Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than từ thị trường australia của công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỒN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN TỪ THỊ TRƯỜNG
AUTRALIA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THAN - VINACOMIN

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện:

THS. TRƯƠNG QUANG MINH

LÂM THỊ QUỲNH ANH
Lớp: K54E4
Mã sinh viên: 18D130211

HÀ NỘI- 2022

HÀ NÔI – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận này là
hồn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn
và thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả khóa luận


Sinh viên


LỜI CẢM ƠN
Nhờ có những kiến thức bổ ích em được học từ thầy cô trường Đại học Thương
Mại và sự cố gắng của bản thân em, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề
tài “Hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than từ thị trường Australia của
công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – Vinacomin”. Em đã nhận được sự giúp đỡ rất

tận tình tâm huyết của các thầy cơ trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp nói
riêng và trong cả quá trình học tập dưới mái trường Đại học Thương Mại nói
chung. Em xin chân thành cảm ơn thầy cơ!
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, ThS. Trương Quang Minh đã
hướng dẫn chúng em rất tận tình và đưa ra những góp ý giúp em hồn thành bài
khóa luận này một cách tốt nhất.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu than - Vinacomin đã cho em cơ hội học hỏi và tìm hiểu thực tế.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản
thân em còn hạn chế nên mặc dù đã rất cố gắng để hồn thành nhưng khóa luận này
khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em rất mong nhận được những nhận xét,
đóng góp từ phía thầy cơ để em có thể hồn thiện hơn bài khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................. 2
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................................... 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................... 7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN TỪ THỊ
TRƯỜNG AUSTRALIA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THAN - VINACOMIN......................................... 8

1.1

Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 8

1.2

Tổng quan đề tài ............................................................................................................... 8

1.3

Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................................... 9

1.4

Đối tượng nghiên cứu đề tài ............................................................................................. 9

1.5

Phạm vi nghiên cứu đề tài............................................................................................... 10

1.6

Phương pháp nghiên cứu đề tài...................................................................................... 10

1.7

Kết cấu của khóa luận ..................................................................................................... 10

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU .......................... 11
2.1 Nhập khẩu hàng hóa và hợp đồng thương mại quốc tế ....................................................... 11

2.1.1 Nhập khẩu hàng hóa ....................................................................................................... 11
2.1.2 Hợp đồng TMQT ............................................................................................................. 12
2.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa............................................................. 13
B1: Xin giấy phép nhập khẩu ................................................................................................... 13
B2. Thuê phương tiện vận tải .................................................................................................. 14
B3: Mua bảo hiểm cho hàng hóa ............................................................................................. 14
B4: Làm thủ tục hải quan ......................................................................................................... 15
B5: Tổ chức giao nhận với phương tiện vận tải....................................................................... 15
B6: Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu ........................................................................................... 15
B7: Thanh tốn hàng hóa nhập khẩu....................................................................................... 16
B8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) ......................................................................... 16
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ................................. 16
2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................................................ 16
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................................. 17
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN SANG THỊ
TRƯỜNG AUSTRALIA CỦA CÔNG TY XNK THAN - VINACOMIN....................................................... 19
3.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty XNK than – Vinacomin giai đoạn 2019 –
2021 ............................................................................................................................................ 19
3.1.1 Giới thiệu về công ty XNK than – Vinacomin .................................................................. 19
3.1.2 Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty XNK than – Vinacomin giai đoạn 2019 – 2021 21


3.2 Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than từ thị trường Australia của công
ty XNK than – Vinacomin............................................................................................................. 24
B1: Xin giấy phép nhập khẩu ................................................................................................... 24
B2. Mở L/C ............................................................................................................................... 24
B3. Thuê phương tiện vận tải .................................................................................................. 24
B4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa ............................................................................................. 25
B5. Làm thủ tục hải quan hàng nhập ....................................................................................... 25
B6. Tổ chức giao nhận hàng hóa ............................................................................................. 26

B7. Làm thủ tục thanh toán ..................................................................................................... 27
B8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ....................................................................................... 27
3.3 Đánh giá hiệu quả quy trình nhập khẩu than của công ty từ thị trường Australia. .............. 28
3.3.1 Những kết quả đạt được ................................................................................................ 28
3.3.2 Những vấn đề cịn tồn tại và ngun nhân .................................................................... 29
Chương 4: HỒN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN TẠI CÔNG TY XNK
THAN – VINACOMIN........................................................................................................................ 32
4.1. Định hướng hoạt động nhập khẩu than từ thị trường Australia trong thời gian tới ........... 32
4.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu .......................... 32
4.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ...................................................... 34
LỜI KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 39


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

SỐ BẢNG

TÊN BẢNG

Bảng 3.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2020

Bảng 3.2

Tình hình hoạt động thương mại quốc tế của cơng ty giai đoạn 2018 - 2020

Bảng 3.3


Tình hình hoạt động nhập khẩu than của công ty từ thị trường Australia giai
đoạn 2019 – 2021

SỐ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1

TÊN BIỂU ĐỒ
Biểu đồ tỷ lệ nhập khẩu than năm 2019 – 2021


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

NK

Nhập khẩu

CP

Cổ phần

VN

Việt Nam


TMQT

Thương mại quốc tế

BGĐ

Ban giám đốc

XNK

Xuất nhập khẩu

TKV

Tập đồn Cơng nghiệp Than Khống sản Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng



Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU THAN TỪ THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK
THAN - VINACOMIN
1.1 Lý do chọn đề tài
Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Australia lần đầu tiên
vượt ngưỡng 12,4 tỷ USD, tăng 49,45% so với năm 2020.
Những con số nêu trên ghi nhận dấu mốc mới tích cực trong mối quan hệ kinh tế thương mại của hai quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam và Australia vừa hoàn
tất ký kết Chiến lược Tăng cường Gắn kết Kinh tế, nhằm hỗ trợ tham vọng chung là đưa
hai nước trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhau và tăng gấp đôi đầu tư hai chiều.
Bước sang năm 2022, triển vọng giao thương giữa Việt Nam và Australia là rất lớn.
Hiện hai nước đều là thành viên của Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái
Bình Dương (CPTPP), và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một
thỏa thuận thương mại thế hệ mới bao trùm và cởi mở. Bên cạnh đó, Việt Nam và
Australia cũng đã hoàn tất ký kết Chiến lược Tăng cường Gắn kết Kinh tế hai bên và sẽ
triển khai ngay trong năm nay. Chiến lược này dự kiến đặt ra một lộ trình tăng cường các
cơ hội thương mại và đầu tư, củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước.
Australia là một trong những nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới. Australia cũng là
một nguồn cung than lớn trong việc nhập khẩu than để phục vụ công nghiệp Việt Nam,
đồng thời là đối tác quan trọng của công ty xuất nhập khẩu than - Vinacomin. Do đó, em
xin lựa chọn đề tài: “Hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than từ thị
trường Australia của công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – Vinacomin”
1.2 Tổng quan đề tài
Bài luận của em về đề tài “Hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than từ
thị trường Australia của công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – Vinacomin” có nội dung
chủ yếu xoay quanh việc nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than gồm 7
bước của công ty từ thị trường Australia. Thông qua việc nghiên cứu kỹ lưỡng từ cơ sở số
liệu và sự tìm hiểu thực tế tình hình nhập khẩu than, em nhận thấy những thành công nhất
định của công ty và bên cạnh đó cịn một số vấn đề khó khăn cịn tồn tại. Từ đó em tìm
hiểu các ngun nhân gây nên những vấn đề trên và đề xuất các phương hướng giải quyết

vấn đề đối với phía cơng ty và một số kiến nghị để giảm bớt khó khăn trong quy trình
nhập khẩu than đối với các cơ quan nhà nước. Bài luận của em có tham khảo và học hỏi từ
đề tài tương tự của các bạn, các anh chị sinh viên khóa trước:


-

“Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các vật liệu hàn từ thị trường

Trung Quốc của Công ty Cổ phần Kim Tín Hà Nội” – Sinh viên Huỳnh Thị Phượng,
K54E, Trường Đại học Thương Mại.
-

“Hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại cơng ty TNHÀNG HĨA dịch vụ và

thương mại Thuận Hào” – Sinh viên Nguyễn Thúy Hồng Ngọc Hoa, Trường Đại học
Công nghệ TP.HCM.
-

“Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng vật tư tiếp địa tại thị

trường Ấn Độ tại Công ty Cổ Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Thành Đông”- Sinh viên Vũ
Thị Mai Huê, K54E, Trường Đại học Thương Mại.
-

“Hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ

phần Dược & Vật tư thú y HANVET”- Sinh viên Trần Thị Ái Liên, trường Đại học
Thương Mại.
-


“Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng

gốm sứ mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm-TOCONTAP HANOI” Sinh viên
Nguyễn Duy Quân, K37E, trường Đại học Thương Mại
Những đề tài trên nhìn chung khá đầy đủ nội dung với bố cục chặt chẽ, nội dung chi
tiết, nêu được những nội dung cơ bản như: tổng quan đề tài, cơ sở lý luận, thực trạng và
giải pháp. Tuy vậy có một số tài liệu chưa phân tích kỹ phần thực trạng quy trình, có thể là
do khó khăn trong việc tìm số liệu. Đây là điều em cố gắng khắc phục khi thực hiên đề tài
của mình. Các đề tài trên đều nói về “quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu” nhưng tại
các doanh nghiệp khác nhau và mặt hàng khác nhau. Do đó đề tài của em: “Hồn thiện
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than từ thị trường Australia của công ty cổ phần
xuất nhập khẩu than – Vinacomin” là không trùng lặp.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của cơng ty
dựa vào các kiến thức đã học, bài khóa luận hướng tới những vấn đề sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất nhập khẩu nói chung và hồn thiện quy trình

thực hiện hợp đồng nhập khẩu nói riêng.
-

Khảo sát thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than từ thị trường

Australia tại công ty cổ phần XNK than – Vinacomin.
-

Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng


nhập khẩu than từ thị trường Australia tại công ty cổ phần XNK than – Vinacomin.
1.4 Đối tượng nghiên cứu đề tài


Đối tượng nghiên cứu là quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than từ thị trường
Australia tại công ty cổ phần XNK than – Vinacomin.
1.5 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Không gian: công ty XNK than – Vinacomin
Thời gian: 3 năm gần nhất: 2019 – 2021
1.6 Phương pháp nghiên cứu đề tài
-

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: qua sự liên hệ trực tiếp với nhân viên của

công ty cổ phần XNK than – Vinacomin
-

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu từ báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh của Công ty từ năm 2019 – 2021; tìm tịi các thơng liên quan tới tình
hình nhập khẩu than của nước ta những năm gần đây; Từ trang website của Công ty và các
bài viết về Công ty…
-

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương

pháp dự đốn, phương pháp đánh giá…
1.7 Kết cấu của khóa luận
Khóa luận có kết cấu gồm 4 phần:
Chương 1: tổng quan về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than từ thị trường

Australia của công ty cổ phần XNK than - Vinacomin
Chương 2: cơ sở lý luận về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Chương 3: thực trạng thực hiện quy trình hợp đồng nhập khẩu than sang thị trường
Australia của công ty cổ phần XNK than - Vinacomin
Chương 4: hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than tại công ty cổ phần
XNK than – Vinacomin


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU
2.1 Nhập khẩu hàng hóa và hợp đồng thương mại quốc tế
2.1.1 Nhập khẩu hàng hóa
- Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nhập khẩu hàng hóa
Luật Thương mại 2005 Điều 28 khoản 1 định nghĩa về nhập khẩu hàng hóa như sau:
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài
hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.
So với hoạt động kinh doanh, bn bán trong nước thì nhập khẩu được biết đến là lĩnh
vực khá phức tạp và có nhiều đặc điểm riêng biệt. Cụ thể, phải kể đến một số đặc điểm
như:
-

