Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương giải phẫu thực nghiệm ck1 28 YHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.22 KB, 13 trang )

Câu 1: Mô tả giải phẫu ứng dụng của động mạch não trước, một số biến đổi của vòng động
mạch não và áp dụng lâm sàng.
- Nguyên uỷ: là nhánh tận của động mạch cảnh trong
- Phân đoạn và đường đi: từ đầu trong rãnh bên chạy ra trước phía trên thần kinh thị tới khe não
dọc.
- Được chia làm 3 đoạn theo phim chụp MSCT
• A1: từ nguyên uỷ đến chỗ tách ra động mạch thơng trước
• A2: từ động mạch thông trước đến nguyên uỷ động mạch viền
- Phân nhánh: chia thành các nhánh vỏ và nhánh trung tâm
+ Nhánh vỏ
• ĐM ổ mắt trán trong phân nhánh vào hồi ổ mắt thuỳ trán, vỏ khứu, hồi thẳng, hồi ổ
mắt trong
• ĐM cực trán: cấp máu cho thuỳ trán
• ĐM quanh thể trai: chạy trong rãnh quanh thể trai cấp máu cho hồi trước tiểu thuỳ
cạnh trung tâm
• ĐM viền trai: chạy trong rãnh đai, cấp máu cho thể trai
+ Nhánh trung tâm
• A1 tách ra các động mạch vân trong gần, trên thị , trước thị, xuyên trước
• A2 tách ra các động mạch vân trong xa, động mạch quặt ngược
- Các biến đổi vòng động mạch não: do một nhánh của vòng động mạch thiểu sản hoặc
khơng có
1.Bất sản động mạch thơng trước
2. Bất sản P1 2 bên
3. Bất sản P1 một bên
4.Bất sản ĐM thông sau 1 bên
5. Giảm sản ĐM thông sau 1 bên
6. Bất sản ĐM thông thước + Bất sản ĐM thông sau 2 bên
7. Bất sản ĐM thông thước + Bất sản ĐM thông sau 1 bên
8. Bất sản ĐM thông thước + Bất sản P1 1 bên
9. Giảm sản ĐM thông trước + Giảm sản P1 1 bên
10 Giảm sản A1 1 bên + Bất sản thông sau 2 bên


11 Bất sản A1 1 bên + Bất sản thông sau 2 bên
12. Bất sản P1 1 bên + Bất sản thông sau 2 bên
13. Giảm sản P1 1 bên + Bất sản P1 đối bên
14. Giảm sản P1 1 bên + Bất sản ĐM thông sau 1 bên
15. Bất sản ĐM thông sau 2 bên
16. Giảm sản động mạch thông sau 2 bên
17. Bất sản động mạch thông sau 1 bên + ĐM thông sau + ĐM não sau bên cịn lại khơng hợp
nhất


Câu 2: 1 BN bị Hội chứng ống cổ tay, Mơ tả thần kinh đó + Áp dụng lâm sàng, ngoại khoa
của Hội chứng ống cổ tay
Nguyên uỷ: C5, C6, C7, C8 và D1
Được tạo nên bởi 2 rễ từ các bó ngồi và trong của đám rối cánh tay
Đường đi, liên quan, tận cùng: Thần kinh giữa chạy dài từ nách đến tận cùng bàn tay.
+ Vùng nách: Hai rễ thần kinh giữa vây quanh đoạn dưới cơ ngực bé của động mạch nách rồi
hợp lại ở ngoài động mạch nách
+ Vùng cánh tay : TK giữa đi cạnh động mạch cánh tay, trước tiên nằm ngoài động mạch sau đó
bắt chéo trước động mạch ở gần chổ bám cơ quạ cánh tay rồi đi xuống ở trong động mạch tới tận
hố khuỷu.
+ Vùng hố khuỷu: Nằm trong rãnh nhị đầu trong, sau cân cơ nhị đầu và trước cơ cánh tay
+ Vùng cẳng tay : Đi qua cẳng tay theo đường giữa cẳng tay, nó thường đi vào cẳng tay giữa 2
đầu cơ sấp tròn và được ngăn cách với động mạch trụ bởi đầu sâu của cơ này. Sau đó đi sau cầu
gân cơ gấp các ngón nơng rồi đi sau cơ gấp các ngón nơng, trước cơ gấp các ngón sâu,
+ Cổ tay: Trên hãm gân gấp 5cm, lộ ra ở bờ ngoài cơ gấp các ngón nơng và khi tới cổ tay thì qua
ống cổ tay, sau hãm gân gấp và trước các gân gấp nông
Nhánh bên:Các nhánh bên ở cẳng tay: Các nhánh cơ, tk gian cốt trước, nhánh nối với thần kinh
trụ và nhánh gan tay.
+ Các nhánh cơ: tách gần khuỷu, đi tới các cơ sấp trịn, gấp các ngón nơng, gấp cổ tay quay, gan
tay dài

