Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh extrans việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 52 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH
NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CƠNG TY TNHH
EXTRANS VIỆT NAM

Giảng viên hƣớng dẫn:
Sinh viên thực hiện:

TS. PHAN THU TRANG
ĐÀM NGUYỄN THÙY TRANG

Lớp:

K55E4

Mã sinh viên:

19D130253

HÀ NỘI – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Em là Đàm Nguyễn Thùy Trang xin cam đoan rằng, đề tài khóa luận tốt nghiệp
“Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu tại Cơng ty TNHH Extrans Việt
Nam” là một sản phẩm nghiên cứu do chính em thực hiện được đúc kết trong suốt quá
trình học tập tại Trường Đại học Thương Mại và thực tập tại Công ty TNHH Extrans


Việt Nam. Các nguồn thơng tin, dữ liệu được sử dụng mang tính tham khảo trong q
trình thực hiện nghiên cứu và hồn thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp đều là nguồn
chính thống, có nguồn gốc rõ ràng dưới sự hướng dẫn tham khảo và gợi ý của giáo
viên hướng dẫn TS. Phan Thu Trang. Tất cả số liệu, kết quả trong bài đều do em tự thu
thập và thống kê theo giấy tờ, sổ sách từ Công ty TNHH Extrans Việt Nam. Sản phẩm
khóa luận tốt nghiệp của em tuyệt đối khơng có sự sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Một
lần nữa, em xin cam đoan về tính chính xác và duy nhất của các số liệu, nội dung được
đề cập trong đề tài nghiên cứu do em thực hiện.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Đàm Nguyễn Thùy Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành,
sâu sắc nhất tới TS. Phan Thu Trang, người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt q
trình viết Khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong trường Đại học thương
mại, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã giảng dạy,
chỉ bảo em trong suốt q trình em học tập. Chính những kiến thức mà thầy cô truyền
đạt cho em đã trở thành cơ sở vững chắc để em nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các anh chị đồng nghiệp tại công
ty TNHH Extrans Việt Nam, nơi mà em có điều kiện gặp gỡ, học hỏi, được áp dụng lý
thuyết vào làm việc thực tiễn. Để qua đó có thể giúp em hồn thiện đề tài khóa luận
một cách tốt nhất có thể.
Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, do
trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên khó tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được sự thơng cảm và đóng góp của thầy cơ để bài viết

của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ............................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh ................................................................................ vii
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................8
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................8
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................8
1.3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 10
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................... 11
1.5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 11
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................11
1.7. Kết cấu khóa luận .................................................................................................12
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH
GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƢỜNG BIỂN...............................................13
2.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................13
2.1.1. Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất .............................................................. 13
2.1.2. Khái niệm về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển ........................... 14
2.1.3. Khái niệm về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển........ ............................................................................................................14
2.2. Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu ................................................................ 15

2.2.1. Quy trình chung về nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển .........................15
2.2.2. Nội dung về quản trị rủi ro ................................................................................17
2.2.3. Nội dung hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển ...........................................................................................................20
2.2.4. Vai trị của quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển ....................................................................................................................24

iii


CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY TNHH EXTRANS
VIỆT NAM ...................................................................................................................26
3.1. Tổng quan về công ty ............................................................................................ 26
3.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 26
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ..................................................26
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực công ty................................................................ 27
3.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty ..............................................32
3.2.1. Tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022 .................32
3.2.2. Tình hình hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty
TNHH Extrans Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022 ................................................35
3.3. Quy trình thực hiện nhận hàng nhập khẩu đƣờng biển tại Công ty TNHH
Extrans Việt Nam ........................................................................................................36
3.4. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đƣờng biển của Cơng ty TNHH Extrans Việt Nam ........................................37
3.4.1. Nhận dạng rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
của Cơng ty TNHH Extrans Việt Nam ........................................................................37
3.4.2. Phân tích và đo lường rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển của Công ty TNHH Extrans Việt Nam ....................................................38
3.4.3. Kiểm soát rủi ro..................................................................................................41

3.4.4. Tài trợ rủi ro.......................................................................................................42
3.5. Đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đƣởng biển của Công ty TNHH Extrans Việt Nam .............................. 42
3.5.1. Thành công ........................................................................................................42
3.5.2. Hạn chế ..............................................................................................................43
3.5.3. Nguyên nhân hạn chế........................................................................................43
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG BIỂN CỦA
CÔNG TY TNHH EXTRANS VIỆT NAM .............................................................. 44
4.1. Định hƣớng phát triển quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đƣờng biển của Công ty TNHH Extrans Việt Nam ........................................44
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng

iv


nhập khẩu bằng đƣờng biển của Công ty TNHH Extrans Việt Nam .....................44
4.2.1. Hoàn thiện và nâng cao năng lực nghiên cứu, nhận dạng và dự báo rủi ro .44
4.2.2. Hồn thiện và nâng cao năng lực phân tích, đo lường rủi ro .........................45
4.2.3. Hoàn thiện và nâng cao năng lực kiểm sốt rủi ro ..........................................45
4.2.4. Hồn thiện và nâng cao năng lực tài trợ rủi ro ...............................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ


STT

Trang

1

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của cơng ty TNHH Extrans Việt Nam

28

2

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của doanh nghiệp giai đoạn 2021 –