Nhập hàng hóa từ nước ngồi về chịu sự điều chỉnh của quy tắc, điều luật như điều

ước quốc tế và ngoại hương, tập quán Thương mại quốc tế, luật quốc gia tại các nước có
liên quan.
-

Phương thức giao dịch trên thị trường đa dạng, phong phú với nhiều hình thức như


giao dịch trực tiếp, giao dịch gián tiếp (qua trung gian), giao dịch tại hội chợ triển lãm.
-

Cho phép sử dụng đa dạng phương thức thanh tốn khi giao dịch như Thư tín dụng

(Letter of Credit – L/C), hàng đổi hàng, nhờ thu,…
-

Tiền tệ được sử dụng để thanh toán khi giao dịch là những ngoại tệ có sức chuyển

đổi cao như đồng Đơ la, đồng bảng Anh,…
-

Sử dụng nhiều điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau, nhưng phổ biến thường là

FOB, CIF,…
-

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế, có thủ tục

phức tạp và thời gian thực hiện lâu.
-

Những yếu tố cần khi kinh doanh nhập khẩu gồm trình độ quản lý, nghiệp vụ

Ngoại thương, kiến thức kinh doanh, sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin.
-

Hoạt động nhập hàng từ nước ngồi về ln tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, để để


phịng rủi ro cần mua bảo hiểm phù hợp cho hàng hóa.
Bên cạnh xuất khẩu thì nhập khẩu là “nửa cịn lại” giúp cấu thành lên hoạt động Ngoại
thương. Do đó, hoạt động này có vai trị vơ cùng quan trọng đối với nền kinh tế một nước
nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Một số vai trị có thể kể đến như:
-

Giúp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước của người dân: Nhập hàng từ nước

ngồi về góp phần giải quyết vấn đề về khan hiếm nguồn hàng trong nước. Trong trường


hợp, quốc gia đó khơng thể sản xuất hoặc sản xuất được nhưng khơng đủ nguồn cung cho
người dân thì nhập hàng từ bên ngoài vào là cách tối ưu nhất. Bởi, nó vừa đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, vừa đảm bảo cân đối nền kinh tế và phát
triển bền vững.
-

Giúp thị trường hàng hóa đa dạng, nhộn nhịp hơn: Việc nhập khẩu hàng từ bên

ngoài vào thị trường trong nước giúp đa dạng nguồn cung cho người dân lựa chọn. Dựa
vào nhu cầu thực tế, họ có thể so sánh từng sản phẩm để chọn được cho mình mặt hàng
phù hợp nhất với mức sống của mình.
-

Xóa bỏ tình trạng độc quyền hàng hóa: Cùng một sản phẩm, nhưng lại có nhiều

thương hiệu đến từ nhiều quốc gia cùng “có mặt” trên thị trường giúp xóa bỏ tình trạng
độc quyền, tự cung tự cấp như trước đây. Thay vào đó là một thị trường năng động, nhiều
cơ hội để hợp tác và phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
-


Tạo “cú hích” giúp doanh nghiệp trong nước “chuyển mình”: Hàng hóa được nhập

về nhiều giúp người dân có nhiều sự lựa chọn, nhưng lại “vơ hình” tạo ra sự cạnh tranh
với doanh nghiệp trong nước. Đứng trước tình hình đó, doanh nghiệp buộc phải cập nhật
cái mới, tìm tịi, cải tiến chất lượng sản phẩm để giữ chân khách hàng.
-

Cải thiện trình độ sản xuất giữa các quốc gia: Quá trình chuyển giao cơng nghệ

giúp nhiều quốc gia có cơ hội tiếp xúc với cái mới. Nhờ đó, trình độ sản xuất giữa các
quốc gia dần đưa về mức cân bằng và không tốn quá nhiều thời gian để thay đổi.
-

Giúp thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị cũng như chất lượng sản phẩm. Đồng

thời, tăng độ uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.
2.1.2 Hợp đồng TMQT
Khái niệm hợp đồng TMQT
Hợp đồng TMQT là sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ sở kinh
doanh ở các quốc gia khác nhau
Bản chất và vai trò của hợp đồng TMQT
Bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng hoá và dịch
vụ, là sự thoả thuận của các bên ký kết hợp đồng. Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ý
chí thực sự thoả thuận khơng được cưỡng bức, ép buộc, lừa dối lẫn nhau và có những
nhầm lẫn không thể chấp nhận được. Hợp đồng TMQT giữ một vai trị quan trọng trong
kinh doanh TMQT, nó xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và
cam kết thực hiện các nội dung đó, nó xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên
trong quá trình giao dịch thương mại.
Nội dung cơ bản của hợp đồng TMQT



Phần trình bày chung bao gồm:
-

Số hiệu hợp đồng

-

Địa điểm và ngày tháng kí kết hợp đồng

-

Tên và địa chỉ của các bên tham gia kí kết hợp đồng

-

Các định nghĩa dùng trong hợp đồng

-

Cơ sở pháp lí để kí kết hợp đồng

Các điều khoản của hợp đồng:
-

Điều khoản về tên hàng (Commodity)

-


Điều khoản về chất lượng (Quality)

-

Điều khoản về số lượng (Quantity)

-

khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and Marking)

-

Điều khoản về giá cả (Price)

-

Điều khoản về thanh toán (Payment)

-

Điều khoản về giao hàng (Shipment/Delivery)

-

Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure/ Act of god)

-

Điều khoản khiếu nại (Claim)


-

Điều khoản bảo hành (Warranty)

-

Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)

-

Điều khoản trọng tài (Arbitration)

