BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRẦN THỊ TÁNH
THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ MINH THU
Tây Ninh, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tây Ninh, ngày ... tháng 6 năm 2023
Người cam đoan
Trần Thị Tánh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hịan thành chương trình cao học và có được luận văn này, ngồi sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cô giáo ở
Trường Đại học Lâm nghiệp, các thầy cô giáo khác đã từng giảng dạy và
nhiệt tình giúp đỡ cho tơi.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại
học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tơi các thủ tục hành chính trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu khoa học tại trường.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn
Thị Minh Thu - người trực tiếp hướng dẫn đã chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong q
trình nghiên cứu và hịan thành luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp Phòng Lao
động Thương binh và Xã hội huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đã nhiệt tình
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để tơi hịan thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè
đã luôn động viên tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hịan
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tây Ninh, ngày ... tháng 6 năm 2023
Học viên
Trần Thị Tánh
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa
STT Từ viết tắt
1
ASXH
An sinh xã hội
2
BHYT
Bảo hiểm y tế
3
CSHT
Cơ sở hạ tầng
4
CSDT
Chính sách dân tộc
5
CS - XH
Chính sách xã hội
6
DA
Dự án
7
HĐND
Hội đồng nhân dân
8
HĐCS
Hoạch định chính sách
9
HĐDT
Hội đồng dân tộc
10
HTCS
Hạ tầng cơ sở
11
HTKT
Hạ tầng kinh tế
12
GDP
Tổng sản phẩm trong nước
13
LLLĐ
Kinh tế - xã hội
14
NLLĐ
Lực lượng lao động
15
LLLĐ
Nguồn lực lao động
16
UBND
Ủy ban nhân dân
17
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
18
XHH
Xã hội hóa
iv
MỤC LỤC
lỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ........................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH GIẢM NGHÈO ................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo ................................... 5
1.1.1. Các khái niệm có liên quan .............................................................. 5
1.1.2. Vai trị của thực thi chính sách giảm nghèo ................................... 12
1.1.3. Đặc điểm của chính sách giảm nghèo ............................................ 14
1.1.4. Nội dung nghiên cứu về thực thi chính sách giảm nghèo .............. 15
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách giảm nghèo ............ 31
1.2. Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách giảm nghèo .............................. 37
1.2.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo .... 37
1.2.2. Tình hình thực thi chính sách giảm nghèo ở một số địa phương
trong nước................................................................................................. 41
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
trong thực thi chính sách giảm nghèo ...................................................... 42
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 45
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 45
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh .................. 45
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh ....... 46
2.1.3. Một số thuận lợi và khó khăn chung của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây
Ninh trong thực thi chính sách giảm nghèo ............................................. 49
v
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 52
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................... 52
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 53
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 55
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 56
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN BỀN CẦU, TỈNH TÂY NINH.................. 59
3.1. Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây
Ninh .............................................................................................................. 59
3.1.1. Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách của chính quyền huyện
Bến Cầu..................................................................................................... 59
3.1.2. Thực trạng chỉ đạo triển khai chính sách giảm nghèo của chính
quyền huyện Bến Cầu ............................................................................... 77
3.1.3. Thực trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách giảm nghèo của
chính quyền huyện Bến Cầu ..................................................................... 90
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách giảm nghèo tại
huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh .................................................................... 96
3.2.1. Thuộc về chủ trương chính sách giảm nghèo tại huyện Bến Cầu,
tỉnh Tây Ninh ............................................................................................ 96
3.2.2. Thuộc về năng lực của bộ máy thực thi chính sách giảm nghèo tại
huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh .................................................................. 97
3.2.3. Thuộc về đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo tại huyện
Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh ............................................................................ 98
3.2.4. Thuộc về nguồn lực tài chính cho hỗ trợ giảm nghèo tại huyện Bến
Cầu, tỉnh Tây Ninh.................................................................................... 99
3.2.5. Thuộc về bối cảnh kinh tế - xã hội ................................................ 101
3.3. Nhận xét chung ................................................................................... 102
3.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo theo các tiêu chí 102
vi
3.3.2. Những ưu điểm ............................................................................. 104
3.3.3. Những hạn chế .............................................................................. 105
3.3.4. Nguyên nhân của những điểm yếu................................................ 108
3.4. Giải pháp tăng cường thực thi chính sách giảm nghèo tại huyện Bến
