Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại vườn quốc gia nặm pui, tỉnh xayaboury, nước lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.03 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

OUDOM KIDTHAVONG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TẠI
VƯỜN QUỐC GIA NẶM PUI,
TỈNH XAYABOURY, NƯỚC LÀO
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8 62 02 11

THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KIỀU THỊ DƯƠNG

Hà Nội, 2023


i
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơc lập - Tư do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.


Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2023
Người cam đoan

Oudom Kidthavong


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các cá nhân, người thân trong gia
đình. Tơi xin cám ơn các tập thể, cá nhân và người thân trong gia đình, nhất là bố
mẹ tơi đã tận tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu vừa qua.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Kiều Thị Dương, người
đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình viết đề cương, thu thập số liệu,
tính tốn cũng như hồn thành bản luận văn này.
Xin cám ơn chính phủ Việt Nam và chính phủ Lào, Đại sứ quán Lào tại
Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.
Tôi biết ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo
sau Đại học, các thầy, cô giáo thuộc khoa Quản lý tài nguyên và Môi trường
rừng, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Vườn
Quốc gia Nặm Pui, UBND các xã và UBND tỉnh Xayaboury, Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào, đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình thu
thập số liệu tại hiện trường nghiên cứu.
Bản thân tôi đã rất cố gắng, nhưng do thời gian, kinh nghiệm và trình
độ bản thân cịn hạn chế, nên luận văn khơng tránh khỏi những sai sót. Tác

giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các nhà khoa học và bạn
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày .. tháng .. năm 2023
Tác giả

Oudom Kidthavong


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................... 3
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 3
1.1.2. Ở Lào (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) .................................. 12
1.2. Thảo luận và xác định hướng nghiên cứu ........................................... 15
1.2.1. Về thành tựu trong nghiên cứu và thực hiện PCCCR rừng .......... 15
1.2.2. Về tồn tại nghiên cứu .................................................................... 16
1.2.3. Xác định vấn đề nghiên cứu cho đề tài luận văn .......................... 16
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ ĐIỀU KIỆU TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................ 17
2.1. Mục tiêu của luận văn ......................................................................... 17
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 17

2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu........................................ 17
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 17
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 17
2.2.3. Giới hạn nghiên cứu...................................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu ........................................... 19
2.4.1. Phương pháp luận ......................................................................... 19
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu .................................... 21


iv
2.4.3. Xử lý số liệu nghiên cứu ................................................................ 30
Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU................. 35
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ........................................................... 35
3.1.2. Khí hậu .......................................................................................... 36
3.1.3. Thuỷ văn ........................................................................................ 36
3.1.4. Địa chất - Thổ nhưỡng .................................................................. 36
3.2. Đặc điểm về Kinh tế - xã hội .............................................................. 36
3.2.1. Dân số ........................................................................................... 36
3.2.4. Đặc điểm giáo dục - y tế ............................................................... 38
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
4.1. Thực trạng cháy rừng và cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng tại ... 39
VQGNP, tỉnh Xayaboury, Lào. .................................................................. 39
4.1.1. Thực trạng cháy rừng tại VQGNP từ năm 2014 - 2022 ............... 39
4.1.2. Thực trạng cơng tác phịng cháy tại VQG Nặm Pui. .................... 42
4.1.3. Thực trạng và kết quả thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng ......... 53
4.2. Đặc điểm cháy rừng, các nhân tố ảnh hưởng tới cháy rừng tại
VQGNP, tỉnh Xayaboury, Lào ........................................................................ 54
4.2.1. Đặc trưng hiện trạng rừng tại VQGNP ........................................ 54
4.2.2. Đặc điểm vật liệu .......................................................................... 57

4.2.3. Phân cấp nguy cơ cháy rừng tại VQGNP ..................................... 61
4.2.4. Xây dựng bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng ............................ 63
4.2.5 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên................................................ 66
4.2.6. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội .................................... 69
4.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh
nghiệm trong cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng tại VQGNP .................. 70
4.3.1. Phân tích SWOT ............................................................................ 70
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy
rừng tại VQGNP.............................................................................................. 74


v
4.4.1. Về công tác tổ chức bộ máy quản lý PCCCR tại VQGNP............ 74
4.4.2. Về cơng tác phịng cháy rừng tại VQGNP .................................... 74
4.4.3. Về công tác chữa cháy rừng tại VQGNP ...................................... 75
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 76
1. Kết luận .................................................................................................. 76
2. Tồn tại..................................................................................................... 77
3. Kiến nghị ................................................................................................ 77
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Viết đầy đủ


1

CHDCND

2

BVR

Bảo vệ rừng

3

BCĐ

Ban chỉ đạo

4

CBCR

5

CCR

6

DBNCCR

7


KTLS

8

KTLSPCR

9

OTC

Ơ tiêu chuẩn

10

ODB

Ơ dạng bản

11

PCCCR

12

PTNT

Phát triển nơng thơn

13


QLBVR

Quản lý, bảo vệ rừng

14

RTN

15

RT

Rừng trồng

16

SK

Sinh khối

17

VLC

18

VĐVQGNP

19


VQG

Vườn Quốc gia

20

WVLC

Độ ẩm vật liệu cháy

Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Cảnh báo cháy rừng
Chữa cháy rừng
Dự báo nguy cơ cháy rừng
Kỹ thuật lâm sinh
Kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng

Phòng cháy, chữa cháy rừng

Rừng tự nhiên

Vật liệu cháy
Vùng đệm Vườn Quốc gia Nặm Pui


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng người phỏng vấn về công tác PCCCR ............................ 23
Bảng 2.1. Số lượng tuyến, ô tiêu chuẩn trên các kiểu rừng ............................ 25

