Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh tại vườn quốc gia biduop núi bà, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.72 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN SỸ QUANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA RỪNG LÁ RỘNG
THƯỜNG XANH TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ,
TỈNH LÂM ĐỒNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VƯƠNG DUY HƯNG

Gia Lai, 2023


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Gia Lai, ngày



tháng

năm 2023

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Sỹ Quang


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành theo chương trình đào tạo cao học khoá
28A1.2 tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp,
khoa Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo và thầy Vương Duy Hưng, người
trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu và giành những tình cảm tốt đẹp cho tơi trong thời gian
học tập cũng như q trình hồn thành luận văn.
Nhân dịp này tơi xin tỏ lịng biết ơn tới Ban giám đốc Vườn Quốc gia
Bidoup - Núi Bà, cùng toàn thể đồng nghiệp bạn bè đã giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn.
Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực, nhưng do hạn chế về trình độ
và thời gian, nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa
học và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Gia Lai, ngày

tháng


năm 2023

TÁC GIẢ

Nguyễn Sỹ Quang


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Trên Thế giới .......................................................................................... 3
1.1.1. Phân loại thảm thực vật ................................................................... 3
1.1.2. Cấu trúc rừng................................................................................... 6
1.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 11
1.2.1. Phân loại thảm thực vật ................................................................. 11
1.2.2. Cấu trúc rừng................................................................................. 17
1.3. Hiện trạng các kiểu rừng ở Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà ............. 22
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 24
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 24
2.1.1. Mục tiêu chung............................................................................... 24
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 24
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 24

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 24
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 25
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu......................................................... 25
2.4.2. Phương pháp điều tra tại rừng ...................................................... 25


iv
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 26
2.4.4. Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển tài nguyên rừng tại khu
vực nghiên cứu ......................................................................................... 29
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 30
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên .......................................................... 30
3.1.2. Vị trí địa lý, địa hình ...................................................................... 30
3.1.3. Chế độ khí hậu – thủy văn ............................................................. 32
3.1.4. Các giá trị sinh học........................................................................ 33
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 36
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động .............................................................. 36
3.2.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu nhập và tỷ lệ đói nghèo ...... 37
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
4.1. Đặc điểm cấu trúc................................................................................. 39
4.1.1. Cấu trúc tổ thành ........................................................................... 39
4.1.2. Cấu trúc mật độ ............................................................................. 46
4.1.3. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D) .................... 47
4.1.4. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) ....................... 51
4.2. Tính đa dạng lồi tại khu vực nghiên cứu ............................................ 55
4.2.1. Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu ..................................... 55

4.2.2. Chỉ số Simpson và Shannon – Wiener ........................................... 60
4.3. Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển tài nguyên rừng tại khu vực .. 62
4.3.1. Giải pháp kỹ thuật.......................................................................... 62
4.3.2. Giải pháp cơ chế, chính sách, kinh tế - xã hội .............................. 63
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ..................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số của khu dân cư vùng đệm Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà ... 36
Bảng 4.1. Tổ thành loài thực vật tại OTC khu vực trạm Kiểm lâm Bidoup ... 40
Bảng 4.2. Tổ thành lồi thực vật tại OTC khu vực Hịn Giao ........................ 41
Bảng 4.3. Tổ thành loài thực vật tại OTC khu vực Giang Ly......................... 42
Bảng 4.4. Tổ thành loài thực vật tại ô nghiên cứu Đưng Iar Giêng ................ 43
Bảng 4.5. Tổ thành loài thực vật tại OTC khu vực Lang Biang ..................... 44
Bảng 4.6. Tổ thành loài thực vật tại OTC khu vực Cổng Trời ....................... 45
Bảng 4.7. Mật độ tầng cây gỗ tại các OTC khu vực nghiên cứu .................... 46
Bảng 4.8. Danh sách lồi có phân bố rộng tại khu vực nghiên cứu................ 58
Bảng 4.9. Chỉ số Sorenson về số loài giống nhau tại khu vực nghiên cứu ..... 60
Bảng 4.10. Chỉ số đa dạng sinh học tại các khu vực điều tra ......................... 61


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 4.1. Hệ sinh thái rừng tại OTC khu vực trạm Kiểm lâm Bidoup ........... 40
Hình 4.2. Hệ sinh thái rừng tại OTC khu vực Hịn Giao ................................ 41
Hình 4.3. Hệ sinh thái rừng tại OTC khu vực Giang Ly................................. 42
Hình 4.4. Hệ sinh thái rừng tại OTC khu vực Lang Biang ............................. 44

Hình 4.5. Hệ sinh thái rừng tại OTC khu vực Cổng Trời ............................... 45
Biểu đồ 4.1. Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ tại 06 OTC khu vực nghiên cứu ... 47
Biểu đồ 4.2. Phân bố số cây theo cấp kính tại OTC khu vực Bidoup ............ 48
Biểu đồ 4.3. Phân bố số cây theo cấp kính tại OTC khu vực Hịn Giao......... 48
Biểu đồ 4.4. Phân bố số cây theo cấp kính tại OTC khu vực Giang Ly ......... 49
Biểu đồ 4.5. Phân bố số cây theo cấp kính tại OTC khu vực Đưng Iar Giêng
......................................................................................................................... 50
Biểu đồ 4.6. Phân bố số cây theo cấp kính tại OTC khu vực Lang Biang ..... 50
Biểu đồ 4.7. Phân bố số cây theo cấp kính tại OTC khu vực Cổng Trời........ 51
Biểu đồ 4.8. Phân bố số cây theo chiều cao tại OTC khu vực Bidoup ........... 52
Biểu đồ 4.9. Phân bố số cây theo chiều cao tại OTC khu vực Hòn Giao ....... 52
Biểu đồ 4.10. Phân bố số cây theo chiều cao tại OTC khu vực Giang Ly ..... 53
Biểu đồ 4.11. Phân bố số cây theo chiều cao tại OTC khu vực Đưng Iar Giêng
......................................................................................................................... 53
Biểu đồ 4.12. Phân bố số cây theo chiều cao tại OTC khu vực Lang Biang .. 54
Biểu đồ 4.13. Phân bố số cây theo chiều cao tại OTC khu vực Cổng Trời .... 55
Hình 4.6. Hình ảnh Cơm nguội nhăn tại OTC khu vực Bidoup ..................... 56
Hình 4.7. Sồi ba cạnh tại OTC khu vực Đưng Iar Giêng................................ 56
Hình 4.8. Bời lời Sp2 tại OTC khu vực Đưng Iar Giêng ................................ 56
Hình 4.9. Chẹo có răng tại OTC khu vực Lang Biang ................................... 57
Hình 4.10. Lộc mại langbiang tại OTC khu vực Lang Biang ......................... 57
Biểu đồ 4.14. Chỉ số đa dạng sinh học Simpson tại các khu vực nghiên cứu 61
Biểu đồ 4.15. Chỉ số đa dạng sinh học Shanon tại các khu vực nghiên cứu .. 61


