Tải bản đầy đủ (.pdf) (910 trang)

Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.87 MB, 910 trang )

KỶ YẾU
HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO
CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG
KINH TẾ VÀ KINH DOANH NĂM 2021

PROCEEDINGS
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG
RESEARCHERS IN ECONOMICS AND BUSINESS

ICYREB 2021

Volume 2

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
LABOUR PUBLISHING HOUSE


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BANKING ACADEMY OF VIETNAM

Address:
Telephone:

Fax:
Website:

12ChuaBoc,DongDa,Hanoi,Vietnam
(+84)2438521305
(+84)2438525024
hvnh.edu.vn



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG



KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ
DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ
KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH NĂM 2021

INTERNATIONAL CONFERENCE FOR
YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS AND BUSINESS

ICYREB 2021

Volume 2

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
LABOUR PUBLISHING HOUSE









BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO
TT


Họ và tên

1.

PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo

2.

PGS.TS. Lê Văn Luyện

3.

PGS.TS. Mai Thanh Quế

4.

PGS.TS. Bùi Huy Nhượng

5.

PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ

6.

PGS.TS. Đào Ngọc Tiến

7.
8.


PGS.TS. Phan Thị Bích
Nguyệt
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích
Loan

9.

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu

10.

PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh

11.

PGS.TS. Trương Tấn Qn

12.
13.

PGS.TS. Hồng Cơng Gia
Khánh
PGS.TS. Phạm Thị Hồng
Anh

14.

PGS.TS. Tơ Trung Thành

15.


PGS.TS. Ngơ Thanh Hồng

16.

PGS.TS. Vũ Hồng Nam

17.

TS. Phạm Dương Phương
Thảo

18.

TS. Trần Việt Thảo

19.

ThS. Nguyễn Đức Lâm

20.

PGS.TS. Đặng Hữu Mẫn

21.

TS. Phạm Xuân Hùng

22.


PGS.TS. Trịnh Quốc Trung

Chức vụ - Đơn vị công tác
Phó Giám đốc Phụ trách
Học viện Ngân hàng
Phó Giám đốc
Học viện Ngân hàng
Phó Giám đốc
Học viện Ngân hàng
Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Giám đốc
Học viện Tài chính
Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Ngoại thương
Chủ tịch Hội đồng tư vấn
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Thương mại
Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM
Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Trưởng phòng QLKH

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Phụ trách Ban QLKH
Học viện Tài chính
Trưởng phịng QLKH
Trường Đại học Ngoại thương
Phó Trưởng phịng QLKH & HTQT
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Phó trưởng phịng QLKH
Trường Đại học Thương mại
Phó Trưởng phịng NCKH & HTTP
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Trưởng phòng QLKH & HTQT
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Trưởng Phòng KHCN & HTQT
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Trưởng phòng QLKH
Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM

Vai trị
Trưởng Ban
Phó trưởng ban
Phó trưởng ban
Uỷ viên
Uỷ viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Uỷ viên
Uỷ viên
Uỷ viên

Uỷ viên
Uỷ viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Uỷ viên
Ủy viên
Uỷ viên
Uỷ viên


BAN NỘI DUNG HỘI THẢO
TT

Họ và tên

1.

PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo

2.

PGS.TS. Phạm Thị Hoàng
Anh

3.

GS.TS. Lê Quốc Hội


4.

PGS.TS. Trần Mạnh Dũng

5.

PGS.TS. Trương Thị Thủy

6.

PGS.TS. Ngơ Thanh Hồng

7.

PGS.TS. Từ Thúy Anh

8.

TS. Vũ Thị Hạnh

9.

GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài

10.

PGS.TS. Nguyễn Phong
Nguyên


11.

TS. Trần Việt Thảo

12.

ThS. Đinh Thị Việt Hà

13.

TS. Lưu Quốc Đạt

14.

TS. Vũ Thanh Hương

15.

GS.TS. Nguyễn Trường
Sơn

16.

TS. Võ Thị Quỳnh Nga

17.

PGS.TS. Bùi Đức Tính

18.


TS. Hồng Trọng Hùng

19.

PGS.TS. Nguyễn Anh
Phong

20.

TS. Trần Thị Hồng Liên

21.

TS. Trịnh Hoàng Hồng Huệ

Chức vụ - Đơn vị cơng tác
Phó Giám đốc Phụ trách
Học viện Ngân hàng
Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế & Phát triển
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế & Phát triển
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Phó Giám đốc
Học viện Tài chính
Phụ trách Ban QLKH
Học viện Tài chính
Tổng Biên tập Tạp chí Quản lý & Kinh tế quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương
Giảng viên Viện KT & KDQT
Trường Đại học Ngoại thương
Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế &
Kinh doanh châu Á
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Phó trưởng phịng QLKH & HTQT
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Phó trưởng phịng QLKH
Trường Đại học Thương mại
Chun viên phịng QLKH
Trường Đại học Thương mại
Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế Phát triển
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế - KDQT
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Trưởng khoa Du lịch
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Trưởng Khoa Kinh tế & Phát triển
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Phó Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM
Phó Trưởng khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM
Khoa Kinh tế
Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM


Vai trị
Trưởng Ban
Phó trưởng ban
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên


BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
TT

Họ và tên


1.

PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo

2.

PGS.TS. Phạm Thị Hồng
Anh

3.

PGS.TS. Tơ Trung Thành

4.

PGS.TS. Vũ Hồng Nam

5.

PGS.TS. Ngơ Thanh Hồng

6.

PGS.TS. Trịnh Quốc Trung

7.

PGS.TS. Đặng Hữu Mẫn

8.


TS. Phan Anh

9.

TS. Phạm Xuân Hùng

10.

TS. Phạm Dương Phương
Thảo

11. TS. Trần Việt Thảo
12. ThS. Nguyễn Đức Lâm
13. ThS. Phạm Mỹ Linh
14. ThS. Bùi Doãn Mai Phương
15. Phan Thị Kim Oanh
16. Nguyễn Lê Thảo Hương

Chức vụ - Đơn vị cơng tác
Phó Giám đốc Phụ trách
Học viện Ngân hàng
Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Trưởng phòng QLKH
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trưởng phòng QLKH
Trường Đại học Ngoại thương
Phụ trách Ban QLKH
Học viện Tài chính

Trưởng phịng QLKH
Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM
Trưởng phòng QLKH & HTQT
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Trưởng phòng QLKH
Học viện Ngân hàng
Trưởng Phòng KHCN & HTQT
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Phó Trưởng phịng QLKH & HTQT
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Phó trưởng phịng QLKH
Trường Đại học Thương mại
Phó Trưởng phịng NCKH & HTTP
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Phó Trưởng phịng QLKH
Học viện Ngân hàng
Viện NCKH Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Viện NCKH Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Viện NCKH Ngân hàng
Học viện Ngân hàng

Vai trị
Trưởng Ban
Phó trưởng ban
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên

Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên


BAN BIÊN TẬP HỘI THẢO
Chức vụ - Đơn vị công tác
Phó Giám đốc
1. PGS.TS. Lê Văn Luyện
Học viện Ngân hàng
PGS.TS. Phạm Thị Hoàng
Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng
2.
Anh
Học viện Ngân hàng
Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế & Phát triển
3. GS.TS. Lê Quốc Hội
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế &
4. GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài Kinh doanh Châu Á
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh
5. GS.TS. Nguyễn Trường Sơn

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Tổng Biên tập Tạp chí Quản lý & Kinh tế quốc tế
6. PGS.TS. Từ Thúy Anh
Trường Đại học Ngoại thương
Phụ trách Ban QLKH
7. PGS.TS. Ngơ Thanh Hồng
Học viện Tài chính
PGS.TS. Nguyễn Anh
Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng
8.
Phong
Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM
Trưởng Khoa Kinh tế & Phát triển
9. PGS.TS. Bùi Đức Tính
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Phó Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng
10. TS. Chu Khánh Lân
Học viện Ngân hàng
Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế Phát triển
11. TS. Lưu Quốc Đạt
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Trưởng phòng NCKH & Tư vấn
12. TS. Phạm Mạnh Hùng
Học viện Ngân hàng
Phó trưởng phịng QLKH
13. TS. Trần Việt Thảo
Trường Đại học Thương mại
Viện NCKH Ngân hàng
14. TS. Phạm Đức Anh
Học viện Ngân hàng

ThS. Trương Hoàng Diệp
Viện NCKH Ngân hàng
15.
Hương
Học viện Ngân hàng
Viện NCKH Ngân hàng
16. ThS. Đào Bích Ngọc
Học viện Ngân hàng
Viện NCKH Ngân hàng
17. Nguyễn Nhật Minh
Học viện Ngân hàng
Viện NCKH Ngân hàng
18. Lê Thị Hương Trà
Học viện Ngân hàng

TT

Họ và tên

Vai trị
Trưởng Ban
Phó trưởng ban
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên

Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên


MỤC LỤC - TẬP 2
TT

Bài viết - Tác giả

Trang

LỜI GIỚI THIỆU HỘI THẢO
1

CHỦ ĐỀ 3: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - KẾ TỐN

1

TÁC ĐỘNG CỦA VỊNG QUAY TIỀN MẶT ĐẾN HIỆU QUẢ

3

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM
VÀ ĐỒ UỐNG TẠI VIỆT NAM

Lại Minh Anh - Trịnh Thục An Ngô Thị Ánh - Nguyễn Hồng Minh
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội
2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP.HCM

21

Trần Thị Kim Anh - Hồng Hà Anh
Trường Đại học Ngoại thương
Phạm Mai Hương
Cơng ty TNHH Anh Dũng
3

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN
MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH THUẾ VÀ GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP

37

Hoàng Thị Phương Anh - Phạm Huỳnh Diệu Hiền - Vũ Minh Hà
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
4

TRÁNH THUẾ, ĐIỀU HÀNH CƠNG TY VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÔNG TY: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

61


Hoàng Thị Phương Anh - Nguyễn Thị Thu Sang - Vũ Minh Hà
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
5

VAI TRỊ CỦA KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG TRONG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NGÂN HÀNG THỜI COVID-19

