Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giáo trình kinh tế lao động phần 1 ts tạ đức khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.03 MB, 99 trang )

TS. TẠ ĐỨC KHÁNH

iy

NHA XUAT BAN GIAO DUC VIET NAM


TS. TẠ ĐỨC KHÁNH

GIÁO TRÌNH

KINH TẾ LAO ĐỘNG

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


Công ty Gổ phần sách Đại học - Dạy nghề — Nhà xuất bản Giáo dực Việt Nam giữ

quyền công bố tác phẩm.

Iố1 - 2009/CXB/50 - 208/GD

Mã số : 7X478Y9 = DAI


Lời nói đầu
Tĩnh tế lao động (laboreconomics) hay tên thường gọi là Kinh tế học
nhân lực, đã được giảng dạy ở khoa Kinh tế, trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, nay là Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm
Môn


học đã được giảng dạy

2001.

liên tục và trở thành một phần quan trọng

trong kiến thức kính tế cơ bản của nhiều ngành đào tạo trong và ngoài
Trường Đại học Kinh tế. Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, với sự phát

triển ngày một hoàn chỉnh của hệ thống thị trường lao động ở Việt Nam,

nhiều nội dung mới dân được bổ sung nhằm củng cố và hồn thiện việc
giảng dạy, nghiên cứu về mơn học này.
Hiện

nay,

chuẩn vẻ mơn

theo

hướng

nhanh

chóng

tiếp cận

với


khối

kiến

thức

học và phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế ở

Việt Nam, giáo trình Kinh

tế lao động được

biên soạn

lần này đã bổ

sung thêm các chương vẻ năng suất lao động, thất nghiệp.
Bên cạnh đó, các hộp về tình huống thực tế cùng những câu hỏi ôn
tập và bài tập sẽ giúp các bạn sinh viên năm vững và hiểu sâu hơn những

nội dung của mỗi chương và bước đầu tham gia vào việc phân tích các
chính sách và các quan hệ kinh tế lao động ở Việt Nam

hiện nay.

Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn nhưng Giáo trình
khơng tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của bạn đọc để lần tái bản sau cuốn sách được hồn thiện hơn.


Thư góp ý xin gửi vẻ Cơng ty Cổ phản Sách đại học — Day nghề,
Ø5 Hàn

Thuyên, Hà Nội.

Xin trân trọng cảm ơn]
Tác giả



Cy ak

\

NHAP MON KINH TE LAO DONG
I. SỰ CÀN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU KINH TÉ LAO ĐỘNG
Lý thuyết kinh tế thường cung cấp cho chúng ta cơ sở nền tảng của
những hành vì kinh tế của cá nhân, tổ chức và xã hội. Những lý thuyết nền
tảng này là cơ sở để phân tích những vấn để kinh tế mang tính phê biến. Tuy
nhiên, ngày nay các Chính phủ, tổ chức xã hội, nhóm dân cư, và những người

lao động ngày càng quan tâm hơn đến việc hiểu và vận dụng những lý thuyết

này để tạo lập những chính sách xã hội.

Nghiên cứu kinh tế học lao động (kinh tế lao động) sẽ cung cấp một
cách tiếp cận toàn diện để phân tích các hành vi, quan hệ giữa các cá nhân, các
tổ chức, cơ quan Chính phủ tham gia vào hoạt động thuê mướn dịch vụ lao

động — gọi là các hành vi và quan hệ giữa chủ và lao động. Một thuật ngữ

quen thuộc nhưng gây nhiều tranh cãi là thuật ngữ “thị trường lao động”.
Trong thời kỳ tập trung bao cấp thường có sự phân biệt lao động là hàng
hóa, dịch vụ hay sức lao động là hàng hóa, dịch vụ; hoặc về một thị trường
dịch vụ lao động mà không phải là thị trường mua bán lao động.
Ngày nay, người chủ và người lao động tham gia vào việc thuê mướn
dịch vụ lao động đang tạo nên một thị trường lao động vì một số lý do sau:
Nhiều định chế đã được xây dựng và phát triển tạo thuận lợi thúc day hinh

thành các hợp đồng giữa bên bán và bên mua dịch vụ lao động. Các hợp

đồng lao động sẽ xác nhận giá cả, chất lượng và được trao đổi thành các văn
bản trên thị trường lao động, nội dung chủ yếu trong các hợp đồng cịn liên
quan đến mơi trường làm việc, an toản lao động, tính ồn định của cơng
việc,... những quan hệ th mướn có tính pháp quy và được quản lý thông,
qua hợp đồng.
“Thuật ngữ “thị trường lao động” ngày càng được sử dụng phổ biển thay
cho thuật ngữ “thị trường dịch vụ lao động”.


