Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học sự BIẾN đổi các GIÁ TRỊ văn HOÁ TRƯỚC bối CẢNH TOÀN cầu HOÁ KINH tế ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.9 KB, 4 trang )

S BIN I CC GI TR VN HO
TRC BI CNH TON CU HO KINH T
VIT NAM HIN NAY
CULTURAL VALUE CHANGES IN THE CURRENT TREND
OF ECONOMIC GLOBALIZATION IN VIETNAM
Lấ HU I
Trng i hc Kinh t, i hc Nng

TểM TT
Ton cu hoỏ kinh t l mt tt yu khỏch quan, nú tỏc ng n nhiu mt ca cuc sng
trong ú cú vn hoỏ. Trong bi cnh ú, bi vit nờu lờn nhng c tớnh ca vn hoỏ truyn
thng v ch ra nhng tỏc ng ca ton cu hoỏ kinh t n cỏc giỏ tr vn hoỏ Vit Nam.
Tỏc gi ch phõn tớch nhng tỏc ng tiờu cc vi khớa cnh nh tõm lý, thúi quen, truyn
thng...
ABSTRACT
Economic globalization is a necessity affecting various aspects of life including culture. In this
perspective, the paper presents characteristics of traditional culture and points out the impacts
of economic globalization on the Vietnamese cultural values. The author also analyzes the
negative effects on psychology, habits, tradition, and so on.

1. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đang thúc đẩy
nhân loại đi vào quá trình toàn cầu hoá, mà trước hết là toàn cầu hoá kinh tế. Bức tranh tổng
quát của thế giới hiện đại, nói theo ngôn ngữ triết học đó là sự xâm nhập, tác động, ảnh hưởng
lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá. Nhiều vấn đề được đặt ra, không
thể một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được như: môi trường sinh thái, dịch bệnh, tội
phạm, khủng bố v.v... Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan của sự phát triển
kinh tế. Nó được xem như là một tất yếu lịch sử, gắn liền với quá trình phát triển lực lượng sản
xuất. Nó thể hiện nhiều khía cạnh như: Sự gia tăng giao lưu thương mại quốc tế, hình thành thị
trường với tính thống nhất và tính toàn cầu, hạn chế và phá bỏ hàng rào thuế, tự do hoá thị
trường dịch vụ, mở rộng và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thống nhất v.v... nghĩa là
mọi thứ đều phải tuân theo luật chơi chung.


Người ta dễ nhận thấy những tác động tích cực và cả tiêu cực của toàn cầu hoá nhất là
trong lĩnh vực kinh tế. Song hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về toàn cầu hoá. Mỗi
một cách tiếp cận khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hoá hay là từ hệ tư tưởng, quan niệm
sống, địa vị... đều có những cách hiểu khác nhau. Bài viết này không có ý định trình bày
những vấn đề đặt ra ở trên, mà chỉ phân tích những ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đến
các giá trị văn hoá của Việt Nam hiện nay. Đại hội lần thứ IX của Đảng ta xác định Toàn cầu
hoá là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực,
vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh (1, tr. 64).


