Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.09 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
-------o0o-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ
TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện:

TS. LÊ HẢI HÀ

BÙI THỊ THÙY
Lớp: K55E1
Mã sinh viên: 19D130041

HÀ NỘI – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ nội dung khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao năng
lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ
phần May Xuất khẩu Đại Đồng” là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân em dưới
sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn TS. Lê Hải Hà. Nội dung khóa luận là sản phẩm
mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại Trường ĐH Thương Mại cũng
như thực tập tại Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng. Các số liệu và thơng tin trong đề
tài được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Được sự cho phép của Cơng ty, các số liệu


phân tích được nêu trong khóa luận chưa từng được cơng bố hay sao chép từ bất cứ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Em xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2023
Tác giả khóa luận
Thùy

Bùi Thị Thùy

1


LỜI CẢM ƠN
Kết thúc quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Thương Mại, lời đầu tiên
em xin cảm ơn tất cả các thầy cô cùng nhân viên Nhà trường đã tận tình dạy bảo và tạo
mơi trường học tập tốt nhất cho em trong bốn năm vừa qua. Đặc biệt là các thầy cô trong
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế ln tìm cách tạo cơ hội học hỏi và thực tế giúp
chúng em được trải nghiệm nhiều hơn về ngành nghề lựa chọn.
Em xin cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên Công ty CP May Xuất khẩu
Đại Đồng đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại công ty và giúp đỡ em hồn thành
tốt bài khóa luận này. Bài học và trải nghiệm thực tế thu được từ công ty đã giúp bản
thân em tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm có ích cho sự nghiệp sau này.
Cuối cùng em xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Lê Hải Hà, cơ đã tận tình
hướng dẫn, cho em lời khuyên và đóng góp cho em để bài khóa luận được thêm phần
hồn thiện.
Do kiến thức cịn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài khóa luận khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu
từ Cơng ty và thầy cơ giáo để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2023

Tác giả khóa luận
Thùy

Bùi Thị Thùy

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 2
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VÈ .......................................................... 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 9
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 9
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 10
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................... 12
1.4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 13
1.5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 13
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 13
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 13
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP .............................................. 16
2.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 16
2.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 16
2.1.2. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp ........................................................................................................ 18
2.2. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của

doanh nghiệp ............................................................................................................ 19
2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp ............................................................................................................ 22
2.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .............................................................. 22

3


2.3.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................................... 24
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu ....................................................................... 25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT
KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG ............................................................ 27
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng .......................... 27
3.1.1. Giới thiệu về Cty CP May Xuất khẩu Đại Đồng ....................................... 27
3.1.2. Khái qt tình hình kinh doanh của cơng ty ............................................ 31
3.1.3. Năng lực tài chính của cơng ty .................................................................. 33
3.1.4. Cơ cấu và quy mô xuất khẩu hàng may mặc của Công ty ....................... 35
3.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị
trường Hàn Quốc ..................................................................................................... 37
3.2.1. Khái quát về thị trường Hàn Quốc ............................................................ 37
3.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị
trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng ................. 40
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu
hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu
Đại Đồng ................................................................................................................... 54
3.3.1. Các nhân tố bên ngoài................................................................................ 54
3.3.2. Các nhân tố bên trong ................................................................................ 58
3.4. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị
trường Hàn Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng ............................ 62

3.4.1. Những thành tựu đạt được ........................................................................ 62
3.4.2. Những tồn tại và hạn chế ........................................................................... 64
3.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại........................................... 65

4


CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY
MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG .......................................................................................... 67
4.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty CP
May Xuất khẩu Đại Đồng trong thời gian tới ....................................................... 67
4.1.1. Mục tiêu phát triển chung của công ty ...................................................... 67
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc
của công ty ............................................................................................................ 68
4.2. Một số giải pháp cho Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc trong
thời gian tới ............................................................................................................... 69
4.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm ............................................ 69
4.2.2. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý ................................................... 71
4.2.3. Giải pháp về xúc tiến xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn
Quốc ...................................................................................................................... 72
4.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may
mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng
trong thời gian tới .................................................................................................... 72
4.3.1. Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng ................ 72
4.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan ............................ 73
4.3.3. Kiến nghị đối với các hiệp hội thương mại ở Việt Nam ........................... 74
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 76

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VÈ
STT

TÊN

TRANG

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty CP may xuất khẩu Đại Đồng