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, rừng không những là
cơ sở của sự phát triển kinh tế mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng.
Song nó là một hệ sinh thái phức tạp bao gồm nhiều thành phần với các quy luật

sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Sự cân bằng và ổn định của
rừng được duy trì bởi nhiều yếu tố mà con người hiểu biết còn rất hạn chế.
Trong những năm qua, mặc dù các Ban quản lý rừng đặc dụng đã nỗ
lực nghiên cứu phát triển bền vững tài nguyên rừng, nhằm bảo tồn và nâng
cao giá trị đa dạng sinh học của rừng. Tuy nhiên ở một số nơi rừng vẫn bị suy
thoái và đa dạng sinh học bị suy giảm, nhất là các hệ sinh thái rừng. Việc
nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của các kiểu rừng lá rộng thường xanh; tính đa
dạng loài của các kiểu rừng lá rộng thường xanh để đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng là có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà với diện tích 69.663,2 ha (trong đó
diện tích đất có rừng là 66.662,76 ha chiếm 95,69% diện tích tự nhiên) là một
trong trong những Vườn Quốc gia có diện tích lớn nhất trong cả nước. Cùng
với diện tích lớn, địa hình phân cách mạnh đã làm Vườn Quốc gia có tính đa
dạng sinh học cao cũng như đa dạng về kiểu thảm thực vật rừng. Trong các
kiểu thảm thực vật rừng thì lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá: 30.809,55
ha. Tổ thành loài thuộc các họ Chè (Theaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc
lan (Magnoliaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), và các loài hạt trần như Thông
hai lá dẹt (Pinus krempfii), Du sam (Keteleeria evelyniana), Pơ mu (Forkienia
hodginsii) là kiểu rừng có diện tích lớn nhất tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi
Bà. Đặc trưng của kiểu rừng này là cấu trúc vô cùng đa dạng (dạng sống, tổ
thành, tầng tán…)
Tuy vậy, đến nay những kết quả nghiên cứu về rừng lá rộng thường
xanh ở Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà làm cơ sở khoa học cho công tác


2
quản lý và phát triển tài nguyên rừng…còn rất hạn chế. Một số nghiên cứu chỉ
tập trung xác định đặc điểm đa dạng sinh học, thành phần loài thực vật chung
cho Vườn quốc gia. Việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc
của rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh

Lâm Đồng” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa cho công tác quản lý, phát triển
tài nguyên rừng tại khu vực.


3
Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên Thế giới
1.1.1. Phân loại thảm thực vật
Thảm thực vật rất đa dạng, được hình thành, tồn tại và phát triển trong
các điều kiện và các mối tương tác khác nhau như địa lý - địa hình, đá mẹ - thổ
nhưỡng, khí hậu - thủy văn, các yếu tố động, thực vật, vi sinh vật, con người...
Đó là mối quan hệ vơ cùng phức tạp. Đến nay, trên thế giới có nhiều quan
điểm, nguyên tắc phân loại thảm thực vật khác nhau. Theo Trần Đình Lý và
cộng sự (2017), có 4 quan điểm, nguyên tắc phân loại chính: nguyên tắc lấy
yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn cơ bản; nguyên tắc lấy hình thái cấu trúc
ngoại mạo làm tiêu chuẩn cơ bản; nguyên tắc dựa trên phân bố không gian và
nguyên tắc phân loại dựa trên phân tích các yếu tố phát sinh quần thể thực vật
làm tiêu chuẩn.
So với các nguyên tắc khác, nguyên tắc phân loại thảm thực vật dựa
trên quan hệ nhân quả giữa các yếu tố sinh thái phát sinh quần thể thực vật
xuất hiện từ rất sớm, giữa thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 và đến nay được áp dụng
nhiều hơn cả. Ban đầu người ta mới chỉ phát hiện ra rằng, khí hậu và hệ thực
vật là hai yếu tố chủ đạo tác động đến sự hình thành, tồn tại và biến đổi của
thảm thực vật. Tiếp sau đó, địa lý, địa hình cũng được cho là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến thảm thực vật... Cho đến đầu thế kỷ 20, các nhà khoa
học đều thừa nhận rằng, các yếu tố tham gia vào quá trình hình thành, tồn tại
và phát triển của thảm thực vật là khí hậu - thủy văn, địa chất - thổ nhưỡng, vị
trí địa lý - địa hình, sinh vật và con người (Dẫn theo Trần Đình Lý và cs,
2017). Tuy vậy, trong số đó, yếu tố nào là chủ đạo, vị trí sắp xếp ra sao trong

phân loại thảm thực vật vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Hệ thống phân loại thảm thực vật đầu tiên, tiêu biểu cho quan điểm coi


