Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường mỹ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu asa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
TĨC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ASA

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Nguyễn Thị Thanh

Nguyễn Thị Kim Lan
Lớp: K55EK2
Mã sinh viên: 19D260097

HÀ NỘI – 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ........................................................................ v
DANH MỤC HÌNH VẼ ..........................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... ix
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................xi
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... xii
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...........................................................1


1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................5
1.5.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 6
1.6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 6
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG TÓC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ ......................................... 8
2.1. Lý luận chung về xuất khẩu .......................................................................8
2.1.1. Khái niệm xuất khẩu .......................................................................... 8
2.1.2. Các loại hình xuất khẩu ..................................................................... 9
2.2. Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu .....................................................12
2.2.1. Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu .................................................... 12
2.2.2. Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu ........................................................ 12

i


2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu ..........15
2.2.4. Các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu ...............................................16
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp ..... 20
2.3.1. Các yếu tố khách quan .....................................................................20
2.3.2. Các yếu tố chủ quan .........................................................................23
2.4. Phân định nội dung nghiên cứu ...............................................................26
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TÓC
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY XNK ASA .....................................27
3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA ..........................27
3.1.1. Sơ lược về cơng ty ........................................................................... 27

3.1.2. Khái qt q trình hình thành và phát triển của cơng ty ............... 28
3.1.3. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh .........................................................29
3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ...............................................................29
3.1.5. Cơ sở vật chất - kỹ thuật ..................................................................33
3.1.6. Tình hình tài chính của cơng ty giai đoạn 2020-2022 .................... 34
3.2. Hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA giai
đoạn 2020-2022 ................................................................................................. 35
3.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2020-2022 .....................35
3.2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của công ty giai đoạn 2020-2022 ..39
3.3. Khái quát về thị trường Mỹ và hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc vào
thị trường Mỹ ................................................................................................... 43
3.3.1. Khái quát thị trường tại Mỹ ............................................................. 43
3.3.2. Quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường Mỹ của công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA .................................................................. 51
3.4. Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường Mỹ của
cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA ......................................................... 53

ii


3.4.1. Thực trạng về mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu sang thị
trường Mỹ của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA ............................ 53
3.4.2. Thực trạng về nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị
trường Mỹ của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA ............................ 56
3.4.3. Thực trạng về tiếp cận khách hàng và xúc tiến thương mại tại Mỹ
của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA ...............................................59
3.4.4. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động
thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc sang Mỹ của Cơng ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu ASA ................................................................................................... 66
3.5. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường

Mỹ của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA ........................................... 72
3.5.1. Những thành tựu đạt được ............................................................... 72
3.5.2. Những hạn chế còn tồn tại ...............................................................73
3.5.3. Nguyên nhân .................................................................................... 74
CHƯƠNG IV. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
MẶT HÀNG TÓC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CTCP XNK ASA ........... 77
4.1. Định hướng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường Mỹ của
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA ........................................................ 77
4.1.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc
sang thị trường Mỹ của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA trong
tương lai ..................................................................................................... 77
4.1.2. Mục tiêu và phương hướng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc sang
thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA ...................... 78
4.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường Mỹ của
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA ........................................................ 79
4.2.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu ...................79
4.2.2. Cải tiến chất lượng hình ảnh sản phẩm trên các kênh bán hàng .....80
4.2.3. Tối ưu chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm ................................... 81

iii


4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..............................................82
4.2.5. Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán ............................ 84
4.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ ........................................................85
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 89

iv



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT

TÊN

1

Bảng 3.1. Giới thiệu công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA

2

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP XNK ASA

3

4

5

6

7

8

9

10


11

Bảng 3.2. Cơ cấu nhân sự Công ty CP XNK ASA phân theo giới
tính và độ tuổi giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 3.3. Cơ cấu nhân sự Công ty CP XNK ASA phân theo trình
độ giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP ASA giai đoạn 2020
– 2022
Bảng 3.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP
XNK ASA giai đoạn 2020-2022
Bảng 3.6. Kim ngạch xuất khẩu theo sản lượng của Công ty CP
XNK ASA giai đoạn 2020-2022
Bảng 3.7. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo doanh thu của CTCP
XNK ASA giai đoạn 2020-2022
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty CP XNK
ASA giai đoạn 2020-2022
Biểu đồ 3.2: Tổng GDP của Mỹ từ năm 1987 và ước tính đến năm
2027
Biểu đồ 3.3: Top 10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Mỹ năm 2020

v


12

Biểu đồ 3.4 : Top 10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Mỹ năm 2021

