Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Nghiên cứu chế độ quan lại triều Lê Sơ (14281527) và những giá trị áp dụng cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 262 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHĨ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG

Biên tập nội dung:

ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ
TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
ThS. HOÀNG THỊ THU HƯỜNG
ThS. HỒNG NGỌC ĐIỆP
BÙI BỘI THU

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

LÊ THỊ HÀ LAN
LÂM THỊ HƯƠNG
NGỌC ĐIỆP
VIỆT HÀ

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4139-2020/CXBIPH/4-337/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 5355-QĐ/NXBCTQG, ngày 15/10/2020.
Nộp lưu chiểu: tháng 10 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-6099-4.




Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Nguyễn Thị Thu Hoà
Chế độ quan lại triều Lê sơ (1428 - 1527) và những giá trị
tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam
hiện nay / Nguyễn Thị Thu Hoà. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. 260tr. ; 21cm
ISBN 9786045754467
1. ChÕ độ 2. Tuyển chọn 3. Quan lại 4. Nhà Lê 5.
1428-1527 6. ViÖt Nam
352.609597 - dc23
CTM0348p-CIP




LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, có nhiều giai
đoạn, dưới sự trị vì của các bậc “minh quân”, kinh tế phát
triển, xã hội ổn định, với các hoạt động hành chính ln đạt
hiệu quả cao. Thành quả đó có được là nhờ vào nhiều yếu tố,
trong đó, phải kể đến vai trị của đội ngũ quan lại - bộ phận
hữu cơ của hoạt động quản lý nhà nước. Nhiều triều đại
trong giai đoạn thịnh trị đã ý thức được tầm quan trọng của
đội ngũ quan lại, sử dụng đội ngũ đó như một cơng cụ quan
trọng để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, đưa công
tác quản lý nhà nước vào kỷ cương, nền nếp.
Trong lịch sử Việt Nam, triều Lê sơ (1428-1527) là giai
đoạn đạt được những thành tựu rực rỡ nhất trong xây dựng
và phát triển đất nước - được xem là đỉnh cao của sự phát

triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Để có được vị thế đó,
triều Lê sơ đã tập trung xây dựng nhà nước quân chủ trung
ương tập quyền vững mạnh và thực hiện việc quản lý xã hội
bằng pháp luật, gắn việc xây dựng, củng cố thể chế chính trị
theo tư tưởng Nho giáo với việc thực hiện chế độ quan lại
như một nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều chủ trương, biện pháp,
thể lệ liên quan đến đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, thăng
giáng, thưởng phạt, lương bổng... của quan lại đã được các
vị vua triều Lê sơ ban hành nhằm đưa hoạt động quản lý

5


đội ngũ quan lại đi vào quy củ, nền nếp và mang lại những
kết quả hữu hiệu. Chế độ quan lại triều Lê sơ thật sự đã
góp phần tạo nên một trật tự điều hành quy củ, một hệ
thống quan lại vững chắc, trở thành “rường cột” của quốc
gia, trở thành “khuôn vàng thước ngọc” cho các triều đại sau
học theo và làm theo. Những giá trị đó ln là cơ sở, nền
tảng, là bài học quý giá để thế hệ ngày nay rút kinh
nghiệm, kế thừa và phát triển.
Nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về
vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
xuất bản cuốn sách Chế độ quan lại triều Lê sơ (14281527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ
công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay của TS. Nguyễn
Thị Thu Hòa.
Cuốn sách hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quan lại
và chế độ quan lại thời phong kiến ở Việt Nam; luận giải
cơ sở hình thành chế độ quan lại triều Lê sơ; tìm hiểu về
chế độ tuyển chọn quan lại; tìm hiểu việc sử dụng quan lại

(phân cơng, bố trí cơng việc, thăng - giáng, khảo thí - khảo
khóa, kiểm tra, giám sát, văn hóa hành chính, đạo đức
cơng vụ của quan lại, việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với
quan lại)... triều Lê sơ; nhìn nhận, phân tích, đánh giá
tình hình thực hiện chế độ quan lại triều Lê sơ trong mối
liên hệ chặt chẽ với chế độ công vụ, công chức ngày nay;
luận giải và đúc rút những giá trị tham khảo quý báu đối
với việc hoàn thiện thể chế quản lý, góp phần nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cấp
bách của cải cách chế độ cơng vụ, cơng chức nói riêng, cơng
cuộc cải cách hành chính nói chung.

