Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hành chính công chương 3 cấp trung bình đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.33 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HÀNH CHÍNH CƠNG
Chủ đề

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thảo Ngân (2256240027)
Nguyễn Thị Thùy Dương (2256240008)
Phạm Thị Cẩm Hằng (2256240014)
Võ Thị Hiên (1956120087)
Trịnh Thị Phụng Ngân (1956120117)
Nguyễn Thị Bích Tuyền (2256240044)
Nguyễn Phan Phương Thảo (2256240049)


CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC

3.4. CHỨC NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG
Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng cung cấp dịch vụ công của nhà
nước ngày càng được mở rộng.
Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và
người dân, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Dịch vụ công trong lĩnh vực
hành chính nhà nước (hành chính cơng) là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản
lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân.

3.5. CHỨC NĂNG CỦA CÁC NHÀ HÀNH CHÍNH
Nhà hành chính là những người làm trong cơ quan hành chính nhà nước, tham gia


vào quá trình ban hành và thực thi, phổ biến các chính sách, các văn bản quy phạm
pháp luật đến nhân dân.
3.5.1 Các chức năng hành chính tổng quát
3.5.1.1. Chức năng hành chính đối với dân
Chức năng nhằm thiết lập hệ thống chính sách an dân, khơi dậy và phát huy
tính chủ động, sáng tạo của dân và phục vụ dân ngày càng tốt hơn.
Ví dụ: Nghị Quyết ban hành chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 – 2025 tạo sự chuyển biến tích cực về nhận
thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức, nhân dân
về vai trị, ý nghĩa, mục tiêu của cơng tác hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Bên cạnh đó cũng chuyển một số công việc cho dân làm, dân tự quản; Có
những phương thức đảm bảo cho dân tham gia xây dựng, theo dõi, giám sát hoạt
động của nền hành chính; Thể chế hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra" thiết thực, khơng hình thức.
3.5.1.2. Chức năng hành chính đối với nền kinh tế thị trường

1


“Nền hành chính khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt, mà nó tồn tại là để
thực hiện trong thực tiễn hàng ngày chức năng quản lý của Nhà nước, trên tất cả
các lĩnh vực đời sống xã hội, mà trước hết là kinh tế....". Do đó đây là chức năng
nhằm định hướng phát triển, tạo điều kiện cho sự ra đời của nền kinh tế thị trường
như là vai trò “bà đỡ”, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời cũng tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế thị trường
đúng hướng, lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Trực tiếp đầu tư để phát
triển các ngành, các cơ sở then chốt của nền kinh tế quốc dân để phát huy vai trò
chủ đạo của kinh tế Nhà nước, tạo lập kết cấu hạ tầng, cơng nghệ, thơng tin;
Khuyến khích, hướng dẫn các thành phần kinh tế bằng hệ thống chính sách địn
bẩy, thúc ép, tạo mơi trường thuận lợi, ổn định, phát huy tiềm lực nội tại; Điều tiết

kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, điều hịa quyền lợi hợp
pháp, chính đáng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cơng dân, bảo đảm cơng bằng
xã hội.
Ngồi ra cịn góp phần ngăn ngừa và khắc phục những yếu tố tiêu cực, trừng
phạt hành vi xâm phạm lợi ích chung và của công dân. Tham gia tích cực vào thị
trường thế giới, thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế của
quốc gia.
3.5.1.3. Chức năng hành chính đối với xã hội
Đối với xã hội không những giúp điều hành xã hội theo luật pháp từ đó bảo
đảm trật tự kỷ cương mà cịn góp phần quan trọng trong việc phịng chống có hiệu
quả các tệ nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội.
3.5.1.4. Chức năng hành chính đối với bên ngồi
Thiết lập nền hành chính, nhất là thể chế, bộ máy, cơng chức làm cơng tác
đối ngoại thích ứng với tiến trình khu vực và tồn cầu hóa, để hội nhập có hiệu quả
vào đời sống quốc tế thực hiện một phần quốc tế hóa hành chính.
3.5.2 Chức năng vận hành hành chính Nhà nước
Xem xét chức năng hành chính Nhà nước khi vận hành vào một cơ quan
hành chính cơng quyền nào đó là sự chi tiết hóa các chức năng hành chính thành
những hoạt động hành chính thường xuyên, ổn định.
3.5.2.1. Chức năng quy hoạch, kế hoạch

