Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh thiết bị công nghệ bình minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.84 KB, 46 trang )

Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG
QUÁ TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế
nói chung, hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng. Sự giao lưu buôn
bán giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng ngày càng lớn đòi hỏi quá trình thị
trường hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho các bên. Để
đảm bảo các điều kiện đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã phải có
những biện pháp, chiến lược nhằm kiểm soát, hạn chế các loại rủi ro xảy ra.
Trên thế giới, các doanh nghiệp đã xây dựng các biện pháp đó thành chiến lược
có tính hệ thống và coi việc nghiên cứu, kiểm soát rủi ro là một công tác quan trọng
của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, khái niệm và việc vận dụng kiểm soát rủi ro mới chỉ
dừng lại ở việc xử lý các rủi ro đã xảy ra, còn việc nghiên cứu lý luận và đưa ra các
giải pháp mang tính nguyên tắc thì chưa được quan tâm nghiên cứu có tính hệ thống.
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh đã hoạt động trên thị trường
được 4 năm, nhưng vẫn chưa thực sự chú trọng đến chức năng kiểm soát rủi ro trong
hoạt động nhận hàng nhập khẩu của mình. Do đó, công ty thường gặp phải các rủi ro
trong việc giao nhận hàng hóa, rủi ro do hàng không đúng chất lượng, chủng loại,…
Điều đó đã làm thiệt hại về kinh tế rất nhiều cho công ty, nghiêm trọng hơn là ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín của công ty. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện
nay, nếu tình trạng này còn kéo dài thì công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và
có xu hướng ngày càng gia tăng. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát rủi
ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Thiết bị
Công nghệ Bình Minh để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lập môi trường kinh
doanh an toàn hơn là vấn đề cần thiết.
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh là công ty chuyên nhập khẩu các
sản phẩm máy phát điện và phân phối các sản phẩm máy phát điện trên thị trường


trong nước và ngoài nước.
Để đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của khách hàng thì công ty TNHH Thiết bị
Công nghệ Bình Minh phải có nhiệm vụ nhập khẩu những máy móc thiết bị hiện đại
của nước ngoài thông qua các hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài. Muốn làm được
điều này công ty luôn cố gắng khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
với các đối thủ khác khi mà nền toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu mà mỗi quốc gia
cần hội nhập và thích nghi. Công ty luôn quan tâm đến chất lượng làm việc của cán bộ
công nhân viên trong công ty và luôn tìm cách hoàn thiện mình để đáp ứng tối đa nhu
cầu của khách hàng.
Trong thời gian thực tập tại phòng xuất nhập khẩu của công ty TNHH Thiết bị
Công nghệ Bình Minh, trên cơ sở những kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ xuất nhập
khẩu đã được truyền đạt ở trường Đại học và một số kinh nghiêm thực tế thu được, với
mục đích tìm hiểu thêm quy trình nhập khẩu và vấn đề kiểm soát rủi ro đối với quá
trình này của công ty, em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Kiểm soát rủi ro
trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Thiết bị
Công nghệ Bình Minh”. Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề cốt lõi
quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty, việc kiểm soát rủi ro đối
với quá trình này, qua đó rút ra những mặt mạnh cũng như những tồn tại chủ yếu của
việc kiểm soát rủi ro trong quá trình nhập khẩu của công ty, từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác này.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Những mục tiêu nghiên cứu mà đề tài của em mong muốn đạt được là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quá trình nhận hàng nhập khẩu và kiểm soát rủi
ro đối với quá trình này.
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
- Phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển tại công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh.
- Đề xuất kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
tại công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh.

1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung kiểm soát rủi ro trong quá trình
nhận hàng nhập khẩu đường biển của công ty TNHH thiết bị công nghệ Bình Minh
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Bài khoá luận tập trung nghiên cứu thực trạng kiểm soát rủi ro
trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển từ năm 2009 đến 2011 của công
ty BMTE.
- Không gian: Bài khoá luận tập trung nghiên cứu việc kiểm soát rủi ro trong
quá trình nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty BMTE tại cảng Hải
Phòng.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân
tích và đề xuất các biện pháp kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu. Đề
tài chú trọng sử dụng các công cụ: thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, suy luận
logic,… nhằm tăng thêm cơ sở của vấn đề và giải quyết chúng có hệ thống.
1.7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo đề tài còn gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng
nhập khẩu bằng đường biển
Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
Chương 3: Thực trạng kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển tại công ty TNHH thiết bị công nghệ Bình Minh
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất kiểm soát rủi ro trong quá trình
nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH thiết bị công nghệ Bình
Minh
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3

Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG QUÁ
TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi của con người và gây những
thiệt hại cho con người trong các hoạt động của mình. Mặc dù rủi ro là sự kiện khách
quan, xảy ra ngoài ý muốn của con người, nhưng con người lại hoàn toàn có thể kiểm
soát được rủi ro ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biện pháp hạn chế tối đa
những tổn thất rủi ro mang đến (PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2009, Tr 334).
Khi nói đến rủi ro, có ba vấn đề quan trọng cần lưu ý:
Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Bất ngờ là con người không thể lường trước
được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai
và bất kỳ ở đâu. Mọi rủi ro đều là bất ngờ, cho dù mức độ bất ngờ có thể khác nhau và
phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của con người, vào quy luật của rủi ro. Sự kiện bất
ngờ đó phải đã xảy ra thì mới được coi là rủi ro.
Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Khi rủi ro xảy ra, luôn để lại những hậu
quả (có thể là hậu quả nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng, hậu quả trực tiếp hoặc hậu
quả gián tiếp). Hay nói cách khác, mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất, nhưng trong không
ít các trường hợp, tổn thất là không đáng kể hoặc tổn thất gián tiếp, khó nhận ra nên đã
có quan niệm cho rằng không phải mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất.
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ và
vì thế, nó là điều không được mong đợi của mọi người trong mọi hoạt động. Nó có tính
khó lường trước, tính khách quan và loại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia
các hoạt động.
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
Ba vấn đề trên được coi là ba điều kiện của rủi ro. Hay nói cách khác, một sự
kiện được coi là rủi ro khi hội đủ ba điều kiện trên. Nếu sự kiện xảy ra là do chủ định
hoặc đã biết trước chắc chắn sẽ xảy ra hoặc xảy ra nhưng không để lại hậu quả thì sự

việc đó không được coi là rủi ro. Hoặc nếu như một sự kiện xảy ra gây tổn thất nhưng
nằm trong kế hoạch dự định của chủ thể thì cũng không được coi là rủi ro.
2.1.2 Khái niệm tổn thất
Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, về con người, tinh thần, sức
khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra (PGS.TS Doãn
Kế Bôn, 2009, Tr 336).
Tổn thất có thể là hữu hình (tổn thất tài sản, con người, sức khỏe) và cũng có thể
là vô hình (tinh thần, đe dọa sự nghiệp,…). Tổn thất vô hình hoàn toàn có thể đo lường
và quy đổi ra thành tiền, và trong không ít các trường hợp tổn thất vô hình còn lớn hơn
cả tổn thất hữu hình, chẳng hạn, vì rủi ro chậm trễ thời gian trong vận chuyển hàng
hóa, đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, dẫn đến không được hưởng lãi và còn bị phạt hợp
đồng, giảm uy tín trong kinh doanh… Trong thực tế hoạt động thương mại quốc tế,
thường người ta chỉ đề cập đến những tổn thất hữu hình.
Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau cùng phản ánh một sự kiện không
may xảy ra, nhưng có mối quan hệ nhân quả, theo đó, rủi ro là nguyên nhân còn tổn
thất là hậu quả. Rủi ro phản ánh về mặt chất của sự kiện, bao gồm nguyên nhân, mức
độ, tính chất nguy hiểm còn tổn thất phản ánh về mặt lượng của sự kiện, nghĩa là phản
ánh mức độ những thiệt hại, mất mát về vật chất và tinh thần có nguyên nhân từ rủi ro
gây ra, qua đó thấy được mức độ nghiêm trọng của sự kiện.
2.1.3 Khái niệm kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những
quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa,
giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
Kiểm soát rủi ro bao gồm: né tránh rủi ro, phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi
ro.
Né tránh rủi ro: Là một trong những biện pháp của nhà quản trị giúp cho việc
đưa ra cá quyết định để chủ động phòng ngừa trước rủi ro xảy ra và loại bỏ nguyên
nhân của chúng. Đây không được coi là giải pháp mang tính tuyệt đối, có thể làm

doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh.
Phòng ngừa rủi ro: Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh là bằng cách sử dụng
các kỹ thuật khác nhau có thể làm thay đổi rủi ro hoặc bằng cách làm giảm bớt mối
nguy hiểm do đó khả năng xuất hiện rủi ro cũng giảm bớt hay tần suất xuất hiện rủi ro
cũng tự giảm.
Giảm thiểu rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức
độ rủi ro khi chúng xảy ra. Đây là giải pháp chấp nhận nhưng giảm thiểu rủi ro. Nhà
quản trị xác định trước được khả năng xảy ra rủi ro và chấp nhận nó với sự chuẩn bị và
khả năng hoàn thành công việc trên cơ sở mức chi phí thích hợp để vẫn có được lợi ích
mong muốn. Trong kinh doanh những người biết chấp nhận rủi ro mới tồn tại lâu dài
và kiếm được lợi nhuận bởi vì họ hiểu được rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao.
2.1.4 Quy trình nhận hàng nhập khẩu
Theo sự ủy thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu, người
đại lý hay người giao nhận hàng sẽ tiến hành giao nhận hàng hóa bằng chứng từ được
gửi từ nước xuất khẩu và những chứng từ do nước nhập khẩu cung cấp.
• Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
1. Cảng nhận hàng từ tàu:
Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng bản lược khai hàng
hoá (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và cơ quan chức năng khác như hải quan,
điều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng.
Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy
hàm tàu ẩm ướt, hàng hoá ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mật mát thì phải
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào thì mới cơ quan giám định
lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng.
Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để
đưa vào kho bãi. Trong quá trình dỡ hàng đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng
kiểm đếm và phân loại hàng hoá cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hoá và ghi vào
Taly Sheet.

Hàng sẽ được xếp lên xe ôtô và vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển và
ghi rõ số lượng, loại hàng và số B/L.
Cối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số
lượng hàng hoá giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet.
Lập biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng
và tàu đều ký vào biên bản kết toán này, xác nhận số lượng thực giao so với bản lược
khai hàng (Cargo Manifest) và B/L.
Lập các giấy tờ cần thiết trong các quá trình giao nhận như giấy chứng nhận hư
hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu
giao thiếu.
2. Cảng giao hàng cho chủ hàng
Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới
thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O - Delivery order). Hãng
tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng;
Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản;
Chủ hàng mạng biên lại lại nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List
đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1
bản D/O;
Chủ hàng mạng 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho.
Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng;
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
Chủ hàng làm thủ tục hải quan. Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành các thủ
tục hải quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng.
• Đối với hàng không lưu kho, bãi tại cảng
Khi chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn chiếm toàn bộ hầm hoặc tàu hoặc
hàng rời như phân bón, xi măng, clinker, than, quặng, thực phẩm, thì chủ hàng hoặc
người được chủ hàng uỷ thác có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu. Trước khi
nhận hàng, chủ hàng phải hoàn tất các thủ hải quan và trao cho cảng B/L, lệnh giao
hàng (D/O). sau khi đối chiếu với bản lược khai hàng hoá Manifiest, cảng sẽ lên hoá

đơn cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao hàng thẳng để chủ hàng trình cán bộ giao nhận
hàng.
Sau khi nhận hàng, chủ hàng và giao nhận cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận
và xác nhận số lượng hàng hoá đã giao nhận bằng phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất
kho. Đối với tàu vẫn phải lập Tally Sheet và ROROC như trên.
• Đối với hàng nhập bằng container
1. Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL):
Khi nhận được thông báo hàng đến (Noitice of arrival), chủ hnàg mang B/L gốc
và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O;
Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá chính chủ
hàng có thể đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải
trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt;
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận
hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng đển xác nhận D/O;
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
2. Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL):
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý
của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục
như trên.
2.2 Những rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.2.1 Rủi ro do người bán không giao đúng số lượng, chất lượng và chủng loại
hàng hóa
Khi người bán không giao đúng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa,
người nhập khẩu sẽ bị thiệt hại. Lượng hàng thiếu gây tổn hại cho nhà nhập khẩu vì
không thể thực hiện dự án như đã định trước, không thu được lợi nhuận như đã định
trước, ngược lại vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí, phải trả lãi cho khoản vay để mua
hàng. Nếu hàng đến không đúng chất lượng, chủng loại ban đầu trong hợp đồng, điều
này dẫn doanh nghiệp đến những nguy cơ rủi ro như khách hàng không chấp nhận sản