Bảng 2.2. Phân cấp nguy cơ cháy cho các kiểu rừng tại VQGNP ................. 33
Bảng 4.1. Số vụ và diện tích rừng bị cháy tại khu VQGNP ........................... 40
Bảng 4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Ban chỉ đạo VQGNP ......... 44
Bảng 4.3. Nhận thức của người dân về PCCCR ............................................. 46
Bảng 4.4. Các cơng trình phịng cháy trên địa bàn VQGNP .......................... 49
Bảng 4.5. Dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng tại VQGNP ... 50
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả tập huấn, diễn tập từ 2015 đến 2022 ................. 52
Bảng 4.7. Các chỉ tiêu bình quân lâm phần trên các kiểu rừng ...................... 56
Bảng 4.8. Khối lượng Vật liệu cháy ở 4 kiểu rừng VQGNP .......................... 58
Bảng 4.9. Độ ẩm vật liệu cháy ở các kiểu rừng .............................................. 59
Bảng 4.10. Tổng hợp các Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ cháy các kiểu rừng tại
VQGNP ........................................................................................................... 62
Bảng 4.11. Kết quả chuẩn hóa các tiêu chuẩn lượng hóa ............................... 62
Bảng 4.12. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức theo sơ đồ SWOT
......................................................................................................................... 71


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung logic tiến trình nghiên cứu .................................................. 20
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí và vị trí các tuyến và ô tiêu chuẩn trên các kiểu rừng. 26
Hình 2.3. Ảnh một số kiểu rừng chính của VQGNP ...................................... 27
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí ơ tiêu chuẩn và ơ dạng bản .......................................... 28
Hình 3.1. Địa giới hành chính Vườn Quốc gia Nặm Pui ................................ 35
Hình 4.1. Sơ đồ Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng VQGNP ............... 43
Hình 4.2. Tỷ lệ các kiểu rừng tại VQGNP ...................................................... 55
Hình 4.3. Khối lượng Vật liệu cháy ở các kiểu rừng sau khi sấy ................... 60
Hình 4.4. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng cho các kiểu rừng tại VQGNP
......................................................................................................................... 64
Hình 4.5. Bản đồ vùng trọng điểm cháy rừng năm 2023 ................................ 65

Hình 4.6. Biến trình nhiệt độ bình qn tháng/năm tại trạm Thơng My Say . 66
Hình 4.7. Biến trình tổng lượng mưa tháng/năm tại trạm Thơng My Say ..... 67
Hình 4.8. Biến trình độ ẩm tháng/năm tại trạm Thông My Say ..................... 68


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cháy rừng là những đám cháy xuất hiện và lan tỏa ở trong rừng mà
khơng có sự kiểm soát của con người, gây nên những tổn thất nhiều mặt về tài
nguyên rừng, môi trường cũng như của cải mà thiên nhiên ban tặng (Quốc hội
Lào (NAL), 2018).
Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (sau đây gọi tắt là Lào), cũng như
nhiều nước trên thế giới, cháy rừng là một hiện tượng khá phổ biến, diễn ra
hằng năm, hậu quả của cháy rừng để lại nhiều thiệt hại đối với tài nguyên và
môi trường rừng cũng như tài sản, của cải và thậm chí cả tính mạng con
người. Cháy rừng không chỉ gây tổn hại đến một quốc gia riêng rẽ, mà cịn
có thể ảnh hưởng đến một số quốc gia lân cận, thậm chí cả một khu vực và
gián tiếp ảnh hưởng tới các quốc gia trên phạm vi toàn cầu (Cục Lâm
nghiệp Lào (DOF), 2021).
Vườn Quốc gia Nặm Pui (VQGNP) được thành lập năm 2005, có một
vị trị đặc biệt quan trọng cho bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng hộ,
điều tiết lưu lượng nước về hồ thủy điện Nặm Pui. VQGNP có tổng diện tích
là 1.912km2 với kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh phân bố tự nhiên
trên các kiểu địa hình và thổ những khác nhau. VQGNP được các nhà khoa
học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng sinh học của Lào và là
nơi cịn nhiều lồi động vật (350 cá thể Voi Châu Á), thực vật quý hiến được
ghi trong sách Đỏ Lào (DOF- MAF,(2021))và Danh lục Đỏ Thế giới (IUCN,
2021). Tuy nhiên, trong những năm qua, tài nguyên thực vật và động vật
rừng ở đây bị tàn phá nặng nề do nhiều nguyên nhân, trong đó do cháy rừng là
chủ yếu, chiếm trên 80% các vụ xâm hại và tàn phá rừng trong VQGNP. Các

vụ cháy rừng đã làm suy thoái hoặc mất rừng khoảng 200 ha/năm (SDAF,
2021), gây nên tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải, môi trường, đa dạng
sinh học, cảnh quan du lịch sinh thái tai VQGNP.


2
Cho đến nay, đa phần các nước có rừng trên thế giới cũng như ở Lào đã
đi sâu nghiên cứu về PCCCR với mục tiêu là làm thế nảo để hạn chế mức
thấp nhất những thiệt hại trực tiếp và những tác động gián tiếp do cháy rưng
gây lên. Từ những thành tựu của các cơng trình nghiên mà nhiều nước đã có
giải pháp PCCCR từ cổ điển đến áp dụng các công nghệ hiện đại rất hiệu quả.
Tuy nhiên, hằng năm, cháy rừng vẫn thường xuyên sảy ra ở một số nước trên
thế giới cũng như ở Lào và còn được xem như là thảm họa trong điều kiện
biến đổi khí hậu như ngày nay.
Như vậy, các nước trên thế giới nói chung và Lào nói riêng vẫn cịn
khơng ít thách thức trong nghiên cứu về PCCCR. Các kết quả nghiên cứu và
các giải pháp PCCCR vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu và bao phủ hết cho
các chủ thể quản lý rừng, trong đó có Vườn Quốc gia Nặm Pui. Làm thế nào
để giảm thiêu được những thiệt hại do cháy rừng VQGNP, nơi đã và đang
được xem là điểm nóng về cháy rừng tại tỉnh Xayaboury.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, đê tài luận văn “Nghiên cứu đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại Vườn
Quốc gia Nặm Pui, tỉnh Xayaboury, nước Lào.”. Luận văn nhằm cung cấp
cơ sở khoa học và thực tiễn để xuất giải pháp PCCCR một cách hiệu quả nhất,
phù hợp nhất tại VQGNP cũng như những khu rừng khác của Lào có điều
kiện tự nhiên tương tự.


