Tải bản đầy đủ (.pdf) (582 trang)

Nghiên cứu xây dựng tòa án nhân dân xứng đáng là biểu tượng của công lý, lẽ phải và niềm tin (xuất bản lần thứ hai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.04 MB, 582 trang )

(Xuất bản lần thứ hai, có bổ sung)


Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:

ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ
TS. HOÀNG MẠNH THẮNG

ThS. HOÀNG THỊ THU HƯỜNG
ThS. NGUYỄN TRƯỜNG TAM
ThS. ĐÀO DUY NGHĨA
ThS. TRỊNH THỊ NGỌC QUỲNH
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ
Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

PHẠM DUY THÁI
LÂM THỊ HƯƠNG
BAN SÁCH KINH TẾ
VIỆT HÀ

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/20-365/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 23-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021.
Nộp lưu chiểu: tháng 4 năm 2021.


Mã ISBN: 978-604-57-6508-1.


(Xuất bản lần thứ hai, có bổ sung)



(Xuất bản lần thứ hai, có bổ sung)



LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Đ

iều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ
quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền tư pháp” và “Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Vị trí đặc biệt của Tòa án với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp
còn xuất phát từ vai trò và những thẩm quyền hiến định được quy định tại
Điều 31 Hiến pháp năm 2013: “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội
cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội
của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Trong tất cả các thiết chế quyền lực
nhà nước, không một thiết chế quyền lực nào có được thẩm quyền phán
xét đó. Những quy định trên trong Hiến pháp đã khẳng định vai trị, vị trí
đặc biệt quan trọng của Tịa án nhân dân trong hệ thống chính trị của nước
ta nói chung và trong hệ thống cơ quan tư pháp nói riêng, qua đó bảo đảm
vị thế và tính độc lập của Tịa án - một u cầu khơng thể thiếu được trong

cơ chế phân cơng, phối hợp kiểm sốt quyền lực ở nước ta. Chính vì vậy,
việc xây dựng Tịa án nhân dân xứng đáng với vị trí và vai trị mà Nhân dân
tin tưởng giao phó, thực hiện những nhiệm vụ được đề ra trong Hiến pháp
năm 2013 là rất nặng nề, cần sự đóng góp cơng sức của các cán bộ, Thẩm
phán, người lao động đang làm việc tại hệ thống Tòa án các cấp. Để thực
hiện được nhiệm vụ đó, việc tổ chức hệ thống Tịa án các cấp hợp lý, khoa
học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc, trong
đó, xác định Tịa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm
theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị
về Chiến lược cải cách tư pháp là rất quan trọng.

5


Để bạn đọc hiểu thêm về những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, Thẩm
phán, người lao động ngành Tòa án trong quá trình đổi mới, nâng cao chất
lượng hoạt động, chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân các cấp thời gian
qua, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ hai, có bổ
sung cuốn sách Xây dựng Tòa án nhân dân xứng đáng là biểu tượng của
công lý, lẽ phải và niềm tin của PGS.TS. Nguyễn Hịa Bình, Bí thư Trung
ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Cuốn sách được kết cấu thành 3 phần:
Phần thứ nhất: Tăng cường xây dựng Đảng, đổi mới công tác tổ chức cán
bộ, nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân (Phát biểu chỉ đạo tại
các Hội nghị triển khai công tác Tịa án và Hội nghị tồn quốc về cơng tác tổ
chức cán bộ);
Phần thứ hai: Đẩy mạnh cải cách tư pháp, đổi mới tư duy, phương pháp,
áp dụng các giải pháp đột phá trong hoạt động của Tòa án nhân dân (Các
bài viết);
Phần thứ ba: Tòa án nhân dân chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; nâng

cao chất lượng, hiệu quả hoạt động (Các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn).
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 6 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6