81

Lê Thị Huyền Diệu - Lưu Hải Yến Phạm Thị Thanh Tâm - Trịnh Thị Thu Thủy
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
6

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM SAU SÁP NHẬP, HỢP NHẤT
Vương Thị Minh Đức
Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh

99


TT
7

Bài viết - Tác giả
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
ĐẠI DỊCH COVID-19

Trang

113

Huỳnh Thị Cẩm Hà - Phạm Dương Phương Thảo
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
8

TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 TỚI NỢ PHẢI TRẢ CỦA DOANH NGHIỆP:
THỰC TRẠNG TỪ DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH BẤT ĐỘNG
SẢN VÀ XÂY DỰNG TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP. HỒ CHÍ MINH

133

Dương Ngân Hà
Học viện Ngân hàng
9

ĐÁNH GIÁ KIỂM SỐT NỘI BỘ TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DỰA TRÊN TÌM HIỂU CÁC
YẾU TỐ CẤU THÀNH KIỂM SOÁT

143

Đào Ngọc Hà
Trường Đại học Thương mại
10

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ TỚI
BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG QUYỀN CĨ BẢO ĐẢM TẠI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN VIỆT NAM


163

Ngô Thị Hằng
Học viện Ngân hàng
Nguyễn Thị Thuỷ
Công ty cổ phần Chứng khốn VNDIRECT
11

TÁC ĐỘNG CỦA CƠNG CỤ AN TỒN VĨ MÔ THANH KHOẢN
ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

181

Đỗ Thu Hằng - Phạm Hồng Linh Tạ Thanh Huyền - Nguyễn Thị Thu Trang
Học viện Ngân hàng
12

CHÍNH SÁCH AN TỒN VỐN VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG:
NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

199

Đỗ Thu Hằng
Học viện Ngân hàng
13

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Trần Nguyễn Bích Hiền - Lương Thị Hồng Ngân - Vũ Thị Thu Huyền
Trường Đại học Thương mại

217


TT

Bài viết - Tác giả

Trang

14

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH VIÊN QUỸ TÍN
DỤNG NHÂN DÂN TẠI VIỆT NAM

237

Nguyễn Thị Dịu Hiền - Nguyễn Võ Tuyết Trinh
Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên
15

PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN
SÀN CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI QUA MƠ HÌNH ARCH – GARCH

249

Nguyễn Thị Hiên - Đàm Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Thương mại

16

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÃN CÁCH XÃ HỘI DO DỊCH
COVID-19 ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHỐN NHĨM NGÀNH
TÀI CHÍNH TRÊN SÀN CHỨNG KHỐN TP. HỒ CHÍ MINH

261

Phạm Mạnh Hùng - Nguyễn Bảo Ngọc Vũ Hằng Mai - Đoàn Ngọc Linh - Hoàng Thu Trang
Học viện Ngân hàng
17

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

277

Nguyễn Thị Minh Hương
Trường Đại học Tài chính - Kế tốn
18

TÀI CHÍNH TỒN DIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TỒN DIỆN
TỚI ĐĨI NGHÈO - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC
ASEAN

293

Trần Thị Thu Hường - Nguyễn Thị Thu Trang - Nguyễn Bích Ngọc
Học viện Ngân hàng
19


THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

313

Tạ Thanh Huyền - Đỗ Thu Hằng Phạm Hồng Linh - Nguyễn Thị Thu Trang
Học viện Ngân hàng
20

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP

329

Chu Thị Huyến
Trường Đại học Thương mại
21

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Phạm Hồng Linh - Tạ Thanh Huyền
Học viện Ngân hàng

341


TT
22


Bài viết - Tác giả
NGHIÊN CỨU LỢI NHUẬN BẤT THƯỜNG GẮN VỚI THÔNG BÁO
CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH HÀNG
TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM

Trang
353

Vũ Thị Loan - Nguyễn Tố Nga
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội
23

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEA HAI BƯỚC GIAI ĐOẠN NĂM
2014-2020

369

Nguyễn Ngọc Minh - Lê Hồng Hạnh - Nguyễn Hồng Minh
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội
24

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

385

Phùng Đức Nam – Hoàng Thị Phương Anh – Lê Thị Ly
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
25


QUẢN LÝ THU NHẬP, CHIẾN LƯỢC KINH DOANH,
VÀ RỦI RO PHÁ SẢN

401

Phùng Đức Nam – Hoàng Thị Phương Anh – Lê Thị Thuỷ Tiên
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
26

CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CƠNG TY

423

Phùng Đức Nam – Hồng Thị Phương Anh – Hoàng Thị Trúc Ly
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
27

TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ỔN GIÁ DẦU ĐẾN QUYẾT ĐỊNH NẮM GIỮ
TIỀN MẶT CỦA DOANH NGHIỆP: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI
VIỆT NAM

439

Phùng Đức Nam – Nguyễn Thị Diễm Kiều
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
28

ẢNH HƯỞNG CỦA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM


457

Nguyễn Thị Phương Nhi - Trần Ngọc Linh Phan Trần Khánh Linh - Nguyễn Phương Trinh - Phùng Đức Nam
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
29