3
Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu về bản chất, đặc điểm vật liệu cháy và đặc trưng cấu trúc
rừng ảnh hưởng đếm đám cháy rừng
Một số cơng trình nghiên cứu về bản chất đám cháy đã phân loại
cháy rừng theo kiểu cháy gồm: (1) Cháy dưới tán cây hay cháy mặt đất
rừng: là trường hợp chỉ cháy một phần hay tồn bộ lớp cây bụi, cỏ khơ và
cành rơi lá rụng trên mặt đất; (2) Cháy tán rừng: là trường hợp lửa lan tràn
nhanh từ tán cây này sang tán cây khác; (3) Cháy ngầm: là trường hợp xảy
ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ dưới mặt đất, trong lớp thảm mục dày hoặc
than bùn. Trong một đám cháy rừng có thể xảy ra một hoặc đồng thời hai
ba loại cháy trên và tùy theo loại cháy rừng mà người ta đưa ra những biện
pháp phòng và chữa cháy khác (Bế Minh Châu, 2012).
- Về vật liệu cháy: Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên và của 2 tác
giả Laslo Pancel và Richmond đã chỉ ra 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến sự hình thành và phát triển của cháy rừng là thời tiết, loại rừng và hoạt
động kinh tế - xã hội của con người. Thời tiết đặc biệt là lượng mưa (Lm),
nhiệt độ khơng khí (Tkk), độ ẩm khơng khí (Wkk) và tốc độ gió (Vg) ảnh hưởng
quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy (W vlc) rừng qua đó ảnh
hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy (Bế Minh Châu, 2012).
- Về cấu trúc rừng: Loại rừng, cấu trúc tầng thứ, mật độ và cấp trữ lượng
ảnh hưởng tới tính chất vật lý, hóa học, khối lượng và phân bố của vật liệu
cháy qua đó ảnh hưởng đến loại cháy, cấp độ cháy, khả năng hình thành và
tốc độ lan tràn của đám cháy và hoạt động kinh tế - xã hội của con người như:
sản xuất nương rẫy, săn bắn thú rừng và du lịch sinh thái, v.v, đều có ảnh
hưởng trực tiếp đến mật độ và phân bố nguồn lửa khởi đầu của các đám cháy.


4

Phần lớn các biện pháp phòng cháy rừng đều được xây dựng trên cơ sở phân
tích đặc điểm 3 yếu tố trên trong hoàn cảnh cụ thể ở địa phương (Bế Minh
Châu, 2012).
1.2.1.2. Nghiên cứu về phòng cháy rừng
(i) Nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng
Ở một số nước khi dự báo nguy cơ cháy rừng, ngồi căn cứ vào yếu tố
khí tượng cịn căn cứ vào một số yếu tố khác như độ ẩm vật liệu cháy. Tại Mỹ
và Đức các cơng trình nhiên cứu dự báo cháy rừng đã được tính tốn cả độ ẩm
vật liệu cháy và nguồn vật liệu cháy (Brown A.A, 1979), ở Pháp tính thêm
lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm của vật liệu cháy, ở Trung Quốc có
bổ sung thêm cả tốc độ gió (Vg), số ngày khơng mưa và lượng bão hịa
(Lbh),… Cũng có sự khác biệt nhất định khi sử dụng các yếu tố khí tượng để
DBNCCR; chẳng hạn: ở Thụy Điển và một số nước ở bán đảo Scandinavia sử
dụng độ ẩm khơng khí thấp nhất và nhiệt độ khơng khí cao nhất trong ngày;
trong khi đó, ở Nga và một số nước khác lại dùng nhiệt độ khơng khí và độ
ẩm khơng khí lúc 13 giờ (Brown A.A, 1979).
Ơ Việt Nam, nghiên cứu và công tác dự báo nguy cơ cháy rừng được bắt
đầu từ năm 1981.
Tuy nhiên, trong những năm đầu nghiên cứu, và áp dụng dực báo, công
tác dự báo chủ yếu áp dụng phương pháp dự báo của V.G. Nesterop. Đây là
phương pháp đơn giản, cấp nguy hiểm của cháy rừng được xác định theo giá
trị khí tượng tổng hợp (P) bằng tổng của tích số giữa nhiệt độ và độ chênh
lệch bão hịa của khơng khí lúc 13 giờ hàng ngày kể từ ngày cuối cùng có
lượng mưa dưới 3mm. Theo kết quả nghiên cứu của tác giải Phạm Ngọc
Hưng (Phạm Ngọc Hưng,1988) cho thấy, phương pháp của V.G. Nesterop có
độ chính xác cao hơn nếu tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa
dưới 5mm. Đến năm 2004, trên cơ sở phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa số


