Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giới thiệu về Hoa Cúc (tiếp theo) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.03 KB, 7 trang )

Giới thiệu về Hoa Cúc (tiếp theo)
Côn trùng và bệnh dịch
Sự phát triển của cây hoa cúc thường bị ảnh hưởng bởi những kẻ thù
sinh học như côn trùng, nấm, vi khuẩn và giun tròn tấn công cây. Có thể mô
tả như sau:
A. Côn trùng phá hoại
1. Côn trùng thuộc họ bướm (sâu vẽ bùa, sâu ngài đêm, sâu bore và
sâu bướm) - loại côn trùng này thường ăn lá, thân và hoa và làm cho cây bị
hư hại. Chúng tạo ra những lỗ to không bình thường trên phiến lá và cánh
hoa và khoan vào thân và nhụy hoa. Nếu lá hoa bị sâu ăn nhiều quá, lá sẽ bị
hư hại nặng và sẽ bị rụng. Có thể trừ diệt côn trùng này bằng cách xịt thuốc
Malathion, Lannate hay Diazinon.
2. Rệp vừng – là loại côn trùng thân mềm, nhỏ, có màu vàng xanh
đến xanh oliu đậm; ăn mặt dưới của lá và làm hại cây bằng cách hút nhựa.
Lá bị cong ở rìa, trở nên nhăn nheo, hình dáng xấu, và phai màu. Nếu bị hư
hại nặng lá hoa sẽ bị còi cọc. Có thể ngăn ngừa bằng cách sử dụng
Malathion, Carbaryl, Diazinon và Hostathion.
3. Ruồi trắng – Loại côn trùng có vảy, màu trắng thường thấy bên
dưới phiến lá. Nếu bị tấn công nhiều thì lá sẽ bị vàng và hoại tử. Có thể đối
phó bằng cách xịt nước xà bông và tỏi.
4. Bọ trỉ (Thrip) – Phá hoại nụ và hoa đang nở bằng cách hút nhựa
cây tạo ra những đốm cheat trên hoa. Sử dụng Azodrin, Thiodan, Gusathion
và Dicarson để tiêu diệt.
5. Ve – Nhộng và ve trưởng thành thường làm cho lá vàng và có
những đường mảng giống như mạng nhện trên lá. Chúng tấn công mặt bên
dưới lá. Khi bị tấn công ở giai đoạn đầu, trên lá xuất hiện những đốm màu
đỏ máu và sau đó là chuyển sang màu nâu. Tiêu diệt bằng cách xịt bột Sulfur
hay dung dịch thuốc tím đồng yếu.
6. Sâu lá – Nhộng và sâu trưởng thành có thể gây hại cho cây cùng
một lúc, chích vào hoa chất độc tạo ra những vết cháy và làm cho lá hoa
chuyển sang màu vàng và nâu. Ngoài ra, lá còn bị giòn và không thể thực


