Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu việt thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.29 KB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại,
tập thể cán bộ giáo viên Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế đã dìu dắt, giảng dạy em
trong thời gian qua, giúp bản thân em có thể xây dựng được vốn kiến thức vững vàng,
hành trang hữu ích trước khi bước vào đời.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th. S Lê Quốc Cường, Giảng viên khoa
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình chỉ bảo em trong suốt q trình thực tập làm
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các anh chị trong Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái đã
quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em tiếp xúc với công việc của quý Công ty.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên khóa luận khơng tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và lời khun q báu của
thầy cơ để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
1.2 Tổng quan đề tài
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Kết cấu của nghiên cứu
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu
2.1.2 Khái niệm cạnh tranh
2.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh
2.1.4 Khái niệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp
2.2 Một số lí thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh
nghiệp
2.2.1 Vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp
2.2.2 Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp
2.3 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh
nghiệp
2.4 Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp
2.5 Phân định nội dung nghiên cứu


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI
3.1 Tổng quan về công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
3.1.1 Sơ lược về cơng ty
3.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
3.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
3.1.5 Nguồn nhân lực của công ty
3.1.6 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2019-2021
3.2 Hoạt động xuất khẩu mặt hàng sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần

may xuất khẩu Việt Thái.
3.2.1 Khái quát thị trường Hàn Quốc
3.2.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ
phần may xuất khẩu Việt Thái
3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường
Hàn Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
3.4 Ảnh hưởng của các nhân tố tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc
của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
3.4.1 Các nhân tố bên trong
3.4.2 Các nhân tố bên ngoài
3.5 Thực trạng về chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may
mặc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
3.6 Đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may
mặc sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
3.6.1 Thành công
3.6.2 Hạn chế


CHƯƠNG 4 CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG
HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI
4.1 Định hướng phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may
mặc sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc
sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC BẢNG
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên
Trang
Bảng 3.1. Giới thiệu công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
Bảng 3.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần may xuất
khẩu Việt Thái
Bảng 3.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần may
xuất khẩu Việt Thái
Bảng 3.4 Cơ cấu nhân sự của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt
Thái
Bảng 3.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần may xuất khẩu Việt Thái giai đoạn 2019-2020-2021
Bảng 3.6 các nước có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc lớn
nhất thế giới
Bảng 3.7 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn
Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái giai đoạn
2019-2021
Bảng 3.8 Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần may

xuất khẩu Việt Thái sang thị trường Hàn Quốc giai đoạn 20192021.
Bảng 3.9 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty cổ phần
may xuất khẩu Việt Thái sang thị trường Hàn Quốc trong giai
đoạn 2019 – 2021
Bảng 3.10 Tài chính của cơng ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
giai doạn 2019-2021

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
1

Tên
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
USD

Nghĩa tiếng Anh
United States dollar

Đô la Mỹ

RCEP

Regional


Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Nghĩa tiếng Việt


Comprehensive
Economic Partnership
TP.HCM
XNK
OECD
PR
QĐ-UB
XK
QA
KD –
XNK
ĐH

THPT
TNDN
VND
VCBS
EU
ISO
TNHH
TM
FTA
ASEAN
BHXH
BHYT

DN
VCCI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Xuất nhập khẩu
Organization for
Economic Cooperation
and Development
Public Relations

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
quan hệ công chúng

Quality Assurance

Xuất khẩu
Đảm bảo chất lượng

Kinh doanh- xuất nhập khẩu
Đại học
Cao đẳng
Trung học phổ thông
Thu nhập doanh nghiệp
Việt Nam Đồng
Vietcombank Securities Cơng ty TNHH Chứng khốn Ngân hàng TMCP Ngoại
Company
thương Việt Nam
European Union
Liên minh châu Âu
International

Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế.
Trách nhiệm hữu hạn
Thương Mại
Free Trade Area
Hiệp định thương mại tự do
Association of
Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Doanh nghiệp
Vietnam Chamber of
Commerce and
Industry
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, với tình hình kinh tế hội nhập sâu rộng trên toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ
hơn bao giờ hết của hoạt động thương mại quốc tế, sản phẩm của một doanh nghiệp có
thể được mua bán và trao đổi khơng chỉ trong thị trường nội địa mà cịn ở cả những thị
trường nước ngoài khác. Điều này dẫn đến tình trạng nguồn cung hàng hóa trở nên phong
phú hơn và các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với nhau để có thể bán được sản phẩm
của mình.. Vì vậy, đứng trước sự hội nhập diễn ra ngày càng nhanh chóng và sâu rộng
của các nền kinh tế trên khắp thế giới, việc tìm hiểu và đưa ra một nghiên cứu toàn diện

về năng lực cạnh tranh là một đòi hỏi hết sức cần thiết và cấp bách.
Trong nhiều năm qua, ngành Dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng
và vươn lên trở thành một trong số các ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước, đóng
góp 10% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn quốc và tạo công ăn việc làm cho gần 3 triệu
lao động, chiếm 25% tổng số lao động trong ngành công nghiệp, chiếm 5% tổng số lao
động của Việt Nam.Số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy,
tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của ngành dệt may ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2%
so với năm 2020. Trong đó, may mặc đạt 28,9 tỷ USD, sợi đạt 5,5 tỷ USD. Thị trường
xuất khẩu chính như Mỹ đạt 15,9 tỷ USD, tăng 12%, EU 3,7 tỷ USD, tăng 14%; Hàn
Quốc 3,6 tỷ USD; Trung Quốc 4,4 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2020,...Trong đó thị
trường Hàn Quốc được đánh giá là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của
ngành dệt may với tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1.07 tỷ USD,
chiếm 12.2% tỷ trọng xuất khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh hiệp định RCEP mới được ký
kết và bắt đầu có hiệu lực, Việt Nam được hưởng những lợi thế như về quy tắc xuất xứ,
giải quyết được bài toán nguyên liệu đầu vào, cắt giảm thuế quan…rất nhiều các doanh
nghiệp trong nước đã bị thu hút những lợi thế trên và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường
này.
Là một công ty sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc, công ty cổ phần may xuất khẩu
Việt Thái đã nhận thấy tiềm năng của thị trường này từ sớm, và không ngừng cải thiện
sản phẩm cũng như lợi thế cạnh tranh của cơng ty để có thể chiếm lĩnh được thị trường


màu mỡ này. Kết quả cho thấy trong 3 năm 2018-2020 kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường này đều tăng trưởng. Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu của công ty vào thị trường này
chưa được cao (chiếm 6.7% kim ngạch xuất khẩu của tồn cơng ty năm 2020) và trị giá
xuất khẩu cũng đang khá khiêm tốn so với kim ngạch của cả nước. Điều này cho thấy
năng lực cạnh tranh của công ty tại thị trường Hàn Quốc đang bị yếu thế hơn so với các
đối thủ lớn trong ngành.
Việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may
mặc của doanh nghiệp là rất cần thiết để tạo vị thế nổi bật và có khả năng cạnh tranh lại

với các sản phẩm của các đối thủ trong cùng thị trường, từ đó phát triển thị phần của
doanh nghiệp hơn nữa tại Hàn Quốc. Vì thế nên em quyết định chọn đề tài: “Nâng cao
năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Hàn Quốc của
công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2 Tổng quan đề tài
Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm là một đề tài nhận được sự quan tâm
của nhiều đối tượng. Bởi vậy, đã có khơng ít các cơng trình nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nói chung hoặc năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các
doanh nghiệp thuộc ngành dệt may nói riêng có tính chất tham khảo và áp dụng cao cho
đề tài khóa luận như sau:
-

“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TP.HCM” Đoàn Thị Hải Ngân, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí
Minh, năm 2009.

-

“Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia
hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương” – Nguyễn Hồng Chỉnh, luận án tiến sĩ,
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2017.

