Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chiến lược marketing mix của vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.73 KB, 26 trang )

ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
NHÓM: 02
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

MSV

Họ và Tên

Đánh giá

1

611113

Vũ Ngọc Dũng

Hồn thành

2

610490

Nguyễn Thị Dun

Hồn thành

3

631314



Nguyễn Thị Dun

Tích cực

4

631911

Nguyễn Bá Dương

Tích cực

5

620724

Cù Ngọc Đại

Tích cực

6

636224

Phạm Hương Giang

Hồn thành

7


636317

Lê Thị Thu Hà

Khơng tham gia

8

636612

Vũ Thu Hà

Tích cực

9

639017

Đặng Minh Hải

Tích cực

Chữ ký của nhóm trưởng

1


MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề………………………………………………………………...3

Phần II: Giới thiệu về công ty Vinamilk…………………………………………5
1. Đôi nét về công ty Vinamilk……………………………………………………..5
2. Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………………....7
3. Các danh hiệu đạt được………………………………………………………….9
4. Các dòng sản phẩm của Vinamilk……………………………………………….9
Phần III: Thị trường mục tiêu của Vinamilk...………………………………...11
1. Đặc điểm thị trường sữa của Vinamilk…………………………………………11
2. Phân tích thị trường mục tiêu của Vinamilk……………………………………12
2.1 Khách hàng mục tiêu………………………………………………………….12
2.2 Phân đoạn thị trường………………………………………………………….13
Phần IV: Một số đối thủ cạnh tranh của công ty Vinamilk…….……………..14
1. TH true Milk (trong nước)……………………………………………………...14
2. Dutch Lady (nước ngoài)……………………………………………………….15
Phần V: Chiến lược marketing mix của công ty Vinamilk……….…..……….16
1. Chiến lược sản phẩm…………………………………………………………...16
2. Chiến lược giá…………………………………………………………………..18
3. Chiến lược truyền thông………………………………………………………..20
2


4. Chiến lược phân phối…………………………………………………………...20
Phần VI: Kết luận…...……………………...……………………………………21

3


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển mạnh, nhu
cầu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá ngày càng cao. Việt Nam đã thực sự trở thành

một thành viên trong sân chơi chung của thế giới bằng việc gia nhập WTO. Thị
trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng. Và Việt Nam cũng tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho nguồn vốn nước ngoài đầu tư. Nhờ ưu thế nhân cơng rẻ và dồi
dào, chính sách thơng thống, điều kiện kinh tế chính trị ổn định nên ngày càng có
nhiều nhà đầu tư nước ngồi đến Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn để xây dựng
nhà máy, xí nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt
Nam tự tin bước chân ra thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vì
thế khơng ngừng đi lên. Tất cả những nhân tố kể trên có tác động lớn đến việc ra
đời hàng loạt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương. Nhiều
doanh nghiệp với quyền tự chủ đã khẳng định chỗ đứng của mình bằng thành quả
là hoạt động kinh doanh thực sự có lãi. Tuy nhiên, trong bối cảnh tồn cầu hóa và
hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cả ở thị trường trong nước và ngồi nước. Điều đó
địi hỏi các doanh nghiệp phải có tư duy, chiến lược kinh doanh nhạy bén, phù hợp,
đặc biệt là trong hoạt động marketing.
Ngày nay, hiểu biết về kinh doanh trong đó có marketing đang là yêu cầu
bức thiết của các nhà quản lý kinh tế. Hoạt động marketing không chỉ nhằm thu lợi
nhuận mà còn là nghệ thuật kinh doanh và quản lý, nó có vị trí trọng yếu trong tồn
bộ q trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động Marketing tốt giúp cho các doanh
nghiệp thích ứng với thị trường, khơng chỉ để doanh nghiệp chống phá sản mà còn
gia tăng lợi nhuận, làm tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp đó.
4


