại huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang...............................................................................................................................44

4.2.

Thực trạng phát triển chăn ni gà trong hộ gia đình theo hướng bền
vững tại huyện Yên Thế


47

4.2.1.

Đặc điểm của các hộ chăn nuôi gà theo hướng bền vững........................................47

4.2.2.

Tình hình chung của các hộ điều tra...............................................................................49

4.2.3.

Thực trạng chăn nuôi gà theo hướng bền vững của các hộ gia đình.....................51

4.2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn ni gà trong hộ gia đình theo
hướng bền vững huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4.3.

74

Định hướng, giải pháp phát triển chăn ni gà trong các hộ gia đình theo
hướng bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 81

4.3.1.

Định hướng phát triển chăn nuôi gà trong các hộ gia đình theo hướng bền


vững 81
4.3.2.

Giải pháp phát triển chăn ni gà trong các hộ gia đình theo hướng bền
vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.....................................................................82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................................86
5.1.

Kết luận....................................................................................................................................86

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................................87

5.2.1.

Với Nhà nước.........................................................................................................................88

5.2.2.

Với Chính quyền các cấp...................................................................................................88

5.2.3.

Với hộ gia đình......................................................................................................................88

Tài liệu tham khảo.................................................................................................................................90
Phụ lục......................................................................................................................................................92


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BQXB

Bình qn xuất bán

CN

Chăn ni

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DT

Diện tích

ĐVT


Đơn vị tính

GO

Giá trị sản xuất

GTSX

Giá trị sản xuất

HND

Hộ nơng dân

HQKT

Hiệu quả kinh tế

IC

Chi phí trung gian

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động


NN

Nơng nghiệp

MI

Thu nhập hỗn hợp

STT

Số thứ tự

TC

Tổng chi phí

tr.đ

triệu đồng

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

PTNT

Phát triển nông thôn

TSCĐ


Tài sản cố định

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Số lượng gà của Việt Nam qua 2 năm 2016 - 2017 .....................................

20

Bảng 2.2.

Sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng theo chủng loại năm 2014-2017 ...........

21


Bảng 2.3.

Số lượng gà phân theo chủng loại năm 2014 - 2017....................................

21

Bảng 3.1.

Tình hỉnh sử dụng đất đai của huyện Yên Thế qua 3 năm 2016 - 2018 ......

30

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm 2016-2018 ...........

32

Bảng 3.3.

Tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Thế qua 3 năm 2016 - 2018 ...

36

Bảng 4.1.

Tình hình phát triển chăn ni gà của huyện n Thế qua 3 năm
2016-2018............................................................................................


43

Bảng 4.2.

Tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà của huyện Yên Thế ..................................

46

Bảng 4.3.

Đặc điểm của chủ hộ chăn nuôi gà huyện Yên Thế .....................................

48

Bảng 4.4.

Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ chăn ni gà ......................................

50

Bảng 4.5.

Tài sản, cơng dụng cụ phục vụ chính cho chăn nuôi gà ..............................

51

Bảng 4.6.

Một số chỉ tiêu trong chăn nuôi gà của hộ gia đình theo quy mơ chăn ni ........


52

Bảng 4.7.

Chi phí chăn ni gà của các hộ theo quy mô chăn nuôi .............................

55

Bảng 4.8.

Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn ni gà trong các hộ gia đình theo quy
mô chăn nuôi ................................................................................................

Bảng 4.9.

57

Một số chỉ tiêu trong chăn ni gà của hộ gia đình theo hướng sản xuất,
kinh doanh ....................................................................................................

59

Bảng 4.10. Chi phí chăn ni gà của các hộ theo hướng sản xuất kinh doanh của hộ............

61

Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trong các hộ gia đình theo
hướng sản xuất kinh doanh của hộ ...............................................................

63


Bảng 4.12. Chăn nuôi theo giống gắn với quy mô chăn nuôi ........................................