30

2022
3

Bảng 1.2: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Extrans

32

Việt Nam
4

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH

33


Extrans Việt Nam giai đoạn 2020-2022
5

Bảng 2.2: Doanh thu và cơ cấu các dịch vụ của công ty TNHH

34

Extrans Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022
6

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường giao dịch trong giai đoạn 2020-2022

35

7

Bảng 2.4: Cơ cấu đối tác giao dịch trong giai đoạn 2020-2022

36

8

Sơ đồ 2: Quy trình nhận hàng NK bằng đường biển của Cơng

37

ty TNHH Extrans Việt Nam

vi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt
Từ viết tắt

STT

Nghĩa Tiếng Việt

1

BGĐ

Ban Giám đốc

2

HCNS

Hành chính nhân sự

3

VNĐ

Việt Nam Đồng

4

DN


Doanh nghiệp

5

XNK

Xuất nhập khẩu

6

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

7

XK

Xuất khẩu

8

NK

Nhập khẩu

Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh
STT


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

1

FCL

Full Container Load

Hàng nguyên container

3

LCL

Less than Container

Hàng lẻ không đầy container

Load
5

POL

Port of Loading

Cảng đóng hàng


6

POD

Port of Discharge

Cảng dỡ hàng

7

ETD

Estimated time of

Ngày dự kiến khởi hành

arrival
8

O/F

Ocean Freight

Chi phí vận tải

9

HBL


House Bill of Lading

Vận đơn thứ cấp

10

MBL

Master Bill of Lading

Vận đơn chủ

11

D/O

Delivery order

Lệnh giao hàng

12

A/N

Arrival Notice

Thông báo hàng đến

vii



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và giao thương hàng hóa ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Song song với đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia
cũng địi hỏi sự nhanh chóng, thuận tiện và an tồn hơn. Trong hoạt động xuất nhập
khẩu nói chung và hoạt động giao nhận vận tải nói riêng, những thay đổi liên tục và
khơng ngừng của các yếu tố kinh doanh làm gia tăng tính bất định của hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp đứng trước những cơ hội và rủi ro, thách
thức.
Công ty TNHH Extrans Việt Nam là một doanh nghiệp trẻ, hoạt động trong lĩnh
vực giao nhận vận tải, hoạt động phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp cũng chưa
được quan tâm đúng mức và rõ ràng. Trong khi đó, rủi ro trong quy trình nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường biển xuất hiện ở nhiều khía cạnh khách nhau và ngày càng
trở nên phức tạp, khó dự đốn hơn đồng thời cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến doanh
nghiệp.
Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Extrans Việt Nam” làm

đề tài

khóa luận. Đề tài quan tâm tới thực trạng kiểm sốt rủi ro, góp phần nâng cao nhận
thức trong quản trị rủi ro trong hoạt động giao nhận vận tải quốc tế tại cơng ty. Trên cơ
sở đó, đề xuất những giải pháp để kiểm soát rủi ro, hạn chế các kết quả tiêu cực và
nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Do đó, có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực
quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể:
Tác giả Nguyễn Khánh Dư (2017) tiếp cận và sử dụng phương pháp nghiên cứu

bao gồm tổng hợp, phân tích dựa trên số liệu thống kê và các cơng trình tổng kết
thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Cục Hải quan Hải Phòng. Tác giả cũng đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống quản
trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng bao gồm: (1)
Cập nhật các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động hải quan; (2) Tập trung thu
thập hồ sơ doanh nghiệp, phân tích đánh giá thơng tin, trao đổi thơng tin để từ xây

8


dựng các tiêu chí áp dụng quản lý rủi ro; (3) Xây dựng trung tâm dữ liệu và công nghệ
thông tin phù hợp với yêu cầu phân tích rủi ro; (4) Cải cách bộ máy, phân công nhiệm
vụ công chức hải quan làm nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý rủi ro; (5) Nâng cao năng
lực cán bộ thực hiện quản lý rủi ro; (6) Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù
hợp với việc áp dụng quản lý rủi ro trong qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất, nhập khẩu
Tác giả Hồng Thị Liệu (2018) đã nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về quản lý
rủi ro và áp dụng hệ thống quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong đề tài
“Quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh”.
Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tổng
hợp, so sánh, đối chiếu số liệu từ năm 2014 – 2016 nhằm phân tích thực trạng quản lý
rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh. Từ đó đánh
giá những thành tựu đạt được và những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn
chế trong việc quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan
Hồng Lĩnh.
Tác giả Nguyễn Khắc Anh (2021) cũng nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn
diện trong đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thực hiện qui trình, thủ tục
đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội”. Dữ liệu của
nghiên cứu được lấy từ năm 2015 – 2019 tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. Trong
nghiên cứu, tác giả đã đánh giá công tác quản trị rủi ro trong thực hiện quy trình thủ

tục hải quan đạt mức 3.54/5 – là mức an tồn. Qua đó, tác giả đưa ra 7 giải pháp và 6
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thực hiện quy trình, thủ tục đối
với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
Đối với nghiên cứu nước ngoài, nhóm tác giả Elena A. Bratukhina, Eleonora
V. Nagovitsyna và Dmitry S. Tusin (2021) đã nghiên cứu đề tài “Company Risk
Management in Export Activities”. Trong khi nghiên cứu những rủi ro khi xuất
khẩu sản phẩm, các tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê – kinh tế, logic,
phân tích so sánh. Theo nghiên cứu, nhóm tác giả đã xác định được những rủi ro chính
mà doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, đã xây dựng một hệ
thống ma trận quản lý rủi ro cho các công ty xuất khẩu nhằm quản lý hoặc giảm thiểu
rủi ro xuất khẩu.
Nhóm tác giả Wen-Jui Tseng, Ji-Feng Ding, và Min-Hua Li cũng thực hiện

