Tải bản đầy đủ (.pdf) (366 trang)

Ebook sức mạnh dân tộc của cách mạng việt nam dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 366 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN
TS. VÕ VĂN BÉ

Biên tập nội dung:

VŨ PHƯƠNG HÀ
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
ThS. VŨ HỒNG THỊNH
BÙI BỘI THU

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

NGUYỄN MẠNH HÙNG
HỒNG MINH TÁM
VŨ PHƯƠNG HÀ
BÍCH LIỄU

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/19-347/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 5627-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020.
Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-6279-0.




Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Lê Mậu Hãn
Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng
Hồ Chí Minh / Lê Mậu Hãn. - Tái bản lần thứ 4. - H. : Chính trị quốc gia,
2020. - 364tr. ; 21cm
ISBN 9786045760208
1. Đồn kết dân tộc 2. Cách mạng giải phóng dân tộc 3. Tư tưởng
Hồ Chí Minh
323.1597 - dc23
CTL0228p-CIP

4




“Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”
HỒ CHÍ MINH



LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Phó Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Mậu Hãn là một
trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Đảng và tư
tưởng Hồ Chí Minh, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
chun sâu về lịch sử Đảng, lịch sử Quốc hội, Chính phủ và
tư tưởng Hồ Chí Minh, được độc giả đánh giá cao.
Cuốn sách Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam

dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh tập hợp những
chuyên luận khoa học của ông đã được đăng trên các sách và
tạp chí khoa học. Với tư duy độc lập, tác giả đã trình bày một
cách khái quát những vấn đề cơ bản của sức mạnh dân tộc
Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh từ khi Người
ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,
nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc rồi bắt tay vào sáng lập
Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến ngày nay.
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, trên con đường
hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận
thức được sức mạnh dân tộc. Ngay từ năm 1924, Người đã
từng tổng kết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất
nước”, “Phát động chủ nghĩa dân tộc (là) một chính sách
hiện thực tuyệt vời”. Những tư tưởng này đã được thể hiện

7


rõ trong nhiều tác phẩm của Người, đặc biệt là trong bản
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Người soạn thảo được
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 một cương lĩnh cách mạng đúng đắn và sáng tạo, nhuần
nhuyễn quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và
tính nhân văn. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong
bài diễn văn quan trọng: Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng
con đường Đảng ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI đã
khẳng định: “chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa cộng
sản (là) sự đóng góp lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với
hệ tư tưởng Mác - Lênin và phong trào cách mạng thế giới”.
Nếu như chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là
động lực quyết định tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam,

thì nguồn động lực dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân... là những động lực lớn quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 90 năm
qua, vẫn tiếp tục là những hành trang vô giá để dân tộc ta
tiến vào thế kỷ XXI. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử lúc
bấy giờ, những tư tưởng đúng đắn của Người trong bản
Cương lĩnh đầu tiên mới được xác lập trở lại vào đầu năm
1941 khi Người trở về nước cùng với những đồng chí,
những học trị xuất sắc của mình trực tiếp lãnh đạo cách
mạng. Người xác định cách mạng ở nước ta lúc này không
phải là cách mạng tư sản dân quyền có tính chất phản đế
và điền địa mà là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Sự “thay đổi chiến lược” này đã tập hợp được sức mạnh

8


toàn dân tộc trong một mặt trận chung, xác định đúng kẻ
thù, có chiến lược và sách lược linh hoạt, mềm dẻo, tạo lực,
tạo thời cơ và tận dụng thời cơ để tiến hành Cách mạng
Tháng Tám thành công, thiết lập nhà nước dân chủ nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á, có Quốc hội, Chính phủ đồn
kết và thống nhất với một bản Hiến pháp tiến bộ, dân chủ
và công bằng cho các giai cấp, các tầng lớp và tồn dân tộc.
Từ đây, dưới ngọn cờ “khơng có gì quý hơn độc lập, tự do”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác: tiến hành cuộc chiến tranh cách
mạng lâu dài, gian khổ, vô cùng anh dũng suốt 30 năm,
bằng hai cuộc kháng chiến thần thánh, lần lượt đánh