65

Bảng 4.13. Tỷ lệ hộ chăn nuôi gà mua con giống từ các nguồn (n=60) ........................

67

Bảng 4.14. Tỷ lệ hộ chăn nuôi gà mua thức ăn chăn nuôi từ các nguồn (n=60) ..................

69

Bảng 4.15. Tỷ lệ hộ chăn nuôi gà sử dụng dịch vụ thú y từ các nguồn .........................

71

Bảng 4.16. Tỷ lệ hộ vay vốn tín dụng trong chăn ni gà .............................................

73

Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá của hộ chăn nuôi gà về hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi gà ........

74

Bảng 4.18. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất/tăng trọng của đàn gà tại các hộ gia
đình (n=60)...................................................................................................

vi


78


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm gà trong các hộ đình tại huyện Yên Thế......................45

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thu Huyền
Tên luận văn: Phát triển chăn ni gà trong hộ gia đình theo hướng bền vững tại huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu chung là: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển chăn nuôi gà trong các hộ gia đình theo hướng bền vững tại huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang. Đề tài nghiên cứu các mục tiêu cụ thể sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chăn ni gà
trong các hộ gia đình.
Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hướng đến phát triển chăn ni gà trong
các hộ gia đình theo hướng bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi gà trong các hộ gia
đình theo hướng bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
2.


Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu được căn cứ vào việc phân chia khu vực sản
xuất của huyện, căn cứ vào số liệu tổng đàn gà tại các xã, cơ cấu đàn gà của huyện cùng
với việc tham khảo ý kiến chuyên gia của các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực chăn
nuôi, đề tài lựa chọn 01 xã làm đại diện là xã Xuân Lương làm điểm nghiên cứu.
Về phương pháp thu thập thơng tin gồm có: thơng tin thứ cấp được thu thập từ các
số liệu tổng hợp số liệu trên báo cáo, số liệu thống kê, sách báo, tạp chí, các luận văn,và
các văn bản có liên quan... với phương pháp thu thập tìm, đọc, phân tích, tóm tắt và trích
dẫn.
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập thông qua nguồn thông tin được thu thập
qua phiếu điều tra hộ nông dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng bảng câu
hỏi bao gồm: 60 hộ nông dân chăn nuôi gà theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ở xã
Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Các dữ liệu thu thập được kiểm tra, hiệu chỉnh và hệ thống hoá theo các nội dung
nghiên cứu. Phương pháp phân tổ được sử dụng để tổng hợp các dữ liệu theo từng nội
dung, các phương thức phân tổ chủ yếu là: Quy mô chăn nuôi (vừa, nhỏ); theo hướng
sản xuất, kinh doanh (hộ thuần nông, hộ kiêm ngành nghề).

viii


Hệ thống các chỉ tiêu phân tích bao gồm: Số con chăn ni bình qn/lứa; Số con
xuất chuồng bình qn/lứa; Số lứa chăn ni bình qn/năm; Số ngày chăn ni bình quân
1 lứa; Khối lượng bình quân 1con xuất chuồng; Số con xuất chuồng bình quân 1 năm/hộ;
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân 1 năm/hộ; Giá trị sản xuất; Tổng chi phí; Chi phí
trung gian; Giá trị gia tăng; Thu nhập hỗn hợp; Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian; Hiệu
quả sử dụng tổng chi phí; Hiệu quả sử dụng lao động; Giá trị gia tăng/1 ngày lao động gia
đình; Thu nhập hỗn hợp/1 ngày lao động gia đình; Lợi nhuận/1 ngày lao động gia đình.

3. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình theo hướng bền
vững với các nội dung sau: Phát triển quy mô chăn nuôi gà phù hợp trong hộ gia đình;
Phát triển chăn ni gà phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và
tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gà của hộ và địa phương như:
cung cấp giống; cung thức ăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ về thú y, dịch
vụ hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật. Từ đó nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
chăn ni gà trong hộ gia đình theo hướng bền vững làm cơ sở cho việc đưa ra các giải
pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà trong các hộ gia đình theo hướng bền vững.
4. Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về phát triển chăn nuôi
gà trong hộ gia đình theo hướng bền vững trong khu vực nơng thơn. Một hệ thống các
chỉ tiêu định tính và định lượng đã được luận văn đề cập nhằm giúp đánh giá chính xác
hơn về hoạt động phát triển chăn ni đàn gà trong các hộ gia đình. Luận văn cũng đã
đề cập đến thực tiễn trong chăn nuôi gà tại Việt Nam trong thời gian qua.
Trong những năm gần đây tại huyện Yên Thế, ngành chăn nuôi gia cầm chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong toàn ngành chăn nuôi. Năm 2016, chăn nuôi gia cầm chỉ
chiếm 34,10% nhưng đến năm 2018 đã chiếm tới 39,70% GTSX ngành chăn ni. Chăn
ni gia cầm đóng góp đáng kể trong nê kinh tế của huyện, trong ngành chăn nuôi gia
cầm phải kể đến chăn ni gà trong các hộ gia đình, chăn nuôi gà luôn chiếm trên 93%
trong tổng đàn gia cầm của huyện. Chăn nuôi gà đã trở thành nghề cho thu nhập ổn định
từ 50-100 triệu đồng/hộ/năm. Năm thuận lợi có thể đạt 150 - 200 triệu đồng/hộ/năm.
Số con chăn ni bình qn/lứa của 60 hộ điều tra là 595 con trong đó nhóm hộ
chăn ni với quy mơ vừa là 812,24 con, quy mô nhỏ là 445,07 con, hộ thuần nơng bình
qn/lứa ni là 675,71 cịn và hộ kiêm ngành nghề là 561,76 con. Sản lượng thịt hơi
xuất chuồng bình qn/lứa của các nhóm hộ chăn ni là 1.428 kg. Đối với quy mô nhỏ
là 1.068,24 kg, hộ chăn nuôi quy mô vừa và 1.949,28 kg. Hộ thuần nơng là 1.621,68 kg
và hộ kiêm ngành nghề là 1.348,22.
Bình qn cho tổng chi phí 1 hộ chăn ni gà là 90.178,02 đồng/1 con gà xuất bán
2,4 kg, trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ lệ 58,49% và cơng lao động gia đình chiếm


ix


tỷ lệ 40,61%. Ở nhóm hộ chăn ni với quy mơ nhỏ có tổng chi phí là 118.835,22 đồng,
trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ lệ 51,68% tương ứng với số tiền là 61.414,76 đồng,
hộ chăn nuôi với quy mơ vừa có chi phí bình qn là 72.500,35 đồng và chí phí trung
gian chiếm tỷ lệ 65,37%. Tổng chi phí bình qn cho chăn ni gà của nhóm hộ thuần
nông là 85.920,57 đồng/1 con gà xuất bán 2,4 kg, trong đó chi phí trung gian là
51.539,34 đồng (chiếm 59,98%); của nhóm hộ kiêm ngành nghề chi phí cho chăn ni
gà là 92.328,39 đồng và chi phí trung gian là 53.349,21 đồng (chiếm 57,78%).
Giá trị sản xuất bình quân của 1 con gà thịt xuất bán 2,4 kg là 93.525,05 đồng cho
giá trị gia tăng là 40.783,17 đồng và lợi nhuận đạt 3.347,03 đồng. Giá trị sản xuất của hộ
chăn nuôi với quy mô nhỏ là 124.555,69 đồng; quy mô vừa là 74.383,29 đồng. Đối với
hộ chăn nuôi quy mô vừa giá trị gia tăng là 61.414,76 đồng, thu nhập hỗn hợp đạt
61.915,41 đồng cho lợi nhuận đạt 5.720,47 đồng. Đối với hộ chăn nuôi quy mô vừa giá
trị gia tăng là 26.436,65 đồng, thu nhập hỗn hợp đạt 26.436,65 đồng cho lợi nhuận đạt
1.882,94 đồng. Đối với các hộ chăn nuôi theo hướng sản xuất, kinh doanh, hộ thuần
nông là 111.323,78 đồng; của nhóm hộ kiêm ngành nghề là 84.534,08 đồng. Giá trị gia
tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận của nhóm hộ thuần nơng lần lượt là 59.784,44
đồng; 59.118,64 đồng; 25.403,21 nghìn đồng; hộ kiêm ngành nghề là 31.185,87 đồng;
30.301,93 đồng và không cho lợi nhuận (âm 7.793,31 đồng).
Phần lớn sản phẩm gà thịt được tiêu thụ dưới dạng sống qua các thương lái địa
phương và thương lái ở địa phương khác. Sản lượng gà thịt được tiêu thụ qua kênh này
chiếm khoảng 85% tổng sản lượng gà. Số còn lại được bán ở các chợ tại địa phương,
người giết mổ gia cầm nhỏ lẻ và tiêu thụ tại địa phương.
Giống gà nuôi tại các hộ chủ yếu là các giống gà ta (gà địa phương) và các giống
gà lai giữa giống gà địa phương và một số giống như Lương Phượng, Tam Hoàng
(người dân hay gọi là gà “pha lai”). Bình qn qn có 42,38% các hộ nuôi sử dụng
giống gà ta và 57,62% hộ nuôi sử dụng giống gà lai (pha lai).
Với việc phân tích thực trạng về phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình theo