hiện quá trình thay đổi chất. Có thể dùng Lannate, Thiodan và Gusathion để
tiêu diệt.
7. Giun tròn thắt gút rễ - Gây ra hiện tượng phồng lên ở chỗ thắt gút
của rễ gọi là mụn cây. Có thể khống chế bằng cách sử dụng Nemacur và
Nemagon.
B. Bệnh dịch
1. Botrytis – Do điều kiện nóng ẩm tạo ra, đặc biệt là khi nhiệt độ
75
0
F. Có thể sử dụng một cái quạt thông gió tốt có thể giúp hạn chế khả
năng nhiễm bệnh. Có thể khống chế Botrytis rất hiệu quả bằng Captan.
2. Đốm lá (Cercospora) – Trên lá có những đốm bất thường, góc
cạnh hay tròn màu nâu nhạt với những đường viền mập mờ. Thời kỳ đầu
nhiễm bệnh, vùng hoại tử chuyển sang màu xám nhạt và bị mỏng đi, cuối
cùng tạo một cái lỗ cạn. Hãy xịt Benlate hay Alliete nửa tháng một lần.
3. Thân mục rữa Fusarium - Ở cây bị tổn thương, xuất hiện vùng ướt
sũng nước màu nâu nhạt trên thân hoa. Thời kỳ đầu nhiễm bệnh, thân mục
rữa do sự phát triển từ trắng sang hồng của nấm. Khống chế bằng thuốc diệt
nấm Dithane và Thiophanate methyl.
4. Nấm mốc bột – Triệu chứng xuất hiện dưới dạng hạt nhỏ, màu rất
nhạt từ những đốm bột trắng. Hãy sử dụng thuốc diệt nấm Baycor, Vitigran
Blue hay Antracol.
5. Héo lá Fusarium – Biểu hiện của bệnh là đầu thân hoa bị vàng, lá
héo và chết, và mô cây biến thành màu nâu. Khi cây bị nhiễm bệnh, hãy nhổ
và đốt cây bệnh đi.
6. Gỉ sét – Đầu tiên xuất hiện lốm đốm vàng xanh. Cuối cùng những
nốt mụn màu da bò (Telia) lan ra ở bề mặt bên dưới những lốm đốm này.
Bào tử phát triển nhanh ở những nốt mụn này dưới điều kiện ẩm. Hãy sử
dụng thuốc diệt nấm như Dithane, Baycor, Daconil và Thiophanate methyl.
Chương trình xịt phòng bệnh

Để có thể sản xuất loại hoa đạt chất lượng cao nhất, nông trại phải có
kế hoạch phòng ngừa bệnh dịch. Như vậy phải thực hiện chương trình xịt
thuốc phòng ngừa bệnh. Chương trình này chia làm 3 giai đoạn phát triển
của hoa cúc. Mỗi giai đoạn và chương trình xịt thuốc sẽ trình bày chi tiết
sau. Xin lưu ý là nhà nông phải tuân thủ những chỉ dẫn về lượng thuốc ghi
trên nhãn hiệu. Nếu không có chỉ dẫn rõ ràng, phải liên lạc với nhà sản xuất
hoặc nhà phân phối.
Ngay sau khi trồng hoa, xịt Thiophanate methyl (ngăn ngừa botrytis)
và Alliete (ngăn ngừa pythium) và Validacin hay Iptodione (ngăn ngừa
rhyzoctonia)
Giai đoạn 1. (Sau khi sang luống cho đến khi cây cao 40cm hay sau
4 tuần).
Xịt luân phiên hàng tuần hỗn hợp A và hỗn hợp B
Hỗn hợp A Malathion (ngăn ngừa sâu vẽ bùa, ấu trùng… )
Dithane (ngăn ngừa nấm mốc,gỉ sắt… )
Hỗn hợp B Malathion (ngăn ngừa sâu vẽ bùa, ấu trùng… )
Daconil (ngăn ngừa nấm mốc, gỉ sắt… )
Giai đoạn 2. (Khi cây cao 40cm cho đến khi ra chồi, nụ màu)
Xịt luân phiên hàng tuần hỗn hợp A và hỗn hợp B
Hỗn hợp A Malathion (ngăn ngừa sâu vẽ bùa, ấu trùng… )
Baycor (ngăn ngừa bệnh nấm)
Hỗn hợp B Malathion (ngăn ngừa sâu vẽ bùa, ấu trùng… )
Baycor (ngăn ngừa nấm bệnh)
Lannate (ngăn ngừa sâu ngài đêm, rệp, thrip, muỗi trắng… )
Giai đoạn 3. (khi cây ra nụ đến khi thu hoạch)
Xịt luân phiên hàng tuần hỗn hợp A và hỗn hợp B
Hỗn hợp A Hostathion( ngăn ngừa sâu vẽ bùa, ấu trùng… )
Baycor (ngăn ngừa bệnh nấm)
Hỗn hợp B Hostathion (ngăn ngừa sâu vẽ bùa, ấu trùng… )
Baycor (ngăn ngừa bệnh nấm)

