Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo veston nam nữ cao cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 76 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LONG BIÊN








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG MẪU THIẾT KẾ CỔ
VÀ VE ÁO VESTON NAM NỮ CAO CẤP


CNĐT : ĐẶNG THỊ CẨM THU












8746

HÀ NỘI – 2010






1

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo Veston
nam, nữ cao cấp’’
Thực hiện theo hợp đồng đặt hàng sản xuất & cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Số 100.10 RD/HD-KHCN ngày
25/2/2010 giữa Bộ Công Thương và Trường Cao đẳng nghề Long Biên.

Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương
Cơ quan thực hiện: Trường Cao đẳng nghề Long Biên
Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thị Cẩm Thu
Những người tham gia thực hiện:
TT Họ và tên
Học vị, học hàm
chuyên môn
Cơ quan
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Phạm Vũ Khiêm
Lê Thanh Hải
Nguyễn Đăng Khoa
Bùi Thuý Hồng
Nguyễn Thị Châu Loan
Đào Thị Thanh Bình
Hoàng Nam Hải
Bùi Văn Luy
Nguyễn Việt Khánh
Thạc sĩ
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Cử nhân
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Trường CĐ nghề Long Biên
Trường CĐ nghề Long Biên
Tr
ường CĐ nghề Long Biên
Trường CĐ nghề Long Biên
Trường CĐ nghề Long Biên
Trường CĐ nghề Long Biên
Tổng Công ty May 10
Tổng Công ty May 10
Tổng Công ty May 10

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của các

Doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, của các Trường, Vụ, Viện.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong muốn có sự hợp tác lâu dài!

2
Mục lục
Trang

LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: TỔNG QUAN
PHẦN II: NGHIÊN CỨU – XÂY DỰNG NGÂN HÀNG KIỂU MẪU CỔ, VE
ÁO VESTON NAM NỮ
1. THU THẬP DỮ LIỆU MẪU CỔ VE ÁO CƠ BẢN CỦA VESTON NAM
NỮ
1.1. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật sản xuất cổ áo sản phẩm veston nam nữ
1.2. Thu thập kiểu mẫu cổ, ve áo veston nam nữ cơ bản
1.3. Chuyển các dữ liệu cổ veston cơ bản thành ngân hàng dữ liệu
2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH CỔ, VE ÁO VESTON NAM NỮ
DỰA TRÊN MẪU CÓ SẴN THEO YÊU CẦU KIỂU MẪU MỚI
2.1. Phân tích quy trình thiết kế mẫu cơ bản
2.2. Quy trình điều chỉnh mẫu

2.3. Thực nghiệm quy trình thiết kế điều chỉnh mẫu cổ ve áo veston nam
3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG KIỂU MẪU CỔ, VE ÁO
VESTON NAM NỮ
3.1. Phân loại các mẫu cổ, ve áo veston nam nữ
3.1.1. Phân loại theo mùa sử dụng
3.1.2. Phân loại theo thị trường sử dụng
3.1.3. Phân loại theo đối tượng sử dụng
3.1.4. Phân loại kỹ thuật thiết kế
3.2. Phương pháp đặt tên cho ngân hàng dữ liệu cổ, ve áo veston

3.2.1. Nhập mẫu thiết kế mới vào ngân hàng mẫu
3.2.2. Quản lý và sử dụng ngân
hàng
4. QUY TRÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU ÁO VESTON NAM NỮ
4.1. Yêu cầu kỹ thuật sử dụng phụ liệu phù hợp với chi tiết áo veston

4
6
12

12




23




50











56



3
4.2. Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu phù hợp với từng kiểu dáng cổ
và ve áo
5. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY HOÀN CHỈNH CỔ VÀ VE ÁO
VESTON NAM NỮ
5.1. Quy trình may cổ, ve áo veston nam
5.2. Quy trình may cổ, ve áo veston nữ
PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Thực nghiệm
2. Kết quả thực nghiệm
3. Đánh giá kết quả áp dụng đề tài


62



66





















4
Lời mở đầu
Hơn 50 năm qua, ngành Dệt - May Việt Nam không ngừng củng cố và phát
triển. Cho đến nay, sản phẩm của ngành khá đa dạng về mẫu mã, màu sắc, chất liệu,
phong phú về chủng loại. Sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống từ chất lượng dân
dụng đến chất lượng cao cấp và tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trong nước
và Quốc tế. Điều đó càng kh
ẳng định hơn nữa sự lớn mạnh nhanh chóng của ngành
Dệt - May Việt Nam. Vì vậy việc tập trung tăng tốc phát triển và mở rộng sản xuất
các doanh nghiệp dệt may là chủ trương đúng đắn của Tập đoàn Dệt - May trong
giai đoạn hiện nay. Một chiến lược khác về thị trường và nâng cao năng lực cạnh
tranh là “ nâng dần tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩ
m dệt may cao cấp ” cũng đã
góp phần thúc đẩy ngành Công nghiệp Dệt - May phát triển.
Tiềm năng phát triển của ngành dệt may là rất lớn, sự hội nhập tất yếu của nước
ta vào khu vực Quốc tế có xu hướng chuyển dịch công nghệ mang tính toàn cầu đã
mở ra cho ngành Dệt May một hướng đi mới.