hướng bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, luận văn đã đưa ra nhóm giải pháp
nhằm phát triển chăn ni gà trong các hộ gia đình theo hướng bền vững như sau: (1)
Nâng cao chất lượng con giống; (2) Nâng cao chất lượng thức ăn; (3) Phịng trừ dịch
bệnh trong chăn ni gà; (4) Nâng cao trình độ kỹ thuật của hộ chăn ni gà; (5) Phát
triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; (6) Có các chính sách hỗ trợ phát triển chăn ni gà
và (7) Tăng cường liên kết và hài hịa lợi chính giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
sản phẩm trong chăn nuôi gà.
.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thu Huyen
Thesis’s Title: Sustainable Developments in Chicken Farming in the Households of
Yen The, Bac Giang
Department: Business Management

Code: 8340301

School: Vietnam National University of Agriculture
1. Background
The main goal of the this thesis is to investigate, evaluate and analyse the current
situation in sustainable chicken farming, while seeking to find the solutions to enhance
and improve these developments in the households of Yen The, Bac Giang. The detailed
objectives of this thesis are as follow:
Systematising the theoretical and practical bases of sustainable developments
in chicken farming in households.
Analysing the current situation as well as the elements that impact sustainable
developments in chicken farming in the households of Yen The, Bac Giang.

Proposing a number of solutions in order to improve and further develop
sustainable chicken farming in Yen The, Bac Giang.
2.

Methodology
The method to select the research site was based on the way production areas are
divided in the district of Yen The, the number of flocks of chickens in each commune as
well as their structures, and the advice received from the experts in the area of farming. The
thesis henceforth decided to choose the commune Xuan Luong as the site for investigation.
The methods to collect data are firstly secondary sources including figures from
reports, reported statistics, journals and articles, magazines, previous theses, and related
documents. Secondly, the research constructed primary sources that include data collected
from surveys in farming households. These surveys were carried out by in-person
interviews with 60 households (randomly selected) in Xuan Luong, Yen The, Bac Giang.