6


Đây là vấn đề chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu, tư liệu
chưa được đầy đủ, nên trong quá trình biên soạn và biên tập
khó tránh khỏi cịn hạn chế, thiếu sót. Nhà xuất bản và tác
giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội
dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Tháng 02 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

7



Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI

THỜI PHONG KIẾN VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG
CHẾ ĐỘ QUAN LẠI TRIỀU LÊ SƠ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN LẠI,
CHẾ ĐỘ QUAN LẠI THỜI PHONG KIẾN
1. Khái niệm quan lại
Cho đến nay khái niệm “quan lại” vẫn cịn có nhiều
cách giải thích khác nhau trong giới nghiên cứu. Ở nước
ngoài, nguồn gốc của từ quan lại là từ “mandarin” trong
tiếng Pháp, từ này vay mượn từ từ “mandarim” của người
Bồ Đào Nha xuất hiện từ năm 1581. Theo tiếng Bồ Đào
Nha, “quan” dùng để chỉ các viên chức đứng đầu các cấp
hành chính; các cơ quan chức năng trong bộ máy chính
quyền ở Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1514.
Theo Từ điển lịch sử của ngôn ngữ Pháp, từ mandarim là
biến dạng của từ mandar với nghĩa “ra lệnh, tống đạt”, gốc
chữ Phạn mantrin qua trung gian tiếng Mã Lai mantari
có nghĩa “cố vấn Nhà nước”. Tiếng Phạn xuất phát từ chữ
9


mantra “lời khuyên”, có từ gốc là man: “suy nghĩ”. Gốc này
gắn với gốc tiếng Ấn-Âu chỉ sự vận động của tư tưởng,
biểu hiện trong tiếng Latinh là mens, từ đó mà có chữ
mental. Xuất hiện trong tiếng Pháp với nghĩa “cố vấn của
vua, của quan thượng thư ở châu Á”, từ đó có ý nghĩa hiện
tại là “viên chức cao cấp” được dùng ở Trung Quốc, Đông
Dương hay Triều Tiên từ năm 1604. Còn chữ mandarinat
(chế độ quan trường), biến thể của từ trên, ra đời năm 1700,
mang hai ý nghĩa: chức trách, chức vụ của người làm quan;
bộ máy quan trường1. Như vậy, chỉ những người làm quan

chứ không phải tất cả những người làm việc trong bộ máy
nhà nước phong kiến đều gọi là quan lại.
Ở Việt Nam, theo Sổ tay từ ngữ lịch sử (quan chế) thì
“quan” là những người làm việc trong bộ máy nhà nước
phong kiến, thực dân từ cấp trung ương đến cấp địa
phương (trấn - tỉnh - phủ - huyện), có phẩm hàm, tước
vị, chức sắc, được tuyển bổ chủ yếu bằng đường khoa cử
hoặc bảo cử2.
Lại (còn gọi là lại viên, lại sử, lại điển, liêu thuộc,
thuộc lại, thư lại, thông lại) là viên chức làm việc trong các
cơ quan (nha mơn) ở triều đình hoặc các cấp trấn (nếu ở
thời Nguyễn là tỉnh), phủ, huyện; có nhiệm vụ thảo giấy
tờ, cơng văn. Lại có thể chuyển thành quan nếu có cơng
lao và thành tích làm việc3.
____________
1. Rey, A (ed): Dictionnaire historique de la langue franỗcaise,
Dictionnaire Le Robert, Vo.2, Paris, 1992, p.1178.
2, 3. Xem Phạm Văn Hảo: Sổ tay từ ngữ lịch sử (mục quan chế),
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.175, 130.