Cầu, tỉnh Tây Ninh ..................................................................................... 109
3.4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu giảm nghèo chính sách giảm
nghèo của huyện Bến Cầu ...................................................................... 109
3.4.2. Một số giải pháp tăng cường thực thi chính sách giảm nghèo trên
địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh................................................... 111
3.5. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp ...................................... 125
3.5.1. Kiến nghị với tỉnh Tây Ninh ......................................................... 125
3.5.2. Kiến nghị với chính quyền trung ương ......................................... 125
KẾT LUẬN ................................................................................................... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 128
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo ................................... 16
Bảng 2.1. Đặc điểm của các xã, thị trấn lựa chọn nghiên cứu sâu ................. 53
Bảng 2.2. Số lượng mẫu và phương pháp thu thập ......................................... 54
Bảng 3.1. Kế hoạch hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập trên địa bàn
huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh........................................................................ 70
Bảng 3.2. Kế hoạch giáo dục đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, đời sống
tinh thần trên địa bàn huyện Bến Cầu ............................................................. 72
Bảng 3.3. Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của huyện Bến Cầu ....... 74
Bảng 3.4. Tình hình tổ chức tập huấn quán triệt chỉ thị về thực thi chính sách
giảm nghèo của huyện Bến Cầu ...................................................................... 76
Bảng 3.5. Phổ biến nghị quyết về giảm nghèo tại Huyện Bến Cầu ................ 78
Bảng 3.6. Số lượt học viên được học nghề và số lượt giáo viên, cán bộ quản lý
được đào tạo theo chính sách giảm nghèo của huyện Bến Cầu ...................... 86
Bảng 3.7. Tổng hợp nhu cầu vay vốn trên địa bàn Huyện Bến Cầu............... 91
Bảng 3.8. Số lượng tổ chức tham gia giám sát, đánh giá đối với công tác giảm
nghèo tại huyện Bến Cầu ................................................................................ 92
Bảng 3.9. Kết quả giảm nghèo của huyện Bến Cầu giai đoạn 2020 - 2022 . 102
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ của huyện Bến Cầu giai đoạn 2020 - 2022 ................................................ 47
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện chính sách của chính quyền huyện
Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh .................................................................................. 60
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã về hiệu quả phối hợp
thực hiện chính sách giảm nghèo .................................................................... 66
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của công chức lãnh đạo quản lý huyện Bến Cầu về hiệu
quả phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo .............................................. 67
Biểu đồ 3.3. Các kênh phổ biến chính sách giảm nghèo tại huyện Bến Cầu . 80
Biểu đồ 3.4. Đánh giá của người dân về thực hiện chính sách giảm nghèo ... 82
Biểu đồ 3.5. Nhận xét của cán bộ, công chức xã về công tác tuyên truyền
chính sách giảm nghèo .................................................................................... 83
Biều đồ 3.6. Nhận xét của cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý cấp huyện về
cơng tác tun truyền chính sách giảm nghèo ................................................ 83
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ giải ngân vốn cho các dự án tại huyện Bến Cầu ............... 87
Sơ đồ 3.1. Hệ thống các thành phần tham gia hệ thống dịch vụ hỗ trợ giảm
nghèo của huyện Bến Cầu ............................................................................... 90
Biểu đồ 3.8. Mức độ hài lịng về chính sách đang được thực hiện có thể giúp
người dân tại huyện Bến Cầu thóat nghèo ...................................................... 95
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta xác định
mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có cơng nghiệp
hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu
lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự
chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu
quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; khơi dậy khát vọng phát
triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh toàn dân tộc, xây
dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an tồn, bảo
đảm cuộc sống hạnh phúc của người dân; khơng ngừng nâng cao đời sống
mọi mặt của nhân dân; bảo vệ vững chắc tổ quốc, mơi trường hịa bình, ổn
định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập
cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, việc đề ra mục tiêu
kép “giảm nghèo bền vững gắn với khuyến khích làm giàu theo pháp luật” là
một bằng chứng thể hiện sự phát triển về tư duy lý luận của Đảng và cần phải
được hiện thực hóa thành cơng.
Hiện nay, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra và thể hiện trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống từ mức sống kinh tế đến đời sống văn hóa tinh thần; từ
cơ hội tham gia thị trường lao động, việc làm đến các tiếp cận giáo dục, y tế...
và đặc biệt, chính là sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội về sở hữu tài sản
chỗ ở.
UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành quyết định về kế hoạch thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025
trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch nhằm hướng đến mục tiêu chung là giảm nghèo đa
chiều, bao trùm, bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người
2
nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỉnh Tây
Ninh phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1% và bảo đảm
thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo theo quy
định; Cùng với đó sẽ nỗ lực để 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thóat nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng
nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm; 100%
người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế.