2.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
B1: Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu.
Vì vậy sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để
thực hiện hợp đồng đó. Ngày nay, trong xu hướng tự do hoá mậu dịch, nhiều nước giảm
bớt số mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Việc xin giấy phép nhập khẩu tuân theo các luật thương mại, luật thuế nhập khẩu và
các quy định của bộ, ban, ngành có liên quan để tiến hành xin giấy phép ở các cơ quan
như sau:
- Xin giấy phép nhập khẩu ở bộ thương mại cho những hàng hóa thuộc danh mục có
hạn ngạch, hàng hóa được miễn giảm bù trừ, trả nợ cấp chính phủ.
- Đối với những sản phẩm chuyên dùng như thuốc men, cây, con giống, sản phẩm ơ
nhiễm, hàng hố đã sử dụng phải xin giấy phép các bộ chuyên ngành như bộ y tế, bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn, bộ tài nguyên và môi trường… Những giấy phép này được
coi là giấy phép con và xu hướng nhà nước sẽ quy chuẩn giảm các giấy phép con.


B2. Thuê phương tiện vận tải

Khi hợp đồng ký kết với điều kiện giao hàng thuộc nhóm C và D thì người xuất khẩu
phải tiến hành thuê phương tiện vận tải. Khi điều kiện cơ sở giao hàng thuộc nhóm E và
nhóm F (EXW, FCA, FAS, FOB) thì người nhập khẩu phải tiến hành thuê phương tiện
vận tải. Thông thường hợp đồng đã quy định loại phương tiện. Khi đi thuê phương tiện
vận tải người thuê cần quyết định: loại phương tiện, hình thức thuê, thuê của hãng vận tải
nào, thời điểm thuê…
Những căn cứ thuê phương tiện vận tải: căn cứ vào hợp đồng TMQT, căn cứ vào khối
lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa, căn cứ vào điều kiện vận tải…
Việc thuê phương tiện vận tải ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giao hàng, đến sự an
tồn của hàng hóa, dễ xảy ra rủi ro và có liên quan tới nhiều nội dung khác trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Do vậy người th cần có sự nghiên cứu phân tích cẩn thận để đảm
bảo thực hiện tốt hợp đồng và tránh rủi ro.
B3: Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thường địi hỏi phải chuyển hàng đi xa,
trong những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hóa có thể bị hư hỏng mất mát trong
q trình vận chuyển. Do đó bảo hiểm là cần thiết để giảm bớt những rủi ro.
Với hợp đồng ký kết theo điều kiện CIF, CIP người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm
cho hàng hóa với mức tối thiểu (loại C). hợp đồng ký kết theo điều kiện nhóm E, F, C thì
tùy người nhập khẩu có quyết định mua bảo hiểm hay không và mua ở điều kiện nào. Hợp
đồng ký kết theo điều kiện nhóm D thì người xuất khẩu có quyền quyết định mua bảo
hiểm hay khơng và mua ở điều kiện nào.
Các căn cứ mua bảo hiểm cho hàng hóa: căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng, căn cứ
vào hàng hóa vận chuyển, căn cứ vào điều kiện vận chuyển.
Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp cần tiến hành theo các bước:
-

Xác định nhu cầu bảo hiểm: giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lơ hàng. Có ba

điều kiện bảo hiểm chính: điều kiện bảo hiểm A, điều kiện bảo hiểm B, điều kiện bảo
hiểm C

-

Xác định loại hình bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm chuyến hay hợp đồng bảo hiểm

-

Lựa chọn công ty bảo hiểm: thường các doanh nghiệp nên lựa chọn các cơng ty

bao
bảo hiểm có uy tín và có quan hệ thường xun, tỷ lệ phí bảo hiểm thấp và thuận tiện
trong quá trình giao dịch


-

Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảo hiểm

hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
B4: Làm thủ tục hải quan
Doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan.
Theo pháp luật VN thì mọi hàng hóa đi qua cửa khẩu VN đều phải làm thủ tục hải quan.
Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu:
-

Khai và nộp tờ khai hải quan: có hai hình thức khai hải quan nhưng hiện nay chủ

yếu là khai điện tử. Người khai hải quan sau khi khai cùng với các chứng từ sẽ tạo thành
hồ sơ hải quan. Hồ sơ nhập khẩu thường phức tạp hơn hồ sơ xuất khẩu. Hồ sơ hải quan
sau khi được tiếp nhận sẽ được hệ thống tự động phân luồng: luồng xanh, luồng vàng,
luồng đỏ.

-

Xuất trình hàng hóa: hồ sơ luồng đỏ phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

-

Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính: Sau khi kiểm tra hồ sơ đối với hàng

luồng xanh luồng vàng hay kiểm tra thực tế đối với hàng luồng đỏ, hải quan sẽ có quyết
định: Cho hàng qua biên giới; Cho hàng hóa qua biên giới có điều kiện như phải sửa chữa
khắc phục lại, phải nộp bổ sung thuế; hoặc không được phép nhập khẩu.
Nếu doanh nghiệp khơng nhất trí thì có thể u cầu xem xét lại, nếu hai bên khơng
thống nhất được thì doanh nghiệp có thể khiếu kiện theo trình tự của pháp luật.
B5: Tổ chức giao nhận với phương tiện vận tải
Để nhận hàng hố nhập khẩu từ nước ngồi về, đơn vị nhập khẩu phải làm các công
việc sau:
-

Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc giao hàng.

-

Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu từng quý,

từng năm, cơ cấu hàng hoá, lịch tàu, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận.
-

Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng (vận đơn, lệnh giao hàng...) nếu tàu

biển khơng giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải.

-

Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản (nếu cần) về hàng

hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận.
-

Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản

và vận chuyển hàng hố nhập khẩu.
-

Thơng báo cho đơn vị đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng hoá.