Ngày nay, nhu cầu về mặc đẹp của từng cá nhân với hỗ trợ củ
a thiết bị kỹ thuật
số đang tăng cao ở một số nước phát triển trên thế giới, đòi hỏi sự phát triển đồng
bộ trong nhiều lĩnh vực: Thiết kế mỹ thuật trang phục, nguyên vật liệu may, thiết bị
khoa học kỹ thuật hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ may, vì tính ứng dụng trong thiết kế,
hệ thống kích thước cơ th
ể người và hệ thống cỡ số trang phục.
Mục tiêu của đề tài này là khảo sát, thu thập các mẫu cổ áo vest nam nữ của các
mã hàng đã sản xuất tại các doanh nghiệp. Qua đó xử lý số liệu và xây dựng quy
trình thiết kế điều chỉnh mới nhằm xây dựng ngân hàng dữ liệu, để thiết kế cho một
số nhóm sản phẩm áo veston may sẵn phù hợp với dáng vóc người Việt Nam hay
Châu Âu, Châu M
ỹ (số liệu cung cấp từ Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành
viên May 10, May Vĩnh Bảo, May Việt Tiến, May Nhà Bè và một số hãng thời
trang v.v.)

5
Đây là một đề tài khá mới ở Việt Nam về nội dung bởi vì từ trước tới nay chưa
có một cơ sở của Việt Nam nghiên cứu về dữ liệu ngân hàng mẫu thiết kế cổ, ve áo
veston nam nữ cao cấp nhằm phục vụ cho những mục tiêu của doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm veston cao cấp. Cụ thể kể cả một số doanh nghiệp may có doanh thu
tiêu thụ n
ội địa lớn như May Việt Tiến, May Nhà Bè … cũng chưa chủ động xây
dựng được hệ thống dữ liệu nói trên.
Tuy nhiên với Trường Cao đẳng nghề Long Biên khi được giao nghiên cứu
đề tài này với mục đích thu thập các kiểu cổ áo veston phục vụ cho việc thiết kế
trang phục phù hợp các thị trường xuất khẩu, cũng như thị trường nội địa cho người
Việt Nam thuộ
c nhiều lứa tuổi, giới tính, vùng miền, thành thị, nông thôn, v.v. Đây
là một đề tài phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp, có ý nghĩa khoa học và xã hội lớn

vì đề tài không chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu mà phải được ứng dụng vào thực
tế và được xã hội chấp nhận thì đề tài mới có giá trị khoa học và thực tiễn.
Bố cục của đề tài cơ bản là vi
ệc tổ chức chọn kiểu mẫu, phân loại cổ áo trên
kiểu cổ truyền thống và bằng hệ thống phần mềm Lectra để đưa ra những mẫu thiết
kế chuẩn. Trên cơ sở đó, thiết kế thay đổi từ kiểu cổ cơ bản có sẵn để thiết kế ra các
kiểu dáng cổ biến đổi mới. Đó là yếu tố quan trọng góp phần rút ng
ắn thời gian thiết
kế mẫu chuẩn cho sản phẩm mới. Từ quy trình đó tìm ra những kiểu cổ phá cách
theo mốt hiện đại. Việc nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, công phu, đưa ra
được nhiều số liệu tham khảo về cải tiến quy trình thiết kế và quy trình công nghệ.
Phần mềm Lectra đã được sử dụng và khai thác hiệu quả để phục vụ cho việc xây
dựng ngân hàng dữ liệ
u cổ áo veston nam nữ cơ bản và chuyển đổi thiết kế các kiểu
cổ mới trên cơ sở các kiểu cổ cơ bản. Với mục tiêu ứng dụng cho những doanh
nghiệp sản xuất veston góp phần đẩy nhanh tiến độ thiết kế mẫu và sản xuất cho các
doanh nghiệp may áo veston cao cấp – tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đó lý do nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Nghiên c
ứu và xây dựng ngân
hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo Veston nam, nữ cao cấp’’ để hỗ trợ cho việc thiết
kế nhanh và chính xác nhằm đa dạng hóa kiểu dáng sản phẩm veston nam nữ
.