2


Dựa trên cơ sở cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được
hoạch định trong đường lối của Đảng và được nhất trí thơng qua. Chính phủ, các
Bộ, các chính quyền địa phương phải xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể.
Đây cũng là chức năng hàng đầu trong tiến trình hành chính Nhà nước, vì
xét theo góc độ vận hành, nó có những nội dung dưới đây: Xác lập hệ thống mục

tiêu; xác định tốc độ phát triển; cơ cấu và cân đối lớn; các chính sách, giải pháp để
dẫn dắt đất nước phát triển theo định hướng kế hoạch. Tiến hành dự báo, dự tốn;
mơ hình hóa; xây dựng chiến lược; quy hoạch phát triển; lập các chương trình, dự
án cho từng ngành, từng vùng, từng lĩnh vực, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, kế
hoạch hàng năm. Việc quy hoạch và kế hoạch phải bao quát các ngành, các vùng,
các lĩnh vực và các thành phần kinh tế phù hợp với cơ cấu và cơ chế quản lý kinh
tế mới ở nước ta, cơng khai hóa chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch (trừ vấn
đề bí mật Nhà nước).
3.5.2.2. Chức năng tổ chức bộ máy hành chính
Xây dựng được một bộ máy gọn, có hiệu quả nhằm xác định các mối quan
hệ chỉ đạo, quan hệ ngang – dọc, quan hệ phối hợp; quản lý chặt chẽ cường độ,
năng suất hoạt động của bộ máy; quản lý sự thay đổi của tổ chức.
Đây là chức năng then chốt, gồm nhiều nhiệm vụ và hoạt động cụ thể: Xây
dựng bộ máy; Chỉ đạo sự vận hành của bộ máy; Hiệp đồng bên trong và hiệp đồng
bên ngoài khi triển khai nhiệm; Liên kết công việc, liên kết tổ chức và con người.
3.5.2.3. Chức năng sắp xếp, bố trí, phát triển, quản lý nguồn nhân lực
Sắp xếp cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh; tiêu chuẩn hóa đội
ngũ cơng chức hành chính, tổ chức hệ thống cơng việc theo số lượng định biên
thích hợp.
Ý nghĩa chức năng này từ xưa đến nay đã quan trọng và từ nay về sau cịn
quan trọng hơn, vì việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, sử dụng và bồi dưỡng
nhân tài là quốc sách hàng đầu, là nguyên nhân, cội nguồn của sự hưng thịnh của
một quốc gia. Quản lý con người và tối ưu hóa nguồn nhân lực địi hỏi nhiều hoạt
động hành chính cụ thể.
3.5.2.4. Chức năng ra các quyết định hành chính

3


Tập hợp đầy đủ các thông tin; xử lý thông tin; đề ra các phương án khác

nhau; thẩm định hiệu quả từng phương án; ban hành quyết định quản lý hành chính
Nhà nước.
Xét cho cùng, thì quyết định là sản phẩm, là hành vi quan trọng nhất của
công chức lãnh đạo, quản lý. Đó là sự lựa chọn tiên quyết để sẵn sàng thực hiện
các mục tiêu đã đề ra. Những vấn đề về phương pháp ra quyết định, tổ chức thực
hiện quyết định luôn luôn là đối tượng quan tâm của các nhà hành chính.
3.5.2.5. Chức năng điều hành, hướng dẫn thi hành
Xây dựng các chỉ dẫn cụ thể để thực hiện các quyết định của cấp trên, bên
ngoài và trong nội bộ cơ quan, đặc biệt là kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, tiến
độ thực hiện; chỉ dẫn các quy định, hiệu quả và chất lượng hoạt động.
3.5.2.6. Chức năng phối hợp
Phối hợp sự chỉ đạo dọc, sự đồng bộ hoạt động theo cấp hành chính về thời
gian: phối hợp ngang giữa các đơn vị khác nhau; xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu
quả.
3.5.2.7. Chức năng tài chính
Xây dựng ngân sách, chú trọng ni dưỡng và khai thác nguồn thu, nhất là
thuế; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm ngân sách được cấp đúng chế độ, đúng chủ
trương phân cấp; quản lý chặt chẽ cộng sản bao gồm cơ sở vật chất, phương tiện
làm việc và những vật tư cần thiết khác.
3.5.2.8. Chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra
Theo dõi, giám sát, kiểm tra nhằm làm sáng tỏ những kết quả đạt được; dự
đoán chiều hướng hoạt động của từng bộ phận và toàn hệ thống; phát hiện những
sai sót, vướng mắc, khó khăn trong q trình thực hiện những hoạt động hành
chính.
Chức năng này gắn liền nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân và tổ chức, là cơ sở
đánh giá thực thi và điều chỉnh hoạt động công vụ. Để thực hiện tốt chức năng này
đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống kiểm tra có đủ thẩm quyền; cơng việc theo dõi,
giám sát, kiểm tra có tính tồn diện, liên tục, thuyết phục, cơng khai và quần
chúng. Do đó đây là một biện pháp quan trọng phản ánh trung thực hiện trạng, góp
phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính Nhà nước.