Bến Cầu là huyện nông thôn biên giới của tỉnh Tây Ninh, với diện tích
tự nhiên là 237,5 km2 gồm 09 xã, thị trấn. Hiện nay, tổng số hộ dân đang sinh
sống trên địa bàn huyện là 20.217 hộ, gồm 72.694 nhân khẩu. Huyện Bến Cầu
có 01 khu cơng nghiệp hình thành giáp ranh giữa 03 huyện Châu Thành,
Trảng Bàng, thị xã Gò Dầu và giáp với nước bạn Campuchia. Đây là điều
kiện thuận lợi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người dân. Công tác giảm nghèo luôn là một trong những mục tiêu lớn,
xuyên suốt, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân huyện nhà quan tâm, bảo đảm
các nguồn lực thực hiện. Năm 2022, tổng số hộ nghèo, cận nghèo trên toàn
huyện Bến Cầu là 414/20.717 hộ, chiếm tỷ lệ 2,05 %. Trong đó: Hộ nghèo là
109 hộ chiếm tỷ lệ 0,54%; hộ cận nghèo là 305 hộ chiếm tỷ lệ 1,51%. Đa số
hộ nghèo là người già quá tuổi lao động, neo đơn, bệnh tật… nên rất khó khăn
trong lao động, trồng trọt, chăn ni và có hịan cảnh khác nhau cho nên khó
khăn trong việc hỗ trợ cho người nghèo để vươn lên thóat nghèo. Nhìn chung,
tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bến Cầu đã giảm so với các năm trước nhưng vẫn
còn cao so với mặt bằng chung của tỉnh Tây Ninh.
Quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách tại huyện Bến Cầu còn
bộc lộ những điểm bất cập làm nảy sinh các tác động tiêu cực khơng mong
muốn. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên, tuy nhiên qua nghiên
cứu đã phát hiện ra một điểm mang tính then chốt làm ảnh hưởng đến kết quả
3
XĐGN ở huyện Bến Cầu đó là tình trạng việc thực hiện mốt số chính sách
khơng theo một quy trình chung dẫn đến tình trạng coi nặng hay xem nhẹ một
khâu cụ thể trong q trình thực hiện chính sách; thứ hai, trong quá trình tổ
chức thực hiện việc xây dựng các Chương trình, Kế hoạch, Dự án (DA) để
XĐGN gần như thiếu hẳn sự tham gia đóng góp ý kiến của đối tượng chính
sách hoặc khơng phù hợp với những điều kiện đặc thù của của huyện Bến Cầu
làm cho các Chương trình, Dự án được triển khai khơng sát với thực tế gây
khó khăn cho cấp thực hiện và cả đối tượng thụ hưởng lợi ích từ chính sách.
Vì vậy, luận văn “Thực thi chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện
Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về q trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các
huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh để từ đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng
cao kết quả trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững trong
thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo trên địa
bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh thời gian vừa qua và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới thực thi chính sách giảm nghèo tại địa phương; Từ đó đề xuất
một số giải pháp tăng cường thực thi chính sách giảm nghèo trên địa bàn
huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách giảm nghèo.
- Đánh giá thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo trên địa bàn
huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh thời gian vừa qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách giảm nghèo
trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thực thi chính sách giảm nghèo
tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn
về thực thi chính sách giảm nghèo.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ thực thi chính sách giảm nghèo trên địa
bàn huyện Tây Ninh; Đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ chính sách giảm nghèo:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu tập trung vào các hoạt động thực thi chính sách
giảm nghèo đã và đang diễn ra trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
trong 3 năm gần đây (2020 - 2022), bao gồm: (1) Chuẩn bị triển khai thực thi
chính sách giảm nghèo; (2) Chỉ đạo triển khai thực thi chính sách giảm nghèo;
(3) Kiểm sốt thực thi chính sách giảm nghèo.
- Thời gian thu thập thông tin thứ cấp: 2020 - 2022.
- Thời gian thu thập thông tin sơ cấp: 2022.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách giảm nghèo.
- Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Bến
Cầu, tỉnh Tây Ninh thời gian vừa qua.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách giảm nghèo trên địa bàn
huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
- Giải pháp tăng cường thực thi chính sách giảm nghèo tại huyện Bến
Cầu, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.