10


Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm “quan lại” là do hai
thuật ngữ “quan” và “lại” hợp thành. “Quan” là viên chức
có quyền hành trong bộ máy nhà nước phong kiến, thực
dân1. “Lại” gọi chung là viên chức sơ cấp chuyên làm việc
bàn giấy trong bộ máy nhà nước phong kiến2. Cũng trong
Từ điển tiếng Việt cịn có khái niệm “quan chức” - là người
có chức vụ cao trong bộ máy nhà nước của chế độ phong

kiến hoặc tư bản.
Theo Từ điển Hán Việt, “quan lại” là chỉ những kẻ cai
trị trong nhà nước phong kiến nhưng vẫn có sự phân biệt
chủ yếu trong bộ máy hành chính giữa “quan” (viên chức
chịu trách nhiệm) với “lại” (kẻ thừa hành).
Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa
“quan lại” là những người giữ các chức vụ từ cấp huyện trở
lên trong bộ máy nhà nước phong kiến và thuộc địa.
Những người điều hành gọi chung là quan; những người
thừa hành gọi chung là lại.
Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục (1777) hay Phan
Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí (1821)
định nghĩa “quan” là chỉ những người có chức có quyền
làm việc trong nhà nước phong kiến, là rường cột thực
sự của Nhà nước.
Theo Trương Hữu Quýnh, khái niệm quan lại là do hai
thuật ngữ “quan” và “lại” hợp thành. “Quan” thời quân
chủ phong kiến là khái niệm dùng để chỉ những người giữ
____________
1, 2. Xem Hoàng Phê: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng,
2000, tr.799, 689.

11


một chức vụ ít nhiều quan trọng của nhà nước, có trách
nhiệm quản lý một địa phương hay một hoạt động nhất
định, lớn hay nhỏ. Một người làm Tể tướng cũng gọi là
quan và một thầy giáo trường công cũng gọi là quan. “Lại”
là khái niệm dùng để chỉ các nhân viên phục dịch trong

các cơ quan nhà nước, có thể là thư ký, kế toán, giữ sổ
sách, thu thuế, chạy giấy, ghi chép...1.
GS.TSKH. Vũ Minh Giang trong cuốn Những đặc trưng
cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị
nước ta trước đổi mới gọi quan lại là quan liêu. “Quan” có
nghĩa gốc là một hệ thống cai trị hoàn bị bao gồm các chức
vụ và các cơ quan có quyền ra quyết định; “liêu” là bộ
phận tham mưu, giúp việc chuyên trách2.
Những khảo sát trên đây cho thấy quan niệm chung
của nhiều người đều cho rằng quan là người giữ cương vị
chỉ huy, điều khiển cơng việc, trị dân; cịn lại là người thừa
hành công việc, giúp quan. Quan do vua tuyển chọn, chỉ
định, bổ dụng. Quan là người đứng đầu trong nha môn
(hay còn gọi là cơ quan nhà nước phong kiến), là người
quản lý, lãnh đạo. Lại là viên chức thừa hành, là nhân
viên dưới quyền của quan. Lại do triều đình hoặc do quan
lựa chọn, mang tính ổn định để phục vụ cho cơng việc vận
hành bộ máy hành chính nhà nước thời phong kiến (sau
____________
1. Xem Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất và một số vấn đề
lịch sử Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2009, tr.17.
2. Vũ Minh Giang: Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý
đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước đổi mới, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.68.

12


đây gọi chung là quan lại). Việc phân biệt quan hay lại rất
quan trọng, có ý nghĩa trong việc thiết lập cơ chế tổ chức