Marketing ngày nay có vai trị rất lớn, giữ vị trí quan trọng trong xã hội nước
nhà. Việc xây dựng các giải pháp marketing hợp lý và thường xuyên phải cần
nghiên cứu nhiều yếu tố từ môi trường tác động đến hồn cảnh nội tại của cơng ty.
Mặc dù đã có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, song
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng gặp khơng ít khó khăn. Tuy vậy,
doanh nghiệp đang từng bước thay đổi để vươn xa hơn trên thị trường thế giới. Để

tìm hiểu rõ hơn về chiến lược marketing của công ty, đặc biệt là chiến lược
marketing mix, nhóm chúng em chọn đề tài “Chiến lược marketing mix của Công
ty Cổ phần sữa Việt Nam” để làm đề tài cho bài tiểu luận.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động Marketing, cụ thể hơn là hoạt động
marketing mix của doanh nghiệp.

5


II. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY VINAMILK
1. Đơi nét về cơng ty Vinamilk
Được hình thành từ năm 1976, Cơng ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã lớn
mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,
hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam (số vốn điều lệ hiện tại là
1.590.000.000.000 đồng).
Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam. Tên đăng ký hợp pháp của Công ty bằng tiếng Anh là Vietnam Dairy
Products Joint-Stock Company. Tên viết tắt là VINAMILK.
• Trụ sở chính: Cơng ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
• Số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Tp. HCM
• (08) 54 155 555

6


• (08) 54 161 226
• E-mail:
• Website: www.vinamilk.com.vn
- Ý nghĩa logo của công ty Vinamilk:


Logo sử dụng 2 gam màu xanh và trắng cơ bản. Màu xanh biểu tượng cho
đồng cỏ, thiên nhiên và nguồn dinh dưỡng… Ngoài ra, màu xanh còn tạo nên cảm
giác gần gũi và thanh bình cho khách hang. Gam màu trắng có thể dễ dàng liên kết
với các sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa của Vinamilk.
2 nét lượn ở trên và dưới của logo Vinamilk tượng trưng cho hình ảnh 2 giọt
sữa đang chảy ra từ dòng sữa, gây ấn tượng khá lớn với khách hang. Ngoài ra,
trung tâm của logo là biểu tượng chữ “V” và “M” cách điệu với ý nghĩa:
“V”: Có ý nghĩa là Victory (chiến thắng, thắng lợi)
“M”: Có nghĩa là Milk (sữa)
Hơn nữa, “V” và “M” cịn là 2 chữ viết tắt của tên thương hiệu “Vinamilk”.
Logo như một sự khẳng định tầm nhìn chiến lược của Vinamilk: “trở thành biểu
tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ
cuộc sống con người” cũng như truyền tải thông điệp về sứ mệnh của mình:
7


“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng động nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao
cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với
cuộc sống con người và xã hội”.
- Slogan của công ty: “Chất lượng quốc tế - Chất lượng Vinamilk”.
Slogan mang ý nghĩa: “Vinamilk luôn luôn đảm bảo sẽ cung cấp cho khách
hàng những sản phẩm mang chất lượng tốt nhất, đáp ứng được những tiêu chuẩn
quốc tế”.

2. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1 Thời bao cấp (1976-1986)
Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) có
tên là Cơng ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi
chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất

(thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc
Nestle).
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ cơng
nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I.
Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là Nhà máy bánh kẹo
Lubico và Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).
2.2 Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính
thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp
nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
8


Năm 1994: Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà
máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực
thuộc lên 4 nhà máy. Việc xây dựng nhà máy nằm trong chiến lược mở rộng, phát
triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.
Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành
lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công
ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Cơng Nghiệp Trà
Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu
dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Cơng ty cũng xây
dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Năm 2003: Cơng ty chuyển tên thành Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Tháng 11). Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.
Năm 2004: Mua thâu tóm Cơng ty Cổ phần sữa Sài Gịn. Tăng vốn điều lệ
của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
Năm 2005:

- Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Cơng ty Liên doanh Sữa
Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy
Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Cơng Nghiệp
Cửa Lị, Tỉnh Nghệ An.
- Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên
Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên
doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
9


Năm 2006:
- Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào
ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Cơng ty Đầu tư và Kinh doanh
Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Cơng ty.
- Mở Phịng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin
điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa,
tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
- Khởi động chương trình trang trại bị sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang
trại Bị sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò
sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi
được mua thâu tóm.
Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Cơng ty sữa Lam Sơn vào tháng
9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều
trang trại ni bị sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang.
Năm 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương
với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD.
Năm 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu
USD.


10


3. Các danh hiệu đạt được

Vinamilk 6 năm liền lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- Huân chương Lao Động hạng III (1985), hạng II (1991), hạng I (1996)
- Anh hùng Lao Động (2000)
- Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)
- Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn
(2010)
- Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen
Singapore 2010)
- Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500)
4. Các dòng sản phẩm của Vinamilk:
Với sản phẩm hết sức đa dang Vinamilk cung cấp hơn 200 sản phẩm trên thị
trường toàn quốc và xuất khẩu sang các nước Mỹ, Canada, Đức, Séc, Ba Lan,
Trung Quốc , khu vực Trung đông, khu vụ châu Á... Bao gồm các sản phẩm với
các mặt hàng: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua,
phomat,...
11


- Sữa đặc: chiếm 34% doanh thu, có tỷ lệ tăng trưởng trên 30% và chiếm đến
80% thị phần.

- Sữa tươi (hay sữa nước): chiếm 26% doanh thu, đạt mức tăng trưởng 18%,
Sữa tươi Vinamilk chiếm khoảng 48% thị phần.


- Sữa bột và ngũ cốc ăn liền: chiếm 24% doanh thu, Vinamilk (cùng với
Abbott và Dutch Lady) là một trong ba công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam chiếm
14% thị phần.

12


- Sữa chua: chiếm 10% doanh thu và 73% thị phần, có mức tăng trưởng trên
20%.
- Sản phẩm khác: chiếm 6% doanh thu: kem, phô mai, bánh flan, sữa đậu
nành, nước ép trái cây, nước tinh khiết và trà. Cà phê là sản phẩm mới nhất của
Vinamilk, với các nhãn hiệu như Moment Coffee, True Coffee và Kolac.
III. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA VINAMILK
1. Đặc điểm thị trường sữa của Vinamilk
Tại Việt Nam, Vinamilk được biết đến như một nhà sản xuất sữa hàng đầu.
Công ty hiện nắm giữ phần lớn thị phần của các mảng kinh doanh như sữa chua
(90%), sữa đặc (80%), sữa nước (50%) và sữa bột (25%). Theo số liệu công bố
mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, sữa tươi Vinamilk 100%
đứng đầu về cả sản lượng bán ra lẫn doanh số bán ra trong phân khúc nhóm các
nhãn hiệu sữa tươi.

13


Nắm giữ gần 50% thị phần sữa nước. Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt
31%. Doanh thu năm 2014 của Vinamilk đạt gần 36.000 tỷ đồng, tăng gần 14% so
với 2013 . Theo thống kê, trong năm 2014, Vinamilk đã đưa ra thị trường gần 5 tỷ
sản phẩm sữa các loại. Các sản phẩm sữa mang thương hiệu Vinamilk không chỉ
bao phủ thị trường trong nước, mà còn hướng đến xuất khẩu. Hiện nay sản phẩm
của Vinamilk đã có mặt ở hơn 31 nước trên thế giới. Với chiến lược đã vạch ra,