5. Kết cấu chi tiết các chương của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục và tài liệu
tham khảo, nội dung chính của luận văn được thể hiện qua ba chương dưới đây:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách giảm nghèo;
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
1.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo
1.1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1.1. Nghèo và cận nghèo
- Theo Tuyên bố của Liên hợp quốc (UN) vào tháng 6 năm 2008:
“Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã
hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không
được đi khám, khơng có đất đai để trồng trọt hoặc khơng có nghề nghiệp để
ni sống bản thân, khơng được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là sự
khơng an tồn, khơng có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và
cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc
trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và cơng trình vệ
sinh an tồn” [42].
Theo UN, nghèo có hai dạng là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối:
“Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thỏa
mãn nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống về ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế,
giáo dục. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức trung bình của cộng đồng địa phương hay một quốc gia”.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Nghèo là khái niệm đa chiều vượt
khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ dựa trên thu nhập mà
bao gồm các vấn đề liên quan tới dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng
dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngơn và khơng có quyền lực” [42].
Đây là các khái niệm chung về nghèo đói được các nước trên thế giới
nhất trí sử dụng. Ở Việt Nam, theo Bộ LĐ-TB&XH thì khái niệm nghèo đói
được hiểu như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện
thỏa mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức
6
sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu và thu
nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, những hộ
đói thường thiếu ăn, đứt bữa từ 01 đến 02 tháng/năm, thường xuyên phải vay
nợ và thiếu khả năng trả nợ”.
Các quan điểm trên cho thấy sự thống nhất về nghèo là một hiện tượng
đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được
thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Vì vậy, nghèo đa chiều có thể
được hiểu là tình trạng con người khơng được đáp ứng ở mức tối thiểu một số
nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Căn cứ theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa
chiều giai đoạn 2021 - 2025 thì khái niệm về cận nghèo được hiểu là: “Hộ gia
đình có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và
thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản ở
khu vực nơng thơn. Hoặc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng
từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản ở khu vực thành thị”[3].
1.1.1.2. Chính sách cơng
Đứng trên các cách tiếp cận khác nhau bàn về chính sách cơng, có rất
nhiều quan niệm khác nhau bàn về nội dung này. Trên thế giới, các chuyên
gia nghiên cứu nổi tiếng về khoa học chính sách đưa ra định nghĩa mà cho
đến nay chưa thực sự có một sự thống nhất. Clarke E. Cochran cho rằng về cơ
bản “cụm từ chính sách cơng ln chỉ những hành động của chính phủ và
những ý định để thực hiện những hành động đó”. Do đó, “Chính sách cơng là
kết quả đấu tranh của một chính phủ về việc ai giành được cái gì”. Thomas
Dye quan niệm “Chính sách cơng là bất cứ điều gì chính phủ làm hoặc khơng
làm” [21, tr. 10]. Trong khi đó, Charles L. Cochran và Eioise F. Malone cùng
cho rằng “Chính sách cơng bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các
7
chương trình sao cho đạt được các mục tiêu xã hội [21, tr. 21]. Bám sát hơn
với thực tế đời sống xã hội, B. Guy Peters quan niệm “nói một cách đơn giản,
chính sách cơng là tổng hợp những hành động của chính phủ, gồm cả những
hành động trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan, gây ảnh hưởng lên cuộc sống
của người dân” [18, tr. 45]. Với Thomas A.Birkland “chính sách là một lời
tuyên bố của chính phủ - dù ở cấp độ nào - ở những gì mà chính sách có xu
hướng thực hiện về một vấn đề cơng...” Chúng ta cũng có thể định nghĩa
chính sách cơng là những gì mà chính phủ lựa chọn khơng thực hiện, việc
thiếu một lời tun bố dứt khốt về chính sách có thể là bằng chứng của một
chính sách ngầm.
Các nhà nghiên cứu chính sách ở Việt Nam cũng đưa ra một số định
nghĩa về chính sách cơng: Tác giả Nguyễn Đăng Thành trong nghiên cứu về
“Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp” đã đưa ra định
nghĩa về chính sách cơng như sau: “Chính sách công là một công cụ quan
trọng của quản lý nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực hiện các chính
sách, những mục tiêu của Nhà nước được hiện thực hóa” [19]. Trong nghiên
cứu về bản chất, vai trị của chính sách cơng đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà
nước, quan niệm “Chính sách cơng là chính sách của nhà nước, là kết quả cụ
thể hóa chủ trương, đường lối của đảng cầm quyền thành các quyết định, tập
hợp các quyết định chính trị có liên quan với nhau, với mục tiêu, giải pháp,
công cụ cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế - xã
hội và phục vụ người dân”. Tác giả Lê Chi Mai trong công trình Chính sách
cơng đã cho rằng: “chính sách cơng là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các
quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang
đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định” [6].