Phần lớn tổng sản phẩm quốc đân của các nước tính theo thu nhập
khơng phải dưới hình thức lợi nhuận, lợi tức, địa tơ mà dưới hình thức tiền
cơng, tiền lương; vì vậy có nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc thị
trường lao động hoạt động như thế nào trên cơ sở tác động qua lại giữa hành
vi của các lực lượng trên. Các câu hói thường được đặt ra là: tại sao một số
người lựa chọn việc đi làm trong khi những người khác lại rút khoi thi
trường lao động? tại sao một số công ty mở rộng việc thuê lao động trong
khi một số công ty khác lại phải sa thải lao động? thị trường lao động tạo
nên sự phân bổ nguồn nhân lực cho các mục tiêu cạnh tranh như thế nào
thông qua tiền lương và những điều kiện phi tiền tệ?


Trong điều kiện hầu hết các nước đều xác lập kiểu tổ chức kinh tế xã
hội theo hình thức hỗn hợp giữa thị trường có sự quản lý của nhà nước thì
những chính sách lao động hoặc chính sách xã hội ngày càng có vai trị quan

trọng trong đời sống. Vì thế, việc nghiên cứu kinh tế lao động còn giúp cho
các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội khác
hiểu được phạm vi và ảnh hưởng của những chính sách lao động — xã hội,
các Chính phủ qua đó lựa chọn và ra quyết định một cách hợp lý nhất.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi các bên tham
gia phải hiểu biết về quan hệ lao động giữa các quốc gia, lưu chuyển lao
động và di dân giữa các nước, hệ thống luật pháp điều chỉnh hành vi của cá
nhân, tê chức hoạt động trên thị trường lao động. Nghiên cứu kinh tế lao
động cũng cung cấp nhận định về xu hướng phát triển, công cụ và phương

pháp phân tích kinh tế khoa học cho những vân đê này.

II. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG

LAO ĐỘNG

PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TÉ

1. Đối tượng của môn học
Kinh tế lao động là sự vận dụng lý thuyết kinh tế học vào nghiên cứu

thị trường lao động. Cụ thể hơn là việc sử dụng lý thuyết về sự lựa chọn để
phân tích và dự báo về hành vi, ứng xử của các bên tham gia thị trường lao

động, đồng thời phân tích và dự báo về kết quả của những hoạt động trên thị
trường lao động.


Giáo trình này chủ yếu tập trung vào những nội dung sau: Quan hệ giữa

tiền lương và cơ hội việc làm; Mối quan hệ qua lại giữa tiền lương, thu nhập
6


và quyết định làm việc; Những khía cạnh phí tiền tệ của quan hệ thuê mướn
lao động như rủi ro, an toàn lao động, phúc lợi lao động, an sinh xã hội và

tác động qua lại của chúng với tiền lương; Những khuyến khích và tác động
của đầu tư cho giáo dục, đào tạo; Tác động của cơng đồn tới tiền lương,
năng suất và doanh lợi. Trong đó sẽ tập trung phân tích vào các nội dung
như: tiền lương tối thiểu, tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn lao động, cải cách

chế độ hưu trí, thuế đánh vào quỹ lương, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách
di dân...

2. Phương

pháp nghiên cứu môn học

Nghiên cứu kinh tế lao động dựa trên hai cấp độ: Thứ nhất, là sử dụng lý
thuyết kinh tế để phân tích “cái gì sẽ xây ra nếu...” nghĩa là chúng ta sẽ giải

thích hành vi của các bên tham gia thị trường lao động bằng việc sử dụng
phương pháp phân tích thực chứng. Ngồi ra, chúng ta cịn sử dụng phương,
pháp phân tích chuẩn tac dé phán xét về “những gì phải được làm”.
Phân tích hoạt động trên thị trường lao động theo phương pháp thực


chứng được dựa trên hai tiền đề: tính khan hiếm và tính hợp lý.
Giả định về tính khan hiếm là các cá nhân và xã hội khơng có đủ nguồn
lực để đáp ứng tất cả các nhu cầu của họ, bất kỳ nguồn lực nào ding dé théa

mãn một tập hợp các ước muốn này thì cũng khơng cịn để thỏa mãn một tập
hợp các mong muốn khác, và ln có một chỉ phí khi một quyết định hoặc
hành động được tiền hành. Vì vậy, chúng ta phải ln ln lựa chọn, đánh
đổi giữa chi phí và lợi ích cho sự lựa chọn của mình.
Giả định về tính hợp, lý là con người ln có mục tiêu theo đuổi hợp lý
và khơng ngừng. Khi xem xét hành vi con người, kinh tế học giả định rằng
mục tiêu được theo đuổi của họ là tối đa hóa độ thỏa dụng. Độ thỏa dụng