-

“Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” - Nguyễn Thị Phương Liên, luận văn
thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, Năm 2006


-


“Phân tích năng lực cạnh tranh của cơng ty cổ phần may Sông Hồng” – Vũ Văn
Giang, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2015

-

“Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam” – Nguyễn Lê
Quý Hiển, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2005

Các tác giả đã đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành
may mặc, phân tích được thực trạng, đánh giá được năng lực xuất khẩu của ngành may
mặc. Tuy nhiên, những bài viết trên vẫn chưa bám sát, giải quyết được triệt để những
thiếu sót, hạn chế cịn tồn đọng trong ngành may mặc Việt Nam.
Có thể nói, những nghiên cứu trên đều là những cơ sở, nền tảng quý giá, giúp em
hình dung được cách thức phân tích các vấn đề, hiểu được bản chất của năng lực cạnh
tranh và tình hình xuất khẩu ngành may mặc nói chung. Vì vậy, khóa luận sẽ dựa vào
những kiến thức đã tìm hiểu và nhận thức được thiếu sót trong những nghiên cứu trên để
hồn thiện đề tài đã đưa ra một cách cụ thể và sâu sắc hơn.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Dựa trên cơ sở luận cứ khoa học và tình hình thực tiễn, khóa luận được thực hiện nhằm
tìm ra phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc của công
ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái sang thị trường Hàn Quốc hiện nay
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu.
- Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao năng
lực cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, nhìn nhận được những điểm mạnh, điểm yếu
trong khả năng nâng cao năng lực này của cơng ty.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm
may mặc sang thị trường Hàn Quốc của công ty.
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm
may mặc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh xuất khẩu
sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái.
Phạm vi về không gian: Tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
Phạm vi thời gian: Số liệu liên quan đến Công ty thu thập được trong quá trình thực tập
và số liệu tồn ngành từ năm 2019 – 2021. Đề xuất giải pháp cho Công ty trong những
năm tiếp theo.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu tại các nguồn sau: Dữ liệu tại thư
viện trường Đại học Thương Mại, bao gồm các đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực
cạnh tranh xuất khẩu của các công ty XNK. Dữ liệu từ việc tìm kiếm trên internet như
các trang web về luận văn, chuyên đề, các báo cáo thương mại quốc tế của Bộ Công
Thương. Các báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh, các tài liệu có liên quan đến xuất
khẩu sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái sang thị trường
Hàn Quốc. Các số liệu thu thập từ công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái được thu
thập thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh của cơng ty từ đó có
thể đưa ra các phân tích, nhận xét để đánh giá cũng như đưa ra các giải pháp để nâng cao
năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty.
1.5.2 Phương pháp xử lý số liệu
Để đảm bảo cho nội dung của nghiên cứu cụ thể và làm rõ được vấn đề nghiên cứu, sau
khi thu thập được dữ liệu thứ cấp từ các nguồn, cần tiến hành kết hợp với phân tích, tổng
hợp và hệ thống lại các thơng tin, từ đó đưa ra các nhận định dựa trên những thông tin đã
qua xử lý.



Ngồi ra, khóa luận cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp so
sánh, phương pháp thống kê, phương pháp biểu đồ...

1.6 Kết cấu của nghiên cứu
Khóa luận có kết cấu gồm 4 chương như sau:
-

Chương 1: Tổng quan đề tài

-

Chương 2: Một số lý thuyết và cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

-

Chương 3: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may
mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái.

-

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ
phần may xuất khẩu Việt Thái.

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu, hay còn được gọi là xuất cảng, là một trong số nhiều hoạt động thuộc về
lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Đây là một khái niệm được hình thành từ lâu đời, song song
với sự xuất hiện của thương mại quốc tế và có thể được hiểu theo những cách sau:
Theo Luật Thương mại 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2019, tại điều 28, khoản 1:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật”.
Theo Giáo trình Thương mại quốc tế của Feenstra and Taylor (2010), xuất khẩu
được nhắc đến như sau: ”Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau. Xuất khẩu
là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”.


2.1.2 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh được hiểu cơ bản là hoạt động ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế
tuyệt đối về phía mình từ các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng và
xuất hiện phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, có rất nhiều định nghĩa
cho cụm từ được đưa ra như sau:
Theo Chiến lược cạnh tranh của Michael E.Porter (1980): “Cạnh tranh là giành lấy
thị phần. bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình qn hố lợi nhuận trong
ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa
những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung- cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất,
tiêu thụ và thị trường có lợi nhất
Nhìn chung, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội
dung trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa
bán ra càng nhiều, số lượng người cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt.
2.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên lại chưa có