-

Chuyển hàng hoá về kho của doanh nghiệp hoặc giao trực tiếp cho các đơn vị đặt

hàng.
B6: Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu


Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải được kiểm tra. Mỗi cơ quan tiến hành kiểm
tra theo chức năng, quyền hạn của mình. Đơn vị nhập khẩu với tư cách là một bên đứng
tên trong vận đơn cũng phải kiểm tra hàng hoá và lập thư dự kháng nếu thấy nghi ngờ
hoặc thật sự hàng hố có tổn thất, thiếu hụt hoặc không đúng như hợp đồng.
B7: Thanh tốn hàng hóa nhập khẩu
Thanh tốn là khâu quan trọng trong thương mại quốc tế. Có nhiều phương thức thanh
tốn như: Thư tín dụng (L/C), phương thức nhờ thu, chuyển tiền...Việc thực hiện theo
phương thức nào phải quy định cụ thể trong hợp đồng.

-

Phương thức tín dụng chứng từ: người nhập khẩu tiến hành mở L/C và nộp tiền ký

quỹ ở ngân hàng. Nội dung đơn xin mở L/C cần chính xác, đúng mẫu đơn và phù hợp với
nội dung mình mong muốn. Sau khi L/C có hiệu lực, người xuất khẩu sẽ gửi hàng và bộ
chứng từ. Người nhập khẩu phải kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp thì người
nhập khẩu nhận chứng từ để thanh tốn và nhận hàng. Nếu khơng thì từ chối nhận chứng
từ.
-

Phương thức nhờ thu: sau khi nhận chứng từ ở ngân hàng thì doanh nghiệp nhập

khẩu phải kiểm tra kỹ chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp thì chấp nhận trả tiền (D/A) hoặc
trả tiền (D/P) để nhận chứng từ nhận hàng. Nếu chứng từ không phù hợp người nhập khẩu
có thể từ chối thanh tốn.
-

Phương thức chuyển tiền: người nhập khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ thì tiến

hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân
hàng chuyển tiền cho người xuất khẩu. Nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối nhận
chứng từ.
B8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập
khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ
thời hạn khiếu nại. Đối tượng khiếu nại có thể là bên bán, người vận tải, Cơng ty bảo
hiểm... tuỳ theo tính chất của tổn thất. Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và
bên bị khiếu nại có các cách giải quyết khác nhau. Nếu khơng tự giải quyết được thì làm
đơn kiện gửi trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế trong hợp đồng.

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính
Cần phải có một bộ máy quản lý, lãnh đạo hồn chỉnh, khơng thừa, khơng thiếu và tổ
chức phân cấp quản lý, phân công lao động trong mỗi doanh nghiệp sao cho phù hợp. Nếu


bộ máy cồng kềnh không cần thiết sẽ làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp khơng có
hiệu quả và ngược lại.
Nguồn tài chính
Nguồn tài chính là yếu tố quan trọng quyết định đén khả năng sản xuất kinh doanh,
cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mơ của doanh nghiệp. Khả năng tài chính
của doanh nghiệp gồm: vốn chủ sở hữu hay vốn tự có và các nguồn có thể huy động được.
Tài chính khơng chỉ gồm tài sản cố định và tà sản lưu động của doanh nghiệp mà còn bao
gồm các khoản vay, các khoản thu nhập sẽ có trong tương lai. Nếu thiếu nguồn tài chính
cần thiết, các doanh nghiệp có thể bị phá sản bất cứ lúc nào. Trong kinh doanh, tài chính
được coi là vũ khí sắc bén để chiếm lĩnh thị trường và thơn tính các đối thủ cạnh tranh.
Nhân tố về con người
Con người là trung tâm hoạt động xã hội và mọi hoạt động kinh doanh đều nhằm phục
vụ con người ngày một tốt hơn. Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì trước
hết phải chăm lo mội mặt đời sống cán bộ, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng nhằm
khuyến khích người lao động, đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố
hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Nhân tố tổ chức mạng lưới kinh doanh
Hiện nay các nhà kinh doanh ln tìm tịi mọi cái để mở rộng mạng lưới kinh doanh,
nhất là các thị trường lâu dài. Trong điều kiện thị trường kinh doanh luôn biến động như
hiện nay thì việc mở rộng mạng lưới kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị
trường, phát hiện nhu cầu và tăng khả năng phục vụ của doanh nghiệp trên thị trường.
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của ngân hàng.

Hoạt động nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến đối tác nước ngồi và ngoại tệ sử dụng
trong q trình thanh tốn. Vì vậy chính sách tỷ giá hối đối có tác dụng mạnh mẽ đến
hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Mọi việc thanh tốn và tính giá trong kinh doanh
nhập khẩu đều sử dụng đến ngoại tệ và tỷ giá hối đoái là cơ sở để so sánh giá cả của hàng
hoá trong nước và hàng hoá thế giới, đồng thời phục vụ cho sự lưu thông tiền tệ và hàng
hoá của các quốc gia. Sự biến động của tỷ giá hối đối có thể gây những biến động lớn
trong tỷ trọng hàng nhập khẩu.
Chế độ chính sách pháp luật trong nước và quốc tế
Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau
bởi vậy nó chịu tác động của chính sách luật pháp trong nước và những quy định luật pháp
quốc tế bởi chúng thể hiện ý trí của nhà nước và sự thống nhất chung của quốc tế.


Ngoài hệ thống luật pháp, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà chính phủ ban
hành các chính sách vĩ mô quản lý hoạt động nhập khẩu. Các chính sách này tác động trực
tiếp đến hoạt động nhập khẩu là việc dựng lên các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm
bảo vệ nền sản xuất có khả năng cạnh tranh kém trong nước như: hạn ngạch, giấy phép
nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng…
Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hoá quốc tế
Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế ảnh hưởng trực tiếp
đến nhập khẩu, chẳng hạn:
- Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ
tục giao nhận cũng như đảm bảo an tồn cho hàng hố được mua bán.
- Hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động ngân
hàng cho phép các nhà nhập khẩu thuận lơi trong việc thanh tốn, huy động vốn. Ngồi ra
ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán
qua ngân hàng.
- Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bán hàng hoá
quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại có
thể xảy ra đối với các nhà kinh doanh trong trường hợp xảy ra rủi ro.

