Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu Kinh tế lao động - Phần 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.86 KB, 21 trang )

Cung về lao động và Cầu về lao động
Giáo sư: Bryan Caplan
George Mason University
I. Giới thiệu kinh tế học về lao động
A. Kinh tế học lao động thú vị vì hai lý do
1. Tổng giá trị lao động rất lớn - khoảng 70% thu nhập quốc dân là từ việc bán sức
lao động
2. Những mối bận tâm chủ quan mạnh mẽ mà mọi người có thể chuyển thành
niềm tin về việc thị trường lao động hoạt động.
B. Kết cục là: những định kiến chủ quan có một trong những tác động mạnh mẽ
nhất là thị trường nào quan trọng nhất trong tất cả các loại thị trưòng.
C. Như thường lệ, kinh tế học bắt đầu bằng việc bỏ qua những định kiến như vậy,
và cố xem xét vấn đề theo phương pháp phân tích.
D. Trước hết: kinh tế học lao động rất đơn giản. Đó là một thị trường giống như
bất kỳ một thị trường nào khác, và có thể phân tích bằng các công cụ giống như
cung - và - cầu.
E. Tuy nhiên: tác động của mô hình cung - và - cầu cơ bản lớn đến nỗi đây là một
công cụ rất hữu ích cho việc xem xét có hệ thống những quan điểm khoa học trước
đây của chúng ta.
F. Đồng thời, có một số cách mà theo đó thị trường lao động thực sự hoạt động
theo những cách thức phức tạp hơn nhiều, đến nỗi mô hình S&D (Cung và Cầu)
không thể giải thích hết được
.
II. Thị trường lao động đơn lẻ: Những vấn đề cơ bản về cung lao động
A. Hãy xem xét về thị trường dịch vụ cắt tóc, nơi các thợ cắt tóc tự lao động.
B. Trên trục X chúng ta có số giờ làm việc hay "được bán"; trên trục Y chúng ta
có giá của một giờ làm việc, thường được biết đến với tên "tiền lương"
C. Việc cung cấp dịch vụ cắt tóc liên quan đến thị trường tiền lương như thế nào?
1. Số lượng người trong nghề cắt tóc
2. Số giờ thợ cắt tóc làm việc
D. Rõ ràng là số lượng người trong nghề cắt tóc sẽ tăng lên khi tiền công theo giá


thị trường tăng, đặc biệt là trong một thời gian dài hơn.
E. Tác động thứ hai phức tạp hơn. Các nhà kinh tế gọi đó là sự cân bằng giữa thời
gian lao động/nghỉ ngơi (Chú ý rằng theo như định nghĩa này lao động có thể thú
vị và nghỉ ngơi có vẻ không dễ chịu). (TQ hiệu đính: đối với những người thích
làm việc).
F. Khi bạn làm việc 168 giờ trong một tuần, nếu bạn chọn số giờ lao động của
mình là L thì đồng thời bạn đã chọn số giờ nghỉ ngơi của mình là (168 - L).
1. Trong khi người thuê lao động hiếm khi để người lao động "tự chọn số giờ nghỉ
ngơi của mình", người lao động có thể lựa chọn nghề nghiệp của mình và người
thuê lao động sẽ cố làm phù hợp giữa mong muốn lao động/nghỉ ngơi.

III. Thị trường lao động riêng lẻ: Tiếp theo về cung lao động
A. Điều gì quyết định số lượng giờ mà một người thợ cắt tóc muốn bán? Nếu
chúng ta áp dụng một cách máy móc quy luật về cung lao động, chúng ta khám
phá ra rằng "giá" lao động càng cao, người lao động càng muốn bán nhiều giờ lao
động. Điều này được gọi là
hiệu quả thay thế (substitution effect).
B. Tuy nhiên, có một điều rất phức tạp là: Thông thường, người bán một loại hàng
hoá tiêu thụ rất ít sản phẩm của mình. Ví dụ, người trồng cam sử dụng dưới 1%
thu nhập vào cam. Nhưng, người bán sức lao động tiêu dùng một số lượng
KHỔNG LỒ sản phẩm của mình; thậm chí, cả người lao động cật lực cũng sử
dụng 50% thời gian để nghỉ ngơi.
C. Tại sao điều này lại quan trọng? Một sự tăng lên về giá cả loại hàng hoá mà bạn
bán khiến bạn giầu hơn, cho phép bạn mua được mọi thứ. Nếu bạn đã tiêu dùng số
lượng lớn loại hàng hoá bạn có, khi giá cả hàng hoá bạn có tăng lên. Bạn có
khuynh hướng mua nhiều thứ hơn (bao gồm cả loại hàng hoá của bạn) vì việc bạn
trở nên giầu hơn có thể chế ngự xu hướng bạn bán nhiều hàng hoá của mình khi
giá cả tăng lên. Điều này được gọi là
hiệu quả thu nhập (income effect).
D. Sự liên quan có tác động tiêu cực ở một mức độ nào đó: Với những hàng hoá