4
khí hậu là yếu tố chủ đạo của Schimper (1898), tác giả đã chia thảm thực vật
thành 3 quần hệ: quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi.
Năm 1903, Tanfilev đã dựa theo hệ thống phân loại này để nghiên cứu thảm
thực vật và xây dựng bản đồ thảm thực vật ở Nga. Champion (1936) dựa theo
nhiệt độ để chia rừng ở Ấn Độ - Miến Điện thành 4 kiểu: rừng nhiệt đới, á
nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Beard (1938) đã nghiên cứu về rừng nhiệt đới và
cho rằng: rừng nhiệt đới gồm 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng xanh từng
mùa, loạt quần hệ khô thường xanh, loạt quần hệ miền núi, loạt quần hệ ngập
từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm. Trong khi Maurand (1943) đã chia
Đông Dương thành 3 vùng thảm thực vật: Bắc Đông Dương, Nam Đông
Dương và vùng trung gian. Theo bảng phân loại này vùng Đơng Dương có 8
kiểu rừng... (Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004). Tuy nhiên, năm 1973, hệ
thống phân loại thảm thực vật thế giới của UNESCO ra đời, được đánh giá là
khá toàn diện, dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, hệ thống đã chia
thảm thực vật thế giới thành 5 lớp quần hệ: rừng kín, rừng thưa, cây bụi, cây
bụi lùn và cây thảo. Mặc dù vậy, khung phân loại trên vẫn chưa thể hiện được
mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái với thảm thực vật, trong khi thực tế
khách quan luôn tồn tại mối quan hệ này.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu về thảm thực vật lại có quan điểm
phân loại dựa trên mối quan hệ qua lại giữa yếu tố đai cao địa hình với thảm
thực vật. Điển hình như: Hajra và Rao (1990) đã nghiên cứu về sự phân bố
của các kiểu thảm thực vật ở Tây Bắc Hymalaya dựa theo đai độ cao và phân
chia thảm thực vật ở đây thành 5 kiểu: rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới,
rừng ôn đới, rừng cận alpine và rừng alpine.
Michael và Shmida (1993) đã nghiên cứu sự thay đổi của thảm thực vật

theo đai cao ở dãy Hermon, Israel và cho rằng: thảm thực vật ở đây có sự
phân hóa theo 3 đai cao, trong khoảng từ 300 m đến 1.300 m, từ 1.300 m đến
1.900 m, từ 1.900 m đến 2.800 m, nhưng sự phân hóa này khơng tồn tại ranh


5
giới rõ ràng. Nghiên cứu của Hegazy và cs (1998) tại vùng Tây Bắc Ả rập Xê
Út cho rằng, chính sự đa dạng về các yếu tố môi trường theo các đai độ cao đã
dẫn tới sự đa dạng về quần xã thực vật và các đai thảm thực vật. Cùng với
quan điểm này, Zhang và Zhang (2007) khi nghiên cứu tại khu bảo tồn thiên
nhiên Lishan (miền Bắc Trung Quốc) cho rằng, độ cao là yếu tố quan trọng
nhất làm thay đổi tính đa dạng lồi thực vật ở đây.
Mặt khác, Edward (1969) đã so sánh thảm thực vật ở hai vùng khác
nhau và cho rằng, yếu tố độ dốc, đai cao có ảnh hưởng đến sự thay đổi thảm
thực vật. Với các sườn thoải, sự thay đổi thảm thực vật là liên tục theo đai cao
còn ở các sườn dốc thì sự thay đổi này bị gián đoạn hơn. Fabio (2002) khi
nghiên cứu quan hệ giữa cấu trúc, chức năng và hệ thực vật của các quần xã
thực vật tại các quần xã bao quanh rừng mưa ở phần Đại Tây Dương của
Brazin cho rằng: sự khác biệt về đai cao, điều kiện mơi trường đã hình thành
các quần xã thực vật có cấu trúc rất khác nhau. Nếu như tại đỉnh núi cao trên
2.000 m hay vùng đất cát gần biển, vùng đầm lầy, rừng khô nửa rụng lá, thực
vật xuất hiện là những bụi cây, tính đa dạng lồi thấp thì rừng mưa trên núi
với sườn dốc lại rất giàu loài và các loài đặc hữu. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, có sự tương tác, quan hệ giữa thực vật ở vùng đầm lầy,
vùng ven biển với thực vật ven biển và thực vật ở đai cao hơn. Do đó, tác giả
khuyến nghị, cần thiết phải quan tâm bảo tồn thảm thực vật ven bờ biển Đại
Tây Dương hơn là chỉ bảo tồn rừng mưa.
Năm 2006, Jon nghiên cứu sự thay đổi TTVR nhiệt đới theo đai độ cao
ở Vườn Quốc gia Udzungwa (Tanzania) cho thấy, khơng có ranh giới phân
vùng thảm thực vật rõ ràng giữa các đai cao, song mật độ và tính đa dạng lồi

tăng dần theo độ cao.
Lamprecht (1989) đã phân loại rừng cực đỉnh vùng nhiệt đới dựa vào
các yếu tố về khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) và ngoại mạo. Theo đó ba vùng
(vùng thấp, vùng núi trung bình, vùng núi cao), có ba loại rừng tương ứng là
rừng ẩm thường xanh, rừng ẩm nửa rụng lá, rừng khô rụng lá.


6
Kappelle và Van (2006) đã nghiên cứu sự phân hóa đai cao của rừng
theo sự thay đổi khí hậu, đất ở Costa Rica. Kết quả cho thấy, độ giàu, sự đa
dạng lồi, đường kính, chiều cao cây giảm theo chiều tăng đai độ cao. Tác giả
cũng cho rằng, chính sự phân hóa khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) là cơ sở cho việc
hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau.
Cùng với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác, Rainer (2006) đã đánh
giá tổng quan về sự phân đai thảm thực vật núi cao Châu Phi, đặc biệt đã phân
tích về sự phân hóa địa hình, khí hậu, mơ tả sự phân hóa các thảm thực vật
theo đai độ cao, dạng địa hình, hướng phơi và nhận thấy: theo đai độ cao,
thảm thực vật có sự thay đổi cấu trúc, thành phần lồi, nhóm lồi ưu thế và
mật độ quần xã thực vật rừng.
Như vậy, trên thế giới, việc nghiên cứu phân loại thảm thực vật được
bắt đầu từ khá sớm và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
với nhiều quan điểm, hệ thống phân loại thảm thực vật khác nhau. Phần lớn
các quan điểm, hệ thống phân loại có thể dựa vào một nhóm yếu tố như khí
hậu hay đai cao địa hình... hoặc là tổng hợp một vài yếu tố, song tựu chung lại
đều dựa trên cơ sở mối quan hệ qua lại giữa yếu tố sinh thái với thảm thực vật
rừng. Bên cạnh đó, các yếu tố về ngoại mạo, cấu trúc thảm thực vật cũng đã
được sử dụng trong một số hệ thống phân loại. Theo đó, mỗi quan điểm phân
loại đều có ưu, nhược điểm riêng nên khi tham khảo cho nghiên cứu phân loại
thảm thực vật cần lựa chọn hay tổng hợp nhiều quan điểm phân loại cho phù
hợp với khu vực và hoàn cảnh cụ thể.