Với những định nghĩa trong và ngoài nước như đã nêu ở trên, chúng ta
có thể thấy chính sách cơng có các thuộc tính căn bản như: tính nhà nước, tính
8
cơng cộng, tính hành động thực tiễn, tính hệ thống, tính kế thừa lịch sử và gắn
với một quốc gia cụ thể với các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
nhất định. Từ các cách tiếp cận khác nhau chúng ta có định nghĩa về chính
sách cơng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản có thể hiểu về cơ bản chính sách
cơng là những quy định về ứng xử của Nhà nước với những hiện tượng nảy
sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện dưới những hình thức khác
nhau một cách ổn định nhằm đạt được mục tiêu định hướng. Nói cách khác,
chính sách cơng là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do Nhà
nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề
công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển.
1.1.1.3. Chính sách giảm nghèo
Chính sách giảm nghèo là những quyết định, quy định của nhà nước
nhằm cụ thể hóa các chương trình, dự án cùng với nguồn lực, vật lực, các thể
thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đến các đối tượng cụ thể
như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối cùng là giảm
nghèo theo hướng bền vững, tức là làm cho người nghèo thóat nghèo bằng
chính năng lực của mình. Chính sách giảm nghèo được phân loại dựa trên các
tiêu chí khác nhau. Dựa trên phạm vi ảnh hưởng của chính sách, chính sách
giảm nghèo được phân thành chính sách tác động gián tiếp và chính sách tác
động trực tiếp đến giảm nghèo [12].
Căn cứ vào bản chất đa chiều của nghèo, chính sách giảm nghèo được
phân thành:
- Nhóm chính sách nhằm tăng thu nhập cho người nghèo;
- Nhóm chính sách nhằm tăng cường các khả năng tiếp cận dịch vụ xã
hội cơ bản cho người nghèo;
- Nhóm chính sách giảm thiểu rủi ro và nguy cơ dễ bị tổn thương;
- Nhóm chính sách tăng cường tiếng nói cho người nghèo.
Căn cứ vào 3 trụ cột tấn công nghèo của Ngân hàng thế giới, các chính
sách giảm nghèo được phân loại thành:
9
- Nhóm chính sách tạo cơ hội cho người nghèo;
- Nhóm chính sách trao quyền cho người nghèo;
- Nhóm chính sách an sinh xã hội.
Mục tiêu chủ đạo của chính sách giảm nghèo là hỗ trợ và giúp đỡ người
nghèo thóat nghèo cả dưới góc độ nghèo về vật chất, xã hội và tinh thần. Các
chính sách này đều hướng tới mục tiêu nâng cao phúc lợi cho người nghèo,
tăng cường các khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo
để từ đó nâng cao đời sống và tiếng nói cho người nghèo. Mỗi chính sách cụ
thể sẽ hướng vào những mục tiêu cụ thể và rõ ràng.
1.1.1.4. Thực thi chính sách
Việc tổ chức thực thi chính sách (Policy Implementation) là q trình
biến các chính sách thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ
chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính
sách đã đề ra. Nói cách khác, thực thi chính sách cơng là q trình đưa chính
sách cơng vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản,
chương trình, dự án thực thi chính sách cơng và tổ chức thực thi chúng nhằm
hiện thực hóa mục tiêu chính sách cơng [11].
Trong mối quan hệ giữa chính sách cơng và thực thi chính sách, nhiều
người cho rằng chính sách công hiểu một cách đơn giản là những chủ trương,
chế độ mà Nhà nước ban hành, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nếu khơng có
việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ
trương, chế độ chỉ là những khẩu hiệu. Công tác tổ chức thực thi chính sách
nếu khơng được tiến hành tốt, dễ dẫn đến sự thiếu tin tưởng, thậm chí sự
chống đối của nhân dân đối với Nhà nước. Điều này hịan tồn bất lợi về
mặt chính trị và xã hội, gây ra những khó khăn cho Nhà nước trong cơng
tác quản lý.
Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh,
bộc lộ hoặc đã phát sinh nhưng các nhà hoạch định chưa nhận thấy, đến giai
10
đoạn tổ chức thực thi mới phát hiện. Quá trình thực thi chính sách với những
hành động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hịan thiện chính sách
phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Việc phân tích, đánh
giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có thể đầy đủ, có sức thuyết phục là
sau khi thực thi chính sách. Qua tổ chức thực thi, cơ quan chức năng mới có
thể biết chính sách đó được xã hội và đại đa số nhân dân chấp nhận hay
không, đi vào cuộc sống hay khơng.