chiếm phần lớn trong ngân sách của họ - chẳng hạn thời gian nghỉ ngơi - người
cung cấp
có thể bán ÍT HƠN khi giá cả tăng, không giống như điều mà kinh tế gia
thường giả định. Đường cung của mỗi
cá nhân có thể "gập xuống phía dưới".
E. Phải chăng không hợp lý? Giả định lương thực tế của bạn là 10 đôla một giờ.
Bạn sẽ làm việc bao nhiêu giờ trong một tuần? Nếu mức lương đó là 5 đôla? 1
đôla? 10 đôla? Hầu hết đường cong cung lao động của mọi người sẽ "bẻ" ở một
điểm. (TQ hiệu đính: thời gian có hạn, và con người cần có sự ngơi nghỉ, cho nên,
luơng có thay đổi lớn cách mấy đi chẳng nữa, con người cũng không thể bán hơn
24 giờ một ngày. Và thậm chí, khó lòng bán hơn 16 giờ một ngày. Vì lẽ đó, đường
cung lao động của mỗi cá nhân "bị bẻ gập xuống" ở một mức thời gian cá nhân đó
có thể lao động. Ví dụ, nếu tôi cần ngủ 6 tiếng 1 ngày, 1 tiếng cho các việc vệ sinh
cá nhân, và 1 tiếng để di chuyển giao thông, thì tối đa, tôi có thể bán 16 tiếng lao
động 1 ngày, vì tôi chỉ có tối đa 24 giờ 1 ngày).

F. Dẫu sao, với một số nghề nghiệp nào đó, tác động của một mức lương cao sẽ
dân tới số lượng người trong nghề tăng thêm, và như vậy cung lao động sẽ có
khuynh hướng đi lên (như bao nhiêu mặc hàng khác).
III. Thị trường lao động đơn lẻ: Những vấn đề cơ bản về cầu lao động
A. Tiếp tục với ví dụ về dịch vụ cắt tóc, điều gì quyết định cầu về lao động?
B. Rất đơn giản: Giá cả của dịch vụ cắt tóc càng cao, càng ít người muốn mua
(dịch vụ cắt tóc).
C. Vậy thị trường dịch vụ cắt tóc hoạt động như thế nào? Nó có vẻ giống như bất
kỳ một thị trường hàng hoá nào khác, với tiền lương và số giờ lao động dao động
tương ứng với mức cung và cầu.
D. Có một điều không bình thường cần chú ý: Khi cầu lao động tăng lên (có nhiều
người muốn được cắt tóc), một số thợ cắt tóc có thể bị giảm số giờ làm của họ.
Tổng số giờ bán cho cả nghành vẫn tăng, bởi vì số người quyết định trở thành thợ
cắt tóc sẽ nhiều hơn.