4


3.5.2.9. Chức năng báo cáo, sơ kết, tổng kết, đánh giá
Thiết lập các báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm) và báo cáo tổng kết
dài hạn (2 năm, 5 năm, 10 năm). Trong các bản báo cáo này cần đánh giá việc thực
hiện mục tiêu, số lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện cơng vụ.
Chức năng này đóng vai trò quan trọng giúp người lãnh đạo thẩm định
những việc đã làm được, những việc chưa làm được, làm cho phong phú thêm tính
lý luận và thực tiễn hành chính, từ đó định ra phương hướng, giải pháp cho những
năm tiếp theo.
Như vậy chức năng của các nhà hành chính gồm 2 chức năng chính chức
năng hành chính tổng quát và chức năng vận hành hành chính nhà nươc. Chức
năng hành chính tổng quát bao gồm: Chức năng hành chính đối với người dân
đóng vai trị quan trọng nhất; Chức năng hành chính đối với nền kinh tế thị trường;
Chức năng hành chính đối với xã hội; Chức năng hành chính đối với bên ngồi.
Chức năng vận hành hành chính nhà nước gồm: Chức năng quy hoạch, kế
hoạch; Chức năng tổ chức bộ máy hành chính; Chức năng sắp xếp, bố trí, phát
triển, quản lý nguồn nhân lực; Chức năng ra các quyết định hành chính đóng vai
trị quyết định; Chức năng điều hành, hướng dẫn thi hành; Chức năng phối hợp;
Chức năng tài chính; Chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra; Chức năng báo cáo,
sơ kết, tổng kết, đánh giá.

3.6. NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CƠ BẢN THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
3.6.1 Phương tiện mang tính pháp lý
Những phương tiện mang tính pháp lý bao gồm:
Văn bản có tính chất chủ đạo: Là văn bản do các cơ quan NN có thẩm
quyền ban hành nhằm đề ra nhũng chủ trương, các nhiệm vụ và biện pháp đề cập

đến những vấn đề chung có tính chính trị - pháp lý của quốc gia và địa phương.
Ví dụ: Nghị quyết 31 ban hành năm 2012 của Quốc Hội về kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2013
Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được NN

5


bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Ví dụ: Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định: Nghiêm
cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
Văn bản cá biệt: là văn bản do các cơ quan NN, người có thẩm quyền ban
hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để giải quyết những vụ việc
cụ thể, đối với những đối tượng cụ thể.
Ví dụ: Mệnh lệnh phạt tiền trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với
ơng Nguyễn Văn A.
Văn bản hành chính thơng thường: là văn bản mang tính thơng tin, phản ánh
tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc, đề xuất… của cơ quan, tổ chức
NN nói chung.
Ngồi ra cịn có các văn bản mang tính pháp lý khác như: Hoạt động cấp các
loại giấy phép; Hoạt động cấp các giấy chứng nhận; Trưng mua, trưng dụng; Cơng
chứng, chứng thực; Phịng ngừa hành chính; Ngăn chặn hành chính; Xử phạt hành
chính; Các biện pháp xử lý hành chính khác…
3.6.2 Phương tiện khơng mang tính pháp lý
Phương tiện khơng mang tính pháp lý bao gồm: Hội nghị; Thông qua các phương
tiện thông tin hiện đại: trực tuyến, điện thoại…
Như vậy, các phương tiện cơ bản để thực hiện chức năng của hành chính
nhà nước gồm có những phương tiện mang tính pháp lý như: Văn bản có tính chất

chủ đạo; Văn bản quy phạm pháp luật; Văn bản cá biệt; Văn bản hành chính thơng
thường; Các văn bản mang tính pháp lý khác và những phương tiện khơng mang
tính pháp lý như: hội nghị, thông qua các phương tiện thông tin hiện đại.