6
PHẦN I
TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao cấp áo Veston chỉ dựa trên
phương thức sản xuất theo hình thức gia công như: Tổng công ty may Việt Tiến,
Tổng công ty may Nhà Bè, Tổng công ty May 10 được sản xuất theo dây chuyền

công nghệ Châu Âu và Nhật Bản. Việc thiết kế chào hàng chưa nhiều vì mặt hàng
veston cao cấp còn chưa được xây dựng thương hiệu cho dòng sản phẩm này.
Bên cạnh đó việc sáng tác và thiết kế mẫu sả
n phẩm veston phục vụ cho thị
trường nội địa còn chưa phong phú về chủng loại, mẫu mã, tính đồng bộ chưa cao.
Do đó sản phẩm Veston chưa thoả mãn được thị hiếu của khách hàng khách hàng
khó tính, đặc biệt là sản phẩm chào hàng cho những nước thuộc EU và Mỹ.
Đối với phương thức sản xuất trong và ngoài nước như: CM, FOB, ODM thì
kiểu dáng cổ, ve áo veston nam, nữ tập trung chủ yếu vào 3 kiểu cơ
bản như cổ 2
ve, cổ ve xếch, cổ ve liền và các kiểu cổ ve phá cách từ cơ bản thành các kiểu cổ ve
thời trang nhưng số lượng cũng chưa nhiều.
Đối với áo veston chi tiết cổ và ve áo có tầm quan trọng rất lớn đó là: Tạo được
ấn tượng chính nhất cho trang phục được thể hiện qua tính mỹ thuật, kỹ thuật và thị
hiếu thời trang của sản ph
ẩm. Để nắm bắt và đáp ứng nhanh cho thị trường sản xuất
veston trong và ngoài nước, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thích đáng cho công
việc sáng tác và thiết kế nhằm
đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao thương hiệu cũng
như tính đa dạng của sản phẩm.

2. Tính cấp thiết của đề tài
- Đáp ứng đa dạng nhu cầu thời trang kiểu cổ, ve của sản phẩm veston
- Xây dựng quy trình thiết kế điều chỉnh để nhằm rút ngắn thời gian thiết kế mẫu.
- Phát triển mẫu thiết kế cổ, ve áo veston kiểu dáng mới dựa trên mẫu có sẵn.
- Định hướng theo thị hiếu thời trang veston trên thế giới và trong nước.

7
3. Nhiệm vụ đặt ra cho đề tài
Hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp may ở Việt Nam sản xuất sản phẩm

veston, một sản phẩm có quy trình nghệ sản xuất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao.
Với sản phẩm veston thường ít thay đổi phom dáng mà thường hay thay đổi các chi
tiết cổ, ve, vạt, xẻ áo hoặc các họa tiết nhỏ trên sản phẩm. Vì vậy khi thiết kế một
sả
n phẩm có kiểu dáng mới theo quy trình chung tốn rất nhiều thời gian. Nhiệm vụ
đặt ra cho đề tài là nghiên cứu xây dựng một ngân hàng mẫu thiết kế có tính kế thừa
và phát triển trên hệ thống những mẫu thiết kế đã sản xuất. Qua đó có thể thiết kế
điều chỉnh mẫu mới dựa trên mẫu có sẵn sẽ khá đơn giản và tiết kiệm được nhiều
thời gian.

Hiệu quả kinh tế và mức độ cần thiết của việc sử dụng ngân hàng mẫu thiết kế
cổ và ve áo veston đối với doanh nghiệp là: Đáp ứng nhanh và tốt nhất số lượng
mẫu áo veston với nhiều kiểu dáng mới, tạo tính đa dạng phong phú, nâng cao giá
trị và thương hiệu của sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất.

4. Mục tiêu đề tài nghiên cứu
- Xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ ve áo veston cơ bản.
- Xây dựng quy trình thiết kế điều chỉnh mẫu dựa trên mẫu có sẵn.
- Phát triển ngân hàng mẫu theo quy trình thiết kế điều chỉnh.
- Xây dựng quy trình may và sử dụng nguyên phụ liệu cho các kiểu mẫu cổ và ve
áo veston nam, nữ trên dây chuyền may công nghiệp
Với mục tiêu ứng dụng, hỗ trợ cho những doanh nghiệp may veston góp phần
đẩy
nhanh tiến độ thiết kế kiểu dáng mới nhằm đa dạng hóa các kiểu mẫu cổ, ve áo
veston cao cấp.

5. Những yêu cầu xây dựng ngân hàng dữ liệu
- Yêu cầu của dữ liệu: Đảm bảo tính chuẩn xác và độ tin cậy cao.
- Yêu cầu về phân loại kiểu dáng cổ, ve áo veston: chặt chẽ về bố cục kiểu
dáng, không bị chồng chéo trong quản lý ngân hàng mẫu.