(TQ hiệu đính: đây là đề tài mà sinh viên năm thứ 4 có thể nghiên cứu để trình
luận án tốt nghiệp. Sinh viên đó có thể đi sưu tầm và nghiên cứu công nghệ hớt tóc
thanh nữ tại TPHCM. Khi cầu về dịch vụ hớt tóc thanh nữ tăng, tổng số các tiệm
hớt tóc tăng, tổng số nhân viên hớt tóc trong TP tăng, nhưng số giờ mỗi nhân viên
hớt tóc có thể bị giảm. Tỷ như, khi xưa 1 thợ hớt tóc phải làm 10 cái đầu/1 ngày
mới đủ sở hụi, nhưng bây giờ có thể làm ít hơn, 3-5 cái đầu là đủ!!!!).
E. Tuy nhiên, hầu hết công nhân không phải làm cho cho chính mình. Thay vào
đó, người tiêu dùng mua những sản phẩm cuối cùng từ các nhà máy, và chính các
nhà máy chứ không phải người tiêu dùng có cầu về lao động. Chẳng hạn, người
tiêu dùng mua cam, và các trang trại trồng cam thuê người để hái cam. Khi đó cầu
về lao động hoạt động như thế nào?
F. Trước khi chúng ta có thể phân tích cầu về lao động theo cách giống như trên
thị trường, chúng ta phải hiểu hai khái niêm: năng suất cận biên tính theo đơn sức
lao động và năng suất cận biên tính theo giá trị.
G. Khái niệm #1: Có bao nhiêu cam được trang trại sản xuất thêm khi thêm một
giờ lao động? Điều này được gọi là
sản phẩm cận biên tính theo đơn vị lao động
của một giờ lao động, hay MPP (marginal physical product).
H. Khái niệm #2: Giá cả thị trường của một quả cam là gì? Nhân giá của một quả
cam và số lần của MPP cho chúng ta giá trị tiền của một giờ lao động thêm, gọi là
sản phẩm cận biên tính theo giá trị hay MVP (marginal value product).
I. Ví dụ: Nếu một người công nhân hái được 30 quả cam trong một giờ và giá cả
trên thị trường của một quả cam là 50 cent khi đó MPP của người công nhân là 30
quả cam và MVP là 15 đôla.
V. Thị trường lao động riêng lẻ: Tiếp theo về cầu lao động
A. Câu hỏi: Điều gì quyết định người thuê lao động chi trả cho thêm một giờ lao
động?
B. Đặt bạn vào vị trí của người thuê lao động trong ngành trồng cam. Bạn sẽ tiếp
tục thuê thêm nhiều lao động cho đến khi không thể tạo ra lợi nhuận. Vẫn có lợi
nhuận khi thuê một công nhân miễn là giá trị của sản phẩm cận biên lớn hơn mức

lương của người công nhân: MVP >= w. Nếu giá trị của người công nhân sản xuất
ra trong một giờ lớn hơn hoặc bằng tiền lương trong một giờ, anh ta vẫn đem lại
lợi nhuận để có thể thuê!
1. Ví dụ: một người công nhân có MVP = 15 đôla, khi đó những người thuê lao
động muốn thuê anh ta nếu mức lương trên thị trường là nhỏ hơn hoặc bằng 15
đôla.
C. Tưởng tượng rằng người thuê lao động sẽ tăng thêm lực lượng nhân công của
mình cho tới khi ngừng đem lại lợi nhuận. Cuối cùng họ sẽ ngừng thuê thêm nhân
công khi người công nhân cuối cùng có mức năng suất cận biên chính xác bằng
mức lương của anh ta.
D. Kết luận đáng ngạc nhiên là: cầu về lao động hoàn toàn được quyết định bởi
năng suất cận biên
của người công nhân. Sử dụng khái niệm này giúp chúng ta
tìm ra toàn bộ đường cong về cầu lao động.
E. Nếu giá của hàng hoá tăng lên, cầu về lao động tăng. Nếu giá của hàng hoá
giảm, cầu về lao động giảm. Tương tự nếu mức MPP của người công nhân tăng
(và giá của hàng hoá vẫn giữ nguyên), cầu về lao động tăng. Nếu MPP giảm (và
giá của hàng hoá vẫn giữ nguyên), cầu về lao động giảm.
VI. Thị trường lao động cá nhân: Cân bằng thị trường.
A. Nếu mức lương dưới mức cân bằng, có sự thiếu hụt về lao động và mức lương
sẽ tăng lên; nếu mức lương trên mức cân bằng thì có sự dư thừa và mức lương sẽ
giảm xuống.
B. Thế còn về sự dịch chuyển?
C. Trong một nghề nghiệp cụ thể, cung lao động tương ứng với những thay đổi
theo những cách được chờ đợi. Ví dụ:
1. Điều gì xảy ra với cung của những người hái cam nếu xuất hiện sự căng thẳng
do hoa quả nhiễm độc?
D. Những dịch chuyển về cầu lao động mang tính khó đoán hơn, bởi vì bạn phải
xem xét cả về thị trường hàng hoá và thị trường lao động.
E. Điều cốt yếu là một người công nhân không có tác động với giá cả hàng hoá.