+ TK gian cốt trước , đi cùng động mạch gian cốt trước , trước màng gian cốt, giữa cơ gấp các
ngón sâu và gấp ngón cái dài, phân nhanh vào cơ gấp ngón cái dài, phần ngồi cơ gấp các ngón
sâu và cơ sấp vng
+ Nhánh nối TK trụ: tách ở phần gần của cẳng tay để hòa nhập vào tk trụ
+ Nhánh gan tay tách ngay trên hãm gân gấp, phân nhanh da mô cái và vùng giữa gan tay
Nhánh tận: TK giữa tận cùng bờ dưới dãm gân gấp bằng cách chia các nhánh
+ Nhánh cơ: là nhành ngoài cùng, phân phối cơ gấp ngón cái ngắn, dạng ngón cái ngắn và đối
chiếu ngón cái
+ Các nhánh gan ngón tay: 2 tk gan ngón tay riêng và 2 tk gan ngón tay chung
2. Áp dụng lâm sàng, ngoại khoa- Dựa vào triệu chứng điểm hình để chẩn đốn tổn thương
thần kinh giữa: teo và yếu cơ dạng ngón cái, rối loạn cảm giác ngón cái, trỏ nhưng gan tay bình
thường
- Điều trị chỉ cần giải phóng ống cổ tay bị hẹp bằng cách rạch hãm gân gấp


Câu 3: Mô tả giải phẫu ứng dụng ống cơ khép, các thành phần đựng trong và ứng dụng
lâm sàng
Ống cơ khép có hình lăng trụ tam giác hơi bị xoắn vặn vào trong để bó mạch đùi đi từ khu trước
chạy ra khoeo ở sau.
- Vị trí : nằm ở phần dưới mặt trước trong đùi , chứa đoạn dưới động mạch đùi Giới hạn : đi từ đỉnh tam giác đùi đến lỗ gân cơ khép.
Các thành: - Ống có hình tam giác trên mặt cắt ngang với 3 thành
• Thành sau : cơ khép dài ở trên , cơ khép lớn ở dưới
• Thành trước ngồi : cơ rộng trong và vách gian cơ trong
• Thành trước trong : cơ may và mạc dưới cơ may( mạc rộng khép)
- Các thành phần bên trong:
+ động mạch đùi: tách ra nhánh gối xuống chọc qua mạc rộng khép ra nông cho 1 nhánh khớp
gối, 1 nhánh hiển xuống cẳng chân nuôi dưỡng vạt da trên trong cẳng chân
+ tĩnh mạch đùi: có 1 tm đùi đi kèm động mạch, bắt chéo sau động mạch từ trong ra ngoài
+ TK hiển: bắt chéo trước động mạch từ ngoài vào trong, xuống cảm giác khớp gối và mặt trên
trong cẳng chân

+ TK cơ rộng trong: chi phối cơ rộng trong
Ứng dụng lâm sàng liên quan đến ống cơ khép:
- Phẫu thuật đặt ống thông động tĩnh mạch đùi
- Phẫu thuật cắt cơ khép trong điều trị bại não
- Phẫu thuật chấn thương vùng đùi gây tổn thương động mạch đùi.
- Thần kinh hiển trong ống cơ khép có thể được phong bế giảm đau các phẫu thuật vùng gối


Câu 4: Mơ tả hình thể ngồi, liên quan của dạ dày và các áp dụng lâm sàng có liên quan.
HÌNH THỂ NGỒI:
- Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, phía trên nối với thực quản, phía dưới nối với tá tràng
(đoạn đầu của ruột non)
- Dạ dày là phần phình to nhất của hệ tiêu hóa, nằm ở vùng thượng vị và hạ sườn trái, ngay dưới
vòm hồnh trái
- Dạ dày rỗng có hình chữ J với hai thành trước và sau, hai bờ cong lớn và bé, hai đầu là tâm vị ở
trên và môn vị ở dưới.
- Các phần của dạ dày kể từ trên xuống dưới gồm: tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn vị và môn
vị.
Phần tâm vị: là vùng dạ dày vây quanh lỗ tâm vị
Đáy vị: là phần dạ dày phình to hình chỏm cầu nằm bên trái lỗ tâm vị và cách thực quản bởi
khuyết tâm vị
Thân vị: nằm giữa đáy vị và phần môn vị. Được giới hạn trên bởi mặt phẳng đi ngang qua lỗ
tâm vị và giới hạn dưới bởi mặt phẳng đi qua khuyết góc của bờ cong nhỏ và gh trái chổ phình
hang mơn vị của bờ cong lớn
Phần môn vị: nằm ngang, gồm hang môn vị và ống môn vị
Môn vị là đoạn tiếp theo của ống môn vị, là đầu dưới của dạ dày, nơi thông giữa dạ dày và tá
tràng qua lỗ môn vị.
Mạch máu và thần kinh:
- Các động mạch cấp máu cho dạ dày tách trực tiếp từ động mạch thân tạng hoặc gián tiếp từ các
nhánh của động mạch thân tạng