13

Biểu đồ 3.5: Top 10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Mỹ năm 2022


14

Biểu đồ 3.6 : Phân khúc thị trường tóc tại Mỹ năm 2020

15

16

17

Biểu đồ 3.7: Giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ giai đoạn 20202021
Biểu đồ 3.8: Giá trị xuất khẩu sang Nigieria giai đoạn 2020-2021
Biểu đồ 3.9 : Kim ngạch xuất khẩu theo sản lượng giai đoạn 20202022

18

Biểu đồ 3.10: Cơ cấu xu hướng tóc tại Mỹ năm 2020

19

Biểu đồ 3.11: Cơ cấu xu hướng tóc tại Mỹ năm 2021

20

Biểu đồ 3.12: Cơ cấu xu hướng kiểu tóc tại Mỹ năm 2022

21

22


Bảng 3.8: Thống kê lượng tài khoản Instagram ASA đã tiếp cận và
số người mua hàng đến từ Mỹ
Biểu đồ 3.13 : Thị phần TMĐT trong tổng doanh số bán lẻ tại Mỹ
từ 2020-2022

23

Bảng 3.9 : Các gói dịch vụ thành viên trên Alibaba.com

24

Bảng 3.10 : Xếp loại bài viết của ASA trên gian hàng Alibaba

25

Bảng 3.11: Lượng khách Mỹ của ASA từ Alibaba giai đoạn 2020 –
2022

vi


26

27

28

29


Biểu đồ 3.14: Nhân sự phân theo trình độ văn hóa của CTCP XNK
ASA
Biểu đồ 3.15: Nhân sự phân theo trình độ ngoại ngữ của CTCP
XNK ASA
Biểu đồ 3.16: Thời gian làm 1kg sản phẩm tóc của Cơng ty CP
XNK ASA
Biểu đồ 3.17: Tỷ lệ sản phẩm tóc màu phải làm lại do sai màu giai
đoạn 2020 - 2022

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

TÊN

1

Hình 3.1. Logo doanh nghiệp

2

Hình 3.2. Một số sản phẩm xuất khẩu của công ty CP XNK ASA

3

Hình 3.3 . Kích cỡ của sản phẩm Closure và Frontal

4


Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng thị trường tóc nối tại Mỹ giai đoạn
2017 - 2028

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A. TỪ TIẾNG VIỆT
TỪ
STT

VIẾT

Ý NGHĨA

TẮT
1

CTCP

Công ty Cổ phần

2

XNK

Xuất nhập khẩu

3


LNTT

Lợi nhuận trước thuế

4

LNST

Lợi nhuận sau thuế

5

DN

Doanh nghiệp

6

NV

Nguồn vốn

7

CSH

Chủ sở hữu

8


NPT

Nợ phải trả

9

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

10

DT

Doanh thu

11

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

B. TỪ TIẾNG ANH
TỪ
STT

VIẾT
TẮT


Ý NGHĨA
Tiếng Anh

ix

Tiếng Việt


12

FTA

13

EU

14

WTO

15

GDP

16

D/E

Free Trade
Agreement


Hiệp định thương mại tự do

European Union

Liên minh Châu Âu

World Trade

Tổ chức thương mại thế

Organization

giới

Gross Domestic
Product
Debt to equity ratio

x

Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ số nợ trên vốn chủ sở
hữu


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn tới Cô Nguyễn
Thị Thanh đã tận tình hướng dẫn em trong q trình viết Khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, các Thầy,