thắng thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ xâm lược, đem lại hịa
bình trong độc lập, tự do và thống nhất, xác lập con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội của Tổ quốc.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo cơng cuộc đổi mới
tồn diện đất nước từ Đại hội VI và xác định Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại
Đại hội VII, tiếp tục bổ sung, phát triển tại Đại hội XI của
Đảng. Những thắng lợi to lớn và rất quan trọng qua hơn 30 năm
đổi mới dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh là một bảo đảm vững chắc cho dân tộc ta tiếp
tục tiến vào kỷ nguyên mới.
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái
bản cuốn sách với mong muốn mang đến cho bạn đọc một tài

9


liệu tham khảo bổ ích trong nghiên cứu, giảng dạy và học
tập về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí
Minh, vững tin ở Đảng và dân tộc ta trong tiến trình đổi mới
và hội nhập.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 5 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

10



PHẦN THỨ NHẤT

CƯƠNG LĨNH,
CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
DƯỚI ÁNH SÁNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐƯA
DÂN TỘC TIẾN VÀO
KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP, TỰ DO

11



TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH*,
TỪ CÁCH NHÌN TỔNG QT

Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng cách mạng, lãnh tụ thiên tài
và vơ cùng kính u của Đảng ta, của nhân dân và của cả
dân tộc ta. Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và
non sông đất nước ta. Dưới ngọn cờ chói lọi Hồ Chí Minh, một
kỷ nguyên mới trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam
đã được mở ra: kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng và lý luận cách mạng của Người để lại cho
dân tộc ta và nhân loại là một di sản vô cùng quý giá.
Thế giới vần xoay và biến đổi, song tư tưởng Hồ Chí Minh
vẫn trường tồn, được kế thừa và vươn mãi lên tầm cao mới.
Từ bình diện thế giới, nhiều chính khách, nhiều nhà
nghiên cứu về tư tưởng, về triết học, về lịch sử... ở nước ngồi
đã sớm nhìn nhận và khẳng định, Hồ Chí Minh là một nhà

tư tưởng, một nhà lý luận cách mạng độc đáo, đặc sắc.
Đảng ta, nhân dân ta nguyện tiếp tục sự nghiệp vĩ
đại của Người, đi theo con đường của Người đã vạch ra,
______________
* Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch
Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi khác nhau. Trong tác phẩm này
tơi chỉ dùng tên Hồ Chí Minh (T.G).

13


con đường dẫn đến độc lập, tự do, sự phồn vinh của đất
nước và hạnh phúc cho đồng bào ta. Việc học tập tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã triển khai từ lâu
bằng nhiều hình thức phong phú trong toàn Đảng, toàn
dân ta như một nhu cầu khách quan của cuộc sống. Song,
trước đây, việc học tập, nhất là giảng dạy và nghiên cứu
Hồ Chí Minh trên góc độ một hệ tư tưởng, một học thuyết
cách mạng hầu như chưa được xác định rõ rệt. Nếu đâu đó
có nêu ra ý kiến về tư tưởng Hồ Chí Minh thì cũng rất dè
dặt, thận trọng - thận trọng đến mức rụt rè, tự ti. Hình
như có một quan niệm cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là
đỉnh cao trí tuệ của thời đại, khó ai có thể vượt qua được
nên đã tạo ra một sự kìm hãm khá nặng nề đối với năng
lực nghiên cứu sáng tạo của chúng ta. Chỉ trong những
năm gần đây, do hoàn cảnh thế giới có nhiều biến động
lớn, hệ thống chính trị - xã hội của Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa Đơng Âu sụp đổ nhanh chóng, do nhu cầu
giữ vững sự ổn định tình hình kinh tế - xã hội của nước ta
và sự đổi mới tư duy do Đại hội Đảng lần thứ VI vạch ra,

đặc biệt từ khi Đại hội lần thứ VII của Đảng khẳng định
“Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”1, công
tác giảng dạy và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh mới được
khẳng định và xúc tiến mạnh mẽ. Nhiều tác phẩm, bài viết
có cá tính sáng tạo khoa học đã xuất hiện. Nhân dân ta
đang đón chờ nhiều cơng trình nghiên cứu về tư tưởng
______________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.51, tr.147.