The data were then examined, registered and systemised according to the thesis’
goals and content. The method of division was employed to summarise data according
to each category. These include the scale of farming (medium or small), direction of
production, and type of business (pure farming or farming with other jobs).
The system of analysing criteria includes: number of farmed chickens on average
per generation, number of sold chickens on average per generation, number of
generations on average per year, number of days of farming on average per generation,

xi


average weight of a sold chicken, number of sold chickens on average in a year per
household, quantity of sold meat on average in a year per household, value of
production, total expenses, total medium expenses, value of increase, mixed income,
effectiveness of using medium expenses, effectiveness of using total expenses,

effectiveness of using labour, value of increase per day of family labour, mixed income
per day of family labour, profit per day of family labour.
3. The Research
Following aspects on how chicken can be sustainably raised at household level will be
studied: Appropriate raising scale at the household level; Raising in accordance with
households' business plan and production organization, in accordance with local conditions
such as breeding supply, input (animal feed) supply, consumption markets, veterinary
services, credit services, technical assistance. From studying mentioned above factors,
solutions on how to raise chicken sustainably at household level will be proposed.

4. Main Results and Conclusion
The thesis has analysed and clarified the primary points in sustainable
developments in chicken farming in the countryside. A system with quantitative and
qualitative criteria has been utilised in order to more accurately evaluate the activities of
chicken farming in households. The thesis has also mentioned the current situation in
chicken farming in Vietnam.
In recent years in the district of Yen The, chicken farming has made up larger and
larger a proportion in the whole farming industry. In 2016, chicken farming only
occupied 34.10% but in 2018 it has occupied 39.70% of the value of production in the
industry. Chicken farming contributes significantly to the economy of the district, and in
this type of farming, households’ chicken farming accounts for 93% of the number of
chickens in the district. The practice has also become a stable job that brings about from
50 to 100 millions dong per household per year. In a profitable year, this amount could
get up to 150 to 200 millions dong per household per year.
The average number of livestock raising per litter of 60 surveyed households is
595, of which the medium scale households raise 812.24 heads/litter, small scale
households raise 445.07 heads/litter, the farmer households raise 675.71 heads per litter
and farmer cum occupation households raise 561.76 head/litter. The average output of
live weight meat/litter of farmers is 1,428 kg, the small scale households is 1,068.24 kg,
the medium-scale households is 1,949.28 kg; the farmer household is 1,621.68 kg and

the household cum occupation is 1,348.22.
The average cost for a chicken raising is VND 90,178.02/1 sold chicken of 2.4 kg,
of which intermediate costs accounted for 58.49% and household labor accounted for
40.61%. In the group of small-scale households, the total cost is VND 118,835.22, of

xii


which intermediary costs accounted for 51.68%, equivalent to the amount of VND
61,414.76, medium- scale households. The average cost is VND 72,500.35 and
intermediate cost accounts for 65.37%. The average of total cost for raising chickens of
the farming households is 85,920.57 VND/1 sold chicken of 2.4 kg, of which
intermediary costs is 51,539.34 VND (accounting for 59.98%); cost of chicken raising
of the farmer household cum other occupation group is VND 92,328.39 and the
intermediary cost is VND 53,349.21 (accounting for 57.78%).
The average production value of a sold chicken of 2.4 kgs is VND 93,525.05 for
added value of VND 40,783.17 and profit of VND 3,347.03. The production value of
small-scale house holds is 124,555.69 VND; medium scale households is VND
74,383.29. For medium-scale households, the value added is VND 61,414.76, the
combined households is VND 61,915.41 and the profit is VND 5,720.47. For mediumscale households, the value added is VND 26,436.65, the combined households is VND
26,436.65 and the profit is VND 1,882.94. For households who raise animal towards
production, business, purely agricultural production, the production value is VND
111,323.78; The group of household cum industry is VND 84,534.08. The added value,
mixed income and profit of the purely agricultural households are VND 59,784.44;
VND 59,118.64; VND 25,403.21; household cum industry is VND 31,185.87; VND
30,301.93 and no profit (minus VND 7,793.31) respectively.
Most broiler products are consumed as raw material through local traders and
other local traders. Broiler production consumed through this channel accounts for about
85% of total chicken production. The remainder is sold at local markets, small poultry
slaughterers and local consumption