phẩm, nguy cơ bị hủy hợp đồng, mất hợp đồng, bị phạt hợp đồng là rất dễ xảy ra. Đặc
biệt, doanh nghiệp có thể bị mất uy tín của doanh nghiệp và những đối tác làm ăn đáng
tin cậy và ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp
có thể gặp rủi ro với các tổ chức kiểm nghiệm chất lượng của nhà nước và chính phủ
khi đầu vào và đầu ra không đạt yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
2.2.2 Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng
Người xuất khẩu có thể chậm giao hàng theo như tiến độ đã được quy định
trong hợp đồng và không ít trường hợp họ còn không có khả năng giao hàng. Việc xác
định rạch ròi giữa chậm giao hàng và không giao hàng không phải khi nào cũng dễ
dàng khi trong hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn cuối cùng và trong các hợp
đồng có thời hạn giao hàng kéo dài, giao từng phần.
Rủi ro do chậm giao hàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan
và khách quan. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động thương mại quốc tế người ta thường
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
nói nhiều đến những nguyên nhân chủ quan và trong đa số trường hợp khi người bán
chậm giao hàng thì người mua thường tìm mọi lý lẽ chứng minh đó là ý muốn chủ
quan của người bán. Các nguyên nhân khách quan dẫn đến chậm giao hàng hoặc không
thể giao hàng của người bán có thể là do những biến động mạnh về nguồn cung (giá cả
tăng quá nhanh, không còn nguồn hàng xuất khẩu do thiên tai, hiểm họa tự nhiên,…).
Mức độ thiệt hại của trường hợp chậm giao hàng hoặc không giao hàng về cơ bản cũng
như trường hợp giao không đủ lượng hàng, sẽ làm suy giảm đáng kể lợi nhuận, làm
mất đi cơ hội kinh doanh và tạo ra những thiệt hại liên đới cho người nhập khẩu.
2.2.3 Rủi ro do thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán
Nhiều khi hợp đồng thương mại đã quy định cụ thể về các điều kiện và thời gian
thanh toán, song người xuất khẩu đơn phương thay đổi buộc nhà nhập khẩu phải thanh
toán luôn một lần toàn bộ tiền bán hàng, mới được nhận hàng, điều này khiến cho nhà
nhập khẩu bị động phải có khoản vay từ ngân hàng để tài trợ cho việc thanh toán với
phần lãi phải trả. Nếu khoản vay lớn sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn, ảnh hưởng
đến khả năng nhận hàng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng; với lý do đặc biệt như chính trị, thiên tai,
người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu phải trả theo một giá cao hơn so với giá thỏa
thuận. Trong trường hợp này, người nhập khẩu có thể từ chối hợp đồng và tìm người
cung cấp mới, song sẽ bị nhận hàng chậm hơn so với quy định của đối tác. Nhiều khi
không có sự lựa chọn nào khác, người nhập khẩu buộc phải chấp nhận giá cao và tổn
thất trong lợi nhuận.
2.2.4 Rủi ro liên quan chờ khi nhận hàng
Nhập hàng nhập khẩu là một quá trình, và cần khoảng thời gian nhất định để
thực hiện nó. Trong thời gian chờ nhập hàng, do những tác động ngoại cảnh hoặc
nguyên nhân khác, hàng hóa có thể bị giảm sút về chất lượng, mẫu mã sản phẩm,…
Người nhập khẩu không thể kiểm soát được các yếu tố này.
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
Không ít trường hợp, giai đoạn chuẩn bị hàng xuất khẩu kéo dài hàng tháng
trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Trong khi không phải ở đâu và lúc nào
điều kiện kho tàng cũng đủ để bảo quản hàng hóa theo đúng những quy định. Vì thế,
ngay trong quá trình chuẩn bị, hàng hóa có thể suy giảm về chất lượng do những tác
động từ môi trường tự nhiên cũng như từ ý thức và hành vi của con người (chất xếp
không đúng, vận chuyển sai quy định, bảo quản không tốt,…). Ngoại trừ những trường
hợp hàng hóa bị suy giảm chất lượng rõ rệt như ngấm nước mưa, vỡ bao bì,… thì rất
nhiều trường hợp những biến đổi chất lượng trong giai đoạn này là không dễ dàng nhận
thấy bằng cảm quan nên các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu thường ít có biện
pháp đối phó hợp lý. Người nhập khẩu có thể phải chịu hậu quả nếu sau khi nhận hàng
mức độ suy giảm chất lượng gia tăng nhanh chóng do nguyên nhân từ khâu chuẩn bị
hàng hóa không tốt từ người xuất khẩu. Uy tín thương mại của người nhập khẩu sẽ
giảm đáng kể nếu hàng được đưa ra bán cho người tiêu dùng khi đã bị suy giảm chất
lượng.
2.3 Mục đích, ý nghĩa của việc kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển
2.3.1 Mục đích của việc kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng

đường biển
Rủi ro có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi doanh nghiệp, không phân biệt đó là
doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu
hay doanh nghiệp non trẻ mới vào nghề… ở đâu rủi ro cũng có thể xuất hiện. Không
chỉ ở mọi nơi, rủi ro còn có thể xảy ra mọi lúc, mọi giai đoạn của quá trình đàm phán,
ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. Rủi ro có thể xuất hiện ngay
từ khi bắt đầu lựa chọn đối tác, rồi có thể tiếp tục xuất hiện trong các khâu soạn thảo,
ký kết hợp đồng, và toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng.
Hậu quả của rủi ro thật khôn lường, cũng có thể nhỏ, không đáng kể, nhưng
cũng có thể hết sức trầm trọng, có thể làm cho doanh nghiệp suy yếu, thậm chí có thể
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Rủi ro không chỉ dẫn đến những tổn thất về vật
lực, tài lực, mà còn có thể gây ra tổn thất về người.
Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động giao nhận hàng
hóa bằng đường biển nói riêng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mục đích của việc
kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là giúp hoạt
động nhập khẩu hàng hóa của công ty được tiến hành thuận lợi và thông suốt, có lợi
cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, duy trì mối quan hệ tốt giữa công ty
và đối tác uy tín, giữa công ty và khách hàng trung thành.
2.3.2 Ý nghĩa của việc kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển
Ý nghĩa của việc kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển của công ty là vô cùng lớn. Nó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập
khẩu của công ty, giúp công ty duy trì mối quan hệ với bạn hàng tốt, đồng thời tăng uy
tín của công ty với khách hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.
2.4 Biện pháp kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển
2.4.1 Trường hợp người bán không giao đúng số lượng, chất lượng và chủng loại

hàng hóa
Để phòng ngừa những rủi ro liên quan đến việc người bán giao hàng không
đúng theo thỏa thuận và hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro đó mang lại, các doanh
nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
Trước hết cần tìm hiểu bạn hàng một cách kỹ lưỡng cả về uy tín thương mại và
về khả năng cung cấp hàng hóa. Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh
của người xuất khẩu, quy định trong hợp đồng điều khoản phạt (penalty), trong đó quy
định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ. Yêu cầu cả hai
bên (mua và bán) cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Đồng thời sử dụng các công cụ mạnh của ngân hàng như: L/C dự phòng (standby L/C),
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
bảo lãnh ngân hàng (bank guarantee), đảm bảo thực hiện hợp đồng (performance
bond). Tất nhiên những công cụ mạnh này thường chỉ được áp dụng đối với những hợp
đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu.
2.4.2 Trường hợp người bán chậm giao hàng hoặc không giao hàng
Các biện pháp có thể áp dụng để phòng ngừa rủi ro và hạn chế thiệt hại do
những rủi ro liên quan đến chậm giao hoặc không giao hàng có thể sử dụng gồm:
Ước lượng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng với sự tính toán các yếu tố tác
động (thực chất là tính toán có dự phòng thời gian gom hàng sao cho hợp lý để người
xuất khẩu có cơ hội chuẩn bị và gom hàng).
Tính toán sao cho hợp lý và thỏa thuận hoặc điều chỉnh với người bán và người
chuyên chở về thời gian xếp hàng lên tàu để người bán có nhiều thuận lợi cho việc giao
hàng đúng thời hạn, thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy khả năng người bán không kịp
giao hàng.
Quy định trong hợp đồng điều khoản phạt (penalty), trong đó quy định phạt bên
nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.
Yêu cầu cả hai bên (mua và bán) cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo
thực hiện hợp đồng; sử dụng công cụ mạnh của ngân hàng như: L/C dự phòng
(standby), bảo lãnh ngân hàng (bank guarantee), đảm bảo thực hiện hợp đồng

(performance bond).
2.4.3 Trường hợp thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán
Nhà nhập khẩu cần yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ,
không yêu cầu chung chung về điều kiện và thời gian thanh toán: Chứng từ phải do
những cơ quan đáng tin cậy cấp, Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby
L/C, Bank Guarantee, Performance Bond,… ( chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn
và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu.
Khi xếp hàng lên tàu phải có sự giám sát của đại diện từ phía nhà nhập khẩu để
kịp thời đối chiếu với vận đơn và lịch trình của tàu. Và đề nghị nhà xuất khẩu gửi 1/3
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
bộ vận đơn gốc (bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu để có thể kiểm tra tính xác thực
của lô hàng.
2.4.4 Trường hợp rủi ro do có những thay đổi trong điều kiện vận chuyển hàng hóa
Để phòng ngừa những rủi ro liên quan đến những thay đổi trong điều kiện vận
chuyển hàng hóa và hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro đó mang lại, các doanh
nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
+ Chọn hãng tàu và người vận chuyển đáng tin cậy.
+ Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F).
+ Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng
giao dịch tại nước nhà nhập khẩu.
+ Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
+ Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề
xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF
stowed
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH
NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH

THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
3.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh (BMTE)
3.1.1 Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của BMTE
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh, viết tắt là BMTE, là đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực điện máy, được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số
0102032413, do Sở kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 10 tháng 10 năm
2007.
Ra đời vào cuối năm 2007, đây cũng là thời điểm nền kinh tế thế giới có nhiều
biến động lớn và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng
hoảng kinh tế sau đó; nhưng BMTE đã cố gắng vươn lên để xây dựng và khẳng định
tên tuổi của mình trên thị trường.
Ban đầu công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phân phối các thiết bị văn
phòng, thiết bị an ninh như máy photocopy, máy fax, máy in sổ tiết kiệm, camera quan
sát, cửa chống trộm,… của các thương hiệu lớn trên thế giới như: Sharp, Oliveti,…
Đến tháng 05/2008 BMTE được sự ủy quyền của tập đoàn Huyndai Hàn Quốc phân
phối sản phẩm máy phát điện thương hiệu Huyndai tại Việt Nam. Từ đó, công ty chính
thức trở thành nhà nhập khẩu duy nhất và phân phối chính thức sản phẩm máy phát
điện Huyndai tại Việt Nam.
Tháng 08/2010 chi nhánh BMTE tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tại
Phường An Phú Đông – Quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh với sứ mệnh phân phối các
sản phẩm máy phát điện Huyndai tại khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ.
Tóm tắt về công ty:
Tên công ty: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
Tên viết tắt: BMTE
Tên giao dịch quốc tế: Binh Minh Technology Equipment Company Limited
Trụ sở chính: Biệt thự 12 – Ngõ 168, Đường Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy,
Hà Nội.
Số điện thoại: :(84-4) 37 915616 – 37 915617

Số Fax: (84-4) 37 915303
Website: Hyudaipower.vn
Mã số thuế: 0102388286
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0102032413 (Do sở Kế hoạch Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 10 tháng 10 năm 2007)
Người đại diện: Đinh Viết Văn – Giám Đốc
 Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là:
- Nhập khẩu các sản phẩm máy phát điện.
- Phân phối các sản phẩm máy phát điện trên thị trường trong nước và ngoài
nước.
Công ty phải cam kết với tập đoàn Huyndai Hàn Quốc là chỉ phân phối một mặt
hàng duy nhất là máy phát điện Huyndai để dành vị thế độc quyền về phân phối máy
phát điện Huyndai tại Việt Nam.
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình tổ chức chức năng.
Sơ đồ tổ chức:
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
Khối phòng tài chính: Chức năng của phòng là quản lý về tài chính, tổ chức kế
hoạch, soạn thảo các hợp đồng nhập khẩu các thiết bị, máy móc. Điều này đòi hỏi các
cán bộ của phòng phải có trình độ hiểu biết về các thiết bị, máy móc đó, đồng thời có
trình độ ngoại ngữ cao để có thể đáp ứng các nhu cầu soạn thảo các hợp đồng quốc tế.
Các cán bộ phòng phải tìm hiểu nguồn hàng từ nhiều vùng, khu vực khác nhau để có
thể mua hàng với giá cả và chất lượng hợp lý. Mặt khác, các cán bộ trong phòng cũng
phải am hiểu về nghiệp vụ ngoại thương và các vấn đề về thanh toán quốc tế.
Phòng dự án: có chức năng nghiên cứu, làm các dự án, điều đó đòi hỏi các cán
bộ của phòng phải am hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty một cách sâu sắc.

Phòng xuất nhập khẩu: Phòng có chức năng xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị,
chủ yếu là trực tiếp giao nhận các hàng hóa nhập khẩu. Phòng có nhiệm vụ phân phối
hàng hóa nhập khẩu cho các công ty, nhà máy trong nước và cho công ty mẹ.
Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình tổ chức chức năng đã giúp
cho các thành viên trong công ty phát huy tốt trình độ chuyên môn của mình, từ đó
giúp công ty nhanh chòng nắm bắt được nhu cầu, những thay đổi của thị trường, cũng
như trong kinh doanh, từ đó có thể thưc hiện các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là:
- Nhập khẩu các sản phẩm máy phát điện.
- Phân phối các sản phẩm máy phát điện trên thị trường trong nước và ngoài
nước.
Công ty phải cam kết với tập đoàn Huyndai Hàn Quốc là chỉ phân phối một mặt
hàng duy nhất là máy phát điện Huyndai để dành vị thế độc quyền về phân phối máy
phát điện Huyndai tại Việt Nam.
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
3.1.4 Nguồn nhân lực
Hiện nay, Công ty có tổng cộng 62 người; trong đó tại trụ sở Hà Nội có 42
người, tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là 20 người.
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của công ty
Chỉ tiêu phân bổ lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
• Tổng số lao động
Phân theo trình độ
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
62
42
15

