Tải bản đầy đủ (.pdf) (282 trang)

Tài chính góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản và kinh tế hộ gia đình nông thôn Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 282 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Với 70% dân số sống ở khu vực nơng thơn, nơng nghiệp, nơng thơn có vị trí
chiến lược trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Do đó, phát triển nông nghiệp, kinh
tế nông thôn; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt được Đảng,
Nhà nước quan tâm.
Để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản
xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời huy động
nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi tham gia chuyển giao
cơng nghệ trong nơng nghiệp, Chính phủ đã thơng qua các chiến lược phát triển
ngành lâm nghiệp; thủy sản; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo tiền đề phát triển kinh tế nông thôn. Các bộ,
ngành liên quan đã ban hành những hướng dẫn cụ thể về cơ chế, chính sách hỗ trợ
phát triển nơng- lâm- ngư nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng
nghiệp, nơng thơn…
Cuốn sách “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài chính góp phần
hỗ trợ phát triển nơng nghiệp, trồng trọt, ni trồng thủy hải sản và kinh tế hộ
gia đình nông thôn” tổng hợp những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu hữu ích đối với
các cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này. Ban biên
tập mong nhận được sự quan tâm và những ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn
sách hồn thiện hơn trong những lần xuất bản sau.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH

3


4




MỤC LỤC
Trang
PHẦN I
CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
GĨP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG THƠN
1. Nghị quyết 459/NQ-UBTVQH14 ngày 12/12/2017 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật
đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát
triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

9

2. Quyết định 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực
thuỷ sản đến năm 2020"

14

3. Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020

23

4. Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến
năm 2020 và tầm nhìn đến 2030


39

5. Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020

54

6. Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững

61

7. Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm
nhìn 2030

76

8. Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 16/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn
2016-2020

92

9. Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020

103


10. Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nơng nghiệp
hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”

125

5


Trang
PHẦN IICHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG
NƠNG NGHIỆP, TRỒNG TRỌT, NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN

6

1. Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 17/07/2019 của Chính phủ về giải pháp
khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an
toàn và bền vững

135

2. Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế,
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

146

3. Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/05/2018 của Chính phủ về khuyến nơng

172


4. Thơng tư 62/2018/TT-BTC ngày 30/07/2018 của Bộ Tài chính về quản lý
và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển
lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020

216

5. Văn bản hợp nhất 17/VBHN-NHNN ngày 25/09/2018 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam hợp nhất Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nơng nghiệp, nơng thơn

236

6. Thơng tư 04/2018/TT-BKHĐT ngày 06/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn

263

7. Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia

270

8. Thông tư 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính quy định về
quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện
hoạt động khuyến nông

272



PHẦN I

CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NÔNG – LÂM - NGƯ NGHIỆP
GĨP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG THƠN

7


8


ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
Số: 459/NQ-UBTVQH14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2017

NGHỊ QUYẾT
TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH,
PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG,
CHẾ BIẾN HẢI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN GẮN VỚI
BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số
87/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 235/NQ-UBTVQH14 ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Ủy

ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
năm 2017 và Nghị quyết số 322/NQ-UBTVQH14, ngày 22 tháng 12 năm 2016 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính
sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản
trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh”;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 182/BC-ĐGS, ngày 12 tháng 9 năm 2017 của
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải
sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đánh giá tình hình
Tán thành với nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân,
tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với
bảo đảm quốc phòng, an ninh” giai đoạn 2011 - 2016. Trong thời gian qua, hệ thống
chính sách, pháp luật về khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh
tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh đã từng bước được hoàn thiện. Hoạt
động khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản gắn với bảo đảm quốc phịng, an ninh có
nhiều chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng khu vực ven biển, các xã đảo được quan
tâm đầu tư; tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển có bước phát
9


triển; quốc phòng và an ninh được củng cố; kinh tế biển, trong đó có khai thác, ni
trồng, chế biến hải sản ngày càng đóng vai trị quan trọng vào phát triển kinh tế và
góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền
biển, đảo.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai
thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc
phòng, an ninh còn nhiều hạn chế, bất cập cần được khắc phục. Cụ thể:

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về khai thác, ni trồng,
chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh
và tuyên truyền về biển, đảo chưa được chú trọng thường xuyên; việc thẩm định,
triển khai các quy hoạch, kế hoạch, đề án khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh chưa được quan tâm đúng mức; đánh giá tổng thể
nguồn lợi hải sản, điều tra trữ lượng nguồn lợi hải sản chưa được triển khai thực
hiện thường xuyên, bài bản.
Khai thác tiềm năng nguồn lợi hải sản chưa hiệu quả, phát triển thiếu bền
vững; hoạt động đánh bắt tận diệt, vi phạm pháp luật trong khai thác hải sản chưa
được xử lý hiệu quả; công tác bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi hải sản chưa
được quan tâm thường xuyên; thiếu các chính sách cho phát triển nuôi biển; sản xuất
theo chuỗi sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa chưa được quan tâm
đầu tư; nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng cá, bến bãi, khu neo đậu
tránh trú bão còn hạn chế, dàn trải chưa đáp ứng nhu cầu; việc triển khai xây dựng
các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, trong đó có
u cầu về tính lưỡng dụng cịn chậm.
Các chương trình hỗ trợ ngư dân chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; việc kết hợp,
lồng ghép khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản với bảo đảm quốc phịng, an ninh
cịn nhiều hạn chế; các mơ hình tổ chức sản xuất trên biển chưa có sự kết hợp chặt
chẽ, hiệu quả với hoạt động của Lực lượng dân quân, tự vệ biển; hiệu quả đầu tư cho
các chương trình, dự án phịng, chống, giảm nhẹ thiên tai trên biển, ven biển chưa
cao, thiệt hại trong khai thác, ni trồng hải sản cịn lớn.
Ngun nhân chủ yếu của các hạn chế, bất cập nêu trên là do: nhận thức về mối
quan hệ kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh của
một bộ phận cán bộ các cấp, các lực lượng trên biển và người dân chưa đầy đủ, thiếu
thống nhất; việc quán triệt và triển khai đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước chưa toàn diện, hiệu quả chưa cao; pháp luật về kết hợp quốc phòng, an
ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh chưa hoàn chỉnh; mối quan hệ kết
hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong xây dựng và triển khai
tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án chưa được chú trọng đúng

10


mức; năng lực tổ chức thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng cịn hạn chế;
cơng tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong khai thác, nuôi trồng, chế
biến hải sản chưa thực sự hiệu quả, chế tài xử lý các vi phạm chưa nghiêm.
Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá
nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1. Tăng cường, đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ
biến chính sách pháp luật về khai thác, ni trồng, chế biến hải sản gắn với bảo đảm
quốc phòng, an ninh, tuyên truyền về biển đảo có hiệu quả; nâng cao nhận thức, ý
thức chấp hành pháp luật của nhân dân trong các hoạt động kinh tế kết hợp bảo vệ
chủ quyền biển, đảo.
2. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về khai thác, nuôi trồng, chế
biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tiếp
tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13, ngày 09/11/2015 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính
sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; hoàn thiện Hệ thống cơ
sở dữ liệu Quốc gia về tài ngun, mơi trường biển, trong đó có nguồn lợi hải sản;
khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về thuyền viên, tàu cá, tàu hậu cần
nghề cá, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; định kỳ điều tra trữ lượng nguồn lợi hải
sản, xây dựng bản đồ nguồn lợi hải sản; tăng cường hệ thống thông tin, liên lạc và
bảo đảm y tế trên biển.
3. Sửa đổi, bổ sung các chính sách về phát triển hải sản, quan tâm đến chính
sách phát triển ni trồng hải sản, đồng thời khắc phục những hạn chế, vướng mắc
về chính sách đầu tư, tín dụng, bảo hiểm và các chính sách khác. Rà sốt, khắc phục

những hạn chế, bất cập trong quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án khai thác,
nuôi trồng, chế biến hải sản gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh từ Trung ương
đến địa phương; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng,
trong đó làm rõ vai trị của Qn đội và Công an trong xây dựng, thẩm định quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án để bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và
bảo đảm quốc phòng, an ninh, phù hợp với quy hoạch tổng thể và bảo đảm nguồn
lực thực hiện.
4. Thực hiện đồng bộ chính sách, pháp luật về khai thác, nuôi trồng, chế biến
hải sản gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi hải sản và kiểm sốt chặt chẽ mơi trường
11


biển, ven biển; kiên quyết xử lý, đình chỉ các dự án làm ô nhiễm môi trường biển,
ven biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi hải sản, sức khỏe cộng đồng và
đời sống của người dân; nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ và khai thác viễn
dương hiệu quả, bền vững; xây dựng các trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường
trọng điểm kết hợp với xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, liên kết chặt chẽ
giữa biển, đảo với đất liền.
5. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, bố trí lực lượng, quan hệ phối hợp và
chế độ chính sách đối với các lực lượng trên biển, bảo đảm thống nhất, hiệu quả,
hiệu lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền
biển, đảo, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống vi phạm, tội phạm trên biển. Nhân rộng
các mơ hình có hiệu quả về quản lý, tổ chức, huấn luyện, hoạt động của lực lượng
dân quân, tự vệ biển; đẩy mạnh việc dân sự hóa trên biển, đảo; có chính sách hợp
lý nhằm thu hút nhân dân ra định cư làm ăn lâu dài trên đảo, nhất là các đảo tiền
tiêu. Hồn thiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ cá nhân, tổ chức tham gia bảo vệ
chủ quyền biển, đảo.
6. Chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tăng cường phối hợp nắm tình hình,
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trên biển; tăng cường các biện pháp bảo vệ tính
mạng, tài sản của ngư dân trên biển. Đào tạo, huấn luyện kỹ năng hoạt động trên