9


nghiên cứu với đề tài “Risk management of cargo damage in export operations of
ocean freight forwarders in Taiwan” vào năm 2013. Nghiên cứu này áp dụng các
phương pháp đánh giá an toàn làm cơ sở cho việc đánh giá quản trị rủi ro gồm:
phương pháp phân tích qua bảng hỏi khảo sát, mơ hình ma trận rủi ro,… Tác giả cũng
khuyến nghị rằng các nhà giao nhận vận tải đường biển tăng cường liên hệ với các chủ
hàng để hiểu rõ hơn về lý lịch của chủ hàng và đặc điểm hàng hóa của họ. Điều này sẽ
giúp các nhà giao nhận vận tải đường biển đưa ra các quyết định sáng suốt hơn liên
quan đến việc xử lý hàng hóa và cho phép họ hình thành các liên kết trong chuỗi quản
lý rủi ro của khách hàng.
Nhìn chung các nghiên cứu trước đây tuy đã có khá nhiều nghiên cứu về quản trị
rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường chỉ tập
trung vào các cơng ty xuất nhập khẩu. Trong khi đó, các cơng ty giao nhận đóng vai trị
rất quan trọng trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu lại chưa có nhiều
đề tài đi sâu vào đối tượng này. Do đó, đề tài của em nghiên cứu về quản trị rủi ro

trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Extrans
Việt Nam là đề tài đóng góp thêm tính mới, khơng trùng lặp với các cơng trình, bài
nghiên cứu đã có.
Bài nghiên cứu có các tính mới nhất định: (1) Khái qt hóa được hệ thống cơ
sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển; (2)
Phân tích được thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của
doanh nghiệp nghiên cứu; (3) Đưa ra được một số giải pháp mang tính thực tiễn giúp
doanh nghiệp hồn thiện hoặc nâng cao được hiệu quả trong q trình giao nhận hàng
hóa quốc tế.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng
nhập khẩu bằng đường biển
Hai là, nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển tại Công ty TNHH Extrans Việt Nam
Ba là, phân tích ảnh hưởng của rủi ro đến quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển tại Cơng ty TNHH Extrans Việt Nam
Bốn là, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, đề ra các giải pháp hợp lý nhằm

10


hạn chế rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
TNHH Extrans Việt Nam.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề trong hoạt động rủi ro trong quy trình
nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Extrans Việt Nam
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đối với hoạt động nhận hàng hóa bằng đường biển thì phạm vi
nghiên cứu rất rộng và địi hỏi cần phải có chiều sâu. Tuy nhiên, phạm vi nghiên

cứu của đề tài này chỉ dừng lại ở mức độ cho phép và tập trung nghiên cứu về quản trị
rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Cơng ty Extrans Việt
Nam
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu và thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động
nhận hàng nhập khẩu tại Công ty Extrans Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2022. Các
giải pháp được định hướng trong vịng 5 năm từ 2023 – 2028.
Về khơng gian: Đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng
nhập khẩu bằng đường biển tại Cơng ty TNHH Extrans Việt Nam
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thơng qua trong q trình thực tập tại cơng ty.
Thơng qua các phương pháp như quan sát, tìm hiểu và phân tích để đánh giá về mức
độ hiệu quả của quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại cơng ty TNHH
Extrans Việt Nam cũng như tìm hiểu các rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển tại công ty.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp: Bao gồm các báo cáo tài chính; Thuyết
minh báo cáo tài chính; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2020 –
2022; các tài liệu, hợp đồng được dùng để tham khảo trong khóa luận.
Các bảng khảo sát, phiếu điều tra được thực hiện nhằm có những dữ liệu
thực tế về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu tại cơng ty TNHH
Extrans Việt Nam.
Ngoài ra, nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập bên ngồi gồm trang web của
cơng ty; các bài báo, tạp chí có liên quan.

11


1.7. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển của cơng ty TNHH Extrans Việt Nam
Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong quy trình nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Extrans Việt Nam.

12


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUYTRÌNH
GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƢỜNG BIỂN
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất
“Nguy cơ rủi ro là những đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra, là hiện tượng bất lợi
đối với con người, luôn tiềm ẩn và song hành cùng các hoạt động của con
người” (PGS.TS Doãn Kế Bơn, 2009, Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc
tế, Trang 334)
2.1.1.1. Khái niệm về nguy cơ
“Nguy cơ” là một thuật ngữ được sử dụng trên các đơn bảo hiểm thuộc thị trường
bảo hiểm Anh – Mỹ. Trong đời sống hàng ngày, người ta thường lẫn lộn thuật ngữ
“nguy cơ với thuật ngữ “hiểm họa” bởi cùng cho người nghe một ý thức cảnh giác về
một điều gì đó. Tuy nhiên, chúng có ý nghĩa khác nhau ở chỗ là “nguy cơ” làm cho
hiểm họa sát gắn với hiện thực hơn, khả năng xảy ra tổn thất cao hơn. Nói cách khác,
nguy cơ là những điều kiện phối hợp, tác động làm tăng khả năng tổn thất.
2.1.1.2. Khái niệm về rủi ro
“ Rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi của con người và gây ra những
thiệt hại cho con người trong các hoạt động của mình. Mặc dù rủi ro là sự kiện khách
quan, xảy ra ngoài ý muốn của con người nhưng con người lại hồn tồn có thể kiểm
sốt được rủi ro ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biện pháp hạn chế tối đa