Chicken breeds raised at households are mainly domestic chicken breeds (local
chicken) and hybrid of local chicken breeds and some breeds like Luong Phuong and
Tam Hoang (people often called "mixed" chicken). On average, 42.38% of households
raise local chicken breeds and 57.62% of households raise hybrid chicken (mixed).
With the analysis of the current situation of sustainable development of chicken
raising household in Yen The district, Bac Giang province, the thesis has proposed a group
of solutions to develop chicken farming in households towards Sustainable as follows: (1)
Improve breed quality; (2) Improve feed quality; (3) Disease prevention in chicken farming;
(4)
Improve the technical level of chicken raising households; (5) Developing product
consumption markets; (6) Issue policies to support chicken development and (7) Strengthen
linkages and harmonize key benefits among actors in the chicken product value chain.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni gà nói riêng ở nước ta đã tồn tại từ rất lâu đời và có những đóng
góp quan trọng trong nguồn thu của các hộ gia đình. Từ hình thức chăn nuôi nhỏ
lẻ chủ yếu phục vụ cho mục đích tự cung, tự cấp của hộ gia đình, đến nay đã từng
bước chuyển dần sang hình thức chăn ni tập trung, với quy mô trang trại, gia
trại, sản xuất theo hướng hàng hóa và bền vững.
Chăn ni gà trong hộ gia đình có vai trị rất quan trọng và cần thiết không
những tạo ra nguồn thu nhập cho hộ gia đình mà cịn góp phần trong cơng cuộc
xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển
kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gà hiện đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức như: ảnh hưởng từ mơi trường do biến đối khí hậu,
dịch bệnh, giá các các yếu tố đầu vào luôn biến động, thị trường tiêu thụ không

ổn định do sản lượng nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm luôn tăng... Ngành chăn
nuôi gà không chỉ phải đáp ứng tốt như cầu ngày càng cao và khắt khe của người
tiêu dùng mà có hướng đến sự phát triển lâu dài và ổn định, bảo vệ môi trường.
Để giải quyết những vấn đề này, khơng cịn con đường nào khác là ngành chăn
nuôi gà phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành,
nâng cao khả năng cạnh tranh bằng nhiều cách trong đó phát triển chăn ni gà
theo hướng bền vững là một yêu cầu quan trọng cần được thực hiện.
Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là một trong những huyện miền núi của
tỉnh Bắc Giang. Với đặc điểm về đất đai rất đa dạng và trên 50% diện tích đất tự
nhiên là đất lâm nghiệp, vườn đồi và vườn rừng có tiềm năng và điều kiện thuận
lợi để phát triển đàn gà trong các hộ gia đình theo hướng bền vững. Phát huy lợi
thế tự nhiên, Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo xây dựng nhiều chương trình phát
triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2015- 2020, trong đó đặc biệt quan tâm
đến chương trình: “Nâng cao chất lượng sản xuất nơng - lâm nghiệp hàng hóa
giai đoạn 2015 - 2020”. Người dân nơi đây có nghề truyền thống chăn nuôi gà thả
đồi nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, đến nay cùng với sự phát triển của kỹ
thuật, công nghệ chăn nuôi và nhu cầu tiêu dùng của xã hội thì ngành chăn ni
gà trên địa bàn huyện đã không ngừng phát triển. Đến nay, huyện Yên Thế đã trở

1


thành địa phương có tổng đàn gà lớn nhất miền Bắc, với rất nhiều hộ chăn nuôi
gà quy mô vừa và quy mô lớn với nhiều lứa/năm. Sự phát triển chăn ni gà tại
huyện khơng những góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho Yên Thế trở
thành vùng chăn nuôi gà với nhiều quy mô chăn nuôi, mang đặc điểm của sản
xuất hàng hóa. Ngày 18/08/2011 Cục sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số
28127/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gà đồi Yên
Thế. Đây là tiền đề để ngành chăn nuôi gà trong các hộ gia đình tại huyện phát
triển theo hướng bền vững.