1.1.2. Cấu trúc rừng
Cho đến nay, khoa học về rừng nhiệt đới nói chung và cấu trúc rừng
nhiệt đới nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong nghiên cứu
cấu trúc rừng, những nội dung chủ yếu được đề cập như: cấu trúc tầng thứ,
cấu trúc tổ thành, cấu trúc thế hệ... Odum (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về
hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữhệ sinh thái (ecosystem) của Tansley năm


7
1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu cấu trúc
trên quan điểm sinh thái học. Phần lớn những nghiên cứu đầu tiên về cấu trúc
rừng là mơ tả hình thái (hay cịn gọi là nghiên cứu định tính). Điển hình như
Richards (1952), Catinot (1965), các tác giả đã đi sâu vào mô tả cấu trúc hình
thái rừng bằng phẫu diện đồ, các yếu tố cấu trúc được phân tích theo khái
niệm về dạng sống, tầng tán.
Đối với rừng mưa nhiệt đới, trên thế giới luôn tồn tại hai quan điểm trái
ngược về cấu trúc tầng thứ. Theo Chevalier (1917), Mildbraed (1922),
Booberg (1932) cho rằng, sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới không rõ
ràng, phương pháp dựa vào chiều cao cây để phân tầng là thiếu cơ sở khoa
học (Dẫn theo Catinot, 1965).
Ngược lại, nhiều nghiên cứu cho rằng rừng mưa nhiệt đới có sự phân
tầng rõ rệt. Richards (1952) đã đưa ra phương pháp nghiên cứu cấu trúc tầng
thứ đầy thuyết phục bằng cách vẽ trắc đồ dọc và đã áp dụng phương pháp này
trong trường hợp nghiên cứu tầng thứ rừng hỗn giao nguyên sinh gần sông
Moraballi. Kết quả cho thấy, rừng ở đây có cấu trúc gồm 3 tầng rõ rệt: tầng
cây gỗ, tầng cây bụi và tầng mặt đất. Cùng với quan điểm này, Catinot (1965)
cho rằng, quần thụ trong rừng mưa ẩm nhiệt đới có sự phân hóa khá rõ về
chiều cao. Stevenson (1940) đã chia rừng rậm ở Honduras thành 4 tầng
(nhưng không chỉ ra giới hạn, ranh giới các tầng). Ngoài ra, khi nghiên cứu
rừng ở Kinshara - Conggo, Malaysia, các tác giả Taylor (1960), Gerad (1906),

Myatt Sonith (1963) cũng chia rừng thành 3 - 5 tầng với các chiều cao giới
hạn được chỉ rõ (Dẫn theo Đỗ Văn Ngọc, 2015). Mặt khác, khi nghiên cứu đa
dạng, thành phần lồi thực vật tại ơ định vị 30 ha rừng kín thường xanh ở
Varagalaiar (Ấn Độ), Ayyappan (1999) đã xác định được 4 loài trong tổng số
148 loài được điều tra chiếm ưu thế thuộc 4 tầng rừng khác nhau: Drypetes
longifolia (tầng thấp) einwardtiodendron anamallayanum (tầng giữa),
Poeciloneuron indicum (tầng cao) và Dipterocarpus indicus (tầng trội).


8
Bên cạnh đó, cấu trúc tổ thành là một yếu tố quan trọng, qua đó cho
biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài cây khác nhau hay chính là vai
trị sinh thái của lồi trên một đơn vị diện tích nhất định. Curtis và Mclntosh
(1951) đã dùng chỉ số IV% được tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) trung bình của
các đại lượng về mật độ, tiết diện ngang của lồi trong diện tích điều tra để
xác định tổ thành lồi. Lồi có IV% càng cao thì mức độ ưu thế sinh thái của
lồi trong quần xã thực vật càng lớn.
Richards (1952) đã chia tổ thành rừng mưa nhiệt đới thành hai loại là
rừng mưa hỗn hợp với tổ thành phức tạp và rừng mưa đơn ưu với tổ thành cây
đơn giản. Theo tác giả, tổ thành rừng mưa nhiệt đới rất phong phú và luôn
không dưới 40 loài cây gỗ trên một hecta, đặc biệt trong các quần hợp thực
vật này đơi khi chỉ có một vài lồi ưu thế hoặc có thể nhiều lồi chiếm ưu thế
với tỷ lệ khá đều nhau.
Catinot (1965), khi nghiên cứu tổ thành loài tại rừng mưa nhiệt đới
châu Phi, cho thấy có tới vài trăm lồi thực vật, trong khi ở một số khu vực
Đông Nam Á, các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế đến 50%
quần thụ. Khi nghiên cứu cấu trúc và thành phần khu hệ thực vật tại ơ định vị
28 ha rừng kín thường xanh nhiệt đới ở Tây Nam Ấn Độ, Pascal và cộng sự
(1996) cho thấy có 4 lồi chiếm ưu thế, trong đó hai lồi thuộc họ Dầu là
Valeria indica và Dipterocarpus indicus chiếm ưu thế với 20,1% tổng số cây

và 40,9% tổng tiết diện ngang của cả ô.
Cấu trúc rừng cịn được mơ tả theo phổ dạng sống, điển hình là hệ
thống mơ tả của Raunkiaer (1934). Tác giả đã dựa vào dấu hiệu thích nghi
khác nhau của thực vật theo thời gian bất lợi trong năm mà cụ thể là vị trí của
chồi trên mặt đất để mơ tảcấu trúc rừng trong hệ thống này, với 5 nhóm dạng
sống cơ bản là:
1 – Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất.
2 - Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất.