Yếu tố thị trường trong nước và nước ngồi
Tình hình và sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài như sự thay đổi,
xu hướng thay đổi của giá cả, khả năng cung cấp, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến
động dung lượng của thị trường…. Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến hoạt động
nhập khẩu.


Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU THAN SANG THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA CỦA CÔNG TY XNK THAN VINACOMIN
3.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty XNK than – Vinacomin giai
đoạn 2019 – 2021
3.1.1 Giới thiệu về công ty XNK than – Vinacomin
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin (Coalimex) được thành lập ngày
1/1/1982, là đơn vị thành viên của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam
(TKV) và do Tập đoàn TKV giữ cổ phần chi phối. Với 35 năm kinh nghiệm trong hoạt
động
kinh doanh xuất nhập khẩu, thương hiệu Coalimex đã được khẳng định là thương hiệu đặc
biệt uy tín và tin cậy của các đối tác trong và ngồi nước. Cơng ty Coalimex được biết đến
như là Công ty xuất nhập khẩu than lâu đời và kinh nghiệm nhất của Việt Nam.
Tên giao dịch: công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – Vinacomin
Tên viết tắt: Coalimex
Vốn điều lệ: 110.000.000.000 đồng (bằng chữ: một trăm mười tỷ đồng)
Địa chỉ: số 47 Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, Hồn Kiếm, Hà Nội
Website: www.coalimex.vn
Q trình hình thành và phát triển
1982: Công ty thành lập với tên gọi Công ty Xuất nhập khẩu Than và cung ứng vật tư
(Coalimex) thuộc Bộ Mỏ và Than (nay là Bộ Công Thương) với nhiệm vụ chủ yếu là xuất
khẩu than, nhập khẩu vật tư – thiết bị và cung ứng hóa chất mỏ.
1995: Công ty trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam, nay là Tập đoàn TKV, với
nhiệm

vụ chủ yếu là xuất khẩu than, nhập khẩu vật tư – thiết bị và xuất khẩu lao động.
2005: Chuyển đổi sang công ty cổ phần. Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu Than Việt Nam (Coalimex) do Tập đoàn Than Việt Nam (nay là Tập đoàn
TKV)
giữ cổ phần chi phối. Hoạt động kinh doanh chính là: xuất khẩu than, nhập khẩu vật tư –
thiết bị, xuất khẩu lao động, đầu tư kinh doanh văn phòng cho thuê và kinh doanh tiền
chất
thuốc nổ.
2006: Xuất khẩu than đạt sản lượng cao kỷ lục 5,26 triệu tấn.
2007: Đổi tên thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – TKV (V-Coalimex).


2008: Bắt đầu khai thác cho thuê Tòa nhà 29-31 Đinh Bộ Lĩnh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
2010: Đổi tên thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin (Coalimex)
cho
đến ngày nay và vẫn do Tập đoàn TKV giữ cổ phẩn chi phối. Hoạt động kinh doanh chính
là: xuất nhập khẩu than,nhập khẩu vật tư – thiết bị, xuất khẩu lao động, đầu tư kinh doanh
văn phòng cho thuê.
2011: Tổng kim ngạch XNK đạt kỷ lục hơn 409 triệu đô la Mỹ. Nhập khẩu chuyến
than
đầu tiên từ Indonesia về cảng Gò Dầu, Đồng Nai.
2014: Bắt đầu khai thác cho th Tịa nhà 33 Tràng Thi, Hồn Kiếm, Hà Nội.
2016: Công ty niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng
khoán CLM. Bổ sung ngành nghề chế biến và kinh doanh than.
Lĩnh vực kinh doanh
Các lĩnh vực kinh doanh chính của Cơng ty: Xuất nhập khẩu – Chế biến - Kinh doanh
Than, Nhập khẩu vật tư thiết bị, Kinh doanh cho thuê văn phòng, Xuất khẩu lao động và
một
số lĩnh vực kinh doanh khác.

Khái qt tình hình kinh doanh của cơng ty ba năm gần nhất
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần từ bán

2018

2019

2020

5.414

7.489

2.678

280

350

263

37

58

40

48


59

40

37

46

28

hàng hóa và cung cấp dịch vụ
(tỷ VNĐ)
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ
VNĐ)
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh (tỷ VNĐ)
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (tỷ VNĐ)
Lợi nhuận sau thuế
TNDN (tỷ VNĐ)
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2020


Nguồn: báo cáo tài chính Coalimex 3 năm 2018, 2019, 2020
Năm 2019 cơng ty có hoạt động kinh doanh tốt hơn nhiều so với năm 2018. Các hoạt
động kinh doanh than nhập khẩu, chế biến pha trộn và hoạt động giao nhận than của công
ty tăng đột biến nên doanh thu tăng 2,74 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 2,76 lần so với năm
2018
Năm 2020 cơng ty có hoạt động kinh doanh tốt hơn so với năm 2019. Doanh thu tăng

1,38 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 1,23 lần so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do sản
lượng than nhập khẩu tăng cao (3,4 triệu tấn). Vì lợi nhuận than nhập khẩu không cao nên
tỷ lệ tăng lợi nhuận thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu.
3.1.2 Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty XNK than – Vinacomin giai đoạn 2019 –
2021
3.1.2.1 Tổng quan hoạt động xuất nhập khẩu của công ty XNK than – Vinacomin giai
đoạn 2019 – 2021
Chỉ tiêu