LỜI TỰA

B

ảy mươi lăm năm xây dựng và trưởng thành, vững bước dưới
lá cờ vẻ vang của Đảng, Tòa án nhân dân Việt Nam không
ngừng phấn đấu, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ; từng bước phát triển; góp phần xứng đáng
vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng
như sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong hơn 30 năm qua.
Theo quy định của Hiến pháp, Tòa án nhân dân là cơ quan xét
xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thực hiện nghiêm túc lời căn dặn của Bác Hồ kính u “phụng
cơng thủ pháp, chí cơng vơ tư”, tất cả vì cơng lý, cơng bằng xã hội đã
trở thành nguyên tắc, phương châm hoạt động, mãi là niềm tự hào
của các thế hệ cán bộ, Thẩm phán Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, kế thừa và
phát huy truyền thống, kinh nghiệm công tác qua các thời kỳ; với
tinh thần đồn kết, trách nhiệm cao, Tịa án các cấp đã khơng ngừng

đổi mới, tạo sự chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu
quan trọng trên các lĩnh vực công tác, tạo đà vững chắc để tiếp tục
phát triển trong chặng đường tiếp theo. Tổ chức, bộ máy Tòa án các
cấp từng bước được hồn thiện theo tiến trình cải cách tư pháp, bảo
đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nhiều giải pháp đột phá được thực
hiện, bảo đảm việc xét xử của Tòa án độc lập, chỉ tuân theo pháp
7


luật, tranh tụng công khai, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo... Với
tinh thần “Trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì cơng lý”, các Tịa án
nhân dân đã và đang tham gia tích cực và có hiệu quả vào cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu
kiện, tranh chấp, đặc biệt là phòng, chống tham nhũng; tích cực tham
gia hồn thiện thể chế, tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng pháp
luật và phát triển án lệ, tháo gỡ nhiều khó khăn trong thực tiễn xét
xử và đóng góp quan trọng vào phát triển khoa học pháp lý. Học viện
Tòa án được thành lập có nhiệm vụ quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực có chất lượng cho Tịa án nhân dân. Quan hệ hợp tác
với Tòa án các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng được
mở rộng với nội dung phong phú, thiết thực, góp phần nâng cao vị
thế, uy tín của Tịa án Việt Nam.
Cuốn sách Xây dựng Tòa án nhân dân xứng đáng là biểu tượng
của công lý, lẽ phải và niềm tin tập hợp các kết quả nghiên cứu, bài
viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn... được chọn lọc từ năm 2016
đến nay của đồng chí Nguyễn Hịa Bình, Bí thư Trung ương Đảng,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Cuốn sách sẽ giúp bạn đọc hiểu
sâu hơn về các Tòa án Việt Nam; về những yêu cầu đổi mới đối với
công tác tư pháp; những vấn đề quan trọng đặt ra đối với nền tư pháp
trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Với q trình cơng tác lâu năm, giữ nhiều vị trí, trọng trách quan
trọng, từ lãnh đạo Cơ quan điều tra, Bộ Công an; Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và hiện nay trên cương vị Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, đồng chí Nguyễn Hịa Bình với những hiểu biết của
mình đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu, biên soạn
cuốn sách này. Nội dung cuốn sách gồm ba phần, phần thứ nhất về
tăng cường xây dựng Đảng, đổi mới công tác tổ chức cán bộ, nâng
cao chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân. Phần thứ hai, tác giả đề
8


cập đến các vấn đề cải cách tư pháp, đổi mới tư duy, phương pháp,
áp dụng các giải pháp đột phá trong hoạt động của Tòa án nhân dân.
Phần thứ ba của cuốn sách, tác giả nói về q trình Tịa án nhân dân
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động. Đây là các bài viết, phát biểu chỉ đạo, tập trung vào hoàn
thiện thể chế, tổ chức bộ máy, thực thi pháp luật; cải cách tư pháp;
xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ Thẩm phán vững vàng về chính trị,
giỏi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao
chất lượng xét xử, nhiệm vụ cốt lõi của Tòa án.
Cuốn sách là nơi gửi gắm những kỳ vọng, thể hiện tầm nhìn, tư
duy chiến lược, cũng như những trăn trở, tâm huyết của đồng chí
Nguyễn Hịa Bình đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển các Tòa
án và xây dựng nền tư pháp nhân dân dân chủ, nghiêm minh, trong
sạch, vững mạnh với những giá trị cao đẹp của công lý. Cuốn sách
có giá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, là tài liệu tham khảo có
giá trị trong công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý.
Đồng thời, cuốn sách cũng góp phần quán triệt chủ trương, đường
lối của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về cơng tác tư pháp, trong đó

