Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã vùng cao huyện tân lạc tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.94 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐINH XUÂN ĐÔNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TỒN
TẠI CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN TÂN LẠC
TỈNH HỊA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN QUANG HÀ

Hà Nội, 2023


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tơi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn do tơi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan, không sao chép và chưa từng dùng


bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
rõ ràng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày ... tháng 8 năm 2023
Người cam đoan

Đinh Xuân Đông


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cơ giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Luận văn đã hồn thành, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Quang Hà, người đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy, các cô giáo Trường Đại
học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc; các
cơ quan, đơn vị thuộc huyện; Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Quyết Chiến, xã Vân
Sơn, xã Ngổ Luông đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích
tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày ... tháng 8 năm 2023
Học viên

Đinh Xuân Đông


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC VIẾT TĂT ...................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HỘP ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN .........................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau an toàn ...............................................5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................5
1.1.2. Đặc điểm sản xuất rau an toàn ..................................................................7
1.1.3. Nội dung nghiên cứu và phát triển rau an toàn .......................................10
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn .....................................13
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn ..........................................16
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau an toàn của một số địa phương trong
nước ....................................................................................................................16
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sản xuất rau an toàn trên địa
bàn huyện Tân Lạc .............................................................................................19

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........21
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình .....................................21
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Tân Lạc ....................................................21
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tân Lạc ..........................................24
2.1.3. Tình hình văn hóa - xã hội .......................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................30
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................30
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................33
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................34


iv

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................36
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh
Hịa Bình ................................................................................................................36
3.1.1. Thực trạng về quy mô, năng suất, sản lượng trong sản xuất rau an toàn
tại huyện Tân Lạc ...............................................................................................36
3.1.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; tiêu thụ .................................39
3.1.3. Áp dụng khoa học và kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất rau an toàn ....45
3.1.4. Hiệu quả phát triển sản xuất rau an tồn của các hộ nơng dân ..............48
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an tồn trên địa bàn huyện
Tân Lạc tỉnh Hịa Bình ..........................................................................................54
3.2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước.............................................................54
3.2.2. Các yếu tố liên quan tới người sản xuất ..................................................57
3.3. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện
Tân Lạc trong thời gian tới ....................................................................................64
3.3.1. Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Tân Lạc ...64
3.3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã vùng
cao trên địa bàn huyện Tân Lạc .........................................................................66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC VIẾT TĂT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

LĐTB&XH


Lao động - Thương binh và xã hội

LHQ

Liên Hợp Quốc

NN và PTNT Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
RAT

Rau an tồn

UBND

Ủy ban nhân dân

TTDVNN

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HỘP
Bảng 2.1. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................31
Bảng 2.2. Dung lượng mẫu điều tra các đối tượng nghiên cứu ................................32
Bảng 3.1. Tình hình phát triển về quy mơ diện tích rau su su an toàn trên địa bàn
huyện Tân Lạc, giai đoạn 2020 - 2022......................................................................36
Bảng 3.2. Sự thay đổi diện tích cây rau su su và cây ngô tại huyện Tân Lạc thời gian
qua .............................................................................................................................38
Bảng 3.3. Hình thức tổ chức sản xuất rau su su an toàn tại huyện Tân Lạc .............39

Bảng 3.4. Thị trường tiêu thụ ngọn rau su su an toàn tại huyện Tân Lạc giai đoạn
2020 - 2022 ...............................................................................................................43
Bảng 3.5. Tình hình tiêu thụ ngọn rau su su an tồn tại 2 xã Quyết Chiến và Vân
Sơn năm 2022............................................................................................................44
Hộp 3.1. Ý kiến về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an tồn tại xã Quyết
Chiến .........................................................................................................................44
Bảng 3.6. Tình hình sử dụng phân bón ở các hộ điều tra .........................................46
Bảng 3.7. Nguồn nước sử dụng sản xuất rau an toàn................................................47
Bảng 3.8. Chi phí bình qn cho 1 ha/vụ rau su su ở các hộ điều tra tại huyện Tân
Lạc .............................................................................................................................48
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau su su an toàn của các hộ điều tra ..............52
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế bình qn/1ha rau su su an tồn so với cây ngô..........53
Bảng 3.11. Đánh giá của các hộ sản xuất RAT về các chính sách hỗ trợ hiện nay ....56
Bảng 3.12. Các nhóm đất chính trên địa bàn huyện Tân Lạc ...................................57
Hộp 3.2. Ý kiến về nguồn vốn dùng trong sản xuất rau su su ..................................59
Bảng 3.13. Nguồn vốn đầu tư của các hộ sản xuất rau an tồn ................................59
Bảng 3.14. Trình độ của các hộ điều tra sản xuất rau an tồn ..................................60
Bảng 3.15. Tình hình tập huấn kỹ thuật sản xuất rau su su an toàn tại huyện Tân Lạc
giai đoạn 2020 - 2022 ................................................................................................61
Bảng 3.16. Ảnh hưởng trình độ kỹ thuật của chủ hộ đến hiệu quả kinh tế sản xuất
rau an tồn (Bình qn 1 ha/vụ) ................................................................................62


vii

Bảng 3.17. Tình hình tiêu thụ rau su su của hộ khi tham gia HTX ..........................63
Hộp 3.3. Ý kiến lãnh đạo huyện Tân Lạc về định hướng phát triển kinh tế .............68
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 3.1. Mơ hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau su su an tồn tại huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình ....................................................................................................41