2018

2019

2020

Sản lượng than xuất

544,17

321

155,26

439,26

2762

3449,72

104.364.961


239.567.579

266.736.242

khẩu (1000 tấn)
Sản lượng than nhập
khẩu (1000 tấn)
Tổng

kim

ngạch

XNK (USD)
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động thương mại quốc tế của công ty giai đoạn 2018 - 2020
Nguồn: báo cáo thường niên Coalimex 3 năm 2018, 2019, 2020
Theo Bộ Công Thương, quan điểm phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có
xét triển vọng 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày
14/3/2016 là: “Phát triển ngành than trên cơ sở ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; bảo
đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các
chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thơng qua biện pháp quản lý bằng kế
hoạch”. Đó là một trong những lý do khiến cho lượng than xuất khẩu giảm dần qua các
năm.
Một lý do khác khiến cho lượng than xuất khẩu giảm dần là việc khai thác than ngày
càng khó khăn khi diện sản xuất các mỏ ngày càng xuống sâu. Trong khi đó, nhu cầu than
tiêu thụ tăng nhanh, thị trường cạnh tranh gay gắt. Để giải quyết tình trạng này, TKV đã
linh hoạt điều hành phương án giữa sản xuất than trong nước và nhập khẩu than hợp lý.
Chính vì vậy mà sản lượng than nhập khẩu tăng mạnh trong thời kỳ 2018-2020. Nhất là từ



2018-2019 giá than nhập khẩu giảm nhanh nên hoạt động nhập khẩu than càng được ưu
tiên.
Năm 2019: với những chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh đều hoàn thành tốt theo kế hoạch
ký, phối hợp kinh doanh với Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV),
Cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin (Coalimex) đã vượt khó, nắm bắt tốt
cơ hội, góp phần cùng TKV thực hiện thành công chủ đề của năm “vừa sản xuất vừa kinh
doanh than”.
Cụ thể, năm 2019, Coalimex đã xuất khẩu khoảng 300.000 tấn than và thực hiện nhập
khẩu gần 3 triệu tấn than để cung cấp cho các đơn vị trong TKV, các đơn vị ngoài ngành
và chế biến pha trộn giao cho các hộ nhiệt điện (đây là số lượng than nhập khẩu tăng nhảy
vọt so với năm 2018). Nguyên nhân dẫn đến việc nhập khẩu than có xu hướng tăng mạnh
trong năm 2019 là giá than đá trên thị trường thế giới đang trong tình trạng giảm mạnh.
Coalimex tiếp tục thực hiện việc pha trộn chế biến than tại ba trạm chế biến kinh
doanh than (Long An, Đồng Nai và Hải Dương) để cung cấp than cho các Nhà máy Nhiệt
điện Duyên Hải 1, Nhiệt điện Thăng Long, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng hàng hố
theo hợp đồng TKV ký với khách hàng.
Ngồi ra, Cơng ty thực hiện tốt công tác giao nhận than cho Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh
Tân 1 và Vĩnh Tân 2 theo phân cơng của TKV.
Ngồi nét nổi bật là việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh than cuối nguồn, năm 2019,
Cơng ty vẫn đảm bảo duy trì ổn định các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh truyền thống
(kinh doanh vật tư thiết bị, xuất khẩu lao động) trong bối cảnh những lĩnh vực này gặp rất
nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, dự án đầu tư của Cơng ty (tồ nhà 33 Tràng Thi, Hà Nội và 29-31 Đinh
Bộ Lĩnh, TP. Hồ Chí Minh) với diện tích cho thuê đạt gần 100% diện tích sàn, đã phát huy
hiệu quả của dự án đầu tư và đóng góp một phần vào kết quả chung của Công ty.
Năm 2019, lợi nhuận dự kiến đạt trên 141% kế hoạch, vốn được bảo toàn và phát
triển, tiền lương, việc làm của cán bộ công nhân viên Công ty đảm bảo ổn định.
Năm 2020: xuất khẩu than đá ra thị trường nước ngồi giảm mạnh
Khơng chỉ Coalimex, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020 xuất

khẩu than đá của Việt nam ra thị trường nước ngoài giảm 20,5% về lượng, giảm 29% về
kim ngạch và giảm 10,9% về giá so với năm 2019.
Nguyên nhân chính của việc thực hiện xuất khẩu than cục, than cám 1,2,3 năm 2020
thấp hớn kế hoạch là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới suy thoái,
các khách hàng truyền thống (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, một số nước khu vực Đông


Nam Á...) đều dừng hoạch cắt giảm mạnh sản xuất đối với một số ngành cơng nghiệp có
nhu cầu sử dụng than của Việt Nam. Trong đó đặc biệt là các hộ sản xuất thép Nhật Bản
phải cắt giảm khoảng 30% sản lượng. Do vậy, việc xuất khẩu than của Coalimex nói
chung và xuất khẩu than sang của cả nước nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Nhập khẩu than vẫn tiếp tục tăng. Nguyên nhân chính do nhu cầu tiêu thụ điện cho
luyện kim tăng, sản xuất xi măng tăng. Trong điều kiện sản lượng than trong nước giảm,
số nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động tăng, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ phụ thuộc vào
than nhập khẩu, chủ yếu từ Indonesia và Úc. Điện than vẫn sẽ là nguồn có giá cạnh tranh
nhất, bất chấp chính phủ có kế hoạch xây dựng hàng chục nhà máy điện khí LNG trong
tương lai.
3.1.2.2. Hoạt động nhập khẩu than của công ty từ thị trường Australia giai đoạn 2019 –
2021
Chỉ tiêu

2019

2020

2021

Sản lượng than nhập

439,26


2762

3449,72

102

112,6

184

khẩu (1000 tấn)
Giá than nhập khẩu
(USD/Tấn)
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động nhập khẩu than của cơng ty từ thị trường Australia giai
đoạn 2019 – 2021
Nguồn: tài liệu nội bộ Coalimex 3 năm 2018, 2019, 2020

