Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề Ngữ văn ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 8 | NĂM HỌC: 2023 – 2024

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.86 KB, 14 trang )

ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KIỂM TRA GIỮA KỲ I
ĐỀ 1
Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Không phải cứ trở nên lạnh giá trên các khu vực vùng núi sẽ xuất hiện
“biển mây”, chúng cần phải có sự kết hợp từ nhiều yếu tố thời tiết khác. Theo đó,
hiện tượng này xảy ra khi những đám mây thấp hình thành trong điều kiện xốy
nghịch - một vịng tuần hồn gió ở quy mô lớn xung quanh một vùng áp cao, theo
chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu, ngược chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu, với
những đường đẳng áp khép kín, ít gió.
Một biển mây hình thành nói chung trong các thung lũng hoặc trên biển
trong điều kiện khối khơng khí rất ổn định, như lúc đảo ngược nhiệt độ. Độ ẩm sau
đó có thể đạt đến bão hịa và ngưng tụ dẫn đến đám mây phân tầng rất đồng đều,
đám mây tầng hoặc sương mù. Trên lớp này, khơng khí phải khơ. Đây là một tình
huống phổ biến ở khu vực áp suất cao với việc làm mát bề mặt bằng cách làm mát
bức xạ vào ban đêm vào mùa hè, hoặc khơng khí lạnh vào mùa đơng hoặc trong
một lớp nước biển.
Hiện tượng biển mây không phải ln xuất hiện vào mùa Đơng. Nó cịn phụ
thuộc vào các yếu tố thời tiết tại khu vực đó, đặc biệt là sự đảo ngược nhiệt độ.
Vì vậy, khách du lịch muốn chiêm ngưỡng hiện tượng tuyệt đẹp này nên theo
dõi trước dự báo thời tiết hay hỏi bạn bè tại các khu vực đó, để có thể chuẩn bị tốt
cho chuyến du lịch của mình và gia đình.
(Theo “Biển mây” (vi.wikipedia.org), “Hiện tượng biển mây tuyệt đẹp tại Sa Pa
được hình thành như thế nào?” (dantri.com.vn)
a. Văn bản trên sử dụng từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học nào? Xác định những
từ ngữ miêu tả trạng thái hoặc hoạt động được sử dụng trong văn bản.
b. Xác định kiểu đoạn văn ở đoạn 1 của văn bản và tìm câu chủ đề của đoạn văn.
c. Theo em, ngoài việc xuất hiện trên các vùng núi lạnh giá, biển mây sẽ xuất hiện
khi nào?
d. Em cần làm gì để có thể ngắm nhìn được hiện tượng tuyệt đẹp này trong chuyến
du lịch của mình và gia đình? (Trình bày 5 - 7 dòng)


1


Câu 2. Viết đoạn văn (từ 200 đến 250 chữ) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ
sau.
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vơi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã ni em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
(Nói với em - Vũ Quần Phương)

2


ĐỀ 2
Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Sương mù là một thể aerosol bao gồm các hạt nước siêu nhỏ hoặc các tinh
thể băng được nén chặt trong khơng khí tại hoặc gần mặt đất. Sương mù có thể
được xem là một dạng mây bay thấp, thường có hình dáng của địa tầng, và chịu
tác động bởi các vùng nước, điều kiện địa hình và gió trong khu vực xung quanh.
Ngược lại, sương mù ảnh hưởng đến các hoạt động của con người, bao gồm vận
tải, du lịch, và tác chiến.
Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành
những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong khơng khí và làm giảm tầm nhìn của chúng
ta.
Mù là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong khơng khí, làm

giảm tầm nhìn ngang. Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm
mét, thậm chí hàng chục mét như sương mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa
phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm.
Sương mù và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt đối với
giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không, hàng năm
sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không nhỏ.
Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa
thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay
môi trường khơng khí càng ngày càng ơ nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều
hơn và cường độ mạnh hơn.
(Theo “Sương mù” (vi.wikipedia.org), “Sương mù là gì? Tại sao có sương mù?”
(khoahoc.tv)
a. Văn bản trên sử dụng từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học nào? Xác định những
từ ngữ miêu tả trạng thái hoặc hoạt động được sử dụng trong văn bản.
b. Xác định kiểu đoạn văn ở đoạn 3 của văn bản và tìm câu chủ đề của đoạn văn.
c. Em hãy nêu những tác động của sương mù đối với đời sống con người.