những tổn thất rủi ro mang đến.” (PGS.TS Dỗn Kế Bơn, 2009, Giao trình quản trị tác
nghiệp thương mại quốc tế, Trang 334)
Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Bất ngờ là con người khơng thể lường trước
được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai
và bất cứ nơi đâu.
Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Khi rủi ro xảy ra luôn để lại những hậu
quả, một số trường hợp có thể là tổn thất khơng đáng kể hoặc tổn thất gián tiếp.
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Rủi ro có tính khó lường trước, tính khách
quan và loại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia các hoạt động.
2.1.1.3. Khái niệm về tổn thất
“Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hưởng; về con người,
tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra.”

13


(PGS. TS Dỗn Kế Bơn, 2009, Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế,
trang 336)
Tổn thất có thể là hữu hình (tổn thất tài sản, con người, sức khỏe) và cũng có thể
là vơ hình (tinh thần, đe dọa sự nghiệp,...). Tổn thất vơ hình hồn tồn có thể đo lường
và quy đổi ra thành tiền, và trong khơng ít các trường hợp tổn thất vơ hình cịn lớn
hơn tổn thất hữu hình.
2.1.2. Khái niệm về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Dịch vụ giao nhận (Freight Fowarding Service) là bất kì loại dịch vụ nào liên
quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa
cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề
hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập, chứng từ liên quan đến hàng
hóa (theo quy tắc mẫu của FIATA (Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế) về dịch vụ
giao nhận).
Nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là dịch vụ liên quan đến vận chuyển và

làm các thủ tục để nhận hàng nhập khẩu thông qua phương thức vận chuyển
đường biển. Dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển bao gồm các công việc kể
từ khi nhận hàng từ người bán cho đến khi giao hàng tới nơi người mua.
2.1.3. Khái niệm về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển
2.1.3.1. Khái niệm về quản trị rủi ro
“Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh
giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phụ các hậu quả
của rủi ro” (PGS.TS Trần Hùng, 2019, Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 28)
Như vậy, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện
và có hệ thống với mục tiêu nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những
tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
“Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế là hệ thống các nghiệp vụ
nhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong
quá trình tiến hành các tác nghiệp thương mại quốc tế” (PGS.TS Dỗn Kế Bơn, 2009,
Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 375)
Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế không chỉ dừng lại ở mức độ
nhận dạng và còn đánh giá và đưa ra các biện pháp hạn chế thấp nhất nhữngtổn thất do

14


rủi ro gây ra. Quy trình này cần được tiến hành một cách đồng bộ từ giai đoạn xác lập
bộ máy nhân sự đến triển khai tác nghiệp trong từng khâu, với mục tiêu vận dụng
tối đa các nguồn lực cả bên trong và ngoài doanh nghiệp để mang lại hiệu quả tối đa.
2.1.3.2. Khái niệm về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển
Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển là quá
trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển
khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phụ các hậu quả của rủi ro trong quy trình

nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.
2.2. Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Quy trình chung về nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Đối với một công ty giao nhận vận tải quốc tế, quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển được tiến hành theo trình tự các bước như sau:
Bước 1. Đặt lịch tàu, kiểm tra và xác nhận booking
Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, bước đầu tiên là booking
tàu sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương (sale contract). Các thông tin cần cung cấp
cho hãng tàu: Cảng đi (port of loading), Cảng chuyển tải, Cảng đến (port of discharge),
Tên hàng, Trọng lượng, Thời gian tàu chạy (ETD), Thời gian đóng hàng và các yêu
cầu khác. Kiểm tra và xác nhận các thông tin booking: Cảng đi, cảng đến, nhiệt độ, độ
thơng gió, loại container, kích cỡ.
Bước 2. Theo dõi tiến trình đóng hàng và thơng tin cập nhật từ nhà xuất khẩu
Đối với quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, cơng việc thực hiện
giám sát, theo dõi tồn bộ tiến trình đóng hàng để cập nhật cho đối tác sẽ do nhà xuất
khẩu, đại lý hoặc chi nhánh giao dịch FDW ở Việt Nam.
Bước 3. Kiểm tra xác nhận chứng từ, hồ sơ liên quan đến lô hàng
Trước khi tiến hành nhập một lô hàng, yêu cầu bên đối tác tiến hành chuẩn bị các
chứng từ.
Bước 4. Nhà nhập khẩu nhận được thông báo khi hàng đến
Trước ngày tàu cập ít nhất 1 ngày sẽ nhận được thông báo hàng đến từ hãng tàu
hoặc đại lý. Tiến hành lấy lệnh giao hàng (D/O) bao gồm các giấy tờ sau: Giấy giới
thiệu, Bill gốc, Giấy ủy quyền (nếu có yêu cầu).
Bước 5. Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng

15


Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code,..các quy định của Nhà nước để đăng
ký các thủ tục để được cấp các chứng nhận có liên quan.

