BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA PHỤ NỮ HỌC
**********
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ
“NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VÀ THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM :
HIỆN TRẠNG VÀ TƯƠNG LAI”
Với sự tài trợ của tổ chức Radda Barnen
Từ ngày18 đến 20 tháng 12 năm 2000
Tại ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2001
2
MỤC LỤC
*****
Bài phát biểu khai mạc Hội thảo của Ông Lê Thế Dõng, Hiệu
trưởng, Đại Học Mở - Bán công TP. HCM …………………………
9
Tham luận 1 :
Phương hướng đào tạo CTXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Ông Đỗ Văn Chừng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ GD-ĐT) ……………
11
Tham luận 2 :
Giảng dạy Công tác xã hội tại Khoa Phụ Nữ Học, Đại Học Mở –
Bán Công TP. HCM
(TS Thái Thò Ngọc Dư, Trưởng Khoa PNH) …………………………….
13
Tham luận 3 :
Sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ Quốc tế vào sự phát
triển của ngành công tác xã hội tại Việt Nam.
(Bà Britta Ostrom, Radda Barnen) ………………………………………
19
Tham luận 4 :
Quá trình lòch sử và đặc điểm của ngành công tác xã hội tại VN.
(Bà Nguyễn Thò Oanh, Th.s. Hội Tâm lý và Giáo dục học TP. Hồ Chí
Minh) ……………………………………………………………………
23
Tham luận 5 :
Công tác xã hội : Một nghề chuyên môn nhiều thử thách.
(TS Robert Doyle, ĐH Charles Sturt, Australia) ………………………
34
Tham luận 6 :
Giáo dục Công tác xã hội và những vấn đề đào tạo tại Singapore
và Anh quốc.
(Bà Catherine Briscoe, Khoa Công tác xã hội và Tâm lý, Đại học
quốc gia Singapore) ………………………………………………….………
42
Tham luận 7 :
Những nét đặc trưng của sự phát triển ngành Công tác xã hội tại
Âu Châu.
(GS. TS Sven Hessle, ĐH Stockholm, Thụy Điển) ………….…………
51
Tham luận 8 : Thực tập công tác xã hội trong công tác đào tạo tại Khoa Phụ Nữ
Học.
(Bà Nguyễn Thò Nhẫn, Khoa Phụ Nữ Học) ……………………………
58
3
Tham luận 9 : Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội với đào tạo Công tác xã hội.
(TS Nguyễn Tiệp, Hiệu trưởng, Trường CĐLĐXH, Bộ LĐ-TBXH) …………
61
Tham luận 10 : Ứng dụng công tác xã hội trong các hoạt động của Hội Liên Hiệp
Thanh niên Việt Nam.
(Bà Trần Tiết hạnh, GĐ TTCTXH TTN) ………………………………
64
Tham luận 11 : Nhu cầu đào tạo nhân viên công tác xã hội trong ngành LĐ-TBXH
tại TP. Hồ Chí Minh.
(Bà Võ Thò Bạch Tuyết, GĐ Sở LĐ-TBXH TP. HCM) …………………
70
Tham luận 12 : Công tác xã hội của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam.
(PGS Nguyễn Thò Hội, PCT Hội CTĐ Việt Nam) ……………………
72
Tham luận 13 : Chân dung nhân viên xã hội tại Việt Nam hiện nay.
(Th.S. Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa Phụ Nữ Học ) ………………………
76
Tham luận 14 : Nhu cầu thực hành công tác xã hội tại các cơ sở của Lực lượng
Thanh niên Xung phong TP. HCM
(Ông Danh Quý, GĐ TT Nhò Xuân, TNXP TP. HCM) …………………
84
Tham luận 15 : Ứng dụng phương pháp CTXH trong các hoạt động của Hội Liên
Hiệp Phụ Nữ Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang.
(Bà Mai Thò Kim Hoàng, Chủ tòch Hội Phụ Nữ Huyện Châu Thành,
Tỉnh An Giang) …………………………………………………………
87
Tham luận 16 : Đưa công tác xã hội vào các dự án phát triển và xúc tiến mối liên
kết giữa các nhân viên xã hội.
(Th.S. Nguyễn Thò Hải, Phòng NC CTXH) ……………………………
91
Tham luận 17 : Ứng dụng CTXH chuyên nghiệp vào các chương trình bảo vệ chăm
sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Hội BTTE
TP.HCM
(Bà Nguyễn Thò Châu, Quỹ BTTE TP. HCM) ………………………….
95
Kết quả thảo luận nhóm ……………………………………………….
99
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO QUỐC TẾ
4
“NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VÀ THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TẠI VIỆT NAM : HIỆN TRẠNG VÀ VIỄN CẢNH TƯƠNG LAI”
Chiều ngày 17.12.2000 :
Từ 14g00 đến 16g30 : Đại biểu đăng ký và nhận tài liệu
Đòa điểm : Đại Học Mở Bán Công TP. Hồ Chí Minh
Số 97 Võ Văn Tần, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
NGÀY 1 ( 18.12. 2000)
Buổi sáng :
Từ 7g30 đến 8g30 : Đại biểu tiếp tục đăng ký và nhận tài liệu
8.30 – 9.00
Khai mạc Hội
thảo
Giới thiệu Đại biểu, Chủ tọa Đoàn, phát biểu của Ông
Lê Thế Dõng, Hiệu trưởng Đại học Mở Bán công TP.
Hồ Chí Minh, phát biểu của Bà Phạm Phương Thảo,
Phó Chủ tòch, Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM
9.00 – 9.30
Tham luận 1
Phương hướng đào tạo công tác xã hội của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ( Ông Đỗ Văn Chừng, Vụ Trưởng Vụ
Đại học, Bộ GD và ĐT )
9.30 – 10.00
Tham luận 2
Giảng dạy công tác xã hội tại Khoa Phụ nữ học, Đại
Học Mở – Bán Công TP. HCM
( TS. Thái Thò Ngọc Dư, Trưởng Khoa Phụ Nữ Học )
10.00 – 10.30 Giải lao
10.30 – 11.00
Tham luận 3
Sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ quốc tế vào
sự phát triển của ngành công tác xã hội tại Việt Nam
( Bà Britta Ostrom, Radda Barnen )
11.00 – 11.30
Tham luận 4
Quá trình lòch sử và đặc điểm của ngành công tác xã
hội tại Việt Nam
( Th.s. Nguyễn Thò Oanh, Hội Tâm lý và Giáo dục học
TP. HCM )
5
Ăn trưa
Nhà hàng Thắng Lợi ( Victory ) số 14 Võ Văn Tần,
Quận 3, TP. HCM.
Buổi chiều :
14.00 – 14.30
Tham luận 5
Công tác xã hội : một nghề chuyên môn nhiều thử
thách
( TS. Robert Doyle, Đại học Charles Sturt, Úc )
14.30 – 15.00
Tham luận 6
Giáo dục công tác xã hội và các vấn đề đào tạo tại
Singapore và Anh quốc ( Bà Catherine Briscoe, Khoa
Công tác xã hội và Tâm lý, Đại học Quốc gia
Singapore )
15.00 – 15.30
Tham luận 7
Những đặc điểm của sự phát triển ngành công tác xã
hội tại Âu Châu
( TS. Sven Hessle, giáo sư CTXH tại Đại học
Stockholm, Thụy Điển )
15.30 – 15.45 Giải lao
15.45 – 17.00
Thảo luận nhóm
( 3 nhóm )
Nhóm 1
: Chúng ta phải làm gì để thúc đẩy ngành
công tác xã hội tại Việt Nam phát triển ?
Nhóm 2 : Đào tạo nhân viên xã hội như thế nào để
đáp ứng với tình hình phát triển xã hội hiện nay của
Việt Nam ?
Nhóm 3 : Nền tảng pháp lý như thế nào để bảo đảm
cho thực thi nghề nghiệp ?
17.30 - 20.00 Tiệc chiêu đãi tại Nhà hàng Chancery, lầu 7, số 196 Nguyễn Thò Minh Khai,
TP. Hồ Chí Minh
6
NGÀY 2 ( 19.12. 2000 )
BUỔI SÁNG :
8.30 - 8.45
Báo cáo kết quả
thảo luận nhóm
Các thư ký của 3 nhóm báo cáo
8.45 - 9.15
Tham luận 8
Thực hành công tác xã hội trong chương trình đào tạo
tại Khoa Phụ nữ học
( Bà Nguyễn Thò Nhẫn, giảng viên Khoa Phụ nữ học )
9.15 – 9g30
Tham luận 9
Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội với đào tạo công
tác xã hội
( TS. Nguyễn Tiệp, Hiệu trưởng Trường CĐLĐXH, Bộ
LĐ-TBXH )
9.30 – 9g45
Tham luận 10
Ứng dụng công tác xã hội trong các hoạt động của Hội
Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam ( Bà Trần Tiết Hạnh,
Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu
niên)
9g45 – 10g15 Giải lao
10.15 - 10.30
Tham luận 11
Nhu cầu đào tạo nhân viên xã hội trong ngành Lao
Động, Thương binh và Xã hội tại TP. Hồ Chí Minh
( Bà Võ Thò Bạch Tuyết, Giám đốc Sở LĐ-TBXH TP.