và hoạt động của bộ máy; giới hạn quyền và nghĩa vụ cũng
như phạm vi trách nhiệm của các đối tượng này.
2. Khái niệm chế độ quan lại
Chế độ quan lại hay còn gọi là quan chế là một trong
những nội dung quan trọng của các triều đại quân chủ
trong việc kiến tạo bộ máy nhà nước, xây dựng đường lối,
chủ trương, thực hiện các chính sách của vua và triều
đình. Sổ tay từ ngữ lịch sử (quan chế) cho rằng: “quan chế
là những quy định về cách tổ chức, nhiệm vụ và quyền
hạn của hệ thống các cơ quan và quan chức từ trung ương
đến địa phương của triều đình phong kiến nói chung”1.
Cuốn sách Phương sách dùng người của cha ông ta
trong lịch sử của Phan Hữu Dật thì tiếp cận chế độ quan
lại dưới góc độ phương thức dùng người. Tác giả cho rằng:
“chúng tơi khơng dùng khái niệm chính sách dùng người
vì cho rằng đó là khái niệm tương đối ổn định và rất có thể
nó phải được quy định bằng văn bản có tính chất nhà
nước, ít biến động trong thời gian và không gian, trong khi
lịch sử dân tộc Việt Nam (...) lại diễn biến khá phức tạp”2.
____________
1. Xem Phạm Văn Hảo: Sổ tay từ ngữ lịch sử (quan chế),
Sđd, tr.175.
2. Phan Hữu Dật: Phương sách dùng người của cha ông ta trong
lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.57.

13


Theo Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, “quan chế là
chế độ tổ chức quan lại thời phong kiến”1.

Như vậy, chế độ quan lại không chỉ là những quy định
pháp lý riêng lẻ đối với quan lại mà còn bao gồm việc xây
dựng, vận hành những quy định về đào tạo, tuyển chọn,
sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, sát hạch, chế độ
trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức, chế độ đãi
ngộ, xử phạt và khen thưởng đội ngũ quan lại như thế
nào. Cụ thể hơn, chế độ quan lại bao gồm một quy trình từ
tổ chức đến thực hiện các quy định về đào tạo, tuyển chọn,
sử dụng mà các triều đại phong kiến Việt Nam thực hiện
nhằm xây dựng một đội ngũ quan lại cho bộ máy hành
chính nhà nước (trong sử dụng lại có phân cơng, bố trí
cơng việc, kiểm tra, giám sát, sát hạch, chế độ trách
nhiệm công vụ, đạo đức công vụ, chế độ đãi ngộ, xử phạt
và khen thưởng đội ngũ quan lại...). Chế độ quan lại phản
ánh trình độ tổ chức, tầm nhìn, sự sáng tạo, canh tân hay
bảo thủ, trì trệ của một chế độ với thời đại mà yêu cầu lịch
sử, đất nước giai đoạn đương thời đặt ra.
3. Phân loại quan lại
Việc phân loại quan lại không được quy định trong bất
kỳ văn bản chính thức nào dưới các triều đại phong kiến ở
Việt Nam, nhưng thông qua các sử liệu và cơ cấu tổ chức
bộ máy của các triều đại phong kiến qua các thời kỳ, có
thể phân loại quan lại như sau:
____________
1. Phan Ngọc Liên: Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb.
Đại học quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.342.

14



Thứ nhất, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ có thể chia
quan lại thành quan lại ở trung ương và quan lại ở địa
phương (quan ngoại nhiệm). Quan lại ở trung ương làm
việc trong các cơ quan chức năng của triều đình như các
bộ, viện, tự... Quan lại ở địa phương là những người làm
việc trong các nha môn trong tổ chức chính quyền ở địa
phương (cấp trấn - tỉnh - phủ - huyện - châu), hay những
nơi được vua biệt phái đến (trung du, miền núi, dinh trấn không ổn định về chính trị)... Thơng thường, những
người đỗ đạt cao trong các kỳ thi Hội, thi Đình hoặc các kỳ
thi sát hạch khác sẽ được bổ nhiệm để làm quan ở trung
ương. Những người đỗ tam trường nhiều khoa kỳ thi Hội
sẽ được bổ nhiệm làm quan lại ở địa phương. Quan lại ở
trung ương có trách nhiệm quản lý các mặt của đời sống
xã hội trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia và quản lý các cấp
chính quyền ở địa phương. Quan lại ở địa phương chỉ
tham gia quản lý nhà nước trong phạm vi địa bàn lãnh thổ
của địa phương mình.
Thứ hai, căn cứ vào chun mơn có thể chia quan lại
thành quan văn và quan võ. Quan văn được tuyển chọn
chủ yếu từ chế độ đào tạo, thi cử, tuyển dụng (cách tuyển
dụng quan lại chủ yếu và phổ biến khi có chế độ khoa cử
từ năm 1075 đến năm 1919 thì chấm dứt). Quan võ được
tuyển chọn chủ yếu từ các võ quan xông pha, chinh chiến
trận mạc, có năng lực về quân sự, quốc phòng. Việc phân
loại quan văn và quan võ được thể hiện rõ nhất thông qua
định chế quan đại thần - một nhóm các chức quan cao cấp
nhất khơng thể thiếu trong các triều đình phong kiến ở
15