trong 3 năm tới Vinamilk sẽ tập trung vào thị trường Trung Đông, châu Phi, Cuba,
Mỹ. Với lợi thế này, Vinamilk hy vọng mục tiêu doanh thu 3 tỷ USD và đứng vào
Top 50 công ty sữa lớn nhất Thế giới vào năm 2017 sẽ trong tầm tay.
Vị trí dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường sữa nước dù vẫn được khẳng
định, song trước sự vươn lên mạnh mẽ của hàng loạt đối thủ, đang trở thành mối đe
doạ về thị phần với Vinamilk. Theo nhận định của FPTS, mức độ cạnh tranh của
thị trường sữa nước sẽ tăng lên trong vài năm tới, thị phần của Vinamilk sẽ khó có
thể mở rộng hơn nữa. Trong khi đó, Vinamilk sẽ phải đối mặt với khơng ít rủi ro
trong đầu tư, là vấn đề tiêu thụ của một sản phẩm liên quan đến an tồn thực phẩm,
tính cạnh tranh với các đối thủ và rủi ro về biến động giá nguyên liệu….
2. Phân tích thị trường mục tiêu của Vinamilk
2.1 Khách hàng mục tiêu
Vinamilk luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và
ngon miệng nhất cho sức khoẻ của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi dùng sản
phẩm của Vinamilk. Mọi lứa tuổi, đối tượng đều phù hợp với Vinamilk.
Các dòng sản phẩm của Vinamilk được phát triển cho độ tuổi thiếu nhi và
thiếu niên bởi độ tuổi này có nhu cầu lớn về sữa và tiêu dùng các sản phẩm từ sữa
là lớn nhất. Vinamilk chia khách hàng mục tiêu thành hai nhóm:

14


- Nhóm khách hàng cá nhân: là người tiêu dùng, những người có nhu cầu mua
và sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm Dielac Alpha đặc biệt các ông bố, bà mẹ có
con từ 0 – 6 tuổi. Đây nhóm khách hàng có nhu cầu về sản phẩm tương đối đa
dạng (chất lượng sản phẩm tốt, giá trị dinh dưỡng sản phẩm mang lại, giá cả phù
hợp, mẫu mã bao bì…..) và chiếm tỉ trọng cũng khá cao.
- Nhóm khách hàng tổ chức: là những nhà phân phối, đại lý bán buôn, bán lẻ,
cửa hàng, siêu thị….mong muốn và sẵn sàng phân phối sản phẩm Dielac Alpha của
công ty. Đây là nhóm có yêu cầu về chiết khấu, thưởng doanh số, đơn hàng đúng

tiến độ… liên quan đến việc phân phối sản phẩm. - Ngồi hai nhóm khách hàng
mục tiêu chính, các dịng sản phẩm khác của vinamilk cũng đáp ứng cho mọi lứa
tuổi: sữa chua, sữa tiệt trùng,..
2.2 Phân đoạn thị trường
3.2.1. Với số lượng mặt hàng đa dạng nên sữa nước Vinamilk lựa chọn phân
đoạn theo phương pháp phân chia với các tiêu thức được lựa chọn là
- Tiêu thức địa lý: Dựa vào mật độ dân số và khả năng tiêu thụ sản phẩm phân
chia thành 2 đoạn thị trường đó là thành thị và nơng thôn.
- Tiêu thức nhân khẩu học: Dựa vào độ tuổi để phân chia ra các đoạn thị
trường khác nhau là trẻ em, người lớn và người già. Ngồi ra cịn phân loại sữa
dùng cho gia đình và cho cá nhân.
- Tiêu thức hành vi mua của khách hàng: Dựa vào hang thái sức khỏe và lợi
ích tim kiếm phân đoạn thành người bình thường, suy dinh dưỡng và người bị bệnh
béo phì,tiểu đường.
3.2.2. Mơ tả các phân đoạn thị trường
- Đối với đoạn thị trường trẻ em chiếm đến 25% tổng dân số cả nước và là đói
tượng khách hàng chính sử dụng sữa nước vì vậy đây là đối tượng càn hướng đến
15