bao gồm cả khía cạnh tài chính và phi tài chính. Giả định về tính hợp lý cịn
hàm ý rằng, sở thích của con người khơng đổi đối với những kích thích kinh
tế đồng thời ln tồn tại sự thích nghị, điều chỉnh về hành vi khi những kích
thích này thay đổi.
Phân tích hoạt động trên thị trường lao động theo phương pháp chuẩn
tắc là xét về nghĩa vụ mà các bên tham gia phải thực hiện được dựa trên

những giá trị nền tảng nhất định. Những chính sách của Chính phủ tác
động đến thị trường lao động dựa trên sự phân phối rộng rãi mà không dựa


trên sự nhất trí tồn bộ: mục tiêu mà xã hội hướng tới là phân phối thu
nhập

một cách

cơng bằng.


Chương

trình phúc

lợi, tiền lương tối thiểu,

những hạn chế về di dân là những ví dụ điển hình của những chính sách
dựa trên khía cạnh phân phối. Vai trị của thị trường lao động là tạo ra sự
dễ dàng, thuận tiện cho những giao dịch cùng có lợi dựa trên tiêu chuẩn giá
trị chung mà xã hội thừa nhận là hiệu quả Pareto. Rất hiếm khi người ta
phản đối sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường lao động khi thị trường

thất bại trong việc thúc đây những giao dịch cùng có lợi này. Sẽ có những
vấn đề nảy sinh khi khơng nhận thức được van dé, nhimg rao can trong

giao dịch, sự bóp méo về giá cả và việc khơng tồn tại thị trường cho những,
giao dịch cùng có lợi được

thực hiện. Trên cơ sở đó chúng ta tập trung

phân tích vai trị của Chính phủ trong việc tạo ra hàng hóa cơng, khắc phục
tính khơng hồn hảo của thị trường vốn, thiết lập những thay thế cho thị
trường, cân bằng giữa hiệu quả và công bằng xã hội.


CAU HO! ON TAP
1. Tại sao nói "sự khan hiếm tương đối về lao động và các nguồn lực sản
xuất khác tạo ra một động cơ cho xã hội sử dụng các nguồn lực đó hiệu quả”?
2. Trinh bay vai trò của kinh tế lao động trong việc phản ánh:


— Những bài toán hay ván đề kinh tế xã hội hiện hành.
— Vai trị ưu thế vượt trội mang tính định lượng của nguồn lực lao động.
— Những đặc trưng riêng của cung và cầu lao động.

3. Tại sao lại giả định rằng:
— Lao động và các nguồn lực khác là tương đối khan hiếm.
~ Các cá nhân và các định chế ra quyết định hợp lý và có mục đích.
~ Những quyết định được thay đổi và được thích nghỉ khi điều kiện hay

hoàn cảnh kinh tế thay đổi.
4. Tại sao nói “việc hiểu về nội dung và cơng cụ phân tích của kính tế lao
động góp phần làm cho những quyết định của cá nhân và xã hội trở nên sáng

suốt hơn”?

5. Sự can thiệp của Chinh phủ trên thị trường

theo những hướng chủ yếu nào?

lao động thường

thực hiện

6. Phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học

chuẩn tắc.
7. Hãy nêu ra ba nhân tố ảnh hưởng đến cung - cầu về thị trường lao động
cử nhân kinh tế.
8. Tại sao phải sử dụng mơ hình khi tìm hiểu những vấn đề của thị trường
lao động trong thế giới thực.


9. Những mô hình điển hình trong kinh tế lao động bao gồm ba lực lượng

tham gia chủ yếu nảo? Giả định mang tính điển hình về hành vi trên thị trường
lao động của người lao động vả công ty là gl?

10. Cho biết Chính phủ ảnh hưởng đến quyết định của lao động và các

công ty trên thị trường lao động thông qua những hình thức chủ yếu nào?


2
C5
LưƯ0/ug




THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ CÁC THUẬT NGỮ TRONG
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. Định nghĩa
Thị trường lao động là thị trường mà ở đó tiễn hành phân bổ lao động

cho các công việc và điều phối các quyết định thuê mướn lao động.
Mọi

thị trường đều có hai lực lượng là bên bán và bên mua. Trong thị


trường lao động bên mua

là người chủ, các hãng, các tổ chức,... còn gọi

chung là người chủ; bên bán là những người lao động. Tại mỗi thời điểm
nhất định, trên thị trường lao động déu có rất nhiều người bán và người mua,
vì thế những quyết định thị trường được tiễn hành trong điều kiện ảnh hưởng

của quyết định và các hành vi khác trên thị trường.
Nên hiểu thị trường lao động trong trạng thái động. Kết quả của sự phân

bổ này luôn luôn là tiền đề và điều kiện cho một trạng thái hay sự phân bổ
tiếp theo khi các điều kiện thị trường thay đơi.
2. Phân loại
Có thể hiểu tường tận về thị trường lao động theo nhữnig tiêu thức khác

nhau qua những định nghĩa gắn với khái niệm thị trường lao động.

