PHÚC LỢI XÃ HỘI
HIỆN TRẠNG VÀ MỨC ĐỘ TIẾP CẬN
CỦA CƠNG NHÂN NHẬP CƯ
TẠI CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Mã số:
32(V)2
CTQG - 2015
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LỘC - PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP
(Đồng chủ biên)
PHÚC LỢI XÃ HỘI
HIỆN TRẠNG VÀ MỨC ĐỘ TIẾP CẬN
CỦA CƠNG NHÂN NHẬP CƯ
TẠI CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
TỈNH BÌNH DƯƠNG
(SÁCH CHUYÊN KHẢO)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
Hà Nội - 2015
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Từ khi Đảng ta chủ trương tiến hành cơng cuộc đổi mới và thực
hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã
có những thay đổi tích cực trên mọi mặt. Đời sống người dân được
cải thiện rõ nét.
Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh, thành thu hút
nguồn vốn đầu tư lớn của các doanh nghiệp trong nước và nước
ngồi nên có rất nhiều cơng nhân từ những nơi khác đến làm việc
và sinh sống. Bên cạnh những mặt tích cực là giải quyết nguồn
nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh
Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề của sự tăng dân số
cơ học và các chính sách phúc lợi xã hội dành cho công nhân, đặc
biệt là công nhân trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Hiện
nay, đa số cơng nhân đều th phịng trọ do người dân địa phương
kinh doanh trong điều kiện thiếu thốn cơ sở hạ tầng như: chợ, cơ
sở y tế, nhà trẻ, trường học; đời sống văn hóa tinh thần nhìn chung
rất đơn điệu và tẻ nhạt...
Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương quan tâm đến hệ thống
phúc lợi cho người dân và chính quyền tỉnh Bình Dương cũng đã có
nhiều nỗ lực trong việc thực thi trách nhiệm phúc lợi đối với người
dân nói chung và cơng nhân nói riêng. Tuy nhiên, các phúc lợi xã
hội dành cho công nhân hiện vẫn còn ở mức rất hạn chế, cơ sở vật
chất và hệ thống phúc lợi địa phương ngày càng quá tải, chưa đáp
ứng được nhu cầu của công nhân và nhân dân địa phương. Công
nhân trong các khu công nghiệp ở Bình Dương đang phải đối mặt
với nhiều nguy cơ rủi ro và khó khăn...
5
Để nghiên cứu góp phần tìm ra các giải pháp cho vấn đề này,
PGS. TS. Nguyễn Đức Lộc và PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệp đã cùng
các cộng sự tiến hành khảo sát và đi sâu tìm hiểu mức độ tiếp cận
phúc lợi xã hội của công nhân, tập trung chủ yếu tại các khu công
nghiệp trên địa bàn 4 huyện, thị xã là: Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên,
Bến Cát. Qua đó, so sánh, đối chiếu và khái quát bức tranh chung
về hiện trạng, mức độ tiếp cận phúc lợi xã hội của cơng nhân tỉnh
Bình Dương, bước đầu cung cấp các luận cứ khoa học cho các nhà
quản lý xã hội giải quyết các vấn đề thực tiễn mà quá trình phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta đang đặt ra.
Xin giới thiệu cuốn sách Phúc lợi xã hội - hiện trạng và mức
độ tiếp cận của công nhân nhập cư tại các khu cơng nghiệp
tỉnh Bình Dương và rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
bạn đọc.
Tháng 5 năm 2015
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
6
LỜI NĨI ĐẦU
Nhìn vào thực trạng đời sống cơng nhân hiện nay tại tỉnh
Bình Dương cũng như các đơ thị lớn khác ở Việt Nam, chúng ta
thấy được rõ những khó khăn mà cơng nhân ngày nay đang
gặp phải. Cơng nhân ngày nay đa phần phải rời xa quê hương
đến tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mong
muốn của họ trong cuộc mưu sinh khơng có gì khác hơn là ước
mơ đổi đời, nhưng cuối cùng hiện thực lại là cuộc sống tạm bợ
như những người nghèo thành thị. Họ là “giai cấp xã hội hoàn
toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mình, chứ
không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào, đó là một
giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống
của họ đều phụ thuộc vào số cầu người lao động, tức là vào tình
hình chuyển hướng tốt hay xấu của cơng việc làm ăn, vào những
sự biến động của cuộc cạnh tranh khơng có gì ngăn nổi”1.
Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu hóa, các doanh nghiệp
nước ngồi đầu tư vào nước ta từ động lực lao động giá rẻ, hệ
thống phúc lợi xã hội dành cho người lao động mặc nhiên là
trách nhiệm của nước sở tại. Khi chuyển sang mơ hình “xã
hội hóa” các tiểu hệ thống phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế,
nhà ở... thì gánh nặng chi phí cuộc sống tiếp tục đè lên vai gia
đình và bản thân người lao động. Xu hướng thay đổi của các
hệ thống phúc lợi xã hội từ sau thời kỳ đổi mới (đặc biệt trong
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1994, t.4, tr.4.