29

Danh mục sơ đồ
1

Danh mục bảng
2

3

4

5

Bảng 3.1. Thông tin sơ lược về Công ty CP May xuất khẩu Đại Đồng


27

Bảng 3.2. Số lượng lao động thống kê năm 2022 của Công ty CP

30

May Xuất khẩu Đại Đồng
Bảng 3.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp của Công
ty CP may xuất khẩu Đại Đồng giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 3.4. Nguồn vốn của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng

33

giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 3.5. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo thị trường quốc tế

6

31

36

của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng giai đoạn 2020 –
2022

7
8

9


Bảng 3.6. Nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc từ một số thị

39

trường chủ yếu 8 tháng đầu năm 2022
Bảng 3.7. Giá cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của
Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng giai đoạn 2020 – 2022

40

Bảng 3.8. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn

47

Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng so với tổng
kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc giai đoạn 2020
– 2022

10

Bảng 3.9. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính của Cơng ty CP
May Xuất khẩu Đại Đồng giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 3.10. Mức giá trung bình trên một sản phẩm xuất khẩu của

13

51

Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng và Công ty TNHH May Bình
Minh năm 2022


6

53


14

15

Bảng 3.11. Cam kết thuế quan trong VKFTA và AKFTA

57

Bảng 3.12. Kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của một số đối tác

59

chính tại thị trường Hàn Quốc của Cơng ty CP May Xuất khẩu Đại
Đồng giai đoạn 2020 – 2022

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP May Xuất
16

35

khẩu
Đại Đồng giai đoạn 2019 – 2022
Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo thị trường


17

36

quốc tế của cơng ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng giai đoạn 2020 –
2022
Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng hàng may mặc xuất khẩu của Công ty CP May

18

44

Xuất khẩu Đại Đồng bị trả lại so với tổng lượng hàng xuất khẩu sang
Hàn Quốc giai đoạn 2020 – 2022

19

Biểu đồ 3.4. Thị phần hàng may mặc của Công ty CP May Xuất
khẩu Đại Đồng trên thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2019 – 2022
Biểu đồ 3.5. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường

20

48

50

Hàn Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng và Cơng ty
TNHH May Bình Minh giai đoạn 2020 – 2022

Biểu đồ 3.6. Kim ngạch xuất khẩu áo jacket sang thị trường Hàn

21

52

Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng và Cơng ty TNHH
May Bình Minh giai đoạn 2020 – 2022
Biểu đồ 3.7. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của một

22

số đối tác chính của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng so với
tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tại thị trường Hàn Quốc giai
đoạn 2020 – 2022

7

59


Từ viết tắt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

VND


Việt Nam Đồng

CP

Cổ Phần

XK

Xuất Khẩu

USD

United States dollar

Đô-la Mỹ

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

EU

European Union

Liên minh châu Âu

AKFTA


Vietnam - Korea Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Agreement

Việt Nam – Hàn Quốc

ASEAN - Korea Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Agreement

Đông Nam Á – Hàn Quốc

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

TNHH

Association

Trách nhiệm hữu hạn

GDP


Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

CPTPP

Comprehensive and Progressive

Hiệp định Đối tác Toàn diện

Agreement for Trans-Pacific

và Tiến bộ Xuyên Thái Bình

Partnership

Dương

AKFTA

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng may mặc là một trong những sản phẩm cơng nghiệp xuất khẩu có mức tăng
trưởng tốt và có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
cho biết, năm 2022, ngành dệt may Việt Nam ước đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD,
tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu
hàng đầu Việt Nam và quần áo may mặc các loại vẫn là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn

trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS,
đến tháng 11/2022 sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 66 quốc gia,
vùng lãnh thổ với từ 47-50 các mặt hàng khác nhau.
Là một trong những sản phẩm hàng hóa xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong ngành là rất lớn. Đặc biệt trong thời kì Việt Nam nỗ
lực hội nhập sâu vào thị trường quốc tế khi gia nhập WTO và kí kết hàng loạt các hiệp
định thương mại tự do song phương và đa phương, cùng nhiều ưu đãi hơn về thuế quan
và phi thuế quan như xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối
xử cơng bằng, bình đẳng đã tạo điều kiện để hàng may mặc Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp trong ngành nói riêng có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Có
thể thấy, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp nhưng
khi hội nhập càng sâu thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng là một công ty chuyên gia công xuất
khẩu hàng may mặc cho những thị trường lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và một
số nước châu Âu. Hiện nay, công ty tập trung vào gia công xuất khẩu cho Mỹ và Hàn
Quốc với các sản phẩm chính như áo jacket có lơng vũ, áo jacket khơng lơng vũ, quần
short và nhiều loại mặt hàng khác. Trong đó Hàn Quốc là thị trường chính và trọng yếu
của cơng ty. Hàn Quốc cũng là một thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn của Việt
Nam, năm 2022 chiếm tỷ trọng 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đứng thứ 3 sau Mỹ
và Trung Quốc theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS). Thông qua các nghiên cứu
về lượng tiêu thụ cũng như nhập khẩu hàng may mặc, có thể nhận thấy thị trường Hàn
Quốc là thị trường tiềm năng quan trọng của Việt Nam nói chung và của Cơng ty CP