Bên cạnh sự tăng lên về số lượng, chất lượng đàn gà thịt cũng được nâng
lên nhờ cải thiện hình thức ni và chất lượng con giống cũng như sử dụng các
yếu tố đầu vào như thức ăn, thuốc thú y, phòng trừ dịch bệnh... Năm 2017, tổng
đàn gà của huyện là 4 triệu con. Chăn nuôi gà trong các hộ đình đã trở thành một
nghề cho thu nhập ổn định từ 50 - 100 triệu đồng/năm; một số hộ chăn nuôi thuận
lợi đã thu về 150 - 200 triệu đồng/năm. Qua đó, đã góp phần tạo thêm việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo trên địa
bàn huyện (Thống kê huyện n Thế, 2017).
Chăn ni gà đã góp phần đáng kể vào tạo việc làm và tăng thu nhập cho hộ
gia đình và nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gà
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương, cịn rất
nhiều khó khăn và bất cập dẫn tới hiệu quả kinh tế (HQKT) chưa cao và phát
triển không bền vững, chưa tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho hộ gia
đình trong đó có việc lựa chọn hình thức ni, quy mơ ni, giống gà ni, thời
gian nuôi... như thế nào để phát triển đàn gà tại các hộ chăn nuôi đạt HQKT cao
nhất và bền vững.
Xuất phát từ yêu cầu trên nhằm phát triển đàn gà trong các hộ gia đình theo
hướng bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình theo hướng bền
vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” làm luận văn thạc sỹ có ý nghĩa trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà

2


trong các hộ gia đình theo hướng bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chăn nuôi
gà trong các hộ gia đình.
Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn ni gà
trong các hộ gia đình theo hướng bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn ni gà trong các
hộ gia đình theo hướng bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển chăn ni gà trong các hộ gia đình theo hướng bền vững tại
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Hiệu quả kinh tế, xã hội trong phát triển chăn nuôi gà tại các hộ gia đình
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Phát triển chăn ni gà trong hộ gia đình theo hướng
bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 06/2018
đến tháng 12/2018. Luận văn chủ yếu tập trung phân tích kết quả, hiệu quả kinh
tế, xã hội trong các hộ chăn nuôi gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang theo
hướng bền vững trong giai đoạn 2016 - 2018.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Phát triển
Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển: phát triển là quá
trình là tăng thêm năng lực của con người hoặc môi trường để đáp ứng nhu cầu
của con người hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Sản phẩm của sự

phát triển là con người được khỏe mạnh, được chăm sóc sức khỏe tốt, có nhà ở và
tiện nghi sinh hoạt, được tham gia vào hoạt động sản xuất theo chuyên môn đào
tạo và được hưởng thụ các thành qủa của quá trình phát triển. Như vậy phát triển
không chỉ bao hàm việc khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên, xây dựng cơ
sở hạ tầng, mua và bán sản phẩm mà còn bao gồm các hoạt động khơng kém
phần quan trọng như chăm sóc sức khỏe, an ninh xã hội, đặc biệt là an ninh con
người, bản tồn thiên nhiên,… phát triển là một tổ hợp các hoạt động, một số mục
tiêu xã hội, một số mục tiêu kinh tế, dựa trên tài nguyên thiên nhiên, vật chất, trí
tuệ nhằm phát huy hết khả năng của con người, được hưởng một cuộc sống tốt
đẹp hơn (Nguyễn Văn Luận, 2010).
Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu trung lại các ý kiến đều
cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần,
phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng
cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dân
của mọi người dân.
Khái niệm về phát triển bền vững đã được Ủy ban môi trường và phát triển
thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu
của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp
ứng nhu cầu của họ”. Phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh
tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giàu mơi trường sinh thái.
Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho
thế hệ mai sau.
Theo chúng tôi, khái niệm về phát triển bền vững của Ủy ban môi trường
thế giới là đầy đủ. Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải đặc biệt chú
ý đến tính bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn định.

4




×