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU
THƠNG TIN KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Nguyễn Thị Nhinh – Vũ Quang Trọng
Trường Đại học Thương mại

471


TT
30

Bài viết - Tác giả
ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO DỊCH KHỐI NGOẠI TỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Trang
487

Nguyễn Thị Nhung – Tạ Thị Phương Trang
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội
Hồng Bảo Ngọc

Trường Đại học Cơng Đồn
31

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN RỦI RO
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2010-2019

501

Vũ Thị Kim Oanh - Bùi Huy Trung - Phạm Thị Lâm Anh
Học viện Ngân hàng
32

ẢNH HƯỞNG ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH
DOANH: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

513

Nguyễn Thị Mỹ Phượng - Đường Thị Liên Hà
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
33

MINH BẠCH THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ CHI PHÍ VỐN
CHỦ SỞ HỮU – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

537

Trần Thị Phương Thảo - Nguyễn Thúy Anh

Trường Đại học Ngoại thương
34

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HÀ ĐƠNG

551

Vương Thị Bạch Tuyết
Trường Đại học Cơng nghệ Giao thông vận tải
Nguyễn Thị Mai Hương
Học viện Ngân hàng
35

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC CỦA DOANH NGHIỆP
THÔNG QUA MƠ HÌNH H-SCORE

569

Hồng Thị Hồng Vân
Học viện Ngân hàng
36

ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH LINH HOẠT TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN SUẤT TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
Lê Thị Phương Vy - Trần Thị Mai Dung
Trường Đại Học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

583



37

CHỦ ĐỀ 4: CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH VÀ CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC

597

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ TỪ CHỐI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ INTERNET
BANKING TẠI VIỆT NAM

599

Trần Thảo An
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn,
Đại học Đà Nẵng
Trần Thị Yến Vinh
Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng
38

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA
CÁC KHOÁ HỌC NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ

615

Nguyễn Như Phương Anh - Đào Thị Mỹ Linh Đào Thị Nguyên Bình - Phạm Thị Luyên
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
39


MỐI LIÊN HỆ GIỮA VIỆC LÀM THÊM VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN TRƯỚC
VÀ SAU DỊCH COVID-19

641

Hoàng Thị Ngọc Ánh - Dương Ngọc Thúy
Học viện Ngân hàng
40

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG
ỨNG DỤNG DI ĐỘNG DU LỊCH CỦA DU KHÁCH

669

Trần Thị Thu Dung
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
41

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

683

Nguyễn Hữu Dũng
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
42

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG MOBILE

BANKING: MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

697

Lưu Thị Thùy Dương - Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt
Trường Đại học Thương mại
43

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Đỗ Hương Giang - Nguyễn Thị Kim Anh - Nguyễn Thị Kim Ngân Phạm Thị Khánh Ly - Nguyễn Thu Trang
Trường Đại học Ngoại thương

717


44

BLOCKCHAIN VÀ ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHIÍNH NGÂN HÀNG

737

Giang Thị Thu Huyền
Học viện Ngân hàng
45

ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

747


Đặng Hoài Linh
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
46

TÁC ĐỘNG BIÊN CỦA GIÁO DỤC ĐẾN THU NHẬP CÁ NHÂN:
KẾT QUẢ TỪ MƠ HÌNH HỒI QUY PHÂN VỊ

763

Nguyễn Thị Tuyết Mai - Đàm Thị Thu Trang - Trịnh Thị Hường
Trường Đại học Thương mại
Nguyễn Thanh Nga
Học viện Ngân hàng
47

ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGHĨA VỤ BẢO MẬT
THƠNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN BẰNG VÍ ĐIỆN TỬ

775

Bùi Thị Hằng Nga
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
48

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH HỌC –
NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUN NGÀNH KẾ TỐN CƠNG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

789


Nguyễn Thị Nhinh - Nguyễn Mai Anh Thư Mai Thanh Thủy - Phạm Thị Thu Hà
Trường Đại học Thương mại
49

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN HỌC

805

CHỨNG CHỈ NGHỀ NGHIỆP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI
Phan Hương Thảo
Trường Đại học Thương mại
50

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
HÀNH VI SỬ DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

819

Võ Thị Thanh Thảo
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn,
Đại học Đà Nẵng
51

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN HÌNH THỨC SỞ HỮU
NHÀ Ở TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Thủy Tiên
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh


833


52

LIỆU MỨC ĐỘ TÍCH LŨY CĨ CÂN XỨNG VỚI TẦM QUAN TRỌNG
CỦA CÁC KỸ NĂNG VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT TRONG NGHỀ
KẾ TỐN? GĨC NHÌN TỪ SINH VIÊN CHUN NGÀNH KẾ TỐN

849

Nguyễn Thị Xn Trang - Nguyễn Thị Thu Hồi
Huỳnh Thị Kim Loan - Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trương Thị Ái Ny - Hoàng Thị Anh Thư
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
53

BÀI TỐN PHÂN NHĨM ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ
GỌI XE TRỰC TUYẾN TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC VIỆT NAM

861

Nguyễn Thị Thùy Trang - Dương Hồng Long Phan Thị Minh Châm - Ngơ Thị Kiều Loan - Trần Bình Minh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
54