9


May Xuất khẩu Đại Đồng nói riêng. Hiện nay, ngành hàng may mặc có sự cạnh tranh vơ
cùng lớn tại Việt Nam cũng như trên thế giới, điều này khiến các doanh nghiệp đặt ra
vấn đề làm thế nào để sản phẩm của mình có thể trụ vững trong thị trường quốc tế. Và
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là vấn đề quan trọng của mỗi doanh

nghiệp. Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng lựa chọn Hàn Quốc làm thị trường hoạt
động thương mại quốc tế chính khi tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường
Hàn Quốc của công ty cao, chiếm tới hơn 70% kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của công
ty. Chính bởi Hàn Quốc là thị trường quan trọng và là một thị trường tiềm năng về xuất
khẩu hàng may mặc mà sự cạnh tranh về sản phẩm đối với công ty lại càng khốc liệt, sự
cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước
ngồi, vì vậy càng phải tập trung nâng cao vị thế và chất lượng hàng may mặc của mình
với các đối tác Hàn Quốc. Trong khi đó, Cơng ty vẫn có quy mơ hoạt động địa phương
nên cịn tồn tại nhiều vấn đề trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc
và những vấn đề này không được cải thiện sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
doanh của công ty tại thị trường Hàn Quốc và cả các thị trường quốc tế khác.
Từ thực tiễn đó, em xin đề xuất đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh
xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May
Xuất khẩu Đại Đồng” với mục đích đưa ra một số đề xuất giải pháp và kiến nghị thiết
thực nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu hàng may mặc của công ty.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa ln là mối quan tâm hàng đầu giúp doanh nghiệp
tạo vị thế trên thương trường. Cho đến hiện tại, có khơng ít nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh nói chung và năng lực cạnh tranh xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu
đều có cách nhìn nhận khác nhau thơng qua cách tiếp cận về chủ thể, phương pháp, nội
dung và tiêu chí đánh giá. Một vài cơng trình, luận án nghiên cứu có liên quan đến đề tài
như sau:
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” (2019) của tác giả Nguyễn Xuân Thọ,

10


Viện Chiến lược Phát triển. Luận án thông qua phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực

cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để
chỉ ra điểm mạnh và hạn chế nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may của Việt
Nam. Qua đó, tác giả đưa ra quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm dệt may Việt Nam.
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường
các nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam” (2019) của tác
giả Nguyễn Ngọc Quỳnh, trường Đại học Thương Mại. Tác giả thơng qua luận án đã tiếp
cận một cách tồn diện về năng lực cạnh tranh xuất khẩu chè sang thị trường EU của
doanh nghiệp bằng cách phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu
chè của các doanh nghiệp ở các cấp độ (nguồn lực, phối thức thị trường) và theo vị thế
cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời tác giả cịn phân tích năng lực cạnh tranh xuất
khẩu khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó tác giả có cái nhìn tổng quan và chi
tiết về những thành công và hạn chế trong nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu chè
của cách doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam, và phân tích mơ hình SWOT.
Thơng qua đó, tác giả đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh xuất khẩu chè vào thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam.
Khóa luận : “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị
trường Mỹ của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội” (2022) của tác giả Lê Thị Anh,
trường Đại học Thương Mại. Khóa luận phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu theo
góc độ của sản phẩm là hàng may mặc. Tác giả tập trung phân tích các tiêu chí đánh giá
(chất lượng sản phẩm, danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp và thị phần xuất khẩu
may mặc của doanh nghiệp) cùng cùng các nhân tố ảnh hưởng (nhân tố bên ngoài và
nhân tố bên trong) đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng cơng ty
sang Mỹ. Ngồi ra, tác giả cịn đề cập đến chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu của Tổng cơng ty giúp cơng trình hồn thiện hơn. Tuy nhiên các giải pháp đề xuất
vẫn còn chung chung, chưa thiết thực và cụ thể giúp Tổng công ty nâng cao năng lực
cạnh tranh xuất khẩu của mình.