HCM)
10.30 - 10.45
Tham luận 12
Công tác xã hội của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam
( PGS Nguyễn Thò Hội, Phó Chủ tòch Hội Chữ Thập Đỏ
Việt Nam )
7
10.45 - 11.15
Tham luận 13
Chân dung nhân viên xã hội tại Việt Nam hiện nay
(Th.s. Nguyễn Ngọc Lâm, giảng viên Khoa Phụ Nữ
Học)
11.15 – 11.45
Thảo luận nhóm
( 3 nhóm )
Nhóm 1 : Những thuận lợi và khó khăn mà nhân viên xã
hội gặp phải khi làm việc với các đối tượng và các bên
đối tác.
Nhóm 2 : Văn hóa Việt nam và Công tác xã hội : thuận
lợi và khó khăn
Nhóm 3 : Những vấn đề gì cần quan tâm khi xây dựng các
giá trò đạo đức nghề nghiệp cho ngành công tác xã hội
Việt Nam ?
Ăn trưa
Nhà hàng Thắng Lợi ( Victory ) số 14 Võ Văn Tần,
Quận 3, TP. HCM.
Buổi chiều :
Tham quan cơ sở
Cơ sở 1
Mái Ấm Hoa Hồng nhỏ, 55/2B Trần Xuân Soạn, P.
Tân Kiểng, Quận 7, TP. HCM
14.00 – 17.00
Cơ sở 2
Trung tâm Giáo dục, Dạy nghề và giải quyết việc làm
Nhò Xuân, Hóc môn, Ấp 5, Xã Xuân Thái Sơn, TP.
HCM
Cơ sở 3
Chương trình phát triển cộng đồng Cầu Hàn, Phường
Tân Thuận Tây, Quận 7, TP. HCM
Cơ sở 4
Chương trình Chăm sóc Trẻ khuyết tật tại cộng đồng,
Xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. HCM
8
NGÀY 3 ( 20.12. 2000 )
Buổi sáng :
8.30 - 8.45 Báo cáo kết quả
thảo luận nhóm
Các thư ký của 3 nhóm báo cáo
8.45 - 9.30
Tham luận 14
Nhu cầu thực hành CTXH tại các cơ sở của Thanh
niên xung phong TP. HCM
( Ông Danh Quý, Giám đốc Trung Tâm Nhò Xuân,
Thanh Niên Xung Phong)
9.30 - 9.45
Tham luận 15
Ứng dụng phương pháp CTXH trong các hoạt động
của Hội LH Phụ nữ Huyện Châu Thành, An Giang
( Bà Mai Thò Kim Hoàng, Chủ tòch Hội LHPN Châu
Thành, An Giang )
9.45 - 10.00
Tham luận 16
Đưa Công tác xã hội vào các dự án phát triển và xúc
tiến mối liên kết giữa các nhân viên xã hội
( Th.s. Nguyễn Thò Hải, Phòng NC-CTXH )
10.00 - 10.30 Giải lao
10.30 - 10.40
Tham luận 17
Ứng dụng công tác xã hội chuyên nghiệp vào các
chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn của hội bảo trợ trẻ em TP. HCM
( Nguyễn thò Châu, Hội bảo trợ trẻ em tp.hồ chí minh )
11.00 - 11.30 Tổng kết Hội thảo
11.30 - 12.00
Bế mạc Hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội thảo
9
BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO QUỐC TẾ
“Đào tạo, nghiên cứu và thực hành công tác xã hội tại Việt Nam :
Hiện tại và Tương lai”
X W
Ông Lê Thế Dõng
Hiệu trưởng, ĐH Mở – Bán Công TP. HCM
Đại học Mở Bán công TP. HCM rất hân hạnh và vui mừng đón tiếp các quý vò đại biểu khắp
mọi miền đất nước Việt Nam và từ các tổ chức xã hội, Đại học nước ngoài đến tham dự Hội
thảo quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam về vấn đề “đào tạo, nghiên cứu và thực hành công tác
xã hội tại Việt Nam”.
Như quý vò đại biểu đã biết, Việt Nam, sau những năm dài chiến tranh chống xâm lược và
thống nhất đất nước, đang nỗ lực hàn gắn những vết thương do chiến tranh gây ra, đang xây
dựng một hệ thống an sinh xã hội ngày càng hoàn chỉnh hơn với những chính sách xã hội lớn
như Xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, chăm sóc và bảo vệ trẻ em,
nâng cao năng lực cho phụ nữ, phòng chống ma túy, HIV/AIDS v.v… nhằm giảm khoảng cách
giàu – nghèo, tạo cơ hội cho người bò thiệt thòi và xây dựng một xã hội ngày càng phát triển và
tốt đẹp hơn như Bác Hồ đã hằng mong ước lúc còn sinh thời. Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển kinh tế, Việt Nam cũng các nước khác trên thế giới không tránh khỏi những vấn đề mang
tính thời đại và đang cố gắng đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Trong thời điểm các vấn đề xã hội phát triển như hiện nay, nhu cầu nghiên cứu và đào tạo
chuyên môn trong lãnh vực công tác xã hội đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Sự hình thành
đầu tiên và duy nhất của Khoa Phụ Nữ Học tại Đại học Mở Bán công Tp. Hồ chí Minh vào
năm 1992 đã đánh dấu cho bước khởi đầu khôi phục ngành công tác xã hội như là một khoa
học tại Việt Nam, đồng thời cũng là một bước hòa nhập với xu hướng phát triển bền vững của
thế giới khi chúng ta quan tâm đến vấn đề giới và trẻ em trong tiến trình phát triển xã hội. Từ
năm 1992 đến nay, qua các khóa học chính quy hệ cử nhân, Khoa Phụ Nữ Học đã cung cấp cho
cả nước một đội ngũ chuyên nghiệp và họ đang cùng với những người kém may mắn tại những
cộng đồng nghèo hay cùng với trẻ em đường phố, cùng với người nghiện, người nhiễm
HIV/AIDS, giúp họ tái hội nhập cuộc sống bình thường. Cũng trong thời gian này, Khoa Phụ
Nữ Học đã tổ chức nhiều khóa tập huấn ngắn hạn về công tác xã hội và phát triển cộng đồng
đã được tổ chức cho các cán bộ, nhân viên của Bộ, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội, Hội
Phụ Nữ, Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em, Thanh niên Xung Phong
và cả cho các đối tác Việt Nam của các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Hiện nay, công tác đào
tạo công tác xã hội đã được phát triển một cách chính quy tại Trường Cao đẳng Lao động – Xã
10
hội thuộc Bộ Lao động, TB-XH, tại Trường Cán bộ Phụ nữ và Trường Cán bộ Đoàn Thanh
niên. Đào tạo ngắn hạn thì có Phòng Nghiên cứu Công tác xã hội thuộc Hội Tâm lý và Giáo
dục học TP. HCM và Trung Tâm Công tác xã hội Thanh Thiếu niên thuộc Hội Liên Hiệp
Thanh niên Việt Nam. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Khoa Phụ Nữ Học cùng với
các tổ chức này đã tác động mạnh đến nhận thức chuyên nghiệp hóa công tác xã hội trong cả
nước và qua đó có thể khẳng đònh việc quản lý và điều hành các dự án phát triển ngày càng có
hiệu quả hơn. Ngoài ra, Khoa Phụ Nữ Học cũng đã đối tác với một số tổ chức quốc tế trong
nghiên cứu, đào tạo, cấp học bổng và thực hiện một số dự án phát triển tại cộng đồng. Sự
trưởng thành của Khoa Phụ Nữ Học hiện nay cũng một phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ to lớn của
một số tổ chức phi chính phủ quốc tế, sự hỗ trợ này đã giúp cho chúng tôi khắc phục được
những khó khăn ban đầu và chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của quý vò trong thời
gian qua và đặc biệt là sự tài trợ của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em của Thụy Điển ( Radda Barnen )
trong việc tổ chức Hội thảo quốc tế lần đầu tiên này.
Kính thưa Quý vò,
Hôm nay, chúng ta đến với Hội thảo này, cùng nhau góp ý để Đại học Mở Bán công TP. Hồ
Chí Minh và các tổ chức đào tạo khác có thêm điều kiện đóng góp công sức của mình vào tiến
trình chuyên nghiệp hóa ngành công tác xã hội nói riêng và nói chung cho sự công nhận về
mặt quốc gia ngành công tác xã hội như là một nghề chuyên môn như những nghề khác, một
nghề có những đặc thù riêng biệt, phù hợp với hoàn cảnh văn hoá, xã hội và chính trò của Việt
Nam hơn.
Tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc Hội thảo và nhân dòp cuối năm, sắp bước qua năm mới
của thế kỷ mới, chúng tôi xin chúc quý vò nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
11
BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG ĐỖ VĂN CHỪNG, VỤ TRƯỞNG VỤ ĐẠI HỌC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
X W
Sau 8 năm, hôm nay chúng ta có thể nhìn lại quyết đònh của Bộ Giáo dục – Đào tạo cho phép
mở thí điểm thành lập ngành Phụ Nữ Học tại Đại Học Mở – Bán Công TP. HCM (năm 1992
Bộ đặt thí điểm coi đó là nhánh chung của ngành XHH). Đây là một việc mới mẻ mà Đại học
Mở – Bán Công đi tiên phong và sau 8 năm hoạt động đã đạt được nhiều thành công đáng
khích lệ.
Trước hết phải thấy rằng lónh vực công tác xã hội trong nhiều năm trước đây chưa được quan
tâm đầy đủ ở VN nhất là trong lónh vực đào tạo. Sau khi thành lập tổ chức đào tạo ngành nầy
Đại học Mở – Bán Công TP. HCM, Bộ đã mở tiếp ở Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân Văn
tại Đại học Quốc gia Hà Nội và gần đây đã nâng cấp trường Trung học lên trường Cao Đẳng
Lao động Xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội.
Nhìn lại lòch sử Việt Nam chúng ta thấy có những nét đặc thù của đất nước chúng ta. Chúng ta
rất tự hào về truyền thống “Con Rồng Cháu Tiên” của Việt Nam, nghóa đồng bào ruột thòt,
truyền thống tốt đẹp trong ca dao Việt Nam “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống
nhưng chung một giàn”, những câu nói như là “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước
nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách”… Từ lâu đã trở thành phương châm xử thế và quan niệm
sống người Việt Nam chúng ta.
Trong điều kiện mới, nhất là trong hoàn cảnh phát triển của đất nước, chúng ta cần phải tiếp
tục phát huy truyền thống tốt đẹp này và còn phải làm tốt hơn nữa những gì mà ông cha ta đã
làm trước đây. Từ sau Cách mạng Tháng 8 cho đến nay, nhà nước Việt Nam đã hình thành rất
nhiều cơ sở xã hội. Để làm được công tác này ngoài việc quản lý nhà nước tức là đề ra chủ
trương chính sách và kiểm tra việc thực hiện thì nhà nước ta rất cần một đội ngũ cán bộ có
chuyên môn, có năng lực thực hiện. Những người làm công tác này rất cần cho xã hội vì ngoài
kiến thức khoa học họ còn có cả một tấm lòng. Đồng chí Hiệu Trưởng Đại học Mở – Bán Công
có nói là chúng ta đã đào tạo hơn 1.000 cán bộ trong lãnh vực này, thật ra con số này còn rất là
nhỏ bé so với nhu cầu xã hội hiện nay, cho nên việc mở rộng đào tạo và nghiên cứu khoa học
trong các đại học là nhu cầu cấp thiết nhất hiện nay.
Theo quy đònh hiện hành, hiện nay, việc mở rộng đào tạo là do Bộ trưởng Bộ Giáo dục quyết
đònh, còn các chuyên ngành thì do Hiệu trưởng các trường quyết đònh. Căn cứ vào nhu cầu của
xã hội, chúng tôi cho rằng chúng ta sắp bước vào thế kỷ 21 thì việc hội nhập vào đại học thế
giới là nhu cầu khách quan mà chúng ta cần phải thực hiện. Chúng tôi cho rằng việc mở ngành
đào tạo về Công tác Xã hội trong các trường đại học hiện nay là một nhu cầu cần thiết. Nhưng
để làm được việc này thì chúng ta phải trả lời được những câu hỏi rất cơ bản mà Thủ tướng
12
Phạm Văn Đồng đã nêu cho các trường đại học. Bốn câu hỏi tuy rất ngắn nhưng rất sâu sắc đó
là:
“ Dạy ai? Dạy cái gì? Dạy như thế nào và Dạy để làm gì? “
Bốn câu hỏi này, chúng ta phải trả lời được trước khi chúng ta bàn đến việc mở ngành đào tạo
mới trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam.
Ý kiến của các bạn đồng nghiệp ở nước ngoài tại cuộc hội thảo này sẽ giúp chúng ta có thêm
kiến thức và nhận thức đầy đủ hơn để nhanh chóng thực hiên những việc cần thiết, đưa ngành
Công tác xã hội chính thức vào danh mục ngành nghề đào tạo tại VN. Trên cơ sở nầy hội thảo
chúng ta phải bàn bạc, trao đổi những kinh nghiệm mà chúng ta đã tích lũy trong mấy năm qua
và kinh nghiệm của bạn bè quốc tế để tiếp tục hoàn chỉnh mục tiêu đào tạo; sau đó bàn chương
trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Cần phải nghó đến mối quan hệ giữa đào tạo và việc
làm, kinh nghiệm cho thấy đầu ra chính là vấn đề quyết đònh mở rộng quy mô và chất lượng
đào tạo. Với việc làm như thế, chúng ta có thể khắc phục những nhược điểm mà Unesco đã
tổng kết hoạt động giáo dục đào tạo nói chung trên thế giới là “giáo dục tách rời với cuộc
sống”.
Chúng tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ cùng nhau làm việc để có thể kiến nghò để đưa danh mục
chính thức vào ngành CTXH. Với tư cách là Vụ quản lý các trường Đại học và Cao đẳng,
chúng tôi xin hứa là sẽ cùng với nhà trường với các bộ có liên quan và các ngành hữu quan bàn
việc này thật cụ thể.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy rằng đây là lónh vực đào tạo khoa học liên ngành rất khó
khăn. Thời gian đào tạo ở đại học giới hạn trong vòng 4 năm, vì vậy chúng ta phải thiết kế
chương trình đào tạo cho phù hợp, vì hiện nay chương trình đào tạo của Đại học Mở – Bán
công là vấn đề còn phải bàn tiếp. Làm sao chúng ta cung cấp cho các cử nhân trong lãnh vực
này có những tiềm lực để họ có thể tự học để phát triển, tự hoàn thiện mình. So với chương
trình đào tạo cử nhân 4 năm ở các nước thì chương trình của ta có quá nhiều môn học, để khắc
phục một điều cơ bản mà nghò quyết TW2 đã nêu một cách dân dã là khắc phục tình trạng
“vừa thừa, vừa thiếu” trong chương trình đào tạo đại học của ta.
Chúng tôi nghó rằng chúng ta có rất nhiều thuận lợi vì trong quá trình hội nhập chúng ta có rất
nhiều thông tin từ các nước xung quanh và bè bạn trên thế giới. Chúng tôi tin rằng với kinh
nghiệm tích lũy của Đại học Mở – Bán công và của bạn bè các nước chúng ta sẽ xây dựng một
ngành khoa học đầy tính nhân văn, phục vụ thiết thực cho nhân dân và đất nước chúng ta…”
13
ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI KHOA PHỤ NỮ HỌC –
ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
X W
TS. Thái Thò Ngọc Dư
Trưởng khoa Phụ Nữ học
Đại Học Mở-Bán Công TP. HCM
1. Một sự kết hợp liên ngành phù hợp với xu thế phát triển của các ngành khoa học xã
hội và đáp ứng nhu cầu của thực tế Việt Nam.
Trong chiều hướng phát triển các ngành mới về khoa học xã hội và nhân văn tại Đại học Mở –
Bán Công TP.HCM, lúc ấy còn là Viện Đại học mở rộng, khoa Phụ Nữ Học đã được thành lập
vào tháng 4 năm 1992 theo quyết đònh số 125/QĐ do Viện trưởng Viện Đào tạo mở rộng ký
ngày 29 tháng 4 năm 1992. Khoa Phụ Nữ Học đào tạo sinh viên theo chương trình Cử nhân Xã
hội học, chuyên ngành Phụ Nữ Học, hệ tập trung dài hạn 4 năm. Khóa đầu tiên khai giảng vào
tháng 10 năm 1992 với 45 sinh viên. Ngay từ đầu, các giảng viên chòu trách nhiệm xây dựng
chương trình đào tạo đã chọn con đường kết hợp phụ nữ học với xã hội học và công tác xã hội.