Việc đưa chính sách cơng vào thực tiễn khơng đơn giản, nhanh chóng.
Đó là q trình phức tạp, đầy biến động, chịu tác động của một loạt các yếu
tố, thúc đẩy hoặc cản trở công việc thực hiện.
1.1.1.5. Thực thi chính sách giảm nghèo
Việc thực thi chính sách giảm nghèo, có nhiều cơng nhà khoa học đề
cập đến nội dung này, cụ thể như:
"The Impact of Conditional Cash Transfer Programs on Household
Work Decisions" - Nghiên cứu này của Esther Duflo và Christopher Udry
(2004) tìm hiểu về tác động của chương trình trợ cấp tiền mặt có điều kiện lên
quyết định về lao động của hộ gia đình nghèo. Kết quả cho thấy rằng chính
sách này khơng chỉ giúp giảm nghèo mà cịn ảnh hưởng tích cực đến quyết
định lao động và giáo dục của người dân [32].
"The Impact of Microcredit: Evidence from Randomized Evaluations" Nghiên cứu này của Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Rachel Glennerster
(2015) xem xét tác động của microcredit (cho vay nhỏ) đến sự phát triển kinh
tế và giảm nghèo. Kết quả cho thấy microcredit có thể tạo ra hiệu ứng tích cực
trong việc nâng cao thu nhập và tiếp cận tài chính cho người nghèo [33].
"Conditional Cash Transfers, Political Participation, and Voting
Behavior" - Nghiên cứu này của Ana De La O (2013) nghiên cứu tác động
của chương trình trợ cấp tiền mặt có điều kiện đến sự tham gia chính trị và
hành vi bỏ phiếu của người nghèo. Kết quả cho thấy chính sách này có thể
11
tăng cường sự tham gia chính trị và có ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu
của người nghèo [34].
"Impacts of Social Cash Transfers: Evidence from Randomized
Evaluations" - Nghiên cứu này của Johannes Haushofer và Jeremy Shapiro
(2016) tập trung vào tác động của các chương trình chuyển tiền xã hội đến sự
phát triển con người và giảm nghèo. Kết quả cho thấy chính sách chuyển tiền
xã hội có thể cải thiện cuộc sống của người nghèo, tăng thu nhập và giảm căn
cơ bản [35].
"Assessing the Impact of Conditional Cash Transfer Programs: A
Review of the Evidence" - Bài viết này của Orazio Attanasio và Emla
Fitzsimons (2016) tổng hợp các nghiên cứu về tác động của chương trình trợ
cấp tiền mặt có điều kiện đến giảm nghèo và phát triển con người. Bài viết
này cung cấp cái nhìn tổng quan về tác động của chính sách này và nhấn
mạnh sự quan trọng của việc thiết kế chương trình và cung cấp hỗ trợ bổ sung
để đạt được kết quả tốt [36].
Ngồi ra, cịn có một số quan niệm về giảm nghèo như:
Quan niệm về quyền lợi và cơng bằng: Chính sách giảm nghèo phải
hướng tới bảo vệ quyền lợi và tạo ra sự cơng bằng cho nhóm người nghèo. Nó
cần tập trung vào việc loại bỏ những rào cản và bất bình đẳng xã hội, đảm bảo
rằng mọi người có cơ hội tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ cần thiết [20].
Quan niệm về phát triển bền vững: Chính sách giảm nghèo không chỉ
tập trung vào việc cung cấp trợ giúp ngắn hạn mà cịn hướng tới phát triển
bền vững. Nó cần tạo ra cơ hội kinh tế và xã hội, thúc đẩy sự đa dạng kinh tế,
bảo vệ môi trường.
Quan niệm về sự tham gia của cộng đồng: Chính sách giảm nghèo cần
đưa vào tận tay của cộng đồng. Điều này bao gồm việc tham gia cộng đồng
trong quá trình ra quyết định, thực thi và giám sát chính sách. Cộng đồng nên
được coi là đối tác quan trọng và có vai trò chủ động trong việc giải quyết vấn
đề nghèo.
12
Quan niệm về tích hợp chính sách: Chính sách giảm nghèo cần được
tích hợp với các chính sách và lĩnh vực khác để tạo ra hiệu quả cao hơn. Nó
liên kết với chính sách kinh tế, giáo dục, y tế, phát triển nông thôn, hạ tầng và
bảo vệ xã hội để tạo ra một cơ sở vững chắc cho giảm nghèo.