một khái niệm thống nhất nào có thể định nghĩa hồn chỉnh cụm từ này. Song, ta có thể
tiếp cận nó theo những quan điểm sau:
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2006 lấy con người làm trung tâm để đưa ra
định nghĩa rằng: “Năng lực cạnh tranh liên quan đến các yếu tố năng suất, hiệu suất và
khả năng sinh lợi. Năng lực cạnh tranh là một phương diện nhằm tăng các tiêu chuẩn
cuộc sống và phúc lợi xã hội. Xét trên bình diện tồn cầu, nhờ tăng năng suất, hiệu suất
trong bối cảnh phân công lao động quốc tế, năng lực cạnh tranh tạo nền tảng cho việc
tăng thu nhập của người dân”
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của OECD lại cho rằng:
“Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, các ngành, các vùng, các quốc


gia hoặc khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”. Theo đó, định nghĩa về năng lực cạnh tranh được
xem xét dướu góc độ quốc gia, doanh nghiệp và cả cấp độ ngành.
Tuy nhiên, đối với nhiều nhà nghiên cứu, khái niệm về năng lực cạnh tranh khơng
chỉ dừng lại ở đó. Theo Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter (1990) thì năng lực
cạnh tranh chỉ có thể xem xét ở góc độ quốc gia là năng suất. Theo Học thuyết thương
mại mới của Krugman (1994) thì lại chỉ phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp vì ranh giới cận
dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì hiện tại hoặc sau này sẽ
phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản.
Từ những phân tích trên, ta có thể định nghĩa một cách tương đối tổng quát rằng:
năng lực cạnh tranh tranh thể hiện thực lực và lợi thế của chủ thể kinh tế so với các đối
thủ cạnh tranh trong việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị
trường, đồng thợi nó đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể cạnh tranh trong các mối
quan hệ kinh tế nhất định.
2.1.4 Khái niệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của trong
xuất khẩu doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi
của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vây, năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố bên
trong của mỗi doanh nghiệp, khơng chỉ tính bằng các tiêu chí về cơng nghệ, tài chính,
nhân lực, tổ chức quản lý doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà đánh giá, so sánh với
các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của xuất khẩu của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng
thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn
người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị
trí so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
2.2 Một số lí thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh
nghiệp
2.2.1 Vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp


Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ,
cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia nói
chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
phải không ngừng đổi mới và liên tục sáng tạo để bắt kịp xu thế, vượt lên đối thủ nếu
muốn tồn tại và phát triển nếu không muốn bị loại bỏ khỏi cuộc chơi.
Để có thể cạnh tranh thành công trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong mơi
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì các doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh
cao. Mà muốn có năng lực cạnh tranh cao thì doanh nghiệp phải xây dựng cho mình
những sản phẩm có ưu thế. Tồn cầu hóa đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít thách
thức cho các doanh nghiệp. Cùng với nó sự ra đời của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực
thương mại tự do đã dần xóa bỏ các hàng rào thuế quan khiến cho sản phẩm của doanh
nghiệp phải cạnh tranh không chỉ trên sân nhà mà trên tồn cầu. Do vậy chỉ có nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp mới có thể trụ vững và phát
triển được, từ đó mà nền kinh tế của quốc gia mới phồn thịnh và bền vững. Nâng cao
năng lực cạnh tranh chính là chìa khóa dẫn đến thành cơng, khẳng định vị thế của các
doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung
2.2.2 Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được xác định bằng phần trăm thị phần của sản phẩm
trên thị trường. Các nhà nghiên cứu sẽ xem xét đánh giá năng lực sản phẩm dựa trên chi
phí và năng suất sản xuất của doanh nghiệp đó so với đối thủ cạnh tranh.
Một sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường có thể góp phần giúp gia tăng
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thậm chí nếu sản phẩm đó có tầm ảnh hưởng quốc
tế thì nó cịn giúp tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế.
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu định lượng và
chỉ tiêu định tính. Cụ thể như sau:
-

Chỉ tiêu định tính: Chất lượng sản phẩm, hình thức thẩm mỹ của sản phẩm,
hình ảnh thương hiệu… so với đối thủ cạnh tranh
+ Chất lượng sản phẩm: Có nhiều định nghĩa về chất lượng sản phẩm tùy theo góc
nhìn khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau, nhưng chung quy lại có thể tóm
gọn khái niệm chất lượng sản phẩm như sau: Chất lượng sản phẩm là tập hợp của
các tính chất và đặc trưng của sản phẩm có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cụ
thể được đưa ra.


Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn, thu hút người mua và tạo lợi thế cạnh
tranh cho các doanh nghiệp. Do mỗi sản phẩm đều có những thuộc tính khác nhau.
Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh
tranh của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng hướng đến một thuộc tính nào đó mà họ
cho là phù hợp nhất với mình và có sự so sánh với các sản phẩm cùng loại. Bởi
vậy sản phẩm có thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng
cho quyết định lựa chọn mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.
+ Hình thức thẩm mỹ của sản phẩm: đây là những yếu tố bề ngoài của sản phẩm.
Yếu tố này được thể hiện qua sự bài trí màu sắc, kích thước , mẫu mã, bao
bì….của sản phẩm có gây ấn tượng thu hút đối với khách hàng hay không. Đây là

yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình tiếp thị, quảng cáo cho một thương hiệu,
đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế thị trường như hiện tại.
Hình thức thẩm mỹ của sản phẩm bắt mắt có thể nhanh chóng chiếm phần lớn thị
trường. Khi mà đời sống con người ngày càng được nâng cấp thì vấn đề “ăn no
mặc ấm” khơng cịn là sự ưu tiên, mà thay vào đó là “ăn ngon, mặc đẹp”.Thay vì
số lượng ngày nay con người có nhu cầu cao về thẩm mĩ và chất lượng. Những sản
phẩm mới ra, những tên tuổi trẻ lại có thể chiếm thị phần lớn và nhanh chóng trở
nên tên tuổi chỉ với hình thức PR và mẫu mã sản phẩm được thiết kế bắt mắt, hợp
thời trang và xu hướng thẩm mỹ. Những sản phẩm có hình thức bắt mắt sẽ chiếm
được thiện cảm số đơng do đó dù một sản phẩm hoàn toàn mới đến từ tên tuổi trẻ
với giá thành tầm trung vẫn thu hút lượng mua hàng khủng.
Một phần sản phẩm mẫu mã đẹp tăng giá trị khách hàng. Một phần bao bì thể hiện
sự lịch sự, bảo quản tốt hơn, một phần thấy được sự sang trọng, kín đáo và các dịp
quan trọng như Tết, Trung thu, sinh nhật,... thể hiện tấm lòng của người mua giành
cho người nhận. Sản phẩm biếu tặng đẹp ngoài sử dụng được phần sản phẩm thì
phần hộp có thể trang trí hoặc tận dụng lại được. Đấy cũng là ưu điểm lớn mà
nhiều nhà sản xuất chú trọng tìm chất liệu đóng gói tốt, bền, đẹp.
Vì thế nên yếu tố hình thức thẩm mỹ lại đóng vai trị quan trọng trong việc đảm
bảo và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, nhất là trong thời buổi kinh tế thị
trường, mọi người chú trọng vào vẻ bề ngồi.
+ Yếu tố hình ảnh thương hiệu cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản
phẩm.Hình ảnh thương hiệu là đề cập đến sự hiểu biết của người tiêu dùng về
thương hiệu, được cụ thể hóa thơng qua các liên tưởng của người tiêu dùng về
thương hiệu đó. Doanh nghiệp muốn tạo ra hình ảnh thương hiệu tốt ngồi một cái
tên ấn tượng cịn cần các giải pháp đồng bộ tác động vào tất cả các khía cạnh để
tạo nên hình ảnh thương hiệu. Hay nói cách khác , hình ảnh thương hiệu của sản
phẩm là ấn tượng đầu tiên hiện lên trong tâm trí khách hàng khi thương hiệu được
nhắc đến.



Hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích như:
tạo ra nhiều lợi nhuận hơn khi khách hàng mới và khách hàng tiềm năng bị thu hút
bởi thương hiệu, dễ dàng giới thiệu, trình làng các sản phẩm mới của cùng một
thương hiệu, tăng sự tự tin, cá nhân hóa khách hàng hiện tại, tăng cường mối quan
hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ sẽ khó có thể phai mờ trong tâm trí khách
hàng, làm khách hàng nhớ ngay đến tính năng nổi bật mà thương hiệu sản phẩm
mang lại, từ đó có thể gia tăng được tính cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự.
-

Chỉ tiêu định lượng gồm: thị phần trên thị trường, sản lượng sản xuất và tiêu
thụ hàng năm, doanh thu và lợi nhuận thu được. Tất cả các chỉ tiêu trên đều
được thống kê theo từng năm để so sánh với đối thủ cạnh tranh trên thị
trường.
+ Thị phần trên thị trường: Chỉ tiêu này sẽ cho doanh nghiệp thấy được năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp:
Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: là phần trăm về số lượng
hoặc giá trị của hàng hoá của doanh nghiệp đã bán ra so với tổng số lượng hoặc
tổng giá trị của tất cả các hàng hóa cùng loại đã bán trên thị trường. Chỉ tiêu này
phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khả năng chi phối thị trường của hàng hoá của
doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này khó xác định vì khó biết chính xác được hết
tình hình kinh doanh của tất cả các đối thủ.
Thị phần tương đối: Chỉ tiêu này cho thấy thực tế khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường. Thị phần này sẽ cho
biết vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh như thế nào.
+ Doanh thu và lợi nhuận thu được:
a. Lợi nhuận: được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh lệch giữa
tổng doanh thu và tổng chi phí, hoặc tính bằng cơng thức:
L = ( P - ATC)*Q
Trong đó: L : lợi nhuận. P : giá. ATC : chi phí đơn vị sản phẩm. Q : khối lượng đơn vị

bán ra. (P-ATC) :lợi nhuận đơn vị sản phẩm.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn được tính bằng việc lấy lợi nhuận chia cho tổng chi phí sản
xuất kinh doanh. Tỷ suất này được coi là hiệu quả nếu nó lớn hơn mức sinh lời khi đầu tư
vào các cơ hội khác hoặc lãi suất ngân hàng.Tỷ suất này cũng cho thấy việc sử dụng đồng
vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
+ Sản lượng sản xuất và tiêu thụ từng năm.
Chỉ tiêu này cho ta thấy được năng lực cạnh tranh của sản phẩm đã tăng hay giảm bằng
cách so sánh sản lượng sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm của năm sau trừ đi năm trước.


Chỉ tiêu này sẽ góp phần cho doanh nghiệp thấy được đường đi hiện tại về năng lực cạnh
tranh của sản phẩm đang đúng hay sai.
2.3 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh
nghiệp
a. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Dựa theo lý thuyết năng lực được đề xuất và phát triển bởi các nghiên cứu của
Wernerfelt (1984), Barney (1991), Sanchez & Heene (1996,2008) và áp dụng thực tế vào
đề tài khóa luận của bản thân, em nhận thấy có 6 nhóm yếu tố chính tác động tới năng lực
cạnh tranh của một doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bao gồm: Năng lực thiết bị và công
nghệ (1); Chất lượng nguồn lao động (2); Nguồn nguyên liệu (3); Năng lực Marketing
(4); Năng lực tài chính (5)
Năng lực thiết bị và cơng nghệ: Cơng nghệ có thể rút ngắn thời gian sản xuất, tăng
năng suất, tối ưu hóa năng lượng và chi phí của nguyên liệu đầu vào, hạ giá thành sản
phẩm cũng như nâng cao chất lượng cho sản phẩm xuất khẩu để tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho sản phẩm đó. Cơng nghệ cịn giúp cơ khí hóa, tự động hóa các khâu sản xuất, từ đó
giúp nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chủ động
thu thập thông tin về công nghệ, tăng cường nghiên cứu và đổi mới thiết bị của mình sao
cho thỏa mãn yêu cầu thị trường và khả năng của công ty.
Chất lượng nguồn lao động: Doanh nghiệp sở hữu lực lượng lao động tốt có thể