biển cho ngư dân, tổ chức mơ hình sản xuất trên biển có hiệu quả, bảo đảm trang
thiết bị, phương tiện có tính lưỡng dụng cho ngư dân, vừa sản xuất vừa tự bảo vệ và
tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn trên biển.
Đồng thời, quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu cá, ngăn chặn và xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm của ngư dân khai thác hải sản trái phép trên vùng biển nước
ngoài. Kiên quyết xử lý nghiêm tàu cá nước ngoài xâm phạm khai thác hải sản trái
phép trên vùng biển Việt Nam. Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu
quả Chương trình hành động quốc gia về ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác
thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU Fishing).
7. Ưu tiên đầu tư nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và có
chính sách đủ mạnh thu hút nguồn nhân lực xã hội để tổ chức lại sản xuất theo mơ
hình liên kết chuỗi giá trị trong tất cả các khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu
thụ sản phẩm. Khuyến khích đầu tư phát triển mơ hình vùng ni trồng hải sản tập
trung theo hướng cơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn; xây dựng cơ chế liên doanh,
liên kết giữa cơ sở sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến hải sản. Quy
hoạch phát triển hệ thống nhà máy chế biến và kho lạnh thương mại phù hợp, tuân
thủ quy định về môi trường; hình thành đội tàu dịch vụ hậu cần gắn với thu mua
nguyên liệu trên biển. Chú trọng đầu tư nghiên cứu và xây dựng các cơng trình
lưỡng dụng. Rà sốt, đánh giá hồn thiện mơ hình Khu kinh tế quốc phòng trên biển
12


có hiệu quả, đặc biệt là đối với quần đảo Trường Sa. Tăng cường đầu tư và triển
khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phịng chống, giảm nhẹ thiên tai
trên biển, ven biển.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế, ngoại giao phù hợp, bảo vệ vững chắc chủ
quyền biển, đảo, quyền và lợi ích hợp pháp, tính mạng và tài sản của ngư dân trên
biển; đàm phán với các nước bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân trên vùng biển Việt
Nam, vùng biển chồng lấn chưa phân định giữa Việt Nam và các nước, bảo hộ ngư
dân, tránh việc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực đối với tàu cá và ngư dân Việt

Nam vi phạm vùng biển nước ngoài; đẩy mạnh đàm phán ký kết các Hiệp định hợp
tác nghề cá giữa Việt Nam và các nước, tạo ngư trường rộng lớn, ổn định cho ngư
dân Việt Nam khai thác hải sản.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện
Nghị quyết này tại phiên họp cuối năm 2018.
2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ven biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ
đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Hội đồng dân
tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát
việc thực hiện Nghị quyết này.
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Thị Kim Ngân

13


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 97/2007/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2007


QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT "ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2020"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực
thuỷ sản đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu tạo ra các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao, các chế
phẩm cơng nghệ sinh học và ứng dụng vào sản xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển
thuỷ sản. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến,
tăng tỷ lệ thuỷ, hải sản được chế biến bằng công nghệ sinh học và nâng cao sức cạnh
tranh của các sản phẩm trên thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:
a) Giai đoạn từ nay đến năm 2010:
- Nghiên cứu tạo ra và ứng dụng vào sản xuất một số giống thuỷ sản có năng
suất và chất lượng cao; tạo ra các chế phẩm công nghệ sinh học thuỷ sản mới, đặc

14


biệt là thức ăn và thuốc chữa bệnh phục vụ có hiệu quả cho ni trồng thủy sản và
giảm thất thoát sau thu hoạch; tăng tỷ lệ các sản phẩm thuỷ, hải sản qua chế biến;
- Ứng dụng công nghệ sinh học để phịng trị có hiệu quả các bệnh nguy hiểm
thường gặp trên các đối tượng nuôi thuỷ sản chủ lực; xử lý chất thải và phế thải từ
nuôi trồng, chế biến thuỷ sản phục vụ bảo vệ môi trường; bảo tồn, phát triển, khai
thác hợp lý và sử dụng bền vững các nguồn gen động vật thuỷ và vi tảo biển;
- Tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ có hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, chuyển giao, phát
triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản;
- Bảo đảm 30% nhu cầu giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực (tôm sú, cá
tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá tráp, cá giò, cá song, nghêu...)
được sản xuất có chất lượng cao, sạch bệnh; sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy
sản chủ lực tăng 15% nhờ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực
thủy sản.
b) Giai đoạn 2011 - 2015:
- Tiếp tục nghiên cứu tạo ra các giống thuỷ sản, chế phẩm công nghệ sinh học,
vacxin mới… phục vụ nuôi trồng, phòng bệnh và điều trị một số bệnh nguy hiểm,
thường gặp ở các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực; phát triển công nghệ bảo quản và
chế biến sản phẩm thuỷ, hải sản. Bước đầu phát triển ngành công nghiệp sinh học
thuỷ sản;
- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng
dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản thêm một bước;
- Bảo đảm 70% nhu cầu giống các đối tượng nuôi thuỷ sản chủ lực (tôm sú, cá
tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá tráp, cá giị, cá song, nghêu...)
được sản xuất có chất lượng cao, sạch bệnh; sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy
sản chủ lực tăng 20% nhờ phát triển và ứng dụng cơng nghệ sinh học trong lĩnh vực
thủy sản.