Tịa án là trọng tâm.
Tháng 9 năm 2019

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội
nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

9


XÂY DỰNG TÒA ÁN NHÂN DÂN
XỨNG ĐÁNG LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CƠNG LÝ, LẼ PHẢI VÀ NIỀM TIN

Đồng chí Nguyễn Hịa Bình, Bí thư Trung ương Đảng,
Chánh án Tịa án nhân dân tối cao tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội
và đồng bào, cử tri cả nước ngay sau khi được Quốc hội tín nhiệm
bầu giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2016-2021,
Hà Nội, ngày 27/7/2016

“Dưới cờ đỏ Sao Vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội
và đồng bào, cử tri cả nước, tơi, Chánh án Tịa án nhân dân tối cao
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên thệ: Tuyệt đối
trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hồn thành tốt nhiệm vụ được Đảng,
Nhà nước và Nhân dân giao phó”1.*
1. Lời tun thệ nhậm chức của đồng chí Chánh án Tịa án nhân dân tối
cao Nguyễn Hịa Bình, Hà Nội, ngày 27/7/2016.

10



PHÁT BIỂU NHẬM CHỨC
CỦA ĐỒNG CHÍ CHÁNH ÁN TỊA ÁN
NHÂN DÂN TỐI CAO NGUYỄN HỊA BÌNH*

“Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam!
Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội, đồng bào và chiến sĩ cả nước!
Tôi trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tơi tiếp tục làm
Chánh án Tịa án nhân dân tối cao.
Khắc ghi và thực hiện lời tun thệ của mình trước Quốc hội, tơi
nguyện đem hết sức lực và trí tuệ phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
Đảm nhiệm trọng trách mà Quốc hội giao phó, là người đứng
đầu cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tơi sẽ cùng tập thể lãnh đạo
Tịa án nhân dân tối cao phát huy truyền thống, đoàn kết một lòng,
đề cao kỷ luật, xây dựng Tòa án nhân dân trong sạch và liêm chính;
thực hiện tốt nhiệm vụ Hiến pháp quy định: bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ  xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân; chăm lo xây dựng đội ngũ Thẩm phán giỏi về nghiệp
vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh để nhân danh
* Phát biểu nhậm chức của đồng chí Chánh án Tịa án nhân dân tối cao
Nguyễn Hịa Bình, Hà Nội, ngày 27/7/2016.

11


XÂY DỰNG TÒA ÁN NHÂN DÂN
XỨNG ĐÁNG LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CÔNG LÝ, LẼ PHẢI VÀ NIỀM TIN


Nhà nước đưa ra các phán quyết thượng tôn pháp luật, nghiêm
minh và công bằng.
Trân trọng đề nghị Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội ủng hộ và
tăng cường giám sát hoạt động của Tịa án các cấp, cùng chúng tơi
xây dựng Tịa án nhân dân trở thành biểu tượng của cơng lý, lẽ phải
và niềm tin như mong đợi của Nhân dân.
Xin cảm ơn Quốc hội!”.