Vì vậy nếu
một người công nhân sản xuất ra nhiều hàng hoá hơn anh ta được trả
nhiều tiền hơn.
F. Nhưng nếu tất cả những người công nhân trong cùng một ngành có năng suất
lớn hơn, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn.
G. Chẳng hạn, giả định rằng tất cả những người công nhân hái cam nhanh hơn.
Trên thị trường hàng hoá, điều này có nghĩa là cung về cam sẽ tăng lên, vì vậy giá
cả giảm xuống. Nhưng trên thị trường lao động, cầu về lao động sẽ tăng hay giảm?
H. Tất cả đều phụ thuộc vào độ co giãn của cầu trên thị trường hàng hoá. Nếu
đường cầu tương đối co giãn, lúc đó khi số lượng cam tăng lên nhiều, giá cả của
cam chỉ giảm một chút. Vì vậy, MVP tăng và cầu về lao động tăng.
I. Nhưng nếu đường cầu tương đối kém co giãn, lúc đó khi số lượng cam tăng lên
nhiều, giá của cam sẽ giảm rất nhiều. Vì vậy MVP giảm và cầu về lao động giảm!
J. Có những trường hợp cụ thể khi năng suất lao động đều tăng một cách toàn diện
đã làm thiệt hại cho những công nhân trong ngành đó. Nông nghiệp là một ví dụ
điển hình.
K. Có những trường hợp khác, một nghề nghiệp chỉ tồn tại khi năng suất lao động
tăng. Máy vi tính là một ví dụ dễ thấy.

VII. Những kinh nghiệm cơ bản về năng suất cận biên.
A. Sau tất cả những lý thuyết trên, bằng chứng thực nghiệm là như thế nào?
Những người công nhân có thể được trả vì năng suất nhưng điều gì làm cho họ có
năng suất?
B. Không có cách nào dự đoán mức lương của các cá nhân hay thu nhập một cách
hoàn hảo, nhưng có những cách tốt hơn hoặc tồi hơn để dự đoán. Hồi quy là một
kỹ thuật thống kê tiêu chuẩn cho phép mọi người sử dụng đưa ra những "dự đoán
đúng nhất" về một thứ khi đã được cho trước những thứ khác.
C. Chẳng hạn, với một người đàn ông 16 tuổi sống ở Nebraska, bạn sẽ dự đoán
đúng nhất
xem thu nhập của anh ta là bao nhiêu? Không có dự đoán nào khó khăn,

tuy nhiên tất cả các dự đoán đều không được tạo ra một cách đồng đều!
D. Điều gì là những nhân tố rõ ràng gắn gắn liền với năng suất có giá trị cao hơn
của những người công nhân.
1. Giáo dục
2. Kinh nghiệm
3. Khả năng bẩm sinh (sức khoẻ, thông minh )
4. Tính cách (đúng giờ, trung thực )
E. Có một số thứ dễ đánh giá hơn những thứ khác! Giáo dục thì dễ đánh giá hơn,
kinh nghiệm có thể đánh giá xấp xỉ bằng công thức (số tuổi - năm được giáo dục -
5) (TQ hiệu đính: đây là công thức phỏng đóan chỉ áp dụng tại Hoa Kỳ, vì con nít
đi học từ 5 tuổi, và Hoa Kỳ có 1 thời gian hoà bình và kinh tế thịnh vượng khá lâu
cho nên, hầu như ai cũng có việc làm). Còn khả năng bẩm sinh và tính cách thì
khó đánh giá hơn.
F. Vậy bạn có thể dự đoán đúng nhất về thu nhập (từ lao động) của một người nếu
cho trước giáo dục và kinh nghiệm của họ?
G. Sử dụng tiêu chuẩn NLSY của năm 1992 tôi có:
Thu nhập lao động hàng năm = -29645 + (3318 * số năm đi học) + (728 * số năm
kinh nghiệm)
(TQ hiệu đính, 1 người có bằng củ nhân, 5 năm kinh nghiệm, năm 1992 trung bình
cộng kiếm được bao nhiêu tiền? Trả lời: -29645 + (3318*16) + (728*5) = 27083.
Khoảng 27 ngàn đô 1 năm).
H. Chúng ta sẽ xác định hơn nữa về dự đoán của mình trong suốt học kỳ.
VIII. Đền bù vì sự khác biệt
A. Liệu mọi người luôn lựa chọn bằng những nghề nghiệp có thu nhập cao nhất?
Không. "Con người không sống chỉ bằng bánh mì." (TQ hiệu đính: giống như câu
nói tương tự trong tiến việt: "ăn để mà sống". Vật chất không phải là lý do duy
nhất để đi làm.).
B. Ngược lại, liệu mọi người sẽ từ chối làm những công việc cực khổ (chẳng hạn
như việc gác cổng)? Không.
C. Dễ dàng phân tích điều này bằng việc sử dụng mô hình S & D: những công việc