2. Để có cái nhìn toàn diện về những ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đến các giá trị
văn hoá, trước hết cần xác định các đặc trưng của nền văn hoá ấy là gì, những gì được gọi là
giá trị hay ngược lại là phản giá trị.
Giá trị - theo nghĩa tổng quát nhất, đó là tất cả những gì hiển hiện, cả thế giới các sự vật
hữu hình, cái mà chúng ta gọi là thế giới khách quan lẫn các sự vật vô hình - phi vật thể. Bởi
lẽ, xét về thực chất, con người tồn tại với tư cách là con người xã hội - nó phải được nuôi
dưỡng hai nguồn năng lượng: vật chất và tinh thần. Khó có thể hình dung một hành vi của con
người chỉ có thể phụ thuộc một hay hai tiền đề trên đây, nghĩa là nó phải được đặt trong các
quan hệ, được thẩm định trong bảng giá trị: thiện - ác, xấu - đẹp, cao thượng - thấp hèn, nhân
nghĩa - bất nhân, đúng - sai, phải - trái, kệch cỡm - hài hoà, nhân tính - bất lương, được làm
hay không được làm, cho phép - cấm kỵ... Vậy là, giá trị được xem như là đặc trưng, là người
bạn đồng hành của con người từ khi con người hình thành với tư cách là loài người cho đến
ngày hôm nay.
Nếu xét riêng về khía cạnh văn hoá, có lẽ những gì còn đọng lại qua thời gian được biểu
hiện ở chuẩn mực, hành vi, ở phong tục, tập quán, thói quen, lối sống, phương thức ứng xử...
được cả cộng đồng thừa nhận và tự nguyện tuân theo, được truyền từ đời này sang đời khác Đó chính là truyền thống văn hoá dân tộc. Xét về bản chất, truyền thống văn hoá bao giờ cũng
có tính hai mặt, một mặt nó gìn giữ, bảo tồn những gì là quí giá, là cốt cách, là bản sắc riêng
biệt của nó. Về phương diện này, truyền thống mang ý nghĩa tích cực; mặt khác, cũng chính
do sự cố kết của truyền thống lại có nguy cơ dẫn đến duy trì, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi
cho các mặt, các yếu tố lỗi thời, lạc hậu, tạo nên các phản giá trị trong văn hoá, về phương

diện này truyền thống mang ý nghĩa tiêu cực.
Bởi vậy, khi nói đến truyền thống (theo gốc tiếng La tinh Tradio nghĩa là truyền lại,
nhường lại) thì phải được hiểu là truyền lại những gì tốt đẹp tạo nên phong tục, và cả truyền lại
những gì không tốt đẹp tạo nên hủ tục.
3. Vấn đề đặt ra là, bối cảnh toàn cầu hoá đã tác động đến nền văn hoá Việt Nam hiện
nay như thế nào? Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ, cần có thời gian và cứ liệu xác thực. Tuy
nhiên, khi tiếp cận, chúng tôi mạnh dạn dưa ra một số nhận xét ban đầu.

3.1. Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có những giá trị truyền thống văn hoá riêng biệt,
cũng có không ít những truyền thống văn hoá của một dân tộc này lại có thể lặp lại ở dân tộc
khác. Điều đó cũng dễ giải thích ở phép biện chứng giữa tính dân tộc và tính nhân loại. Tuy
nhiên, cái làm nên những nét riêng biệt của một dân tộc là do chính hoàn cảnh địa lý, khí hậu,
lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc đó quy định. Chẳng hạn thành ngữ phép vua thua
lệ làng có còn đúng trong hoàn cảnh hội nhập, phát triển kinh tế nữa không? ở đây chắc chắn
sẽ có sự tác động ngược chiều; Một bên, hội nhập kinh tế đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nhanh chóng và mạnh mẽ. Quốc tế hoá thương mại và đầu tư cùng với sự hỗ trợ của tự do
hoá tài chính thúc đẩy liên kết kinh tế và hình thành thể chế khu vực và quốc tế thực chất là
một nền kinh tế mở, năng động, nhạy bén. Ngược lại, một bên, làng xã là một chế độ tự trị đặc
biệt của Nhà nước Việt Nam, hình thành và biến đổi từ rất lâu trong lịch sử và ít nhiều biến
dạng qua các thời đại. Phép vua biểu hiện chủ quyền quốc gia được cấu thành bằng lập