Nếu người bán và người mua tìm kiếm nhau để đạt được những giao
địch thị trường trên khắp cả nước, thì có thể mơ tả nó như là (hj trưởng lao

động quốc gia. Nếu người bán và người mua chỉ tìm kiếm nhau trên phạm vì
của một địa phương, đó là thị trường lao động địa phương.
Thị trường lao động chính thức là thị trường lao động mà ở đó có một

tập hợp những quy định chính thức quản lý những hoạt động giao dịch giữa
bên mua và bên bán, ở đó sẽ có đại diện của những người bán là các cơng
đồn, nghiệp đồn. Tồn bộ hoạt động của thị trường lao động chính thức
10



được bảo hộ bởi luật pháp nói chung và Bộ luật Lao động nói riêng. Ngược
lại, những thị trường lao động mà ở đó những giao dịch thị trường khơng
được tiễn hành trong hình thức của những luật lệ và hợp đồng thành văn mà
chủ yêu thông qua thỏa thuận miệng được gọi là thị trường lao động phi
chính thức. Hoạt động của thị trường lao động trong các doanh nghiệp nhỏ,
nhất là trong lĩnh vực thương mại bán lẻ, hoặc trong nơng nghiệp nằm trong

loại hình này. Cũng có thể coi đây là thị trường thứ cấp khi so sánh nó với

thị trường lao động chính thức. Một số quốc gia thường phân loại thị trường
lao động theo hướng này, nhất là ở các nước đang phát triển, thường xuất
hiện các tên gọi: thị trường lao động chính thức ở thành phố, thị trường lao
động

khơng

chính thức ở thành

phố, thị trường

lao động

nông

thôn (và

thường được gọi là “cơ cầu thị trường ba bậc”).
Cũng có thể sử dụng các tiêu chí khác như nghề nghiệp, ngành, đặc


trưng công việc để phân tổ thị trường lao động thành các loại khác nhau.

Theo cách này có thể có các khái niệm như thị trường lái xe, thị trường lao
động phổ thông, thị trường lao động cổ trắng, cỗ xanh... Tuy nhiên, dù trên

cơ sở phân loại nào, thì tắt cả các thị trường lao động đều tương tác lẫn nhau
để hình thành một thị trường lao động chung của một nên kinh tế.

3. Một số thuật ngữ quan trọng trên thị trường lao động
a) Lực lượng lao động và thất nghiệp

Lực lượng lao động là tắt cả những cá nhân trên 16 tuổi đang làm việc
hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm hoặc dang chờ gọi đi làm lại. Những
người trong lực lượng lao động mà không được thuê và không được trả công

được gọi là những người thất nghiệp. Như vậy, tông số lực lượng lao động
bao gồm những người đang có việc làm và những người thất nghiệp. Khác

với những quan niệm về việc làm chỉ liên quan đến biên chế nhà nước trong
thời kỳ kinh tế chỉ huy, tập trung quan liêu bao cấp trước đây; trong nền kinh
tế thị trường hiện nay có một khoảng cách giữa dân số, dân số trong độ tuổi
lao động, lực lượng lao động, với những người có việc làm (hữu nghiệp) và
những người thất nghiệp. Các bộ phận của dân số trong độ tudi lao động
không ở trong trạng thái tĩnh mà luôn ở trong trạng thái động. Chúng ta có

thé thay có 4 dịng chính tạo nên trang thái động của thị trường lao động là:
Thứ nhất,

những người đang có việc làm trở thành thất nghiệp do tự


nguyện rời khỏi hãng, doanh nghiệp hoặc bị buộc sa thải.


Thứ hai, những người đang thất nghiệp giành được việc làm do mới
được thuê hoặc được gọi trở lại công việc mà trước đó bị sa thái.
Thứ ba, những người đang trong lực hượng lao động, có việc hoặc that
nghiệp rời bỏ lực lượng lao động dé nghỉ hưu hoặc từ bỏ ý định đi kiếm việc làm.
Thứ tr, những người chưa từng được coi là lực lượng lao động hoặc mới
được kể đến trong lực lượng lao động mở rộng. Những

người đời bỏ lực

lượng lao động nhưng đã quay trở lại lực lượng lao động.