3


d. Em cần làm gì để giảm ơ nhiễm khơng khí do bụi mịn và sương mù và đồng thời
để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình? (Trình bày 5 - 7 dịng)
Câu 2. Viết đoạn văn (từ 200 đến 250 chữ) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ
sau.
Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại
vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua
Tuổi thơ tơi trắng muốt cánh cị
con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít

con chim trả bắn mũi tên xanh biếc
con chích choè đánh thức buổi ban mai
Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rổi
năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại
cái năm tháng mong manh mà vững chãi
con dấu đất đai tươi rói mãi đây này
Người ở rừng mang bóng suối dáng cây
người mạn bể có chút sóng chút gió
người thành thị mang nét đường nét phố
như tôi mang dấu ruộng dấu vườn
(Tuổi thơ - Nguyễn Duy)

4


ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KIỂM TRA GIỮA KỲ I
Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng
trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các
đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.
Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất
nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.
Nguyên nhân dẫn đến động đất
Nguyên nhân nội sinh:

 Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ
trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ
làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất
thế giới)
 Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi

lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%).
 Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy
kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến
tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ
trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh
làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan
đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây
co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động
đất.
Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.

5


Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá
gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác
động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.
Mức độ nguy hiểm của động đất
Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng
đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm
km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua
các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đơi khi động đất cịn khiến núi lửa hoạt
động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho
nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo
ra những tai họa không lường.
Độ lớn của động đất
Độ lớn của động đất M hay cịn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như
sau:

Từ 1 – 2: Không nhận biết được.

Từ 2 – 4: Có thể nhận biết nhưng thường khơng gây thiệt hại.
Từ 4 – 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.
Từ 5 – 6: Nhà cửa rung chuyển, một số cơng trình có hiện tượng nứt.
Từ 6 – 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.

6


Từ 7 – 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các cơng trình xây dựng thơng thường,
có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.
Từ 8 – 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo
thay đổi địa hình trên diện rộng.
(Theo “Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?” (khoahoc.tv)
a. Đoạn văn trên sử dụng từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học nào? Xác định
những từ ngữ miêu tả trạng thái hoặc hoạt động được sử dụng trong văn bản.
Những nguyên nhân nội sinh dẫn đến động đất là gì?
b. Xác định kiểu đoạn văn được trình bày ở đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của
đoạn văn: “Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở
trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng
mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn
tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đơi khi động đất cịn khiến núi lửa
hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ
hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau
sẽ tạo ra những tai họa không lường”.
c. Theo em, khi xảy ra động đất, vì sao em khơng nên chen lấn chạy ra khỏi nhà,
đặc biệt ở các khu nhà cao tầng? Em cần làm gì để bảo vệ bản thân và ứng phó với
động đất khi em đang ở nhà?
d. Vào ngày 06/02/2023 động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria 2023 xảy ra. Đó là hai trận
động đất xảy ra ở miền nam và miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, giáp biên giới với Syria.
Đây có thể được coi là trận động đất gây thiệt hại lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ở thị

trấn Samandag, người dân cho biết nhiều tòa nhà đã bị sập, nhưng hầu hết thị trấn
đã sơ tán sau trận động đất trước đó. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, 1,25
triệu người Thổ Nhĩ Kỳ trở thành người vơ gia cư do nhiều tịa nhà bị hư hại, trong
đó 53% là nhà ở, cịn lại là thiệt hại ở các cơ sở hạ tầng. Em cần làm gì để chia sẻ,
giúp đỡ những người Việt xa xứ, những người dân ở vùng động đất trong bối cảnh
tang thương và khó khăn? (Trình bày 5 - 7 dịng)
Câu 2. Viết đoạn văn (khoảng 200 đến 250 chữ) ghi lại cảm xúc của em về đoạn
thơ sau.
Những dịng sơng cịn lưu hương
rừng xanh, núi thắm
7