c) Tầm nhìn đến năm 2020:
- Đưa công nghệ sinh học thuỷ sản đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu
vực Đơng Nam Á. Hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp công nghệ sinh học
thuỷ sản vừa và nhỏ, hoạt động có hiệu quả phục vụ tốt việc ni trồng, phịng trị
bệnh và chế biến thuỷ sản;
- Bảo đảm 100% nhu cầu giống các đối tượng nuôi thuỷ sản chủ lực (tôm sú,
cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá tráp, cá giò, cá song, nghêu...)
được sản xuất là giống có chất lượng cao, sạch bệnh, phù hợp với các vùng sinh thái
15


khác nhau; sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực tăng 30% nhờ phát
triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản.
II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ (R-D), triển khai sản xuất thử sản phẩm (P) phục vụ phát triển công nghệ
sinh học trong lĩnh vực thủy sản:
a) Sản xuất giống thuỷ sản:
- Kết hợp chọn giống truyền thống với phân tích biến dị ADN và sử dụng kỹ
thuật gen để lựa chọn gen quý, ưu việt trong chọn giống các đối tượng nuôi thuỷ sản
chủ lực quan trọng (tôm sú, cá rô phi, cá tra, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá
tráp, cá giò, cá song, nghêu...); tạo giống có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng
thịt ngon, khả năng kháng bệnh, chịu lạnh cao;
- Ứng dụng các công nghệ di truyền như chuyển cấy gen, đa bội thể, điều khiển
giới tính để tạo ra giống cá rô phi sinh trưởng nhanh, cá rô phi tồn đực, tơm càng
xanh tồn đực, tơm sú tồn cái;
- Ứng dụng công nghệ sinh học (dinh dưỡng, sinh lý sinh sản, công nghệ
gen) để tạo ra giống tôm sú bố mẹ sạch bệnh, tạo đàn cá tra có tỷ lệ philê cao, thịt
màu trắng phục vụ xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh các sản phẩm thuỷ sản
trên thị trường;

- Ứng dụng công nghệ tế bào trong nuôi cấy mô để sản xuất các giống thuần
rong biển nhằm chủ động cung cấp giống phục vụ nuôi trồng rong biển.
b) Bảo tồn, khai thác nguồn gen thuỷ sản:
- Phát triển công nghệ bảo quản lạnh gen (bao gồm bảo quản tinh, trứng, phôi)
kết hợp với việc sử dụng marker di truyền để lưu giữ lâu dài các giống thuần, bảo
tồn và khôi phục quỹ gen các giống thuỷ sản bản địa. Trước mắt, tập trung xây dựng
ngân hàng tinh đông lạnh các lồi cá, tơm phục vụ bảo tồn quỹ gen và cung cấp vật
liệu cho công tác tạo giống;
- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu sinh học, công nghệ sinh học tiên tiến
của thế giới trong việc bảo quản lạnh lâu dài tinh, trứng, phôi phục vụ cơng tác chọn
lọc, lai tạo các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao;
- Ứng dụng công nghệ mẫu sinh, phụ sinh trên một số đối tượng thuỷ sản, chủ
động tạo giống nhân tạo, phục vụ bảo tồn quỹ gen và nâng cao chất lượng giống
thuỷ sản;
- Phát triển các công nghệ bảo quản các vi tảo biển, thực vật thuỷ sinh bản địa
quý hiếm và tạo ngân hàng vi tảo biển.
16


c) Thức ăn, phịng trị bệnh và quản lý mơi trường thuỷ sản:
- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ enzym, protein và vi sinh để sản xuất
các loại thức ăn cho một số đối tượng nuôi trồng thuỷ sản chủ lực (tôm sú, cá tra, cá
rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá tráp, cá giò, cá song, nghêu...) có hiệu
suất tiêu hố cao, giá thành hạ, sinh trưởng tốt, sản phẩm nuôi bảo đảm an toàn vệ
sinh thực phẩm;
- Ứng dụng sinh học phân tử để chẩn đốn bệnh ở các đối tượng ni trồng
thuỷ sản; sản xuất các chế phẩm sinh học và bộ kit để chẩn đốn nhanh, phịng trị có
hiệu quả một số bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng
xanh, tôm chân trắng và một số loài cá biển;
- Phát triển các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường sức đề kháng bệnh và