Cô trong bộ môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu, tiếp cận
thực tế trong suốt bốn năm học vừa qua, qua đó giúp em hồn thành khóa luận
này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, trình độ nghiên cứu cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy cơ
để bài báo cáo có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

xi


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan : Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường Mỹ của cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
ASA" là cơng trình nghiên cứu độc lập của Em dưới sự hướng dẫn của giảng viên
hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh, không sao chép của bất cứ ai. Em xin chịu
mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2023
Người cam đoan
Nguyễn Thị Kim Lan

xii


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 1986 đến
nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc
tế với phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại”. Theo đó,

Việt Nam đã ký kết thỏa thuận nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương, đa
phương cũng như tham gia các các tổ chức thương mại thế giới nhằm mục tiêu
thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao với nhiều cường quốc trên thế giới. Tính đến hết
tháng 1/2022, Việt Nam đã ký kết và thực thi 15 Hiệp định thương mại tự do
(FTAs) và có 2 Hiệp định đang trong quá trình đàm phán. Điều này giúp mở rộng
thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng
hóa và dịch vụ nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào; thúc đẩy trao đổi, bn bán,
phát huy lợi thế so sánh, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực. Nhờ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các
doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, mở rộng quy mô và đa
dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
Mỹ là một trong những cường quốc có mối quan hệ đối tác lâu dài với
Việt Nam. Tính đến nay mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã kéo
dài hơn 27 năm (từ năm 1995) và vẫn duy trì vị trí đối tác thương mại và là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao,
thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam đã tăng từ 451 triệu USD lên hơn
113 tỷ USD (năm 2021). Mặc dù chịu sự tác động lớn biến động kinh tế thế giới
nhưng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2022 vẫn đạt hơn 120 tỷ USD. Đây là
thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã và đang
hướng hướng tới.
Những năm gần đây, một mặt hàng xuất khẩu nổi lên thu hút nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam kinh doanh đó là tóc giả do nhu cầu làm đẹp, nhu
cầu hóa trang trong các sự kiện, lễ hội của phụ nữ trên toàn thế giới ngày ngày
càng cao. Ngày nay, nối tóc đã trở thành một khâu thiết yếu trong ngành sản xuất
tóc giả nói chung trị giá hàng tỷ USD, với doanh số hàng năm ước tính thu về
1


khoảng từ 250 triệu đến hơn 1 tỷ USD. Trang Fortune Business Insights cho biết
quy mơ thị trường tóc giả, tóc nối tồn cầu là 1,94 tỷ USD vào năm 2020 và dự

kiến sẽ đạt 3,0 tỷ USD vào năm 2028. Năm 2019, Mỹ là nhà nhập khẩu tóc lớn
nhất thế giới (chiếm 56,6% lượng tóc được nhập khẩu trên thế giới). Tiềm năng
xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ là vơ cùng lớn, nhưng kéo theo đó là
áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu tóc khơng chỉ từ trong nước
mà cịn từ ngồi nước như Ấn Độ, Trung Quốc.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA với hơn 10 năm kinh nghiệm về
xuất khẩu tóc, hiện nay ngồi những thị trường xuất khẩu chủ lực như các nước
thuộc Châu Phi thì đang nỗ lực thâm nhập sâu rộng vào thị trường bn bán tóc
tiềm năng là Mỹ. Trong q trình thực tập tại cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
ASA, nhận thấy những cơ hội cũng như thách thức trong hoạt động xuất khẩu tóc
của cơng ty sang thị trường Mỹ, vì vậy em đã chọn nội dung: “Giải pháp thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường Mỹ của cơng ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu ASA” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Đẩy mạnh, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung sang thị trường Mỹ và
các thị trường lớn khác luôn nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều tác giả. Có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của một
mặt hàng nào đó sang thị trường nước ngoài, nhất là Eu và Mỹ. Mỗi cơng trình
đều có những kết quả nghiên cứu riêng về những vấn đề liên quan đến xuất khẩu
và thúc đẩy xuất khẩu, có những thành tựu và hạn chế nhất định. Trong đó có một
số cơng trình tiêu biểu có thể kể đến như:
1) Báo cáo của Cục Xúc tiến thương mại (2020) về hiệu quả hoạt
động xúc tiến thương mại thời gian đã qua và kế hoạch, định hướng giai đoạn
2020-2025 về xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Báo
cáo đã đánh giá thực trạng và hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại định
hướng xuất khẩu giai đoạn 2015-2019, đồng thời chỉ ra các tồn tại hạn chế về
hình thức thực hiện, nguồn lực tài chính, năng lực của đơn vị chủ trì trong việc
phát triển thị trường. Từ đó, báo cáo đưa ra các định hướng kế hoạch xúc tiến