càng thú vị, cung lao động càng tăng nhiều hơn; những công việc càng khủng
khiếp, cung lao động càng giảm.
D. Kết quả là: những công việc thú vị trả thấp hơn, những công việc khó khăn trả
cao hơn. Kinh tế học gọi hình thức này là "những đền bù vì sự khác biệt
(compensting differentials)" (hay còn gọi là "làm cân bằng những khác biệt"). Sự
khác biệt về tiền lương đền bù cho những người có công việc ít thú vị và cực khổ.
E. Điều này chỉ có tác dụng khi giả định rằng mọi thứ khác như nhau. Từ 7 trong
11 công nhân có mức tiền lương thấp và nguy hiểm cao; các giáo sư có mức lương
trên trung bình và nhiều thú vị. Nhưng những người công nhân đó có sư lựa chọn
khác sao?
F. Nguyên tắc đơn giản này có tính tổng quan một cách ngạc nhiên. Nó có tác
động với:
1. Sự an toàn
2. Công việc an ninh
3. Những công việc thú vị (những bữa ăn miễn phí hay được chiết khấu)
4. Thu nhập ngoài lương
5. Và còn nữa!
G. Điều này cũng có nghĩa là nếu bạn đột nhiên thích những gì mà hầu hết mọi
người đều ghét, bạn nhận nhiều tiền hơn và thấy thú vị hơn!
1. Ví dụ: Những nhà kinh tế có công việc đầy triển vọng hơn những nhà toán học,
cho dù những nhà toán học thông minh và được đào tạo nhiều năm hơn.
IX. Những người thuê lao động còn làm những gì nữa?
A. Các học giả có truyền thống xem những người thuê lao động như những kẻ ăn
bám, những người "bóc lột" công nhân.
B. Ngược lại, những nhà kinh tế xem những người thuê lao động như "những
người trung gian" giữa những công nhân và những người tiêu dùng.
C. Những người trung gian trên thị trường lúa mì mua lúa mì từ những người nông
dân, đóng gói chúng và sau đó bán chúng cho người tiêu dùng. Gọi điều này là
"bóc lột" thì thật ngốc nghếch
: những người trung gian bảo vệ những người nông