8
- Yêu cầu dễ truy cập: quản lý dữ liệu mẫu cổ, ve áo veston khoa học, thuận lợi
và dễ sử dụng.
- Yêu cầu quy trình điều chỉnh: Khai thác triệt ngân hàng mẫu, ứng dụng phần
mềm lectra thiết kế mẫu mới đảm bảo tính kế thừa độ chính xác của mẫu có sẵn

6. Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm veston sản xuất tại các doanh nghiệp
- Doanh nghiệp:
+ Tổng Công ty May 10:
* Xí nghiệp may veston 1
* Xí nghiệp may veston 2
+ Xí nghiệp SXKD veston Hải Phòng
- Thị trường xuất khẩu và nội địa
+ Nhật, Mỹ, Anh, Đan mạch, Italia và thị trường nội địa.

7. Nội dung nghiên cứu tại doanh nghiệp sản xuất veston
- Dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và
khảo sát tình hình sản xuất tại các xí nghiệp may veston theo các nội dung sau:
+ Khảo sát về đội ngũ thiết kế mẫu của doanh nghiệp
Bảng 1.1 Khảo sát đội ngũ nhân viên thiết kế tại các doanh nghiệp
Vị trí công việc
TT Tên doanh nghiệp
Sáng tác
mẫu
Thiết kế
mẫu
May mẫu Hỗ trợ
thiết kế
Tổng

cộng
1 XN Veston 1- TCT
May 10
2 3 1 6
2 XN Veston 2- TCT
May 10
2 3 1 6
3 Xí nghiệp SXKD
veston Hải Phòng
1 2 5 1 9
4 Ban thời trang –
TCT May 10
1 2 4 1 8




9
+ Khảo sát thiết bị và phần mềm ứng dụng phục vụ thiết kế tại công ty
Bảng 1.2 Khảo sát thiết bị và phần mềm ứng dụng phục vụ thiết kế mẫu
Số lượng thiết bị (chiếc)
TT
Tên doanh
nghiệp
Máy
tính
thường
MT
có phần
mềm

ƯD
Máy in
thường
Máy
in sơ
đồ
giác
Bảng
số
hóa
Tên thiết bị
khác
1 XN Veston
1- TCT May
10
2 3 1 1 1
2 XN Veston 2
– TCT May
10
2 2 1 1 1
3 Xí nghiệp
SXKD
veston Hải
Phòng
3 5 1 1 1
4 Ban thời
trang –TCT
May 10
1 2 1
Các phần mềm

ứng dụng lectra,
gerber, corel,
Photosop,
V-stitcher,
inllustractor…
và các dụng cụ
hỗ trợ việc thiết
kế: Manocanh,
mẫu, vật liệu…


+ Khảo sát về thời gian thiết kế hoàn chỉnh một kiểu mẫu sản phẩm mới
Bảng 1.3 Thời gian thiết kế mẫu gốc áo veston kiểu mẫu mới
TT Tên cơ sở sản xuất Thời gian thiết kế mẫu chuẩn (gốc)
1 Phòng kỹ thuật – TCT May 10 12h
2 Xí nghiệp may veston 1 – TCT May 10 12h -14h
3 Xí nghiệp may veston 2 – TCT May 10 12h
4 Xí nghiệp SXKD veston Hải Phòng 12h -14h
5 Ban thời trang – TCT May 10 12h – 16h




10
Bảng 1.4 Thời gian thiết kế mẫu các chi tiết của áo veston
TT Tên sản
phẩm
Tên chi
tiết
Chi tiết sản

phẩm
Thời gian thiết
kế
Tổng thời gian
thiết kế
Thân trước 2,5h
Thân sau 1h
Tay áo 2h
Cổ, ve áo 1,5h
Thân lần
Chi tiết khác 1h


8h
Thân lót 2h
1 Áo veston
Dựng 2h
2 Tổng thời gian thiết kế sản phẩm 12h

+ Khảo sát số kiểu mẫu sản xuất từ năm 2007 – 2009
Bảng 1.5 Tổng sản lượng kiểu mẫu thiết kế các mã hàng
Số lượng mã hàng của doanh nghiệp
Xí nghiệp may veston
1
Xí nghiệp may veston
2
Xí nghiệp SXKD
veston Hải Phòng

TT


Năm
Gia công FOB Gia công FOB Gia công FOB
1 2007 170 52 198 34 158 37
2 2008 182 64 213 42 170 41
3 2009 197 70 230 50 186 50