5

ngày khô hạn liên tục (H) (số ngày liên tục có lượng mưa dưới 5mm) với chỉ
số P, đã đưa ra phương pháp dự báo theo số ngày khô hạn liên tục. Số ngày
khô hạn liên tục cho các mùa khí hậu trong năm xây dựng một bảng tra cấp
nguy hiểm cháy rừng (Phạm Ngọc Hưng, 2004).
Nghiên cứu của Võ Đình Tiến (Võ Đình Tiến,1995) đã đưa ra phương
pháp dự báo cháy rừng cho từng tháng tại Bình Thuận theo 6 yếu tố: nhiệt độ
khơng khí trung bình, lượng mưa trung bình, độ ẩm khơng khí, tốc độ gió, số
vụ cháy rừng, lượng người vào rừng (tất cả đều lấy giá trị trung bình). Tác giả
đã xác định được cấp nguy hiểm với cháy rừng cho từng tháng trong cả mùa
cháy. Đây là chỉ tiêu có tính đến cả yếu tố thời tiết và yếu tố kinh tế - xã hội
liên quan đến nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên, vì căn cứ vào số liệu khí tượng
trung bình năm nên cấp dự báo của tác giả chỉ thay đổi theo thời gian của lịch
mà không thay đổi theo thời tiết hàng ngày. Vì vậy, nó mang ý nghĩa của
phương pháp xác định mùa cháy nhiều hơn là dự báo nguy cơ cháy rừng.
Bế Minh Châu và Cs khi nghiên cứu về tính thích hợp của một số phương
pháp dự báo cháy rừng ở miền Bắc Việt Nam đã khẳng định phương pháp dự báo
theo chỉ tiêu P và H có độ chính xác thấp ở những vùng có sự ln phiên thường
xun của các khối khơng khí biển và lục địa hoặc vào các thời gian chuyển mùa.
Trong những trường hợp này, thì mức độ liên hệ của chỉ tiêu tổng hợp P và chỉ số
ngày khô hạn liên tục H với độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng và tần suất xuất
hiện của cháy rừng rất thấp (Bế Minh Châu, 2001).
Vương Văn Quỳnh và Cs 2005, nghiên cứu dự báo nguy cơ cháy rừng
cho khu vực rừng U Minh và Tây Nguyên Việt Nam, các tác giả đưa ra
phương pháp dự báo phát hiện sớm cháy rừng cho khu vực U Minh và Tây
Nguyên. Các kết quả cũng chỉ ứng dụng cho các khu vực nói trên, chưa được
ứng dụng rộng rãi cho cả nước.
Nhìn chung, đến nay đã có nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng
trên thế giới và ở Việt Nam, tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn chưa tính



6
đến đặc điểm của trạng thái rừng, kiểu rừng, đặc điểm tiểu khí hậu và yếu tố
kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới cháy rừng cho mỗi địa phương, các kết quả
đưa ra không đồng nhất và các chỉ số.
(ii) Nghiên cứu về phương tiện dự báo sớm, phòng cháy rừng
Những năm gần đây các phương tiện phòng cháy được quan tâm nghiên
cứu, đặc biệt là phương tiện dự báo, phát hiện đám cháy, thông tin về cháy rừng.
Dịch

vụ

EFFIS

được

cung

cấp

thông

qua

website

hTTp://forest.jrc.ec.europa.eu/effis/ và bao gồm: dự báo nguy cơ cháy, phát
hiện sớm cháy rừng, lập bản đồ khu vực bị cháy, đánh giá thiệt hại che phủ
đất, thẩm định lượng khí thải do cháy rừng và xói mịn đất tiềm năng. Các dữ
liệu về cháy rừng bắt nguồn từ EFFIS và những báo cáo định kỳ cung cấp bởi
các dịch vụ cứu hỏa quốc gia tạo thành cơ sở dữ liệu cháy châu Âu. Module

của EFFIS tạo ra các bản đồ nguy cơ cháy hàng ngày cho 6 ngày liên tiếp
trong tương lai. Đồng thời, các đám cháy được phát hiện, quan sát trên cơ sở
các ảnh viễn thám MODIS của cơ quan Quản lý hàng không và vũ trụ Châu
Âu (dẫn theo Trần Quang Bảo, 2017).
Hệ thống thông tin giám sát môi trường cho PCCCR iForestFire của
Croatia được sử dụng trong nhiều năm bao gồm nhiều hợp phần. Mỗi hợp
phần có một chức năng riêng, trong đó phát hiện sớm cháy rừng là hợp phần
quan trọng nhất của hệ thống. Nó được xây dựng dựa trên các thuật tốn xử lý
hình ảnh phức tạp kết hợp: công nghệ không gian địa lý và các thông tin bổ
trợ khác (Maja Stula và Cs, 2011).
Các cảm biến vệ tinh như NOAA /AVHRR, MODIS, CBERS và ESA
(Cơ quan Vũ trụ châu Âu), ENVISAT (vệ tinh môi trường) đã được áp dụng
rộng rãi để phát hiện sơm cháy rừng và các khu vực đã cháy ở Trung Quốc
(Zhang JH, Liu C, 2005)
Ở Ấn Độ, trong năm 2005 bằng cách sử dụng chương trình khí tượng
truyền hình vệ tinh quốc phịng. Các thuật tốn phát hiện cháy rừng đã được


7
sử dụng trong các quá trình xử lý dữ liệu ảnh MODIS. Địa điểm có cháy rừng
được xác định thơng qua dữ liệu DMSP - OLS và MODIS đã được xác nhận
với các dữ liệu mặt đất từ Bộ Lâm nghiệp và báo cáo của các phương tiện
truyền thông (Kirab Chand và Cs, 2007).
(iii). Nghiên cứu về cơng trình lâm sinh và phi lâm sinh phòng cháy rừng
Kết quả nghiên cứu của thế giới và ở Việt Nam đã khẳng: xây dựng, tạo
lập các cơng trình có hiệu quả rất cao khơng những trong phịng cháy rừng mà
cịn cả trong chữa cháy rừng: các cơng trình như: (1) Các loại băng cản lửa;
(2) Các vành đai cây xanh và (3) Hệ thống kênh mương ngăn cản cháy rừng.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều chuyên gia về lửa rừng ở một số nước
Châu Âu đã nghiên cứu và bước đầu đưa ra những ý kiến về xây dựng các băng