2



thương mại giai đoạn 2020-2025 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến
thương mại, góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Báo cáo đã đi sâu vào phân
tích đánh giá được hoạt động xúc tiến thương mại của Chính phủ, một cơng cụ để
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, đây là báo cáo chuyên sâu,
chỉ tập trung vào hoạt động xúc tiến thương mại mà không đề cập tới các công cụ,
biện pháp khác để thúc đẩy xuất khẩu.
2) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO” của tác
giả Nguyễn Thị Thúy Hồng - năm 2014 đã hệ thống các vấn đề lý luận về chính
sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia; phân tích và đánh giá thực
trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU
trong điều kiện Việt Nam tham gia vào WTO. Từ đó đưa ra định hướng và một số
giải pháp hồn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường EU trong giai đoạn từ 2014-2025 và tầm nhìn đến 2035, trong đó giải
pháp được coi là cơ bản và hiệu quả nhất là việc cần đổi mới tư duy và nhận thức
trong thực hiện và thực thi chính sách với EU. Luận án được coi là cơng trình
nghiên cứu tồn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn.
3) Luận án Tiến sĩ “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt
Nam sang thị trường Úc và Niu Di – Lân” của tác giả Lê Thị Mai Anh – Viện
nghiên cứu chiến lược, chính sách cơng thương – Bộ cơng thương – Năm 2023 đã
hệ thống một số lý thuyết về thương mại quốc tế, phân tích thực trạng hoạt động
thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Úc và Niu Di-lân giai đoạn 2022-2021. Từ
đó, luận án đã đưa ra các giải pháp cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của Việt
Nam sang Úc và Niu Di – lân đến năm 2030. Điểm đáng chú ý của luận án này là
đưa ra một số kinh nghiệm của nước ngoài về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và rút
ra bài học cho Việt Nam.
4) Luận án thạc sĩ “Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng
da giày của Việt Nam sang thị trường Châu Âu”. Với phương pháp nghiên cứu

tổng hợp, phân tích – thống kê số liệu, tác giả đã làm rõ được thực trạng xuất
khẩu da giày của Việt Nam giai đoạn 2004-2006, đưa ra nhiều giải pháp thực tiễn,

3


có tính ứng dụng cao như: nâng cao chất lượng sản xuất da giày, tìm kiếm và tự
chủ nguồn nguyên phụ liệu đầu vào nhằm đảm bảo về chất lượng và tối ưu chi
phí. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, tác ra chưa chỉ ra được những
khó khăn tại thị trường EU như rào cản thương mại hay các biện pháp kỹ thuật,..
mà Việt Nam đang gặp phải. Ngoài ra, luận án cũng chỉ mới nêu khái quát thực
trạng xuất khẩu sản phẩm da giày nói chung nên phạm vi còn rộng khiến đề tài
chưa sâu và sát với thực trạng của doanh nghiệp trong ngành.
5) Luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng
may mặc sang thị trường EU của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT”
của tác giả Dương Đình Long – Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường
Đại học Thương mại – năm 2022. Bài luận đã đi sâu vào việc phân tích thực trạng
hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty. Thông qua phương pháp nghiên cứu
thu thập số liệu, phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương
pháp kế thừa, bổ sung, tác giả đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động thúc đẩy xuất khẩu, bao gồm các yếu tố về kinh tế, xã hội, pháp luật, tự
nhiên, ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới, nhu cầu từ thị trường
nước ngoài và những yếu tố thuộc về doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đề ra những
giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU. Các
giải pháp đưa ra là cụ thể và đi sâu vào những vấn đề cần giải quyết.
6) Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc
giả của cơng ty cổ phần XNK APO sang thị trường Châu Âu” – Khoa Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế - Đại học Thương mại – Năm 2018. Bài luận thông qua
một số lý luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu kết hợp với các phương pháp
thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đã chọn để đi