3.7. PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH
3.7.1 Phương pháp giáo dục: là sự tác động vào nhận thức của con người
trong tổ chức nhằm nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của họ khi thực
hiện nhiệm vụ.

6


Cơ sở khoa học: quy luật nhận thức, quy luật tâm lý của con người: đúng –
sai; tốt – xấu; thiện – ác; lợi – hại…
Biểu hiện: tuyên truyền, vận động, cổ động, nêu gương; tạo bầu khơng khí…
Ưu điểm: tự nguyện, tự giác cá nhân; sức lan tỏa lớn…
Hạn chế: thời gian, công sức của chủ thể quản lý; ỷ lại, trông chờ vào tập
thể; phong trào
Áp dụng: đi kèm với các phương pháp khác; chủ thể phải có uy tín và nắm
vững tâm lý, nhận thức của đối tượng.

3.7.2 Phương pháp cưỡng chế: Là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định
trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực
hiện hay khơng thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn
chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể.
Cơ sở khoa học: tính quyền lực, thứ bậc
Biểu hiện: cấm, cho phép, hạn chế, cưỡng chế, kiểm tra...
Ưu điểm: nhanh, gọn, tập trung, kỷ cương, hiệu lực
Hạn chế: Quan liêu, độc đoán, lạm quyền, đồng thuận…

Áp dụng: nhanh, gấp; nhà quản lý giỏi; dám chịu trách nhiệm.
Phân loại: Có bốn loại cưỡng chế nhà nước
Cưỡng chế hình sự: Là biện pháp cưỡng chế do các cơ quan có thẩm quyền
áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội hoặc bị tình nghi phạm tội.
Cưỡng chế dân sự: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan có
thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm dân sự, gây
thiệt hại cho nhà nước, tập thể hoặc công dân.
Cưỡng chế kỷ luật: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và
người có thẩm quyền áp dụng đối với những cán bộ cơng chức có hành vi vi phạm
kỷ luật nhà nước.

7


Cường chế hành chính: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và
người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi
phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích
ngăn chặn hay phòng ngừa các vi phạm pháp luật
3.7.3 Phương pháp hành chính - tổ chức: Là phương thức tác động tới cá
nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của
họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng.
Cơ sở khoa học: sự rằng buộc trong tổ chức
Biểu hiện: nội quy, quy chế, kiểm tra, giám sát, kỷ luật, khen thưởng...
Ưu điểm: kỷ luật, đoàn kết
Hạn chế: “bắt cóc bỏ đĩa”, dung túng, bao che...
Ví dụ: Chủ tịch UBND các cấp chỉ được ra chỉ thị, kiểm tra hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong khn khổ, chức năng, quyền hạn của mình do pháp
luật quy định.
3.7.4 Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi
của các đối tượng quản lý thơng qua việc sử dụng những địn bẩy kinh tế tác động

đến lợi ích của con người.
Cơ sở khoa học: “đồng tiền gắn liền khúc ruột”
Biểu hiện: lương, thưởng, phụ cấp, giá cả, thuế, tiền tệ, lãi suất…
Ưu điểm: tạo động lực mạnh; tự giác lực chọn
Hạn chế: nguồn lực; hài hịa lợi ích…
Áp dụng: phù hợp trong nền kinh tế thị trường.
Như vậy, những phương pháp hoạt động chính của hành chính nhà nước bao gồm:
phương pháp giáo dục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính - tổ chức
và phương pháp kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Hành chính (2008); Giáo trình Hành chính cơng, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.

8


2. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam. Sở nội vụ. Truy cập ngày 22/9/2023.
Tại />
9



×