+ Khảo sát quản lý hệ thống mẫu thiết kế tại các doanh nghiệp
Hệ thống mẫu thiết kế áo veston được quản lý theo tài liệu khách hàng chuyển đến:
- Theo khách hàng: Nhật, Mỹ, Anh, Đan mạch, nội địa ….
- Theo loại sản phẩm: Áo veston nam, veston nữ
- Mẫu thiết kế được quản lý chung trong một model và chỉ quản lý theo file
mẫu thiết kế kỹ thuật. Tất cả h
ệ thống mẫu không được tách riêng theo kiểu

11
dáng và không có hình ảnh minh họa sản phẩm hoàn thiện. Vì vậy khi muốn
sử dụng lại hệ thống mẫu đã sản xuất tại các doanh nghiệp việc tìm kiếm sẽ
rất lâu và khó quản lý
Bảng 1.6 Hệ thống quản lý mẫu thiết kế sản phẩm veston
( trên phần mềm lectra)



- Những thuận lợi, khăn trong công tác thiết kế mẫu kỹ thuật
+ Khó khăn: Mẫu mã liên tục thay đổi, số lượng và trình độ nhân viên thiết kế
chưa được nâng cao. Nhất là doanh nghiệp còn rất thiếu đội ngũ sáng tác mẫu thời
trang cho mặt hàng veston.
+ Thuận lợi: Có phần mềm hỗ trợ cho công tác thiết kế, bộ phận thiết kế được
tiếp cận sản xuất nên hiểu rõ về

qui trình may của mẫu cần làm.

8. Đánh giá kết quả khảo sát
Từ các số liệu khảo sát của các doanh nghiệp trên, theo đánh giá chung: Các
doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hiện còn thiếu hụt đội ngũ thiết kế thời trang công

12
nghiệp trong doanh nghiệp là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất veston.
Công việc chính của nhân viên thiết kế là xử lý số liệu và chuẩn bị mẫu sản xuất
theo tài liệu kỹ thuật của khách hàng, còn việc tự thiết kế kiểu mẫu sản phẩm mới
chiếm tỷ lệ khoảng 27% trong tổng số mã hàng sản xuất trong năm. Tất cả những
mẫu thiết kế
được quản lý riêng trên các phần mềm chuyên ngành, sau khi chỉnh
chuẩn mới chuyển sang sản xuất. Hệ thống mẫu thiết kế đã, đang và sẽ sản xuất tại
các doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý mẫu theo ngân hàng. Mẫu thiết kế
không kèm theo hình ảnh minh họa kiểu dáng vì vậy việc tìm kiếm sẽ mất nhiều
thời gian, nên việc khai thác hiệu quả những mẫu có sẵn chưa cao. Vậy làm thế
nào
đáp ứng nhanh và tốt nhất số lượng mẫu áo veston có nhiều kiểu dáng mới cung cấp
cho sản xuất là vấn đề mà các doanh nghiệp may veston rất quan tâm. Mặc dù các
doanh nghiệp may cũng đã tập trung đầu tư các trang thiết bị hiện đại có hỗ trợ các
phần mềm thiết kế, nhưng việc khai thác các phần mềm ứng dụng chưa có tính kế
thừa và phát triển mới.
Chính vì vậy nhóm thực hiệ
n đề tài đã tập trung nghiên cứu xây dựng quy trình
điều chỉnh mẫu dựa trên mẫu có sẵn và xây dựng ngân hàng dữ liệu mẫu thiết kế
các kiểu cổ và ve áo veston dùng cho sản xuất may công nghiệp. Với mục tiêu ứng
dụng, hỗ trợ cho những doanh nghiệp may veston và trong công tác đào tạo tại nhà
trường. Góp phần đẩy nhanh tiến độ thiết kế mẫu và phát triển đa dạng hóa hệ thống
kiểu dáng m

ẫu cổ, ve áo sản xuất tại các doanh nghiệp may veston cao cấp.









13
PHẦN II
NGHIÊN CỨU - XÂY DỰNG NGÂN HÀNG KIỂU
MẪU CỔ, VE ÁO VESTON NAM NỮ

1. THU THẬP DỮ LIỆU MẪU CỔ VE ÁO CƠ BẢN CỦA VESTON NAM NỮ
1.1. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật sản xuất cổ áo sản phẩm veston nam nữ
Bộ veston là trang phục được ra đời vào những năm 1660 dưới thời Vua
Charles Đệ Nhị - Vương Quốc Anh trong cuộc Cách mạng về phong cách ăn mặc
chuẩn cho nam giới. Tuy nhiên mãi đến giữa thế kỷ 19 mới xuất hiện những kiểu
veston theo phong cách hiện đại. Ngày nay, trang phục veston khá phổ biến ở khắp
nơi trên thế
giới, các nhà tạo mẫu luôn có nhiều sáng tạo trong thiết kế nhằm tạo ra
các bộ veston phù hợp với phong cách khá đa dạng của nam và nữ thời hiện đại. Bộ
trang phục veston là tiêu chuẩn để người mặc thể hiện vẻ ngoài tinh tế và trang
trọng.
Sản phẩm veston không chỉ sử dụng cho nam giới mà các nhà thiết kế dùng kỹ
thuật khéo léo đã tạo ra những bộ veston cho nữ giới không kém phần th
ời trang.
Kết cấu sản phẩm veston nữ cũng tương tự như veston nam, nhưng do tính chất