7
lĩnh vực giáo dục và y tế) cho thấy hiện tượng “hàng hóa hóa”
các dịch vụ bảo trợ xã hội đang diễn ra một cách thường xuyên.
Người dân muốn hưởng dụng một số dịch vụ thì phải bỏ tiền,
thậm chí phải trả giá cao để có được dịch vụ tốt. Một hệ thống
phúc lợi xã hội toàn diện sẽ cho thấy được nghĩa vụ của mỗi
người đối với việc bảo đảm đời sống cho bản thân và cộng đồng.
Nhưng xu hướng “hàng hóa hóa” hiện nay đang khiến cho phúc
lợi xã hội ngày càng khó tiếp cận đối với những người lao động
có thu nhập thấp. Trong khi đó, khi tình trạng khủng hoảng
kinh tế càng trở nên phức tạp thì cơng nhân lại càng bị đặt vào
những tình thế khó khăn hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ lịch sử đặt
ra cho giai cấp công nhân, là lực lượng tiên phong trong tiến
trình phát triển xã hội, đang phải chịu thách thức trước những
khó khăn trong cuộc sống. Lạm phát đã ảnh hưởng đến tất cả
người dân Việt Nam, đặc biệt là người nghèo.
Trong tình hình đó, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X họp tại Hà Nội từ ngày 14 đến ngày
22-1-2008 đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-12008 về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị
quyết ra đời có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đây là lần đầu tiên
Đảng ta ra Nghị quyết chuyên đề về giai cấp cơng nhân. Ngày
17-4-2008, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã ký ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP về các biện
pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Ngoài ra, Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX (nhiệm kỳ
2010-2015) cũng đã đề ra mục tiêu về an sinh xã hội là: “Cải
thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường”1.
1. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX,
diễn ra từ ngày 27-9 đến ngày 30-9-2010, tr.219.
8
Mặc dù đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị hướng đến mục tiêu
nâng cao mức sống và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân
nói chung và cơng nhân nói riêng, nhưng các nghiên cứu có
trước và các tài liệu liên quan cho thấy đa phần công nhân
đang phải sống trong cảnh thiếu thốn về các điều kiện vật chất
và quan hệ xã hội. Bởi đa phần công nhân xuất thân từ nông
thôn đến thành thị lao động kiếm sống, họ khơng có tay nghề
chun mơn mà chỉ làm những việc phổ thơng và thường phải
sống trong hồn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Chưa kể những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra như tai nạn lao
động, mất việc làm, đau ốm hay sinh con nhỏ. Có thể nói vốn
xã hội (social capital) của họ rất nghèo và mạng liên kết xã hội
(social network) rất mỏng1. Bên cạnh đó, cuộc sống sẽ khó khăn
hơn khi cơng nhân lập gia đình và sinh con. Bởi vì tuy có thêm
một thành viên trong gia đình là niềm vui cho đơi vợ chồng,
nhưng đi kèm theo đó là nỗi lo lắng với những khoản chi phí
cho con cái.
Việc nghiên cứu thực trạng hệ thống an sinh xã hội với
mục tiêu nâng cao đời sống cho công nhân tại các khu công
nghiệp là một việc rất cần thiết để tìm ra giải pháp cho
những vấn đề nêu trên. Bởi cơng nhân là lực lượng lao động
góp phần chính trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Lực
lượng lao động dồi dào này đã mang những lợi ích to lớn cho
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng
đồng thời họ cũng đang gặp những trở ngại về kỹ năng nghề
nghiệp, phong tục tập quán, điều kiện sống,... trong bối cảnh
vấn đề xây dựng và áp dụng hệ thống phúc lợi dành cho công
nhân chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng ít nhiều
1. Nguyễn Minh Hòa: Vai trò của tổ chức trong việc chăm lo đời sống
văn hóa tinh thần trong các khu cơng nghiệp tập trung tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đời sống văn hóa tinh thần của
công nhân tại các khu chế xuất - khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh,
tháng 12-2005, tr.89.
9
đến năng suất lao động. Chính vì vậy, chúng tơi hy vọng cuốn
sách này trên cơ sở những tư liệu thực tiễn, được phân tích
dưới góc độ khoa học, sẽ giúp các cơ quan chun mơn và
chính quyền địa phương nhận diện được thực trạng hệ thống
phúc lợi của công nhân, để xây dựng chính sách an sinh xã
hội phù hợp, giúp cơng nhân n tâm làm việc, đóng góp cho
sự phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Bình Dương.