phòng trị có hiệu quả bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng ở tôm sú;
- Phát triển các loại vacxin, đặc biệt vacxin thế hệ mới (vacxin tái tổ hợp,
vacxin kỹ thuật gen) để phịng bệnh cho cá, tơm;
- Ứng dụng cơng nghệ sinh học để xử lý chất thải từ nuôi trồng thủy sản;
- Phát triển một số chế phẩm, hoạt chất sinh học để xử lý chất thải thuỷ sản và
thay thế hoá chất, kháng sinh sử dụng trong sản xuất thuỷ sản (đặc biệt trong nuôi
tôm sú, cá tra...) góp phần nâng cao hiệu quả ni, bảo vệ mơi trường, an tồn vệ
sinh sản phẩm thuỷ sản.
d) Cơng nghệ sau thu hoạch, chế biến và quản lý chất lượng, vệ sinh an tồn
thực phẩm thuỷ sản:
- Ứng dụng cơng nghệ sinh học trong bảo quản sau thu hoạch, chế biến thuỷ
sản, an toàn sản phẩm thuỷ sản, xử lý phế thải và chất thải chế biến thuỷ sản;
- Điều tra, tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học cao ở sinh vật biển
phục vụ làm thuốc chữa bệnh;
- Ứng dụng các chế phẩm enzym có hoạt tính cao trong chế biến sản phẩm
thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và tạo mặt hàng
mới có giá trị;
- Nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ sinh học để xử lý phế thải và nước thải từ
chế biến thuỷ sản;
- Phát triển và áp dụng các phương pháp phát hiện nhanh, chính xác các tác
nhân nguy hiểm và tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thực phẩm thuỷ sản.
2. Xây dựng tiềm lực phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong
lĩnh vực thuỷ sản:
a) Đào tạo nguồn nhân lực:
17


- Gửi một số cán bộ khoa học đã có học vị tiến sĩ, thạc sĩ đến các nước có nền
công nghệ sinh học thuỷ sản phát triển để đào tạo lại ngắn hạn với thời gian từ 06
tháng đến 01 năm;

- Gửi nghiên cứu sinh đến các nước có nền công nghệ sinh học thuỷ sản phát
triển để đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ theo các nội dung nghiên cứu của Đề án;
- Đào tạo trong nước các kỹ sư, tiến sĩ và thạc sĩ công nghệ sinh học thuỷ sản
theo các nội dung nghiên cứu của Đề án;
- Đào tạo trong nước các kỹ thuật viên về công nghệ sinh học thuỷ sản để triển
khai thực hiện các nội dung của Đề án tại các địa phương, doanh nghiệp;
- Đào tạo cán bộ công nghệ sinh học thuỷ sản có trình độ chun mơn cao,
đồng thời có kiến thức vững về sở hữu trí tuệ và bản quyền trong lĩnh vực giống
thuỷ sản;
- Việc đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học thuỷ sản cần đạt được các
chỉ tiêu sau: đào tạo lại 5 - 7 người, đào tạo mới: 15 - 20 thạc sĩ, 8 - 10 tiến sĩ, 150 - 200
kỹ thuật viên trong giai đoạn 2007 - 2010; đào tạo lại 8 - 10 người; đào tạo mới: 35 - 40
thạc sĩ, 15 - 20 tiến sĩ, 300 - 350 kỹ thuật viên trong giai đoạn 2011 - 2020.
b) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thụât và hiện đại hoá máy móc, thiết bị:
- Đầu tư nâng cấp và hiện đại hố các cơ sở nghiên cứu, đào tạo cơng nghệ
sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản; bổ sung đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ
thuật, máy móc, thiết bị cho các phịng thí nghiệm hiện có về công nghệ sinh học
thuỷ sản nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học thuỷ sản vào thực tiễn sản xuất;
- Bổ sung và đầu tư xây dựng mới phịng thí nghiệm trọng điểm về di truyền
chọn giống và bảo tồn nguồn gen thuỷ sản quý, hiếm;
- Xây dựng website và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ sinh học
thuỷ sản để kịp thời cung cấp, chia sẻ thông tin cho các đơn vị và cá nhân liên quan.
3. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học thuỷ sản:
- Thành lập và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
đầu tư vào các hoạt động chuyển giao, tiếp nhận công nghệ và ứng dụng rộng rãi, có
hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực do công nghệ sinh học thuỷ sản tạo ra, đáp
ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu;
- Hình thành và phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học thuỷ sản, tạo lập

thị trường thuận lợi, thơng thống để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào dự án
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá thuỷ sản chủ lực.
18


4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học thuỷ sản:
- Hợp tác chặt chẽ với các nước phát triển trên thế giới trong việc chuyển giao,
tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ sinh học mới, tiên tiến, hiện đại trong
lĩnh vực thuỷ sản vào sản xuất và đời sống ở Việt Nam;
- Thực hiện khoảng 30 đề án, đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học thuỷ sản với các quốc gia, tổ
chức và nhà khoa học trên thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển và ứng dụng công
nghệ sinh học thuỷ sản ở nước ta.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất,
khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo lập thị trường đầu tư thuận
lợi, phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học thuỷ sản:
- Đẩy mạnh việc thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng,
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R-D) để tạo ra các công nghệ tiên tiến
và ứng dụng rộng rãi vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm và giống thuỷ sản mới
có năng suất, chất lượng cao; triển khai có hiệu quả các dự án sản xuất thử sản phẩm
(dự án P), các dự án hợp tác quốc tế, dự án sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản
phẩm, hàng hố chủ lực trong lĩnh vực cơng nghệ sinh học thuỷ sản.
- Tạo lập thị trường thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành và phát triển
ngành cơng nghiệp sinh học thuỷ sản để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm,
hàng hoá thuỷ sản chủ lực ở quy mơ cơng nghiệp, có chất lượng và sức cạnh tranh
cao trên thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nhà nước có những
chính sách ưu đãi về vốn vay tín dụng, thuế, quyền sử dụng đất đai... cho các doanh
nghiệp đầu tư vào việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực
thuỷ sản.

2. Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư để thực hiện có hiệu quả
và đúng tiến độ các nội dung của Đề án:
- Tổng kinh phí để thực hiện tồn bộ các nội dung của Đề án được xác định
trên cơ sở kinh phí của từng đề tài, dự án, nhiệm vụ cụ thể thuộc Đề án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, Nhà nước bố trí vốn đầu tư từ ngân sách để thực
hiện các nội dung của Đề án. Ngoài ngân sách nhà nước cần tăng cường và đa dạng
hoá các nguồn vốn đầu tư khác từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài, vốn kinh tế đối ngoại (ODA, FDI,...) và các nguồn vốn hợp tác quốc tế
khác liên quan để phát triển và ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ sinh học trong lĩnh
vực thuỷ sản;
19


- Tổng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Đề án trong 10
năm đầu dự kiến khoảng 500 tỷ đồng (trung bình mỗi năm là 50 tỷ đồng). Vốn ngân
sách nhà nước chi cho các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng;
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R-D); nghiên cứu cải tiến, đổi mới
công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; hỗ
trợ sản xuất thử nghiệm sản phẩm (dự án P: được hưởng mức thu hồi là 60% tổng
kinh phí của dự án); hỗ trợ chuyển giao công nghệ để sản xuất ở quy mơ cơng
nghiệp các sản phẩm hàng hố chủ lực của công nghệ sinh học thuỷ sản; đầu tư
chiều sâu để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hố máy móc, thiết bị, hệ
thống phịng thí nghiệm của các viện nghiên cứu, trường đại học thuộc lĩnh vực
công nghệ sinh học thuỷ sản; chi đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế và một số
nội dung khác liên quan của Đề án;
Bộ Thuỷ sản lập kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm và dài hạn để
thực hiện các nội dung của Đề án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để các
Bộ này tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp sinh học thủy sản chủ yếu do doanh
nghiệp chịu trách nhiệm.

3. Tăng cường tiềm lực cho công nghệ sinh học thuỷ sản về cơ sở vật chất kỹ
thuật và đào tạo nguồn nhân lực:
- Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá máy móc, thiết bị
cho hệ thống các phịng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu, đào tạo để nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực của các cơ quan
này, đáp ứng nhu cầu phát triển của lĩnh vực công nghệ sinh học thuỷ sản;
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở mọi trình độ, trong
nước và ở nước ngoài, đáp ứng nhu cầu nhân lực để quản lý và thực hiện có hiệu quả
các nội dung của Đề án, góp phần phát triển bền vững ngành cơng nghiệp sinh học
thuỷ sản ở nước ta.
4. Đẩy mạnh việc xây dựng và hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản
quy phạm pháp luật về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực
thuỷ sản:
- Đẩy mạnh việc xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành và hồn thiện hệ
thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản. Các cơ chế, chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật được ban hành theo hướng các viện nghiên cứu, trường đại học,
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản được hưởng những chính sách ưu đãi với
20


trần cao nhất về vốn vay, tín dụng, mức thuế đóng vào ngân sách nhà nước, quyền
được sử dụng đất đai, chính sách kích cầu và các chính sách khác liên quan theo quy
định hiện hành của pháp luật;
- Thực thi đầy đủ các quy định về sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ quyền tác
giả và quyền sở hữu công nghiệp đối với các giống thuỷ sản, quy trình cơng nghệ,
máy móc, thiết bị, phát minh, sáng chế...trong lĩnh vực công nghệ sinh học thuỷ sản.
5. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học
thuỷ sản:

- Tăng cường hợp tác song phương, mở rộng hợp tác đa phương với các nước
có nền công nghệ sinh học thuỷ sản phát triển, với các tổ chức, cá nhân nước ngoài
giàu, mạnh về tiềm lực để học hỏi kinh nghiệm phát triển và ứng dụng công nghệ
sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản;
- Chủ động đề xuất, xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp
tác quốc tế với các nước có nền cơng nghiệp sinh học thuỷ sản tiên tiến, hiện đại để
tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, trí lực, tài lực, vật lực và thu hút đầu tư nhằm
phát triển bền vững ngành công nghiệp sinh học thuỷ sản ở nước ta.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Thuỷ sản:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành và địa
phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Đề
án, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thành lập Ban điều hành liên ngành để tổ chức thực hiện
"Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm
2020" do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản làm Trưởng ban. Thành phần, quy chế hoạt động của
Ban điều hành liên ngành và Văn phòng giúp việc (đặt tại Vụ Khoa học, Công nghệ) do
Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản kiêm Trưởng Ban điều hành liên ngành quyết định.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
phạm vi quản lý nhà nước của ngành mình, phối hợp với Bộ Thuỷ sản trong việc
tuyển chọn; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, đề tài, dự án; đánh giá,
nghiệm thu kết quả thực hiện; tổ chức chuyển giao và ứng dụng các công nghệ, tiến
bộ kỹ thuật do Đề án tạo ra cho các doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm, hàng
hố chủ lực về cơng nghệ sinh học thuỷ sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với Bộ Thuỷ sản tổ chức đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển
và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản.
21