12


PHẦN THỨ NHẤT

TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG,
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ,
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Phát biểu chỉ đạo tại các Hội nghị triển khai cơng tác
Tịa án và Hội nghị tồn quốc về công tác tổ chức cán bộ)

13



TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG,
CHẤT LƯỢNG, VÌ CƠNG LÝ*

Thưa tồn thể các đồng chí!
Sau 03 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, dân

chủ và trách nhiệm, Hội nghị triển khai cơng tác Tịa án năm 2017 đã
hồn thành các nhiệm vụ đề ra và thành công tốt đẹp.
Hội nghị vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà
nước, đại diện các ban, bộ, ngành ở Trung ương. Lần đầu tiên, Hội
nghị được truyền hình trực tuyến đến tất cả các điểm cầu với sự tham
dự của cán bộ, cơng chức, viên chức tồn hệ thống Tịa án. Từ các
điểm cầu, các đồng chí đã nghiêm túc theo dõi Hội nghị, lắng nghe ý
kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhiều điểm
cầu đã tích cực đăng ký tham gia phát biểu tại Hội nghị.
Thay mặt Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tịa án nhân dân tối cao, tơi
tóm tắt một số nội dung và kết luận một số vấn đề cụ thể sau:
Cùng với việc nghiên cứu, thảo luận Báo cáo tổng kết công tác
năm 2016, Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc triển
khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017
của các Tòa án, Hội nghị đã dành thời gian hơn 02 ngày để quán triệt
và thảo luận những nội dung quan trọng, mang tính đột phá nhằm
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơng tác của Tịa án năm 2017 và
những năm tiếp theo như: Dự thảo Quy định về cơng khai hóa các
* Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai cơng tác Tịa án năm 2017, Hà
Nội, ngày 14/01/2017.

15


XÂY DỰNG TÒA ÁN NHÂN DÂN
XỨNG ĐÁNG LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CÔNG LÝ, LẼ PHẢI VÀ NIỀM TIN

bản án trên Cổng thơng tin điện tử; Dự thảo Quy chế phịng xét xử
và sử dụng trang phục; Dự thảo Quy chế về tăng cường cơng tác kiểm
tra định kỳ của Tịa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới và cơng tác

tự kiểm tra của từng Tịa án; Dự thảo Quy chế xử lý vi phạm đối với
công chức, viên chức và người lao động trong các Tòa án nhân dân;
về việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm; đổi mới công tác thi
đua khen thưởng. Hội nghị cũng đã dành phần lớn thời gian để thảo
luận về 100 vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Đây
là những vấn đề được phản ánh từ cơ sở, được Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn đưa ra thảo luận tại Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị triển khai cơng tác Tịa án năm 2017,
Hà Nội, ngày 12 - 14/01/2017

Công tác tổ chức Hội nghị năm nay có nhiều đổi mới nhằm lắng
nghe đầy đủ ý kiến từ cơ sở, huy động trí tuệ, tâm huyết của cán bộ,
cơng chức tồn hệ thống nhằm tháo gỡ những vướng mắc của thực
tiễn, đề xuất những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả công tác.
16


PHẦN THỨ NHẤT
TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG, ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ...

Các đại biểu tham dự đều đánh giá cao việc đổi mới trong công tác
tổ chức hội nghị, đi vào thực chất của vấn đề và thu được nhiều
kết quả tốt. Mặc dù Hội nghị kéo dài 03 ngày, cường độ làm việc
cao, thảo luận nhiều nội dung khó, phức tạp, nhưng các đại biểu
rất tích cực thảo luận, thậm chí có Tổ cịn đề nghị tăng thêm thời
gian thảo luận.
Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 cho
thấy, công tác của các cấp Tịa án có nhiều chuyển biến tích cực, chất
lượng xét xử được nâng lên, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Quốc hội