- Vòng động mạch bờ cong bé do động mạch vị trái, nhánh của động mạch thân tạng tiếp nối với
động mạch vị phải, nhánh của động mạch gan chung
- Vòng động mạch bờ cong lớn do động mạch vị mạc nối phải, nhánh của động mạch vị tá tràng,
nối tiếp với động mạch vị mạc nối trái, nhánh của động mạch lách
- Các tĩnh mạch đi kèm có tên giống với các động mạch. Chúng gián tiếp hoặc trực tiếp đổ vào
tĩnh mạch cửa
- Dạ dày được chi phối bởi dây thần kinh X và các sợi thần kinh từ đám rối thân tạng thuộc hệ
giao cảm
LIÊN QUAN:- Thành trước dạ dày có hai phần liên quan:
+ phần trên nằm sau cơ hoành và thành ngực, cơ hoành ngăn cách dạ dày với, màng phổi trái,
đáy phổi, màng ngoài tim, xương sườn và gian sườn 6-9, thùy gan trái lách giữa dạ dày và cơ
hoành
+ phần dưới nằm sau vùng thượng vị của thành bụng trước và gan
- Thành sau dạ dày liên quan qua túi mạc nối với thân và đuôi tụy, tỳ, tuyến thượng thận và thận
trái. Qua mạc nối lớn và mạc treo đại tràng, dạ dày liên quan với góc tá hỗng tràng và ruột non
- Bờ cong bé nằm gần động mạch thân tạng và được nối với gan bằng mạc nối nhỏ
- Bờ cong lớn có ba đoạn: đoạn nối đáy vị với cơ hoành bằng dây chằng hoành vị và liên quan
đến tỳ; đoạn trên của thân vị nối với tỳ bằng dây chằng vị tỳ; đoạn còn lại là nơi bám của dây
chằng vị đại tràng. Ba dây chằng bám vào bờ cong lớn là ba phần chính của mạc nối lớn
CÁC ÁP DỤNG LÂM SÀNG
1. Lỗ thủng mặt trước dịch chảy ra ổ bụng, lỗ thủng mặt sau dịch chảy ra túi mạc nối
2. Liên quan qua mạc treo đại tràng ngang nên có thể nối vị tràng qua mạc treo đại tràng ngang
3. Trong cắt dạ dày cần giải phóng các phương tiện cố định dạ dày
4. Do vòng động mạch bờ cong lớn cách bờ cong lớn khoảng 1.5 cm nên khi cắt dạ dày, chỉ cắt
các nhánh đi vào dạ dày, vẫn bảo vệ được vịng mạch để đảm bảo ni dưỡng mạc nối lớn
5. Do vòng động mạch bờ cong nhỏ nằm sát dạ dày nên khi cắt dạ dày, lúc cầm máu miệng nối,
phải khâu lấn vào thanh mạc cơ để cầm máu.


Câu 5. Mô tả các khoang cẳng chân

Mạc sâu cẳng chân bao bọc cẳng chân và liên tiếp ở trên với mạc đùi. Màng gian cốt, các vách
gian cơ (trước, sau, ngang) và thành xương cứng chia cẳng chân thành 4 khoang: khoang trước,
khoang ngoài, khoang sau sâu và khoang sau nông
a. Khoang trước:
* Giới hạn: thành trong là mặt ngoài xương chày, thành ngoài là vách gian cơ trước, thành trước
là mạc sâu cẳng chân, thành sau: màng gian cốt
* Thành phần: 4 cơ duỗi, các động tĩnh mạch chày trước, thần kinh mác sâu
- Các cơ trong khoang cẳng chân trước
•Cơ chày trước: ở trong nhất, áp vào mặt ngồi xương chày
•Cơ duỗi các ngón chân dài: ở ngồi nhất, áp vào vách gian cơ ngồi
•Cơ duỗi ngón chân cái dài: nằm giữa cơ chày trước và cơ duỗi các ngón chân dài, bám vào 1/3
giữa mặt trong xương mác và màng gian cốt đi xuống
•Cơ mác ba: nằm dưới và ngồi cơ duỗi các ngón chân dài, bám vào 1/3 dưới mặt trong xương
mác đi xuống
- Động mạch chày trước:
•Là một trong hai nhánh tận của ĐM khoeo, tách từ bờ dưới cơ khoeo, chạy qua bờ trên màng
gian cốt để ra khoang cẳng chân trước. Đi xuống theo đường nối một điểm ở ngay dưới bờ trong
chỏm xương mác với điểm nằm giữa hai mắt cá.
•Ở nửa trên, ĐM nằm giữa cơ chày trước ở trong và cơ duỗi các ngón chân dài ở ngồi.
•Ở nửa dưới, ĐM nằm giữa cơ chày trước và cơ duỗi ngón chân cái dài
•Ở cổ chân, ĐM bắt chéo sau gân cơ duỗi ngón chân cái dài, rồi chui dưới mạc hãm các gân duỗi
vào mu chân
•Các nhánh bên ở khoang trước: ĐM quặt ngược chày trước, ĐM mắt cá trước ngồi và trước
trong, các nhánh ni cơ
- Các tĩnh mạch chày trước: gồm 2 tĩnh mạch đi kèm hai bên động mạch và nối với nhau bởi
nhiều nhánh ngang nhỏ
- Thần kinh mác sâu:
•Là một trong hai nhánh tận của TK mác chung, từ nơi xuất phát nằm giữa xương mác và cơ mác
dài, TK mác sâu chọc qua vách gian cơ trước và cơ duỗi các ngón chân dài để vào khoang trước.
•TK gặp ĐM chày trước ở 1/3 trên cẳng chân và cùng ĐM đi xuống giữa cơ duỗi các ngón chân