5
100%
67,74 %
24,19 %
8,07 %
Phân theo các phòng ban
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng hành chính nhân sự
- Phòng kinh doanh
- Phòng dự án
- Phòng xuất nhập khẩu
- Showroom
- Trung tâm bảo hành
- Kho hàng
- Chi nhánh thành phố HCM
5
4
8
5
7
5
4
4
20
8,06 %
6,4 %
12,9 %
8,06 %
11,3 %
8,06 %

6,25 %
6,45 %
32,25 %
( Nguồn: Sổ tay nhân sự - Phòng Hành chính nhân sự)
Nhìn vào bảng cơ cấu nhân sự của công ty, ta có thể thấy tại trụ sở Hà Nội
phòng dinh doanh và phòng xuất nhập khẩu chiểm tỷ trọng nhân sự cao nhất, lần lượt
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
là 12,9 % và 11,3 %. Điều này thể hiện sự trọng tâm của công ty vào hai mảng nhập
khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước.
3.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật
BMTE có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt, được đầu tư lớn.
Về mặt bằng công ty, hiện nay trụ sở chính công ty được đóng tại một biệt thự 4
tầng hiện đại và sang trọng nằm trên trục đường Nguyễn Khánh Toàn. Chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh nằm ngay sát quốc lộ 1A còn trung tâm bảo hành và kho nằm ngay
tại khu vực Mỹ Đình – Từ Liêm- Hà Nôi. Có thể nói, cả ba nơi trên đều là những nơi
trung tâm, đông đúc dân cư, thông thoáng và rất thuận tiện cho giao dịch kinh doanh,
tuy nhiên chi phí thuê mặt bằng rất cao. Điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng đến
việc đầu tư này.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động thì tất cả các phòng ban đều được
trang bị các cơ sở và thiết bị làm việc hiện đai như hệ thống máy điện thoại mạng LAN
nội bộ, máy fax, máy tính, máy in, máy photo copy,… Chính những điều này đã góp
phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty.
Về phương tiện di chuyển, hiện nay công ty có 6 xe ô tô trong đó có 2 xe tải, 3
xe con và 1 xe bán tải. Điều này giúp cán bộ và nhân viên công ty chủ động và thuận
lợi hơn trong việc đi công tác, giao dịch khách hàng và vận chuyển hàng hóa.
Đặc biệt , Trung tâm bảo hành của công ty được đầu tư rất nhiều trang thiết bị
hiện đại để phục vụ cho việc bảo trì, bảo hành bảo dưỡng cho các khách hàng, giúp
khách hàng yên tâm về chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
3.1.6 Tình hình tài chính của công ty

Bảng 3.2: Nguồn vốn của công ty
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2009,2010,2011 – Phòng kế toán tài chính)
Có thể thấy nguồn vốn của công ty tăng khá nhanh qua từng năm, điều này cho
thấy công ty đã có những bước tiến đáng kể trong những hoạt động của mình. Mặt
khác trong cơ cấu tổng nguồn vốn công ty thì vốn sở hữu chiếm một tỷ lệ ưu thế hơn
nợ phải trả, điều này tạo nên cho công ty một sự an toàn nhất định trong kinh doanh.
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thiết bị Công
nghệ Bình Minh
3.2.1 Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thiết
bị Công nghệ Bình Minh
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vốn
( VNĐ )
Tỷ
trọng
(%)
Vốn
( VNĐ )
Tỷ
trọng
(%)
Vốn
( VNĐ )
Tỷ
trọng
(%)
Nợ phải trả 4.385.902.271 25,96 4.663.746.638 22,03 10.231.478.612 35,31