mềm mại và duyên dáng nên sản phẩm veston nữ có đường nét thiết kế tạo dáng và
may bằng chất liệu riêng biệt để tạo phong cách riêng của mình.

* Hình dáng bộ veston:
Veston là một bộ quần áo cao cấp nhất trong các sản phẩm may mặc. Đây là
một loại trang phục có tính phức tạp nhất trong thiết kế và công nghệ may s
ản
phẩm. Các chi tiết sử dụng vải ngoài trên áo và quần của bộ veston phải có cùng cấu
trúc, màu và thành phần nguyên liệu, đôi khi để tạo tính thời trang cho trang phục
trên một sản phẩm có thể dùng kết hợp nhiều chất liệu vải khác nhau. Bộ veston
gồm có: 1áo veston, 1 áo gi lê, 1quần âu.

14
























Hình 1.1 Hình dáng bộ Veston nam – nữ
Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm áo veston
và chủ yếu là chi tiết cổ, ve áo.
Ấn tượng đầu tiên cảm nhận được khi ta nhìn trực diện của phần cổ ve áo
veston. Tất cả những nét sang trọng, lịch sự được thể hiện ở tỷ lệ cân đối hài hòa
hình dáng của chi tiết cổ và ve trên hai thân trước áo. Độ ôm phom cổ, ve áo với cơ
thể và tỷ
lệ của các chi tiết khác trên tổng thể của sản phẩm. Áo veston kiểu 2 ve cổ
điển làm cho người mặc có dáng vẻ trang trọng lịch sự, còn áo veston có cổ ve xếch

15
làm giảm đi nét trang trọng của trang phục nhưng thể hiện sự năng động của người
mặc. Ngoài ra từ cổ, ve cơ bản các nhà thiết kế đã đưa ra những kiểu cổ, ve có sự
phá cách mới để tạo tính thời trang cho sản phẩm. Tuy nhiên với những kiểu veston
mùa hè hoặc kiểu thời trang trẻ thì sự phá cách có thể thay đổi hình dáng và tỷ lệ
giữa các chi tiết cổ và ve.
Áo veston ít thay đổi phom dáng, nhưng các nhà thiế
t kế luôn quan tâm việc
đến việc thay đổi kiểu dáng các chi tiết cổ, ve, nẹp và kết cấu đường nét của các chi
tiết khác. Điều đặc biệt của sản phẩm veston, cho dù có thay đổi kiểu dáng hay họa
tiết của áo nhưng sản phẩm vẫn giữ được nét đặc trưng riêng không lẫn sang các
loại sản phẩm khác. Chính vì lý do đó quá trình chọn lựa và thay đổi kiểu dáng hay
thay đổi chất liệu cần phải chú ý
đến các yếu tố kiểu dáng sản phẩm phù hợp với

chất liệu và công nghệ gia công sản phẩm.
Để có được một sản phẩm hoàn thiện đạt tiêu chuẩn các nhà thiết kế trong
doanh nghiệp cần thiết kế bộ mẫu sản xuất theo một quy trình như sau:












Đối với những sản phẩm veston được sản xuất theo phương thức may đo thì chỉ
cần thiết kế một bộ mẫu chuẩn theo số đo người mặc và cắt may hoàn thiện sản
phẩm
Sáng tác kiểu mẫu
Thiết kế mẫu kỹ thuật
Thiết kế công nghệ
Nhân mẫu,
nhảy cỡ
Mẫu sản xuất
Mẫu chuẩn
( Gốc )
Nguyên phụ
liệu
Cắt
May & hoàn thiện

sản phẩm
Giác sơ đồ In mẫu

16
1.2. Thu thập kiểu mẫu cổ, ve áo veston nam nữ cơ bản
- Áo veston nam gồm có: Cổ ve xuôi (Hình 1.2), cổ ve xếch (Hình 1.3), cổ ve
liền (Hình 1.4) và cổ ve thời trang (Hình 1.5)













Hình 1.2 – Áo veston nam cổ ve xuôi (2 ve)