Bước 6. Khai báo hải quan hàng nhập
Đây là bước quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Để
có thể tiến hành khai báo hải quan, cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: Hợp đồng
(contract), Hóa đơn thương mại (commercial invoice), Phiếu đóng gói (packing list),
Vận đơn (bill of lading), Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (nếu có), Giấy phép
nhập khẩu (nếu có) và các chứng từ khác. Sau bước này sẽ là bước lên tờ khai hải
quan. Hiện nay, có thể khai báo qua mạng qua hệ thống khai báo hải quan điện tử. Để
có thể tiến hành khai báo hải quan qua mạng cần có đầy đủ các giấy tờ sau: Sales
contract, Commercial invoice, Packing list, Bill of lading, C/O, hóa đơn cước (nếu có)
và một số chứng từ liên quan khác.
Ngồi những chứng từ trên, cần lưu ý đến chữ ký số để đăng nhập và truyền tờ
khai trên phần mềm khai hải quan điện tử.
Bước 7. Mở và thông quan tờ khai, thanh lý tờ khai
Đầu tiên, tiến hành làm thủ tục hải quan tại cảng. Tiếp theo, tiến hành mở tờ
khai. Để thực hiện được bước này, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: Giấy giới
thiệu, Tờ khai phân luồng, Invoice, Packing list, Bill of lading và các chứng từ cần
thiết khác (C/O, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu). Sau khi hoàn thành việc nộp
thuế và tờ khai được thông quan, tiến hành in mã vạch. Nộp mã vạch và tờ khai đã
thông quan cho hải quan giám sát ít nhất là 2 bộ. Hải quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và
trả lại cho doanh nghiệp 1 bộ, còn 1 bộ hải quan sẽ giữ.
Bước 8. Điều kho vận chuyển hàng hóa về kho
Sau khi tiến hành thanh lý tờ khai, đến phòng thương vụ của cảng và mang theo
D/O để đóng phí. Tiếp theo, giao cho tài xế các chứng từ như: phiếu EIR, D/O để tài
xế trình hải quan giám sát cổng và cho xe rời khỏi cảng chờ hàng về kho.
Bước 9. Rút hàng và trả vỏ container rỗng
Khi xe chở hàng về đến kho, tiến hành kiểm tra các giấy tờ như: seal, tình trạng
container hoặc xe chở hàng. Sau khi rút hàng xong, tài xế sẽ mang container trả về
cảng hoặc ICD.
Bước 10. Lưu trữ hồ sơ và chứng từ
Mọi chứng từ, giấy tờ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường


16


biển cần phải được lưu trữ kỹ lưỡng. Để đối chiếu trong trường hợp có phát sinh,
khiếu nại. Các chứng từ cần lưu giữ bao gồm:
• Hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa miễn
thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế
• Hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, khơng thu thuế
• Hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
• Chứng từ vận tải, phiếu đống gói, tài liệu kỹ thuật
• Sổ sách, chứng từ kế tốn
Các thơng tin trên đây cung cấp những bước cơ bản cho một quy trình nhập khẩu
hàng hóa bằng đường biển. Tùy từng điều kiện giao hàng do bên bán và bên mua thỏa
thuận mà mức chi phí vận chuyển, trách nhiệm đối với hàng hóa là khác nhau. Các
thương nhân vì vậy cần linh hoạt khi áp dụng quy trình này cho từng trường hợp thực
tế.
2.2.2. Nội dung về quản trị rủi ro
2.2.2.1. Nhận dạng rủi ro
Hoạt động nhận dạng rủi ro được thực hiện thông qua việc theo dõi, nghiên cứu,
xem xét môi trường xung quanh doanh nghiệp (vi mô và vĩ mơ), tồn bộ hoạt động của
doanh nghiệp, nhằm thống kê được tất cả những rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và
đang xảy ra mà cả những rủi ro mới có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.
Có hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để phát hiện rủi ro là phương pháp
dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ và phương pháp hệ thống an toàn.
Phương pháp dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ: Phương pháp dựa
trên những rủi ro doanh nghiệp đã gặp phải trong quá khứ để xác định những rủi ro
mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào
những nghiên cứu về rủi ro trong quá khứ thì sẽ khơng đủ, vì có những rủi ro mà
doanh nghiệp chưa gặp phải bao giờ.

Phương pháp hệ thống an toàn: Phương pháp này do các nhà khoa học phát triển
các chương trình vũ trụ của Mỹ phát minh ra trên cơ sở xây dựng các mơ hình mơ
phỏng rủi ro. Các mơ hình này thường rất phức tạp, cần có sự trợ giúp của các cơng cụ
máy tính hiện đại. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có phạm vi hoạt động rộng,
quy mơ lớn như các tập đồn đa quốc gia, việc sử dụng phương pháp này là không
thể thiếu để hỗ trợ trong việc phát hiện rủi ro tiềm tàng.