Việt Nam. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn,
mỗi triều đại mà quan võ hay quan văn được coi trọng
hơn. Thường thì cứ vào đầu mỗi triều đại, khi đất nước
vừa xảy ra nguy biến, chiến tranh thì quan võ được
trọng dụng hơn với trọng trách bảo vệ an ninh quốc gia,
giữ vững sự tồn tại của chế độ; khi đất nước thanh bình
là lúc cần các quan văn hiến kế thực thi các chính sách
về kinh tế - văn hóa - giáo dục để đất nước phát triển
phồn thịnh hơn.
Thứ ba, căn cứ vào chức năng có thể chia quan lại
thành quan hành pháp và quan tư pháp. Trong nhà nước
phong kiến với chính thể quân chủ, về nguyên tắc nhà vua
thâu tóm cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;
trong đó, coi trọng nhất là quyền lập pháp. Vì lẽ đó, quyền
lập pháp sẽ thuộc về vua. Còn quyền hành pháp và tư
pháp - với tính đa dạng và phức tạp của nó nên nhà vua
không thể trực tiếp thực hiện mà giao cho đội ngũ quan lại
thi hành. Quan hành pháp có nghĩa vụ triển khai, thi
hành các đạo luật của nhà vua, giữ vai trò quản lý đất
nước trên các lĩnh vực bằng các chủ trương, quyết sách
của nhà vua. Quan tư pháp có chức năng xét xử các hành
vi vi phạm pháp luật và kiểm soát các hoạt động xét xử
của các nha môn. Việc phân loại này sẽ giúp cho việc đào
tạo, tuyển chọn quan lại theo hướng chuyên mơn hóa và
đào tạo sát với lĩnh vực hoạt động quản lý của quan lại.
Thứ tư, căn cứ vào địa vị, vai trị của quan lại trong bộ
máy sẽ có hai loại quan và lại. Về nguyên tắc, trong nhà
nước phong kiến, mọi quyền hành thuộc về vua và người
16



trực tiếp xử lý công việc là đội ngũ quan lại ở các cơ quan
chức năng. Quan chịu trách nhiệm trước nhà vua về việc
điều hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nha mơn
mình, cịn lại chịu trách nhiệm trước quan và chịu sự
phân công nhiệm vụ của quan. Quan và lại đều do triều
đình trực tiếp bổ nhiệm hoặc phê chuẩn, sau khi trải qua
các thủ tục tuyển chọn do bộ Lại phụ trách.
Tóm lại, có nhiều cách phân loại quan lại trong thời kỳ
phong kiến. Việc phân loại quan lại như trên chỉ có ý
nghĩa tương đối. Ví dụ, 1 viên quan, thời chiến được trọng
dụng với vai trò quan võ, hết chiến tranh được sử dụng với
tư cách quan văn; hoặc có viên quan ở bộ Hình lại thực
hiện cả hai chức năng quản lý nhà nước là hành pháp và
tư pháp (thi hành án, kiểm sốt hoạt động xét xử).
4. Vị trí của quan lại trong xã hội phong kiến
Trong trật tự đẳng cấp của xã hội phong kiến: Sự phân
tầng vua - quan - dân trở thành một trục quan hệ xã hội
chủ đạo; trong đó, vua là người có tồn quyền cai trị thiên
hạ, quan được trao sứ mệnh “chăn dắt” dân, là “cha mẹ
dân” (dân chi phụ mẫu); còn dân (tứ dân: sĩ - nông - công thương) là tầng lớp đông đảo trong xã hội, có nghĩa vụ
phải đóng góp cho nhà nước để nuôi đội ngũ quan lại.
Quan niệm tứ dân là quan niệm thứ bậc các giai cấp
chính. Sĩ được xếp là tầng lớp đầu tiên - hàng thứ nhất,
trên tất cả mọi tầng lớp khác, được xã hội trọng vọng. Sĩ là
tầng lớp trí thức, những người có học, có hiểu biết về chữ
nghĩa (thầy đồ, thầy thuốc, quan lại, học trò). Sự trọng
17