dân và những người tiêu dùng khỏi những bất lợi khi phải tự làm những công việc
này.
D. Tuy nhiên, những người thuê lao động còn làm nhiều hơn việc chỉ mua và bán
lại sức lao động. Họ làm nhiều hơn nhiều:
E. Hoạt động thêm của người thuê lao động #1: thường tự lao động trực tiếp trong
những công việc kinh doanh nhỏ, gián tiếp bằng việc lập kế hoạch và tổ chức sản
xuất, nghĩ ra các sáng kiến mới
F. Hoạt động thêm của người thuê lao động #2: được ngầm coi như người cho vay
đối với các công nhân. Thường phải mất thời gian trước khi sản phẩm của công
nhân gia nhập thị trường, đó là điều những ai mới bắt đầu sự nghiệp kinh doanh
cần biết. Người thuê lao động hầu như bắt đầu trả tiền ngay cho các công nhân.
Cốt yếu là, họ trả tiền ngay cho một sản phẩm sẽ được bán trên thị trường trong
tương lai. Để cho người thuê lao động thực hiện điều này, có sự chi trả thú vị
ngầm ở đây; số lượng tiền mà người chủ lao động trả cho các sản phẩm của bạn sẽ
ít hơn số lượng tiền họ thu được từ việc bán các sản phẩm đó sau này.
1. Nói chung, kinh tế gia thấy được sự lợi ích cho mọi người thông qua buôn bán
lao động, ngược lại những người khác thì kêu lên rằng đó là "sự bóc lột".
G. Hoạt động thêm của người thuê lao động #3: Bảo hiểm ngầm. Nếu một kinh
nghiệp bị phá sản, liệu những công nhân có trả lại tiền lương của họ không?
Không. Người thuê lao động trả cho bạn một số tiền cụ thể cho một sản phẩm (vd,
giờ lao động của bạn) và sau đó phải xem xem liệu họ sử dụng sản phảm thế nào.
Nếu họ gặp may, họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn số tiền họ trả cho bạn; nếu họ
không gặp may, họ kiếm được ít hơn. Hoàn toàn không có gì khác biệt với bất kỳ
hợp đồng bảo hiểm nào khác, khi bạn trả số lượng tiền cố định cho ai đó, họ đã
phải chịu rủi ro.
X. Thị trường lao động tổng thể: Cung lao động
A. Nếu bạn cộng tất cả các đường cung lao động của mọi người, và trừu tượng hoá
những khác biệt giữa các công nhân, bạn có thể vẽ ra đường Tổng Cung lao động.
Đường cong này chỉ cho thấy tổng số giờ mọi người sẽ lựa chọn làm việc tại mức
lương cụ thể.

B. Với thị trường lao động riêng lẻ, sự lựa chọn công việc cơ bản đảm bảo rằng
đường cung lao động ldốc lên. Nhưng với thị trường lao động tổng thể, nó không
thực sự hoạt động như vậy.
C. Những ngoại lệ có thể chưa đủ để đảo lộn kết luận này:
1. Những người chưa lao động gia nhập lực lượng lao động
2. Người di cư
D. Phụ thuộc vào sức mạnh tương đối của sự bù trừ và hiệu ứng thu nhập khi đó
đường Cung tổng lao động có thể dốc xuống hoặc đi lên.
E. Theo kinh nghiệm, những người đàn ông trong quá khứ bán số thời gian của họ
nhiều hơn so với hiện nay. Rõ ràng trong trường hợp của họ, hiệu ứng thu nhập
lớn hơn hiệu ứng bù trừ: vì tiền lương thực tế tăng lên, đàn ông lao động ít đi.
F. Hiện nay, phụ nữ bán thời gian lao động nhiều hơn xưa, tuy nhiên đây rõ ràng
là một trường hợp thú vị vì "sự vui vẽ" và "nghỉ ngơi" là hoàn toàn khác! Những
tác động lớn với phụ nữ: sự phát triển của máy móc để làm việc nhà cho phép họ
có nhiều thời gian hơn, cho phép họ có thể bán thời gian nhiều hơn nữa.
G. Với hầu hết mọi mục đích, có vẻ hợp lý hơn khi giả định rằng đường Cung tổng
lao động là đường thẳng đứng.
1. Thời gian lao động cơ bản ngừng giảm trong hai thập kỷ qua.
2. Theo trực giác, có bao nhiêu đàn ông trưởng thành muốn có công việc ít hơn 40
giờ một tuần?
H. Thông qua khoá học này, đường Cung tổng lao động bình thường sẽ được vẽ
như đường thẳng đứng.
XI. Thị trường lao động tổng thể: Cầu lao động
A. Cầu tổng lao động chỉ chỉ cho thấy số lượng thời gian lao động mọi người
muốn mua tại một mức lương cụ thể cho trước. NÓ là tổng số tất cả các đường
cong cầu lao động của những người thuê lao động.
B. Điều này cho chúng ta thấy hai vấn đề vĩ mô phức tạp mà tốt nhất là nên tránh.
Cách thoát dễ dàng: có thể giả định rằng ngân hàng trung ương điều chỉnh cung
tiền để giữ mức giá liên tục.
C. Do Cầu tổng lao động chỉ phụ thuộc vào MVP của một đơn vị lao động và