dài và cơ chày trước.
•TK nằm ngoài ĐM, đến giữa cẳng chân thường bắt chéo trước ĐM vào trong, rồi cùng ĐM bắt
chéo sau gân cơ duỗi ngón cái dài và chui dưới mạc hãm các gân duỗi vào mu chân
•Trên đường đi TK tách cách nhánh vận động cho các cơ ở khoang trước.
b. Khoang ngoài:
* Giới hạn: thành trong là mặt ngoài xương mác, thành ngoài là mạc sâu cẳng chân, thành trước
là vách gian cơ trước, thành sau: vách gian cơ sau
* Thành phần: 2 cơ mác và TK mác nông
- Cơ mác dài: bám vào chỏm xương mác và 1/3 trên mặt ngoài xương mác, đi xuống che phủ và
trùm lên cơ mác ngắn
- Cơ mác ngắn: nằm dưới cơ mác dài, thấp hơn và ngắn hơn cơ mác dài
- TK mác nơng:
•Là một trong hai nhánh tận của TK mác chung, từ chỗ bắt đầu ở giữa cơ mác dài và xương mác,
TK đi xuống và ra trước ở giữa cơ mác dài và mác ngắn, đến 1/3 dưới cẳng chân xun qua mạc
sâu cẳng chân đi ra nơng.
•Tách ra các nhánh vận động cho cơ mác dài và mác ngắn.


c. Khoang sau sâu:
* Giới hạn: ở sau bởi vách gian cơ ngang, ở trước bởi mặt sau xương chày xương mác và màng
gian cốt
* Thành phần:
- Cơ khoeo: Đi từ LCN xương đùi đến mặt sau xương chày, che phủ mặt sau khớp gối, trên
đường bám cơ dép
- Cơ gấp các ngón chân dài: nằm trong nhất, bám từ giữa mặt sau xương chày, xuống dưới bắt
chéo ở sau cơ chày sau, chui qua hãm gân gấp ở sau ngồi cơ chày sau
- Cơ gấp ngón chân cái dài: nằm ngoài nhất, bám từ phần dưới mặt sau xương mác, chạy chếch
vào trong, đi qua hãm gân gấp ở ngoài cùng và sau cùng
- Cơ chày sau: nằm giữa cơ gấp các ngón chân dài và cơ gấp ngón chân cái dài, bám từ mặt sau 2
xương cẳng chân và màng gian cốt, đi xuống bắt chéo trước cơ gấp các ngón chân dài, chui qua

hãm gân gấp ở trước nhất, trong nhất.
- ĐM chày sau:
•Là 1 trong 2 nhánh tận của ĐM khoeo, vào khoang sau sâu cẳng chân qua cung cơ dép. Đi
xuống theo đường nối từ điểm nằm trong đường giữa bắp chân 1-2cm, ngang mức cổ xương mác
tới điểm nằm cách đều mắt cá trong và xương gót.
•2/3 trên ĐM nằm ngay sau cơ chày sau, trong khe giữa cơ gấp các ngón chân dài và cơ gấp
ngón chân cái dài, che phủ bởi vách gian cơ ngang và cơ tam đầu. Ở phía dưới chỉ có da và mạc
che phủ.
•Các nhánh bên: mũ mác, mác, các nhánh mắt cá trong, các nhánh gót.
- ĐM mác: là nhánh bên lớn nhất của ĐM chày sau, tách từ 3-4cm dưới cung cơ dép chạy chếch
ra ngoài rồi đi xuống dọc theo xương mác, lách giữa xương mác và chỗ bám cơ gấp ngón chân
cái dài vào xương mác.
- Các TM chày sau, TM mác: có 2 TM cùng tên đi cùng ĐM
- TK chày:
•TK đi trước cung cơ dép vào khoang sau sâu cẳng chân, đi cùng ĐM chày sau và nằm ngoài
ĐM, rồi cùng ĐM đi qua mạc hãm các gân gấp vào gan chân
•Các nhánh bên tách ở khoang sau: nhánh tới cơ dép, gấp các ngón chân, cơ chày sau, cơ gấp
ngón cái dài, nhánh gót trong
d. Khoang sau nơng:
* Giới hạn: ở trước bởi vách gian cơ ngang và vách gian cơ sau, ở sau bởi mặt mạc sâu cẳng
chân từ bờ trong xương chày đến chỗ bám vách gian cơ sau vào mạc sâu.
* Thành phần:
- Cơ tam đầu cẳng chân: gồm 2 đầu cơ bụng chân nằm ở sau bám từ LCN, LCT xương đùi và cơ
dép nằm trước bám từ 2 xương chày xương mác. Ba đầu đi xuống hợp lại thành gân gót bám vào
mặt sau xương gót.
- Cơ gan chân: là 1 cơ nhỏ bám từ LCN xương đùi, chạy xuống dưới nằm giữa cơ bụng chân và
cơ dép rồi hịa lẫn vào gân gót.


Câu 6. Mô tả nhánh bên của động mạch cảnh ngồi và các liên hệ lâm sàng có liên quan.