đặt ra. Tồn hệ thống Tịa án đã có nhiều điểm nhấn trong thực hiện
nhiệm vụ chính trị như: tổ chức các cuộc thi tuyển Thẩm phán theo
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; đẩy mạnh cơng tác giải
thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật thông qua việc ban
hành nhiều Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao, ban hành án lệ, giải đáp vướng mắc; đầu tư hiệu quả trong
lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin...
Bên cạnh kết quả đạt được, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận
những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm
vụ thời gian qua. Trong Báo cáo chỉ có 1/4 trang để nêu về những tồn
tại, hạn chế có tính phổ biến, kéo dài nhiều năm, đã được Quốc hội
chỉ ra. Tại Hội nghị này, tôi muốn dành nhiều thời gian phân tích kỹ
về những tồn tại, hạn chế, để chúng ta thấy được đầy đủ thực chất của
vấn đề, từ đó cùng nỗ lực khắc phục. Tịa án nhân dân tối cao chưa có
điều kiện kiểm tra hết các Tòa án địa phương, nhưng cũng đã tổ chức
kiểm tra được trên 1/2 Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố (34 Tòa
án nhân dân cấp tỉnh và gần 50 Tòa án nhân dân cấp huyện). Qua
đợt kiểm tra, đã phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế; trong đó, có những
tồn tại, hạn chế chúng ta đã biết rõ qua nhiều năm; nhưng cũng có
những tồn tại, hạn chế qua đợt kiểm tra này mới được chỉ ra. Cụ thể
như sau:
17


XÂY DỰNG TÒA ÁN NHÂN DÂN
XỨNG ĐÁNG LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CÔNG LÝ, LẼ PHẢI VÀ NIỀM TIN

Thứ nhất, về việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Qua số liệu thống kê và qua công tác kiểm tra cho thấy, số lượng
án tạm đình chỉ của các Tịa án là rất lớn, trong đó những vụ án tạm

đình chỉ khơng đúng quy định của pháp luật. Tại Hội nghị, nhiều
ý kiến cho rằng “tạm đình chỉ” khơng phải là khuyết điểm, do đó
khơng nên phạt thi đua vì tạm đình chỉ khơng đúng. Tơi cho rằng
cần nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề để có biện pháp khắc phục.
Năm 2016, Tịa án các cấp tạm đình chỉ khoảng 22.000 vụ án, nhiều
vụ án tạm đình chỉ tập trung trong tháng 8 và tháng 9, có những vụ
án tạm đình chỉ để lấy chỉ tiêu thi đua, dẫn đến số liệu thống kê về tỷ
lệ giải quyết án khơng chính xác. Có những vụ án căn cứ tạm đình
chỉ khơng theo đúng quy định của luật, ví dụ: tạm đình chỉ để chờ
các bên thỏa thuận. Có những vụ án tạm đình chỉ nhiều lần vì cùng
một lý do. Có những vụ án mặc dù căn cứ để tạm đình chỉ khơng cịn
nhưng vẫn tiếp tục tạm đình chỉ... Có những quyết định tạm đình
chỉ khơng ghi rõ căn cứ, điều, khoản của luật; không tống đạt cho các
đối tượng liên quan, không gửi cho Viện kiểm sát để thực hiện quyền
kiểm sát. Qua kiểm tra, có những Tịa án địa phương để vụ án tạm
đình chỉ quá lâu, trong khi lý do để tạm đình chỉ khơng cần phải mất
thời gian quá dài như vậy. Đặc biệt lưu ý đối với các vụ án hình sự,
tạm đình chỉ cũng đồng nghĩa với việc đặt cơng dân vào tình trạng
pháp lý căng thẳng, làm bị can, bị cáo trong thời gian dài, do đó đề
nghị các đồng chí hết sức cẩn trọng. Tạm đình chỉ là biện pháp tố
tụng cần thiết để giải quyết vụ án, nhưng nếu bị lạm dụng thì đó là
vi phạm và cần phải chấn chỉnh. Thực tế có nhiều đơn vị được nhận
Cờ thi đua do tỷ lệ giải quyết án cao, nhưng thử hỏi các đồng chí đã
làm hết trách nhiệm với Nhân dân chưa, đây là điều rất đáng phải suy
nghĩ. Để nhiều vụ án phải tạm đình chỉ trong một năm, trong đó có
những vụ án tạm đình chỉ khơng đúng pháp luật là thiếu sót lớn, cần
phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
18



PHẦN THỨ NHẤT
TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG, ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ...