Cuốn sách này là kết quả nghiên cứu về chính sách và hiện
trạng, mức độ tiếp cận phúc lợi xã hội của cơng nhân tỉnh Bình
Dương mà chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm
qua với các nội dung chính yếu: (1) Đánh giá việc thực hiện
chính sách phúc lợi của nhà nước, doanh nghiệp đối với cơng
nhân; (2) Mức độ tiếp cận những chính sách này của cơng nhân;
(3) Những hệ lụy có thể nảy sinh từ hiện trạng chất lượng cuộc
sống của người công nhân đối với các đối tượng có liên quan như
bản thân người công nhân với tư cách chủ thể, doanh nghiệp và
nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương; (4)
Xác định các mơ hình phúc lợi xã hội cũng như trách nhiệm xã
hội của các bên liên quan trong bối cảnh tồn cầu hóa với hiện
tượng chuyển dịch nguồn vốn giữa các quốc gia đi đôi với việc
gánh vác trách nhiệm phúc lợi xã hội giữa doanh nghiệp và các
quốc gia sở tại.
Với lối tiếp cận liên ngành xã hội học, dân tộc học và
nhân học xã hội, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại 4 thị xã/
huyện tập trung nhiều khu công nghiệp thuộc địa bàn tỉnh
Bình Dương: (1) thị xã Dĩ An, (2) thị xã Thuận An, (3) huyện
Bến Cát và (4) huyện Tân Uyên. Sở dĩ chúng tôi chọn địa bàn
nghiên cứu như vậy là vì mỗi địa bàn kể trên có những đặc
điểm riêng và mang tính đại diện cho loại hình các khu cơng
nghiệp tại tỉnh Bình Dương (xét cả hai chiều kích khơng gian
phân bố và q trình hình thành). Việc tiến hành khảo sát
cùng lúc 4 địa bàn giúp chúng tơi có được cái nhìn so sánh,
10
đối chiếu, đồng thời từ đó có thể khái quát được bức tranh
chung về hiện trạng, mức độ tiếp cận phúc lợi xã hội của cơng
nhân tỉnh Bình Dương.
Về phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật khảo sát, chúng
tôi đã tiến hành các tuyến khảo sát như thu thập thông tin
định lượng (bảng hỏi anket), thu thập và xử lý thơng tin định
tính (thu thập dữ liệu thứ cấp và quan sát tham dự). Tổng
mẫu khảo sát định lượng bao gồm 800 đơn vị mẫu được phân
bổ đồng đều giữa 4 địa bàn nghiên cứu tập trung đông đảo
công nhân đang sinh sống và làm việc tại các doanh nghiệp,
trong đó: thị xã Dĩ An (200 đơn vị mẫu), thị xã Thuận An
(200 đơn vị mẫu), huyện Bến Cát (200 đơn vị mẫu) và huyện
Tân Uyên (200 đơn vị mẫu). Mỗi thị xã/huyện lại chọn hai
xã/thị trấn theo tiêu chí một nằm gần trung tâm khu công
nghiệp, một nằm ở ngoại vi khu công nghiệp. Ở cấp xã/thị
trấn, chúng tôi tiếp tục chọn hai khu phố/ấp, mỗi phố/ấp sẽ
chọn ra 50 cơng nhân trong tổng số cơng nhân đang có trên
địa bàn bằng cách tiến hành chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu
nhiên có hệ thống theo danh sách cơng nhân tạm trú được các
địa phương cung cấp.
Hiện nay, các ngành khoa học như nhân học, xã hội học,
chính trị học, công tác xã hội... đã và đang tham gia vào nghiên
cứu và góp phần giải quyết các vấn đề mang tính lý thuyết,
đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà quản
lý xã hội giải quyết các vấn đề thực tiễn mà q trình đơ thị
hóa ở nước ta đang đặt ra. Hy vọng cuốn sách này góp phần
làm phong phú, đa dạng thêm kho tri thức cho các ngành khoa
học có liên quan khi nghiên cứu về những vấn đề văn hóa - xã
hội của các nhóm dân cư, đặc biệt là người cơng nhân nhập cư.
Các sinh viên, học viên cao học và những nhà nghiên cứu quan
tâm có thể xem đây là một nghiên cứu cụ thể về hệ thống phúc
lợi xã hội dành cho người cơng nhân, từ đó có thể tham khảo,
11
tiếp tục khám phá tri thức khoa học trên cơ sở những nghiên
cứu thực tiễn này.
Trong khuôn khổ của cuốn sách này, chúng tơi chưa thể
trình bày hết những dữ liệu mà người công nhân cung cấp và
chắc chắn rằng cịn nhiều điều thiếu sót. Chúng tơi xin nhận
hết những thiếu sót về phần mình và xin chân thành cảm ơn
những chỉ bảo, góp ý của quý vị tiền bối và các đồng nghiệp
gần xa.
NHÓM TÁC GIẢ
12
LỜI CÁM ƠN
Chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
- Đối tượng chính của cơng trình nghiên cứu này là những
công nhân nhập cư đang sinh sống và làm việc tại các khu
công nghiệp thuộc hai thị xã Dĩ An, Thuận An và hai huyện
Bến Cát, Tân Uyên đã dành nhiều thời gian cho việc chia sẻ
thông tin liên quan đến cuộc sống mưu sinh của mình cho
chúng tơi.