Một câu hỏi thường được các khách nước ngoài đặt ra khi đến thăm Khoa Phụ Nữ Học, nhất là
những người trong ngành công tác xã hội là: tại sao lại mở ngành CTXH trong Khoa Phụ Nữ
Học? Xin trả lời rằng xuất phát điểm là một sự hội tụ của nhiều sáng kiến từ cơ sở, một sự tình
cờ đầy may mắn tạo điều kiện cho các tiềm lực đã được nuôi dưỡng hòa nhập vào môi trường
đại học. Đó là:
Sáng kiến lập ngành phụ nữ học của lãnh đạo trường. Sáng kiến này hoàn toàn đi đúng xu thế
phát triển của một ngành học mới là giới và phát triển. Tại Việt Nam, những năm 90 là thời
gian các tổ chức vì sự tiến bộ của phụ nữ và vì bình đẳng giới như Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ
của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đang triển khai các hoạt động chuẩn bò cho hội
nghò thế giới về phụ nữ sẽ tổ chức vào năm 1995 tại Bắc Kinh.
Sáng kiến kết hợp phụ nữ học (PNH) và công tác xã hội (CTXH) trong viễn cảnh đẩy mạnh
các ngành khoa học xã hội ứng dụng xuất phát từ những giảng viên được nhà trường giao
nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo. Sự kết hợp này dựa trên cơ sở lý luận rằng tiếp cận
liên ngành là hướng đi cần thiết để tăng cường hiệu quả của các ngành khoa học đối với việc
giải quyết các vấn đề trong thực tế vì một hiện tượng xã hội hay tự nhiên không bao giờ là một
hiện tượng riêng lẻ mà chòu tác động của nhiều yếu tố, những yếu tố này có thể là đối tượng
nghiên cứu của các đơn ngành.
14
Sáng kiến này cũng dựa trên các tiềm lực đã được nuôi dưỡng: phòng Nghiên cứu Công tác Xã
hội, lực lượng xã hội học được đào tạo chính qui, những trí thức, những nhà hoạt động xã hội đã
có quá trình dấn thân cho sự nghiệp bình đẳng giới.
Nhu cầu nhân viên CTXH gia tăng trong bối cảnh xã hội đô thò thời mở cửa ngày càng phải đối
diện với những vấn đề xã hội cấp bách, gây tổn hại cho cuộc sống bình an, lành mạnh của
người dân. Vì vậy, nhiều cơ quan, tổ chức xã hội đã ủng hộ chương trình đào tạo nhân viên xã
hội chuyên nghiệp.
2. Chương trình đào tạo CTXH tại Khoa PNH
Xét về cấp đào tạo, chương trình CTXH tại Khoa PNH là một bước tiến so với đào tạo CTXH
trước 1975: đó là một chương trình đại học hoàn chỉnh, có thời lượng lớn hơn để có thể trang
bò cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, tâm lý học, phát triển học làm nền
tảng kiến thức cho một chuyên viên về công tác xã hội và phát triển cộng đồng, giúp cho họ có
một cách tiếp cận rộng hơn và có tính liên ngành, thấy rõ mối tương quan lẫn nhau giữa các
ngành học và xác đònh rõ hơn vò trí của ngành CTXH. Điều này thật cần thiết cho quan điểm
nghề nghiệp của nhân viên xã hội: tự hào về ngành nghề của mình nhưng đồng thời khiêm tốn
biết rằng nghề CTXH càng phát huy tác dụng nếu nó càng liên kết với các ngành khoa học xã
hội, môi trường, văn hóa.
Việc liên kết các thành phần chính về xã hội học, PNH và CTXH trong một chương trình cử
nhân phù hợp với phương châm đào tạo mà ngành giáo dục đại học đã đề ra là đào tạo theo
diện rộng có chuyên môn hóa hợp lý. Quan niệm đào tạo này giúp sinh viên thích nghi với bối
cảnh thò trường lao động đòi hỏi kiến thức liên ngành, dễ thích nghi với nhiều loại công việc.
Đồng thời sinh viên có một chuyên môn hẹp hơn về lý thuyết kết hợp với kỹ năng thực hành.
Khoa PNH đã chọn một lãnh vực khó là tìm hiểu con người để làm việc với con người trong tất
cả sự đa dạng của họ. Chúng ta đang nói đến phát huy nguồn nhân lực, vậy nghiên cứu và
giảng dạy về những vấn đề bình đẳng giới, về tăng quyền lực cho những nhóm dân cư bò thiệt
thòi cũng đi vào hướng phát huy nguồn nhân lực.
− Trên nền tảng chung là hướng mọi hoạt động tiến đến công bằng, PNH với trọng tâm là bình
đẳng giới cùng có chung các mối quan tâm với CTXH: chống nghèo đói (chủ đề quan trọng
hàng đầu của chương trình hành động Bắc Kinh), tăng cường năng lực và quyền của phụ nữ
nghèo, trẻ em Có kiến thức CTXH, người học PNH được trang bò những kỹ năng làm việc
với phụ nữ, cộng đồng; có kiến thức PNH, người học CTXH hiểu rõ hơn những đặc điểm của
một đối tượng mà mình phục vụ là phụ nữ. Quan trọng hơn nữa là hiểu cách đặt vấn đề bình
đẳng giới, tiến đến xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa nam giới và nữ giới, từ đó
nhân viên xã hội sẽ có những hoạt động phong phú hơn cho nam giới và nữ giới trong cộng
đồng.
− CTXH không chỉ hỗ trợ những người bò tổn thương giải quyết vấn đề mà còn có trọng tâm
phát triển: phát triển xã hội, phát triển cộâng đồng > mở rộng phạm vi hoạt động của nhân
viên xã hội như là một tác viên phát triển đến các lãnh vực mới như: cộng đồng tham gia
phát triển đô thò, bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường
15
− CTXH càng tăng thêm giá trò và hiệu quả khi có sự liên kết với các hoạt động phát triển
khác: cùng một tầm nhìn tăng cường năng lực cho mọi thành phần trong xã hội, xem các
thành phần dân cư đa dạng ấy là trung tâm của các hoạt động phát triển, CTXH học hỏi
chuyên môn của các ngành khác và đồng thời cung cấp những kỹ năng làm việc với các
thành phần khác nhau trong dân cư: kỹ năng truyền thông cần thiết cho mọi người, kỹ năng
thuyết phục, thương lượng khi làm việc với chính quyền, kỹ năng hỗ trợ, tổ chức, tăng cường
năng lực cho các thành phần gặp khó khăn
Chương trình đào tạo tại Khoa PNH dành một tỷ lệ thời gian quan trọng cho CTXH.
Để đáp ứng các mục tiêu trên, chương trình đào tạo của Khoa Phụ Nữ Học bao gồm tất cả là
225 đơn vò học trình (ĐVHT), được chia làm 2 phần:
- Phần giáo dục đại học đại cương : 91 ĐVHT
- Phần giáo dục chuyên ngành : 134 ĐVHT
Ngoài những môn học về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, chương trình được
cấu trúc theo 5 lãnh vực chuyên môn : công tác xã hội, phụ nữ học, sức khỏe, xã hội học và
tâm lý học.
1. Công tác xã hội: 34 ĐVHT (chiếm 28,5% phần chuyên ngành), gồm các môn học: An
sinh xã hội, An sinh nhi đồng và gia đình, công tác xã hội, phát triển cộng đồng, quản trò
trong công tác xã hội, quản lý dự án, công tác tham vấn và thực hành tại cơ sở.
2. Phụ nữ học: 19 ĐVHT (chiếm 16% phần chuyên ngành), gồm các môn học: Phụ nữ học
nhập môn, phụ nữ và pháp chế xã hội, phụ nữ và việc làm, phụ nữ Việt Nam trong văn
học, truyền thống phụ nữ Việt Nam, phong trào phụ nữ trên thế giới.
3. Sức khỏe: 14 ĐVHT (chiếm 12% phần chuyên ngành) gồm các môn học: Chăm sóc sức
khỏe ban đầu, sức khỏe gia đình, giáo dục sức khỏe và sức khỏe tâm thần.
4. Xã hội học: 18 ĐVHT (chiếm 15% phần chuyên ngành) gồm các môn: Phương pháp
nghiên cứu xã hội học, xã hội học truyền thông đại chúng, xã hội học gia đình, xã hội học
phát triển, xã hội học nông thôn và đô thò, xã hội học sức khỏe (chưa kể môn xã hội học
nhập môn ở phần đại cương).
5. Tâm lý học: 7 ĐVHT (chiếm 5,8 % phần chuyên ngành) gồm các môn: Tâm lý hành vi,
tâm lý lứa tuổi và tâm lý giới tính (chưa kể môn khoa học giao tiếp trong phần đại cương)
Khoa PNH rất chú trọng thực tập, mong muốn tiến đến một mô hình đào tạo xen kẽ giữa lý
thuyết và thực hành hoàn chỉnh hơn hiện nay.