9
3 - Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn.
4 - Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn.
5 - Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm.
Đây là một cơ sở để so sánh các phổ dạng sống của các thảm thực vật
giữa các vùng khác nhau.
Với quan điểm mô tả cấu trúc rừng định tính, các nhà sinh thái học đã
góp phần đặt nền móng quan trọng cho các nghiên cứu ứng dụng cũng như
trong nghiên cứu định lượng về cấu trúc rừng. Điển hình là cơng trình của
Smith (1957) về định lượng sinh thái thực vật. Tác giả đã hệ thống hóa từ
cách tiếp cận đến các phương pháp mô tả định lượng thảm thực vật khác nhau
như: sử dụng các hàm tốn, mơ hình để xác định chỉ số, mối quan hệ giữa các
loài hay giữa các yếu tố môi trường đến quần xã thực vật... Những chỉ tiêu
cấu trúc được lượng hóa phổ biến thường được sử dụng trong mô tả cấu trúc
thảm thực vật phải kể đến như: chỉ số đa dạng sinh học loài của Shannon Wiener (1988), Simpson (1949), mức độ thường gặp Margalef (1958), sinh
khối, trữ lượng... giúp cho việc đánh giá, so sánh giữa các trạng thái, kiểu
thảm thực vật rừng được cụ thể và rõ ràng.
Brearley và cộng sự (2004) khi so sánh cấu trúc của rừng thứ sinh phục
hồi sau 55 năm và rừng nguyên sinh ở Barito Ulu (Indonesia) cho thấy, sau 55
năm diễn thế phục hồi rừng thứ sinh mới trở về gần giống với rừng nguyên

sinh, chỉ số đa dạng loài Shannon - Wiener ở rừng thứ sinh là 3,4; rừng
nguyên sinh là 4,17; mặc dù lượng hạt giống tại rừng thứ sinh cao gấp đôi
rừng nguyên sinh nhưng chủ yếu là hạt giống của các loài cây bụi [109].
Vieira và cộng sự (2004) đã nghiên cứu cấu trúc rừng ở 3 địa điểm có sự khác
nhau về địa hình, khí hậu và nền địa chất là Santarem và Rio Branco nơi có
mùa khơ kéo dài và Manaus - nơi có khí hậu mưa ẩm của khu vực Amazon.
Kết quả cho thấy, tại Santarem và Rio Branco có mật độ cây từ 460-466
cây/ha, chỉ số Shannon - Wiener thấp hơn, tổng sinh khối của các cây có D1.3
> 50cm chỉ bằng 30-45% so với rừng tại Manaus (626 cây/ha).


10
Bên cạnh đó, các tác giả cịn vận dụng triệt để nhiều hàm tốn học để
mơ hình hóa cấu trúc, mơ phỏng các quy luật phân bố. Điển hình là nghiên
cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính, chiều cao, các phương pháp
điều tra rút mẫu, ước lượng yếu tố điều tra được thể hiện khá phong phú trong
các cơng trình của Bertram (1972), hay cơng trình của Prodan (1968),
Snedecor (1956)...
Bên cạnh đó, việc định lượng hóa các quy luật phân bố số cây theo cỡ
kính (N/D1.3), số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn), quy luật tương quan giữa
chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực (Hvn/D1.3), giữa đường kính
tán với đường kính ngang ngực (Dt/D1.3) được rất nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu như: Meyer (1934) đã sử dụng phương trình tốn học có dạng
đường cong giảm liên tục để mô tả phân bố số cây theo cỡ đường kính, về sau
gọi là hàm Meyer. Balley (1973) đã sử dụng hàm Weibull để mơ hình hóa cấu
trúc đường kính theo mơ hình của Schumacher và Coile. Khi nghiên cứu đặc
điểm phân bố đường kính của hơn 200 cây lá kim ở nhiều lứa tuổi khác nhau
tại Anh, Rennolls et al. (1985) cũng dùng phân bố Weibull và cho rằng đây là
hàm thích hợp nhất.
Rao và cộng sự (1990) đã phân tích hàm phân bố mật độ theo cấp kính

(N/D1.3) tại khu hệ thực vật rừng lá rộng á nhiệt đới vùng Meghalaya (Ấn
Độ), kết quả chỉ ra rằng, phân bố N/D1.3 có dạng chữ J hoặc một số trường
hợp khơng có dạng hàm mũ.
Bên cạnh đó, một số tác giả sử dụng các hàm Hyperbol, họ đường cong
Pearson, phân bố Poisson… để mô phỏng quy luật phân bố này. Tiurin D.V
(1927) cho rằng: giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực của các
cây trong lâm phần luôn tồn tại mối quan hệ chặt và tn theo quy luật: khi
tuổi tăng thì đường kính và chiều cao tăng theo và giữa chúng tồn tại mối
quan hệ theo dạng đường cong. Và cùng với tuổi tăng lên thì đường cong có
xu hướng dịch chuyển lên trên (Dẫn theo Vũ Tiến Hinh, 2003).
Ngoài ra, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc rừng với các yếu


11
tố sinh thái đã từng được tiến hành, điển hình như nghiên cứu của Vieira và
cộng sự (2004) về động thái cấu trúc rừng và carbon tại rừng mưa nhiệt đới
Amazon. Kết quả đã chỉ ra rằng, tại các điểm quan trắc rừng với sự khác biệt
về địa hình, địa chất, địa mạo và khí hậu thì cấu trúc rừng, đa dạng sinh học
và tốc độ tăng trưởng cũng khác nhau. Biểu hiện rõ nhất bởi yếu tố khí hậu,
tại những khu vực có mùa khơ kéo dài hơn thì mức độ đa dạng sinh học giảm,
mật độ cây thấp, đường kính thân cây nhỏ hơn...
Có thể nói, trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm cấu
trúc rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng.
Nghiên cứu cấu trúc đã chuyển từ mơ tả định tính sang phân tích định lượng
dưới dạng mơ hình hóa sử dụng các cơng thức tốn nhằm khái quát hóa các
quy luật cấu trúc rừng tự nhiên. Trong đó, các quy luật phân bố, tương quan
của một số yếu tố điều tra được đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Đây là cơ sở
khoa học quan trọng trong nghiên cứu kinh doanh, bảo tồn rừng.
1.2. Tại Việt Nam
1.2.1. Phân loại thảm thực vật

Quan điểm sinh thái phát sinh thảm thực vật của Thái Văn Trừng năm
1999.
Trong nghiên cứu thảm thực vật rừng nhiệt đới tồn tại hai khuynh
hướng là nghiên cứu cá thể các loài cây và nghiên cứu quần thể thực vật.
Trong thiên nhiên rừng nhiệt đới rất đa dạng và phong phú nên xác định các
quần thể rừng rất khó khăn trong khi xác định cá thể các lồi thì dễ dàng hơn.
Khuynh hướng khác cho rằng tính hồn chỉnh và độc lập của quần thể thực
vật khơng phải là ngẫu nhiên mà có qui luật nhất định, đó là sự tập hợp tương
đối ổn định cuả một số loài cây và đạt tới cân bằng sinh thái giữa các loài thực
vật với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh. Thảm thực vật đã được phân thành
ba kiểu quần hệ là quần thụ (thân gỗ), quần thảo (thân thảo) và hoang mạc
dựa trên dạng sống của cá thể các loài thực vật chiếm ưu thế trong quần thể.