17


Để hỗ trợ cho việc phát hiện rủi ro, nhà quản trị thường sử dụng các công cụ như:
Bảng câu hỏi phân tích rủi ro; Danh mục các nguy cơ; Danh mục các rủi ro được bảo
hiểm,...
Quy trình phát hiện rủi ro thường được tiến hành qua 4 bước bao gồm: Định
hướng; Phân tích tài liệu; Phỏng vấn; Khảo sát, điều tra trực tiếp. Việc nhận dạng rủi
ro được thực hiện trong suốt quy trình giao hàng xuất khẩu của doanh nghiệp. Mỗi giai
đoạn đều có những rủi ro tiềm ẩn khác nhau, do đó cần xem xét sử dụng các phương
pháp nhận diện để tìm ra các rủi ro một cách hiệu quả.
2.2.2.2. Phân tích và đo lường rủi ro
Trên cơ sở các rủi ro đã được nhận diện, sẽ tiến hành phân tích rủi ro nhằm xác
định nguyên nhân gây ra các rủi ro, cũng như các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra
rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của cơng ty.
Phân tích rủi ro gồm các nội dung như:
Thứ nhất, phân tích hiểm họa. Đây là q trình phân tích những điều kiệnhay
yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi
rủi ro xảy ra.
Thứ hai, phân tích nguyên nhân rủi ro. Rủi ro trong quy trình giao hàng xuất
khẩu có thể đến từ nguyên nhân chủ quan như sự bất cẩn của con người, sự thiếu kinh
nghiệm hoặc đến từ nguyên nhân khách quan như các yếu tố kỹ thuật, phần mềm quản
lý.

Để đo lường rủi ro, các doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp các phương pháp đo
lường định lượng và các phương pháp đánh giá định tính.
Các phương pháp đo lường định lượng: Phương pháp đo lường định lượng để
đánh giá khả năng xảy ra tổn thất, được thực hiện thơng qua các phân tích lượng hóa
trên cơ sở lý thuyết xác suất. Để xác định phân phối xác suất của những biến số này,
nhà quản trị rủi ro thường sử dụng 2 phương pháp là:
Xây dựng các mơ hình tính xác suất xảy ra tổn thất dựa trên cơ sở các số liệu quá
khứ về tổn thất, ngun nhân
Sử dụng các mơ hình giả lập để tích hợp cả những thay đổi của mơi trường vào
các phân phối xác suất cần xác định
Các phương pháp đánh giá định tính: là phương pháp dựa trên những đánh giá
của các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị rủi ro, để từ đó xếp hạng các rủi ro và đưa ra

18


một báo cáo tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng đối với nhũng rủi ro khó đo
lường. Phương pháp đánh giá đơn giản nhất là xin ý kiến chuyên gia để xếp hạng các
rủi ro.
2.2.2.3. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro việc sử dụng các kỹ thuật, các cơng cụ, chiến lược và những
chương trình nhằm mục tiêu kiểm soát tần suất, độ lớn của các tổn thất và các ảnh
hưởng bất lợi khác của rủi ro có thể xảy ra.
Mỗi cơng ty sẽ có các chương trình kiểm sốt rủi ro khác nhau, tuy nhiên các
cơng cụ và kỹ thuật được sử dụng để kiểm soát rủi ro thường được sắp xếp theo 4
nhóm sau:
Thứ nhất, nhóm biện pháp né tránh rủi ro. Đây là việc lựa chọn phương ánthay
thế phương án đã định khi biết rằng phương án ban đầu tiềm ẩn các rủi ro
Thứ hai, nhóm biện pháp chấp nhận rủi ro, là việc doanh nghiệp sẵn sàng
đương đầu với rủi ro và hi vọng rủi ro khơng xảy ra

Thứ ba, nhóm biện pháp giảm thiểu rủi ro được áp dụng đối với những rủi ro
khơng thể né tránh hay phịng ngừa triệt để
Thứ tư, nhóm biện pháp phân tán rủi ro nhằm giảm bớt tổn thất có thể khi rủi ro
xảy ra thơng qua việc phân tán đối tượng chịu rủi ro.
2.2.2.4. Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro là nội dung quản trị rủi ro nhằm mục đích chuẩn bị cho doanh
nghiệp trước những tổn thất xảy ra. Tài trợ rủi ro bao gồm các hoạt động nhằm dự
phịng nguồn tài chính cho các thiệt hại, một khi rủi ro xảy ra.
Tài trợ rủi ro chia làm hai nhóm biện pháp cơ bản là chấp nhận rủi ro và chuyển
giao hoặc chia sẻ rủi ro.
Chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Rất
nhiều hoạt động hay môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp không thể từ bỏ, hoặc
không thể ngăn chặn được hoàn toàn rủi ro.
Chấp nhận rủi ro là biện pháp không tránh khỏi, để không bỏ lỡ những cơ hội
kiếm lời. Trong trường hợp này, nhà quản trị phải dự phịng các nguồn lực tài chính,
nhằm kịp thời bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra, để khơng ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro. Để chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải ký kết

19


những hợp đồng có các điều khoản đặc biệt. Mặc dù khơng thể giúp triệt tiêu hồn
tồn rủi ro, nhưng biện pháp chuyển giao và chia sẻ rủi ro cũng giúp giảm chi phí dự
phịng rủi ro của doanh nghiệp đối với những rủi ro không thể tránh được. Tuy nhiên,
khơng phải rủi ro nào cũng có thể chuyển giao hoặc chia sẻ, trong những tình huống
đó, nhà quản trị sẽ phải quyết định giữa việc chấp nhận hoặc né tránh rủi ro.
2.2.3. Nội dung hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển
2.2.3.1. Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là
quá trình nhận biết các nguy cơ rủi ro tiềm năng đối với tài sản, trách nhiệm pháp lý và
nguồn nhân lực cơng ty, từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch kiểm sốt và tài trợ
rủi ro thích hợp. Các nhà quản trị cần xác định những yếu tố quan trọng trong quá trình
nhận dạng rủi ro, bao gồm: nguồn gốc rủi ro, đối tượng rủi ro và tổn thất rủi ro để có
thể phân tích và đo lường chính xác.
Đối với hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, rủi ro ln tiềm ẩn
trong quy trình của cơng ty.
Các bƣớc trong quy trình nhận hàng