xanh cản lửa và đai xanh phòng cháy rừng trên đó có trồng các lồi cây lá rộng; ở
Nga đã thiết lập những băng cây xanh chịu lửa khép kín với kết cấu nhiều loài
cây, tạo thành nhiều tầng để ngăn lửa cháy từ ngồi vào các khu rừng thơng, bạch
đàn, sồi,… Các nước khác tiến hành nghiên cứu vấn đề này, rất sớm và có nhiều
cơng trình nhất vẫn là Đức, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, Mỹ, Canada,
Nhật Bản và Trung Quốc (Gronquist R., và CS, 1993)
Cũng theo nhóm tác gỉa Gronquist R (Gronquist R., và CS, 1993) tập
đoàn cây trồng trên băng được lưah chọn đúng lồi có hiệu quả cao trong cản
lửa lan rộng, cũng như tăng cường biện pháp ký thuật lâm sinh bằng trồng
rừng hỗn giao và giữ nước ở hồ đập để làm giảm nguy cơ cháy rừng.
Các cơng trình PCR ở Việt Nam chủ yếu xây dựng đường băng trắng
và đường băng xanh cản lửa hạn chế cháy lan mặt đất, cháy lướt trên ngọn
cây rừng. Đường băng xanh được trồng cùng với việc trồng rừng trong năm
trên những diện tích rừng có độ dốc 25 độ. Đối với đai cây xanh xung quanh
các điểm dân cư, xung quanh những vùng đất sản xuất nông nghiệp, v.v, nằm
ở trong rừng và ven rừng. Đai rừng phịng cháy có chiều rộng từ 20 - 30m,
nếu xây dựng theo đường phân khoảnh thì chiều rộng đai rừng chỉ cần từ 15 -


8
20m là đủ. Thường những đường băng cản lửa lợi dụng những chướng ngại
vật tự nhiên như: sông, suối, hồ nước, đường mịn, đường dơng, những cơng
trình nhân tạo (đường sắt, đường giao thông, đường điện cao thế, đường vận
xuất, đường vận chuyển, v.v.) để làm băng. Trong những trường hợp này,
đường băng thường chỉ xây dựng dọc theo hai bên đường bằng một hoặc hai
vành đai cây xanh cản lửa, có bề rộng từ 6 - 10m (Phạm Ngọc Hưng, 2001):
Nhìn chung, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu hiệu quả của
nhiều kiểu cơng trình phịng cháy rừng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa đưa ra
được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các cơng trình đó. Những
thơng số kỹ thuật đưa ra đều mang tính gợi ý và ln được điều chỉnh theo ý

kiến của các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại rừng và điều
kiện địa lý, vật lý địa phương.
(iv) . Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng
Việc nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật lâm (BPLTLS) sinh phòng cháy,
chữa cháy rừng được tập trung chủ yếu hướng vào làm suy giảm 3 thành phần
của tam giác lửa:
(1)- Giảm nguồn lửa bằng nhiều cách: Tuyên truyền vận động không
mang lửa vào rừng, dập tắt tàn lửa sau khi dùng lửa, thực hiện các biện pháp
dọn vật liệu cháy trên mặt đất thành băng, đào rãnh sâu, hoặc chặt cây theo
dải để ngăn cách đám cháy với phần rừng còn lại;
(2)- Đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khô khi chúng còn
ẩm để giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng hoặc đốt theo hướng ngược
với hướng lan tràn để cơ lập đám cháy. Các cơng trình nghiên cứu về đốt
trước làm giảm vật liệu cháy đã được nhiều nước áp dụng ngay từ đầu thế kỷ
XX. Các nước tiến hành nghiên cứu vấn đề này, rất sớm và có nhiều cơng
trình nhất là Đức, Mỹ, Nga, Canada và Trung Quốc, v.v. Đối tượng rừng
được đưa vào đốt trước làm giảm vật liệu có cả rừng tự nhiên và rừng trồng.
Thường các chủ rừng đốt theo đám ở những diện tích rừng có nhiều vật liệu
cháy, có nguy cơ cháy cao vào thời gian trước mùa cháy, hạn chế đến mức


9
thấp nhất khả năng cháy lan đến khu rừng lân cận (Brown A.A, (1979);
Gronquist R., và Cs, (1993); Mc Arthur A.G và Cs, (1986)). Năm 1968,
Stoddard - một trong những người đầu tiên đề xuất ý kiến đốt rừng có kế
hoạch nhằm giảm nguy cơ cháy, tăng sản lượng gỗ và chim thú. Năm 1968,
Morris đã cho thấy, việc đốt cỏ gà Cynodon dadyion vào cuối mùa đông, đầu
mùa xuân có tác dụng như bón phân làm tăng sản lượng sinh khối. Từ thập kỷ
70 của thế kỷ XX đến nay, có một số nước đi đầu trong lĩnh vực lửa rừng của
thế giới như: Australia, Mỹ, Nga, Canada, Indonexia, Thái Lan, v.v, đã có

nhiều nghiên cứu và đưa ra được những quy trình đốt trước cho các khu rừng
trồng thuần lồi có nguy cơ cháy cao. Biện pháp đốt trước có điều khiển đã
được sử dụng tương đối phổ biến và được coi là biện pháp quan trọng trong
công tác quản lý lửa rừng ở những nước này. Năm 1993, có một số tác giả
người Phần Lan đã đưa ra các vấn đề về khối lượng, độ ẩm vật liệu cháy, thời
tiết, diện tích, địa hình và các vấn đề về kinh phí, tổ chức lực lượng một cách
khá tồn diện trong đốt trước có điều khiển cho các vùng rừng trọng điểm
cháy dựa trên nghiên cứu về đặc điểm nguồn vật liệu cháy và việc đốt thử trên
những diện tích rộng lớn (Gronquist R., và Cs 1993).
(3) Dùng chất dập cháy để giảm nhiệt lượng của đám cháy hoặc ngăn
cách vật liệu cháy với ơxy khơng khí (nước, đất, cát, hóa chất dập cháy v.v.)
Ở Việt Nam, thực thi BPKTLS là một trong những yêu cầu bắt buộc
ngay khi tiến hành quy hoạch, thiết kế trồng rừng và trong suốt quá trình kinh
doanh lợi dụng rừng. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật lâm sinh
phòng cháy rừng chủ yếu hướng vào:
Mơ hình trồng rừng hỗn giao Thông đuôi ngựa, Keo lá tràm, Bạch đàn
trắng ở Núi Luốt - Xuân Mai (Phùng Ngọc Lan, 1991). Nhóm tác gải Nguyễn
Hữu Vĩnh đã nghiên cứu cơ sở khoa học của phương thức trồng rừng hỗn giao
giữa loài Bạch đàn trắng và Keo lá tràm, có kết luận: Keo lá tràm và Bạch đàn
trắng là cây ưa sáng ngay từ khi mới trồng, sinh trưởng nhanh; song mức độ
ưa sáng, tốc độ sinh trưởng và các đặc tính sinh vật học khác nhau của chúng