sâu vào phân tích thực trạng giải pháp thúc đẩy xuất khẩu tóc giả sang thị trường
Châu Âu. Qua đó đánh giá những thành tựu, hạn chế của công ty trong hoạt động
thúc đẩy xuất khẩu và đề xuất các giải pháp. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra dù
đã đi vào đúng vấn đề nguyên nhân nhưng ý nói chung chung, chưa có cách thức
áp dụng rõ ràng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

4


Thơng qua việc thực hiện nghiên cứu, khóa luận đưa ra hai mục tiêu
chính:
-

Mục tiêu lý thuyết: Trình bày các khái niệm và lý thuyết liên quan

đến xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu
-

Mục tiêu thực tiễn: Làm rõ cũng như phân tích được thực trạng hoạt

động xuất khẩu mặt hàng tóc tại cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA để rút ra
những điểm mạnh, điểm hạn chế trong hoạt động xuất khẩu tóc từ đó đưa ra
phương hướng và giải pháp và những kiến nghị nhằm mục đích thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu mặt hàng tóc của cơng ty sang thị trường Mỹ.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm:
-


Cơ sở lý luận hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu

-

Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường Mỹ

của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA.
 Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu tại công ty Cổ phần

Xuất nhập khẩu ASA. Địa chỉ tại thơn Đơng Bích, xã Đông Thọ, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
-

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu

tóc của cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA trong giai đoạn 2020 – 2022 và đề
xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
trong tương lai.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp như:

5


-


Tổng hợp, thống kê dữ liệu thứ cấp từ tài liệu của công ty và tài liệu

tham khảo, bằng việc quan sát và tiếp xúc thực tế qua quá trình làm việc tại
phịng kinh doanh của cơng ty.
-

Giáo trình, bài giảng của trường Đại học Thương mại, luận văn của

các khóa trước cùng nhóm đề tài. Tham khảo kết cấu, nội dung và cách trình bày
một bài khóa luận trong các nhóm đề tài đó.
-

Các trang web liên quan đến mặt hàng tóc, các nguồn thơng tin đáng

tin cậy của trang web kinh tế đưa tin về thương mại Việt Nam và Mỹ.
1.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê, các tài liệu đã được tổng hợp
sử dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích các dữ liệu, qua đó đánh
giá, tổng hợp thành những vấn đề chủ chốt.
Phương pháp so sánh
Trên cơ sở các số liệu đã có, tiến hành so sánh và đưa ra các nhận định về
tình hình xuất khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA, xác định
mức độ tăng giảm và mối tương quan của các chỉ tiêu đối với hoạt động xuất
khẩu của Công ty giai đoạn 2020 - 2022, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp cho
thời kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt, kết
luận và tài liệu tham khảo thì kết cấu đề tài gồm có 4 chương:
Chương I. Tổng quan nghiên cứu

Chương II. Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng tóc sang thị trường Mỹ.
Chương III. Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị
trường Mỹ của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu ASA.

6


Chương IV. Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng
tóc sang thị trường Mỹ của cơng ty Xuất nhập khẩu ASA.

7


CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TÓC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1. Lý luận chung về xuất khẩu
2.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Khái niệm xuất khẩu nói chung được rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề
cập, phân tích theo từng chủ đích nghiên cứu riêng. Một số khái niệm được đưa ra
như sau:
Trong giáo trình Kinh tế ngoại thương, tác giả Bùi Xuân Lưu (2001) định
nghĩa “xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngồi”.
Trong giáo trình Thương mại quốc tế, Feenstra and Taylor (2010) đưa ra
một định nghĩa khác về xuất khẩu của đó là “Các quốc gia mua và bán hàng hóa,
dịch vụ từ nhau. Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”.
Ở đây, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một
quốc gia với phần cịn lại của thế giới thơng qua mua bán nhằm khai thác triệt để
lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Theo Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của