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN HỌC
CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
KHỐI KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Trần Mạnh Tường

Trường Đại học Thương mại

873


LỜI GIỚI THIỆU

HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ
KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH NĂM 2021
(INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS
IN ECONOMICS AND BUSINESS - ICYREB 2021)

Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị khách q,
Kính thưa các nhà khoa học,

Tiếp nối thành cơng của các kỳ hội thảo đã qua, với mong muốn tạo ra một diễn
đàn dành cho các nhà khoa học trẻ trong và ngồi nước có thiên hướng nghiên cứu về
kinh tế và quản trị kinh doanh, Hội thảo quốc tế thường niên dành cho các nhà khoa học
trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh (ICYREB) tiếp tục được tổ chức trong năm 2021
với đơn vị chủ trì là Học viện Ngân hàng. Hội thảo cũng là một phần trong chuỗi sự kiện
kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Học viện Ngân hàng (1961-2021). Trong năm thứ 7 tổ
chức, Hội thảo nhận được sự tham gia của 10 trường đại học và học viện với tư cách là
đơn vị thành viên đồng tổ chức, bao gồm: Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Thương mại, Học viện Tài
chính, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh
tế - Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
Mục tiêu trọng tâm xuyên suốt các kỳ Hội thảo ICYREB là thúc đẩy năng lực
nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh hướng
tới việc công bố sản phẩm khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín. Hội thảo cũng mở

ra cơ hội để các nhà khoa học trẻ giao lưu, kết nối và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong
nghiên cứu. Thông qua Hội thảo, các nhà khoa học trẻ cũng sẽ nhận được những lời góp
ý, bình luận của các nhà phản biện thuộc lĩnh vực chuyên môn bài viết, qua đó rút kinh
nghiệm và tiếp tục phát triển cơng trình nghiên cứu của mình để có thể được chấp nhận
đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín trong và ngồi nước.


Hội thảo ICYREB 2021 đã thu hút sự quan tâm và tham gia viết bài của 560 nhà
khoa học trẻ đến từ 31 trường/học viện và các tổ chức đào tạo về kinh tế và quản trị kinh
doanh với tổng số 270 bài viết đã được gửi cho Ban Tổ chức Hội thảo. Trải qua hai vịng
phản biện kín, 173 bài viết (bao gồm: 96 bài tiếng Việt và 77 bài tiếng Anh) đã được
duyệt đăng toàn văn trong Kỷ yếu Hội thảo. Ngoài các nhà khoa học trẻ trong nước, Hội
thảo cũng đã thu hút sự quan tâm viết bài của các tác giả đến từ Anh, Đài Loan... Nhiều
bài viết đã cho thấy được năng lực nghiên cứu tốt của các nhà khoa học trẻ với việc áp
dụng chặt chẽ phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, bố cục logic, lập luận chặt chẽ
và có luận cứ vững vàng. Lĩnh vực nghiên cứu của các bài viết cũng tương đối đa dạng,
được bao quát thông qua 04 chủ đề chính sau: (1) Tăng trưởng kinh tế và tồn cầu hóa;
(2) Quản trị kinh doanh và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; (3) Tài chính - Ngân hàng - Kế
tốn; (4) Cơng nghệ tài chính và các chủ đề khác có liên quan.
Ban Tổ chức Hội thảo xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm ủng hộ và phối hợp chặt
chẽ của các trường thành viên đồng tổ chức Hội thảo, những góp ý khách quan, thẳng
thắn của các nhà khoa học trong quá trình tham gia phản biện bài viết và sự tham gia
nhiệt thành của các nhà khoa học trẻ trong và ngồi nước. Chúng tơi hy vọng sẽ tiếp tục
nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện của lãnh đạo các trường đại học/học viện
trong mạng lưới các trường đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh và sự tham gia đông
đảo hơn nữa của các nhà khoa học trẻ trong những lần tổ chức Hội thảo tiếp theo.
Kính chúc các vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021

T.M BAN TỔ CHỨC
TRƯỞNG BAN

PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo
PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế tốn

CHỦ ĐỀ 3
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - KẾ TOÁN
---o0o--THEME 3
FINANCE - BANKING - ACCOUNTING

1


2

ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán


ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế tốn

3

TÁC ĐỘNG CỦA VỊNG QUAY TIỀN MẶT ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG TẠI VIỆT NAM
Lại Minh Anh - Trịnh Thục An - Ngô Thị Ánh - Nguyễn Hồng Minh

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của vòng quay tiền mặt đến
hiệu quả hoạt động của các công ty ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam, dựa trên dữ
liệu nghiên cứu từ 116 công ty thực phẩm và đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng dựa
trên mô hình hồi quy tuyến tính OLS, mơ hình ảnh hưởng cố định, mơ hình ảnh hưởng ngẫu
nhiên. Kết quả cho thấy chu kỳ chủn đởi tiền mặt có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết tại Việt Nam. Trên cơ sở
đó bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm rút ngắn kỳ chuyển đổi tiền mặt, nâng cao thanh
khoản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống.
Từ khóa: chu kỳ chủn đởi tiền mặt, thực phẩm và đồ uống, hiệu quả hoạt động.
IMPACT OF CASH CONVERSION CYCLE ON PERFORMANCE OF
FOOD AND BEVERAGE COMPANIES IN VIETNAM