10
không giống nhau; Keo lá tràm là cây họ đậu, hệ rễ có nhiều nốt sần, do đó
bước đầu có thể khẳng định cây Bạch đàn trắng và cây Keo lá tràm có thể
trồng hỗn giao với nhau; đến năm thứ 3, phương pháp hỗn giao cách tổ
trong hang làm cho các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Keo lá tràm và cây
Bạch đàn tốt hơn phương pháp hỗn giao với các loài khác (Nguyễn Hữu
Vĩnh và Cs (1994)).

Nguyễn Bá Chất (1994) nghiên cứu cơ cấu cây trồng và xây dựng quy
trình hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một số lồi cây chủ yếu phục vụ Chương
trình 327/CT-CP, sau đó là Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng của Chính phủ.
Trong thời gian qua, nhiều tác giả đã nghiên cứu và thử nghiệm trồng rừng
hỗn giao ở nhiều vùng bằng nhiều loài cây với phương thức trồng khác nhau.
Tuy nhiên, các kết quả vẫn còn tản mạn, chưa được đúc kết, đánh giá và chưa
được áp dụng vào thực tiễn sản xuất; mặt khác, việc tìm chọn cấu trúc, loài
cây, phương thức trồng và thời điểm hỗn giao cũng rất phức tạp. Việc gây tạo
rừng hỗn giao là mong muốn của nhiều nhà lâm học đã và đang nỗ lực nghiên
cứu thí nghiệm tạo ra các lâm phần hài hịa, ổn ðịnh, bền vững về sinh thái và
có giá trị cao về kinh tế.
(2) - Đốt trước vật liệu cháy là biện pháp làm giảm nguồn vật liệu
cháy trong rừng bằng cách chủ động đốt những vật liệu dễ cháy trong các
khu rừng có nguy cơ cháy cao vào thời gian trước mùa khơ, nhưng có sự
kiểm sốt, điều khiển của con người để không gây cháy rừng và hạn chế
tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của lửa gây ra. Tuy nhiên, biện
pháp này cho tới nay vẫn chưa được áp dụng phổ biến rộng rãi ở Việt
Nam. Việc tiến hành đốt trước khá phức tạp, địi hỏi phải có nhiều kinh
nghiệm và phải được chuẩn bị chu đáo cả về lực lượng, phương tiện dập
lửa (Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa, 2002).
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu
thử nghiệm về biện pháp đốt trước nhằm giảm khối lượng vật liệu cháy. Các


11
cơng trình như: Đốt thử nghiệm đốt trước vậy liệu cháy dưới tán rừng thông non
2 tuổi tại Đà Lạt, Lâm Đồng (Phó Đức Đỉnh, 1996). Tác giả cho rằng, ở rừng
thông non nhất thiết phải thu gom vật liệu cháy vào chính giữa các hàng cây hoặc
nơi trống để đốt, chọn thời tiết đốt để ngọn lửa âm ỉ, khơng cao q 0,5m có thể
gây cháy tán cây rừng. Cơng trình đốt thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới tán

rừng thông 8 tuổi ở Đà Lạt, Lâm Đồng (Phan Thanh Ngọ, 1996); tác giả cho
rằng, với rừng thông lớn tuổi không cần phải thu gom vật liệu cháy trước khi đốt
mà chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để
đốt và có thể áp dụng đốt trước vật liệu cháy cho một số loại rừng ở địa phương
khác, trong đó có rừng khộp ở Đắc Lắk và Gia Lai. Cơng trình nghiên cứu áp
dụng biện pháp đốt trước để xúc tiến tái sinh rừng tràm bằng cách đốt trực tiếp có
kiểm sốt đúng thời điểm, chia thành nhiều lần đốt để giảm bớt độ che phủ, kích
thích hạt giống nảy mầm nhanh, hình thành lớp cây tái sinh dưới tán rừng (Thái
Thành Lượm, 1996).
Nhìn chung, các nghiên cứu về vấn đề này, thường được tiến hành
nhiều ở các nước đang phát triển, như: Đức, Mỹ, Nga, Úc, Canada, Trung
Quốc, v.v. Cịn các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chủ yếu là
nghiên cứu, áp dụng những cơng trình này, để phù hợp với điều kiện trong
nước. Vì vậy, cần có những nghiên cứu thực tế áp dụng cho công tác PCCCR
1.2.1.3. Nghiên cứu về các biện pháp chữa cháy rừng
Những năm gần đây các phương tiện chữa cháy rừng được quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt là phương tiện dập lửa trong các đám cháy.
Những phương tiện dập tắt đám cháy rừng được nghiên cứu theo cả
hướng phát triển phương tiện thủ công như cào, cuốc, dao, câu liêm đến các
loại phương tiện cơ giới như cưa xăng, máy kéo, mát gạt đất, máy đào rãnh, máy
phun nước, náy phun bọt chống cháy, máy thổi gió, máy bay rải chất chống cháy
và bom dập lửa v.v…


12
1.1.2. Ở Lào (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)
1.2.1.1. Nghiên cứu về bản chất, đặc điểm vật liệu cháy và đặc trưng cấu trúc
rừng ảnh hưởng đếm đám cháy rừng
- Về bản chất đám cháy: Bản chất cháy rừng đã được các nhà khoa học
Lào nghiên cứu khá sớm. Thời điểm nghiên cứu khá tương đồng với Việt