pháp, hành pháp và tư pháp, điều chỉnh mọi hành vi của cộng đồng xã hội. Thế nhưng lệ
làng ở các địa phương lại được điều hành bởi các Hội đồng kỳ mục, có cơ quan thi hành đứng
đầu là lý trưởng, và có cả cơ quan xét xử. Điều đáng nói là những quy định của Lệ được mọi
cư dân tự nguyện tuân thủ, và các thiết chế lúc đầu chỉ là quy định của các Hương ước. Nó bao
gồm cả quy định thành văn và bất thành văn do một làng đặt ra để điều chỉnh các quan hệ của
các thành viên trong làng và ứng xử với Phép vua. Như vậy, hiệu ứng văn hoá ở đây là: Toàn
cầu là cơ chế mở, động, tiếp biến, còn làng xã lại bảo vệ sự tĩnh lặng, ít biến đổi, có xu hướng
thu hẹp. Làng nghề truyền thống là một biểu hiện đặc trưng, sự liên kết hợp tác, phụ thuộc lẫn

nhau rất mong manh, không bền vững.

3.2. Thực chất của toàn cầu hoá kinh tế là sự tự do hoá, là mở rộng thị trường, chu
chuyển vốn và kéo theo là quá trình chuyển giao công nghệ kiên kết sản xuất kinh deoanh
giữa các quốc gia trên phạm vi thế giới. ở đó diễn ra mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tính chuyên nghiệp trong mua bán, tiếp thị, chào hàng quảng cáo được xem như là một chuẩn
mực để đáp ứng các nhu cầu của kinh doanh. Kinh doanh là nghề, doanh nhân là một tầng lớp
được coi trọng thậm chí được xã hội tôn vinh, được đánh giá cao trong thang bậc giá trị của xã
hội. Ngược lại, trong truyền thống người Việt, rất hiếm khi đề cao tầng lớp người kinh doanh,
xã hội vẫn kỳ thị xem họ như là con buôn, là hạng tư trong sỹ-nông-công-thương, Nhất sỹ
nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ là nói lên điều đó. Chắc chắn là trong quá trình
hội nhập, những quan niệm như trên dần dần sẽ phải thay đổi. Kinh doanh, buôn bán phải
được xem là nghề cao quý. Mới đây Nhà nước ta đã quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm là
Ngày Doanh nhân Việt Nam hay giải thưởng Sao vàng đất Việt nhằm để tôn vinh, đề cao vai
trò vị thế của họ.
3.3. Cùng với sự phát triển quan hệ buôn bán quốc tế, với sự liên kết của các công ty,
các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, tạo nên năng lực sản xuất cao, tác động mạnh mẽ mọi
mặt trong quá trình sản xuất, kể cả quá trình phân phối hàng hoá. Tỷ trọng dịch vụ ngày càng
chiếm vị thế trong sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế sẽ được tăng cường, thúc đẩy nhanh
chóng sự phân hoá. Ngược lại, về cơ bản Việt Nam vẫn còn là nước chậm phát triển, loại trừ
một số ngành nghề, còn nhìn chung còn nhỏ bé, manh mún. Cách thức sản xuất ấy đè nặng lên
tâm lý của người sản xuất. Đề cao giá trị tinh thần hơn là hiệu quả kinh tế Miếng giữa làng
hơn sàng xó bếp. Văn hoá truyền thống ít chấp nhận sự phân cực an bần nhi lạc (nghèo mà
vẫn vui) vẫn được đề cao, thậm chí được xem là tiêu chuẩn của bậc quân tử, của kẻ sỹ. Trong
đời sống thường nhật của cộng đồng, người ta vẫn thường khuyên nhủ nhau dại đàn hơn khôn
độc mà hình thức biểu hiện hiện nay là chủ nghĩa bình quân.
3.4. Sự tôn kính người già, người cao tuổi là một mặt của văn hoá cổ truyền của á Đông.
ở Nho giáo, đó là một triết lý sống. Bởi lẽ, khi nói đến người già là coi trọng họ thì cũng có
nghĩa là sự thừa nhận giá trị cội nguồn, sự tuân thủ thứ bậc chặt chẽ, như vậy hệ quả tất yếu là
đề cao giá trị kinh nghiệm sống lâu lên lão làng. Tri thức kinh nghiệm có vai trò to lớn trong

phương thức trồng trọt, chăn nuôi với một cơ chế kinh tế tĩnh, khép kín phù hợp với nông
nghiệp. Nếu cứ xem tri thức kinh nghiệm là tiêu chuẩn để đánh giá trong nền kinh tế quốc tế
mở cửa hội nhập thì đó lại là lực cản.Toàn cầu hoá kinh tế yêu cầu nhận định đánh giá về cơ


hội hợp tác, đầu tư, kinh doanh dịch chuyển vốn một cách mau lẹ, dựa trên cơ sở phân tích
tổng hợp, khái quát hoá cao, điều đó chỉ có thể do tư duy lý tính mang lại.