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh, đất canh tác nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp, những năm gần đây, cùng với các địa phương khác trong tỉnh,
huyện Tân Lạc đã và đang chủ trương thúc đẩy nơng nghiệp sạch, trong đó sản xuất
rau an tồn được đặc biệt chú trọng, nhằm gia tăng thu nhập cho nông dân lại giữ
được môi trường trong sạch, đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất và sản phẩm đầu
ra an tồn cho người tiêu dùng.
Có thể nhận thấy, nhu cầu của người tiêu dùng về rau sạch ngày càng cao.
Bên cạnh đó, nhu cầu về các sản phẩm rau an toàn ở các bếp ăn tập thể phục vụ các
công ty, bệnh viện, trường học, nhà hàng... cũng là những thị trường tiềm năng và là
đích đến cho rau an toàn của huyện.
Việc sản xuất rau an toàn ở 3 xã vùng cao huyện Tân Lạc hiện nay có nhiều
cơ hội và cũng khơng ít thách thức. Các xã vùng cao huyện Tân Lạc có nhiều lợi thế
như: đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng; khí hậu mát mẻ, ơn hịa;
ngồi phục vụ nội tỉnh, sản phẩm rau an tồn cịn cung cấp cho thành phố Hà Nội và
các tỉnh lân cận. Xác định được thế mạnh này, huyện đã tập trung phát triển nông
nghiệp sạch, nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường ứng dụng công
nghệ cao, xây dựng liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm nông sản, đồng thời thực hiện
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, kết hợp triển thực hiện các
chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp sạch, qua đó khuyến khích được các tổ
chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất.
Trên địa bàn huyện Tân Lạc việc sản xuất rau an toàn đã được thực hiện từ
năm 2008 nhằm mục tiêu phát triển sản xuất bền vững và tăng sản xuất rau an toàn
thay các loại cây trồng truyền thống ở vùng cao kém hiệu quả. Năm 2013, Ủy ban
nhân dân huyện chủ trương phát triển diện tích rau su su ở các xã vùng cao; đã hỗ

trợ, tạo điều kiện để các hộ sản xuất rau thành lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Quyết Thắng, đồng thời thực hiện xúc tiến thương mại, tạo điều kiện để Hợp tác xã
kết nối thị trường tiêu thụ với các đơn vị kinh doanh rau an toàn tại ở các tỉnh bạn


2

và Thành phố Hà Nội. Đầu năm 2017, tổ chức GNI đã hỗ trợ thành lập Hợp tác xã
rau an tồn Quyết Chiến. Tổng diện tích rau tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc
khoảng 110 ha, trong đó chủ yếu là ở Quyết Chiến và Vân Sơn, số rất ít ở Ngổ
Lng, cho thu nhập bình qn khoảng 180 triệu đồng/ha.
Tại các xã vùng cao của huyện, đặc biệt là tại 02 xã Quyết Chiến và Vân
Sơn, diện tích rau được trồng tại vùng đất có độ cao trên 1.000 m so với mặt biển,
hầu hết được trồng trong thung lũng giữa, phía trên là rừng tự nhiên, vùng trồng
cách xa đường giao thơng, rất xa khu vực có các nhà máy, bãi rác... là môi trường
sinh thái rất lý tưởng cho việc trồng rau. Rau hồn tồn khơng sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật. Năm 2016 nhãn hiệu tập thể “Rau su su Quyết Chiến” đã được Cục Sở
hữu trí tuệ bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ trên toàn lãnh thổ quốc gia cho chủ sở hữu
là Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Quyết Thắng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc (hiện
nay là HTX Tây Bắc). Năm 2020 triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm
(OCOP), hỗ trợ chuẩn hóa cho 4 sản phẩm trong đó có rau su su Quyết Chiến. Có
02 hợp tác xã trực tiếp sản xuất và liên kết tiêu thụ rau su su là HTX sản xuất rau an
toàn Quyết Chiến và HTX rau an toàn Tây Bắc. Ngoài rau su su, 3 xã vùng cao
huyện còn phát triển một số loại rau củ quả khác được chứng nhận sản xuất theo
tiêu chuẩn VietGAP như: Rau bắp cải; củ cải, hành Hàn Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề sản xuất rau an toàn ở 3 xã vùng cao huyện Tân Lạc cũng
gặp khơng ít khó khăn: Chưa có quy hoạch vùng sản xuất rau an tồn; diện tích tự
nhiên rộng nhưng lại nhiều núi đá nên diện tích sản xuất hẹp, đất dành cho nơng
nghiệp manh mún cho nên khó tích tụ đất; cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp chưa
được đầu tư nhiều (mới có 01 cơ sở sơ chế, đóng gói là hợp tác xã rau an tồn