Một trong những trọng tâm đào tạo CTXH là nâng cao sự hiểu biết và thâm nhập thực tế của
Việt Nam. Các giảng viên đã có nhiều nỗ lực “Việt Nam hóa” các giáo trình về công tác xã
hội, tiến hành nghiên cứu để làm rõ hơn những nét đặc thù của bối cảnh văn hóa-xã hội Việt
Nam. Do đó, một mặt, Khoa đã mở rộng hợp tác để học hỏi, tiếp cận những xu hướng phát
triển mới của đào tạo CTXH trên thế giới, một mặt không ngừng suy nghó về một phương thức
hòa nhập những kiến thức mới mẻ này vào bối cảnh VN, luôn tư vấn về những điều thích hợp
16
hay không thích hợp với đặc điểm kinh tế-văn hóa-xã hội của VN. Các giảng viên đã tích lũy,
thu thập được nhiều trường hợp điển cứu từ công tác thực tập và đã hoàn thành một tập tài liệu
về các trường hợp điển cứu liên quan đến trẻ em, gia đình.
Một bước phát triển mới trong năm 2000: Khoa Phụ Nữ học đã xây dựng ba chuyên ngành đào
tạo: Giới và phát triển, Xã hội học ứng dụng và Công tác xã hội. Chương trình đã được Ban
Giám hiệu chấp thuận và sẽ bắt đầu áp dụng cho các khóa sinh viên từ 1999 trở đi. Như vậy,
khi lên năm thứ ba, đến giai đoạn chuyên ngành, sinh viên có thể chọn một trong ba chuyên
ngành, trong đó có công tác xã hội. Nhờ xây dựng chương trình chuyên ngành, nội dung của
từng chuyên ngành được tăng cường. Chương trình của chuyên ngành CTXH được tăng cường
phần thực tập và các nội dung liên quan đến trẻ em, đến tham vấn.
3. Kết quả đào tạo
Khóa đầu tiên khai giảng vào tháng 10 năm 1992 với 45 sinh viên. Đến năm 1999, Khoa Phụ
Nữ Học đã tổ chức được 8 khóa học với tổng cộng số sinh viên được tuyển vào là 1.143 sinh
viên, đang chuẩn bò tuyển sinh khóa học thứ 9 (2000 – 2004). Đã có 176 sinh viên tốt nghiệp
(25% so với số tuyển vào). Hàng năm, Khoa Phụ nữ học tuyển sinh với số lượng trung bình là
80 – 100 sinh viên/ năm, năm cao nhất được 250 sinh viên (khóa 1993 – 1997). Tổng số sinh
viên hiện đang học hệ cử nhân là 433 sinh viên của các khóa học từ 1996 đến 1999.
Khoa Phụ Nữ Học đã hợp tác với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ TP. HCM và trường Cán bộ phụ nữ
Trung ương 2 đào tạo cử nhân cho cán bộ của các cấp hội LHPN. Trường Cán bộ phụ nữ trung
ương 2 đã phối hợp tổ chức hai khóa đào tạo cử nhân cho cán bộ hội LHPN các tỉnh phía Nam,
từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Đến nay đã có một khóa tốt nghiệp với 38 chò, khóa thứ hai với 51
chò đang học năm thứ tư.
Ngoài ra, Khoa Phụ Nữ Học còn liên kết với các Bộ, Sở, ban ngành và đoàn thể (như Bộ, Sở
LĐ TB-XH, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên, Hội Chữ Thập Đỏ, các tổ chức xã hội
quốc tế ) để tổ chức những khóa học ngắn hạn, tham gia nghiên cứu, đánh giá các dự án, viết
giáo trình, viết sách tham khảo và dòch các tài liệu nước ngoài.
Có 16 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phụ Nữ Học của Khoa đã được học bổng học cao học
về giới, công tác xã hội, qui hoạch đô thò tại Hà Lan, Anh, Thụy Điển và Phi-lip-pin. Trong số
đó, ba người đã tốt nghiệp thạc só và đã trở về công tác tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Cần
Thơ, một số khác đang chuẩn bò trình luận án thạc só.
Về đội ngũ giảng viên: có 40 giảng viên thường xuyên giảng dạy cho Khoa Phụ Nữ Học trong
nhiều năm qua. Phần lớn các các giảng viên đều có học vò thạc só và tiến só được đào tạo từ
nghiều nguồn. Ngoài ra còn có 20 anh chò em cán sự xã hội đang làm việc tại các cơ sở xã hội
tham gia kiểm huấn, hướng dẫn sinh viên đến thực tập thường xuyên.
Với sự hỗ trợ kinh phí của các tổ chức phi chính phủ, trong đó Quỹ Cứu trợ Trẻ em của Thụy
Điển đã liên tục hỗ trợ trong nhiều năm, Khoa Phụ Nữ Học đã viết và in ấn được 50 đầu sách,
17
trong đó phần lớn là các giáo trình về CTXH để sinh viên có tài liệu học tập bằng tiếng Việt.
Các công trình nghiên cứu cũng được phát hành. Không những sinh viên khoa PNH sử dụng mà
sách đã được những người trong ngành, sinh viên các trường khác sử dụng rộng rãi. Điều này
đã khích lệ chúng tôi rất nhiều.
Khoa được trang bò một tủ sách chuyên môn với các sách mới và nhiều tài liệu, kết quả nghiên
cứu về các vấn đề giới, công tác xã hội, xã hội học, được các giảng viên, sinh viên và kể cả
các nhà nghiên cứu, tổ chức bên ngoài đến tham khảo.
Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp:
Đối với những sinh viên đã làm việc trong khi đi học thì sau khi tốt nghiệp họ vẫn tiếp tục công
tác ở đơn vò cũ. Những sinh viên này đều xác nhận là kiến thức và kỹ năng học được ở trường
đã giúp họ đạt rất nhiều tiến bộ trong công việc. Điều mà sinh viên tâm đắc là họ đã thay đổi
cách tiếp cận các vấn đề, cách nhìn nhận đối tượng mà họ phục vụ theo hướng thấy rõ hơn tiềm
năng của họ và hiểu thế nào là phát triển vì con người.
Đối với những sinh viên trẻ, một số đã tìm được việc làm ngay trong những dự án do Khoa
PNH quản lý thông qua những hợp đồng hợp tác như dự án tái hòa nhập trẻ có vi phạm pháp
luật vào cộng đồng, công tác xã hội học đường, phát triển cộng đồng ở Phường 12, Phường 15 -
Q. Bình Thạnh, chống bạo hành phụ nữ ở Phường Cô Giang – Quận 1, giáo dục môi trường
trong trường học thuộc dự án “Làm sạch Kênh Tân Hóa – Lò Gốm và nâng cấp đô thò” Sinh
viên tốt nghiệp cũng được các cơ quan về phát triển xã hội, dự án phát triển cộng đồng, các
đoàn thể xã hội tuyển dụng.
Chúng tôi thiết nghó, nếu nghề CTXH được chính danh, được nhà nước chính thức công nhận và
ghi trong danh mục ngành nghề thì sinh viên tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm
hơn nữa.
4. Khó khăn
Ở đây chúng tôi không đề cập đến những khó khăn chung của người làm công tác đào tạo.
Ngay từ khi thành lập Khoa PNH và xây dựng ngành học, chúng tôi đã ý thức rằng đây là một
thử thách mà chúng tôi tự nguyện nhận lấy, và như vậy, với sự hỗ trợ của nhà trường, nỗ lực tự
thân vận động của giảng viên là hết sức cần thiết cho sự tồn tại của khoa PNH và cho sự phát
triển của ngành học PNH, XHH và CTXH. Chúng tôi chỉ nêu ra những khó khăn mà các Bộ,
ngành có thể giúp giải quyết được.
Khó khăn chung cho sinh viên Đại học mở: đó là sự phân biệt bằng cấp giữa đại học công lập
và ngoài công lập. Nếu xã hội còn phân biệt thì chủ trương chính sách của nhà nước nên tránh
củng cố thêm sự phân biệt này.
Ngành CTXH, qua hơn 8 năm thử thách trong khuôn khổ một chương trình đào tạo cử nhân ở
đại học, đã chứng minh được lý do tồn tại của ngành khoa học này, thực lực của đội ngũ giảng
18
viên có thể đảm đương được, nhu cầu đào tạo và sử dụng của xã hội ngày càng tăng, nhưng
ngành CTXH vẫn chưa có mã số đào tạo và chưa được xem như là một ngành nghề chuyên
môn. Điều này có hạn chế việc đào tạo và tuyển dụng, và do đó không đáp ứng được nhu cầu
thực tế về chuyên môn công tác xã hội trong nhiều lãnh vực hoạt động.