Hình 1.3 – Áo veston nam cổ ve xếch

17















Hình 1.4 – Áo veston nam cổ ve liền















Hình 1.5 – Áo veston nam cổ ve thời trang


18
- Áo veston nữ gồm có: Cổ ve xuôi (Hình 1.6), cổ ve xếch (Hình 1.7), cổ ve
liền (Hình 1.8) và cổ ve thời trang (Hình 1.9)













Hình 1.6 – Áo veston nữ cổ ve xuôi (2 ve)













Hình 1.7 – Áo veston nữ cổ ve xếch

19













Hình 1.8 – Áo veston nữ cổ ve liền















Hình 1.9 – Áo veston nữ cổ ve thời trang

20
1.3. Chuyển các dữ liệu cổ veston cơ bản thành ngân hàng dữ liệu (quản lý
trên phần mềm lectra)
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đề tài là sưu tầm, tổng hợp toàn bộ
những mẫu thiết kế cổ ve áo veston đã, đang sản xuất tại các doanh nghiệp cho
khách hàng (Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật …), một số hãng thời trang nổi tiếng và lựa
chọn những mẫu tiêu biểu và
điển hình nhất là cơ sở cho việc phân tích tổng hợp
tương đối đầy đủ các kiểu dáng cổ và ve kết hợp với dáng áo của sản phẩm veston
nam, nữ.
Trong tổng số 60 dữ liệu mẫu thiết kế áo veston nam, nữ sưu tầm được từ các
doanh nghiệp chúng tôi chia thành 4 nhóm tiêu chí theo kiểu dáng cổ, ve (phân loại
kỹ thuật):
* Theo dáng cổ hai ve
* Theo dáng cổ ve xếch
* Theo dáng cổ ve liền
* Theo các dáng cổ
thời trang
Trong mỗi nhóm tiêu chi được tách theo từng chi tiết kiểu dáng cổ, ve riêng biệt
để dễ quản lý hệ thống mẫu thiết kế kỹ thuật.

Để phân biệt và quản lý đồng bộ mẫu thiết kế kỹ thuật (trên phần mềm lectra)
với hình ảnh tương ứng của kiểu dáng sản phẩm chúng tôi quy định mã hóa tài liệu
thu thập của các doanh nghiệp trong ngân hàng mẫu như sau:
- Phương pháp đặt tên cho ngân hàng d
ữ liệu
1. Loại sản phẩm: Áo veston VT
2. Giới tính: Nam NA
Nữ NU
3. Tên kiểu dáng: Kiểu dáng cổ 2 ve 2V
Kiểu dáng cổ ve xếch VX
Kiểu dáng cổ ve liền VL
Kiểu dáng cổ thời trang TT
(Kiểu cổ thời trang có thể đặt tên có gợi mở kiểu dáng)
4. Tên thị trường (khách hàng): Ký hiệu tài liệu mẫu gốc

21
Ví dụ: VTNA-2VERO22005
VTNA : Áo veston nam
2V : Kiểu dáng cổ hai ve
ERO22005 : Mã hàng có sẵn
Ví dụ: VTNU-VX J2904:
VTNU : Áo veston nữ
VX : Kiểu cổ ve xếch
J2904 : Mã hàng có sẵn

Hình 1.10 – Hệ thống mẫu thiết kế sản phẩm veston ( Phần mềm lectra)

Bảng 2.1 Bảng mã hoá ngân hàng mẫu thiết kế áo veston nam - nữ có sẵn
TT Tên sản phẩm Tên kiểu dáng Tên mã hàng có sẵn Thị trường
1 VTNA 2V ERO2005 Mỹ

2 VTNA 2V C2022SE. Mỹ
3 VTNA 2V CFS69SH-A7 Mỹ
4 VTNA 2V CFS69SHAB7 Mỹ
5 VTNA 2V CFS69SHBE7 Mỹ
6 VTNA 2V CFS69SH-K4 Anh
7 VTNA 2V C-S28SH-A4 Anh
8 VTNA 2V C-S28SHAB4 Anh
9 VTNA 2V C-S28SHBE4 Anh
10 VTNA 2V SGN-6CU-A4 Anh
11 VTNA 2V SGN-6CUAB4 Nhật
12 VTNA 2V SGN-6CUBE4 Nhật

22
TT Tên sản phẩm Tên kiểu dáng Tên mã hàng có sẵn Thị trường
13 VTNA 2V SJUJ2CF-A4 Nhật
14 VTNA 2V SJUJ2CFAB4 Nhật
15 VTNA 2V SJUJ2CFBE4 Nhật
16 VTNA 2V SSRC92H-A4 Nhật
17 VTNA 2V SSRC92HAB4 Nhật
18 VTNA 2V SSRC92HBE4 Nhật
19 VTNA 2V S-TYP2N-A4 Nhật
20 VTNA 2V S-TYP2NAB4 Nội địa
21 VTNA 2V S-TYP2NBE4 Nội địa
22 VTNA 2V ERO22005 Nội địa
23 VTNA VL BG09-SB3 Anh
24 VTNA VX BG09-SB3 Mỹ
25 VTNA VX CFS15WH-A4 Mỹ
26 VTNA VX CFS15WHBE4 Mỹ
27 VTNA VX CFS15WH-E4 Nhật
28 VTNA VX CFS15WH-K4 Nhật