Quyết Chiến sơ chế, đóng gói sản phẩm rau su su; chưa có kho bảo quản); trình độ
sản xuất, thâm canh của người dân chưa cao; người nơng dân vẫn có thói quen sản
xuất nhỏ lẻ, vốn ít, kết hợp với tập quán canh tác truyền thống vẫn là phổ biến; khó
bảo quản trong điều kiện thời tiết mùa hè; việc quảng bá sản phẩm còn hạn chế, sức
cạnh tranh trên thị trường chưa cao, khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm; giá bán
rau an tồn và khơng an tồn chênh lệch khơng nhiều, các hộ trồng rau chưa kiên trì
trong sản xuất kinh doanh, việc liên kết chưa bền vững. Khi giá thị trường cao hơn


3

giá hợp đồng, các hộ trồng rau tự ý phá hợp đồng, không bán cho doanh nghiệp, dẫn
đến hợp đồng không thực hiện được, địa phương chưa xây dựng được chợ đầu mối
tiêu thụ nơng sản. Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế.
Năm 2020, rau su su an tồn được cơng nhận sản phẩm 3 sao OCOP của tỉnh
Hịa Bình, tuy nhiên việc áp dụng cơng nghệ vào sản xuất còn hạn chế... Đây là
thách thức đang đặt ra cho các địa phương có vùng quy hoạch sản xuất rau an tồn.
Xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất rau an toàn tại của huyện Tân Lạc, tôi
chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã vùng cao huyện
Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau an tồn của các hộ
nơng dân tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, đề xuất giải pháp phát triển sản xuất
rau an toàn trên địa bàn các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình trong thời
gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau
an toàn.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau tồn của các hộ nơng dân tại các

xã vùng cao trên địa bàn huyện Tân Lạc trong thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất rau toàn tại các xã
vùng cao trên địa bàn huyện Tân Lạc.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn của các hộ nơng dân
trên bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là quá trình phát triển sản xuất
rau an toàn của các hợp tác xã và các hộ dân tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc.
- Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau
an toàn trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình. Điều tra các tác nhân tham gia


4

vào q trình phát triển sản xuất rau an tồn bao gồm: Các hộ sản xuất rau an toàn;
các tổ nhóm hợp tác, hợp tác xã; cán bộ quản lý phụ trách nông nghiệp; các đơn vị
cung cấp đầu vào, đầu ra cho sản xuất và tiêu thụ rau an tồn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: Nghiên cứu tại 03 xã vùng cao của huyện Tân Lạc
gồm: xã Quyết Chiến, Vân Sơn và Ngổ Luông.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ năm 2020-2022.
Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2020 - 2022; Nghiên cứu điều tra, khảo sát
các đối tượng có liên quan đến phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã vùng cao
trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2022.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển sản xuất
rau an toàn (chủ yếu là rau su su) của các hộ gia đình và các hợp tác xã tại các xã
vùng cao trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình. Xác định các yếu tố ảnh
hưởng và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an tồn của các
HTX và hộ nơng dân trên địa bàn huyện Tân Lạc trong thời gian tới.



5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau an toàn
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển là quá trình sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hồn thiện hơn của một sự vật. Q trình đó diễn ra
vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát
triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,
quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như
sự vật ban đầu nhưng ở mức (mức độ) cao hơn (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2018).
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống,
cải thiện giáo dục sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của cơng dân.
Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống, bao gồm
tiêu dùng vật chất, giáo dục sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng và phát
triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng
diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự thay đổi về chất lượng
của nền kinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội
(Phạm Vân Đình & Đỗ Kim Chung, 1997).
Ở Việt Nam, khi tiến hành nghiên cứu về phát triển, các nhà nghiên cứu cho
rằng, phát triển được hiểu theo nghĩa chung nhất là việc nâng cao các quyền lợi về
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền công dân của mọi người (Mai Thanh Cúc
& cs., 2005).
1.1.1.2. Khái niệm về sản xuất

Sản xuất (production) hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu
trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình mà các yếu tố đầu
vào khác nhau (lao động, tài nguyên, vốn) được sử dụng để sản xuất ra các sản


6

phẩm (hàng hóa hay dịch vụ); sản xuất là quá trình mà con người sử dụng các cơng
cụ lao động tác động vào đối tượng lao động, biến đổi chúng để tạo ra sản phẩm.
1.1.1.3. Khái niệm về rau an toàn
Rau an toàn (RAT) là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau
ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm…) được sản xuất, thu hoạch,
sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật, bảo đảm tồn dư về vi sinh vật,
hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định (Giải thích từ ngữ
tại Thơng tư 59/2012/TT-NNNPTNT, ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nơng thơn quy định về sản xuất rau an tồn và chè an toàn).
Điều kiện sản xuất RAT: gồm các điều kiện về nhân lực, đất trồng, phân bón,
nước tưới, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản, công bố
tiêu chuẩn theo quy định tại tại Thông tư số 07/2013/BNNPTNT, ngày 22/01/2013
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo quản an tồn thực phẩm trong q
trình sản xuất, sơ chế.
Ngưỡng an toàn: là mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất độc
hại (kim loại nặng, nitrat, thuốc Bảo vệ thực vật, các chất điều hịa sinh trưởng), các
vi sinh vật có hại được phép tồn tại trên rau mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con
người theo Quy định hiện hành của Bộ Ytế.
1.1.1.4. Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một q trình lớn lên về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy
mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ cấu các

mặt hàng. Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát
triển sản xuất theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất được coi là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về quy mơ
(sản lượng), sự hồn thiện về cơ cấu, sự tăng lên về chất lượng sản phẩm sản xuất ra
(Mai Thanh Cúc & cs., 2005).
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: tức là huy động mọi nguồn lực vào sản
xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật mới, mở