12
Trong ba kiểu quần hệ nói trên có thể phân biệt được những loại hình quần
thể nhỏ hơn là những kiểu thảm thực vật và là đơn vị cơ bản trong hệ thống
phân loại thảm thực vật rừng, hình thành nên những kiểu thảm thực vật địa
đới như kiểu khí hậu theo độ vĩ, kiểu khí hậu theo độ cao và theo kiểu thổ
nhưỡng - khí hậu. Các kiểu thảm thực vật phát sinh do năm nhóm nhân tố
sinh thái quyết định: nhóm địa lý- địa hình, nhóm khí hậu- thủy chế, nhóm đá
mẹ- thổ nhưỡng, nhóm khu hệ thực vật và nhóm hoạt động con người. Trong
cấu trúc của quần hệ thực vật nghiên cứu đặc điểm tầng ưu thế sinh thái hay
còn gọi là tầng lập quần là quan trọng. Để có thể xây dựng hệ thống phân loại
thảm thực vật tự nhiên một cách lơ gíc đã phân biệt kiểu thảm thực vật nguyên
sinh ở giai đoạn thành thục và hoàn chỉnh, tương đối ổn định với những quần thể
ở giai đoạn tạm thời đang trong quá trình phát triển đến giai đoạn thành thục.
Những kiểu thảm thực vật hình thành trong những điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt
như úng phèn (rừng tràm) hay đất ngập mặn ven biển (rừng ngập mặn), rừng cây
ưa vôi trên núi đá; nhũng quần thể do khu hệ thực vật khác nhau hình thành, các

quần thể do nhân tác phải xếp trong các kiểu phụ như kiểu phụ thổ nhưỡng, kiểu
phụ miền thực vật, kiểu phụ nhân tác...
Trong hệ thống phân loại đã phân định loại hình xã hợp dựa vào tổ thành
loài cây theo độ ưu thế của các loài trong tầng lập quần với ba loại hình như
sau: quần hợp khi có một tới hai lồi ưu thế chiếm trên 90% tổng cá thể cây; ưu
hợp với số cá thể dưới mười loài chiếm 40- 80% tổng số cá thể cây và phức
hợp khơng có lồi nào chiếm 5% tổng số cá thể. Với rừng nhiệt đới phổ biến
rừng nguyên sinh là dạng ưu hợp và ưu hợp cũng là đơn vị cơ bản của xã hợp.
Luận điểm cơ bản trong nghiên cứu thảm thực vật rừng nhiệt đới Việt
Nam là lấy kiểu thảm thưc vật là đơn vị cơ bản và được hình thành dựa vào
năm nhóm nhân tố sinh thái phát sinh. Đó là quan điểm coi thảm thực vật
rừng là một kiểu sinh địa quần lạc theo Xukatrev V.N (Liên xô cũ) hay
thường dùng phổ biến hiện nay là hệ sinh thái theo Tansley A.G.


13
5 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật rừng Việt Nam:
- Nhóm nhân tố địa lý - địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu, thổ nhưỡng
và thảm thực vật thể hiện:
Theo vị trí địa lý thì Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới của bán
cầu Bắc.
Tính chất cổ xưa của lịch sử kiến tạo địa chất khiến cho những kiểu
thảm thực vật nguyên thủy vẫn tồn tại và có một tỷ lệ khá lớn những lồi
ngun thủy cịn sót lại, - Địa hình đồi núi chiếm đến ba phần tư lãnh thổ với
hệ thống núi của Việt Nam là sự kéo dài từ hệ thống núi ở miền nam Trung
Quốc và chân dãy núi Himalaya đã tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng di cư
thực vật từ vùng á nhiệt đới và cả ôn đới vào lãnh thổ Việt Nam.
Sự tồn tại hệ thống núi đá vôi ở miền Bắc tạo nên một hệ sinh thái rừng
nhiệt đới đặc trưng.
Sự hình thành trên vùng đồi núi những vành đai theo cao độ mang tính

chất song hành sinh học với những vành đai theo vĩ độ. Ở miền Bắc vành đai
á nhiệt đới ở khoảng 600 - 700 m nhưng ở miền Nam là 1000 m. Đó cũng là
ranh giới phân bố thực vật rừng theo đai cao.
- Nhóm nhân tố khí hậu – thủy chế là nhóm nhân tố chủ đạo quyết định
hình thái và cấu trúc kiểu thảm thực vật (theo Aubreville A) với chế độ gió,
chế độ nhiệt, chế độ khơ ẩm ở Việt Nam. Chỉ số khô hạn X= S.A.D được xác
định trong đó S biểu thị số tháng khơ khi lượng mưa nhỏ hơn hay bằng hai lần
nhiệt độ tháng, A biểu thị số tháng hạn khi lượng mưa nhỏ hơn hay bằng nhiệt
độ tháng và D biểu thị số tháng kiệt khi lượng mưa hầu như khơng có.Theo
lượng mưa đã phân chia chế độ khô ảm như sau:mưa ẩm (lượng mưa năm trên
2500 mm), ẩm và hơi ẩm (lượng mưa 1200- 2500 mm), hơi khô và khô
(lượng mưa 600- 1200 mm), hạn(lượng mưa 300- 600 mm). Cùng với chế độ
nhiệt và chế độ khô ẩm bảng xếp loại và định tên khí hậu sinh vật làm cơ sở
phân loại những kiểu thảm thực vật khí hậu đã được thiết lập.


