Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ao sm nam sasjdhbjdsa ajsas áasja

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.59 KB, 12 trang )

3.3. Phương pháp thiết kế áo sơ mi nam cổ Đức, dài tay, cầu vai rời (hai lớp)
có xếp ly bả vai.
3.3.1. Đặc điểm, cấu tạo
- Đặc điểm (Xem hình 2.21)
+ Dáng áo thụng, mặc rộng thoải mái.
Lượng cử động tự do trên kích thước vịng ngực
từ 16  24 cm.
+ Cổ áo dạng đứng có chân.
+ Cầu vai rời 2 lớp.
+ Áo có túi ốp ngồi trên phần ngực thân
trước trái.
+ Áo dài tay, măng sét.
- Cấu tạo
+ Các chi tiết chính bao gồm: 2 thân trước,
1 thân sau; 2 cầu vai và 2 tay.
+ Các chi tiết phụ bao gồm:
Cổ áo: phần bẻ lật (2 lá cổ), 2 chân cổ (lớp
trong và ngoài).
+ Măng sét, thép tay lớn, thép tay nhỏ.
+ 1 túi áo.
Hình 2.21 Áo sơ mi nam

- Phụ liệu:

+ Mex dựng: cổ áo, măng sét, thép tay, nẹp áo (nếu có).
+ Khuy áo.
3.3.2. Số đo sử dụng thiết kế
- Rộng vai (RV): 46 cm
- Xuôi vai: 5 cm
- Vòng cổ (VC): 38 cm
- Vòng ngực (VN): 88 cm


- Dài eo sau (DES): 40 cm
- Dài áo sau (DAS): 72 cm
- Cử động ngực (CĐN): 16 cm
- Dài tay (DT): 60 cm
- Măng sét D x R (MS) = 25 x 6 cm
- Vòng eo (VE): 76 cm
- Vịng mơng (VM): 90 cm
- Túi ốp R x D: 12 cm x 13 cm
- -

1


3.3.3. Phương pháp thiết kế dựng hình
- Thiết kế thân trước (hình 2.22)
+ Xác định các đường ngang thân trước
Xác định đường giữa thân trước áo (đường giao khuy hay là đường chân khuy), kẻ
Ax song song với biên vải hoặc mép bìa và cách đều 6 cm.
Xác định đường ngang đỉnh vai thân trước: kẻ Aa vng góc với Ax.
Hạ xuôi vai: trên Ax lấy AB = XV + 0,5 = 6 cm. Kẻ Bb vng góc với Ax.
Hạ sâu nách thân trước: kích thước hạ sâu nách thân trước được tính từ đường
ngang hạ xi vai. Trên Bx lấy BC = (VN + CĐN)/5 – (1  2 cm).
BC = (86 cm + 16 cm)/5 – (1  2 cm).
Kẻ Cc vng góc với Bx.
Xác định đường ngang eo thân trước: trên Ax lấy AD
AD = DES – 2 cm = 38 cm.
Kẻ DD vng góc với AX
Xác định dài áo thân trước: Trên Ax lấy AE
AE = DAS – 2 cm = 70 cm.
Kẻ EE vng góc với AX

+ Xác định các điểm nằm trên đường ngang thân trước
Xác định kích thước rộng ngang cổ phụ thuộc vào số đo vòng cổ, trên Aa lấy AA1
= 1/6 VC + 1 cm = 36 cm /6 + 1 cm = 7 cm.
Xác định kích thước hạ sâu cổ. Trên Ax lấy AA2 = 1/6 VC – 1 cm
AA2 = 38cm/6 – 1 cm = 5,3 cm.
Xác định kích thước rộng ngang ngực thân trước phụ thuộc vào số đo vòng ngực
và cử động của vòng ngực. Trên Cc lấy CC1 = (VN + CĐN)/4
CC1 = (86 cm + 16 cm)/4 = 25,5 cm.
Xác định kích thước rộng ngang eo: qua C1 kẻ vng góc và cắt Dd và Ee tại các
điểm tương ứng D1 và E1. Trên DD1 lấy D1D2 = 1,5 cm (1  1,5 cm).
Xác định kích thước rộng ngang gấu.
Trên EE1 lấy E1E2 = 1,5 cm (1  1,5 cm). Nối E2 với D2
Xác định độ sa vạt thân trước. Độ sa vạt thân trước phụ thuộc vào số đo vòng bụng.
Trên AE lấy EE3 = 1/20 VB – 1,5  2,5 cm = 72 cm /20 – 2,5 cm = 1 cm
+ Thiết kế dựng hình đường bao thân trước
Thiết kế dựng hình đường nẹp áo: nẹp áo sơ mi cắt kiểu gập vào mặt trái của thân
áo. Đường gập nẹp song song và cách đều đường giữa thân trước áo 1,5  1,7 cm. Bản
to nẹp áo thông thường bằng 4  4,5 cm.
Thiết kế dựng hình đường bao vai con ta nối A1 với B1.