- Sở Khoa học và Cơng nghệ Bình Dương, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, Trường Đại học Thủ Dầu Một là các cơ quan chủ
quản, đơn vị chủ trì, bảo trợ cho chúng tơi trong việc nghiên
cứu và xuất bản cuốn sách này.
- Các cộng sự đã có nhiều thời gian cùng tham gia thu
thập và xử lý thơng tin liên quan đến cơng trình nghiên cứu
này: GV. Lê Thị Mỹ Dung, ThS. Đỗ Hồng Quân, ThS. Lê Thị
Hiếu, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Thanh, ThS. Lê Thị Ngọc Phúc,
ThS. Phan Thị Kim Liên.
- GS.TS. Ngô Văn Lệ, PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến,
TS. Trương Thị Thu Hằng, TS. Ngơ Xn Điệp và ThS. Dương
Hiền Hạnh đã góp ý cho bản thảo cuốn sách được hồn chỉnh
trước khi cơng bố đến bạn đọc gần xa.
NHÓM TÁC GIẢ
13
Chương 1
PHÚC LỢI XÃ HỘI NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, các cơ quan
chức năng lại càng chú trọng hơn đến vấn đề an sinh xã hội và
phúc lợi xã hội cho người dân, bởi sự phát triển của một xã hội
không đánh giá đơn thuần trên lĩnh vực kinh tế mà cịn được
xem xét ở nhiều khía cạnh khác. Một trong những khía cạnh
được quan tâm là xây dựng hệ thống an sinh xã hội và phúc
lợi xã hội toàn dân. Tuy nhiên, để xây dựng một hệ thống an
sinh xã hội, phúc lợi xã hội hoàn chỉnh, thích hợp thì trước
hết phải hiểu rõ những khái niệm như an sinh xã hội, phúc
lợi xã hội, bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội và một số khái niệm
liên quan khác.
1. Các khái niệm và quan điểm tiếp cận
a) Phúc lợi xã hội
Xét về mặt từ vựng, Hán - Việt từ điển giản yếu của Đào
Duy Anh đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn, “phúc lợi” là
“hạnh phúc và lợi ích”1. Từ điển Tiếng Việt do Hồng Phê chủ
biên khơng có định nghĩa về những cụm từ như “phúc lợi xã
hội”, “an sinh xã hội”, “an sinh” mà chỉ có cụm từ “phúc lợi”,
“bảo trợ” và “bảo hiểm xã hội”. Tuy xuất bản cách đây chưa lâu,
1. Đào Duy Anh: Hán - Việt từ điển giản yếu, Sài Gòn, Nxb. Trường Thi,
in lần thứ ba, 1957, tr.137.
15
nhưng cuốn từ điển này vẫn sử dụng định nghĩa “phúc lợi” là
“lợi ích cợng đồng mà người dân được hưởng không phải trả
tiền hoặc chỉ phải trả một phần”1. Đây là định nghĩa ra đời
trong bối cảnh trước thời kỳ đổi mới, bởi khi đó Nhà nước cịn
bao cấp cho người dân ở nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục,
y tế, v.v..
Thuật ngữ “phúc lợi xã hội” trong tiếng Việt tương ứng với
cụm từ “social welfare” trong tiếng Anh, còn “phúc lợi” tương
ứng với cụm từ “welfare”. Trong Từ điển Xã hội học, nhà xã
hội học người Anh Gordon Marshall đã đưa ra định nghĩa:
“Phúc lợi là tình trạng hoặc điều kiện làm ăn khấm khá [welldoing]) hoặc sinh sống đàng hồng hạnh phúc [well- being]”.
Theo ơng, lúc đầu phúc lợi gắn liền với những chính sách để
đáp ứng nhu cầu của cá nhân hoặc nhóm. Các nhu cầu ở đây
khơng chỉ có cái ăn, cái mặc mà còn là nhu cầu nhà ở, giáo
dục, y tế và cơ hội có việc làm. “Khơng phải chỉ có những nhu
cầu tối thiểu để sinh tồn, mà bao gồm cả những nhu cầu cần
thiết cho một cuộc sống tử tế, xứng đáng [a reasonable and
adequate life]. Các nhu cầu này khơng chỉ có cái ăn, cái mặc,
mà cịn bao gồm nhà ở đàng hoàng, giáo dục, y tế và cơ hợi có
việc làm”2.
Trước tiên, chúng tơi xin lược qua những khái niệm “phúc
lợi xã hội” của các học giả nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Nhà xã hội học người Anh Thomas H. Marshall được xem là
người có cơng gắn khái niệm phúc lợi (welfare) với khái niệm
quyền công dân (citizenship), ông cho rằng: quyền được hưởng
phúc lợi (welfare rights) là nhóm quyền thứ ba mà các thành
1. Hồng Phê (chủ biên): Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học,
Nxb. Đà Nẵng, 1992, tr.780.