Abstract
This study examines the impact of cash conversion cycle on the performance of food
and beverage companies in Vietnam, based on a set of panel data collected from 116 listed
food and beverage companies on the Vietnamese stock market during the period from 2010 to
2019. The study uses quantitative methods based on OLS linear regression model, fixed effect
model (FEM), random effect model (REM). Other robustness tests are also used. We find
evidence of a negative relationship between the cash conversion cycle and the performance of
listed food and beverage companies in Vietnam. Based on the results, the article proposes a
number of solutions to shorten the cash conversion period and improve the liquidity of
businesses in the food and beverage industry.
Keywords: cash conversion cycle, food and beverage, firm performance.

1. Giới thiệu
Ngành thực phẩm và đồ uống (TPĐU) ở Việt Nam là một trong những ngành cơng
nghiệp mang tính nền tảng, then chốt hiện nay. Theo nghiên cứu Toàn cảnh ngành thực phẩm

- đồ uống Việt Nam năm 2018 của Vietnam Report, ngành thực phẩm và đồ uống hiện chiếm


4

ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế tốn

khoảng 15% GDP và có xu hướng gia tăng, đồng thời đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu
chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng (chiếm khoảng 35% mức chi tiêu). Ngành thực phẩm
và đồ uống cịn có nhiều tiềm năng tăng sức mua khi chuỗi cửa hàng tiện lợi ngày càng được
mở rộng về quy mơ và phủ sóng rộng khắp, đã và đang giúp các doanh nghiệp ngành này có
thêm nhiều kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa. Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam được
dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thực sự hiểu quả, cũng như chưa tham gia vào
được mạng lưới sản xuất. Một số doanh nghiệp trong ngành TPĐU đang phải đối diện với
nhiều sức ép lớn, các doanh nghiệp ngành TPĐU đòi hỏi phải điều chỉnh vốn lưu động, quản
lý dòng tiền một cách hợp lý để nâng cao khả năng sinh lời, cạnh tranh được tại thị trường
trong và ngoài nước.
Một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản lý của doanh nghiệp là vòng quay
tiền mặt hay chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC). Theo Brigham và Houston (2007), CCC là
khoảng thời gian mà các quỹ bị ràng buộc trong vòng quay tiền mặt hoặc khoảng thời gian
giữa việc thanh toán tiền và thu tiền mặt từ việc bán vốn lưu động. Về mặt lý thuyết, đây là
một chỉ số quan trọng, đặc biệt là cho các cơng ty có giá trị hàng tồn kho và tài khoản phải
thu, phải trả lớn, vì nó đánh giá sự hiệu quả trong quản lý vốn lưu động của công ty đặc biệt là
trong việc quản lý dịng tiền của mình (Bodie và Merton, 2001). Chỉ tiêu này tính tốn, đo
lường mức độ nhanh chóng của một cơng ty có thể chuyển đổi tiền mặt trực tiếp vào hàng
tồn kho và các khoản phải trả, thông qua bán hàng và các khoản phải thu và sau đó trở lại
thành tiền mặt. Bằng cách kết hợp các tỷ lệ hoạt động này, chỉ số cho thấy hiệu quả quản lý
để sử dụng tài sản ngắn hạn và nợ phải trả để tạo ra tiền mặt cho công ty. Vòng quay tiền
mặt là thước đo được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động, và do đó sức khoẻ chung của

cơng ty đó.
Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa vòng quay
tiền mặt và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như Zakari1 (2016), Sugathadasa (2018),
Ainna Ramli (2019), Pirttila (2019), Boisjoly (2020). Tuy nhiên các nghiên cứu cũng đưa ra
những ý kiến trái chiều khi kiểm tra mối quan hệ giữa vòng quay tiền mặt và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này cũng chủ yếu được phân tích trong bối cảnh nền
kinh tế phát triển mà có khá ít các nghiên cứu được thực hiện tại các nước đang phát triển
như Việt Nam, đặc biệt là tập trung vào một ngành cụ thể. Trong nghiên cứu này, ngành
TPĐU được lựa chọn để nghiên cứu vì đây là nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh hiện đang
rất phát triển tại Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế (Vietnam
Report, 2018). Song song với đó là những khó khăn và thách thức khi môi trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt và ảnh hưởng của dịch bệnh tồn cầu. Trong bối cảnh đó, một yêu cầu
đặt ra cho ngành thực phẩm đồ uống trong nước là làm thế nào để hạn chế những ảnh hưởng
tiêu cực từ đại dịch, đồng thời đưa ngành thực phẩm đồ uống phát triển mạnh hơn nữa. Đã có
khá nhiều nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về tác động của vòng quay tiền mặt đến


ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán

5

hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành TPDU tại Việt Nam còn hạn chế. Trong khi
đó, như đã phân tích ở trên, việc quản trị dòng tiền, vòng quay tiền mặt trong doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của công ty. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về tác
động của vòng quay tiền mặt tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành TPDU là rất
cần thiết trong thời điểm hiện nay.
Do đó, bài nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá tác động của vòng quay tiền mặt đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm từ 2010 đến 2019. Nghiên cứu này sẽ

là cơ sở khoa học để giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống
hiểu được tác động của vòng quay tiền mặt (CCC) đến hiệu quả hoạt động của cơng ty, từ đó
phân tích, đánh giá, áp dụng và đưa ra chiến lược hợp lý để cải thiện tình hình hoạt động hiện
tại của doanh nghiệp thơng qua quản trị vịng quay tiền mặt.
Kết cấu bài nghiên cứu gồm 5 phần: giới thiệu, tổng quan nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, kết quả và thảo luận, một số khuyến nghị và giải pháp.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tiêu cực
giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tufail (2011) cho
rằng nhà quản lý tài chính nên đầu tư nhiều hơn nguồn tài chính của mình vào tài sản lưu
động và nên sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn so với hiện tại nợ phải trả. Dựa trên mẫu nghiên
cứu là các DN dệt may ở Pakistan, kết quả cho thấy vòng quay tiền mặt có quan hệ tiêu cực
với khả năng sinh lời. Theo nghiên cứu của Vahid và các cộng sự (2012) sử dụng dữ liệu
của các công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran (TSE) cho thấy có mối
quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa giữa các biến kỳ thu tiền bình qn, vịng quay hàng tồn kho
trong ngày, kỳ thanh tốn trung bình, giao dịch rịng chu kỳ và hoạt động của các cơng ty.
Thời gian thanh tốn trung bình tăng lên sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận của công ty và các nhà
quản lý có thể tạo ra giá trị tích cực cho các cổ đơng bằng cách giảm kỳ thu tiền trung bình,
vịng quay hàng tồn kho tính theo ngày, chu kỳ giao dịch rịng và kỳ thanh tốn trung bình
đến mức có thể cấp độ thấp nhất. Nghiên cứu của Ukaegbu (2013) áp dụng cách tiếp cận
định lượng, sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của các cơng ty sản xuất từ cơ sở dữ liệu của
Orbis trong giai đoạn 2005-2009 về quản lý vòng quay tiền mặt trong việc xác định khả
năng sinh lời của doanh nghiệp: Bằng chứng từ các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Phi.
Nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ tiêu cực giữa khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Tác giả cho rằng để nâng cao lợi nhuận, một doanh nghiệp phải có các chính sách để tăng
tốc các khoản thu phải thu. Quản lý các khoản phải thu không tốt sẽ chắc chắn dẫn đến các
khoản nợ khó đòi làm giảm mức sinh lời của công ty. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng
ngắn, doanh nghiệp càng quản lý tốt dòng tiền của mình.
Ngược lại, một số nghiên cứu lại cho thấy mối quan hệ tích cực giữa chu kỳ chuyển
đổi tiền mặt và khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của DN. Zakari (2016) nghiên cứu ảnh

hưởng của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đối với lợi nhuận của doanh nghiệp các công ty ICT


ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán

6

được niêm yết trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán Nigeria, dựa trên dữ liệu được thu
thập từ năm 2010 đến 2014 cho thấy mối quan hệ tích cực giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
và lợi nhuận. Tương tự, Dhole và các cộng sự (2018) đã xem xét tới mối liên hệ giữa quản lý
vốn lưu động hiệu quả và các hạn chế tài chính. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chu kỳ
chuyển đổi tiên mặt cao làm tăng mức độ hạn chế tài chính trong hai năm tới. Nói cách khác,
chu kỳ chuyển đổi tiền mặt thấp làm giảm mức độ hạn chế tài chính trong hai năm tới. Điều
này cho thấy rằng việc quản lý hiệu quả vốn lưu động có thể làm tăng khả năng các doanh
nghiệp phải đối mặt với các hạn chế tài chính trong tương lai. Nghiên cứu của Sugathadasa
(2018) xem xét mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lời của các
công ty trong lĩnh vực sản xuất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán cũng chỉ ra
mối tương quan thuận giữ thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và thời gian chuyển đổi khoản
phải thu trong khi tương quan nghịch giữa các kỳ chuyển đổi phải trả trên ROA, giữa tất cả
các thành phần CCC và ROE như là các thước đo khả năng sinh lời.
Đối với các nghiên cứu tại Việt Nam, Từ Thi Kim Thoa và cộng sự (2014) nghiên
cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển được đo lường CCC có tác động âm lên tỷ
suất sinh lợi hoạt động kinh doanh của công các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, do đó các cơng ty có thể xem xét
hoạt động quản trị tài chính của mình để có thể nâng cao khả năng sinh lợi và qua đó gia
tăng giá trị tài sản cho cổ đông. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hà Nhi (2017), sử dụng liệu
thứ cấp của 38 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường
chứng khoán ở Việt Nam, kết quả cho thấy hệ số tương quan giữa chu kỳ chuyển hóa hàng
tồn kho và khả năng sinh lợi của cơng ty là tương quan âm. Nghiên cứu của Hoàng Văn
Quỳnh (2018) xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố vòng quay tiền mặt với giá trị doanh