tạo ra những sản phẩm chất lượng và có tính cạnh tranh cao hơn. Chất lượng lao động
thường được đánh giá trên các khía cạnh như: thể lực, trí lực và tinh thần. Một đội ngũ
nhân viên và quản lý có trình độ, có tổ chức và có năng lực tất yếu sẽ đưa ra những quyết
định phù hợp nhất để đẩy mạnh những lợi thế cạnh tranh vốn có của doanh nghiệp, đồng
thời phát triển thêm các khía cạnh tiềm năng khác của cơng ty để giữ vị trí trong bất cứ
thị trường nào.
Nguồn nguyên liệu: Nhân tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm chính là nguyên liệu
đầu vào. Thiếu nguyên liệu hoặc chất lượng ngun liệu khơng tốt đều có thể dẫn tới
những kết quả xấu trong sản xuất như: gián đoạn tiến trình gây chậm trễ thời gian giao
hàng, chất lượng sản phẩm đầu ra không tốt khiến khách hàng khơng hài lịng và ảnh
hưởng tới uy tín của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh tụt giảm và thị phần bị đối thủ


giành mất do sản phẩm không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, đảm
nguyên liệu là bước đầu quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó khi xuất khẩu.
Doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc cung ứng ngun liệu bởi khi khơng có ràng
buộc nào tồn tại trong chuỗi cung ứng, vị thế của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
Năng lực marketing: Năng lực Marketing được thể hiện qua bốn thành phần dựa
trên nghiên cứu của Kolter và cộng sự năm 2006; Homburg và cộng sự năm 2007 như
sau: Đáp ứng khách hàng; Phản ứng với đối thủ; Thích ứng với mơi trường vĩ mô và Chất
lượng mối quan hệ với đối tác. Việc thực hiện tốt tất cả các khía cạnh trên sẽ tạo ấn tượng
tốt cho khách hàng, khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp được ưu tiên sử dụng hơn so
với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường. Do đó, nếu thực hiện tốt cơng tác
Marketing thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, doanh nghiệp có
uy tín và vị thế hơn trong tâm trí khách hàng so với các đối thủ khác, từ đó làm tăng năng
lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm hơn.
Năng lực tài chính: Năng lực tài chính gắn liền với yếu tố đầu vào của sản xuất là
vốn. Do đó, việc sử dụng vốn hợp lí và hiệu quả sẽ quyết định tới việc giảm chi phí vốn;
giảm giá thành sản phẩm; tăng quy mơ tài chính, đáp ứng u cầu về máy móc, cơng
nghệ, vật tư ngun liệu, cơng nhân,…và các hoạt động kinh doanh khác. Như vậy, năng

lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu bắt buộc để doanh
nghiệp có thể mở rộng hoặc phát triển năng lực cạnh tranh.
b. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Yếu tố kinh tế: Bao gồm các thành phần như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của
nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát,…có khả năng tác động tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế
có thể mang lại cả cơ hội và những thách thức cho doanh nghiệp. Để đảm hoạt động của
doanh nghiệp thành công trước những giao động của nền kinh tế, các doanh nghiệp phải
theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính
sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né
tránh, giảm thiểu nguy cơ đe dọa. Từ đó, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để có
thể cạnh tranh được với các đối thủ hiện hữu.


Yếu tố chính phủ và chính trị: Gồm các thành phần như chính phủ, hệ thống pháp
luật, xu hướng chính trị…Các nhân tố này phản ánh sự ổn định về mặt chính trị của một
quốc gia, lợi ích mà một doanh nghiệp có thể đạt được khi thâm nhập vào thị trường quốc
gia đó thơng qua các chính sách ưu đãi cũng như rào cản có thể gặp phải. Một doanh
nghiệp xuất khẩu muốn tồn tại lâu dài trên một thị trường trước tiên phải xem xét kỹ càng
sự ổn định của chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp lý
– tiêu chí tồn tại tiên quyết của một doanh nghiệp.
Yếu tố văn hóa-xã hội: Các yếu tố văn hóa – xã hội như trình độ dân trí, tập qn thị
hiếu của người tiêu dùng, những quan tâm và ưu tiên của xã hội, đều có tác động lớn đến
việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tiêu thụ một mặt hàng trên thị trường, từ đó có tác
động đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Hơn nữa, xu thế tồn cầu hóa cũng khiến
cho sự giao thoa về văn hóa, xã hội ngày càng mạnh mẽ nên việc nghiên cứu đặc điểm
văn hóa, xã hội của từng thị trường tiêu thụ là rất cần thiết trong chiến lược sản xuất của
doanh nghiệp. Do vậy, nếu doanh nghiệp có chiến lược sản xuất đúng đắn, phù hợp với
đặc điểm văn hóa, xã hội của thị trường tiêu thụ thì hàng hóa của doanh nghiệp sẽ có khả
năng cạnh tranh cao và ngược lại.