Thứ hai, về việc cho bị cáo được hưởng án treo.
Năm 2016, tỷ lệ xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ
cao, trong đó những trường hợp khơng đúng quy định của luật. Có
những vụ án khơng đủ điều kiện song vẫn cho bị cáo hưởng án treo,
gây nghi ngờ trong dư luận nhân dân. Đồng thời, qua kiểm tra cũng
phát hiện trường hợp Tịa án cấp sơ thẩm tun phạt tù có thời hạn,
Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo nhưng khơng nêu rõ lý do;
hoặc trường hợp Tịa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo không đúng
pháp luật nhưng Tịa án cấp phúc thẩm khơng phát hiện được, tiếp
tục y án sơ thẩm. Vẫn còn những bị cáo trong các vụ án phạm tội về
kinh tế, tham nhũng được hưởng án treo không đúng quy định, đã
bị Quốc hội phê phán nhiều năm, nhưng vẫn chưa được khắc phục
triệt để.
Thứ ba, các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của
Thẩm phán.
Vẫn còn nhiều bản án, quyết định bị hủy, sửa với những lỗi
nghiêm trọng, khơng thể chấp nhận. Có những vụ án bị hủy do giải
quyết vượt quá yêu cầu khởi kiện; vấn đề đặt ra là giải quyết vượt quá
yêu cầu khởi kiện ở đây có tiêu cực gì khơng? điều này đã gây ra dư
luận xấu đối với Tịa án.
Có những vụ án giải quyết không đúng bản chất sự việc, đưa ra
quyết định sai. Có những vụ hủy án khơng đúng, xác định sai đối
tượng bị kiện; một số vụ án hành chính, q trình giải quyết chưa
tạo điều kiện thuận lợi để đương sự đối thoại. Có những vụ án hình
sự định tội danh, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ khơng đúng (nộp
tiền thu lời bất chính nhưng lại được coi là tình tiết bồi thường thiệt
hại, khắc phục hậu quả để xác định là tình tiết giảm nhẹ). Có trường

hợp Tịa án bỏ qua tình tiết tăng nặng, chỉ quan tâm áp dụng tình tiết
giảm nhẹ, mặc dù bị cáo có tình tiết tăng nặng. Việc giải quyết các vụ
19


XÂY DỰNG TÒA ÁN NHÂN DÂN
XỨNG ĐÁNG LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CÔNG LÝ, LẼ PHẢI VÀ NIỀM TIN

án dân sự có biểu hiện lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hỗn
thi hành án khơng đúng.
Thứ tư, về nội dung bản án.
Qua kiểm tra cho thấy, xảy ra tình trạng có nhiều bản án mắc
nhiều lỗi nên sẽ là thách thức lớn khi chúng ta tiến hành công khai
bản án, quyết định trên Cổng thơng tin điện tử của Tịa án. Đây là
một chủ trương dũng cảm để chúng ta thể hiện trách nhiệm trước
Nhân dân, là cơ chế để người dân giám sát hoạt động tư pháp nói
chung, cơng tác của Tịa án nói riêng và đề cao trách nhiệm của
Tịa án.
Thực tế, có nhiều vụ án nội dung quyết định tuyên tại phiên tòa
và trong bản án phát hành có sự khác nhau. Có trường hợp hai bản
án cùng số, cùng ngày nhưng lại khác nội dung nên có nhiều lý do để
cơng luận nghi ngờ sự cơng minh của hoạt động xét xử. Có những
bản án, trong nội dung phần nhận định không đề cập nhưng phần
kết luận, quyết định thì lại có. Có bản án khi phát hành khơng được
đóng dấu; sai họ tên, địa chỉ; sai chính tả, sai ngữ pháp (câu khơng
rõ nghĩa, khơng đầy đủ...); sai số liệu, đặc biệt là trong án dân sự. Kết
cấu của bản án không rõ ràng, logic. Vấn đề này, một phần do chúng
ta chưa có hướng dẫn cách viết bản án. Mỗi một bản án của Thẩm
phán phải là một án văn thuyết phục được xã hội, khuất phục được
tội phạm. Tuy nhiên, lời lẽ trong nhiều bản án khơng có chọn lọc, có