7

mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra những mặt
hàng mới.
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu
ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chun mơn hóa nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực (Phạm Vân Đình & Đỗ
Kim Chung, 1997).
1.1.1.5. Khái niệm về phát triển sản xuất rau an toàn
Phát triển sản xuất rau an toàn là tăng về quy mơ số lượng, chất lượng RAT,
nhằm mục đích nâng cao giá trị sản phẩm từ đó tăng thu nhập cho người nơng dân,
sự an tồn của sản phầm RAT được khẳng định ở việc cho phép truy nguyên nguồn
gốc xuất xứ của sản phẩm (Trần Khắc Thi, 2015).
1.1.2. Đặc điểm sản xuất rau an toàn
1.1.2.1. Tiêu chuẩn, đặc điểm của sản xuất rau an toàn
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên
các diện tích đất có thành phần hóa thổ nhưỡng được kiểm sốt (nhất là kiểm sốt
hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất
bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được sản xuất
theo những quy trình nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ

sâu và tưới nước). Nhờ vậy, rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
do các cơ quan quản lý có thẩm quyền của Nhà nước đặt ra.
Trong q trình sản xuất rau an tồn, người ta phải sử dụng những loại phân
bón có nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Mặc dù
trong rau an tồn cịn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại nhưng không đến
mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm của sản phẩm rau an toàn được thể hiện trong các chỉ tiêu đánh giá chất
lượng được quy định tại Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý sản xuất và
chứng nhận rau an toàn, như sau:


8

- Về tiêu chuẩn hình thái: Sản phẩm rau được thu hoạch đúng thời điểm,
đúng yêu cầu của từng loại rau, đúng độ chín kỹ thuật (hay thương phẩm); khơng
dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp;
- Về chỉ tiêu nội chất: Rau an toàn phải đảm bảo các quy định mức cho phép:
+ Dư lượng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau;
+ Hàm lượng nitrat (NO3) tích lũy trong sản phẩm rau;
+ Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như E. coli, Samonella sp… và ký
sinh trùng đường ruột như trứng giun đũa Ascaris sp…;
+ Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb), thủy
ngân (Hg), Asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu)…
Sản phẩm rau chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàm
lượng tồn dư của các chỉ tiêu nêu trên không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn quy định.
Trong đời sống hàng ngày, RAT thường được gọi là rau sạch. Vì vậy, cần có
sự phân biệt một cách chính xác hơn. Khái niệm rau sạch sử dụng để chỉ các loại
rau có chất lượng tốt, với dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu,
Pb, Cd...), nitrat cũng như các vi sinh vật có hại đối với sức khoẻ con người ở dưới

mức tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn của FAO, WTO hoặc tiêu chuẩn Việt
Nam. Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ an toàn vệ sinh
thực phẩm cho rau quả “sạch”.
Rau sạch (sạch hoàn toàn) là loại rau được sản xuất bằng cơng nghệ sinh học
hồn tồn khơng sử dụng phân hóa học hóa chất bảo vệ thực vật. Rau sạch được sản
xuất theo quy trình vệ sinh đồng ruộng, bón phân sinh học và phịng trừ sâu bệnh
bằng biện pháp sinh học. Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
của rau sạch cao hơn nhiều so với rau an toàn.
Sản xuất RAT là một bộ phận của ngành sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh
những đặc điểm chung thì sản xuất rau an tồn cịn có những đặc điểm riêng như:
+ Khi trồng rau an toàn người sản xuất phải xử lý kỹ vườn ươm để phòng
chống sâu, bệnh cho cây giống;
+ Rau an toàn là loại rau yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như lao
động lớn hơn cây trồng khác;


9

+ Rau an toàn là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có nhiều loại sâu
bệnh hại, cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng quy định (về liều
lượng, chủng loại, thời gian…) và tổ chức sử dụng lao động hợp lý, khoa học để
vừa cho năng suất, sản lượng cao, vừa đảm bảo chất lượng;
+ Có sự địi hỏi rất nghiêm ngặt của thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn,
người sản xuất phải tơn trọng các tiêu chuẩn chất lượng thì sản phẩm mới tồn tại
được trên thị trường;
+ Rau an toàn là sản phẩm tươi sống, có hàm lượng nước cao, cồng kềnh, dễ
hư hỏng, khó vận chuyển và bảo quản nên thường được tiêu thụ tại chỗ;
+ Tiêu thụ rau mang tính thời vụ nên lượng cung cấp và giá bán là hai yếu tố
biến động tỷ lệ nghịch với nhau. Sự khan hiếm vào đầu vụ và cuối vụ làm cho giá
bán tăng và giá bán giảm vào giữa vụ do lượng cung tăng. Tuy nhiên, việc sản xuất