Nam và các nước trên thế giới. Vào đầu những năm 1980, Cục Lâm nghiệp,
Bộ Nông Lâm và Viện Nông Lâm nghiệp Lào đã có những báo cáo về bản
chất đám cháy rừng của Lào.
- Về vật liệu cháy và các nhân tố tác động, ảnh hưởng: Kết quả nghiên
cứu của các tác giả được Cục lâm nghiệp tổng hợp, đám cháy do 3 yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của cháy rừng là:
thời tiết, loại rừng và hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Thời tiết đặc
biệt là lượng mưa (Lm), nhiệt độ khơng khí (Tkk), độ ẩm khơng khí (Wkk) và
tốc độ gió (Vg) ảnh hưởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu
cháy (Wvlc) rừng qua đó ảnh hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám
cháy (DFL, 1981).
- Về cấu trúc rừng: Loại rừng, cấu trúc tầng thứ, mật độ và cấp trữ
lượng ảnh hưởng tới tính chất vật lý, hóa học, khối lượng và phân bố của vật
liệu cháy qua đó ảnh hưởng đến cấp độ cháy, khả năng hình thành và tốc độ
lan tràn của đám cháy và hoạt động kinh tế - xã hội của con người như: sản
xuất nương rẫy, săn bắn thú rừng và du lịch sinh thái,v.v, đều có ảnh hưởng
trực tiếp đến mật độ và phân bố nguồn lửa khởi đầu của các đám cháy (DFL,
1981). Đặc trưng cấu trúc rừng phân bố ở các vùng miền khác nhau, tác động,
ảnh hưởng đến khả năng cháy và cấp độc cháy khác nhau. Đặc trưng, cấu trúc
rừng ở Miền Nam Lào, khả năng cháy, và cấp độ cháy cao hơn so với Miền
Trung Lào và Miền Bắc Lào (Bakham Chanthovong và Vs, (2021), Sing
Soupaya,(2022)).


13
1.2.2.2. Nghiên cứu về phòng cháy rừng
(i) Nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng
Chanxay Thonglumvan và Cs, áp dụng một số cơng thức tính tốn dự
báo cháy của một số học giả người Nga, Việt Nam và có điều chỉnh một số
thơng số cho phù hợp với điều kiện tự nhiên một số tỉnh Miền Trung Lào đa

tính tốn diễn biến hằng ngày của lượng mưa, nhiệt độ khơng khí, độ ẩm
khơng khí cho tỉnh Khammoun, Bolykhamsay để dự báo ngắn hạn cho 2 tỉnh
Miền Trung Lào (. Kết quả nghiên của các tác giả đã được Bộ Nơng Lâm
nghiệp xây dựng quy trình dự báo và đưa ra cấp độ cảnh báo cháy rừng cho
khu vực Miền Trung Lào từ năm 2005 – 2010 (DFL, 2005)
Nhìn chung, nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu về dự báo nguy cơ
cháy rừng ở Lào vẫn còn hạn chế, số cơng trình báo cáo cịn ít được cơng bố
Tuy nhiên, tương tự như thế giới và Việt Nam các kết quả nghiên cứu vẫn
chưa tính đến đặc điểm của trạng thái rừng, kiểu rừng, đặc điểm tiểu khí hậu
và yếu tố kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới cháy rừng cho mỗi địa phương, các
kết quả đưa ra khơng đồng nhất và các chỉ số. Ngồi ra, vẫn cịn rất ít phương
pháp DBNCCR có tính đến nhân tố kinh tế - xã hội và loại rừng. Đây có thể
là một trong những ngun nhân chính làm giảm hiệu quả và hiệu lực của
phòng cháy rừng ngay cả ở những nước phát triển
(ii) Nghiên cứu về phương tiện dự báo sớm, phòng cháy rừng
Tại Lào, những năm gần đây các phương tiện phòng cháy được quan
tâm nghiên cứu, đặc biệt là phương tiện dự báo, phát hiện đám cháy, thông
tin về cháy rừng. Các phương pháp dự báo đã được mơ hình hóa và xây
dựng thành những phần mềm làm giảm nhẹ cơng việc và tăng độ chính xác
của công tác dự báo.
Vào năm 2021, Bakham Chanthavong (Bakham và Cs, 2021), đã
nghiên cứu, ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat 7 để phân tích đánh giá mối quan
hệ giữa chỉ số cháy CBI với chỉ số NDVI nhằn phát hiện sớm đám cháy tại


14
Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, từ đó thiết lập quy trình cảnh báo sớm cháy
rừng cho khu vực nghiên cứu.
(iii). Nghiên cứu về cơng trình lâm sinh và phi lâm sinh phịng cháy rừng
Nhóm tác giả Thanouxay, Buomchomla, Chithanla (Thanouxay và Cs,

2012) đã báo cáo kết quả nghiên cứu, xây dựng các cơng trình lâm sinh phịng
cháy rừng cho các tỉnh Miền Nam Lào. Với điều kiện tự nhiên Miền Nam
Lào, nhóm tác giả đã xác định và đề xuất xây dựng hệ thống băng xanh cản lửa
rừng bằng tập đồn cây có khả năng chịu lửa rừng cao, đi cùng với hệ thống băng
xanh là quy chuẩn kỹ thuật về chiều rộng băng, hướng băng. Dựa trên kết quả
nghiên cứu của nhóm tác giả, Bộ Nơng Lâm Lào đã ban hành bộ khung tiêu
chuẩn kỹ thuật hướng dẫn xây dựng băng xanh cản lửa cho tồn quốc (DFL,
2021).
Nhìn chung, các nhà khoa ở Lào đã nghiên cứu hiệu quả của nhiều kiểu
cơng trình phịng cháy rừng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa đưa ra được
phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các cơng trình đó. Những
thơng số kỹ thuật đưa ra đều mang tính gợi ý và luôn được điều chỉnh theo ý
kiến của các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại rừng và điều
kiện địa lý, vật lý địa phương.
(iv) . Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng
Tác giả Phongthalung Chithala (Thongthalung, C, 2003) đã có hướng
tiếp cận khác theo hướng giảm vật liệu cháy trong rừng trồng và rừng tự nhiên
tại Miền Trung Lào (tỉnh Khammoun) bằng cách phát, tỉa, thu gom vật liệu
rơi rụng, tham khô vào đầu tháng mùa khô (tháng 10), các nguồn vật liệu cháy
cho phép người dân sống gần khu vực tận thu làm củi đun, ủ phân hữu cơ,
v.v. Kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả cao trong phịng cháy rừng và
Chính phủ Lào đã khuyến nghị các địa phương trên toàn quốc thực hiện biện
pháp tận thu vật liệu cháy nhằm giảm thiêu nguy cơ cháy rừng.