Vốn chủ sở
hữu
12.510.990.666 74,04 16.502.056.286 77,97 18.746.312.478 64,69
Tổng cộng 16.896.892.937 100 21.165.802.924 100
28.977.791.090
100
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
Công ty TNHH Thiết bị công nghệ Bình Minh là đơn vị chuyên cung cấp các
sản phẩm máy phát điện HYUNDAI tại Việt Nam. Với 5 năm kinh nghiệm kinh doanh
trong đó hơn 3 năm kinh nghiệm hoạt động về nhập khẩu và phân phối máy phát điện,
công ty không ngừng nỗ lực mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và
nâng cao vị thế của mình trên thị trường .
Do đặc thù hoạt động của mình, công ty chỉ kinh doanh một mặt hàng duy nhất
và một thương hiêu duy nhất nên công ty không bị phân tán sức lực vào nhiều công
việc. Mặt khác, nhờ lợi thế độc quyền về nhập khẩu và phân phối mà công ty có những
đặc quyền như quy định giá bán lẻ thống nhất trên toàn quốc, lựa chọn các đơn vị kinh
doanh khác để ủy quyền làm đại lý, quy định các chính sách phân phối.
Với uy thế của thương hiệu HYUNDAI cộng với chiến lược phát triển và sự nỗ
lực của tất cả cán bộ, nhân viên mà BMTE đã trở thành một thương hiệu nhà nhập
khẩu và phân phối lớn và uy tín trên thị trường.
Kể từ khi thành lập cho tới nay, công ty đã khắc phục nhiều khó khăn để vươn
lên, không ngừng phát triển. Mỗi cá nhân trong công ty đều tự giác, phấn đấu hoàn
thành tốt công việc của mình đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.
Sau đây là bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của BMTE trong giai
đoạn 2009 -2011.
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của BMTE trong giai đoạn
2009 -2011
Đơn vị tính: VNĐ
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3
Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga

Chỉ tiêu Mã Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
01 17.364.146.115 27.442.290.672 56.751.137.020
Giá vốn hàng bán 11 11.615.566.047 14.749.905.113 39.725.795.914
Lợi nhuận gộp (20=01-11) 20 5.748.580.068 12.692.385.559 17.025.341.106
Doanh thu hoạt động tài chính 21 - - -
Chi phí tài chính 22 31.513.707 6.788.667 22.206.163
Chi phí quản lý kinh doanh 24 4.680.631.989 11.894.499.098 16.078.412.000
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh (30=20+21-22-24)
30 1.036.434.372 791.097.794 924.722.943
Thu nhập khác 31 6.546.172 10.338.985 4.352.067
Chi phí khác 32 174.703 110.274.876 181.000.148
Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 6.371.469 99.935.891 176.648.081
Tổng lợi nhuận trước
thuế(50=30+40)
50 1.042.805.841 691.161.903 748.074.862
Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 182.491.022 200.359.190 187.018.715
Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60=50-51)
60 860.314.819 490.802.713 561.056.146
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh-Phòng kế toán-Công ty CP ĐTK)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
của BMTE tăng lên rõ rệt qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đã không ngừng mở
rộng thị trường tiêu thụ của mình. Song qua bảng số liệu trên ta cũng nhận thấy rằng,
tuy doanh thu thuần tăng khá nhanh nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty lại có sự sụt
giảm đáng kể từ năm 2009 sang 2010. Sang đến năm 2011 tuy lợi nhuận có tăng lên
nhưng không đáng kể.
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3

Bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế GVHD: Lê Thị Việt Nga
3.2.2 Tình hình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại BMTE
Bảng 3.4: Tình hình nhập khẩu của công ty từ 2009-2011
Đơn vị: Chiếc
STT Model Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 HY2000Si(2.0-2.2KW) 20 30 44
2 HY2000SEi(2.0-2.2KW) 30 32 55
3 HY3000Si(2.6-2.8KW) 18 22 41
4 HY3000SEi(2.6-2.8KW) 23 28 32
5 HY3600SEi (3.2-3.4KW) 45 45 61
6 HY1200L (0.9 - 1.0KW) 17 25 32
7 HY2200F (2.0-2.2 KW) 22 23 44
8 HY2500L (2.0-2.2 KW) 28 40 40
9 HY2500LE (2.0-2.2 KW) 18 28 31
10 HY3000F (2.5-2.8 KW) 46 52 71
11 HY3100L (2.5-2.8KW) 12 11 17
12 HY3100LE (2.5-2.8KW) 24 18 32
13 HY6000L (4.0-4.4KW) 14 24 42
14 HY6000LE (4.0-4.4KW) 64 55 42
15 HY6800FE (5.0-5.5 KW) 55 34 52
16 HY7000LE (5.0-5.5 KW) 58 70 72
17 HY9000LE ( 6.0-6.5 KW) 30 50 17
18 HY12000LE (8.5-9.5 KW) 23 41 80
19 DHY 2500LE(2.0-2.2KW) 50 55 65
SV: Lê Thị Chinh Lớp: 44E3

×