2

- -


Thiết kế dựng hình đường vịng cổ thân trước:
Muốn xác định được đường vịng cổ thân trước, ngồi các điểm đã được xác định
A1 , A2 cần phải xác định thêm một số điểm phụ khác. Kẻ A2 vng góc với Ax; kẻ A1
vng góc với Aa. Từ A2 kéo dài cắt A1 kéo cắt nhau tại A3. Nối A1 với A2, A4 là trung
điểm của A1A2. Nối A4 với A3 và trên A4A3 lấy A4A5 = 2/5 A4A3 = 1,5  2 cm.

Đường vòng cổ thân trước được xác định bởi đường cong đi qua các điểm A1, A5, A2.
+ Thiết kế dựng hình đường vịng nách thân trước:
Để xác định được đường cong vịng nách thân trước ngồi các điểm đã xác định
B1, C1 cần phải xác định thêm một số điểm phụ khác.
Trên BB1 lấy B1B2 = 1 cm, qua B2 kẻ đường thẳng vng góc với BB1 và cắt CC1 tại C2
B3 là trung điểm của B2C2, nối C1 với B3.
C3 là trung điểm của C1B3, nối C2 với C3. Trên C2C3 lấy C4
C3C4 = 1/2 C2C3 = 2,5  3 cm.
Đường vòng nách thân trước được xác định bới đường cong trơn đi qua các điểm
B1, B3, C4 và C1 .
+ Thiết kế dựng hình đường sườn áo.
Đường sườn áo được xác định bởi đường cong phẳng đi qua C1, D2 và nối thẳng từ
D2 với E2.
+ Thiết kế dựng hình đường gấu áo.
Đường gấu áo được xác định bởi đường cong võng xuống dưới qua E2 và E3.
+ Xác định vị trí túi áo thân trước trái.
Lấy T là điểm đầu túi. Xác định điểm T phụ thuộc vào 2 kích thước:
T cách điểm cao nhất của đầu vai thân trước:
AT = 1/4 AE + (0,5 cm  1 cm) = 18  18,5 cm.
TT1 = AA1 – 1  1,5 = 5,5  6 cm.
T1 T2 = 12,5 cm (rộng túi); T1 T3 = 13,5 cm (dài túi).
Kẻ T3 T4 song song và bằng T1 T2; Nối T3 T4
Kẻ vát góc miệng túi (1,5  2 cm).
+ Xác định vị trí khuy áo: Áo cài 5 khuy (khơng tính 1 khuy chân cổ)
Khuy đầu cách đường chân cổ 6  7 cm, khuy cuối cách gấu 20 cm. các khuy còn
lại được chia làm 4 phần bằng nhau.
- Thiết kế thân sau (hình 2.22)
Kéo dài Cc, Dd, Ee
Xác định đường giữa sống lưng áo A'E' = Da' = 70 cm.
+ Thiết kế dựng hình đường bao cầu vai thân sau

Đối với áo sơ mi nam cơ bản, cầu vai thân sau cắt rời 2 lớp. Dưới chân cầu vai ở
vị trí bả vai có xếp ly.
- -