2.4 Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh
nghiệp.
Cũng trong cuốn Chiến lược cạnh tranh của Michael Porter (1980), các công ty
theo đuổi chiến lược cấp doanh nghiệp nhằm sở hữu được lợi thế cạnh tranh cho phép họ
hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh nhằm đạt được doanh thu cao hơn trung bình.
Theo nghiên cứu này, Porter chỉ ra có 3 chiến lược cạnh tranh cơ bản mà một doanh
nghiệp có thể áp dụng là : chiến lược chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập
trung. Nghiên cứu của M.Porter dựa trên cơ sở áp dụng cho mọi ngành nên nó cũng
tương đối thích hợp để sử dụng phân tích chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu sản phẩm của doanh nghiệp.
a. Chiến lược chi phí của doanh nghiệp
Thơng thường, chiến lược này hướng đến việc áp dụng một mức giá thấp hơn cho
sản phẩm của doanh nghiệp so với các sản phẩm trên thị trường nên nó cịn được gọi là
chiến lược chi phí thấp hay dẫn đầu về chi phí.


Cụ thể, chiến lược này miêu tả việc một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có chất
lượng hơn so với đối thủ cạnh tranh nhưng với giá thấp hơn; do vậy, các doanh nghiệp
thường phải lựa chọn kỹ càng các tính năng và dịch vụ mà người mua xem là cần thiết để
tích hợp vào sản phẩm của mình. Một doanh nghiệp áp dụng chiến lược chi phí thấp
thành cơng khi sản phẩm của họ khó mà sao chép được. Trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường, điều mà người mua quan tâm nhất là giá cả và chất lượng sản phẩm thì chiến lược
chi phí thấp là một cách tiếp cận cạnh tranh hiệu quả cho nhiều công ty. Bên cạnh đó, nếu
sản phẩm của doanh nghiệp có tính tiêu chuẩn hóa tương đối, tính năng phổ biến với
người tiêu dùng và giá cạnh tranh thấp thì cũng có thể áp dụng chiến lược này
Chiến lược chi phí thấp không chỉ giúp nâng cao vị thế sản phẩm của doanh nghiệp
trên thị trường mà nó cịn giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh từ đối thủ và
thu về lợi nhuận bằng cách:
- Thu hút lượng lớn khách hàng nhạy cảm về giá, từ đó làm tăng doanh thu và lợi
nhuận của công ty

- Bằng việc cắt giảm giá thành sản phẩm, chiến lược chi phí thấp sẽ giúp công ty gia
tăng lợi nhuận cận biên trên mỗi sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp tăng lợi
nhuận tổng thể so với đối thủ cạnh tranh.
Mặt khác, tuy chiến lược này đem lại rất nhiều lợi ich cho doanh nghiệp, nhưng nó
cũng khơng phải một chiến lược dễ thực hiện. Để có thể thành cơng, doanh nghiệp cần
phải có một chiến lược tổng thể, dài hạn và một hệ thống quản trị hợp nhất.
b. Chiến lược khác biệt hóa của doanh nghiệp
Đây là chiến lược tập hợp các hành động của doanh nghiệp nhằm sản xuất hàng hóa
(ở một mức chi phí có thể chấp nhận được) với các thuộc tính sản phẩm độc đáo khác
biệt so với đối thủ cạnh tranh mà khách hàng nhận thấy hấp dẫn và đáng giá. Chiến lược
này hướng tới nhóm khách hàng có nhu cầu về sự khác biệt của sản phẩm so với các sản
phẩm của các đối thủ khác trên thị trường. Các doanh nghiệp lúc này, để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng sẽ tạo ra một sản phẩm đặc biệt mang mức giá thành cạnh tranh để giảm
áp lực về giá cho khách hàng. Nếu mức giá quá cao thì sản phẩm dù khác biệt cũng khó
có thể tiếp cận được với khách hàng.



×