11



Khóa luận: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu các sản phẩm nhựa công
nghiệp sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội” (2022) của tác
giả Nguyễn Thị Thư, trường Đại học Thương Mại. Tác giả phân tích năng lực cạnh tranh
xuất khẩu của cơng ty thông qua các yếu tố cấu thành (bao gồm: trình độ tổ chức quản
lý của doanh nghiệp, nguồn lực của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh về sản phẩm của
doanh nghiệp, khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp, và công tác nghiên cứu thị
trường của doanh nghiệp) và nhân tố ảnh hưởng (nhà cung ứng và đối thủ cạnh tranh) để
đánh giá và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao năng lực canh tranh xuất khẩu sản
phẩm nhựa công nghiệp sang thị trường Nhật Bản của Tổng cơng ty. Tuy nhiên cơng
trình chưa đi vào phân tích sâu về các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Tổng cơng ty.
Khóa luận: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang
thị trường EU của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại TNG” (2022) của tác
giả Nguyễn Thị Khánh Linh, trường Đại học Thương Mại. Tác giả tập trung vào các nội
dung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty TNG sang thị trường EU với
sản phẩm là hàng may mặc như: Thị phần xuất khẩu, mặt hàng và chất lượng sản phẩm
xuất khẩu, thực trạng về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu (trong đó tác giả phân tích
về năng lực và tay nghê người lao động, công tác nghiên cứu thị trường, và công tác
quản trị hệ thống phân phối và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, cùng một vài
nội dung khác về doanh nghiệp). Tuy nhiên giải pháp của khóa luận chưa gắn liền với
những hạn chế tác giả đưa ra sau nghiên cứu tìm hiểu về đề tài.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu chung: Thơng qua việc phân tích lý thuyết và thực trạng nâng cao năng lực
cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng,
qua đó đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu
mặt hàng may mặc sang Hàn Quốc của công ty.
Mục tiêu cụ thể:
-


Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp. Từ lý thuyết làm cơ sở định hướng cho khóa luận.

12


-

Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc
và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực canh tranh xuất khẩu hàng may mặc của
công ty dựa trên nội dung ở phần lý thuyết.

-

Chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu
hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may
mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng.

1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc
sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu chủ yếu tại Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại
Đồng.
Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may
mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng trong

giai đoạn 2020 – 2022.
Nội dung nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang
thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu thu thập được thông qua quá trình
thực tập tìm hiểu và tiếp xúc trực tiếp với cơng việc cũng như cơng nhân viên tại phịng
Xuất Nhập khẩu, qua đó đánh giá về năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang
thị trường Hàn Quốc của công ty.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
-

Nguồn dữ liệu thứ cấp khóa luận sử dụng được lấy từ nguồn dữ liệu nội bộ Công
ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng báo cáo tài chính giai đoạn 2020 – 2022, kết quả
hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai
đoạn 2020 – 2022,… Cùng tài liệu về kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của

13


Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc và tài liệu thu thập được về thị trường Hàn
Quốc.
-

Tham khảo một số cơng trình của các tác giả trong nước có liên quan đến đề tài.
Đồng thời tham khảo giáo trình Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế và Quản trị
tác nghiệp Thương mại quốc tế của trường Đại học Thương Mại để tìm hiểu các
tiêu chí đánh giá cùng các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu
hàng hóa của doanh nghiệp.


1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê, phân tích: Từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về kim ngạch
xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại
Đồng trong giai đoạn 2020 – 2022 và kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Hàn
Quốc của Việt Nam để đưa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng nâng cao năng
lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của Công ty.
Phương pháp tổng hợp: Từ những tài liệu đã có nghiên cứu về nâng cao năng lực
cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc cùng những số liệu thu thập được về ngành may
mặc, qua đó phân tích, tổng hợp lại nhằm có cái nhìn toàn diện và thực tế nhất về đối
tượng nghiên cứu, để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: Phân tích và so sánh số liệu giữa các năm của Tài liệu thu
thập được về Cơng ty nói riêng và ngành may mặc Việt Nam nói chung. Từ đó có cái
nhìn khái qt về tình hình kinh doanh của Công ty và đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng lực canh tranh xuất khẩu hàng may mặc của công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng.
1.7. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần lời cảm ơn; danh mục sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ; danh mục từ viết tắt và
danh mục tài liệu tham khảo, thì kết cấu bài khóa luận gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang
thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng

14


Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần
May Xuất khẩu Đại Đồng


15


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại (2005):
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa
vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.”
Có thể hiểu một cách đơn giản, Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của
một quốc gia sang một hoặc nhiều quốc gia khác trên cở sở dùng tiền tệ làm phương thức
thanh tốn, tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước giao dịch hoặc của nước thứ ba
(đồng tiền dùng thanh toán quốc tế).
2.1.1.2. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, thương mại, luật đến
chính trị, qn sự... Do vậy mà có rất nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ “cạnh
tranh”. Cụ thể:
Theo quan điểm cạnh tranh cổ điển, Các Mác cho rằng: “Cạnh tranh là sự ganh đua,
sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.”
Theo nhà kinh tế học người Mỹ Michael Porter: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần.
Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức độ lợi
nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình
qn hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả
có thể giảm đi.”
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua
giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong

nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung-cầu, nhằm giành các điều kiện sản
xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.”

16


Qua một vài quan điểm trên mà ta có thể hiểu một cách cụ thể về khái niệm cạnh
tranh: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các doanh nghiệp ganh đua nhau tìm mọi
biện pháp, kể cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thơng
thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như điều kiện sản xuất, thị
trường có lợi nhất.
2.1.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu kinh tế vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống
nhất. Các khái niệm đưa ra đều dựa trên khái niệm về năng lực cạnh tranh của quốc gia
và của doanh nghiệp.
Theo hai tác giả Keinosuke Ono và Tatsuyuki Negoro nhận định: “Sản phẩm cạnh
tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch
vụ trong đó yếu tố cơ bản nhất là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cạnh tranh là sản
phẩm đem lại một giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình
chứ khơng phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”.
Một số tác giả khác cho rằng năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội về
các tiêu chí so với sản phẩm cùng loại do đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường.
Khái niệm này cho thấy, việc xác định sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay không trên
thị trường là xác định mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm về số lượng,
chất lượng, bao bì, mẫu mã, về giá cả, đổi mới công nghệ, dịch vụ sau bán hàng...so với
sản phẩm cùng loại mà các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường.
Như vậy, mặc dù chưa thống nhất về khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm,
nhưng có thể hiểu rằng: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được cấu thành bởi nhiều yếu
tố có thể kể đến như chất lượng, thời gian sản xuất, thương hiệu, giá thành, tính năng,…
Sức cạnh tranh còn thể hiện ở mức độ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, người tiêu

dung, qua đó nâng cao khả năng duy trì và phát triển sản phẩn trên các thị trường trong
và ngoài nước.
2.1.1.4. Khái niệm về năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ, bởi
vậy mà hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của các doanh nghiệp chịu sự cạnh

17


tranh mạnh mẽ. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa chính là yếu tố quan trọng giúp
doanh nghiệp xuất khẩu có thể đứng vững trong nền kinh tế quốc tế hiện nay.
Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có nhiều khái niệm diễn tả năng lực cạnh tranh xuất
khẩu sản phẩm. Chúng ta có thể hiểu năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm đó là sự
vượt trội sản phẩm của một quốc gia so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia
khác về chất lượng và giá cả, với cùng điều kiện đáp ứng được yêu cầu của thị trường
nhập khẩu trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề cạnh tranh khơng chỉ
cịn là việc so sánh giữa giá cả và chất lượng mà còn nhiều yếu tố khác như thương hiệu,
mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, sự độc đáo của sản phẩm, sự khác biệt của sản phẩm...Nếu
sản phẩm chỉ có giá rẻ hơn hoặc chất lượng hơn chưa chắc đã thuyết phục người tiêu
dùng chọn mua.
Với cách nhìn nhận như trên kết hợp với sự kế thừa từ khái niệm năng lực cạnh tranh
sản phẩm, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm là sự vượt
trội cả về định tính gồm: chất lượng, thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm... và
định lượng gồm: giá bán, thị phần, sản lượng, doanh thu....của một sản phẩm xuất khẩu
của một doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh ở thị trường nước ngoài tại cùng một
thời điểm.
2.1.2. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của doanh
nghiệp
Hội nhập sâu rộng giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh, quảng
bá và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài đồng thời tiếp cận nhiều thị trường

quốc tế tiềm năng. Mặt khác, điều này cũng gia tăng sự cạnh tranh các đối thủ trong
ngành không chỉ trong nước mà cịn ở nước ngồi. Chính vì vậy, doanh nghiệp ln nỗ
lực để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của mình.
Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm sẽ khuyến khích các
doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn
lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản
phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị
thế trong nước và thâm nhập vào các thị trường nước ngoài tốt hơn.