Nhận dạng rủi ro

nhập khẩu bằng đƣờng biển
Rủi ro từ hãng tàu: Hãng tàu ra
Bước 1: “Đặt lịch tàu, kiểm tra và xác booking sai, chậm hoặc khơng có
nhận booking”

booking. Đối với những hãng tàu lấy
booking trên hệ thống, doanh nghiệp
thường gặp tình trạng như lỗi trang
web, thao tác sai,…
Rủi ro từ nhà xuất khẩu: Theo dõi tiến

Bước 2: “Theo dõi tiến trình đóng hàng trình đóng hàng khơng cẩn thận, nếu
và thơng tin cập nhật từ nhà xuất khẩu”

hãng lỗi hoặc thiếu sẽ không cập nhật
thông báo kịp thời cho bên nhà nhập
nhẩu,....
Rủi ro từ nhà nhập khẩu: Không theo

dõi sát sao nếu bên nhà xuất khẩu
thơng báo thì khơng xử lý kịp thời .

20


Rủi ro từ nhà xuất khẩu: Kiểm tra
Bước 3: “Kiểm tra xác nhận chứng từ, hồ chưa cẩn thận, thiếu chứng từ hoặc sai
sơ liên quan đến lơ hàng”

sót hồ sơ liên quan đến lơ hàng dẫn
đến hàng hóa bị kiểm hóa, khơng
thơng quan được,…
Rủi ro về giao nhận chứng từ: Nếu
doanh nghiệp gửi SI và VGM muộn
hơn so với thời gian hãng tàu quy
định thì hàng hóa có nguy cơ không
được khởi hành theo đúng ngày dự
kiến tàu chạy. Hoặc sai thông tin vận
đơn như sai thông tin người nhận và
người gửi, sai thơng tin hàng hóa,…
Rủi ro từ nhà nhập khẩu: Không theo

Bước 4: “Nhà nhập khẩu nhận được dõi sát sao, nếu không chuẩn bị kịp
thông báo khi hàng đến”

thời thì mất rất nhiều thời gian và chi
phí,...
Rủi ro từ nội dung ký kết: Khơng


Bước 5: “Ký kết các chứng nhận liên kiểm tra cẩn thận có thể gây sai sót,
quan đến lơ hàng”

nhầm lẫn nội dung giấy chứng nhận.
Rủi ro từ nhà nhập khẩu: Đăng ký các
giấy chứng nhận liên quan đến lô
hàng, các chứng từ sai hoặc khơng
khớp với nhau,...
Rủi ro về q trình thơng quan

Bước 6: “Khai báo hải quan hàng nhập”

hàng hóa: Hàng hóa bị kiểm hóa,
khơng thơng quan được,…

Bước 7: “Mở và thông quan tờ khai, Rủi ro từ nhà nhập khẩu: Khơng theo
thanh lý tờ khai”

dõi sát sao, gây thiếu sót tờ khai, giấy
phép quan trọng, không kịp thời xử lý.
Rủi ro từ nhà vận chuyển: Trong quá

Bước 8: “Điều kho vận chuyển hàng hóa trình vận chuyển về kho, dễ gây thất

21


về kho”

lạc hay mất hàng hóa, khó kiểm sốt

chặt chẽ.
Rủi ro về vỏ container: Container sau

Bước 9: “Rút hàng và trả vỏ container khi đóng hàng có thể gặp tình trạng
rỗng”

như

móp,

hỏng,

xước

sàn

container,…. và phải chịu khoản phạt
từ hãng tàu.
Rủi ro về thời gian hạ bãi: Mỗi hãng
tàu sẽ quy định thời gian cắt máng đối
với từng lô hàng, nếu hạ bãi muộn
hơn thời gian hãng tàu thơng báo thì
lơ hàng đó sẽ bị rớt tàu và chịu phí
lưu kho, lưu bãi,...
Rủi ro từ nhà nhập khẩu: Hồ sơ và
Bước 10: “Lưu trữ hồ sơ và chứng từ”

chứng từ bị ẩm mốc, dễ thất lạc hoặc
rách. Tìm kiếm hồ sơ và chứng từ khó
kiểm sốt.


2.2.3.2. Phân tích và đo lường rủi ro
Ngun nhân dẫn tới các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quy trình
nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển như sau:
Đối với rủi ro từ hãng tàu: Đây là nguyên nhân khách quan từ hãng tàu, có thể
do hãng tàu đã cập nhật chính sách mới, quy định mới về cách thức lấy booking mà
doanh nghiệp chưa nắm bắt được thông tin. Hoặc do doanh nghiệp chưa có mối quan
hệ thân thiết với hãng tàu nên mất khá nhiều thời gian trong quy trình xử lý.
Đối với rủi ro từ nhà nhập khẩu: Nguyên nhân là do doanh nghiệp khơng tìm
hiểu kỹ về thơng tin đối nhà xuất khẩu trong lĩnh vực kinh doanh, thâm niên hoạt
động, tiềm lực tài chính, những hiệp hội, mạng lưới mà đối tác tham gia,…
Đối với rủi ro từ nội dung ký kết: Nguyên nhân có thể do các bên liên quan
không kiểm tra, vội vàng, chủ quan dẫn đến những rủi ro khơng đáng có.
Rủi ro về giao nhận chứng từ: Nhân viên không kiểm tra kĩ các thông tin cần
thiết.
Rủi ro về thơng quan hàng hóa: Ngun nhân do nhân viên khơng có kinh
22