b) Tỉ lệ thẤt nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là tỉ lệ những người trong lực lượng lao động đang thất

nghiệp. Bên cạnh đó, có thể có khái niệm tỉ phần tham gia lực lượng lao
động, đó là tỉ lệ nhóm dân số nào đó hiện đang ở trong lực lượng lao động.
Ví dụ, tỉ phần tham gia lực lượng lao động của nữ giới Việt Nam hiện nay là
75%, nghĩa là cứ 100 phụ nữ thì có 75 người đang ở trong lực lượng lao động.
¢) Thu nhập lao động
Hoạt động của những người mua và người bán trên thị trường lao động
tạo nên sự phân bổ và hình thành giá của các loại lao động khác nhau. Giá là
tín hiệu thị trường phục vụ tiến trình phân bổ theo ý chí và lựa chọn của cá
nhân. Có sự mở rộng của những khái niệm gắn liền với quá trình này như:
Suất lương là giá lao động theo giờ làm việc hay đơn vị thời gian.
Tiền lương (hay thu nhập lao động hay thu nhập do lao động) là suất
lương nhân với thời gian trong đó người lao động tiến hành làm việc.


Tổng mức trả công cho người lao động bao gồm tiễn lương cộng với các
khoản phúc lợi dưới hình thức tiền tệ hoặc phi tiền tệ như ngày nghỉ, bảo

hiểm y tế, bảo hiểm an sinh xã hội, tiền ăn trưa,... Tổng mức trả công nếu

được cộng thêm với lợi tức tiền tiết kiệm, cổ tức, các khoản chuyên giao từ
Chính phủ,... (ở Việt Nam,
bao gồm

theo Luật thuế Thu nhập Cá nhân hiện nay thì

10 khoản mục) thì tạo thành thu nhập của người lao động được sử

dụng để làm cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân.

II. VẬN HÀNH CỦA THỊ TRƯỜNG

LAO ĐỘNG

Mỗi hãng sản xuất, kinh doanh đều phải đồng thời hoạt động trên ba thị
trường: thị trường lao động, thị trường vốn và thị trường sản phẩm.

Trong hai

loại thị trường đầu (còn gọi là thị trường nhân tố) các hãng là người mua;
J2


còn trên thị trường sản phẩm hãng là người bán. Khi một thị trường lao động
vận hành trôi tray 6 dau ra, thì chúng ta thấy khơng chỉ số lượng việc làm

mà cả điêu kiện lao động cũng được xác lập. Trong đó, điêu kiện lao động
chính là suất lương, tổng mức trả công, và môi trường làm việc. Khi làm rõ
vân để này, chúng ta sẽ nhận thay có sự khác nhau giữa thị trường nhân tố nói
chung và thị trường lao động nói riêng.

1. Cầu lao động
Một hãng sản xuất hàng hóa, địch vụ có nhu cầu về lao động phải giải
quyết mối quan hệ giữa việc kết hợp các nhân tổ sản xuất để sản xuất ra

hàng hóa dịch vụ bán trên thị trường. Cụ thể hơn, là phải biết mức độ cung

ứng các sản phẩm đó cho thị trường và cách thức sản xuất chúng phụ thuộc
vào những vấn để chủ yếu như: cầu về sản phẩm, lượng lao động và dịch vụ
vốn có được ở mỗi mức giá thị trường, và lựa chọn kỹ thuật có thể có đối

với mỗi hãng. Vì thế, khi nghiên cứu cầu lao động cần quan tâm đến việc

tìm ra số lao động được thuê của một hãng? hay một số hãng phụ thuộc vào

sự thay đổi của một hay nhiều lực lượng trong các lực lượng nói trên ra sao?
Nói cách khác, cầu lao động được xem xét với tư cách là cầu dẫn xuất.
a) Tiền lương thay đi
Quan hệ của cầu lao động trước hết là quan hệ giữa mức cầu lao động và
mức tiền lương. Mức cầu lao động thay đổi như thế nào khi mức lương thay
đổi? Trước hết, giả sử có thể thay đổi mức tiền lương một ngành trong thời

gian dài nhưng giữ cho điều kiện kỹ thuật, dịch vụ vốn, cầu về sản phẩm vẫn
khơng thay đổi. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu mức

tiền lương giảm xuống?


Chúng ta nhận thấy có hai tác động đến hành vi của người chủ trên thị
trường lao động, đó là: Thứ nhất, tiền lương giảm có nghĩa là chỉ phí sản
xuất giảm, thơng thường việc giảm chỉ phí sản xuất tạo ra việc giảm giá bán
sản phẩm và sẽ mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm, người chủ có khuynh hướng

tăng sản lượng của họ. Khi các điều kiện khác không đổi, mức sản lượng
tăng lên có nghĩa là mức thuê lao động tăng theo. Ta gọi đây là tác động hay
hiệu ứng sản lượng, hiệu ứng về mức

thuê lao động khi quy mô sản xuất

thay đôi. Thứ hai, tiền lương giảm khi mức tiền thuê dịch vụ vốn khơng đơi,
người chủ có khuynh hướng chuyển sang sử dụng nhiêu lao động hơn vì lao

động đã rẻ hơn tương đối so với dịch vụ vốn. Ta gọi đây là tác động hay hiệu
13


ứng thay thế, hiệu ứng về mức thuê lao động khi giá tương đối giữa lao động
và địch vụ vốn thay đối.