nhiều lỗi về chính tả, về ngữ pháp thì khơng thể đáp ứng được yêu
cầu này. Nếu đưa công khai các bản án này lên mạng thì chắc chắn
cơng luận, báo chí sẽ có nhiều vấn đề để bình luận. Ban cán sự đảng,
lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định thực hiện việc công
khai bản án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án, đồng nghĩa với
việc chấp nhận thực tế sẽ bị phê phán trong một, hai năm đầu tiên sau
khi thực hiện chủ trương này, nhưng để sau một vài năm, chúng ta sẽ
20


PHẦN THỨ NHẤT
TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG, ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ...

có nhiều tiến bộ. Phê phán nhiều chúng ta sẽ có nhiều bài học, phê
phán nhiều sẽ loại trừ được những Thẩm phán thiếu trách nhiệm.
Một Thẩm phán có 10 bản án cơng khai trên mạng mà có 7, 8 bản án
có vấn đề thì phải xem xét năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán đó.
Đây là con đường chúng ta lựa chọn. Con đường này sẽ giúp các
Thẩm phán phải tự rèn luyện để nâng cao trình độ và cũng là con
đường để tự đào thải đối với những Thẩm phán thiếu trách nhiệm
(làm việc tắc trách, không quan tâm, không tự viết bản án mà phó
thác hồn tồn cho Thư ký...). Khi thực hiện việc cơng khai bản án,
sẽ có rất nhiều người tìm đọc, nghiên cứu bản án, đó là nguyên đơn,
bị đơn, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Luật sư, Kiểm
sát viên, Điều tra viên, báo chí... Vì vậy, để tăng cường trách nhiệm
của Thẩm phán trong việc viết bản án thì cơng khai bản án là biện
pháp cần thiết.
Thứ năm, về việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Hiện nay, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn tồn đọng
nhiều. Chúng ta đã triển khai các giải pháp để khắc phục nhưng do

mới chuyển đổi mơ hình tổ chức nên chưa thể khắc phục được ngay
tình trạng này, chúng ta cịn “nợ” người dân rất nhiều. Tính đến thời
điểm cuối năm 2016, cịn gần 12.000 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm chưa giải quyết. Trước thực trạng này, Ban cán sự đảng, lãnh
đạo Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định trưng dụng, biệt phái một
số cán bộ của một số Tòa án địa phương để thực hiện nhiệm vụ giải
quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa án nhân dân
cấp cao.
Trong thời gian tới, số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm sẽ tiếp tục tăng, khơng chỉ là 12.000 đơn. Do đó, chúng ta tiếp
tục thực hiện theo cơ chế biệt phái, tập trung nhân lực để giải quyết
dứt điểm đơn tồn đọng. Tôi biểu dương các địa phương đã chấp hành
21


XÂY DỰNG TÒA ÁN NHÂN DÂN
XỨNG ĐÁNG LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CÔNG LÝ, LẼ PHẢI VÀ NIỀM TIN

nghiêm túc quyết định của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, điều
động cán bộ cho các Tòa án nhân dân cấp cao để giải quyết đơn
đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, có những địa phương
khơng cử hoặc cử người không đúng đối tượng, không đủ năng lực
nên lúng túng, bị động trong thực hiện nhiệm vụ. Về mặt tổng thể,
các Tòa án nhân dân đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ này. Khơng phải
là chúng ta có kết quả ngay, mà sẽ phải mất một thời gian để giải
quyết số lượng đơn tồn đọng, nhưng ít nhất chúng ta đã có bước đi
quyết liệt, trách nhiệm trong cơng tác giải quyết đơn đề nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm.
Đối với các bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị
hủy, địa phương có ý kiến rất nhiều. Có nhiều bản án bị hủy khơng