Quan niệm về định hướng dựa trên dữ liệu và chứng cứ: Thực thi chính
sách giảm nghèo nên dựa trên dữ liệu và chứng cứ để xác định các vấn đề
nghèo, ưu tiên ưu tiên và đo lường tiến độ. Dữ liệu và chứng cứ giúp tạo ra
thông tin đáng tin cậy để đưa ra quyết định và điều chỉnh chính sách.
Quan niệm về tạo động lực và trách nhiệm cá nhân: Chính sách giảm
nghèo cần khuyến khích và tạo động lực cho cá nhân và gia đình nghèo để
tham gia vào q trình phát triển. Đồng thời, nó cũng đặt trách nhiệm cá nhân
và gia đình phải đóng góp vào q trình thóat nghèo thơng qua việc xây dựng
năng lực, rèn luyện kỹ năng và thay đổi hành vi.
Những nghiên cứu này cung cấp cái nhìn chi tiết và chứng minh về tác
động của các chính sách giảm nghèo. Chúng giúp định hình và cung cấp căn
cứ cho việc thiết kế và thực thi chính sách giảm nghèo hiệu quả, tạo ra lợi ích
cho nhóm người nghèo và đóng góp vào sự phát triển bền vững.
Căn cứ vào khái niệm và các quan niệm về nghèo, giảm nghèo, chính
sách cơng, thực thi chính sách, có thể đưa ra khái niệm về thực hiện chính
sách giảm nghèo như sau: “Thực thi chính sách giảm nghèo là q trình cụ
thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
trong công tác giảm nghèo bằng những quy định, quyết định cụ thể hướng
đến sự phát triển ổn định về đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân”.
1.1.2. Vai trị của thực thi chính sách giảm nghèo
Vai trị của thực thi chính sách giảm nghèo là quan trọng và cần thiết để
đảm bảo tiến bộ và phát triển bền vững của một quốc gia. Dưới đây là một số
vai trò quan trọng của việc thực thi chính sách giảm nghèo [16]:
13
- Điều phối và quản lý tài nguyên: Thực thi chính sách giảm nghèo địi
hỏi quản lý tài ngun hiệu quả nhằm đảm bảo sự phân phối công bằng và
bền vững của các nguồn lực. Việc điều phối và quản lý tài nguyên đúng cách
giúp đảm bảo rằng các biện pháp giảm nghèo được triển khai một cách hiệu
quả và có tác động tích cực đến cộng đồng nghèo;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế: Chính sách giảm nghèo
thường liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng và khuyến khích phát triển kinh
tế tại các khu vực nghèo. Thực thi chính sách giảm nghèo đòi hỏi việc đầu tư
vào cơ sở hạ tầng, bao gồm đường giao thông, hệ thống nước sạch, điện,
trường học và bệnh viện. Đồng thời, việc phát triển kinh tế cần được khuyến
khích thơng qua việc tạo ra cơ hội việc làm, thúc đẩy doanh nghiệp và khuyến
khích đầu tư tại các nơi nghèo [16];
- Cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản: Thực thi chính sách giảm nghèo địi
hỏi cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khỏe,
nhà ở, và dịch vụ xã hội khác cho các hộ gia đình nghèo. Điều này đảm bảo
rằng những người nghèo có quyền tiếp cận và hưởng lợi từ các dịch vụ cần
thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện phát triển cá nhân;
- Tạo ra các chính sách và chương trình hỗ trợ: Thực thi chính sách
giảm nghèo địi hỏi tạo ra các chính sách và chương trình hỗ trợ nhằm giúp đỡ
người dân nghèo vượt qua tình trạng nghèo. Điều này có thể bao gồm việc
cung cấp trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ nghề nghiệp và đào tạo, chính sách an sinh
xã hội, và các biện pháp khác nhằm nâng cao mức sống và khả năng sinh kế
của người nghèo;
- Giám sát và đánh giá hiệu quả: Thực thi chính sách giảm nghèo cần
có quy trình giám sát và đánh giá hiệu quả để đảm bảo rằng các biện pháp
giảm nghèo đang đạt được kết quả như mong đợi và có tác động tích cực.
14
Việc theo dõi và đánh giá giúp xác định các điểm yếu và điểm mạnh của
chính sách giảm nghèo và từ đó điều chỉnh và cải tiến các biện pháp để đạt
được hiệu quả cao hơn.
Như vậy, thực thi chính sách giảm nghèo đóng vai trị quan trọng trong
việc xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và phát triển, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân nghèo và giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.