5. Đề nghò
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có những chính sách cho sinh viên tốt nghiệp các trường đại học
ngoài công lập được hưởng những cơ hội bình đẳng trong học tập, không bò phân biệt khi
thi tuyển vào cao học, tiến só, hoặc ở các kỳ thi tuyển để hưởng học bổng đi học nước
ngoài.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm đònh hoạt động đào tạo công tác xã hội cũng như nhu cầu
thực tế của xã hội để cấp mã số đào tạo cho ngành học này.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét ủng hộ sự hình thành qui chế nghề nghiệp
cho nhân viên xã hội. Trước mắt, xin kiến nghò Bộ thí điểm tuyển dụng nhân viên xã hội
cho một số hoạt động hoặc lãnh vực đang rất cần chuyên môn công tác xã hội.
19
BÀI PHÁT BIỂU CỦA RADDA BARNEN TẠI HỘI THẢO QUỐC
TẾ VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI, KHOA PHỤ NỮ HỌC,
ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12 NĂM 2000
Britta Ostrom
Đại diện Tổ chức Cứu Trợ Trẻ em Thụy Điển (Radda Barnen)
Vùng Đông Nam Á
Xin chào mừng quý vò,
Tôi rất hân hạnh được Nhà Trường mời đến phát biểu nhân danh Radda Barnen, Quỹ Cứu Trợ
Trẻ Em của Thụy Điển tại Việt Nam.
Trước hết, Radda Barnen đã hoạt động tích cực qua đào tạo công tác xã hội năm 1993 từ khi
sự hợp tác giữa Khoa Phụ Nữ Học và Radda Barnen được bắt đầu. Đối với Radda Barnen, đó là
một quyết đònh mang tính chiến lược vì lúc ấy, Khoa Phụ Nữ Học được biết đến như là đại học
duy nhất trong nước đã mở lại đào tạo công tác xã hội từ sau khi đất nước thống nhất. Lúc đó,
Radda Barnen nhận thấy có một nhu cầu to lớn cần hỗ trợ cho sự phát triển ý tưởng và các dòch
vụ công tác xã hội và cùng làm việc với cơ sở đào tạo ở đại học như Đại học Mở Bán công TP.
Hồ Chí Minh là một cơ hội tuyệt vời.
Việt Nam có truyền thống lâu đời giải quyết an sinh xã hội dựa trên cộng đồng và trên bình
diện quốc gia. Trong cuộc sống làng xã, gia đình thường đóng một vai trò trọng yếu. Nếu
chúng ta gạt qua một bên “cái lăng kính nghề nghiệp” và nhìn một cách toàn diện hơn các
niềm tin và các thực hành xã hội thì ta dễ thấy rằng tại Việt Nam luôn có một truyền thống
mạnh mẽ về sự hỗ trợ phi chính quy cho các thành viên cộng đồng “thiếu may mắn”. Thực
hành tại cộng đồng trong những năm tháng xã hội chủ nghóa cũng đã củng cố thêm ý thức tập
thể và các giá trò “tập thể” tiêu biểu cho xã hội truyền thống.
Theo bối cảnh lòch sử, những bước đầu đào tạo công tác xã hội trước năm 1975 tại miền Nam
Việt Nam đều dựa vào Trường Công tác Xã hội Quốc gia và Trường Caritas, tất nhiên đó là
những tài nguyên đáng giá trong việc đào tạo các nhân viên xã hội cho một xã hội thời đó với
đặc điểm của nó là chiến tranh và đầy biến động xã hội. Những bước đầu do các nhân viên xã
hội được đào tạo thực hiện là quy tụ lại, nhắm đến việc tái lập công tác xã hội như là một nghề
nghiệp trong thời gian 1990 gần đây được xem là nhìn xa thấy rộng và có lợi ích cho Việt Nam
ngày nay và như thế đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và xã hội
của đất nước.
Những sự kiện gần đây hơn đã đưa Việt Nam gần với phần còn lại của thế giới, với đà phát
triển quốc tế và những bước đầu đã tạo ra những tài nguyên tốt hơn cho nhận thức và cách làm
20
việc với trẻ em. Trong mối quan hệ này, Việt Nam đã đi đầu trên thế giới trong việc sớm phê
chuẩn Công Ước về Quyền trẻ em vào năm 1990. Tuy nhiên, thử thách cho tất cả chúng ta là
làm sao chúng ta thực hiện vào thực tế ý nghóa và tinh thần của quyền trẻ em. Một việc đã trở
thành hiển nhiên khi đương đầu với thử thách đó là chúng ta không thể làm việc với quyền trẻ
em mà không có sự tham gia trực tiếp của trẻ nữ và nam. Trẻ em hiểu rõ hơn ai hết mình là gì
và đến lúc chúng ta thực hiện giá trò của trẻ như những con người đầy đủ và trước hết là được
thông tin về tuổi thơ trong từng bối cảnh và trong từng quốc gia riêng biệt.
Tại Việt Nam bây giờ chúng ta cũng có thể nhận thấy có một số ảnh hưởng tiêu cực như thế
nào qua sự thay đổi xã hội nhanh chóng đang tác động nhiều hơn đến các thành viên xã hội dễ
bò tổn thương và những đáp ứng cấp bách của cộng đồng cần thiết như thế nào để giúp những
giá trò mới và truyền thống trong sự chăm sóc tại cộng đồng được mạnh và phát triển. Chuyên
môn hóa các nhân viên theo hướng hỗ trợ và biện hộ cho những người có nhu cầu được bảo vệ
và sự chăm sóc đặc biệt hiện nay được thừa nhận là phù hợp trong mọi xã hội. Vả lại, sự phát
triển công tác xã hội từ ø một hoạt động thực thi theo các giá trò nhân đạo đến một nghề nghiệp
dựa trên các giá trò quyền con người làm tăng cả hiệu quả công việc lẫn công tác xã hội như là
một nghề nghiệp. Khắp nơi trên thế giới, các nhân viên xã hội hiện nay đang làm việc ở các vò
trí lập kế hoạch và quản lý, như nhà nghiên cứu và nhà đào tạo cũng là để thực thi các dự án
phát triển. Điều thú vò là tại Việt Nam trên phạm vi rộng của sự ứng dụng công tác xã hội,
chúng ta cũng có thể thấy được những dấu hiệu phát triển hướng đến sự chuyên biệt hóa dựa
trên sự cần thiết của cuộc sống hằng ngày.
Có thể một trong những khía cạnh đáng chú ý hơn hết của công việc Radda Barnen trong việc
hỗ trợ cho sự phát triển đào tạo công tác xã hội là mối tương tác với các cơ sở Việt Nam như
Khoa Phụ Nữ Học, Phòng Nghiên cứu, Tư vấn Công tác xã hội, Trung Tâm Công tác xã hội,
Quỹ Bảo trợ Trẻ em, Nhóm Đào tạo Công tác xã hội tại Hà Nội và các trường Đoàn Thanh
niên và Cán bộ Phụ nữ. Đặc biệt là có sự học hỏi lẫn nhau rất lý thú giữa các tổ chức khác
nhau về công tác xã hội tại Việt Nam và Radda Barnen vui sướng làm những việc có thể được
nhằm hỗ trợ cho hoạt động học thuật này vv… Tuy nhiên vì Radda Barnen là một tổ chức quốc
tế dân chủ với nền tảng thử thách của chính các cổ động viên và các chiến lược, chúng tôi
không hẳn là một tổ chức dễ làm việc nhất với người khác. Mối quan hệ Radda Barnen đã có
với các tổ chức đối tác Việt Nam nhiều hơn là do những động lực đặc biệt. Đôi khi chúng tôi
đấu tranh để hiểu biết lẫn nhau, nhưng từ viễn cảnh của Radda Barnen, chúng tôi có thể nói là
phần lớn những kinh nghiệm được chia sẻ của chúng tôi là kích thích và là kinh nghiệm học hỏi
duy nhất trong lãnh vực công tác xã hội.
Trong những năm gần đây, Radda Barnen rất vui mừng tham dự không chỉ vào sự phát triển
công tác xã hội một cách tổng quát mà còn vào sự phát triển công tác xã hội đang dần dần có
được sự thừa nhận trẻ em nữ và nam như là những công dân với những nhu cầu và quyền riêng
biệt của chính họ. Ở tất cả các quốc gia, chúng tôi càng ngày càng học hỏi được về những tinh
túy của công tác xã hội với trẻ em và trẻ em và gia đình. Chúng tôi cần tiếp tục học và tiếp tục
phối hợp những cố gắng của chúng tôi.
21
Liên quan đến những sáng kiến hành động đặt trọng tâm vào trẻ em và gia đình, Radda Barnen
đặc biệt vui mừng kết hợp với hoạt động bảo vệ trẻ em của Trung Tâm Công tác xã hội tại TP.
Hồ Chí Minh và Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương tại Hà Nội cũng như các khía cạnh công
tác xã hội/phát triển cộng đồng của công tác với trẻ em khuyết tật tại Vónh Phúc và Tiền Giang
và thanh thiếu niên làm trái pháp luật trên khắp đất nước. Công tác xã hội tại trường học hiện
đang được triển khai, nhận thức về giới trong công tác xã hội và quyền trẻ em được xem như là
nền tảng của mọi công tác xã hội liên quan đến trẻ em.