có căn cứ, hủy đúng nhưng không định hướng cho giai đoạn tố tụng
sau gây lúng túng cho Tòa án được cấp giám đốc giao xét xử lại. Đề
nghị 03 Tòa án nhân dân cấp cao lưu ý vấn đề này, hủy bản án u
cầu giải quyết lại thì phải có u cầu cụ thể để thuận lợi cho các Tòa
án địa phương giải quyết lại vụ án.
Đối với việc xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực
của Tịa án nhân dân địa phương, mặc dù Tòa án nhân dân cấp tỉnh
khơng cịn quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng có
quyền u cầu Tịa án cấp trên giám đốc thẩm, tái thẩm khi có đủ
cơ sở, căn cứ. Tuy nhiên, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã “bỏ trống
trận địa”, không thực hiện quyền này, dồn trách nhiệm lên Tòa án
cấp trên. Các Tòa án cấp trên do khối lượng công việc quá nhiều
nên dẫn đến khơng phát hiện được kịp thời các sai sót của Tịa án
cấp dưới.
Ngồi ra, cịn một số tồn tại, hạn chế khác trong cơng tác chun
mơn. Đó là, có nhiều việc ủy thác tư pháp kéo dài nhưng không được
22


PHẦN THỨ NHẤT
TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG, ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ...

đôn đốc để khẩn trương kết thúc vụ án; vẫn cịn các bản án tun
khơng rõ, khó thi hành...
Thứ sáu, về một số tồn tại, hạn chế khác trong công tác điều hành,
quản lý.
(1) Qua kiểm tra, nhiều Tịa án địa phương phản ánh cơng tác
bổ nhiệm, tái bổ nhiệm Thẩm phán chậm. Vấn đề này, có thiếu sót
từ Tịa án nhân dân tối cao, nhưng cũng có nguyên nhân khách quan
là sau Đại hội Đảng, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán quốc gia có

sự thay đổi một số thành viên, đến nửa cuối năm 2016 mới có quyết
định thay thế. Mặt khác, theo quy định của Luật Tổ chức Tịa án nhân
dân năm 2014 thì việc bổ nhiệm Thẩm phán phải qua thi tuyển. Đến
cuối năm 2016, chúng ta mới tổ chức kỳ thi tuyển quốc gia. Thi xong,
công tác làm hồ sơ cũng bị chậm. Có địa phương do quy định mới
phải có nhận xét của cấp ủy địa phương nhưng nhiều cấp ủy cấp
huyện triển khai chậm dẫn đến chậm trễ chung trong việc bổ nhiệm.
(2) Một số Tòa án nhân dân địa phương đã không linh hoạt trong
điều hành nên không tháo gỡ được khó khăn. Ví dụ: tại một số Tịa
án địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ...,
một số Tòa án nhân dân quận, huyện ở các địa phương này, mỗi
một Thẩm phán phải xét xử 18 vụ trong một tháng nên gây áp lực
rất lớn cho Thẩm phán; trong khi đó ở một số quận, huyện khác số
lượng án ít hơn rất nhiều và ở cấp tỉnh, trung bình mỗi Thẩm phán
chỉ phải xét xử 02 - 03 vụ trong một tháng. Ban cán sự đảng, lãnh
đạo Tòa án cấp tỉnh ở các địa phương này đã không năng động trong
việc điều động để giảm tải công việc cho các đơn vị quá tải, nên chỗ
thì “ùn tắc”, chỗ thì “thơng thống”. Lãnh đạo Tịa án nhân dân tối
cao biểu dương các Thẩm phán đã nỗ lực giải quyết số lượng án lớn,
nhưng cũng cảnh báo các đồng chí khi giải quyết trên 12 vụ trong
một tháng thì nguy cơ rủi ro là rất cao vì khơng có nhiều thời gian
23


×