3


Trên A'E' lấy A'B' = 7 cm, hay A'B' = 1/12 VN = 86 cm/12 = 7,1 cm.
A'B' = A'G'
Xác định kích thước hạ sâu cổ G'G'1 = 1/6 VC – 2 cm = 38/6 - 2 cm = 4,3 cm.
Xác định kích thước rộng ngang cổ G'G'2 = 1/6VC + 2cm = 38/6 + 2 cm = 8,3 cm.
Hạ xuôi vai thân sau: GG'3 = XV – 2,5 = 3 cm (phù hợp theo kích thước cơ thể
chẩn) Nếu thiết kế cho người vai xi thì số đo hạ xuôi vai cộng thêm 0,5 cm.
Xác định điểm đầu vai ngoài G'3B'1 = 1/2 RV + 1 = 46 cm /2 + 1 cm = 24 cm hay
kích thước vai con G'2B'1 = A1B1 + 0,3  0,5 cm. Nối G'2B'1.
Xác định đường vịng cổ cầu vai sau: ngồi các điểm đã được xác định, cần phải
có thêm một số điểm phụ.
G'5 là trung điểm của G'1 G'4.
Nối G'5 với G'2.
G'6 là trung điểm của G'2 G'5.
Nối G'4 với G'6. Vòng cổ được xác định bởi đường cong đi qua G'2, (2/3 G'6G'4) và
G'5 với G'1.
Chân cầu vai được xác định từ B' kẻ B'b vng góc với A'E'
Xác định đường vòng nách: từ B'1 lấy B'1B'2 = 1  1,2 cm.
Qua B'2 kẻ vng góc và cắt B'b' tại B'3. Nối B'1 với B'3.
+ Thiết kế dựng đường bao thân sau
Xác định đường ráp lưng thân sau: kéo dài B'2B'3 lấy B'3B'4 = 1 cm. Qua B'4 kẻ
đường thẳng song song với BB'3 và lấy B'4B'5 = ly (2 cm), B'6 là trung điểm B'B'5. Đường
ráp lưng thân sau được xác định bởi đường cong đi qua các điểm B'5, B'6 và nối với B'.
Thiết kế dựng đường bao vịng nách thân sau: đường vịng nách thân sau có dạng

đường cong nên phải có thêm một số điểm phụ ngoài các điểm đã xác định B'5 và C'1.
Kéo dài B'2B'4 cắt C'C'1 tại C'2.
Nối C'2 với C'4, lấy C'5 và C'4C'5 = 1/3 C2C4 = (1,5  1,8 cm)
Vòng nách thân sau được xác định bởi đường cong trơn đi qua các điểm B' 5, C'3,
C'5, C'1.
Đường sườn áo như thân trước đi qua các điểm C'1, D'2 và E'2.
Đường ngang gấu áo được nối đường thẳng từ E'2 với E'.
Xác định ly thân sau: lấy B'5B8 = 7  7,5 cm và B8B7 = 2 cm.

4

- -


Hình 2.22 Thiết kế thân trước và thân sau

- Thiết kế tay áo (hình 2.23)
+ Trên đường gập đơi (đường giữa rộng tay áo), xác định giá trị dài tay áo AB =
DT - MS (phụ thuộc vào số đo dài tay và bản to của măng sét).
+ Xác định kích thước rộng bắp tay AA1 (rộng mang tay)
AA1 = (B1C1 + B'1B'3 + B'5C'1)/2 + 0,5 cm.
- -

5


+ Kích thước hạ mang tay phụ thuộc vào kích thước rộng bắp tay.
AB = 1/2 AA1 - 0,5 cm
Đường mang tay trước và đường mang tay sau được thiết kế theo dạng đường cong.
Độ cong của mang tay sau và mang tay trước tương ứng với dạng đường cong vòng