Tỷ lệ nhập khẩu than năm 2019-2021
344.972
276.2

43.926
10.2

11.26

18.4

2019


2020

2021

Tỷ lệ sản lượng bình quân

Tỷ lệ giá than bình quân

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tỷ lệ nhập khẩu than năm 2019 - 2021
Nhìn chung sản lượng và giá than nhập khẩu từ Australia đều tăng qua các năm.
Australia luôn là một trong những thị trường nhập khẩu than chính của cơng ty Coalimex


nói riêng và của nước ta nói chung, bên cạnh các thị trường khác như: Nam Phi,
Indonexia, Nga…
Năm 2019 đến năm 2020, Sản lượng than nhập khẩu tăng vọt. Nguyên nhân chính dẫn
đến gia tăng tiêu thụ than bao gồm nhu cầu tiêu thụ điện cho luyện kim tăng, sản xuất xi
măng tăng. Trong điều kiện sản lượng than trong nước giảm, số nhà máy nhiệt điện đi vào
hoạt động tăng, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ phụ thuộc vào than nhập khẩu, chủ yếu từ
Indonesia và Indonexia. Điện than vẫn sẽ là nguồn có giá cạnh tranh nhất, bất chấp chính
phủ có kế hoạch xây dựng hàng chục nhà máy điện khí LNG trong tương lai.
Năm 2021, sản lượng nhập khẩu than vẫn tăng tuy thấp hơn nhiều so với kế hoạch đã
đặt ra. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 dẫn đến nhu cầu sử dụng than nhập khẩu của
các ngành công nghiệp giảm; giá than nhập khẩu tăng vọt, đặc biệt giai đoạn cuối năm.
(than nhập khẩu có thời điểm tăng khoảng 300%: giá than bình quân tháng 10/2021 là 240
- 250 USD/tấn, trong khi đó tháng 10/2020 chỉ 75 - 80 USD/tấn…)
3.2 Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than từ thị trường
Australia của công ty XNK than – Vinacomin
B1: Xin giấy phép nhập khẩu

Việc xin giấy phép nhập khẩu phải tuân theo luật thương mại, luật thuế nhập khẩu và
các quy định của bộ, ban, ngành có liên quan. Vì than được nhập về để phục vụ cho các dự
án nhiệt điện nên phải có giấy phép do Chính phủ phê duyệt.
B2. Mở L/C
Đây thực chất là một khâu của quá trình thanh tốn, nếu như cơng ty ký hợp đồng với
phương thức thanh tốn bằng thư tín dụng thì cơng ty sẽ phải tiến hành nghiệp vụ này. Vì
phương thức thanh tốn chủ yếu của cơng ty là phương thức thanh tốn bằng bằng thư tín
dụng nên để thanh tốn tiền hàng công ty tiến hành nghiệp vụ mở L/C. Đồng thời với việc
xin giấy phép nhập khẩu, công ty phải tiến hành mở L/C nếu như hợp đồng quy định
phương thức thanh tốn bằng L/C. Để mở L/C cơng ty phải gửi một thư yêu cầu mở thư
tín dụng và kèm theo hợp đồng nhập khẩu đến ngân hàng, thư yêu cầu mở thư tín dụng
phải theo mẫu của ngân hàng và phải được khai một cách chi tiết và chính xác. Trên thực
tế, các nhân viên ngân hàng thường kiểm tra rất kỹ các thư yêu cầu mở thư tín dụng của
cơng ty, do vậy cho đến nay chưa có trường hợp ghi sai nào gây ra hậu quả đáng tiếc.
B3. Thuê phương tiện vận tải
Việc vận chuyển than đá từ Australia phải sử dụng tàu biển. Vì tàu là phương tiện có
tầm hoạt động xa và khả năng vận chuyển lớn. Công ty thường ký hợp đồng nhập khẩu
theo điều kiện CIF Incoterm 2010, do đó nghĩa vụ thuê tàu thuộc về bên đối tác nước


ngồi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cơng ty nhập khẩu theo điều kiện FOB
Incoterm 2010. Nhưng những trường hợp này là do nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF sẽ
cao hơn rất nhiều so với điều kiện FOB, và khi nhập hàng theo điều kiện FOB thì cơng ty
phải có nghĩa vụ th tàu vận chuyển.
B4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Than là vật liệu dễ cháy, do đó việc mua bảo hiểm cho lơ hàng là hết sức cần thiết. Do
công ty thường nhập than với điều kiện CIF nên trách nhiện mua bảo hiểm thuộc về nhà
cung cấp than của Australia. Chỉ với một số hợp đồng nhập khẩu công ty mua theo điều
kiện FOB, CFR thì cơng ty phải tự liên hệ với cơng ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho
hàng hoá mà mình nhập về. Khi đó, cơng ty thường mua bảo hiểm của công ty CP bảo

hiểm PETROLIMEX (PJICO), công ty CP bảo hiểm Bảo Long và một số công ty bảo
hiểm khác.
B5. Làm thủ tục hải quan hàng nhập
Hàng than nhập khẩu của công ty thường được nhập qua cảng Quảng Ninh, TP.Hồ Chí
Minh.
Khi nhận được thơng báo hàng về và bộ chứng từ thanh toán của ngân hàng, nhân viên
chứng từ sẽ lập tờ khai hải quan điện tử. Sau đó cơng ty chuyển vận đơn gốc sau khi đã ký
hậu của ngân hàng mở L/C đến đại lý tàu biển để đổi lấy “lệnh giao hàng”. Và trình lên
hải quan những giấy tờ sau để làm thủ tục nhận hàng:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng ngoại thương
- Giấy báo nhận hàng
- Hoá đơn
- Lệnh giao hàng
- Vận đơn gốc
- Giấy chứng nhận chất lượng
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Chứng thư giám định
- Đơn bảo hiểm
- Bảng kê khai chi tiết hàng hoá
- L/C
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy giới thiệu mang đi nhận hàng của công ty.


×