các loại rau an toàn phải vận dụng các yêu cầu cụ thể cho từng loại rau, với điều
kiện thực tế của từng địa phương.
1.1.2.2. Vai trò của sản xuất rau an tồn
Sản xuất rau an tồn có vai trị và ý nghĩa rất to lớn trong nhiều mặt của đời
sống, cụ thể là:
- Về sức khỏe con người: Trong bữa ăn hàng ngày, rau là thức ăn không thể
thiếu, là nguồn cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể
thay thế được như các loại vitamin A, B, C, D, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng
chất như Ca, P, Fe rất cần cho sự phát triển của con người. Rau bổ sung chất xơ,
cung cấp các dưỡng chất và vitamin quan trọng khác cho cơ thể như folate (hay còn
gọi là axit folic), vitamin A và vitamin C, giúp các tế bào hoạt động hiệu quả, tăng
sức đề kháng. Các khoáng chất, chất xơ, chất phytochemical, vitamin trong rau rất
cần thiết cho cơ thể chống lại nhiều bệnh tật. Vì vậy, ăn nhiều trái cây và rau quả
hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh tim, huyết áp cao,
bệnh đường ruột, tiêu hóa, một số bệnh ung thư… Sản xuất và sử dụng rau an tồn
có tác dụng tốt đến sức khỏe con người, giúp con người hấp thu đầy đủ các vitamin
và dưỡng chất trong rau mà không phải lo lắng về vấn đề ngộ độc thực phẩm, không
phải lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe; góp phần bảo vệ sức khỏe
của người sản xuất do giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất độc hại;


10

- Về môi trường: Với việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo cho
cây rau hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng và nước mà không để lại tồn dư trong sản
phẩm, sản xuất rau an toàn đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thực sự trở
nên thân thiện với mơi trường, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái
bền vững;
- Về hiệu quả kinh tế - xã hội: Phát triển sản xuất RAT có ý nghĩa lớn về
kinh tế - xã hội: Tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ

gia đình. Rau (rau su su, bắp cải, cà chua, xà lách…) là cây ngắn ngày, từ 60 - 90
ngày là có thể thu hoạch, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30 - 40 ngày đã
cho thu hoạch, rau cải bắp 75 - 85 ngày, rau gia vị chỉ 15 - 20 ngày một vụ cho nên
một năm có thể trồng được 2 - 3 vụ, thậm chí 4 - 5 vụ. Cây rau cịn là cây dễ trồng
xen, trồng gối vụ, vì vậy, trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử
dụng đất, đồng thời tận dụng được cả lao động và những tư liệu sản xuất khác. Cây
rau là cây có giá trị kinh tế cao. 01 ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2 - 5 lần so
với trồng lúa, trồng ngô; gấp 1,5 - 2 lần so với trồng rau theo phương pháp cũ. Rau
còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế biến. Sản xuất
rau tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt,
dưa chuột… đóng góp một phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước và mở
rộng quan hệ quốc tế. Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn
nuôi, nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng
nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân,
giải quyết việc làm cho người lao động.
1.1.3. Nội dung nghiên cứu và phát triển rau an tồn
1.1.3.1. Phát triển về quy mơ và thay đổi cơ cấu sản xuất
Phát triển, mở rộng về quy mô RAT bao gồm quy hoạch vùng sản xuất và
quy hoạch hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm, trong quy hoạch vùng sản xuất
yếu tố quan trọng là đất đai (đây là tư liệu chính của phát triển sản xuất RAT); quy
hoạch vùng trồng RAT tập trung thuận lợi cho việc quản lý, phát huy hiệu quả sử
dụng đất và nâng cao thu nhập kinh tế, sử dụng vào những mục đích ổn định sẽ tạo


11

tâm lý yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng
các điều kiện để triển khai sản xuất RAT. Quy hoạch hệ thống tiêu thụ sản phẩm, có
hệ thống phù hợp với quy hoạch sản xuất có ý nghĩa thúc đẩy sản xuất phát triển

(Đào Thế Tuấn, 2012).
Phát triển về cơ cấu diện tích chủng loại rau RAT phù hợp với cơ cấu thời vụ
nhằm nâng cao năng suất và sản lượng, chất lượng của sản phẩm theo địa thế từng
khu vực quy hoạch phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương đó, gắn liền với
đó là các chủng loại rau an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường (Đặng Thị Tuyết
Thanh, 2014).
1.1.3.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, công ty, HTX tham gia vào quá trình
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hình thành khu vực trồng RAT, trong đó có nhóm
HTX, hộ gia đình trồng RAT tạo ra mối liên kết tổ chức sản xuất RAT trên thị
trường tiêu thụ. Hệ thống tổ chức sản xuất đánh giá hình thức kinh doanh mua và
bán, phân tích và so sánh giữa các hình thức tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, xây
dựng các mơ hình điểm về sản xuất rau an tồn, các mơ hình điểm phải được xây
dựng khép kín theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sẽ giúp nâng cao
được giá trị trong chuỗi ngành hàng (Đặng Thị Tuyết Thanh, 2014).
Việc hình thành tổ chức sản xuất rau an toàn dựa trên các kênh tiêu thụ và
các mối quan hệ liên quan đến việc sản xuất - tiêu thụ sản phẩm rau RAT, ba yếu tố
quyết định để tạo lập được mối quan hệ hiệu quả, bền vững trong kênh là tính pháp
nhân, cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển và khả năng đáp ứng yêu cầu về sản
phẩm của khách hàng (Đặng Thị Tuyết Thanh, 2014).
Xây dựng thương hiệu rau an toàn cho các vùng trồng rau. Thương hiệu này
phải dựa trên việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng từ sản xuất, thu mua
đến tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy phải tuân thủ triệt để các yêu cầu về tiêu chuẩn, tổ
chức kiểm tra chất lượng từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ tạo nên chuỗi cung
cấp sản phẩm sạch an toàn cho người tiêu dùng. Sản phẩm từ vùng trồng rau an toàn
sẽ được hỗ trợ đóng gói, chứng nhận chất lượng, bảo trợ thương hiệu và được ưu
tiên tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các điểm bán rau an toàn.