2. Gordon Marshall, 1998, A Dictionary of Sociology, Oxford, New
York, Oxford University Press, tr.701-702. Dẫn lại theo Trần Hữu Quang
(Trần Hữu Quang, 2010, tr.33-34).
16
viên của xã hội đã giành được trong thế kỷ XX sau nhóm các
quyền dân sự và nhóm các quyền chính trị1. Trong bài viết
“Citizenship and Social Class” (1949), ơng định nghĩa “quyền
cơng dân” gồm có ba thành tố: quyền cơng dân về mặt dân sự,
về mặt chính trị và về mặt xã hội. Marshall khẳng định rằng
việc được hưởng các khoản phúc lợi cần quan niệm như một
quyền mang tính pháp lý (universality), dựa trên nguyên tắc
phổ quát, chứ không phải dựa trên quyền ấn định của những
cơ quan có thẩm quyền (discretionary)2.
Phúc lợi xã hội là mục tiêu mà mọi quốc gia trên thế giới
đều hướng tới. Năm 1950, trong Báo cáo Điều tra phúc lợi xã
hội quốc tế lần I ở Anh, Hiệp hội Phúc lợi xã hội nước này cho
rằng: “Phúc lợi xã hội từ trước tới nay không phải chỉ là các
hoạt động liên quan đến phúc lợi đối với người già, người tàn
tật, tội phạm, tức là những người cần có sự quan tâm đặc biệt.
Ở đây, phúc lợi xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn và để
chỉ hoạt động này người ta đưa ra khái niệm “social service”
(tạm dịch: dịch vụ xã hội). Như vậy, phúc lợi xã hội bao gồm cả
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hoạt đợng cứu trợ...”3.
Nhật Bản là một trong những nước có bước đột phá về
sự phát triển kinh tế và xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ
hai. Họ đã ý thức được rằng sự phát triển của một đất nước
không chỉ dựa trên sự phát triển đơn lẻ của lĩnh vực kinh tế,
nên từ rất sớm, Nhật Bản đã chú trọng phát triển khía cạnh
xã hội, đầu tư vào phúc lợi xã hội. Chính phủ Nhật Bản chọn
1. Trần Hữu Quang (chủ biên): Cơ sở dữ liệu, thông tin và tri thức
phục vụ chiến lược nghiên cứu 2006-2010 của Viện Phát triển bền vững
vùng Nam Bộ, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, 2010, tr.42.
2. Gordon Marshall, A Dictionary of Sociology, Oxford, New York,
Oxford University Press, 1998, tr.702, dẫn lại theo Trần Hữu Quang
(Trần Hữu Quang, 2009, tr.37).
3. Nguyễn Duy Dũng: Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã
hội ở Nhật Bản, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.24.
17
năm 1973 làm năm khởi đầu của “phúc lợi xã hội”. Nhưng từ
năm 1946, nước này đã có khái niệm phúc lợi xã hội, nêu lên
tình hình biến động trong đất nước, đồng thời đề cập đến giải
pháp mà cả Nhà nước và người dân Nhật Bản cùng cố gắng
thực hiện để khắc phục những biến động đó: Khi gặp những
sự biến đổi, trước tiên, chính người dân phải tập thích nghi;
những người khơng có khả năng thích nghi thì Chính phủ mới
can thiệp, giúp đỡ. Phương tiện để can thiệp, hỗ trợ những
người không đủ khả năng chống chọi với sự biến đổi của xã
hội chính là những chính sách phúc lợi xã hội: “Cùng với sự
biến động về kinh tế - xã hội, cuộc sống của con người cũng
biến đổi. Điều này buộc mọi người phải tự thích nghi với tình
hình biến đổi đó. Trong q trình tự thích nghi này, có người
có năng lực, có khả năng thích nghi được, cũng có người khơng
đủ khả năng. Chính sách phúc lợi xã hội chính là các biện
pháp nhằm giúp những người khơng đủ khả năng đó có thể
có được cuộc sống bình thường như những người khác. Những
người khơng có đủ khả năng đó là người già, trẻ em, người tàn
tật, thần kinh, ốm đau, bệnh tật, người có thu nhập thấp, v.v..
Vì vậy, đối với những người này, cùng với chính sách hỗ trợ về
kinh tế, cần phải có chính sách phúc lợi xã hội đa dạng”1.
Để nhấn mạnh đến chức năng của các chính sách phúc lợi
xã hội, một quan niệm khác ra đời ở Nhật Bản. Chính sách này
được Nguyễn Duy Dũng, trong cuốn sách Chính sách và biện
pháp giải quyết phúc lợi xã hợi ở Nhật Bản, đánh giá là khá
phổ biến và ngày càng được nhiều người ủng hộ. Đó là định
nghĩa được nêu ra trong Báo cáo Điều tra phúc lợi xã hội và
giáo dục quốc tế lần thứ V, năm 1971: “Phúc lợi xã hội là biện
pháp, thủ tục hỗ trợ một cách gián tiếp và là dịch vụ xã hội
nhằm tăng cường phúc lợi cho mỗi cá nhân, với mục đích cải
1. Nguyễn Duy Dũng: Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã
hội ở Nhật Bản, Sđd, tr.26.