18


Thứ hai, khi các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh với nhau, người tiêu dùng sẽ
có nhiều sự lựa chọn hơn về giá cả và chất lượng thông qua việc so sánh các sản phẩm,
hàng hóa với nhau. Đồng thời, các sản phẩm cũng có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa
dạng, phong phú hơn sẽ thỏa mãn được nhu cầu của các phân khúc người tiêu dùng khác
nhau.
Thứ ba, bên cạnh mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp và người tiêu dùng,
việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu cũng giúp các đối thủ trong ngành
tìm hiểu những chiến lược hiệu quả cũng như tận dụng nguồn lực tối ưu để gia tăng lợi
thế cạnh tranh, từ đó thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Mặt khác, trong những năm qua, xuất
khẩu đã có những đóng góp to lớn vào cơng cuộc đổi mới của nước ta, góp phần ổn định
kinh tế vĩ mơ, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người dân. Nói cách
khác, khi mỗi doanh nghiệp gia tăng cạnh tranh theo hướng tích cực sẽ trực tiếp làm tăng
giá trị sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất trong nước để đáp ứng theo tiêu chuẩn nước
nhận xuất khẩu.
2.2. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của doanh
nghiệp
Ở góc độ năng lực cạnh tranh của sản phẩm, lý thuyết thương mại truyền thống đã
xem xét năng lực cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản

xuất và năng suất so với đối thủ cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo
bằng thị phần của sản phẩm cụ thể trên thị trường. Cạnh tranh sản phẩm thể hiện những
lợi thế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
của sản phẩm bao gồm các tiêu chí cơ bản và các chỉ tiêu cụ thể.
2.2.1. Các tiêu chí cơ bản
➢ Giá thành và giá cả sản phẩm:
Giá thành và giá cả sản phẩm ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, thị phần, doanh thu
và lợi nhuận của công ty. Giá thành và giá cả sản phẩm trong tương quan với chất lượng
thấy được và các chi phí chuyển đổi, chi phí tiêu dùng sản phẩm. Qua phân tích giá thành
và giá cả sản phẩm, đánh giá được vị thế của sản phẩm của một doanh nghiệp trên thị
trường, cũng như chất lượng sản phẩm được bộc lộ rõ ràng nhất. Do vậy, doanh nghiệp

19


có thể chủ động kiểm sốt giá thành và giá cả sản phẩm sẽ là một trong những tiêu chí
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
➢ Chất lượng sản phẩm:
Có thể nói chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế kĩ thuật khá trừu tượng. Khi
nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau, ta lại có những quan điểm khác nhau về chất
lượng sản phẩm. Theo Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO): “Chất lượng là một tập
hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã
nêu ra hoặc tiềm ẩn”.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng cấu thành nên năng lực cạnh tranh của sản
phẩm. Do vậy, doanh nghiệp nào có sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp đó
sẽ có năng lực cạnh tranh về sản phẩm cao nhất. Tùy vào đặc điểm, tính chất của từng
loại hàng hóa cũng như trình độ sản xuất của từng quốc gia mà tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng sản phẩm nói chung vẫn
thống nhất trên ba khía cạnh là đảm bảo chất lượng đầu vào, đảm bảo quy trình sản xuất
và đảm bảo chất lượng đầu ra. Một sản phẩm được coi là đạt tiêu chuẩn chất lượng, có

khả năng cạnh tranh về chất lượng phải đảm bảo được trên cả ba khía cạnh trên.
-

Đảm bảo chất lượng đầu vào: Hoạt động sản xuất muốn đạt được hiệu quả cao
nhất cần có sự cung cấp liên tục của nguyên vật liệu. Việc thiếu hụt sẽ làm gián
đoạn sản xuất, sản lượng cung cấp không đủ cho thị trường, điều này sẽ gây ra
thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp, dù trong ngắn hạn hay dài hạn. Bên cạnh
đó, sử dụng nguồn nguyên liệu tốt và tiết kiệm là một cách để tối ưu chi phí, nâng
cao được chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.