12


1.1.3.3. Áp dụng khoa học và kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất rau an toàn
- Thời vụ: Hiện nay, hầu như các rau củ quả đều có thể trồng được quanh
năm. Tuy nhiên, trồng đúng vụ thì cây phát triển nhanh hơn và dễ chăm sóc hơn
nhiều. Tháng 1 Dương lịch có thể trồng các loại rau: Cà chua; cải cúc, dưa leo, các
loại cây đậu, xà lách, rau mùi…; tháng 2 Dương lịch có thể trồng các loại rau: cà
chua, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chíp…; tháng 3 Dương lịch có thể trồng các
loại rau: các loại rau cải, đậu bắp, đậu đũa, mồng tơi…
- Giống: Để việc trồng rau đạt được kết quả cao thì ngay từ khâu chuẩn bị
nguyên liệu và dụng cụ trồng rau tại nhà cần được coi trọng, nhất là việc chuẩn bị
giống (quả, cây con, hạt...). Giống tốt sẽ giúp cây phát triển nhanh, mạnh. Cần chọn
đúng loại sản phẩm phù hợp nhất với điều kiện gieo trồng, môi trường, mùa vụ và
nhu cầu sử dụng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Chất lượng cho người tiêu dùng, trồng rau an toàn đang là một trong những
chiến lược phát triển ngành trồng trọt ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, sản xuất rau
an tồn hiện đang gặp khơng ít khó khăn, nhất là trong trong đó có chủng loại và
chất lượng RAT, người tiêu dùng khó mua được RAT có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng. Người sản xuất chưa bán được RAT theo đúng giá trị, trong khi đó lại rất ít
doanh nghiệp kinh doanh, tiêu thụ rau. Một khó khăn khác là người tiêu dùng cịn
thiếu lịng tin khi khơng thể phân biệt được RAT với các loại rau thông thường bằng
cảm quan, chỉ phân biệt được khi có tem nhãn nhận diện của các doanh nghiệp
(Nguyễn Lân Dũng, 2015).
1.1.3.4. Nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn
Hiện nay, diện tích RAT tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc không chỉ tiêu
thụ ở các nhà hàng, khách sạn và siêu thị ở tỉnh Hịa Bình mà con vươn ra vùng lân
cận như Hà Nội. Việc tiếp tục mở rộng và củng cố diện tích RAT tại các xã vùng
cao huyện Tân Lạc là một định hướng quan trọng của huyện giai đoạn 2020 - 2025.
Nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất rau xanh, người dân tại các xã
vùng cao tích cự trao đổi kinh nghiệm trong cơng tác trồng và chăm sóc rau, tham
gia các lớp tập huấn do các cơ quan, ban, ngành tổ chức, biết tiếp thu, ứng dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phù hợp với từng loại rau. Thông qua các lớp


13

tập huấn, các hộ dân được tập huấn và nắm bắt quy trình kỹ thuật về sản xuất rau an
tồn, kỹ thuật cơng nghệ sinh học, phịng trừ dịch hại tổng hợp, chăm sóc và phịng
trừ sâu bệnh cho rau xanh, ứng dụng một cách có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ
thuật phù hợp với từng loại rau xanh, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, được hỗ
trợ các loại phân bón... Mơ hình sản xuất rau an toàn đã mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn với so sản xuất rau xanh truyền thống của bà con nơng dân, vì rau xanh
theo tiêu chuẩn VietGAP hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, rau có giá thành cao hơn; đồng thời cũng vì thế mà đời sống của bà con nơng
dân được cải thiện, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo; môi trường được bảo vệ do
trồng RAT hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an tồn
1.1.4.1. Cơ chế, chính sách của nhà nước
Các cơ chế, chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến sản xuất rau an tồn,
như: Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định
số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát
triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định
số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nơng nghiệp hữu cơ; Quyết
định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp... Các cơ chế, chính sách này nhằm
định hướng, hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp và cũng là những quy định cụ
thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau an toàn.
1.1.4.2. Các yếu tố liên quan đến người sản xuất
- Quy mô sản xuất: Trong sản xuất nông nghiệp, tư liệu sản xuất rất quan
trọng, trong đó đất đai được phân tích, đánh giá ở mức độ thuận lợi hay khó khăn

cho sản xuất xuất RAT gồm có: Tổng diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp, các đặc
điểm về đất, địa hình, độ cao của đất đai. Xem xét trong từng thời vụ cụ thể của
năm về ảnh hưởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng nhất định (Phạm
Thị Phúc, 2014).
- Vốn cho sản xuất: Tín dụng là điều kiện tiên quyết trong đầu tư phát triển
RAT của các hộ. Trên thực tế hiện nay cho thấy các nguồn tín dụng trong sản xuất