Do tác động cùng chiều của hai hiệu ứng trên khi mức tiền lương thay
đổi nên chúng ta thấy có một mối quan hệ nghịch biến giữa mức tiền lương
và mức cầu lao động. Điều này được thẻ hiện qua biểu cầu về lao động. Biểu
cầu về lao động được minh họa trên đồ thị là một đường cầu lao động có độ
đốc đi xuống. Trong đỗ thị này chúng ta đặt tiền lương trên trục tung (như
các nhà kinh tế thường sử dụng) mặc đù trong quan hệ này biến độc lập là

tiền lương. Đường cầu lao động có độ dốc âm hay đi xuống phản ánh mức

cầu lao động (hay mức hữu nghiệp) thay đổi ngược chiều với mức tiền lương
(hình 2.1).

Tiền lương

b) Sw thay đối khi các
yếu tô khác thay đổi

Thứ nhất, khi cầu về sản

phẩm của một ngành thay đổi.


dụ, khi cầu

về sản

Cầu lão động

phẩm

của ngành tăng, tại bất cứ mức
giá cho trước nào thì sản phẩm
sẽ được yêu cầu nhiều hơn.

0
Số lan động

Giả sử, kỹ thuật và các điều


kiện



vốn

và lao động



thể có được là khơng adi, khi

Hinh 2.1. Đường cầu lao động



đó mức sản lượng sản xuât của

các hãng sẽ tăng lên; hiệu ứng
sản

lượng

này

sẽ

làm

tầng


lượng cầu về lao động ở mọi
mức tiền lương cho trước (nếu

giá tương đối giữa dịch vụ vốn
và lao động không thay đổi thì

p

sẽ khơng có hiệu ứng thay thé).

Trên đồ thị của đường. cầu lao

động, tác động này sẽ làm dịch

chuyên

đường

câu

lao động

sang bên phải. Trên hình 2.2,

14

2
TH


xxx.

Hình 2.2. Sự dịch chuyển câu lao

động do tăng cầu sản phẩm


đường cầu dịch chuyển từ D sang D' cho thầy mức cầu tăng lên ở mọi mức
tiền lương cho trước.
Thứ hai, giả sử cầu sản phẩm, kỹ thuật và các điều kiện cung ứng dịch
vụ vốn và lao động không đổi nhưng cung về dịch vụ vốn thay đổi sao cho
gia dich vu vốn †ăng ở mọi mức cung dịch vụ vốn cho trước. Khi giá dịch vụ
vẫn (gọi tắt là giá vốn) tăng, chỉ phí sản xuất sẽ tăng, điều này làm giảm quy
mô sản xuất do hiệu ứng sản lượng, vì vậy làm giảm mức cầu lao động ở mọi

AA

mức lương cho trước.

@) Thay thé gop

b) BA sung gộp

Hinh 2.3. Sig dich chuySn của cầu laa động Khi tang gid dich vu von

Tuy nhiên, ở đây cịn có hiệu ứng thay thế, hiệu ứng thay thế khiến hãng
chấp nhận kỹ thuật thâm dụng lao động để đáp ứng việc tăng giá tương đối
của vốn. Vì vậy, các hãng có mức cầu lao động cao hơn trước ở mỗi mức
tiền lương đã cho. Hai hiệu ứng này gây tác động trái ngược nhau đến việc


dịch chuyên đường cầu lao động. Tùy theo hiệu ứng nào thống trị (hay thắng

thể) thì đường cầu lao động sẽ dịch chuyền sang phải hoặc sang trái khi gia
vốn tăng. Đây gọi là khái niệm thay thế gộp va bé sung gộp, tức là gộp cả
hai tác động lại thì sẽ được kết quả là thay thế cho nhau hay bỗ sung cho

nhau giữa hai nhân tổ.
Những phân tích ở trên cũng cho thấy, có một sự phân biệt giữa sự dịch

chuyển của đường cầu lao động và sự trượt dọc trên đường cầu. Chúng ta
15


cũng cần phân biệt như thế nào là một sự dịch chuyển đường cầu và nguyên
nhân của việc dịch chuyên đường cau.