4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Cơng nghệ: cân đối,
bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn để triển khai, thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ
các nội dung, nhiệm vụ, đề tài và dự án của Đề án.
5. Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân khác liên quan: có nhu cầu
tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, đề tài và dự án của Đề án này, tiến hành
đăng ký với Bộ Thuỷ sản và Ban điều hành liên ngành để được xem xét, giải quyết.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu
quả, đúng tiến độ các nội dung của Đề án này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng

22


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1690/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 với
các nội dung sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy
tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy
lợi thế của một ngành sản xuất – khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá
nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, tạo sự phát triển đồng
bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X
về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh
về biển và giàu lên từ biển.
2. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy
sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, ni trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến
thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ,
nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Hình thành các
trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây
Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm.
3. Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và đào tạo bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển thủy
sản. Xác định nông, ngư dân và doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thủy sản,
23



đồng thời tạo sự gắn kết lợi ích giữa nơng dân, ngư dân và doanh nghiệp là khâu đột
phá trong quá trình đổi mới ngành thủy sản. Tiếp tục bố trí, sắp xếp lại dân cư và giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa làng cá là yêu cầu quan trọng trong q trình xây dựng
nơng thơn mới, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
4. Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh
an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã
hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt
chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh
quốc phòng trên các vùng biển.
5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học
về quản lý tổng hợp nghề cá có sự tham gia của cộng đồng và mối quan hệ tương hỗ với
các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản và xã hội nghề cá bền vững.
II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020
1. Ngành thủy sản cơ bản được cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và tiếp tục phát
triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ
cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có
thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế
thế giới. Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh
thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng
biển, đảo của Tổ quốc.
2. Kinh tế thủy sản đóng góp 30 – 35% GDP trong khối nông – lâm – ngư
nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 – 10%/năm. Kim ngạch xuất
khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 – 7 triệu tấn, trong
đó ni trồng chiếm 65 – 70% tổng sản lượng.
3. Tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình qn đầu
người cao gấp 3 lần so với hiệu nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo.
Xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền

thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hướng phát triển theo lĩnh vực
a) Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác
hải sản; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu
nguồn lợi và tổ chức khai thác thủy sản trên biển.
24


Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu
thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự
nhiên, nguồn lợi hải sản. Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác,
bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản trên biển, tăng cường sự tham gia của cộng
đồng. Đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản, bảo quản
sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch. Củng cố và phát triển các mơ hình tổ chức
sản xuất khai thác hải sản như: tổ đội sản xuất, hợp tác xã, các hình thức kinh tế tập
thể, liên doanh, liên kết, các mơ hình hậu cần dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển.
Đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá theo hướng thật sự
vì lợi ích của ngư dân, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, gắn kết cộng đồng,
phát triển và ổn định xã hội vùng biển và hải đảo. Hình thành một số doanh nghiệp,
tập đồn lớn đủ mạnh để hoạt động khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn
dương với các nước trong khu vực.
Hiện đại hóa cơng tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ
thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi
ro trên biển, cứu hộ cứu nạn. Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư
dân hoạt động trên biển. Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi
gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo.
Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển
nhanh các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới, … phát triển công nghiệp phụ trợ

phục vụ ngành cơ khí tàu cá, các ngành sản xuất lưới sợi, ngư cụ phục vụ khai thác
gắn với đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú
bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo.
Nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nghề khai thác hải sản.
Xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa,
nhân rộng các mơ hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng, ban hành cơ chế
chính sách quản lý phù hợp; thực hiện việc thả các giống thủy sản đảm bảo chất
lượng ra biển và các thủy vực nội địa theo mùa vụ để phục hồi, tái tạo và phát triển
nguồn lợi thủy sản. Xây dựng và thiết lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác nội
địa từ điều tra nguồn lợi trên các lưu vực sông, suối, hồ đến quản lý khai thác gắn
với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường. Chống đánh bắt bất hợp pháp,
hủy diệt nguồn lợi.
b) Nuôi trồng thủy sản
- Đối với vùng nước ngọt:
Ổn định diện tích ni các lồi cá truyền thống trên các vùng nông thôn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa để tăng nguồn thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
các hộ gia đình nơng dân, đồng bào miền núi, góp phần thiết thực xóa đói giảm
25