dụng nhân tài theo cách kén chọn qua khoa cử đã đưa nho
sĩ lên vị trí đầu tiên trong 4 tầng lớp xã hội và đưa quyền
uy của người thầy lên hàng thứ hai trong ba quyền lớn
nhất (quân, sư, phụ).
Công thức Nho học + Thi cử = Quan trường trở thành
kim chỉ nam cho những đấng tu mi nam tử rèn đức, luyện
trí. Hướng danh vọng của họ là cố gắng phấn đấu thi đỗ để
được triều đình tuyển chọn và bổ nhiệm vào một chức
quan nhất định. Khoa cử là con đường trực tiếp và công
bằng giúp người tài có thể thay đổi địa vị từ giai cấp bị trị
vươn lên giai cấp thống trị. Các nhà khoa bảng là tầng lớp
ưu tú có uy tín rất lớn và có ảnh hưởng đặc biệt đối với
quần chúng, nắm giữ vai trò là tầng lớp trung gian giữa
nhà vua và nhân dân. Người xưa còn quan niệm “một
người làm quan cả họ được nhờ”. Ngồi việc có đời sống
khá sung túc họ còn được xã hội trọng vọng và trở thành
niềm tự hào của cả dòng họ, cả làng, cả tổng... Hơn nữa,
được trở thành quan lại, chức dịch, họ hàng và gia đình sẽ
tránh được tình trạng o ép, áp bức bởi nạn cường hào ở địa
phương. Vì vậy, bất cứ người nào cũng ước muốn tìm cho
mình một vị trí nào đó ở chốn quan trường, được gia nhập
vào đội ngũ quan lại để trở thành người có chức vụ, quyền
hạn nhất định trong bộ máy nhà nước.
Trong bộ máy nhà nước phong kiến, với cách nhìn của
Nho giáo, giá trị của mỗi con người trong xã hội được đánh
giá trước hết là vị trí của người ấy trong bộ máy quyền lực
nhà nước, cụ thể là giữ chức vụ gì, có phẩm trật và tước gì.
Quan lại luôn được coi là rường cột vững chắc của quốc gia.
18



Để trị quốc, vua - chúa phải dựa vào quan lại. Từ các vị
minh quân cho đến những bậc kỳ sĩ và những người dân
bình thường đều nhận thấy quốc gia khơng thể hưng
thịnh nếu khơng có nhân tài. Muốn có được nhân tài, cha
ơng ta hiện thực hóa qua chính sách tuyển chọn và sử
dụng quan lại của mình. Vào những thời kỳ thịnh trị, đội
ngũ quan lại đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc củng
cố, xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến Việt Nam.
Đội ngũ quan văn - võ song tồn đã đồng lịng chung sức
với triều đình và nhân dân đánh tan nhiều đạo quân xâm
lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước, giữ vững nền độc
lập dân tộc. Triều Lý có Lý Thường Kiệt đánh bại quân
xâm lược Tống; triều Trần có Trần Hưng Đạo và các tướng
lĩnh ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông; nhà Lê võ
công - văn tài rực rỡ, đạt đến đỉnh cao của sự thịnh trị...
Hết chiến tranh, các quan lại đã góp tài sức, trí tuệ để xây
dựng, phát triển đất nước; hiến kế phát triển văn hóa giáo dục, mở rộng giao lưu, bn bán với nước ngồi, khai
hoang, đắp đê, chống lụt, dẫn thủy nhập điền... thúc đẩy
kinh tế đất nước.
Tóm lại, thời phong kiến, quan lại là một nghề rất được
coi trọng, có một vị trí cao, thể hiện đẳng cấp của một con
người. Làm quan - nghĩa là đạt tới thành tựu về nhiều
mặt: kiến thức, địa vị, tiền tài, quyền lực, ở một đẳng cấp
cao trong xã hội. Dù là quan hay lại thì đa số đều có một
cuộc sống hơn hẳn so với người dân vì được nhà nước bảo
đảm bằng chế độ lương bổng. Làm quan còn là một vinh
dự lớn về tinh thần của bản thân, con cháu, của cả dòng họ
19