15

1.2.2.3. Nghiên cứu về các biện pháp chữa cháy rừng
Những năm gần đây các phương tiện chữa cháy rừng được quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt là phương tiện dập lửa trong các đám cháy.

Những phương tiện dập tắt đám cháy rừng được nghiên cứu theo cả
hướng phát triển phương tiện thủ công như cào, cuốc, dao, câu liêm đến các
loại phương tiện cơ giới như cưa xăng, máy kéo, mát gạt đất, máy đào rãnh, máy
phun nước, náy phun bọt chống cháy, máy thổi gió, máy bay rải chất chống cháy
và bom dập lửa v.v…
Trong năm 2019, Cục lâm nghiệp Lào đã được viện trợ 2 ô tô chữa
cháy rừng đa năng do Chính phủ Việt Nam trao tặng. Ngồi viện trợ về
phương tiện, chính phủ Việt Nam có triển khai nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Ơ
tơ chữa cháy đa năng cho Lào dựa trên tình hình thực tế (điều kiện tự nhiên,
giao thông, nhân lực Lào) (DFL,2021)
Trong 4 năm, từ năm 2019 – 2022, Cục Lâm nghiệp Lào đã triển khai
và giao 3 đề tài cấp bộ cho 2 đơn vị: Khoa Lâm nghiệp – Đại học Quốc gia
Lào và Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Lào về nghiên cứu và xây dựng
phương án PCCCR cho 3 vùng sinh thái tương ứng với 3 miền của Lào. Kết
quả nghiên cứu đã đề xuất được một số phương án PCCCR đặc trưng theo
vùng và đang trình Bộ Nơng Lâm nghiệp Lào xây dựng và ban hành, tổ chức
thực hiện trên từng vùng (DFL,2022).
1.2. Thảo luận và xác định hướng nghiên cứu
1.2.1. Về thành tựu trong nghiên cứu và thực hiện PCCCR rừng
Tổng quan vấn đề nghiên cứu đã giúp cho việc nhận biết các giải pháp
kỹ thuật tác động trong PCCCR và một số thành tựu về ứng dụng công nghệ
trong PCCCR rừng tự nhiên. Những thành tựu nổi bật có thể tóm tắt như sau:
- Thành tựu trong nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng;
- Thành tựu trong nghiên cứu về phương tiện dự báo sớm, phòng cháy rừng;
- Thành tựu trong nghiên cứu về cơng trình lâm sinh và phi lâm sinh
phịng cháy rừng;


16
- Thành tựu trong nghiên cứu về biện pháp ký thuật lâm sinh phòng cháy rừng;

- Thành tựu trong nghiên cứu và áp dụng các biện pháp chữa cháy.
1.2.2. Về tồn tại nghiên cứu
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng các nghiên cứu về thực
trạng, giải pháp PCCCR tự nhiên vẫn còn những tồn tại và chưa thể bao quát
cho mọi khu rừng, trong đó có rừng ở VQGNP, tỉnh Xayaboury, Lào. Có thể
tóm tắt một số tồn tại chính sau:
- Chưa xác định được thực trạng đặc điểm cấu trúc, vật liệu cháy, số vụ
cháy, bản chất đám cháy tại VQGNP, tỉnh Xayaboury, Lào
- Cịn ít cơng trình phân loại đối tượng rừng, vật liệu cháy, trong đó chưa
có cơng trình phân loại vật liệu cháy để can thiệp, tác động ở VQGNP, nên
chưa thể đề ra các giải pháp PCCCR phù hợp nhằm rút ngắn giảm thiểu tác hại
cháy rừng tại nơi đây
1.2.3. Xác định vấn đề nghiên cứu cho đề tài luận văn
Đối tượng rừng nghiên cứu của Luận văn là rừng tại VQGNP, công tác
PCCCR còn kém hiệu quả, thường xuyên xảy ra cháy rừng hằng năm, nên
luận văn chọn hướng từ thực trạng và các giải pháp PCCCR trên để trở thành
các giải pháp PCCCR có cơ sở khoa học và thực tiễn, đóng góp hiệu quả cao,
hằng năm khơng cịn hiện tượng cháy rừng xảy ra, hay khi có cháy, hiệu quả
chữa cháy là tốt nhất, đám cháy gây tác động thấp nhất, ít tốn vật tư, trang
thiết bị và nhân lực chữa cháy nhất.
Từ các lâm phần rừng tự nhiên VQGNP thường xảy ra các vụ cháy
hằng năm cần chuyển thành lâm phần rừng tự nhiên VQGNP tí hoặc khơng
thể bị cháy, giúp các lâm phần rừng sinh trưởng phát triển tốt và bền
vững, nên cơ sở khoa học cho đề xuất các giải pháp PCCCR các lâm rừng
tự nhiên VQGNP là những đặc trưng cơ bản các chỉ tiểu lâm phần; đặc
điểm vật liệu cháy và biến động, thay đổi một số chỉ tiêu của vật liệu cháy
trong lâm phần; thực trạng và các giải pháp thực hiện PCCCR; sự tác động
và biến dổi khí hậu làm cơ sở đề xuất giải pháp PCCCR\cho VQGNP là rất
cần thiết phải nghiên cứu.



×