14

nơng nghiệp chủ yếu là vốn tự có của gia đình, hoặc có thể đi vay các tổ chức ngân
hàng có chính sách ưu đãi. Nhà nước đã có những chính sách để hỗ trợ người dân
vay vốn phục vụ cho sản xuất RAT nhưng nguồn vốn đó chỉ đảm bảo một phần rất
nhỏ cho người dân sản xuất RAT chính vì vậy cần có các chính sách đầu tư vốn
ngân sách nhiều hơn nữa cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nơng hoặc các
hình thức cho vay vốn ưu đãi khác nhau tạo điều kiện cho người nông dân phát triển
các mơ hình sản xuất rau an tồn. Thiếu vốn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng
đầu tư thâm canh, nâng cao trình độ người sản xuất, trang bị các máy móc thiết bị,
nghiên cứu, thử nghiệm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm. Do vậy, việc giải quyết kịp thời vốn để đáp ứng
nhu cầu phát triển sản xuất RAT là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
RAT là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu đầu tư cơ sở vật chất khá lớn do đó
vốn là điều kiện phải có. Vốn để đầu tư mua cây giống, hạt giống, cải tạo đất, làm
hệ thống tưới tiêu, làm lưới, kính hoặc hệ thống thủy canh, tiền th nhân cơng,
những khoản phát sinh trong q trình trồng RAT….
- Khoa học kỹ thuật: Trong tiến trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn, cần tập trung chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, tạo nền
tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phương tiện chuyển giao
khoa học kỹ thuật đến nông dân phải được được áp dụng phổ biến từ việc tổ chức

điều tra mơ hình sản xuất có hiệu quả để nhân rộng những mơ hình trên diện rộng,
đến việc duy trì mơ hình. Đồng thời, xây dựng mơ hình trình diễn ứng dụng khoa
học, kỹ thuật để phổ biến cho người dân học hỏi, làm theo. Đây cũng là con đường
ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến đồng ruộng. Ứng
dụng các công nghệ mới, máy móc tiên tiến nhằm giảm sức lao động con người
đồng thời nâng cao năng suất cây trồng (Phạm Thị Phúc, 2014).
- Tập quán canh tác: Việc thay đổi tập quán canh tác lạc hậu bằng hệ thống
canh tác mang tính hiện đại là việc cần làm của hộ sản xuất nơng nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, ngồi việc thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, Nhà nước cần
thể hiện vai trò điều hành sản xuất và thị trường mang tính chất đồng bộ để mang lại


15

hiệu quả cao cho nền nông nghiệp và bảo đảm lợi ích nơng dân. Tập qn canh tác
lạc hậu chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả sản xuất của nơng hộ thấp, đời sống
nơng dân ngày càng khó khăn, kinh tế nông nghiệp kém phát triển và hội nhập rất
khó thành cơng (Phạm Thị Phúc, 2014).
- Nguồn nhân lực: Lao động khơng chỉ địi hỏi phải có sức khỏe, sự cần mẫn,
khéo léo, kinh nghiệm mà cần phải có kiến thức và có trình độ văn hóa nhất định để
tiếp thu học hỏi và áp dụng các giải pháp kỹ thuật một cách tốt nhất, biết xử lý tình
huống trong quá trình sản xuất, biết chọn lọc và đưa ra các phương án hữu hiệu
nhằm đạt tối đa năng suất, tiết kiệm chi phí mà khơng làm ảnh hưởng đến chất
lượng nơng sản. Trình độ của người sản xuất ngày càng được nâng lên, cùng với
đức tính cần cù, sáng tạo, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong việc gieo trồng,
thâm canh là điều kiện thuận lợi trong phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa.
Mặt khác để có thể áp dụng những quy trình tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm rau an tồn càng ngày càng địi hỏi lực lượng lao
động phải có trình độ chun mơn kỹ thuật, có kinh nghiệm và hiểu biết về sản xuất
rau an toàn.

1.1.4.3. Yếu tố thị trường tiêu thụ RAT
Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ sở
sản xuất rau su su hiện nay, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường:
Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời ba
câu hỏi của kinh tế học đó là: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho
ai. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng. Để trả lời
câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị trường, tức là xác định nhu cầu có khả
năng thanh tốn của thị trường đối với hàng hóa họ sẽ sản xuất ra, thị trường đóng
vai trị là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Đối với người sản xuất nơng nghiệp nói chung, của người sản suất RAT nói
riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá RAT trên thị trường, giá cả không ổn định ảnh
hưởng tới tâm lý người trồng. Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống của người sản xuất nói chung, cũng như của người trồng RAT nói
riêng. Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ RAT là hết sức cần thiết.