-

Đảm bảo quy trình sản xuất: Sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả, đầu tư
trang bị máy móc, cơng nghệ hiện đại động đồng thời áp dụng các hệ thống tiêu
chuẩn quốc tế vào quy trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động cũng như
lợi thế cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp.

-

Đảm bảo chất lượng đầu ra: Khi tìm nguồn cung ứng, một số rủi ro phổ biến như
nguyên vật liệu không đạt chuẩn, sự chênh lệch về chất lượng giữa sản phẩm mẫu
và thành phẩm, hàng hóa bị lỗi,... dẫn đến số lượng sản phẩm bị trả về tăng cao

20


và tiêu tốn chi phí của doanh nghiệp vào việc xử lí sản phẩm khơng đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, điều này có thể được hạn chế thơng qua việc đảm bảo chất lượng đầu
vào và quy trình sản xuất, từ đó cắt giảm các chi phí phát sinh khơng đáng có.
Ngồi ra, chỉ tiêu chất lượng được cụ thể hóa qua hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng

do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia ban hành, điển hình như hệ thống tiêu chuẩn
ISO, tiêu chuẩn của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn về chất
lượng thì sẽ được ghi cụ thể trên bao bì của sản phẩm, tổ chức cơng nhận cũng như năm
cơng nhận.
➢ Hệ thống phân phối và uy tín doanh nghiệp:
Hệ thống phân phối phản ánh khả năng bao quát thị trường mục tiêu và năng lực duy
trì các cam kết với khách hàng cũng như hiệu quả trong tổ chức kinh doanh của doanh
nghiệp đối với sản phẩm. Doanh nghiệp có một hệ thống phân phối tốt sẽ giúp tăng sao
sự nhận diện sản phẩm của khách hàng và người tiêu dung, từ đó giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh so với đối
thủ cạnh tranh.
Thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng
để đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm. Nó được phản ánh chủ yếu thơng qua văn
hóa doanh nghiệp, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối với
Nhà nước, hoạt động từ thiện,... Một khi doanh nghiệp tạo được danh tiếng với đối tác,
khách hàng thì đó là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp
ở hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, nâng cao danh tiếng thành thương hiệu mạnh là
một vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm hiện nay. Thương hiệu mạnh là minh chứng
thành công của hoạt động doanh nghiệp khi được cơng nhận bởi phản ứng tích cực từ
phía cộng đồng và cả khách hàng trung thành. Hay nói cách khác, một thương hiệu mạnh
là một thương hiệu dẫn đầu trong tâm trí khách hàng. Nếu sản phẩm được gắn các thương
hiệu mạnh, nổi tiếng thì giá thành hàng hóa cao hơn, từ đó giúp thị phần của doanh
nghiệp tăng lên đáng kể. Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút lớn với thị trường
mới, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trưởng và thu hút khách
hàng tiềm năng tìm hiểu về sản phẩm của mình.

21


2.2.2. Các tiêu chí cụ thể

➢ Các tiêu chí định lượng:
-

Thị phần của sản phẩm trên thị trường trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh.

-

Mức sản lượng, doanh thu tiêu thị của mặt hàng đó trong từng năm so với đối thủ
cạnh tranh.

-

Mức chênh lệch về giá của mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh.

➢ Các tiêu chí định tính:
-

Mức chênh lệch về chất lượng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

-

Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu cách so với các đối thủ cạnh tranh.

-

Ấn tượng về hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa của nhà sản xuất ra mặt hàng đó so với
hàng hóa cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.

2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp

Để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp
ln tìm cách để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của mình. Việc nắm
rõ các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp doanh
hiểu rõ hơn và có những giải pháp thiết thực để củng cố vị thế của mình trên thị trường.
Có thể chia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của doanh
nghiệp làm hai nhóm: các nhân tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài
doanh nghiệp.
2.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
➢ Mơi trường kinh tế
Có thể thấy các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô là nhân tố bên ngồi của doanh
nghiệp, tuy nhiên có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm
mà doanh nghiệp sản xuất. Một nền kinh tế ổn định là cơ sở của một nền tài chính quốc
gia ổn định, tiền tệ ổn định và lạm phát kiểm soát được. Nền kinh tế phát triển cùng với
các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ tạo nên các cơ hội tốt cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh,
thu hút vốn đầu tư nước ngồi, từ đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm tăng lên. Tóm