nhiều nhất, trẻ em thường hiếu động thích nhảy nhót và màu sắc càng sặc sỡ càng
tốt. thích đồ ngọt với nhiều mùi vị khác nhau đặc biệt là socola.
- Người lớn (15-59 tuổi) chiếm 66% dân số cả nước một tỷ lệ khá cao. Đây là
đối tượng lao động có thu nhập và nắm giữ chi tiêu nên là đối tượng quyết định
mua thường hay quan tâm đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm.
- Người già: chỉ chiếm 9% dân số một tỷ lệ khá nhỏ và người già hay sử dụng
sữa bột ít dùng sữa nước vì vậy đây lừ đối tượng cần phải lôi kéo làm họ thay đổi
xu hướng tiêu dùng sữa.
- Dân thành thị chiếm đến 29,6% dân số cả nước và đang có xu hướng tăng.
Mật độ người dân ở thành thị cao nên rất dễ dàng trong việc phân phối sản phẩm,

thu nhập của người dân thảnh thị cao hơn nên họ quan tâm đến sức khỏe hơn và
thướng sử dụng sũa cho cả nhà. Họ thường trung thành với sản phẩm sữa đã chọn,
riêng đối với sưa tươi Vinamilk thì ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đã tiêu thụ đến
80% lượng sữa.
- Dân nông thôn chiếm một tỷ lệ cao 70,4% dân số cả nước nhưng mức sống
của người dân rất thấp rất ít khi cho con uống sữa. Mật độ phân bố dân cư ở đây so
với thành thị là thấp.
- Người bình thường chiếm một tỷ lệ lớn và nhu cầu của họ rất phong phú có
thể uống được hiều loại sữa đặc biệt trẻ em thích những thức uống ngọt.
- Người bị bệnh béo phì, tiểu đường: tỷ lệ người bị bệnh béo phì tiểu đường
đang có xu hướng ngày càng tăng tỷ lệ này hiện nay rất lớn đặc biệt là trẻ em. Đối
với trẻ em dưới 15 tuổi tỷ lệ này chiếm đến 21% và có xu hướng ngày càng tăng, ở
người lớn tỷ lệ này cũng khá cao và có xu hướng tăng. Người già mắc bệnh béo phì
chiếm đến 18%.
- Người bị bệnh còi xương suy dinh dưỡng : thương gặp ở trẻ em dặc biệt là ở
miền núi và nông thôn đối tượng này cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn đến 13% nhưng
thường khơng có khả năng mua sữa uống.
16


IV. MỘT SỐ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VINAMILK
1. TH true Milk (trong nước)

Mặc dù mới tham gia vào thị trường sữa Việt Nam nhưng Th true Milk cũng
đã góp mặt một số sự kiện nổi bật như “Họa sĩ nhí TH” hay cuộc thi “Nơng trại
thiên nhiên” đã được cộng đồng đón nhận nhiệt tình.
Phân tích các cơng ty sữa trong nước (TH true Milk, Ba Vì, HanoiMilk…):
- Điểm mạnh: Hiểu rõ văn hóa tiêu dùng của người dân, công nghệ sản xuất
khá hiện đại, chất lượng sản phẩm cao và giá cả hợp lý.
- Điểm yếu: Chưa tạo được thương hiệu mạnh, sản phẩm chưa đa dạng, thiếu

kinh nghiệm quản lý, tầm nhìn cịn hạn chế, chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
và hệ thống phân phối còn hạn chế.