18
thiện mối quan hệ và công việc xã hội đối với mỗi thành viên
trong xã hội. Biện pháp này được tiến hành ở tất cả mọi trình
độ, cấp độ xã hội từ cá nhân, đoàn thể đến toàn xã hội. Phúc
lợi xã hội ngồi việc đóng góp bảo đảm sức khỏe, giáo dục, còn
nhằm cải thiện và nâng cao đời sống, cơng việc cho mọi người.
Nó là biện pháp tổng hợp toàn diện để giải quyết các vấn đề
của cá nhân và xã hội hiện tại”1.
Khi xã hội thay đổi, đời sống, hoàn cảnh của người dân
cũng thay đổi theo. Để tiếp tục đáp ứng cho sự phát triển của
xã hội, trong “Kế hoạch bảy năm về kinh tế - xã hội” năm 1979,
Nhật Bản đã đưa ra một định nghĩa khác: phúc lợi xã hội là
“hoàn thiện cơ sở y tế, khám chữa bệnh, xây dựng các trung
tâm dành cho người già bị liệt, người thần kinh nặng với mục
đích là tạo điều kiện cho người già và người thần kinh tham
gia vào đời sống xã hội, đưa ra các chính sách đợng viên,
khuyến khích bổ sung và mở rộng dịch vụ giúp đỡ tại nhà,
dịch vụ dài ngày, dịch vụ ngắn hạn, phục hồi chức năng cho
người già, người tàn tật, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho
trẻ em”2.
Do có nhiều định nghĩa nên “phúc lợi xã hội” vẫn còn là
một khái niệm chưa thống nhất ở Nhật Bản. Trong tác phẩm
nêu trên, Nguyễn Duy Dũng đưa ra những tranh luận về các
khái niệm như bảo đảm xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội
và an toàn xã hội, v.v.. Đặc biệt, các tranh luận này thường
xoay quanh khái niệm phúc lợi xã hội và bảo đảm xã hội. “Ở
Nhật Bản hiện nay trong giới chuyên môn về phúc lợi xã hội
đang tranh luận về phạm vi sử dụng hai thuật ngữ “bảo đảm
xã hội” và “phúc lợi xã hội”. Một loại ý kiến cho rằng, bảo đảm
1. Nguyễn Duy Dũng: Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi
xã hội ở Nhật Bản, Sđd, tr.27.
2. Từ điển “phúc lợi xã hội”, 1988, Hiệp hội Phúc lợi xã hội Nhật Bản
xuất bản, tr.213, dẫn lại theo Nguyễn Duy Dũng, 1998, tr.27.
19
xã hội là một phạm trù lớn, phúc lợi xã hội chỉ là một trong
nhiều yếu tố cấu thành của hệ thống bảo đảm xã hội. Ý kiến
khác cho rằng: phúc lợi xã hội là phạm trù lớn, bảo đảm xã
hợi chỉ là mợt khía cạnh của nó. Quan niệm thứ ba thuộc loại
trung gian, coi phúc lợi xã hội và bảo đảm xã hội là một khái
niệm chung”1.
Ở Mỹ, nhiều học giả còn coi thuật ngữ “mạng lưới an
sinh và trợ cấp xã hội” là “phúc lợi xã hội” vì tḥt ngữ này
được dùng để nói tới “các chương trình trợ cấp khơng có đóng
góp, nhắm vào đối tượng là người nghèo hoặc người dễ bị tổn
thương”2. Điều này chứng tỏ phúc lợi xã hội là một thuật ngữ
gây tranh luận và đưa đến nhiều cách hiểu rất khác nhau
trên thế giới.
Nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây và Nhà nước Việt
Nam thời bao cấp thường chấp nhận quan điểm rằng: “Phúc
lợi xã hội là những gì do xã hội, mà trực tiếp là nhà nước đưa
lại. Ở đây, phúc lợi xã hợi thường gắn với lợi ích cơng cợng mà
thơng qua đó, người dân được hưởng thụ khơng phải trả tiền.
Ngồi phúc lợi xã hợi, người ta cịn mở rợng khái niệm này
dựa vào tổ chức đưa lại lợi ích cho người dân: phúc lợi tập thể,
phúc lợi cơng ty, phúc lợi cơ quan...”3. Cịn nhiều quốc gia châu
Âu cho rằng: lý thuyết có nhiều ảnh hưởng đến các chính sách
nói chung và chính sách phúc lợi xã hội nói riêng là lý thuyết
“phúc lợi kinh tế”. “Lý thuyết này cho rằng phúc lợi kinh tế có
nợi dung rất rợng lớn. Đó chính là u cầu về sự thỏa mãn
1. Nguyễn Duy Dũng: Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã
hội ở Nhật Bản, Sđd, tr.15.