nghiệm, chưa đủ chứng từ,…
Rủi ro từ nhà vận chuyển: Nguyên nhân là do nhà vận chuyển không theo dõi sát
sao, bất cẩn dễ gây thất lạc hay mất hàng hóa, khó kiểm sốt.
Đối với rủi ro về vỏ container: Nguyên nhân chủ quan từ bộ phận đi lấy container
rỗng không kiểm tra trước khi lấy dẫn tới lấy sai vỏ, lấy phải vỏ bị lỗi và q trình
đóng hàng làm hỏng container
Đối với rủi ro về thời gian hạ bãi: Ngun nhân đến từ q trình sản xuất hàng
hóa, đóng hàng khơng kịp thời gian cắt máng, hoặc do nguyên nhân thời tiết xấu
không thể hạ bãi đúng thời hạn
Rủi ro về pháp lý: Điều này do doanh nghiệp chưa cập nhật kịp thời các
chính sách hiện hành về hàng hóa nhập khẩu, các quy định liên quan tới thuế suất,

hàng hóa bị cấm nhập khẩu hay các yêu cầu nhập khẩu đặc biệt tại nước của người
nhận hàng,...
Đối với đo lường rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển,
doanh nghiệp có thể sử dụng thang đo dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện
Tần suất xuất hiện

Cao

Thấp

Cao

I

II

Thấp

III

IV

Mức độ tổn thất

Cụ thể như sau:
-

Nhóm (I): Rủi ro nhiều, mức độ tổn thất nghiêm trọng cao, doanh nghiệp

bắt buộc dành sự quan tâm lớn tới nhóm này

-

Nhóm (II): Tần suất xuất hiện thấp nhưng mức độ tổn thất cao, doanh

nghiệp cần quan tâm tới nhóm này nhưng mức độ thấp hơn nhóm (I)
-

Nhóm (III): Tần suất xuất hiện cao, mức độ tổn thất thấp, địi hỏi cơng ty có

nhữngbiển pháp né tránh hoặc chuyển giao rủi ro để giảm thiểu tổn thất và chi phí
-

Nhóm (IV): Đây là nhóm những rủi ro có tần suất xuất hiện và mức độ tổn

thất đều ở mức thấp, doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc ít quan tâm những rủi ro
trong nhóm này
2.2.3.3. Kiểm sốt rủi ro
Kiểm sốt rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu là hoạt động liên quan đến
việc đưa ra những biện pháp, kỹ thuật, cơng cụ khác nhau nhằm phịng ngừa hoặc

23


giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển của cơng ty.
Sau khi nhận dạng và phân tích rủi ro, cơng ty có thể biết được nguồn gốc và
mức độ tổn thất cũng như tần suất xuất hiện của rủi ro đó. Qua đó, cơng ty có những
biện pháp quản trị rủi ro phù hợp, các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể chia thành như
sau:
Né tránh rủi ro: Cơng ty có thể chủ động né tránh hoặc loại bỏ nguyên nhân gây

ra rủi ro bằng việc không ký kết các hợp đồng nếu phát hiện sự gian lận của đối tác,
cập nhật tình hình thời tiết, xã hội,…
Giảm thiểu tổn thất: Cơng ty có thể sử dụng các biện pháp giảm tần suất và mức
độ xảy ra của rủi ro như tận dụng các tài sản cịn có thể sử dụng được, thương lượng
với đối tác để chia sẻ thiệt hại,…
Chuyển giao rủi ro: Cơng ty có thể chuyển giao rủi ro đến những công ty, tổ chức
khác bằng cách mua bảo hiểm cho hàng hoá
2.2.2.4. Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu là nội dung quản trị rủi ro
nhằm mục đích chuẩn bị cho doanh nghiệp trước những tổn thất xảy ra. Tài trợ rủiro
bao gồm các hoạt động nhằm dự phòng nguồn tài chính cho các thiệt hại, một khi rủi ro
xảy ra.
Ví dụ để tránh rủi ro giá cả biến động như giá xăng dầu tăng, tỷ giá tăng, doanh
nghiệp sẽ phải kí hợp đồng dài hạn với giá cả cố định với hãng tàu. Với những hợp
đồng có các điều khoản cố định như vậy, rủi ro sẽ được chia sẻ cho cả hai bên mua
và bán.
2.2.4. Vai trò của quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu
bằngđường biển
Thứ nhất, hoạt động quản trị rủi ro có nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể
theo đuổi các mục tiêu (như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp)
mà khơng bị phá sản bằng những rủi ro phát sinh trong quá trình theo đuổi các mục
tiêu đó.
Thứ hai, hoạt động quản trị rủi ro có đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh
nghiệp, nhờ vào hoạt động kiểm soát chi phí liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp.
Khi hoạt động quản trị rủi ro góp phần làm giảm chi phí, thì sẽ góp phần làm tăng lợi

24



×