14


Hồ Chí Minh có giá trị khoa học sáng tạo lớn để triển khai
vào cuộc sống cách mạng. Chắc chắn đó là thành quả của
nhiều chương trình khoa học lâu dài.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội do Đại hội lần thứ VII của Đảng thông qua
nêu lên quan điểm: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động”. Giải thích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nguyễn Văn Linh đã nêu trong báo cáo trước Đại hội rằng:
tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước
ta. “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là
hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng
ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế,

độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”1.
Tiếp tục cách giải thích đó, sách Một số vấn đề cơ bản
trong Văn kiện Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam
của Viện Mác - Lênin, đã nhấn mạnh: “Cái cốt lõi của tư
tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của
nhân dân Việt Nam”2.
______________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd,
t.51, tr.30.
2. Viện Mác - Lênin: Một số vấn đề cơ bản trong Văn kiện
Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Tư tưởng - Văn
hoá, Hà Nội, 1991, tr.17.

15


Theo dõi một số bài nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí
Minh, ta thấy có nhiều định nghĩa khái qt về tư tưởng
Hồ Chí Minh rất khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa:
Trong tác phẩm Tìm hiểu một số vấn đề trong tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1982 có
đoạn viết: “Điều có giá trị xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách
mạng Việt Nam từ khi có chủ nghĩa Mác - Lênin soi tỏ là ở
chỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra và thực hiện thắng
lợi tư tưởng cách mạng vĩ đại: Khơng có gì q hơn độc lập,
tự do”1.
Năm 1995, Hội đồng xuất bản Hồ Chí Minh tồn tập
đã viết: “Tư tưởng “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” là
điểm xuất phát của tư tưởng Hồ Chí Minh”... “Độc lập dân

tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm
của tư tưởng Hồ Chí Minh, nó thâm nhập và xuyên suốt
toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người trong các thời kỳ và
trên các lĩnh vực”2.
“Độc lập, tự do - tư tưởng cách mạng cốt lõi, học thuyết
chính trị của Hồ Chí Minh”3.
Con đường cứu nước là “con đường cách mạng vô sản.
Chủ nghĩa yêu nước đã gắn liền với chủ nghĩa quốc tế chân
______________
1. Tìm hiểu một số vấn đề trong tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1982, tr.52.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, t.1, tr.IX-X.
3. Các đại hội Đảng ta (1930 - 1986), Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1991, tr.32.

16


chính. Giải phóng dân tộc đã gắn liền với giải phóng xã
hội, giải phóng con người. Đó chính là cốt lõi của tư tưởng
Hồ Chí Minh”1.
“Hồ Chí Minh là trí tuệ, tinh hoa văn hóa của dân tộc
Việt Nam trong thời đại mới, giải phóng Tổ quốc, giải
phóng nhân dân, xây dựng sự phồn vinh của đất nước,
cuộc sống tự do, ấm no hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là ý chí Việt Nam... Tính nhân dân, tính
nhân đạo thể hiện nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh”2.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận
điểm về cách mạng Việt Nam, gắn liền với những biến

động của thế giới trong thế kỷ thứ XX này, từ cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế,
xã hội, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học - kỹ
thuật, văn hóa - nghệ thuật, luật pháp, đạo đức, tơn giáo...
quan hệ đến đời sống của giai cấp và dân tộc, quốc gia và
quốc tế, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải
phóng con người”3.
______________
1. Võ Nguyên Giáp: Thế giới sẽ còn đổi thay, nhưng tư
tưởng Hồ Chí Minh sống mãi. In trong Góp phần tìm hiểu tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1992, tr.37.
2. Hồng Tùng: Q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh và giá trị chỉ đạo đối với cách mạng Việt Nam, Tạp chí
Cộng sản, 4/1992, tr.13.
3. Đặng Xuân Kỳ: Tư tưởng Hồ Chí Minh, tạp chí Lịch sử
Đảng, 3/1992, tr.3-4.