MVP = P * MPP, Cầu tổng lao động là phần trực tiếp liên quan đến MPP. (TQ
hiệu đính: giả định rằng ngân hàng trương sẽ điều chỉnh tiền tệ để không có lạm
phát, P =1).
D. Vì vậy, tại mức tổng, năng suất lao động trung bình cao hơn LUÔN đồng nghĩa
với cầu cao hơn về lao động, và ngược lại. Năng suất lao động tăng có thể gây ra
ảnh hưởng xấu cho một số nghành, nhưng nói chung thì năng suất lao động cao tốt
cho mọi người.
XII. Thị trường lao động tổng thể: Cân bằng thị trường
A. Cung tổng lao động được quyết định bằng sự trao đổi lao đông/nghỉ ngơi của
công nhân. Cầu tổng lao động được quyết định bằng năng suất lao động của công
nhân. Vậy điều gì quyết định mức tiền lương trung bình và công việc?
B. Nếu mức lương thấp xuống dưới điểm giao nhau giữa đường ALS (cung tổng
lao động) và ALD (cầu tổng lao động), người thuê lao động muốn thuê nhiều lao
động hơn là số người sẵn sàng làm việc. Những người thuê lao động sẽ làm cho
mức lương sẽ tăng dần lên.
C. Nếu mức lương trên điểm giao nhau giữa đường ALS và ALD, nhiều công
nhân muốn làm việc hơn so với số lượng những người thuê lao động muốn thuê.
Các công nhân sẽ làm giảm dần mức lương thực tế.
D. Tại điểm giao nhau giữa đường ALS và ALD, số thời gian mà những người
thuê lao động muốn mua bằng với số thời gian những người lao động muốn bán.

E. Điều gì sẽ xảy ra nếu:
1. Lực lượng làm công nhiều hơn
2. Một số người phát minh ra một kỹ thuật tăng năng suất mới
3. Một số người phát minh ra máy rửa bát
4. Một luật mới cấm sử dụng một số loại máy
5. Những người làm công nghỉ hưu nhiều hơn trong một công việc
XIII. Áp dụng: các tập đoàn đa quốc gia và lao động ở Thế giới thứ ba
A. Sử dụng những gì chúng ta đã học, chúng ta có thể nói gì về mức lương thấp tại
Thế giới thứ ba?

B. Trung bình cộng, những người làm công tại các nước giàu có năng suất cao hơn
tại các nước nghèo.
1. Tất nhiên, điều này có thể do lỗi tại chính sách kinh tế tồi hơn là tại cá nhân
người làm công.
C. Chúng ta có thể nói gì về tình trạng lao động tồi tệ?
D. Còn về vấn đề: tại khi người ta nghèo, họ sẵn sàng đánh đổi "niềm vui" với
nhiều thu nhập hơn?
E. Điều gì ngăn cản những người chủ lao động nước ngoài hoàn thành công việc
tại các nước?
XIV. Những hiểi lầm cơ bản về lao động
A. Hiểu Lầm#1: Tạo công việc. Nhiều sự khác biệt: "Giảm số giờ làm việc trong
tuần để tạo ra nhiều công việc hơn". "NAFTA chi trả cho công việc của chúng ta?.
?Những chiếc máy mới làm giảm số việc làm", "Những người di dân đang lấy
công việc của chúng ta".
B. Lý do sai: Tập trung vào nỗ lực thay cho vào kết quả. Nếu mọi người tìm ra
cách hoàn thành công việc đạt cùng kết quả với số lao động ít hơn, điều này có
nghĩa là có nhiều lao động hơn để hoàn thành những mục tiêu khác.
1. Một phần là, giữ gìn công việc của một người có thể làm họ giàu hơn nhưng
cũng đồng nghĩa là lãng phí giá trị lao động.
2. Hơn nữa: một sự suy giảm về cầu lao động chỉ dẫn tới sự thất nghiệp không tự
nguyện
nếu mức tiền lương thực tế không thể giảm. Hay nói ngược lại, khi cầu lao
động giảm và mức lương giảm thì sự thất nghiệp không tự nguyện có thể vẫn thấp.
3. Thất nghiệp thường là chỉ một hội chứng dịch chuyển về cầu lao động, không
phải một mức thấp hơn. Thất nghiệp và chuyện tìm việc làm đi cùng nhau và việc
tìm việc làm là cốt yếu cho sự thịnh vượng.
C. Hiểu Lầm #2: Mức tiền lương vừa đủ cho sự sinh kế. Nhiều hình thức khác
biệt: "Người chủ lao động trả bất cứ thứ gì họ muốn", "Người làm công bị bóc
lột", "Không có nghiệp đoàn và quy tắc, người làm công sẽ tiếp tục sống trong
nghèo khổ".