29 VTNA VX CFS31WHBE4 Nhật
30 VTNA VX CFS91WHAB4 Nhật
31 VTNA VX CFS91WHBE4 Nội địa
32 VTNA VX CFS91WH-E4 Anh
33 VTNA VX CFS91WH-K4 Anh
34 VTNU 2V J2935. Anh
35 VTNU 2V J2940. Anh
36 VTNU 2V J41414 Anh
37 VTNU 2V J41414M. Đan Mạch
38 VTNU 2V G2004 Đan Mạch

23
TT Tên sản phẩm Tên kiểu dáng Tên mã hàng có sẵn Thị trường
39 VTNU 2V G2003 Mỹ
40 VTNU 2V V2005 MỸ
41 VTNU VX J2796 Anh
42 VTNU VX J8024 Anh
43 VTNU VX J8042 Anh
44 VTNU VX J8084. Anh
45 VTNU VX J41300 Mỹ
46 VTNU VX J41335 MỸ
47 VTNU VX J41395 Mỹ
48 VTNU VX J41445. MỸ
49 VTNU VX 262-J8096 Đan Mạch
50 VTNU VX 307-J8147 Đan Mạch
51 VTNU VX 313-C3425 Nội địa
52 VTNU VL ERO22001 Nội địa
53 VTNU VL Ve liền Nội địa
54 VTNU TT BV239(C3165) Nội địa
55 VTNU TT V305 C3415 Nội địa

56 VTNU TT V271-C3315 Nội địa
57 VTNU TT V282-C3327 Nội địa
58 VTNU TT BJ7018 Nội địa
59 VTNU TT J41447 Nội địa
60 VTNU TT J7032 Nội địa



24
2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MẪU CỔ, VE ÁO VESTON NAM, NỮ
DỰA TRÊN MẪU CÓ SẴN THEO YÊU CẦU CỦA MẪU MỚI
Mục tiêu của việc điều chỉnh mẫu cổ ve áo veston
Từ một bộ mẫu gốc đã sản xuất, đảm bảo độ tin cậy về kỹ thuật, được hiệu
chỉnh nhanh và chính xác sang nhiều kiểu mẫu cổ, ve mới. Mẫu có thể dùng cho
cùng một đối tượng khách hàng truyền thống hoặc cùng thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Mục tiêu chính là giảm được thời gian thiết kế các chi tiết giống nhau và tiết
kiệm được v
ật tư chế thử. Với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên ngành thì tất cả
các mẫu thiết kế sẽ được lưu giữ theo hệ thống ngân hàng mẫu cổ ve áo veston. Đến
khi cần có thể tìm nhanh và sử dụng dễ dàng.

2.1. Phân tích quy trình thiết kế mẫu cơ bản
- Kỹ thuật thiết kế mẫu công nghiệp
Việc sản xuất mẫu k
ỹ thuật trong may công nghiệp thường được phát triển từ mẫu
cơ sở. Việc thiết kế mẫu cơ sở tuân theo các bước sau:
+ Từ các thông số kích thước cơ thể hoặc hệ cỡ và phân tích kiểu dáng loại sản
phẩm, người thiết kế xây dựng bộ mẫu cơ sở ban đầu, sau đó cắt và may thành sản
phẩm trên nhiều loại vải khác nhau để kiểm tra mức độ
phù hợp cho từng loại vải

+ Sau quá trình chỉnh sửa, mẫu được nghiệm thu và nhập vào máy tính. (phần
mềm Gerber Technology, Lectra Systems)
+ Sử dụng mẫu cơ sở để phát triển mẫu mới phù hợp với các yêu cầu thiết kế
khác nhau.
+ Nhảy cỡ mẫu kỹ thuật hoàn chỉnh để tạo ra một bộ mẫu sản phẩm. Số lượng
và tỷ lệ cỡ phụ thuộc vào nhóm đối t
ượng của sản phẩm và nhu cầu của thị trường.
+ Kiểm tra lại độ chính xác của bộ mẫu kỹ thuật, xây dựng tài liệu kỹ thuật và
đưa vào sản xuất.
Trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu quyết định nghiên cứu quy trình điều
chỉnh mẫu thiết kế cổ, ve áo veston theo phương pháp phẳng 2D có hỗ trợ phần

×