©) Các cắp độ trong phân tích cầu lao động
Có các mức độ khác nhau khi xem xét cầu lao động: cầu lao động của
một hãng, câu lao động của một ngành, cầu của một thị trường, và cầu lao
động của tồn xã hội.
Khi phân tích cầu lao động của một hãng, nghĩa là xét một sự tăng lên
trong tiền lương của những người lao động sẽ tác động lên mức cầu lao động
của một hãng (ví dụ: hãng taxi) như thê nào. Đê phân tích ảnh hưởng tăng
lương lên mức việc làm của những người lái xe trong tồn bộ ngành dịch vụ

taxi lúc đó chúng ta phải sử dụng cầu lao động của ngành. Còn nếu xem xét
sự tăng lương này ảnh hưởng như thê nào đên mức câu lao động của toàn bộ
thị trường những người lái xe con, trong tất cả các ngành mà ở đó họ được

sử dụng, khi đó phải sử dụng cầu lao động thị trường. Ngoài ra, trong kinh tế

học vĩ mô chúng ta cũng đã làm quen với cầu lao động xã hội; mối quan hệ
của nó với đường biếu thị mức thay đổi theo tiền lương của lực lượng lao

động. Mặc dù có thể khác nhau về hình dáng và độ dốc của các đường cầu
này nhưng ở mức độ nào đó (do sự khác nhau của các hiệu ứng quy mơ và

thay thể) nên chúng đều có cùng một hướng, vì thế các đường cầu này đều
có độ dốc đi xuống. Sẽ có sự khác nhau về ngắn hạn và dài hạn trong các

đường cầu lao động. Vậy phản ứng đối với sự thay đổi của tiền lương và của

các lực lượng khác đến cầu lao động sẽ lớn hơn và hoàn chỉnh hơn trong
ngắn hạn hay dài hạn? Sự khác nhau về độ dốc của cầu lao động ngắn hạn và
dai hạn như thể nào? chúng ta sẽ phân tích ở chương sau.

2. Cung

lao động

Khi phân tích cụng lao động, trước hết cần phân tích cung lao động của
thị trường. Ví dụ: thị trường lái xe taxi. Khi tiền lương của lao động trong

các ngành khác là không đổi và tiền lương của lái xe taxi tăng lên, trên thị
trường lao động sẽ có nhiều người muốn

trờ thành

lái xe taxi. Người

lao


động thích làm nghề này hay nghề khác vì những đặc tính cá nhân của họ

phù hợp với đặc điểm của nghề đó. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, công

việc chỉ là công việc, nên mức trả cơng là lý do chính khiến họ chọn nghề
này hay nghề khác. Vì thế, nêu lương của người lái xe taxi tăng lên, sẽ có

nhiều người muốn trở thành lái xe taxi. Ngược
16

lai, néu lương của ngành


khác tăng lên, thì sẽ có nhiều người muốn vào ngành đó hơn và có ít người
muốn trở thành lái xe taxi hơn. Ở một mức lương quá thấp, sẽ khơng có ai
muốn trở thành lái xe taxi.
Do vậy, mức cung lao động đối với một ngành đặc thù sẽ đồng biến với
mức lương hiện hành của ngành đó, nếu lương trong các ngành khác không
đổi, và đường cung lao động của ngành đó đốc lên (hình 2.4).
Lương

lải xe

s

0

:
S6 lai xe


Hình 2.4. Cung thị trường về lái xe taxi
Ở đây cũng có sự phân biệt giữa trượt dọc đường cung và dịch chuyển
đường cung. Vì mỗi đường cung lao động của ngành được vẽ trong điều

kiện giá cả và tiền lương trong các ngành khác được giữ cho khơng đổi;
vì vậy, khi những điều kiện trên thay đổi thì sẽ gây ra sự dịch chuyên của
đường

cung. Ví dụ, khi tiên lương của nhân viên đánh máy vi tính tăng

lên, một số người

sẽ thay đồi quyết định trở thành

lái xe taxi và quyết

định trở thành nhân viên đánh máy vi tính. Như vậy, sẽ có ít người hơn
muốn trở thành lái xe taxi ở mỗi mức lương lái xe taxi hiện hành khi tiền
lương của nhân viên đánh máy vi tính tăng lên. Do vậy, khi tiền lương
của nhân viên đánh máy vi tính tăng lên, đường cung của lái xe taxi sẽ địch
chuyến sang trái,
Có một sự khác biệt khi nghiên cứu cung về lao động của một hãng.

Chúng ta biết rằng, khi quyết định trở thành lái xe taxi thì cá nhân đó phải
chọn một nơi làm việc cụ thể, ở đây là một hãng taxi nhất định. Nếu tất cả
những người chủ các hãng taxi thuê lái xe cúa mình trong những điều kiện
làm việc ít nhiều như nhau, thì việc lựa chọn của các cá nhân này khi trở

thành lái xe taxi chỉ còn là mức trả công hay tổng mức lương. Do vậy, bắt kỳ


hãng taxi nào đưa ra mức lương bên dưới mức mà các hãng khác trả thì họ

17


khơng thể th được

lái xe (hoặc khơng có đủ phẩm

chất như họ muốn).