22


lại, đây chính là yếu tố thúc đẩy kích cầu, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và
kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.
➢ Mơi trường văn hóa – xã hội
Văn hóa là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc tế. Sự
khác biệt về văn hóa sẽ gây nhiều hạn chế cho hoạt động kinh doanh của cơng ty. Vì vậy
để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, công ty cần phải tìm hiểu và nắm rõ sự khác
biệt trong văn hóa của đối tác.
Sự khác biệt về ngơn ngữ: Đến từ hai quốc gia khác nhau, sử dụng hai ngôn ngữ
khác nhau khiến cho việc giao dịch giữa công ty và đối tác nước ngồi có nhiều cản trở.
Khác biệt về thời gian: nằm ở hai múi giờ khác nhau nên có sự chênh lệch về thời
gian. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ lễ của hai nước cũng có nhiều khác biệt gây nên sự

chậm trễ, gián đoạn trong quá trình làm việc.
Khác biệt về thẩm mỹ: Mỗi quốc gia lại có những thẩm mỹ về thời trang và làm đẹp
riêng tùy theo phong tục tập quán cùng thời tiết khí hậu,... Bởi vậy mà tìm hiểu về quan
niệm thẩm mỹ cũng như phong tục tập quán của một quốc gia trước quyết định xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường nước đó là vơ cùng quan trọng.
➢ Mơi trường chính trị – pháp luật trong nước và quốc tế
Chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước là những yếu tố mà các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện vì chúng thể hiện ý
chí của lãnh đạo mỗi nước, sự thống nhất chung của quốc tế. Hoạt động xuất khẩu được
tiến hành giữa các chủ thể của các quốc gia khác nhau, do đó nó chịu sự tác động của
chế độ chính sách luật pháp khơng chỉ trong nước mà cịn chịu sự ràng buộc của chính
sách, luật pháp của nước đối tác.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp không
chỉ cạnh tranh với đối thủ trong nước mà còn với đối thủ nước ngồi. Chính vì vậy, mơi
trường chính trị và kinh tế thế giới cũng rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sự ổn định hoặc bất ổn định về chính trị hay kinh
tế ở mỗi quốc gia, cùng với các chính sách ưu đãi hoặc hạn chế của chính phủ nước đó
đối với một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nào đấy đều ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận

23


thị trường và khả năng cạnh tranh của các doanh nhiệp nước ngoài muốn xâm nhập thị
trường và làm ăn với đối tác tại thị trường đó.
➢ Mơi trường kinh doanh quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua tham gia ký kết các hiệp định thương mại song
phương và đa phương là một điều tất yếu. Những thay đổi về mơi trường quốc tế có ảnh
hưởng lớn đến khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cũng
như áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa. Do vậy, mơi trường kinh doanh quốc tế vừa tạo
cơ hội để hàng hóa có thể được tiêu thụ trong thị trường rộng lớn, áp lực cạnh tranh khiến

việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa được đẩy mạnh, mặt khác cũng tạo ra
những thách thức nếu hàng hóa của doanh nghiệp khơng vượt qua được áp lực cạnh tranh
trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường thế giới.
2.3.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
➢ Khách hàng
Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng
mua từ doanh nghiệp, hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức
giá,... Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được coi là mạnh hay yếu cũng tùy thuộc vào
quyền thương lượng của khách. Áp lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện như:
khối lượng mua hàng lớn; hàng hóa khơng có tính khác biệt; thời gian sản xuất nhanh
chóng; chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp khác thấp; khách hàng nhạy cảm về giá và
trên thị trường có nhiều sản phẩm, công ty khác thay thế.
➢ Nhà cung cấp
Nhà cung cấp có thể chi phối đến doanh nghiệp nhà sản xuất do tầm quan trọng của
sản phẩm được cung ứng, do đặc tính khác biệt hố cao độ của người cung ứng với người
sản xuất, do sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà nhà sản xuất phải chấp nhận và tiến
hành, do liên kết của những người cung ứng gây ra. Trong bn bán quốc tế, nhà cung
cấp có vai trò là nhà xuất khẩu nguyên vật liệu. Khi doanh nghiệp không thể khai thác
nguồn nguyên vật liệu nội địa, nhà cung cấp quốc tế có vị trí cảng quan trọng. Vì vậy,
nếu khơng quản lý được nhà cung cấp thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh

24


×