14
- Nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng: Dưới góc độ phát sinh quần hệ thực
vật hình thành nhóm đất Feralit nhiệt đới mang tính địa đới với đá mẹ khơng
vơi và có vơi có thành phần cơ giới khác nhau liên quan sự hình thành các kiểu
thảm thực vật khí hậu- thổ nhưỡng theo đai thấp và đai cao. Các nhóm đất phi
địa đới và nội địa đới như đất xói mịn, kết von, trơ sỏi đá, đất cát biển hay đất
úng phèn, đất ngặp mặn,... hình thành nên các kiểu phụ thổ nhưỡng.
- Nhóm nhân tố khu hệ thực vật: có ba luồng di cư lớn đưa các yếu tố
ngoại lai vào Việt Nam là luồng từ phía Nam lên với các yếu tố Mã Lai –
Indonesia điển hình là họ Sao Dầu; luồng thứ hai từ Tây Bắc xuống với các
yếu tố ôn đới của hai tỉnh Vân Nam, Quý Châu và chân núi Hymalaya có các
nhóm hạt trần, họ giẻ, đỗ quyên...luồng thứ ba từ Tây và Tây Nam lại là luồng
các yếu tố Indomalai chủ yếu trên các vùng khô hạn Ấn Độ - Miến Điện điển
hình họ Bàng có nhiều cây rụng lá trong mùa khơ.

- Nhóm nhân tố hoạt động con người: hoạt động con người phân thành
hoạt động xây dựng và hoạt động phá hoại hình thành nên những kiểu phụ thổ
nhưỡng - nhân tác có thể ổn định hay tạm thời đang trong q trình phục hồi
hoặc cũng có thể thối hóa cực điểm biến thành các trảng thứ sinh cây gai,
cây bụi, trảng cỏ... Ngoài ra các kiểu phụ nhân tác cịn có những quần thụ gây
trồng như các lồi Thơng, các lồi nhập nơi Tếch, Bạch đàn, Keo. Phi lao....
Hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam: dựa trên quan điểm
sinh địa quần thể hay hệ sinh thái gồm đơn vị cơ bản là kiểu thảm thực vật
hình thành dưới các chế độ khí hậu khác nhau, tiếp theo là các kiểu phụ khu
hệ thực vật, kiểu phụ thổ nhưỡng và kiểu phụ nhân tác. Trong cùng một kiểu
phụ các loài cây chiếm ưu thế khác nhau tạo nên quần hợp, ưu hợp hay phức
hợp. Các kiểu thảm thực vật phân thành hai nhóm theo vành đai cao. Những
kiểu chính và kiểu phụ được sắp xếp theo trật tự kém dần từ kiểu rừng kín
thường xanh đến kiểu kém nhất như truông gai, bán hoang mạc. Phân chia các
kiểu thảm thực vật chính dựa trên bốn tiêu chuẩn: dạng sống ưu thế trong các
tầng ưu thế sinh thái (thân gỗ, trảng cỏ, truông); tán che đất của tầng ưu thế


15
sinh thái (rừng kín, rừng thưa); hình thái của lá (lá rộng, lá kim, lá cứng …);
trạng mùa của tán lá (thường xanh, nửa rụng lá với 25 – 75% cá thể rụng lá,
rụng lá trên 75% cá thể rụng lá). Trong hệ thống phân loại sử dụng thuật ngữ
rú để chỉ thảm thực vật thấp chiều cao chỉ đạt 8 m.
Hệ thống phân loại thảm thực vật với mười bốn kiểu:
A. Các kiểu rừng, rú kín vùng thấp (dưới 700 m ở miền Bắc và dưới
1000 m ở miền Nam): 1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới. 2. Kiểu
rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới. 3. Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới
4. Kiểu rú kín lá cứng hơi ẩm nhiệt đới.5. Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô
nhiệt đới. 6. Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới. 7. Kiểu rừng thưa
cây lá kim hơi khô á nhiệt đới. 8. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt

đới. 9. Kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới.
B. Các kiểu rừng kín vùng cao: 10. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh
mưa á nhiệt đới núi thấp. 11. Kiểu rừng kín hỗn giao lá rộng, lá kim, ẩm, á
nhiệt đới núi thấp. 12. Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm, ôn đới, núi vừa. 13. Kiểu
quần hệ khô vùng cao. 14. Kiểu quần hệ lạnh vùng cao.
Trần Đình Lý và cộng sự (2017) đã kế thừa khung phân loại của
UNESCO (1973) và các bậc phân loại dưới quần hệ của Thái Văn Trừng
(1999), thang phân đai độ cao của Vũ Tự Lập (2003) để vận dụng xây dựng
hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam, gồm 5 lớp quần hệ: rừng kín;
rừng thưa; cây bụi; cây bụi lùn và các quần xã gần gũi và cỏ. Trong các lớp
quần hệ gồm nhiều bậc phân loại thấp hơn: phân lớp quần hệ, nhóm quần hệ,
quần hệ, phân quần hệ. Hệ thống phân loại này khá chi tiết, phản ánh được
đầy đủ các kiểu thảm thực vật chính, đặc biệt là thảm thực vật rừng ở Việt
Nam. Song đây là bảng phân loại mới, cần được áp dụng thử nghiệm và đánh
giá thêm.
Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim là một đơn vị phân
loại trong hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn
Trừng (1978), Trần Đình Lý và cộng sự (2017). Theo đó, rừng kín thường


16
xanh hỗn giao lá rộng, lá kim thường có phân bố ở đai nhiệt đới, á nhiệt đới từ
núi thấp (500-1.500 m) đến đai á nhiệt đới núi cao (≥ 2.500m) trên núi đất và
núi đá vôi, bao gồm:
- Phân quần hệ rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim mưa mùa
nhiệt đới, á nhiệt đới núi thấp (500-1.500 m): phân bố rộng từ Bắc vào Nam,
điển hình tại các khu vực như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Xuân Sơn (Phú Thọ),
Ba Vì (Hà Nội), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bidoup - Núi Bà (Lâm
Đồng)... Thành phần loài thực vật chủ yếu thuộc các họ như: họ Dẻ
(Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Chè (Theaceae)... và các lồi lá kim,