16

Giá bán sản phẩm trong các mơ hình kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các dịch
vụ hỗ trợ của Chính phủ. Chính phủ phải tổ chức các mạng lưới dịch vụ thu mua,
thông báo giá mua sát với giá trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới,
nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ sản xuất bán sản phẩm của mình
phù hợp với giá cả của thị trường (Phạm Văn Việt Hà, 2007).
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau an toàn của một số địa phương trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm sản xuất rau su su an toàn ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc
Để phát triển rau su su an toàn, tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng phát triển HTX
theo luật HTX, thực hiện thí điểm mỗi xã một sản phẩm, tổ chức tập huấn chuyển
giao khoa học kỹ thuật cho người tham gia trồng rau su su an toàn, thực hiện tốt
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về đổi mới, phát triển HTX theo Luật

HTX. Tập trung củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ hợp tác, HTX.
Đồng thời, tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế tập thể, đặc biệt là các HTX;
phát triển các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; lồng ghép nội dung,
nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng, hoạch định chính sách, xây dựng
các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Khuyến khích các
HTX tham gia hội chợ triển lãm quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và mở
rộng thị trường ở trong và ngoài tỉnh. Nêu cao tính năng động, chủ động hội nhập
thị trường, tạo điều kiện cho HTX tiếp cận nguồn tín dụng lãi suất thấp và có kế
hoạch cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố hỗ trợ, khuyến khích theo lĩnh
vực, thiết thực trong tác động phát triển HTX như: đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị, điện, nước, giao thơng; đơn giản các thủ tục hành chính; đảm bảo an ninh
trật tự trên địa bàn... (Hải Yến, 2016).
Thời gian qua, thị trấn Tam Đảo đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để vận
động người dân thực hiện mở rộng diện tích tăng sản lượng rau su su; Phối hợp tổ
chức các lớp tập huấn về sản xuất rau su su an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; xây
dựng thương hiệu su su an toàn cho thị trấn Tam Đảo; thực hiện hỗ trợ phân bón,
giống cho các hộ dân theo sự hỗ trợ của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Với thời gian đầu
từ vài hộ trồng nhỏ lẻ đến nay, tồn huyện đã có 150 hội viên hội nơng dân thị trấn


17

Tam Đảo tham gia trồng su su an toàn theo tiêu chuẩn rau an tồn với tổng diện tích
50 ha. Nhờ vậy, giá thành rau su su an toàn Tam Đảo luôn ổn định và được nâng
cao; sản phẩm được lựa chọn để đưa vào các siêu thị, nhà hàng lớn ở nhiều tỉnh,
thành phố lớn khu vực miền Bắc. Hàng ngày, trên địa bàn thị trấn Tam Đảo có trên
30 thương lái từ khắp nơi trong và ngoài huyện tiến hành thu mua rau của thị trấn
Tam Đảo để vận chuyển đến các tỉnh khác tiêu thụ. Trung bình mỗi ngày, su su an
toàn thị trấn Tam Đảo cung ứng cho thị trường từ 3 - 5 tấn ngọn, cao điểm có thể
lên tới 5 - 7 tấn. Với chất lượng được đảm bảo, kỹ thuật canh tác an tồn, hương vị

giịn, ngọt đã dần chinh phục được các thực khách khắp nơi. Được biết, từ trồng và
thu hoạch ngọn su su, hiện nay mỗi hộ nông dân thị trấn Tam Đảo có thu nhập từ
100 đến 200 triệu đồng/năm. Đời sống của người dân nơi đây được cải thiện rõ rệt
(Hải Yến, 2016).
1.2.1.2. Kinh nghiệm sản xuất rau su su an toàn ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Việc liên kết chặt chẽ "4 nhà" (Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà
doanh nghiệp) trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong vài năm trở lại đây đã khiến
cây trồng này có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cả nước, lượng cung không đủ
cầu, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng và tạo việc làm cho nhiều lao
động người địa phương. Năm 2020, thị xã Sa Pa đã trồng 120 ha su su; trong đó 80
ha trồng lấy quả và 40 ha trồng lấy ngọn. Khác với Tam Ðảo hay Ðà Lạt, ở Sa Pa,
su su chỉ trồng một lần có thể để nguyên gốc cho thu hoạch tới hàng chục năm
không tàn. Chính vì lẽ đó, su su Sa Pa ln giữ được nguồn gen gốc (do ít bị thối
hóa giống), vì vậy quả ngon hơn nơi khác, giịn và ngọt, khơng bị bở khi nấu chín
(Hương Thu, 2020).
Bên cạnh đó, su su là loại rau thích nghi rộng, có thể trồng được ở nhiều nơi,
cả miền núi cao giá rét cũng như trung du, đồng bằng nóng nực. Tuy nhiên, cây su
su chỉ phát huy đặc tính nguyên chủng, phẩm chất cao cấp của nó trong điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp. Do đó, khu vực đèo Ơ Q Hồ có độ cao 1.300 1.500 m so với mực nước biển, quanh năm sương mù giá rét, thường có tuyết rơi,
hiện có khoảng 100 ha su su, trở thành vùng sản xuất quả và ngọn rau su su lý
tưởng nhất của Lào Cai.


×