Chỉ có lịng sơng mới hiểu
nước mắt, mồ hơi, máu thấm ruộng đồng
tiếng vọng ngàn xưa
khao khát chờ mong...
Có ngày sơng lặng nghe đất chuyển
tiếng đồn qn rầm rập trở về
Thuyền chen chật bến
Dân vạn chài cười vang trên sóng
(Những dịng sơng q hương - Bùi Minh Trí)

8


Câu 2. Viết đoạn văn (từ 200 đến 250 chữ) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ
sau.
Rơm rạ ơi ta trở về đây
gió sùng sục mùi bùn nằng nặng ngấu

mộc mạc tím cánh hoa bìm bờ dậu
vắt vẻo cành tre sáo sậu gọi tên mình
Rơm rạ ơi ta trở về đây
xin cúi lạy vong linh làng mạc
bà và mẹ hố cánh cị cánh vạc
ơng và cha man mác kiếp trâu cày
Rơm rạ ơi ta trở về đây
ngôi chùa cũ mái đình xưa khuất bóng
cỏ áy vàng bãi tha ma vắng
lòng ngổn ngang gò đống tổ tiên nhà
(Về đồng - Nguyễn Duy)

9


Câu 2. Viết đoạn văn (từ 200 đến 250 chữ) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ
sau.
Thôi hãy lặng yên
Cánh đồng trên trang sách
Tiếng cuốc dưới trời mưa
Và hạt thóc lấm bùn
Ta như cỏ trên ngực trần đất nước
Thơi hãy chín đi quả xanh rơi vãi
Nắm đất nào chẳng đẫm ứa mồ hôi
Gánh lo âu vai mẹ hứng suốt đời
Lưng mẹ thấp dáng buồn sơng núi cổ
Nón trên đầu, núi hoang liền ruộng vỡ
Ta nhận ra đất nước chính là người
Thơi hãy lên đường
Rừng sâu bể vắng

Những đứa con năm tháng ngóng tìm về
10


Nơi mắt mẹ trời xanh chưa thấy hửng
Nơi tóc mẹ trắng mưa đêm lũ úng
Mùa bão dài chưa qua
(Đất nước - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 2. Viết đoạn văn (từ 200 đến 250 chữ) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ
sau.
Mẹ ơi mẹ! Ngày mai trên cỏ ấy
Đất đai mình xứ sở những lồi chim
Sẽ ra đồng tất cả những trẻ em
Miền châu thổ bùn hoang gió cả
Máu của người nơi hồn tơi cuộn đỏ
Sẽ một ngày vàng chín lúa đồng ta
Sẽ một ngày từ bùn đất nở ra
Loài chim ấy với lời ca của chúng
Và mọi người sẽ rời gươm bng súng
Quay trở về nhà mình
Mùa cầy vỡ đầu tiên
(Đất nước - Nguyễn Việt Chiến)

11


Câu 2. Viết đoạn văn (từ 200 đến 250 chữ) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ
sau.
Thôi hãy lặng yên

Cánh đồng trên trang sách
Tiếng cuốc dưới trời mưa
Và hạt thóc lấm bùn
Ta như cỏ trên ngực trần đất nước
Con trở về tìm lưỡi cuốc của cha
Bao năm tháng vẫn đợi người trở lại
Giọt mồ hôi của những mùa gặt hái
Cùng yêu thương sinh nở giữa đất này
Đất đai ơi! Đất nhuốm máu dân cày
Sao chỉ thấy cỏ ngút ngàn năm tháng
(Đất nước - Nguyễn Việt Chiến)

12


Câu 2. Viết đoạn văn (từ 200 đến 250 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ sau.
Tôi đứng bên này sơng
Bên kia vùng địch đóng
Làng tơi đấy xạm đen màu tiết đọng
Tre cau buồn tóc rũ ướt mơ sương
Màu trăng vơi lồm lộp mấy khung tường
Nếp đình xưa người hỡi đau gì khơng?
Ðêm hơm nay tơi trở về lành lạnh
Sông sâu buồn lấp lánh sao lưa thưa
Tôi có người vợ trẻ đẹp như thơ
Tuổi chớm đơi mươì cưới buổi dâng cờ
Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín
(Nhà tơi - n Thao)

13



14



×