như: Thơng tre (Podocarpus neriifolius), Pơ mu (Fokienia hodginsii)...
- Phân quần hệ rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim mưa mùa
á nhiệt đới núi trung bình (1.500-2.500 m): phân bố ở các vùng như Hồng
Liên Sơn (Lào Cai), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Hòn Bà (Khánh Hòa), Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng), Chư Yang Sin (Đăk Lăk)... thành phần loài thực vật chủ
yếu thuộc họ Dẻ, họ Chè, họ Thích (Aceraceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Đỗ
quyên (Ericaceae)... với các các loài cây lá kim như Thiết sam (Tsuga
dumosa), Pơ mu, Du sam núi đất, Bạch tùng...
- Phân quần hệ rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim mưa mùa
á nhiệt đới núi cao (trên 2.500 m): phân bố chủ yếu ở khu vực đỉnh Fansipan,
thành phần thực vật chủ yếu là các loài Đỗ quyên (Rhododendron spp.) hỗn
giao với cây lá kim là loài Vân Sam (Abies spp).
- Phân quần hệ rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim mưa mùa
nhiệt đới trên núi đá vôi: phân bố ở các khu vực như Ba Vì (Hà Nội), Hang
Kia Pà Cị (Hịa Bình), Bến En (Thanh Hóa), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phang
Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)... Thành phần thực vật điển hình như: Nghiến
(Burretiodendron hsienmu), Dọc (Garcinia multiflora)... cùng với các loài cây
lá kim như: Kim giao (Nageia fleuryi), Bách xanh (Calocedrus macrolepis),
Bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus), Hồng tùng (Dacrydium elatum).


17

1.2.2. Cấu trúc rừng
Kế thừa những thành tựu, quan điểm khoa học trong nghiên cứu cấu
trúc rừng nhiệt đới trên thế giới, đã có nhiều tác giả với các cơng trình khoa
học tập trung vào nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nhiều kiểu rừng khác nhau.
Các nhà khoa học đều cho rằng, trong rừng mưa nhiệt đới sự phân chia tầng
thứ thể hiện khá rõ. Khi nghiên cứu cấu trúc tầng thứ cho kiểu rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta, Thái Văn Trừng (1978) đã chia
thành 5 tầng, gồm: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới

tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C).
Trần Đình Lý và cộng sự (2017), trong cơng trình Sinh thái thảm thực
vật cũng cho rằng, rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, á nhiệt đới có cấu
trúc từ 3-5 tầng. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại các các khu bảo tồn,
rừng đặc dụng tự nhiên nhằm đánh giá, xây dựng, bổ sung danh lục cho các
khu hệ thực vật ở Việt Nam thời gian gần đây cũng được nhiều tác giả quan
tâm. Điển hình như nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2017) đã thành lập
được danh lục thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha với 1.068 loài
thuộc 487 chi, 159 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, bổ sung cho
hệ thực vật Việt Nam 2 loài mới.
Trần Minh Tuấn (2015) đã góp phần hồn thiện danh lục thực bậc cao
có mạch ở Vườn Quốc gia Ba Vì gồm 2.181 loài thuộc 955 chi của 207 họ và
6 ngành thực vật, trong đó bổ sung thêm được 1.047 lồi so với danh lục đã
cơng bố trước đó.
Đối với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới rất đa dạng và phong phú như
ở nước ta, cấu trúc tổ thành lồi là một nội dung khơng thể thiếu khi nghiên
cứu cấu trúc rừng. Điển hình là cơng trình của Thái Văn Trừng (1999), tác giả
đã dựa vào thành phần và tỷ trọng các loài cây để phân loại các quần xã thực
vật: Quần hợp thực vật, trong đó số cá thể của 1-2 loài chiếm 90% tổng số cá
thể trong lập quần; Ưu hợp thực vật là quần xã thực vật mà số cá thể của dưới


18
10 loài chiếm 40-50% tổng số cá thể trong lập quần; Phức hợp thực vật là
quần xã thực vật mà ưu thế của các lồi khơng rõ rệt.
Việc xác định cơng thức tổ thành có thể dựa vào tỷ lệ phần mười theo
số cây hoặc chỉ số IV% của Curtis Mc Intosh (1951). Tuy nhiên, chỉ số IV%
được các nhà nghiên cứu sinh thái rừng sử dụng phổ biến hơn cả, bởi chỉ số
đã thể hiện được thực chất vai trị sinh thái của các lồi trong quần xã thực
vật. Theo Thái Văn Trừng (1999), tập hợp nhóm dưới 10 lồi, mỗi lồi đều có

giá trị IV% lớn hơn 5% và tổng IV% của nhóm đạt từ 40% sẽ hình thành nên
ưu hợp thực vật mang tên nhóm lồi đó. Nguyễn Thành Mến (2005), đã tính
chỉ số IV% dựa vào số cây và tiết diện ngang để phân chia rừng lá rộng
thường xanh tại Phú Yên thành các ưu hợp, phức hợp. Kết quả cho thấy, kiểu
rừng lá rộng thường xanh tại Phú Yên, trạng thái IV và IIIB có thể chia thành
3 ưu hợp, phức hợp thực vật khác nhau cho mỗi trạng thái. Nghiên cứu của
Đặng Hùng Phi (2010) về tổ thành loài theo IV% tại các quần xã thực vật nơi
loài Pơ mu phân bố nhiều ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin cho thấy, Pơ mu
có giá trị IV% cao nhất với 15,6%, và khoảng 10 lồi có chỉ số IV% trên 3%.
Về dạng sống của hệ thực vật ở các vùng của Việt Nam, đã được đánh
giá nhiều trong các cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau. Kế thừa
hệ thống phân loại của Raunkiaer (1934), dạng sống của hệ thực vật được
Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) chỉnh sửa như sau:
A - Cây có chồi trên đất Ph (Phanerophytes): A1. Cây chồi trên to Mg
(Megaphanerophytes); A2. Cây chồi trên nhỡ Me (Mesophanerophytes); A3.
Cây chồi trên nhỏ Mi (Microphanerophytes); A4. Cây chồi trên lùn Na
(Nanophanerophytes); A5. Cây bì sinh Ep (Epiphytes); A6. Cây sống ký sinh
hoặc bán ký sinh Pp (Parasit - Hemiparasit phanerophytes); A7. Cây có chồi
trên đất thân mọng nước Suc (Succulentes); A8. Cây có chồi trên đất leo cuốn
Lp (Lianophanerophytes); A9. Cây có chồi trên đất thân thảo Hp (Herbaces
phanerophytes).


×