nách thân sau và thân trước áo.
Kẻ BB1 song song với AA1 và lấy BB1 = AA1. Nối A với B1
* Xác định mang tay trước.
Trên đường chéo AB1 lấy D là trung điểm của AB1
D1 là trung điểm AD; D2 là trung điểm của DB1.
Kẻ D1D3 vng góc với AB1 và D1D3 = 1  1,2 cm.
Kẻ D2D4 vuông góc với AB1 và D2D4 = 1,2  1,5 cm.
Mang tay trước được xác định bới đường cong đi qua các điểm A, D3, D, D4, B1.
* Xác định mang tay sau.
Trên đường chéo AB1 chia làm 3 phần bằng nhau AE = E E1 = E1B1
Kẻ EE2 vng góc với AB1 và EE2 = 1,8  2,2 cm.
E3 là trung điểm E B1; Kẻ E3E4 vng góc với AB1 và E3E4 = 0,5  0,7 cm.
Mang tay sau được xác định bới đường cong đi qua các điểm A, E2, E, E4, B1.
Chú ý: Vòng mang tay lớn hơn vòng nách áo từ 1,0  1,5 cm.
- Xác định vị trí ngang khủy tay: lấy K lŕ vị trí ngang khủy tay. Tręn AC lấy BK =
1/2 BC - 2 cm.
+ Xác định kích thước rộng cửa tay: kích thước rộng cửa tay phụ thuộc vào độ dài
của măng sét và ly của cửa tay và số lượng ly.
Lấy DMS = 25cm (độ dài măng sét).
Ly cửa tay: 1 ly = 2 x 2 cm.
Trên CC1 lấy C2 và CC2 = 1/2 DMS + 1/2 ly (2 cm) = 25cm/ 2 + 2cm = 14,5cm.
Nối C2 với B1.
+ Xác định đường xẻ cửa tay: đối với áo sơ mi nam, đường xẻ cửa tay nằm trên
đường cửa tay của mang sau C3C2 = 5 cm (4 – 5 cm). Độ dài của đường xẻ cửa tay lấy
trung bình 10 cm.
Từ C3 kẻ vng góc với CC2 và lấy C3C4 = 10 cm. (đường xẻ)
+ Xác định đường bụng tay: từ K kẻ vng góc AC và cắt A1C1 tại K1 và B1C2 tại
K2. Lấy = 0,7 cm. Đường bụng tay áo được xác định bởi đường cong đi qua các điểm
B1, K3, C3.


6

- -


Hình 2.23 Thiết kế tay áo

- Thiết kế chi tiết phụ
+ Thiết kế cổ áo
Áo sơ mi nam thường được thiết kế loại cổ cài kín, dạng cổ đứng, phần chân cổ và phần
bẻ lật có thể cắt rời hoặc cắt liền. Cổ áo được thiết kế trên cơ sở của số đo vịng cổ.
Phần bẻ lật (lá cổ, hình 2.24)
Dựng 2 đường thẳng vng góc tại điểm A. Trên đường thẳng đứng, lấy kích thước
to giữa bản cổ AA1 = 4  4,5 cm (phụ thuộc kiểu dáng cổ).
Trên đường nằm ngang lấy độ dài chân bẻ lật AA2 = 1/2 VC + 0,5 cm.
Qua A1 kẻ đường thẳng nằm ngang song song với AA2. Qua điểm A2 dựng đường
thẳng vng góc với A2A lên phía trên, cắt đường thẳng ngang kẻ qua điểm A1 tại A3.
Kéo dài đoạn A1A3 ra phía ngồi lấy A3A5 = 1,5  2 cm.
Trên đoạn A2A3 kéo dài xuống phía dưới lấy A2A4 = 1,5 cm.
Nối A4 với A5 và kéo dài lên phía trên. Lấy độ dài cạnh vát cổ A4A6 = 6,5  7 cm
(phụ thuộc vào kiểu dáng cổ).
Lấy A7 và A8 là trung điểm của AA2 và A1A3. Đường cong sống cổ được xác định
bởi đường cong đi qua các điểm A1, A8, A6, giữa đoạn A6A8 đường cong võng xuống
dưới 0,2  0,5 cm.
Đường cong chân phần bẻ lật được xác định bởi đường cong đi qua các điểm A,
A7, A4. Giữa đoạn A7A4 là đường cong lồi từ 0,3  0,4 cm.
Thiết kế chi tiết chân cổ. (hình 2.15)
Trên cơ sở của phần bẻ lật, kích thước dài chân cổ phù hợp với kích thước dài chân
phần bẻ lật.
Dựng hai đường vng góc tại điểm B. Trên đường thẳng đứng lấy BB 1 = AA1 1,5  2,0 cm (2,5  3 cm) Trên đường ngang xác định kích thước dài chân cổ.