Ngược lại, cũng khơng có hãng nào lại trả cao hơn mức lương hiện hành vì
như thế họ đã phải trả cao hơn mức cần thiết để thu hút đủ số lượng và chất
lượng của những người mà họ muốn có. Đường cung lao động của một hãng
là đường nằm ngang ở mức tiền lương chung của ngành.
Lương

lái xe
Wo

Wi

a

a

0

Sr


°

Số lái xe

Hình 2.5. Cung về lái xe taxi của một hãng tại mức lương
đã xác định của thị trường

Hình 2.5 cho thấy, với đường cung nằm ngang, một hãng có thể có tất cả
những lái xe mà họ muốn,

tuy nhiên họ cũng có thé khơng th được người

nào nếu chỉ đưa ra mức lương thấp hơn mức hiện hành, đường cung sẽ co lại
thành zero. Hình 2.5 cũng cho thấy, sự dịch chuyên đường cung của hãng lái
Xe taxi từ So xuống S¡, khi tiền lương của nhân viên đánh máy vi tính tăng lên.

Vì sao có sự khác nhau giữa cung lao động của một hãng và của một

ngành? Khi quyết định tham gia vào thị trường lái xe taxi, những người này
đã so sánh kỹ những mức trả cơng và các địi hỏi cơng việc giữa các ngành.

Nếu tiền lương lái xe taxi giảm xuống, sẽ có ít người hơn muốn bước vào thị
trường này. Tuy nhiên, khơng phải mọi người đều từ bó thị trưởng nảy vì

nghề lái xe taxi và nghề đánh máy vi tính khơng phải là thay thế hồn hảo
cho nhau, một số người vẫn làm lái xe taxi vì họ khơng thích những đặc

trưng cơng việc của nghề đánh máy vi tính.
Vấn để sẽ khác đi khi bài toán đặt ra trước người lao động trong phạm

vỉ lựa chọn làm việc ở hãng. Khi đã bước vào thị trường lái xe taxi thì việc chọn
hãng taxi nào là việc lựa chọn làm những cơng việc ít nhiều như nhau. Vì
thê, việc lựa chọn chỉ cịn phụ thuộc vào mức trả cơng hay tông mức lương.

18


Nếu một hãng đưa ra mức lương thấp hơn của những hãng khác, họ sẽ mắt

tất cả những nhân viên của mình. Đường cung của hãng phản ánh sự lựa
chọn trong số tất cả các lựa chon co thé thay thế cho nhau một cách hoản hảo.

3. Xác định lượng cân bằng
Tiền lương thịnh hành trên một thị trường lao động chịu sự quyết định
chủ yếu của cưng và cầu lao động bất ké là thị trường này có sự hoạt động
của cơng đồn hay khơng. Cơng đồn là những định chế hoạt động với mục
đích làm thay đổi kết quả của thị trường lao động sẽ được bản đến sau, ở đây
chúng ta sẽ xem xét sự hoạt động của thị trường lao động khi chưa có tác
động của cơng đồn hoặc của các định chế khác.

a) Tiền lương cân bằng
Hình 2.6. cho thấy, cung và cầu của một thị trường lao động. Giả sử tiền
lương thị trường là W¡, ở mức lương này, số lượng được cung vượt quá số
lượng được cầu lao động hay là dư cung, về lao động. Khi đó, những người

chủ chỉ muốn thuê ít lao động hơn số sẵn có trên thị trường và không phải tất
cả những người đang muốn đi làm đều ,có thé tim được việc làm. Kết quả là
có một sự dư thừa lao động,

những người chủ nhận thấy có


một hàng dài lao động chờ
được tuyển vào bất cử cơng

việc cịn trỗng nào. Họ sớm
nhận thấy rằng, có thể lắp đầy

những

cơng

bằng

những

việc

cịn

lao động

trống



đủ

tiêu chuẩn ngay cả khi họ đưa

ra mức


lương thấp hơn. Hơn

nữa, nếu có thể trả mức

thấp

hơn,

họ

sẽ

muốn

lương

thuê

nhiều lao động hơn. Về phía

cung, một số lao động sẽ hạnh

phúc khi được thuê vì họ chỉ
mong tìm được một chỗ làm

88 láo đừng
Hình 2.6. Cung và cầu của
thị trường lao động


việc. Một số người khác sẽ rời thị trường này đi nơi khác tìm việc khi tiền
lương ở đây giảm xuống. Vì vậy, lượng cầu và lượng cung trở nên cân bằng

19



×