và tạo những điều kiện thuận lợi cho con cháu tiếp bước
con đường của mình về sau. Sự hơn hẳn về quyền lợi của
quan lại là tác nhân quan trọng hình thành tư tưởng địa
vị ngơi thứ trong người Việt xưa.
Tư tưởng địa vị ngôi thứ tạo cho con người thời phong
kiến một động cơ phấn đấu mạnh mẽ. Đó là sự phấn đấu
rất chân chính, trong sáng, mang tính tích cực như gắng
cơng dùi mài kinh sử, lập cơng ngồi mặt trận, tận tụy với
cơng việc để được thăng bổ... Sự phấn đấu kiên trì này ở
nhiều dịng họ, nhiều làng xã trở thành nền nếp, truyền
thống, nhờ đó mà xưa kia xuất hiện những gia đình, dịng
họ khoa bảng hay có truyền thống võ nghiệp, sản sinh cho
đất nước những nhân tài, những vị quan đó đã đem hết tài
năng, đức độ phục vụ đất nước. Còn trong làng xã, xuất
hiện những lớp người đủ năng lực quản lý được đời sống
cộng đồng.
5. Vai trò, chức năng của quan lại trong xã hội
phong kiến
- Đối với vua, quan lại là đội ngũ giúp việc, cố vấn với
hai chức năng: chức năng giúp vua cai trị và chức năng tư
vấn cho nhà vua.
Thực hiện chức năng giúp vua cai trị. Các quan tại
triều (trung ương) là những người giúp đỡ nhà vua đảm
đương quốc chính; các quan ngoại nhiệm (địa phương: đạo,
phủ, huyện, châu...) vâng mệnh thay mặt vua để cai trị
nhân dân. Quan lại tùy theo chức, tước, địa vị của mình sẽ
giúp nhà vua cai quản một vùng lãnh thổ hoặc một phạm vi
20



lĩnh vực cơng việc nào đó nhất định. Ở đó, quan lại có
quyền thực hiện cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp trong phạm vi mình quản lý. Quan lại có trách
nhiệm báo cáo với triều đình trung ương về việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ cai trị của mình.
Khi làm nhiệm vụ tư vấn, quan lại sẽ tham mưu, đề
xuất cho vua những ý kiến về đường lối trị nước. Một số
triều đại còn đặt chức quan “can gián đại phu” để can gián
nhà vua khi vua đưa ra những chính sách quản lý chưa
hợp lý. Khi một vị quan có ý tưởng sáng tạo hoặc muốn tư
vấn cho vua một vấn đề nào đó thì vị quan phải trình cho
vua bản tấu sớ và giải thích cho vua về nội dung tấu sớ
của mình.
Để thực hiện vai trị là tơi trung của vua, quan lại phải
trung thành với vua theo tư tưởng “trung quân - ái quốc”.
Bên cạnh đó, quan lại phải triệt để tuân thủ và thực hiện
mọi mệnh lệnh của vua theo tinh thần “quân xử thần tử,
thần bất tử, bất trung”. Quan lại có tài, có đức là chuẩn
mực để các quan lại khác tơn kính và thường lấy đó làm
gương răn mình; là tấm gương giáo huấn cho con cháu noi
theo. Đồng thời, họ cũng là đầu mối thu hút nhân tài, tiến
cử nhân tài cho nhà vua. Vì vậy, trong triều đình phong
kiến, trên dưới theo nhau giữ đạo, học tập và tu sửa bản
thân, làm tròn đạo với vua và đất nước. Quan lại là bề tôi
trung thành, phải tận tụy với vua, vì nước thương dân, hết
mình vì cơng việc.
- Đối với dân chúng, quan lại là “dân chi phụ mẫu” quan lại là cha mẹ của dân. Quan điểm ấy là hạt nhân của
21