* Các ngành bên:
Động mạch cảnh ngoài tách ra 6 nhánh bên mang tên những vùng do chúng cấp máu:
+ Động mạch giáp trên tách ra ở mặt trước động mạch cảnh ngồi ngay dưới sừng lớn xương
móng, chạy ra phía trước, xuống dưới dọc theo bờ ngồi cơ giáp móng tới cực trên tuyến giáp.
Động mạch nối với động mạch giáp dưới (1 nhánh của thân giáp cổ thuộc động mạch dưới đòn)
+ Động mạch lưỡi tách từ mặt trước trong của cảnh ngoài, chạy chếch lên trên, vào trong rồi
chếch xuống dưới tới bờ sau cơ móng lưỡi và bị TK lưỡi bắt chéo, cho các nhánh trên móng,
lưng lưỡi và dưới lưỡi.
+ Động mạch mặt tách ra mặt trước đm cảnh ngồi, uốn cong lên trên, vịng trên tuyến dưới hàm
.tới góc hàm dưới ( nơi có thể sờ đc mạch đập) thì động mạch vịng lên để cấp máu cho mặt và
tiếp nối với động mạch mắt (ngành của động mạch cảnh trong) ở góc mắt trong.
+ Động mạch chẩm tách ra mặt sau ĐM cảnh ngoài đối diện nguyên ủy ĐM mặt chạy lên trên
dọc theo mặt sau bụng sau cơ hai bụng và bị thần kinh dưới lưỡi bắt chéo trước. Tiếp theo là bắt
chéo bó mạch cảnh trong, tách ra các nhánh tận cấp máu cho vùng lân cận chẩm (chũm, tai, ức
đòn chũm, chẩm) và một nhánh xuống nối tiếp với ĐM cổ sâu của thân sườn cổ.
+ Động mạch tai sau tách ra từ mặt sau cảnh ngoài chạy lên trên dưới bao tuyến mang tai tới
rãnh giữa sụn tai và mỏm chũm chia nhánh tận cho các vùng xung quanh (trâm chũm, tai sau,
tuyến mang tai).
+ Động mạch hầu lên là nhánh nhỏ nhất tách ra ngay trên nguyên ủy của giáp trên, chạy thẳng
lên giữa động mạch cảnh trong và thành bên hầu, cho các nhánh hầu, nhĩ dưới, màng não.
* Áp dụng lâm sàng:
- Các ngành của động mạch cảnh ngoài ở hai bên tiếp nối nhiều với nhau. Khi thắt động mạch
cảnh chung, máu từ động mạch cảnh ngoài bên đối diện đi qua các chỗ tiếp nối sang các ngành
của động mạch cảnh ngồi ở bên có động mạch cảnh chung bị thắt rồi chảy ngược tới chỗ chẽ
đôi của động mạch cảnh chung để vào động mạch cảnh trong. Đây là lý do khiến thắt động mạch
cảnh chung ít nguy hiểm hơn thắt động mạch cảnh trong.
- Thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu trong tai mũi họng, răng hàm mặt, sọ não


Câu 7: Mô tả Giải phẫu ứng dụng Động mạch thận, phân thùy thận theo động mạch + Áp

dụng lâm sàng.
Thường chỉ có 1 động mạch cho mỗi thận nhưng đơi khi có 2-3
Ngun ủy: tách từ động mạch chủ bụng ngang bờ trên đốt TLII hay thân đốt TLI khoảng 1cm
dưới nguyên ủy động mạch mạc treo tràng trên
Đường đi liên quan, kích thước: đi hơi ngang chếch xuống dưới và ra sau qua trước các trụ cơ
hoành và cơ thắt lung để tới rốn thận
- Động mạch thận phải dài hơn, hơi thấp hơn hoặc ngang mức động mạch thận trái, đi sau tĩnh
mạch chủ dưới, sau đoạn xuống tá tràng và đầu tụy
- Động mạch thận trái nằm sau tĩnh mạch thận trái, than tụy và tĩnh mạch lách
- Động mạch thường có kích thước phù hợp với chức năng của thận, trung bình 4.2 - 4.3 mm
(theo Trịnh Xuân Đàn)
Phân nhánh:
- Thường chia thành 2 ngành đi trước và sau bể thận, ngành trước thường chia làm 4 động mạch
phân thùy đi vào thận ở trước bể thận đó là các động mạch phân thùy trên, dưới, trước trên và
trước dưới
- Ngành sau đi phía trên bể thận rồi chạy vòng xuống dưới bắt chéo mặt sau bể thận
- Nhánh bên: ĐM thượng thận dưới, nhánh cho mô mỡ quanh thận, nhánh cho phần trên niệu
quản
- động mạch thận phụ: thực ra là một nhánh tách rời bất thường của động mạch thận, cấp máu
cho một phần nhu mô thận
+ Phân thùy thận theo động mạch thận:
Các vùng thận được cấp máu bởi động mạch phân thùy được gọi là các phân thùy thận
Phân thùy trên chiếm phần trong của cực trên
Phân thùy dưới chiếm toàn bộ 2 mặt trước và sau của cực dưới
Phân thùy trước trên nằm ở mặt trước, ngay dưới phân thùy trên
Phân thùy trước dưới nằm ở mặt trước, ngay trên thùy dưới
Phân thùy sau bao gồm toàn bộ vùng sau thận mà ở giữa các phân thùy trên và dưới
Áp dụng lâm sàng:
- Trong ghép thận thường lấy thận trái ghép vào hố chậu phải vì tĩnh mạch thận dài và nằm trước
động mạch