nghiệp. Kết quả chỉ ra mối tương quan ngược chiều và có ý nghĩa thống kê giữa CCC và giá
trị doanh nghiệp. Nghiên cứu đi tới kết luận và hàm ý rằng doanh nghiệp có thể tăng giá trị
của mình bằng cách rút ngắn CCC. Bài luận văn của tác giả Trần Thị Thanh Thúy (2019)
cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về tác động của việc quản lý vốn luân chuyển và các
thành phần của vốn luân chuyển đến lợi nhuận, dựa trên dữ liệu của Cơng ty Cổ Phần Nhựa
Bình Minh (BMP) trong khoảng thời gian 6 năm: 2013-2018. Nghiên cứu cho thấy kỳ luân
chuyển tiền mặt (CCC) có mối tương quan nghịch với lợi nhuận. Và quản lý vốn luân
chuyển có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả quản trị tài chính, là một thành phần quan
trọng trong tài chính doanh nghiệp vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lợi
nhuận cơng ty.
Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, các nghiên cứu nước ngoài đưa ra những ý kiến trái chiều khi kiểm tra mối
quan hệ giữa vòng quay tiền mặt và lợi nhuận. Theo Zakari1 (2016), Dhole và các cộng sự
(2018), Sugathadasa (2018) chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có tác động tích cực và có ý nghĩa
thống kê đối với lợi nhuận doanh nghiệp. Ngược lại, các nghiên cứu khác lại chỉ ra mối quan


ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán

7

hệ tiêu cực, ngược chiều trong mối quan hệ này. Kết luận của các nhà nghiên cứu có sự mâu
thuẫn là do khác nhau về thời gian, môi trường kinh tế và cách thức thu thập mẫu nghiên cứu.
Thứ hai, tuy có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tác động của vòng quay tiền mặt tới
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng có rất ít nghiên cứu ở Việt Nam và chưa có
nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến ngành thực phẩm và đồ uống. Trong khi đó, ngành
thực phẩm và đồ uống là một ngành đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đặc thù ngành về
số lượng hàng tồn kho, kỳ phải thu, phải trả cũng khác với ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo, hay ngành xây dựng đã được nghiên cứu trước đây (Từ Thi Kim Thoa và cộng sự, 2014;
Nguyễn Hà Nhi, 2017)

Bên cạnh đó, hầu hết nghiên cứu chỉ sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian từ 4 đến 6
năm như nghiên cứu của các tác giả Tufail (2011), Vahid và các cộng sự (2012), Ukaegbu
(2013), Zakari1 (2016),... Khoảng thời gian này chưa đủ dài để theo dõi một cách tổng quan
ảnh hưởng của CCC lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Do đó, nghiên cứu này sẽ phân tích tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến hiệu
quả hoạt động của 116 doanh nghiệp ngành TPĐU niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong khoảng thời gian 10 năm (2010 – 2019).
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp của 116 doanh nghiệp ngành TPĐU niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm (2010 – 2019) được thu
thập từ FiinPro. Cấu trúc dữ liệu bảng được kết hợp từ hai thành phần: thành phần dữ liệu
chéo (cross – section) và thành phần dữ liệu theo chuỗi thời gian (time series). Việc kết hợp
hai thành phần dữ liệu này có nhiều lợi thế và thuận lợi trong phân tích, đặc biệt khi muốn
quan sát sự biến động của các nhóm đối tượng nghiên cứu sau các biến cố hay theo thời gian.
Đồng thời, cấu trúc dữ liệu bảng cũng giúp phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng
nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 12 cho các số liệu đã được xử lý ở trên, bài
nghiên cứu thu được các thống kê đặc trưng mô tả từng biến như giá trị trung bình, giá tri ̣lớn
nhất, giá tri ̣nhỏ nhất, độ lệch chuẩn… và hệ số tương quan giữa các biến có trong mơ hình.
Tiếp đến, nhóm sử dụng các phương pháp ước lượng trong xây dựnng mơ hình hồi quy với dữ
liệu bảng, mơ hình OLS, mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model), mơ hình hiệu
ứng cố định (Fixed Effect Model) có sự chọn lựa giữa 2 mơ hình và các kiểm định kiểm tra
tính vững của mơ hình. Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, nhóm nghiên cũng cũng tiến
hành phân tích hệ số tương quan, đa cộng tuyến. Kết quả cho thấy khơng có hiện tưởng đa
cộng tuyến xảy ra trong mơ hình. Sau đó nhóm nghiên cứu đã thực hiện mơ hình hồi quy
Tiếp theo, để đảm bảo tính hiệu quả của các ước tính trong các mơ hình hồi quy, mơ
hình sai số chuẩn mạnh (robust standard errors model) được sử dụng để kiểm soát phương sai
thay đổi. Nghiên cứu này sử dụng các sai số tiêu chuẩn mạnh theo công ty
(heteroskedasticity-robust standard errors clustered by firms) để đưa ra suy luận thống kê,



×