“chế độ gia trưởng”. Đứng đầu một nhà là cha. Đứng đầu
một nước là vua - tức là cha chung cả nước. Đã là cha
chung của một nước thì vua nào cũng nêu cao bổn phận
coi dân như con của mình. Vua trao cho các quan những
đặc quyền xứng đáng với tư cách “dân chi phụ mẫu”.
Tóm lại, để thực hiện vai trò này, quan lại được đào
tạo, giáo dục phải biết lo cho dân, luôn phải sống thanh liêm, luôn phải giữ lễ giáo, phải thực hiện nếp sống của
người quân tử và hành xử theo tư tưởng “chính danh” “tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”... Đi liền với quyền lợi
được hưởng, quan lại phải tuân thủ và làm tròn nghĩa vụ
đối với nhà nước. Quyền lợi đi liền với nghĩa vụ sẽ gắn
trách nhiệm của quan lại với nền công vụ. Quy định rõ
trách nhiệm, nghĩa vụ của quan lại cũng là cách thức để
triều đình kiểm sốt hàng ngũ quan lại. Quan lại khơng
thể ỷ thế mà sao nhãng việc công.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ QUAN LẠI
TRIỀU LÊ SƠ
1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo
Hai mươi năm dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều
thành tựu về kinh tế - văn hóa - xã hội mà các vương triều
độc lập trước đó gây dựng đã bị phá hủy. Cuộc kháng
chiến chống quân Minh do Lê Lợi khởi xướng giành thắng
lợi, đã đem lại độc lập cho đất nước. Từ năm 1428, triều Lê sơ
bắt tay vào khôi phục kinh tế, xây dựng thể chế, tổ chức
22


bộ máy, tạo nền móng cho sự phát triển rực rỡ của một
triều đại kéo dài suốt 100 năm sau đó. Có thể nói, triều

Lê sơ là triều đại phát triển nhất, hưng thịnh nhất trong
suốt hơn 1.000 năm tồn tại và phát triển thể chế quân chủ
ở Việt Nam trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính
trị, pháp luật, qn sự, văn hóa, xã hội...
1.1. Về chính trị
Sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Minh, uy tín và
vị thế của triều Lê sơ được nâng lên, nhân dân hết lịng
ủng hộ. Các cơng thần mưu lược ra sức cùng vua Lê khôi
phục và phát triển thể chế quân chủ trung ương tập
quyền. Triều Lê sơ tồn tại 100 năm trải qua 10 đời vua,
với 3 mốc quan trọng:
- Giai đoạn 1428 - 1460 là những năm hậu chiến nên
đời sống chính trị cũng như các thiết chế về tổ chức bộ
máy chưa thực sự phát triển mạnh.
- Giai đoạn 1460 - 1497 là những năm trị vì của vua Lê
Thánh Tơng, cũng là thời kỳ cực thịnh nhất trên tất cả các
lĩnh vực không chỉ của nhà Lê sơ mà còn của hơn 1.000
năm phong kiến Việt Nam. Bộ Quốc triều hình luật của
nhà Lê đã được hồn thiện trong thời vua Lê Thánh Tơng,
nên còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại
Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi thuộc
loại sớm trên thế giới. Lê Thánh Tông đã lấy những quan
điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn,
ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá các hoạt động của
một nhà nước phong kiến, với truyền thống nhân nghĩa, lấy
23


×