- Khi thận tổn thương có thể cắt thân theo phân thùy nếu không bảo tồn được
- Động mạch phân thùy sau nằm phía trên rốn thận sau đó mới quặt xuống dưới cấp máu cho
phân thùy sau nên có thể mở vào bể thận mà khơng đứt động mạch
- Trong trường hợp lấy sỏi khó có thể mở bể thận kèm cắt cực dưới để lấy sỏi mà khơng ảnh
hưởng phần cịn lại
- Trong trường hợp có động mạch thận phụ làm hẹp khúc nối bể thận niệu quản , không được
thắt mạch mà phải chuyển đạo niệu quản tránh hoại tử cực dưới thận do các nhánh cung không
nối với nhau.


Câu 8 : Phân thùy gan theo TTT ( 1962)
Dựa theo sự phân chia của đường mật , đã đưa ra 1 số đề nghị mới nhằm thống nhất danh pháp
giải phẫu phân thùy gan giữa các tác giả Pháp và Anh, Mỹ ( tại Hội nghị KH trường DHYHN lần
I, 1962).
Trái với Anh- Mỹ , chữ “ thùy” chỉ để dành gọi 2 thùy phải và trái cổ điển ngăn cách nhau bởi
khe rốn
Còn 2 phần được dẫn lưu bởi ống gan phải và ống gan trái được gọi là “nửa gan hay gan phải
và trái”, ngăn cắt bởi khe chính hay khe dọc giữa.
Mỗi nửa gan được chia thành 2 “ phân thùy”: dựa theo các tác giả Anh-Mỹ+ Nửa gan phải
được chia thành 2 “ phân thùy trước và sau”, ngăn cách nhau bởi khe phải hay khe bên phải
+ Nửa gan trái được chia thành 2 “phân thùy giữa và bên” ngăn cách nhau bởi khe rốn
+ Riêng thùy đuôi cổ điển tạo thành “ phân thùy lưng”.
Các phân thùy nhỏ được chia hay không chia thành những đơn vị nhỏ hơn , gọi là “ hạ phân
thùy”, đánh số theo số thứ tự La Mã từ I đến VIII” như các phân thùy của Couinaud. Cụ thể như
sau :
+ Thùy đuôi hay thùy lưng không chia, được coi như hạ phân thùy I.
+ Phân thùy bên hay thùy trái cố điển chia thành 2 hạ phân thùy II và III, ngăn cắt nhau bởi
khe bên trái
+ Phân thùy giữa không chia, được đánh số thứ tự như hạ phân thùy IV.
+ Phân thùy trước chia thành 2 hạ phân thùy V và VIII.

+ Phân thùy sau chia thành 2 hạ phân thùy VI và VII
Tóm lại : Gan được chia làm 2 thùy, 2 nửa gan, 5 phân thùy và 8 hạ phân thùy. Trong đó :
+ Tên gọi xác định của các phân thùy là do các tác giả Anh, Mỹ
+ Các nửa gan và hạ phân thùy là theo các tác giả Pháp
+ Sự sắp xếp hệ thống các đơn vị phân chia theo hai thùy phải – trái cổ điển và theo thứ tự các
cấp bậc phân chia I,II,III của đường mật ( thùy, nửa gan, phân thùy, hạ phân thùy ) là đề nghị
của Việt Nam nhằm thuận lợi cho các nhà phẫu thuật thực hiện các kiểu cắt gan khác nhau.
Các khe phân thùy : Có 4 khe chính được công nhận bởi các tác giả khác nhau. Song tên gọi và
giới hạn được mơ tả ít nhiều khác nhau bởi các tác giả khác nhau, có thể mơ tả điển hình như sau
( Trịnh Văn Minh.L.A PTS, 1982) :
Khe chính hay khe dọc giữa được giới hạn ở mặt hoành của gan bởi một đường đi từ bờ trái TM
chủ dưới đến khuyết túi mật, và ở mặt tạng là 1 đường chạy dọc theo đáy hố túi mật qua cửa gan
tới bờ trái TM chủ dưới.
Khe phải được giới hạn ở mặt hoành bởi 1 đường đi từ bờ phải TM chủ dưới sau gan, chạy
ngang dưới chỗ bám dây chằng vành độ 0,5-1cm, đến gần dây chằng tam giác phải thì vịng ra
trước và xuống dưới , chạy song song với bờ phải của gan , cách bờ đó độ 2 khốt ngón tay ( 34cm), tới 1 điểm ở dưới bờ gan cách đều khuyết túi mật và và góc gan phải.Ở mặt tạng, khe phải
bắt đầu từ điểm nói trên ( ở dưới bờ gan), chạy song song với bờ phải hố túi mật, qua đầu phải
cửa gan và tới bờ phải TM chủ dưới.
Khe rốn được xác định ở mặt hoành gan bởi đường bám của dây chằng liềm, thường lệch sang
bên trái đường đó 1 chút; và ở mặt tạng bởi khe dây chằng tròn và khe dây chằng TM.
Khe bên trái được giới hạn ở mặt hoành gan bởi 1 đường cong nhẹ chếch sang trái và hơi ra
trước, đi từ 1 điểm các đều bờ trái TM chủ dưới trên gan độ 1cm đến 1 điểm bờ trái thùy gan
cách góc gan trái khoảng 2/5- 1/3 chiều dài của bờ đó; ở mặt tạng bởi 1 dường chạy ngang từ
trước đầu trái của gan độ 1-2 cm đến điểm nói trên