nghèo. Không ngừng đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng các đối tượng nuôi, các
giống thủy đặc sản (lươn, ếch, baba, tơm càng xanh, cá chình, rơ phi ...) và các giống
thủy sản mới (cá nước lạnh, cá cảnh …) phục vụ xuất khẩu, du lịch và thị trường nội
địa. Tập trung triển khai áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP đối với sản xuất cá tra công
nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Đối với vùng nước lợ:
Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tượng thủy sản tạo sản phẩm chủ
lực theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái phục
vụ xuất khẩu.
Hình thành các vùng ni cơng nghiệp tập trung có quy mơ diện tích lớn theo

tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ
xuất khẩu và tiêu thụ trong nước ở các khu vực đồng bằng sông Hồng, ven biển
miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng
thương hiệu thủy sản uy tín, chất lượng cao.
Duy trì, phát triển các hình thức ni hữu cơ (nuôi sinh thái), nuôi quảng canh
cải tiến ở các vùng bãi bồi, đầm phá, rừng ngập mặn để vừa tạo sản phẩm xuất khẩu
chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.
- Đối với nuôi nước mặn:
Phát triển nuôi biển thành một lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp tạo khối
lượng sản phẩm lớn phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ nội địa.
Hồn chỉnh quy hoạch, cơng bố quy hoạch các vùng nuôi biển tập trung: trên
biển, ven các hải đảo và biển ven bờ; quy hoạch và có kế hoạch phát triển các giống
hải sản phục vụ nghề nuôi biển, tạo sản phẩm hàng hóa lớn (giáp xác, nhuyễn thể,
cá), sớm hình thành các nhóm đối tượng chủ lực có xuất xứ nguồn gốc, có thương
hiệu uy tín trên thị trường. Tập trung phát triển nhanh, mạnh các đối tượng có thị
trường tốt, đã có truyền thống, có thương hiệu, chủ động sản xuất giống và quy trình
sản xuất như: nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ven biển Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long), trai ngọc (Cô Tô, Phú Quốc), tu hài (Cát Bà, Quảng Ninh), bào ngư (Bạch
Long Vĩ), tơm hùm (Phú n, Khánh Hịa), ốc hương, sị điệp ... (ven biển miền
Trung), cá cu (Đà Nẵng), cá giị, cá mú (Hải Phịng, Vũng Tàu, Cơn Đảo) … Đồng
thời đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất thủy sinh vật cảnh để cung cấp cho thị trường
trong nước, du lịch và tiến tới xuất khẩu.
Tổ chức các mơ hình ni biển phù hợp như: mơ hình qn dân kết hợp nuôi
biển ven các đảo và quần đảo Trường Sa, Đá Tây, Bạch Long Vĩ, Cơ Tơ; mơ hình
đầu tư tư nhân; mơ hình liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế.
26


Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản
xuất giống, tập trung nguồn lực để tạo nguồn giống sạch bệnh, trước hết đối với tôm

sú, tôm chân trắng và cá tra.
Tăng cường quản lý nhà nước để quản lý nghiêm ngặt chất lượng con giống, hệ
thống sản xuất, lưu thông, tiêu thụ giống thủy sản. Tiếp tục tập trung đầu tư cho các
Trung tâm quốc gia giống thủy sản, các trung tâm giống thủy sản cấp I và vùng sản
xuất giống tập trung ở Nam Trung Bộ.
c) Chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Rà soát lại quy hoạch các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, gắn kết chặt
chẽ các cơ sở chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu và cơ sở dịch vụ hậu cần (các
cảng cá, bến cá).
Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ
lệ giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm thủy sản.
Giữ vững thị phần trên các thị trường lớn (EU, Nhật, Hoa Kỳ, Nga …), đồng
thời không ngừng mở rộng thị trường để tăng thị phần trên các thị trường tiềm năng
khác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, Canada, Úc, các nước Đông Âu, Trung
Mỹ và Nam Mỹ, …). Bên cạnh đó, củng cố và phát triển chế biến thủy sản nội địa,
mở rộng thị trường trong nước trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm để phù hợp với
thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam.
Tổ chức sản xuất thủy sản liên hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thực hiện
việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, nhất là
các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao của Việt Nam. Hình thành hệ thống kênh
phân phối sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.
Tổ chức lại sản xuất, xây dựng mối quan hệ liên kết, chia sẻ lợi ích giữa các
doanh nghiệp, người sản xuất, nhà khoa học nhằm tạo môi trường thuận lợi nâng cao
hiệu quả sản xuất. Đặc biệt chú trọng việc quy hoạch, tổ chức lại các cơ sở chế biến
thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y phục vụ ni trồng thủy sản, đảm bảo chất
lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm hài hịa lợi ích giữa các cơng đoạn trong
chuỗi giá trị của q trình sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự công bằng giữa các
thành phần kinh tế và giữa các lực lượng lao động tham gia sản xuất thủy sản.
d) Cơ khí đóng sửa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Tập trung đầu tư củng cố phát triển đồng bộ cơng nghiệp cơ khí, đóng, sửa tàu

cá; sản xuất phụ trợ gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ khai
thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần đồng bộ trên biển,
các vùng hải đảo, những vùng sản xuất tập trung ở Vịnh Bắc Bộ, đồng bằng sông
Hồng, Bắc, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam bộ.
27


×