D. Lý do sai: Người chủ lao động phải cạnh tranh với nhau để mướn người làm
công; người chủ lao động quan tâm tới lợi nhuận
của chính họ, không phải lợi
nhuận của những người chủ lao động
nói chung. Nếu mức lương thực tế là quá
thấp, khi đó mỗi người chủ lao động có thể trở nên giàu hơn bằng cách tăng tiền
lương lao động lên một ít và thu hút được nhiều người làm công hơn.
1. Lenin: "Nhà tư bản bán cho bạn chiến dây thừng để bạn treo cổ họ".
E. Tại sao khi mức lương từng thấp tại phương Tây, và vẫn tiếp tục thấp tại Thế
giới thứ ba? Chỉ vì:
năng suất cận biên. Khi năng suất lao động của người làm
công thấp, người chủ lao động sẽ không trả nhiều để thuê họ.
1. Sự hạn chế những người nhập cư cũng là một phần lớn cho sự giải thích vì sao
mức lương có thể thấp hơn nhiều tại một số nước so với các nước phương Tây.
Ngược lại, nhiều người sẽ có lương cao hơn.
F. Mức lương thực tế có thể tăng lên cho mọi người như thế nào? Năng suất của
người làm công phải tăng. Những nỗ lực để "tạo thêm việc làm" bằng việc cấm
máy móc hoặc hoạt động của các nghiệp đoàn như biểu tình trực tiếp là việc làm
phản năng suất.
XV. Phân bổ thời gian, chi phí cơ hội và lợi thế so sánh
A. Điều gì là "chi phí" cho một giờ bạn không làm gì cả? Hầu hết mọi người sẽ
nói là "số không (zero)", nhưng những nhà kinh tế chỉ ra rằng bạn có thể vẫn đang
làm việc,
1. Nếu bạn có thể chọn thời gian cho chính mình chính xác, khi đó bạn sẽ tính giá
trị một giờ vào lương của mình.
2. Nếu bạn muốn làm việc nhiều thời gian hơn so với những gì người chủ bạn cho
phép, khi đó bạn sẽ tính giá trị một giờ ít hơn so mức lương của bạn.
3. Nếu bạn muốn làm việc ít thời gian hơn so với những gì chủ bạn cho phép, khi
đó bạn sẽ tính giá trị một giờ nhiều hơn mức lương của bạn.
B. Tất cả những điều này đều quay trở lại vấn đề "chi phí cơ hội". Việc bạn sử

dụng một giờ "tự làm việc" để tiết kiệm 5 đôla có phải là khôn ngoan không? Có
thể là không.
C. Điều thường thấy là người ta thuê người khác làm những gì mà nguời ta hoàn
toàn có thể tự làm là để chính họ có thời gian thực hiện những việc họ làm tốt
nhất. (TQ hiệu đính: tại sao lại mướn người ở coi con và coi nhà, mà bạn lại không
tự làm chuyện đó. Nếu lương bạn làm cao hơn lương người ở, thì nên mướn người
ở).
D. Tyler nói về thời gian: "Bạn có thể làm cuộc sống của bạn tốt hơn nhiều nếu
bạn luôn tính chi phí cơ hội về thời gian của bạn khi bạn đưa ra các quyết định."
E. Trong thương mại quốc tế, các nhà kinh tế học gọi nguyên tắc này là "lợi thế so
sánh". Nhưng nguyên tắc này không hoạt động chỉ với các cá nhân.
F. Cảnh báo: Nếu bạn thích làm điều gì, thời gian bạn chi phí cho nó sẽ ít hơn, nếu
bạn
ghét làm điều gì thời gian bạn chi phí cho nó sẽ nhiều hơn. Chắc chắn phải
tính đến điều này!

×