Quốc hội nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “xuất khẩu hàng hóa là
việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật” (Khoản 1, Điều 28).
Nói tóm lại, có nhiều cách hiểu về xuất khẩu hàng hóa, tuy nhiên hiểu
một cách khái quát nhất thì xuất khẩu hàng hóa là hàng hóa được sản xuất ở một
quốc gia và bán cho người mua ở một quốc gia khác. Xuất khẩu hàng hóa xuất
hiện trong mọi lĩnh vực và điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng đến
phương tiện sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả những
trao đổi như vậy đều nhằm mang lại lợi ích cho các quốc gia liên quan. Xuất phát
từ bản chất, xuất khẩu hàng hóa khơng phải là hoạt động kinh doanh đơn lẻ mà là
một hệ thống các hoạt động kinh doanh có tổ chức, dưới sự quản lý giám sát bởi
các cấp nhà nước cả ở bên trong lẫn bên ngoài nhằm đem lại các nguồn lợi nhuận,

8


ngoại tệ, đồng thời đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế cho các quốc gia. Mục
đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân
công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì
các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
Như vậy, có thể hiểu xuất khẩu hàng hóa chính là việc bán hàng hóa của
quốc gia này sang quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức
thanh tốn.
2.1.2. Các loại hình xuất khẩu
 Xuất khẩu trực tiếp
Là loại hình mà các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của
mình cho các doanh nghiệp nước ngồi thơng qua các tổ chức của mình, hai bên
làm việc trực tiếp với nhau, khơng cần thơng qua trung gian, giúp doanh nghiệp
có thể chủ động việc tiêu thụ, phân phối sản phẩm của mình.

Với loại hình xuất khẩu này thì sẽ tiến hành đơn giản. Đối với bên xuất
hay bên nhập khẩu thì cần tìm hiểu và nghiên cứu kĩ đối tác hay thị trường mà
mình hướng đến. Các bên cần ký kết và thực hiện đúng như những điều khoản đã
ký trong hợp đồng.
+ Ưu điểm: Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được thường cao hơn các
hình thức khác do giảm được các chi phí trung gian. Doanh nghiệp có điều kiện
phát huy tính độc lập của mình. Doanh nghiệp cũng có thể chủ động trong việc
tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình.
+ Nhược điểm: Hình thức này địi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải có
lượng vốn khả lớn ứng trước để mua hàng hoặc sản xuất. Bên cạnh đỏ hình thức
này có mức độ rủi ro lớn, nếu như khơng có cán bộ xuất nhập khẩu đủ trình độ và
kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng ở một thị trường mới thì doanh nghiệp
sẽ dễ mắc phải sai lầm gây bất lợi cho mình.
 Xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu ủy thác)
Là một trong những loại hình xuất khẩu có một bên trung gian nhận ủy
thác của đơn vị xuất khẩu sẽ đóng vai trị thay cho chính doanh nghiệp sản xuất
9


để tiến hành ký kết hợp đồng đối với phía bên đối tác nước ngoài. Qua việc tiến
hành những thủ tục mà phía trung gian sẽ nhận được phí, gọi là phí ủy thác.
Đặc điểm của loại hình này là doanh nghiệp nhận ủy thác sẽ không cần
bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, những giá trị hàng hóa mà bên ủy thác ký hợp
đồng sẽ chỉ được tính vào kim ngạch xuất khẩu mà khơng tính trong doanh thu.
+ Ưu điểm: Mức độ rủi ro thấp nhờ người nhận uỷ thác hiểu rõ thị trường
xuất khẩu, có khả năng đẩy mạnh việc bn bán. Chi phí cho việc bán hàng ở thị
trường nước ngoải thấp, tính linh hoạt cao.
+ Nhược điểm: Khả năng chớp cơ hội khơng cao, khó kiểm sốt kênh
phân phối, ít tiếp xúc với khách hàng và thị trưởng, lợi nhuận cũng bị chia sẻ.
 Gia công hàng xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất mà công ty trong nước nhận
tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, ngun phụ liệu) từ cơng ty nước ngoài về để
sản xuất hàng dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được bán ra
nước ngồi theo chỉ định của cơng ty đặt hàng.
+ Ưu điểm: Đối với bên đặt gia công: phương thức này giúp họ lợi dụng
về nguyên phụ và nhân công giá rẻ của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia
công: phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân công lao
động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên để thực hiện theo hình thức này, doanh nghiệp
phải có mối quan hệ với các khách hàng đặt gia cơng có uy tín. Đây là một hình
thức rất phức tạp nhất là quá trình thoả thuận với bên gia cơng về số lượng, chất
lượng, nguyên vật liệu và tỷ lệ thu hồi thành phẩm, giám sát q trình gia cơng.
Do đó, các cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp phải am hiểu tường tận về các
nghiệp vụ và quả trình gia cơng sản phẩm.
 Xuất khẩu tại chỗ
Là loại hình nước xuất khẩu bán hàng cho thương nhân nước ngoài và
được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ của
chính nước xuất khẩu đó.
10


 Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
Là hình thức mà hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ một nước rồi sau
đó được xuất sang nước khác (tạm nhập tái xuất), hoặc hàng trong nước được tạm
xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về (tạm xuất tái
nhập)
+ Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu được
lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc,
thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.
+ Nhược điểm: Kinh doanh tái xuất địi hỏ sự nhạy bén tình hình thị

trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua bán. Do vậy
khi doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo phương thức này thì cần phải có đội
ngũ cán bộ có chuyện mơn cao.
 Bn bán đối lưu
Hình thức bn bán đối lưu được hiểu là hình thức xuất khẩu mà trong đó
người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và nhập
khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết,
hay hàng đổi hàng.
Hình thức xuất khẩu này giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động của
tỉ giá hối đoái trên thị trưởng ngoại hối đồng thời có lợi khi các bên khơng có đủ
ngoại tệ để thanh tốn cho lơ hàng nhập khẩu của mình. Doanh nghiệp ngoại
thương có thể sử dụng hình thức xuất khẩu này để nhập những loại hàng hoá mà
thị trường trong nước đang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba.
Có nhiều hình thức bn bán đối lưu như: hàng đổi hàng được áp dụng phổ biến
nhất, trao đổi bù trử, giao dịch bồi hoàn, mua đối lưu, chuyển nợ...
 Xuất khẩu theo nghị định thư ký kết giữa các Chính phủ
Xuất khẩu theo nghị định thư là hình thức xuất khẩu hàng hóa theo
chương trình đã được ký kết theo nghị định thư của hai chính phủ và thường là
chương trình trả nợ giữa hai chính phủ. Hình thức này đảm bảo khả năng thanh
toán.
11


2.2. Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu
2.2.1. Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa được hiểu là việc nhà nước hoặc doanh
nghiệp áp dụng tổng thể các phương thức để tạo ra các cơ hội và khả năng gia tăng
sản lượng và giá trị của hàng hóa được xuất khẩu ra thị trường nước ngồi, tăng
cường việc tiêu thụ hàng hố tại thị trường nước ngồi.
Cũng có thể hiểu thúc đẩy xuất khẩu là một cách thức để thúc đẩy tiêu thụ

sản phẩm. Đây là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất
nào nói chung và với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tóc nào nói riêng.
Như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu rằng thúc đẩy xuất khẩu là một hoạt động tăng
khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp
để tăng kim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và lợi nhuận
thu được từ hoạt động xuất khẩu của mình. Thúc đẩy xuất khẩu là một trong những
hoạt động quan trọng không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp thực hiện
kinh doanh xuất khẩu, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận kinh doanh
và mở rộng quy mơ hoạt động.
Như vậy, có thể hiểu thúc đẩy xuất khẩu là các hoạt động mang tính chất
định hướng cho tương lai nhằm mục đích tăng số lượng hàng xuất khẩu vào một
thị trường nào đó, đồng thời nâng cao mức lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh xuất khẩu.
2.2.2. Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu
 Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu đối với nền kinh tế
Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có vai trò rất lớn trong phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể:
Thứ nhất, thúc đẩy xuất khẩu giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng
quy mô của nền kinh tế bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng quy mơ sản
xuất từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

12


×