3.5. Nước ta ở vào khu vực địa lý khá phức tạp, lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ,
mặt hướng ra biển Đông rộng lớn, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đa dạng phong phú và
cũng không kém phần khắc nghiệt. Bởi vậy, suốt cả chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn luôn
chống chọi với thiên nhiên nhằm để thích ứng. Mặt khác nữa, lại nằm cạnh quốc gia có bề dầy
lịch sử, lại luôn luôn có ý định chia cắt thôn tính, đồng hoá dân tộc Việt, nên cả dân tộc suốt
mấy nghìn năm tìm cách chống lại sự xâm lược từ bên ngoài. Do vậy, chủ nghĩa yêu nước,
tinh thần cố kết cộng đồng trong đấu tranh với thiên nhiên và bảo bảo vệ Tổ quốc là một nét
đặc trưng của văn hoá truyền thống Việt Nam. Nhờ đó mà dân tộc ta mới có thể tồn tại và phát
triển. Tuy nhiên, nếu sử dụng các giá trị trên đây trong hội nhập và phát triển kinh tế, thì
không còn phù hợp. Phải chăng đây là cơ sở cho tư tưởng bảo thủ, ngại đổi mới phát triển, dị
ứng với mở cửa trong kinh tế, không tiếp thu những yếu tố ngoại nhập cả kinh tế lẫn văn hoá.
Như vậy, lực cản của truyền thống sẽ tạo nên xung động lực ngược như Lênin từng ví nó đè
nặng lên tâm hồn của người đang sống, làm chậm lại bước tiến của lịch sử.
Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà lại
không tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Hội nhập, mở cửa là một tất yếu khách
quan, nó tạo ra nhiều thời cơ và cũng lắm thách thức đòi hỏi phải vượt qua. Việc hiểu các giá
trị văn hoá truyền thống của dân tộc sẽ góp phần xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm tiếp
thu những tinh hoa của nhân loại đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời, tạo nên môi
trường lành mạnh cho phát triển kinh tế, đặt cơ sở cho sự phát triển bền vững, hài hoà.

TI LIU THAM KHO
[1]

[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

ng Cng sn Vit Nam, Vn kin i hi i biu ton quc ln th IX, Nxb Chớnh tr
Quc gia, H Ni, 2001, tr. 64.
Phỏc tho chõn dung vn hoỏ Vit Nam, Nxb Chớnh tr Quc gia, H Ni, 2000.
Nguyn Xuõn Dõn (ch biờn), Nhng vn ton cu hoỏ kinh t, Nxb Khoa hc K thut,
H Ni, 2001.
Nguyn ng Dung, Bựi Ngc Sn, L Lng xa v l lng nay, Tp chớ Cng sn, s 29
(10/2002), tr. 32 - 36.
Nguyn Trng Chun, Nguyn Vn Huyờn (Ch biờn), Giỏ tr truyn thng trc nhng
thỏch thc ca ton cu hoỏ, Nxb Chớnh tr Quc gia, H Ni, 2002.
Nguyn Tn Hựng, Vn hoỏ giỏo dc cỏc tnh min Trung v Tõy Nguyờn trc bi cnh ton
cu hoỏ, K yu Hi tho khoa hc Min Trung, Tõy Nguyờn trc bi cnh ton cu hoỏ
kinh t, i hc Nng, Trng i hc Kinh t, Nng 8/2003.



×