1.1.3. Đặc điểm của chính sách giảm nghèo
Các đặc điểm của chính sách giảm nghèo có thể được mơ tả như sau:
- Mục tiêu tập trung: Chính sách giảm nghèo có mục tiêu chính là giảm
bớt và loại bỏ nghèo trong xã hội. Nó tập trung vào việc cung cấp các biện
pháp và hỗ trợ cho nhóm người nghèo và những khu vực nghèo để cải thiện
tình hình sống và nâng cao mức sống của họ [14];
- Tính đa chiều: Chính sách giảm nghèo khơng chỉ tập trung vào khía
cạnh thu nhập và mức sống, mà cịn bao gồm các khía cạnh xã hội, như giáo
dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, văn hóa và các dịch vụ cơ bản khác. Nó cố
gắng giải quyết các yếu tố gây ra và duy trì nghèo trong một cách tồn diện và
bền vững;
- Phân phối cơng bằng: Chính sách giảm nghèo nhắm đến sự cơng bằng
và sự phân phối cơng bằng của lợi ích trong xã hội. Nó tập trung vào việc
cung cấp cơ hội cơng bằng và tiếp cận tới các nguồn lực và dịch vụ cơ bản
cho nhóm người nghèo, nhằm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và thúc đẩy
sự công bằng xã hội;
- Tính bền vững: Chính sách giảm nghèo cần có tính bền vững để đảm
bảo hiệu quả kéo dài trong việc giảm nghèo và ngăn chặn sự tái phát của
nghèo. Điều này bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào nguồn
nhân lực, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và sự hỗ trợ từ các tổ chức
và chính phủ;
15
- Tính linh hoạt: Chính sách giảm nghèo cần linh hoạt và có khả năng
thích ứng với các tình huống cụ thể và biến đổi xã hội, kinh tế, và chính trị.
Nó cần điều chỉnh và cập nhật để đáp ứng các thách thức mới và nhu cầu khác
nhau của người nghèo;
- Sự hợp tác đa bên: Chính sách giảm nghèo yêu cầu sự hợp tác và
tương tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ,
cộng đồng địa phương và người dân. Các bên này cần cùng nhau xác định
mục tiêu, phân chia trách nhiệm, tài nguyên và triển khai các biện pháp để đạt
được hiệu quả tốt nhất trong giảm nghèo.
Tổng thể, chính sách giảm nghèo phải là một quy trình đa chiều, bền
vững và linh hoạt, nhằm đảm bảo rằng mọi người có cơ hội tiếp cận các
nguồn lực và dịch vụ cần thiết để vượt qua tình trạng nghèo và tham gia vào
sự phát triển xã hội và kinh tế.
1.1.4. Nội dung nghiên cứu về thực thi chính sách giảm nghèo
Tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo của chính quyền cấp huyện là
q trình triển khai các chính sách giảm nghèo của Trung ương, tỉnh thành
những kết quả thực tế thơng qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà
nước ở cấp huyện nhằm giảm tỷ lệ nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn huyện.
Q trình tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo của chính quyền
huyện là bao gồm những nội dung như sau:
16
Bảng 1.1. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo
Giai đoạn 1:
Chuẩn bị
triển khai
chính sách
a. Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo
của chính quyền huyện
b. Lập các kế hoạch triển khai chính sách giảm nghèo
c. Ra các văn bản hướng dẫn triển khai chính sách giảm nghèo
d. Tổ chức tập huấn triển khai chính sách giảm nghèo
Giai đoạn 2: a. Truyền thơng chính sách
Tổ chức
b. Thực thi các kế hoạch
triển khai
c. Vận hành các ngân sách
thông qua
d. Phối hợp các cơ quan ban ngành
các kênh
e. Đàm phán và giải quyết xung đột
truyền tải
f. Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ
Giai đoạn 3: a. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
Kiểm soát sự b. Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện
thực hiện
c. Điều chỉnh chính sách
chính sách
d. Đưa ra các sáng kiến hịan thiện, đổi mới
(Nguồn: Giáo trình Chính sách kinh tế và tổng hợp của tác giả)
Như vậy, q trình tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo của chính
quyền huyện là một q trình đưa chính sách vào triển khai thông qua hoạt
động của cơ quan hành chính cấp huyện. Q trình này bao gồm ba giai đoạn:
chuẩn bị triển khai chính sách, chỉ đạo triển khai chính sách và kiểm sốt triển
khai chính sách. Ba giai đoạn trên tương ứng với chuỗi thời gian: Trước,
trong và sau khi triển khai thực thi chính sách giảm nghèo.
1.1.4.1. Chuẩn bị triển khai chính sách
a. Xây dựng bộ máy triển khai chính sách giảm nghèo