2. Margaret Grosh, Carlo del Ninno, Emil Tesliuc, và Azedine Ouerghi,
Ngân hàng Thế giới, 2008, Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu
quả về bảo trợ và thúc đẩy xã hợi, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, tr.4.
3. Nguyễn Duy Dũng: Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã
hội ở Nhật Bản, Sđd, tr.21.
20
nhu cầu của bản thân các cá nhân (nhu cầu vật chất và tinh
thần) và của xã hội. Phúc lợi kinh tế tập trung vào mức sống
hiện tại và tương lai”1.
Năm 1980, Beulah Compton đã đưa ra một định nghĩa:
“Phúc lợi xã hội là một thiết chế bao gồm các chính sách và luật
lệ, được thực thi bởi nhà nước hay bởi các tổ chức tự ngụn,
thơng qua đó mợt mức độ tối thiểu nhất định về các dịch vụ
xã hội thiết yếu (như y tế, giáo dục, nhà ở...) được phân phối
cho các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội (những dịch vụ mà gia
đình hay thị trường không đáp ứng được cho họ) nhằm mục
đích phịng ngừa, giảm nhẹ hoặc đóng góp vào việc giải quyết
các vấn đề xã hội và cải thiện sự an sinh của cá nhân, nhóm và
cợng đồng mợt cách trực tiếp”2.
Ở Việt Nam, sau đổi mới, các nhà khoa học xã hội cũng đã
đưa ra nhiều cách định nghĩa phúc lợi xã hội. Bùi Thế Cường
định nghĩa phúc lợi xã hội là “một hệ thống hay một thiết chế,
mà chức năng xã hội của nó là bảo đảm những nhu cầu thiết
yếu của các tầng lớp dân cư theo những điều kiện của cấu trúc
xã hội. Thông thường, phạm vi các nhu cầu cơ bản này liên
quan đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm, việc làm, phát
triển nghề nghiệp, thu nhập, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và học
tập. Với những chức năng như vậy, phúc lợi xã hợi có vai trị
lớn trong việc khắc phục những khác biệt xã hội, tăng cường
liên kết xã hợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hợi”3.
1. Nguyễn Duy Dũng: Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã
hội ở Nhật Bản, Sđd, tr.22-23.
2. Beulah R. Compton, 1980, Introduction to Social Welfare and Social
Work: Structure, Function and Process. The Dorsey Press, Illinois, dẫn lại
theo Trần Hữu Quang (Trần Hữu Quang, 2010, tr.38).
3. Đỗ Hồng Qn: “Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về phúc
lợi xã hội, an sinh xã hội”, Đề tài cấp viện: “Cơ sở dữ liệu, thông tin và tri
thức phục vụ chiến lược nghiên cứu 2006 - 2010 của Viện Phát triển bền
vững vùng Nam Bộ”, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.
21
Trần Hữu Quang, trong đề tài nghiên cứu Hệ thống phúc
lợi ở Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu tiến bộ và công
bằng xã hội năm 2009, đưa ra định nghĩa phúc lợi xã hội “hiểu
theo nghĩa rộng, là hệ thống các định chế, các chính sách và
các hoạt động nhằm bảo đảm đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu nhất của người dân, với mục tiêu là làm sao cho mọi người
dân có được mợt c̣c sống đàng hồng, tử tế, xứng đáng với
phẩm giá con người. Hệ thống này bao gồm các lĩnh vực như:
giáo dục, y tế, nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chính
sách trợ giúp xã hợi (hỗ trợ những tầng lớp nghèo và khó
khăn...) và các chính sách cứu trợ xã hội (cứu trợ thiên tai,
dịch bệnh...)”1. Trong cuốn sách này, chúng tôi cũng đồng ý với
khái niệm mà Trần Hữu Quang đã đưa ra. Tuy nhiên, để nắm
rõ khái niệm này, đặc biệt là để áp dụng được khái niệm này
khi khảo sát thực tế, chúng tôi buộc phải tìm hiểu thêm các
tiêu chí của những lĩnh vực trong hệ thống phúc lợi xã hội để
làm rõ mục tiêu của phúc lợi xã hội: “làm sao cho mọi người
dân có được mợt c̣c sống đàng hồng, tử tế, xứng đáng với
phẩm giá con người”.
b) An sinh xã hội
Thuật ngữ “an sinh xã hội” tương ứng với cụm từ “social
security” trong tiếng Anh. Hệ thống an sinh xã hội ra đời ở
các nước công nghiệp phát triển từ cuối thế kỷ XIX và hiện
nay đang phát triển rộng khắp trên toàn cầu. Hiến chương về
quyền con người được Liên hợp quốc đưa ra ngày 10-2-1948,
nhìn nhận lý tưởng chung muốn đạt tới của mọi dân tộc và
quốc gia là kiến tạo một thế giới khơng có nỗi sợ hãi và đói kém.