Hình thức hỗ trợ cho công tác xã hội được triển khai bởi các tổ chức quốc tế tại Việt Nam hình
như rất đa dạng và phần lớn chòu ảnh hưởng bởi hình thức quan hệ đối tác giữa tổ chức quốc tế
và tổ chức đối tác Việt Nam. Các loại mục tiêu và các hoạt động chú trọng đến sự hợp tác tất
nhiên cũng có một ảnh hưởng lớn trên toàn bộ đặc tính của sự “liên kết” khác nhau trong lãnh
vực công tác xã hội. Toàn bộ các mục tiêu và các “phương pháp luận” của tổ chức quốc tế và
mặt “mạnh” của đối tác Việt Nam là rất quan trọng. Rõ ràng là quan hệ đối tác tốt đưa đến
những kết quả cần thiết cho Việt Nam hiện nay, đáng được trân trọng cho cả hai bên đối tác
đòa phương và đối tác quốc tế.
Đôi khi trong quá khứ, các tổ chức quốc tế có vẻ hài lòng chủ yếu là bên tài trợ. Rồi dần dần
bên “cho” nước ngoài này đã không còn hài lòng với vai trò thuần túy tài trợ và những mong
đợi của họ càng muốn dấn thân vào các vấn đề của dự án hiện tại hơn. Có nhiều lý do cho sự
thay đổi từng bước vai trò giữa các tổ chức quốc tế. Một lý do đáng chú ý hơn có thể là tham
gia thảo luận về các vấn đề hiện tại cần giải quyết hoặc phát triển thay vì chỉ chú trọng đến tài
trợ. Một lý do khác có thể là các tổ chức quốc tế trên thế giới hiện nay đều cần được tài trợ
nhiều hơn và phải chứng minh theo chương trình cho văn phòng chủ quản và những người tài
trợ của họ. Một lý do thứ ba đang được thể hiện dần là sự nhận thức tốt về các vấn đề hiện tại
và công việc không chỉ cần có tính bền vững trong hoạt động dự án mà còn tính bền vững trong
hoạt động của các tổ chức quốc tế nữa. Nếu các cơ quan phát triển quốc tế không thể chứng
minh được cái gì họ đã hỗ trợ, họ bò đánh giá là yếu và có thể nguy hiểm. Nguy hiểm theo
nghóa có thể họ hỗ trợ cho sự hình thành một “thò trường” phát triển, nơi đó các tổ chức đòa
phương giỏi trong vận động để được tài trợ trong khi các đối tác đòa phương lại giỏi trong công
việc và họ vuột mất cơ hội.
Nói một cách tổng quát, đúng hơn trong lãnh vực công tác xã hội, có một số thông tin được trao
đổi giữa các đối tác Việt Nam và quốc tế trong lúc hợp tác dự án. Việc này dần dần tạo thuận
lợi cho sự minh bạch không chỉ của các tổ chức có liên quan mà cả công việc và ảnh hưởng
trên cộng đồng. Theo viễn cảnh của Radda Barnen, nói cho đúng là chúng tôi mong đợi sự
minh bạch đó từ khi bắt đầu công việc hợp tác của chúng ta và chúng tôi hy vọng loại hợp tác
đó nuôi dưỡng niềm tin và sự hiểu biết khi mà cả hai bên đối tác đều cảm thấy có một sự trao
đổi thẳng thắn. Tóm lại, khó mà đo lường hết mọi thành quả hay thất bại của sự hợp tác của
chúng ta. Chúng tôi có thể sẽ phải chờ đợi “sự thể nghiệm của thời gian” nhằm thấy rõ tác
22
động đầy đủ của công việc của chúng ta. Tuy nhiên, điều rõ ràng chính yếu là niềm vui to lớn
về sự phát triển công tác xã hội tại Việt Nam ngày nay.
Và như công tác xã hội tại Việt Nam đang tiếp tục phát triển có những cách tiếp cận khác nhau
và các lãnh vực chuyên biệt như tư vấn gia đình, tham vấn HIV/AIDS, công tác xã hội với
người nghiện và trong khi đó vấn đề bạo lực gia đình hay buôn bán phụ nữ cũng đang trên đà
gia tăng. Chúng tôi muốn nhân cơ hội này chúc các cơ sở đào tạo công tác xã hội tại Việt Nam
vững bước qua những thử thách khác nhau của sự phát triển công tác xã hội và đặc biệt về vấn
đề biện hộ bảo đảm cho sự tham gia đầy đủ của trẻ em ở mọi khía cạnh của công tác xã hội và
phát triển cộng đồng.
23
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM NGÀY NAY
Z Y
Nguyễn Thò Oanh, Th.s.
Phát triển Cộng đồng
DẪN NHẬP
Ở khắp nơi trên thế giới, CTXH chuyên nghiệp bắt đầu với hoạt động nhân đạo. Lúc đầu, cách
tiếp cận để giải quyết vấn đề tùy thuộc vào tính chất của vấn đề, vào cách tổ chức có thẩm
quyền nhìn nhận chúng và tài nguyên vật chất và xã hội sẵn có.
Sau này trong giai đoạn thực dân và thực dân mới, CTXH chòu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những
mô hình từ bên ngoài đưa vào. Đối với Việt Nam, bắt đầu với giai đoạn trước thời thực dân
Pháp để tìm hiểu từng giai đoạn phát triển khác nhau của CTXH là một điều lý thú.
THỜI KỲ TRƯỚC THỜI THUỘC ĐỊA PHÁP (TRƯỚC 1862)
Điều lý thú và các vấn đề của con người không thay đổi qua các thời đại. Trước khi người Pháp
đến, chính quyền thời đó rất quan tâm đến nạn cờ bạc, nhậu nhẹt, nghiện hút, sự bóc lột người
nghèo và người yếu thế lẫn các nhu cầu của các góa phụ, trẻ mồ côi và người già. Theo các tài
liệu sử học, nhà cầm quyền nhấn mạnh rằng trong việc trừng phạt kẻ phạm tội cũng như khi
phân phối của cải cho người nghèo đều phải bảo đảm công bằng xã hội và bình đẳng. Có
những văn bản pháp lý quy đònh số lượng lúa được phân phối cho những hạng người có nhu cầu
khác nhau; lúa này đã được trồng ở những công thổ, công điền dành cho hoạt động phúc lợi.
Người giàu được yêu cầu đem người nghèo về nuôi ở nhà họ hay ít lắm là phải nhường cơm sẻ
áo với họ. Nếu không thì phải phân phối gạo cho người nghèo để họ tự nấu. Các chính sách cải
tạo đã từng quan tâm đến những trường hợp đặc biệt. Ví dụ nếu một phạm nhân là con một và
phải chăm sóc cha mẹ thì luật đònh rằng họ phải bò lên án, phê phán trước công chúng, nộp
phạt rồi thả về để chăm sóc cha mẹ. Từ 1873, Đại Nam Thực Lục chính biên (ĐNTLCB) đã
nhắc đến thuốc phiện tới 8 lần. Nhà vua đã phán rằng “thuốc phiện do ngoại phiên chế ra
chuyển bán cho những kẻ ngu ngốc, ngoan cố, làm bại hoại nhân tâm (Minh Mệnh thứ 12), “là
bả độc đã mắc khó bỏ”. Mọi người vi phạm đều bò nghiêm trò như nhau bất kể vò trí xã hội.
“Sinh viên, trí thức mắc phải ma túy được cho một năm để phục hồi, nếu không, tên của họ sẽ
bò xóa khỏi danh sách các ứng viên, và không ai trong họ được thi cử”. Ngoài ra, theo các nhà
nghiên cứu, đời sống cộng đồng thời đó rất mạnh mẽ trong tự quản và tình liên đới giúp đỡ lẫn
nhau. “Phường” (là đơn vò hành chánh thấp nhất ngày nay) bắt đầu như một tổ chức hợp tác
trong đó người dân giúp nhau xây nhà, chăm sóc người đau yếu và chôn cất người chết
(ĐNTLCB). Cộng đồng xưa là một đơn vò an sinh xã hội. Phường ngày nay ngoài chức năng
hành chánh, còn là một đơn vò xóa đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm, giải quyết các vấn
đề xã hội và xây dựng đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, chức năng an sinh xã hội không mang
tính luật đònh, mà là tự nguyện hay theo chỉ thò nên hiệu quả không đồng đều.