Câu 9: trình bày tĩnh mạch cửa (nguyên ủy, đường đi, liên quan, nhánh bên, ngành tận,
vòng nối, những bất thường) và các liên hệ lâm sàng có liên quan?
-Nguyên ủy:TMC được hợp thành ở sau nửa trên cổ tụy (sau khúc I của tá tràng) bởi 3 TM: TM
mạc treo tràng trên (thu nhận máu của ruột non, ĐT lên và nửa P ĐTN), TM lách, TM mạc treo

tràng dưới (thu nhận máu của nửa T ĐTN, ĐT xuống, ĐT sigma và phần trên trực tràng).
(Thường thì TM lách nhận thêm TM mạc treo tràng dưới rồi hợp vs TM mạc treo tràng trên để
tạo thành TM cửa.)
-Đường đi: Chạy từ chỗ nguyên ủy nằm sau nửa trên cổ tụy chếch lên trên, sang phải và ra
trước. Chui vào giữa 2 lá mạc nối nhỏ, cùng ĐM gan riêng, đường mật, bạch huyết và thần kinh
gan tạo lên cuống gan.
-Liên quan: Trong cuống gan, tĩnh mạch cửa nằm sau cùng, ĐM gan riêng ở trước và bên trái,
đường mật ở trước nữa và bên phải.
-Nhánh bên
TM vị trái: chạy ngược dịng vs ĐM cùng tên, sau đó chạy theo ĐM gan chung, đổ vào bờ trái
thân TM cửa ở cuống gan
TM vị phải: chạy ngược dòng DDM cùng tên, đổ vào mặt trước thân TMC, cao hơn chỗ đổ TM
vị trái
TM tá tụy trên sau: đổ vào phần dưới bờ P thân TMC
TM túi mật: đổ vào mặt trước, phân trên thân hoặc đơi khi vào ngành phải TMC
Ngồi ra cịn TM trước mơn vị, TM vị mạc nối P, các TM tá tụy dưới và các TM cạnh rốn.
-Ngành tận: Tận hết tại của gan bằng cách tách 2 nửa trái phải cho 2 nửa gan tương ứng
-Vòng nối
Hệ TMC nối thông vs hệ TM chủ bởi 3 vịng nối chính:
+ Vịng nối thực quản: giữa các nhánh thực quản của TM vị trái (hệ TMC) với các TM thực quản
của TM đơn (hệ TM chủ)
+ Vòng nối quanh trực tràng: giữa các nhánh tận của TM trực tràng trên của TM MTTD (hệ
TMC) với nhánh của TM trực tràng giữa và TM trực tràng dưới của TM chậu trong (hệ TM chủ)
+ Vòng nối quanh rốn: giữa các TM cạnh rốn quanh dây chằng tròn (hệ TMC) với nhánh quanh
rốn của TM thượng vị trên và thượng vị dưới (hệ TM chủ)
(Ngồi ra cịn 1 số vịng nối phụ nhỏ giữa các nhánh của TM lách với TM thận trái và giữa các
nhánh TM đại tràng với các TM thắt lưng.)
-Những bất thường
+ Biến đổi về nguyên ủy: có trường hợp TM mạc treo tràng dưới đổ vào TM mạc treo tràng trên
hoặc đổ trực tiếp vào chỗ hợp lưu của 2 TM kia (nguyên ủy tam hợp)

+ Biến đổi ngành bên: có thể có ít nhiều thay đổi về vị trí tận cùng của chúng, ví dụ TM vị trái
dổ thấp vào TM lách
+ Biến đổi về liên quan: dị dạng bất thường như thân TMC nằm trước tá tụy
+ Biến đổi về ngành cùng: 1 số biến đổi:
TMC chia 3 thành TM phân thùy bên P, phân thùy giữa P và ngành trái TMC.
TMC chia đôi lệch do TM phân thùy giữa P tách ra từ ngành trái TMC.
TM bên T tách thấp từ thân TMC
+ Biến đổi về phân chia trong gan: nhiều biến đổi đa dạng phong phú
-Liên hệ lâm sàng
Khi bị cản trở đường dẫn lưu máu qua gan như trong bệnh xơ gan làm tăng áp lực TMC: các
vòng nối sẽ phát triển mạnh, gây giãn các TM vùng tương ứng, tạo tuần hoàn bàng hệ đi ngược


trở về hệ TM chủ, ví dụ giãn tĩnh mạch thực quản, giãn TM trực tràng và vỡ bệnh trĩ), giãn TM
quanh rốn gây hiện tượng “đầu rắn tủa”. Ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan


Câu 10: Trình bày đường mật ngồi gan và các liên hệ lâm sàng có liên quan.
1. Đường mật ngồi gan gồm đường mật chính và đường mật phụ:
a. Đường mật chính gồm: các ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.
-Các ống gan phải và trái đi ra khỏi gan và hợp lại ở gần đầu phải của cửa gan tạo thành ống gan
chung.
-Ống gan chung dài khoảng 3cm, ĐK khoảng 5mm, chạy xuống bắt chéo trước nhánh phải của
ĐM gan riêng rồi đi xuống ở bên phải ĐM gan riêng, phía trước TM cửa và cùng với ống túi mật
hợp nên ống mật chủ.
-Ống mật chủ dài khoảng 7,5cm, ĐK khoảng 6mm, chạy xuống dưới và ra sau trong bờ phải mạc
nối nhỏ, ở phía trước phải so với TM cửa và bên phải so với ĐM gan riêng. Sau đó, nó đi ở sau
phần trên (D1) tá tràng (cùng ĐM vị tá tràng ở bên trái) rồi chạy trong một rãnh ở mặt sau đầu
tụy. Tại bờ trái phần xuống (D2) tá tràng, ống mật chủ tiến sát lại ống tụy và chúng kết hợp với
nhau tạo nên bóng gan-tụy. Bóng gan-tụy mở vào phần xuống tá tràng ở đỉnh nhú tá tràng lớn.

b. Đường mật phụ gồm: túi mật và ống túi mật
- Túi mật: là 1 túi hình quả lê nằm trong hố túi mật ở mặt tạng của gan, chạy xuống dưới ra trước,
từ đầu phải cửa gan tới bờ dưới của gan. Mặt trên của nó được gắn với gan bởi mô liên kết, mặt
dưới được phúc mạc phủ. Túi mật có kích thước khoảng 8cm chiều dài và 3cm bề ngang với cấu
tạo gồm: một đáy, một thân và một cổ.
+ Đáy túi mật: là đầu phình nhơ ra trước, sang phải, xuống dưới vượt quá bờ dưới gan qua khuyết
túi mật tiếp xúc với thành bụng trước tại nơi mà bờ ngoài cơ thẳng bụng bắt chéo bờ sườn phải.
+Thân túi mật: chạy ra sau và liên tiếp với cổ túi mật tại đầu phải của cửa gan.
+Cổ túi mật: nó uốn cong lên trên và ra trước rồi lại gấp ra sau và xuống dưới trước khi liên tiếp
với ống túi mật. Có một chỗ thắt giữa cổ và ống túi mật.
-Ống túi mật: dài 3-4cm, rộng 3-4mm từ cổ túi mật chạy xuống dưới và sang trái hợp với ống gan
chung tạo nên ống mật chủ. Nó dính với ống gan chung một đoạn ngắn trước khi đổ vào ống mật
chủ. Niêm mạc ống túi mật có 5-12 nếp hình liềm gọi là nếp xoắn.
c. Sự cấp máu:- Túi mật: ĐM túi mật-thường tách ra từ nhánh phải của ĐM gan riêng, một số
trường hợp ĐM túi mật xuất phát thấp hơn hay cao hơn (trực tiếp từ ĐM gan riêng, ĐM vị tá
tràng…).
- Ống túi mật, các ống gan và phần trên của ống mật chủ: đc cấp máu bởi các nhánh nhỏ của ĐM
túi mật, ĐM gan riêng và ngành của nó.
- Phần dưới của ống mật chủ: đc cấp máu bởi các nhánh của ĐM tá tụy trên sau
2. Các liên hệ LS có liên quan:Hiểu rõ giải phẫu của đường mật ngồi gan giúp:
- Giải thích các triệu chứng LS, định hướng chẩn đốn các bệnh lý đường mật
VD: vị trí đau trong bệnh đường mật là ở HSP, triệu chứng phân bạc màu gặp trong tắc nghẽn
đường mật chính (tắc đường mật phụ thường k gặp triệu chứng này) …
-Phát hiện được các trường hợp giải phẫu bất thường, phục vụ cho chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu
khoa học.
- Hạn chế sai sót trong phẫu thuật, thủ thuật liên quan đến đường mật và các cơ quan xung quanh
(cắt túi mật, cắt, ghép gan, phẫu thuật lấy sỏi OMC…)
VD: + Trong phẫu thuật cắt túi mật, cần phẫu tích chính xác ĐM túi mật và ống túi mật trước khi
xác định cắt để tránh làm tổn thương các cấu trúc khác (thắt nhầm ĐM gan riêng, thắt nhầm ĐM
gan phải...).



+ Khi phải thắt ĐM gan riêng, ĐM gan phải do chấn thương, cắt gan (làm ảnh hưởng ĐM túi
mật) thì phải cắt túi mật để tránh hoại tử…
-Có thể cắt bỏ túi mật, ống túi mật (đường mật phụ) mà vẫn duy trì chức năng bài xuất mật.



×