BB2 = AA2 = 1/2VC + 0,5 cm.
Qua B2 dựng vng góc với BB2 trên và cắt đường ngang kẻ qua B1 tại B3. Kéo dài
đoạn BB2 lấy B2B4 bằng giá trị độ rộng của giao khuy trên thân trước (từ đường giữa
thân trước đến đường gập nẹp) B2B4 = 1,7  2 cm.
- -

7


Qua B4 kẻ B4B5 // B2B3. Trên B4B5 lấy B4B6 = 1 cm và lấy B5B7 = 0,5 cm.
Trên BB1 lấy BB8 = 0,5 cm.
B9 là trung điểm của B1B3. B10B2 = 1/3 BB2
Nối B7 với B9. Trên B7B9 lấy giá trị giảm đầu chân cổ B7B11 = 0,3 cm.
Nối B6 với B11 (đường vát đầu chân cổ)
Đường chân cổ phía trên (đường ráp chân cổ với phần bẻ lật) được xác định đi qua
các điểm B1, B9 và B11.
Đường chân cổ (đường tra chân cổ với vòng cổ thân áo) được xác định bởi đường
cong qua các điểm B7, B19, B6.

Hình 2.24 Thiết kế cổ áo

+ Thiết kế măng sét, thép tay, túi áo.
Thiết kế măng sét (hình 2.25 a): măng sét được thiết kế trên cơ sở của hình chữ
nhật có kích thước dài lấy theo mẫu, bản to măng sét phụ thuộc vào kiểu dáng.
Măng sét = D x R = 25 x 5 cm.
AA1 = BB1 = 25 cm; AB = A1B1 = 5 cm
Góc của măng sét có thể là góc vng, vát góc 1,5  2 cm hoặc góc ngt trịn.

Hình 2.25 a Thiết kế măng sét


8

- -


Thiết kế thép tay, túi ngực (hình 2.25 b): gồm có thép nhỏ và thép lớn.
Thép nhỏ: AA1 = BB1 = 2,5 cm; AB = A1B1 = 11 cm
Thép lớn: CC1 = DD1 = 5 cm; CD = C1D1 = 11 cm
Ta có: D2 là trung điểm của DD1; CD = C1D1 = 3 cm; G2 là trung điểm của GG1
EG = E1G1 = 0,5 cm, nối E G2 E1
- Túi áo: TT1 = T2T3 = 12 cm; TT2 = T1T35 = 13 cm. Vát góc 1,5 cm
- Vị trí túi áo được xác định: AT = 19 cm, TT1 = 6 cm

Hình 2.25 b Thiết kế túi áo và thép tay

3.3.4. Quy định cắt gia đường may
- Thân trước và thân sau (hình 2.26)
+ Đường sườn: 1 cm.
+ Đường vai con: 1 cm.
+ Đường gấu áo: 1 cm.
+ Đường vòng cổ: 0,8 cm.
+ Đường vòng nách: 0,8 cm.
+ Đường chắp lưng thân sau: 1cm.
- -

9


Hình 2.26 Độ gia đường may thân trước và thân sau


- Tay áo (hình 2.27)
+ Đường bụng tay: 1 cm.
+ Đường mang tay: 0,8 cm.
+ Đường vòng cửa tay: 0,8 cm.

Hình 2.27 Độ gia đường may tay áo

10

- -


- Cổ, măng sét, thép tay, túi (hình 2.28)
+ Cổ: lá cổ, chân cổ 0,8 cm (xung quanh).
+ Măng sét: 0,8 cm (xung quanh).
+ Thép tay: thép tay lớn, thép tay nhỏ 0,8 cm (xung quanh).
+ Túi áo:
Miệng túi: 1 cm.
Sườn túi: 1 cm.
Đáy túi: 1 cm.

Hình 2.28 Độ gia đường may cổ, măng sét, thép tay, túi

- -

11


3.3.5. Kiểm tra mẫu
- Kiểm tra độ làn đều: Khớp mẫu các đường vai, vòng nách, vòng mang tay. Yêu

cầu các đường khớp phải tạo các đường cong trơn đều. (hình 2.29)

Hình 2.29 Kiểm tra khớp mẫu

- Kiểm tra các đường chắp:
+ Đường vòng nách và vòng mang tay: yêu cầu độ dài vòng mang tay thường lớn
hơn độ dài đường vòng nách từ 1 - 1,5 cm, phụ thuộc vào chất liệu của vải.
+ Vòng cổ và chân cổ: yêu cầu độ dài vòng chân cổ thường lớn hơn độ dài đường
vòng cổ 0,5 cm.
+ Các đường sườn thân trước và thân sau, bụng tay yêu cầu độ dài các đường bằng
nhau.

12

- -



×