24
THỜI THUỘC ĐỊA PHÁP (1862 – 1945)
Ngoài các vấn đề xã hội kể ở phần trên thì có thêm nạn mại dâm. Tình hình trở nên trầm trọng
hơn ở chỗ việc buôn bán á phiện trở thành hợp pháp mà là một độc quyền của chính quyền
Pháp cùng với rượu và muối. Mại dâm phát triển mạnh để phục vụ quân đội, công chức Pháp
và người Việt Nam phục vụ cho họ. Theo tài liệu thời đó, nạn mại dâm đã mang tính quốc tế
với sự có mặt của các cô gái nước ngoài (từ Rô-ma-nia, Hy Lạp và các nước khác thuộc vùng
BalKan) và vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại đã được đề cập đến (Vương Hồng Sển,
1943 – Nguyễn Khắc Viện, 1967).
Tuy nhiên, các vấn đề trên không phải là mối quan tâm của nhà cầm quyền Pháp hồi đó. Thay
vào đó, là các mô hình chăm sóc tập trung như viện mồ côi, viện dưỡng lão dành cho người già
và người khuyết tật được du nhập bởi các nhà truyền giáo công giáo như họ đã làm ở các nơi
khác. Những nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu việc du nhập các mô hình này có phù hợp không
khi mà đại gia đình và cộng đồng truyền thống còn rất nhiều tiềm năng an sinh xã hội. Tuy
nhiên, Việt Nam không quên công lao của người Pháp về Trường Mù Nguyễn Đình Chiểu (ở
TP. Hồ Chí Minh) và Trường Câm Điếc Lái Thiêu đã được chính quyền Việt Nam tiếp quản,
hiện đại hóa và còn hoạt động tới ngày nay. Phục hồi gái mại dâm và thanh thiếu niên phạm
pháp cũng là một đóng góp có ý nghóa vì nó giúp cho xã hội hiểu rằng đối với các đối tượng
này không chỉ có sự trừng phạt và loại trừ. Tuy nhiên, công việc này không được thành công và
phát triển lâu dài.
Cũng nên ghi chú rằng hoạt động an sinh xã hội lúc ấy chỉ do sáng kiến và trách nhiệm của các
tổ chức tôn giáo. Một điều lý thú là trong lúc người Pháp bành trướng các mô hình chăm sóc
tập trung khá ngoại lai để giải quyết các vấn đề xã hội với xu hướng từ thiện, thì những người
yêu nước và cách mạng Việt Nam đã nỗ lực tổ chức các mạng lưới thanh niên, sinh viên, công
nhân (những người đánh xe ngựa, thợ mộc, thợ giày, phu khuân vác) nhằm vào “các dòch vụ
cứu trợ đỏ” để phục vụ người nghèo và xây dựng sự tương thân tương trợ. Bắt đầu một cách bí
mật vào những năm 30, các phong trào này bò dập tắt sau đó, nhưng trong suốt quá trình lòch sử,
chúng nói lên rằng Việt Nam luôn có tiềm năng sáng tạo các mô hình phát triển của chính
mình (Nguyễn Thò Oanh, Saigon – TP. Hồ Chí Minh, 300 năm, 1997).
GIAI ĐOẠN SAU THỰC DÂN PHÁP Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1945 – 1954)
Từ 1945 đến 1975, chúng tôi chỉ bàn về miền Nam Việt Nam bởi vì sau cuộc Cách Mạng 1945,
chỉ miền Bắc dành độc lập bền vững và thiết lập chế độ XHCN nên không phát triển ngành
CTXH. Hội Chữ Thập Đỏ Pháp đã tổ chức khóa tập huấn ngắn hạn và mọi việc chấm dứt khi
Cách Mạng 1945 diễn ra. Một số người được tập huấn đã vào Nam theo làn sóng di cư.
Miền Nam Việt Nam có được vài tuần độc lập mà thôi. Mặc dù một chính phủ do người Việt
Nam được thành lập, phần này của đất nước vẫn nằm dưới sự kiểm soát của người Pháp. Tuy
nhiên giai đoạn 9 năm này (1945 – 1954) rất quan trọng vì chính đó là lúc CTXH chuyên
nghiệp được hình thành với một đàng sự thành lập của một tổ chức của chính phủ gọi là Nhà
Xã hội, và đàng khác với sự thành lập Trường Cán sự Xã hội Thevenet (1947, sau này đổi tên
25
thành Trường CTXH Caritas) do Chữ Thập Đỏ Pháp, sau đó được giao cho Dòng Nữ Tử Bác
Ái. Trường hoạt động cho đến 1975 và theo mô hình của Pháp.
Ngoài xã hội, có “Phòng Xã hội” đầu tiên do Giám mục người Pháp, Đức Cha Jean Casseigne
thành lập để giúp đỡ công dân Pháp – nạn nhân của cuộc Cách mạng 1945, và năm 1957 được
nhập vào Phòng Xã hội thuộc Tòa Lãnh sự Pháp. Công việc chính yếu của cơ quan này là đưa
các trẻ mồ côi lai Châu Âu về Pháp. Ngoài một số nhỏ thân chủ người Pháp, các cơ quan xã
hội hồi đó phục vụ công nhân Việt Nam thuộc các công ty lớn của Pháp, một số cô nhi quả
phụ, người già ở Thành phố. Các nữ cán sự được đào tạo 2 năm chưa đông và chưa được xã hội
Việt Nam biết đến nhiều. Tác giả George Sicault, Phó Giám đốc UNICEF có nhận xét “Các
mô hình CTXH được du nhập vào các cựu thuộc đòa đứng ngoài các xu thế quốc gia, chúng
không có tác động nào đến hàng triệu người nghèo, thất học, thất nghiệp” ( Les Carnets de
l’Enfance, UNICEF, số 19, 7–9/1972). Nhận xét này có thể áp dụng cho CTXH Pháp được du
nhập vào Việt Nam vào thời ấy.
THỜI KỲ THỰC DÂN MỚI CỦA MỸ (1954 – 1975)
Hiệp đònh Genève năm 1954 đã phân chia Việt Nam thành 2 nước hai bên vó tuyến 17, với Bắc
Việt theo XHCN và Nam Việt dưới cái gọi là “khối tự do”. Pháp rút ra khỏi Nam Việt Nam
được thay thế ngay bởi quân đội và bộ máy cố vấn khổng lồ của Mỹ: Viện trợ Huê Kỳ
(USAID).
Phân nửa đầu của giai đoạn này được đánh dấu bởi cuộc di cư vào Nam với gần một triệu
người tò nạn miền Bắc, đa phần là người Công giáo. Sau đó qua tài liệu Peutagon Papers được
biết đây là một phong trào do CIA tổ chức để khai thác tinh thần chống Cộng của người Việt
Nam Công giáo. Những người này sau này cũng bò sử dụng trong cuộc chiến tranh chống Cộng.
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế lớn (INGO) đã được chuẩn bò để hỗ trợ cuộc di cư như Tổ
chức Cứu trợ Công giáo Mỹ (Catholic Relief Services – CRS), Tổ chức Hợp tác của Mỹ để cứu
trợ khắp nơi (Cooperation for American Relief Everywhere – CARE) và Tổ chức Cứu nguy
Quốc tế (International Rescue Committee – IRC). Các tổ chức an sinh xã hội, an sinh nhi đồng
khác cũng lần lượt tới ngay sau đó như Hội Cha Mẹ Nuôi (Foster Parents Plan), Quỹ Trẻ em Cơ
đốc giáo (Christian Children Fund), Tổ chức Mennonite, Tổ chức Cơ đốc Adventist. Cứu trợ và
đònh cư người tò nạn trở thành một hoạt động bình thường cho tới khi chiến tranh chấm dứt, bởi
lẽ nó không chỉ phục vụ người di cư từ miền Bắc và chính sách “đô thò hóa cưỡng ép” đã tạo ra
hàng triệu người di dân từ nông thôn về các thành phố để cho Mỹ dễ bề lục soát, bắt bớ những
du kích cộng sản hầu chấm dứt phong trào cách mạng.
Sự hiện diện của Mỹ đã tạo ra những vấn đề xã hội to lớn như nạn mại dâm, thanh thiếu niên
phạm pháp, các băng nhóm tội phạm, và tệ nghiện ma túy xung quanh các trung tâm của quân
đội Mỹ. Các vấn đề này ít được quan tâm ngoại trừ vài chương trình nhỏ cho trẻ đánh giày. Hệ
thống an sinh xã hội khổng lồ (với cả trăm tổ chức phi chính phủ và quốc tế đã tham gia hoạt
động sau này) và hàng triệu đô-la Mỹ đầu tư vào cái gọi là “dòch vụ con người” chỉ là “cuộc
chiến kia” (“the other war”). Cuộc cứu trợ người tò nạn chỉ là xoa dòu hậu quả chiến tranh, công
cuộc “bình đònh nông thôn” có khi còn gọi là “phát triển cộng đồng nông thôn” chỉ nhằm vào
việc thu phục “trái tim và khối óc” người Việt Nam để họ ngả về phía Mỹ.