Lannate (ngăn ngừa sâu ngài đêm, rệp, thrip, muỗi trắng… )
Người xịt thuốc phải tự bảo vệ mình, tránh tiếp xúc trực tiếp với
dung dịch thuốc bằng cách sử dụng các dụng cụ an toàn khi xịt thuốc. Đó là
mặt nạ hô hấp, kính che mắt, khăn trùm đầu, áo tay dài, và ủng caosu.
Ngắt cành
Một điều rất quan trọng cần lưu ý là cây hoa cúc mọc ra rất nhiều
cành non và có thể ra hoa rất nhiều, nhưng hoa sẽ rất nhỏ và chất lượng
không tốt mấy. Vì thế, điều cần thiết là hạn chế sự phát triển quá giới hạn
nếu chúng ta chú trọng đến chất lượng hoa.
Ngắt cành là ngắt bỏ đầu cành hay cả cành chính để thúc đẩy sự phát
triển các nhánh ở bên ra những bông hoa chính của cây. Có thể ngắt bỏ đầu
của các nhánh bên, và thực hiện sau khi sang luống 2 tuần.
Tỉa chồi
Tỉa chồi là cắt bỏ đi những chồi hoa không thích hợp và chỉ để lại
những chồi tốt nở thành hoa. Thông thường, chỉ để lại chồi mọc sau cùng.
Ngoài ra ngắt đi các chồi ở giữa chùm hoa sẽ cải thiện hình dáng hoa. Hãy
làm việc này 3 tuần trước khi thu hoạch.
Giăng lưới
Hoa cúc khi nở ra có trọng lượng rất nặng, đặt biệt là thời gian gần
thu hoạch. Để nâng đỡ cây, hãy dùng dây rơm dựng dọc theo luống hoa
thành mắt lưới. Cách làm lý tưởng là mỗi m
2
có 64 mắt lưới và mỗi cây ở
trong một lỗ mắt lưới. Mắt lưới nâng đở được giăng cách mặt đất 31cm dọc
theo cây. Phần lún xuống giữa các mắt lưới thì có thể sử dụng cây tre để
chống ở các mặt bên tại nhiều điểm khác nhau.
Chế độ sáng tối
Cây hoa cúc cần chế độ ngày dài cho sự phát triển dinh dưỡng. Hãy
cung cấp ánh sáng tối thiểu 13 giờ/ngày cho cây, nếu không cây sẽ đâm chồi
hoa sớm. Nhìn chung, cây hoa cúc cần ánh sáng 100 watt trên diện tích 6m

2
.
Dùng bóng đèn có ánh sáng chói rực có thể đáp ứng nhu cầu ánh sáng của
cây.
Ngoài ra, để hình thành nụ hoa, cần tối thiểu 13 giờ bóng tối. Chú ý
không để cho cây ra nụ trước khi cây đạt chiều cao 40cm trên đất trồng.
Cây trong vườn ươm phải được cung cấp thêm ánh sáng để cây phát
triển khỏe mạnh.
Thu Hoạch
Kiểu hoa cúc chùm được thu hoạch khi hoa ở giữa nở hoàn toàn và
các hoa xung quanh cũng phát triển tốt.
Cắt cành hoa bằng một cái kéo cắt bén. Cắt cách mặt đất 15cm. Thân
hoa phải mềm ở ngay chỗ vết cắt vì các mô cứng có thể không hút nước tốt.
Tuy nhiên có thể giải quyết vấn đề này bằng cách ép nhẹ phần cuối của thân.
Ngắt bỏ phần lá ở cuối thân để tránh làm hôi nước.
Cách xử lý thích hợp hoa cắt cành sau khi thu hoạch và mang đến nơi
phân loại là rất cần thiết trong việc duy trì chất lượng hoa. Thời tiết nóng và
hoa héo có thể xảy ra trong giai đoạn này. Hoa thu hoạch có độ dài và kích
thước hoa bằng nhau được bó lại với nhau thành chục trong giấy potylen và
cột bằng dây cao su. Đầu bó hoa được mở ra để không khí có thể lưu chuyển
và bớt hơi nóng, tránh giập hoa. Sau đó cho bó hoa vào chậu nước.

×