1. Trần Hữu Quang (chủ biên): Hệ thống phúc lợi ở Thành phố
Hồ Chí Minh với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, Viện Phát triển bền
vững vùng Nam Bộ, tháng 9-2009, tr.24.
22
Điều 22 của Hiến chương tuyên bố: “Mỗi một người với tư cách
mợt thành viên trong xã hợi đều có quyền về an sinh xã hợi”1.
Có thể nói, khái niệm an sinh xã hội đã được bàn rất nhiều ở
các nước trên thế giới.
Trần Hữu Quang cho rằng: “Trong các tài liệu Anh ngữ,
đôi lúc người ta cũng sử dụng hoán chuyển nhau giữa thuật
ngữ social welfare với thuật ngữ social security. Tuy nhiên,
thuật ngữ social security (an sinh xã hội) thường được hiểu
theo nghĩa hẹp hơn thuật ngữ social welfare (phúc lợi xã hội),
và chỉ bao gồm hệ thống bảo hiểm xã hợi, bảo hiểm y tế và các
chính sách trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội”2. Tương tự như
cách hiểu này, cơng trình nghiên cứu Lý thuyết và mơ hình
An sinh xã hợi (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai) đưa ra định
nghĩa: “An sinh xã hội bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, trợ cấp xã hợi và xóa đói giảm nghèo”3.
Margaret Grosh, Carlo del Ninno, Emil Tesliuc và Azedine
Ouerghi đưa ra các khái niệm “mạng lưới an sinh” là “các
chương trình trợ cấp khơng phải đóng góp nhằm vào người
nghèo theo mợt cách thức nào đó, cũng như những người có
nguy cơ đói nghèo và dễ bị tổn thương bởi các cú sốc” và “hệ
thống mạng lưới an sinh là một tập hợp các chương trình, lý
tưởng nhất là các chương trình được thiết kế và thực hiện tốt,
1. Từ điển tường giải kinh tế thị trường xã hội: cẩm nang chính sách
kinh tế, Nxb. Từ điển bách khoa, 2002. Dẫn lại theo Đinh Công Tuấn:
Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.15.
2. Trần Hữu Quang (chủ biên): Cơ sở dữ liệu, thông tin và tri thức
phục vụ chiến lược nghiên cứu 2006-2010 của Viện Phát triển bền vững
vùng Nam Bộ, Tlđd, tr.34.
3. Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh
Dũng: Lý thuyết và mơ hình An sinh xã hợi (phân tích thực tiễn ở Đồng
Nai), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2009, tr.11.
23
bổ trợ cho các chính sách cơng hay chính sách xã hội khác”1.
Như vậy, khi đã trở thành một hệ thống mạng lưới an sinh xã
hội thì các chương trình phải được đầu tư thiết kế một cách
công phu và phải được tiến hành thật tốt. Đặc biệt, các tác giả
này cho rằng tương đương với thuật ngữ “mạng lưới an sinh”
là thuật ngữ “phúc lợi” ở Hoa Kỳ và thuật ngữ “hỗ trợ xã hội”
ở châu Âu. Như vậy, cùng một nội hàm nhưng ở những khu
vực, những quốc gia khác nhau thì lại sử dụng những thuật
ngữ khác nhau.
Theo tác giả B.R. Compton, “An sinh xã hội là mợt thiết
chế bao gồm các chính sách và luật pháp được thực thi bởi
các tổ chức tự nguyện hoặc nhà nước, thơng qua đó mợt mức
tối thiểu được xác định về dịch vụ xã hội, tiền và các quyền
lợi khác (y tế, giáo dục, nhà ở...), được phân phối cho cá nhân,
gia đình, nhóm xã hợi khơng nhận được những thứ ấy từ gia
đình hay thị trường nhằm mục đích phịng ngừa, giảm nhẹ
hay đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội để cải
thiện sự an sinh của mỗi cá nhân, nhóm và cợng đồng mợt
cách trực tiếp”2.
H. Beverigole đưa ra một định nghĩa khá ngắn gọn, có vẻ
hướng đến tầng lớp lao động: “an sinh xã hội là sự bảo đảm về
việc làm khi người ta còn sức làm việc và bảo đảm về lợi tức khi
người ta khơng cịn sức làm việc nữa”3. Khi bàn về lý thuyết và
1. Margaret Grosh, Carlo del Ninno, Emil Tesliuc và Azedine Ouerghi,
Ngân hàng Thế giới, 2008, Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh
hiệu quả về bảo trợ và thúc đẩy xã hợi, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội,
tr.542.
2. Introduction to social welfare and social work - Nhập môn an sinh
xã hội và công tác xã hội, 1980. Xem: />index.php?topic=251.0. Dẫn lại theo Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh,
Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng, tr.13.
3. Mạc Văn Tiến: An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực,
Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội, 2005, tr.12. Dẫn lại theo Phạm Văn Sáng,
Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng, Sđd, tr.14.
24