17


2. Dutch Lady (nước ngồi)

Được đánh giá có một chiến lược marketing bài bản, Dutch Lady đã để lại
dấu ấn cho người tiêu dùng thông qua các kênh quảng cáo. Bên cạnh đó, các hoạt
động, sự kiện đóng góp cho cộng đồng được kéo dài trong nhiều năm đã tạo nên
một hình ảnh đẹp ấn tượng như: “Quỹ khuyến học đèn đom đóm”, “Ngày của
mẹ”,… Dutch Lady cịn đầu tư vào “Chương trình phát triển ngành sữa” nhằm hỗ
trợ cho nơng dân ni bị sữa. Hàng ngàn hộ nơng dân sau khi tham gia chương
trình này đã có những chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng sữa và
hiệu quả chăn ni bị sữa.
Phân tích các cơng ty sữa nước ngoài (Nestle, Abbout,…):
- Điểm mạnh: Thương hiệu mạnh, chất lượng sản phẩm tốt, có nguồn vốn
mạnh, sản phẩm đa dạng, kênh phân phối lớn, công nghệ sản xuất hiện đại và cơng
nhân có tay nghề cao.
- Điểm yếu: Chưa hiểu rõ thị trường mới, chưa vượt qua được rào cản kinh tế
chính trị, giá cả cao do tất cả các sản phẩm phải nhập khẩu.
*chưa kể đến các sản phẩm ngoại nhập
18


V. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA CÔNG TY VINAMILK
1. Chiến lược sản phẩm
1.1 Chiến lược sản phẩm
Với nguồn lực của doang nghiệp khá lớn, mức độ có thể đa dạng hóa sản

phẩm cao nên sữa nước Vinamilk lựa chọn chiến lược tập trung toàn bộ thị trường
với mỗi đoạn thị trường mỗi đối tượng khách hàng đều có những sản phẩm phù
hợp. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì có sữa hộp 110ml, trẻ từ 6 tuổi trở lên và người
lướn thi có hộp 180ml, 200ml.
Người bình thường thì có thể dùng được nhiều loại như sữa thanh trùng, tiệt
trùng có đường, khơng đường, sữa hương dâu, hương socola...
Người bị suy dinh dưỡng hay người già thi dùng sữa tiệt trùng giàu canxi.
Người bị bệnh tiểu đường, béo phì thì dùng sữa ít béo, tiệt trùng khơng
đường.
Tuy nhiên đối tượng khách hàng mục tiêu mà sữa nước Vinamilk hướng đến
đó là trẻ em và thị trường tầm trung bình dân.
1.2 Mẫu mã và bao bì sản phẩm
Xu hướng tiêu dùng hiện nay rất chú trọng bề ngoài của sản phẩm. Những
sản phẩm có thiết kế đẹp mắt ln nhận được sự quan tâm của khách hàng. Và
nhiều công ty đã khơng ngần ngại đầu tư chi phí lớn cho bao bì. Chính vì thế, nó
được mệnh danh là “người bán hàng thầm lặng".

19


Nhận thức được điều này, Vinamilk ln tìm kiếm những mẫu mã phù hợp,
có tính thẩm mỹ cao, gây được sự chú ý với người tiêu dùng. Bao bì của Vinamilk
rất đa dạng và nhiều chủng loại, từ hộp nhựa, bao giấy cho tới hộp kim loại với
nhiều kích cỡ khác nhau… Và để cạnh tranh trong dịp Lễ, Tết, Vinamilk đã không
ngần ngại cho thiết kế, in ấn bao bì mang thơng điệp xn đến người tiêu dùng. Chi
phí bỏ ra cho việc này chiếm đến 10% chi phí tổng, đây là con số không nhỏ nhưng
Vinamilk cho rằng bao bì bắt mắt đã góp phần tăng doanh số đáng kể cho
Vinamilk khi sản phẩm được tung ra thị trường.
Và không thể phủ nhận rằng, mẫu mã và bao bì sản phẩm hiện nay là lợi thế
lớn của Vinamilk.

1.3 Chất lượng sản phẩm
Chính sách chất lượng của Vinamilk ln được thỏa mãn và có trách nhiệm
đối với khách hàng bằng cách đa đạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh
doanh và tuân theo qui định của nhà nước.
Trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường, Vinamilk luôn gửi mẫu đi kiểm
định, kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng đến thành phần dinh dưỡng. Chẳng hạn,
20



×