17


“Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa sâu sắc tinh hoa
của dân tộc và trí tuệ của thời đại mà đỉnh cao là chủ
nghĩa Mác - Lênin, là sự vận dụng sáng tạo và kết hợp
nhuần nhuyễn giữa giai cấp và dân tộc, chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, là khoa học về chiến lược và sách lược đảm bảo dẫn
đến thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam
trong hiện tại và tương lai”1.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận về đường

lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam: Cách
mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân
dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát
triển chế độ tư bản chủ nghĩa, nhằm giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người, xây
dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
cách mạng thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp
truyền thống văn hóa Việt Nam mà cốt lõi là chủ nghĩa yêu
nước, tinh thần nhân ái, cố kết dân tộc và tinh hoa văn hóa
nhân loại với chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận.
Đó là tư tưởng cách mạng khơng ngừng, từ cách mạng
dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nội dung cốt lõi
là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải
______________
1. Song Thành: Tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở khoa học và
thực tiễn, tạp chí Lịch sử Đảng, 3/1992, tr.9.

18


phóng con người. Nói ngắn gọn là độc lập dân tộc, dân chủ,
chủ nghĩa xã hội, hay nói gọn hơn: Độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội”1.
“Nhìn lại sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh qua quá trình cách mạng Việt Nam, chúng ta thấy
cả một hệ thống quan điểm toàn diện, nhất quán và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó
là đi từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã

hội, không qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ
nghĩa; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là
một cuộc cách mạng thuộc địa từ giải phóng dân tộc đến
giải phóng xã hội, giải phóng con người tiến lên chủ nghĩa
cộng sản ở Việt Nam”2.
Những cách giải thích nêu trên chính là điều mà các
tác giả muốn tiếp cận mối quan hệ bản chất và tính độc
đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng rõ ràng là chưa
thỏa mãn nhu cầu khoa học và cách nhìn tổng quát tư
tưởng Hồ Chí Minh, chưa đáp ứng địi hỏi của quần chúng
về cả mặt lý trí, tư tưởng và chỉ đạo hành động trước mắt
và mai sau. Vậy, làm thế nào để có một định nghĩa tổng
qt về tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng các yêu cầu về
khoa học và thực tiễn?
______________
1. Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, tr.94-95.
2. Lê Khả Phiêu: Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường
Đảng ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.23-24.

19


Theo tôi, một hệ tư tưởng, một học thuyết cách mạng...
bao giờ cũng có một cấu trúc chặt chẽ hịa quyện với nhau
của nhiều bộ phận hợp thành tạo nên bản chất và đặc
điểm của nó; có nguồn gốc phát sinh và phát triển; có giá
trị làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành

động của một chính đảng cách mạng, của phong trào quần
chúng hoặc của cả một dân tộc; có tác dụng khoa học và
thực tiễn cách mạng của nó. Một định nghĩa hợp lý phải
phản ánh được tổng quát các yếu tố cấu thành của hệ tư
tưởng hay của học thuyết cách mạng như chính nó đã tồn
tại. Vậy ta có thể trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh từ cách
nhìn tổng qt như sau:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ quan điểm được xây
dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý
chí, nguyện vọng của giai cấp cơng nhân, của nhân dân lao
động, của dân tộc ta, được hình thành trên cơ sở hiện thực
của đất nước và thời đại và trở lại chỉ đạo thực tiễn, làm
kim chỉ nam cho hành động của Đảng...
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ quan điểm toàn diện
về cách mạng Việt Nam, gắn liền giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người, độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội mà hạt nhân cơ bản là chân lý “khơng có gì
q hơn độc lập, tự do”.
Tư tưởng và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
lấy dân tộc và con người làm điểm xuất phát, làm địa bàn
hoạt động, làm động lực và mục tiêu. Tư tưởng đó đã và
mãi mãi khơi dậy sức mạnh của truyền thống yêu nước,
20


yêu dân, sức mạnh đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh
quốc tế trong sáng, thủy chung.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm trí tuệ của truyền
thống và hiện đại của dân tộc, là sự tiếp thu tinh hoa văn
hóa của nhân loại, văn hóa phương Đơng và phương Tây

mà tầm cao là chủ nghĩa Mác - Lênin; của một tư duy
uyên thâm, năng động, cách mạng, sáng tạo và phát triển.
Tư tưởng đó mang bản sắc dân tộc đậm đà và sâu sắc,
được tiếp nối và nâng lên tầm cao của thời đại.
Tư tưởng “khơng có gì quý hơn độc lập, tự do” là động
lực và mục tiêu lý tưởng, là cơ sở của chiến lược cách
mạng, chiến lược kháng chiến, chiến lược kiến quốc, xây
dựng thể chế kinh tế, chính trị, xã hội mới, chiến lược đoàn
kết toàn dân tạo dựng sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc
tế, chiến lược xây dựng đội tiên phong cách mạng của giai
cấp, của dân tộc và chiến lược con người của Hồ Chí Minh,
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hồ Chí Minh nói: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn áo mặc, ai cũng được học hành”1. Và trước khi qua đời
Người nói lên điều mong muốn cuối cùng là: “Toàn Đảng,
toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt
Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng
thế giới”2.
______________
1, 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.187; t.15, tr.624.

21


“Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” là tư tưởng cách
mạng cốt lõi, là lẽ sống của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt
Nam và nhân dân thế giới.

Phạm Văn Đồng đã nêu rõ: “Hồ Chí Minh đã đề xướng
đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sau
này được đúc lại trong khẩu hiệu nổi tiếng: “Khơng có gì
q hơn độc lập, tự do”1. “Độc lập, tự do ở đây là độc lập
của dân tộc, tự do của nhân dân, của con người. Độc lập đi
liền với tự do là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
Rõ ràng lời nói này là sự kết tinh những khát vọng thiết
tha và cao đẹp nhất của mọi con người và mọi dân tộc, bởi
nó khẳng định một chân lý vĩnh cửu, bởi nó là lời hiệu
triệu vang vọng suốt chiều dài lịch sử, phải được ghi trong
những lời nói vĩ đại nhất của lồi người”2.
Một số chính khách nước ngồi khi nghiên cứu về cuộc
đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận
Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách thiên tài sự nghiệp giải
phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng xã hội và nhấn
mạnh thơng qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, qua chủ
nghĩa anh hùng nảy nở trong cuộc chiến đấu của dân tộc
Việt Nam, người ta đã tìm thấy lời giải thích hay nhất học
thuyết độc lập, tự do của Người.
______________
1. Phạm Văn Đồng: Người vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin. In trong Góp phần tìm hiểu tư tưởng
Hồ Chí Minh, Sđd, tr.30.
2. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh và con người Việt Nam
trên con đường dân giàu, nước mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1993, tr.133.

22



Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
(4/2001) tiếp tục khẳng định Đảng và nhân dân ta quyết
tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội
chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội nêu rõ:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là
tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về
sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về
quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự
của dân, do dân, vì dân; về quốc phịng tồn dân, xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn
hóa, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau; về xây dựng đảng trong sạch, vững
mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”1.
______________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.83-84.

23



×