Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Đáp án luật thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.85 KB, 41 trang )

I. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Thương nhân là cá nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách thường
xuyên, liên tục, có mục đích lợi nhuận.
Sai, vì theo điều 6 khoản 1 Luật Thương mại 2005: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh.
2. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Sai, vì theo theo điều 6 khoản 1 Luật Thương mại 2005: Thương nhân bao gồm tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh.
3. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được coi là thương nhân.
Sai, vì theo Luật thương mại 2005, đặc điểm thứ 2 pháp lý của thương nhân: Thương
nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình, vì lợi ích
của bản thân. Mà chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp không độc lập với
doanh nghiệp cho nên không phải là thương nhân.
4. Tất cả thương nhân đều chịu trách nhiệm hữu hạn.
Sai, vì theo Luật thương mại 2005, chế độ trách nhiệm tài sản của thương nhân bao gồm:
trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn. Chịu trách nhiệm hữu hạn thì chỉ có một vài
cơng ty, tuỳ loại và tuỳ thuộc loại công ty.
5. Tất cả thương nhân đều chịu trách nhiệm vơ hạn.
Sai, vì theo Luật thương mại 2005, chế độ trách nhiệm tài sản của thương nhân bao gồm:
trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn. Chịu trách nhiệm hữu hạn thì chỉ có một vài
công ty, tuỳ loại và tuỳ thuộc loại công ty.
6. Chủ thể của hợp đồng thương mại bắt buộc phải là thương nhân.
Sai, Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại chủ yếu được thiết lập giữa các chủ thế là
thương nhân. Ngoài chủ thể là thương nhân,các tổ chức, cá nhận khơng phải là thương
nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong những
trường hợp pháp luật quy định cụ thể.
7. Cá nhân, tổ chức khơng phải là thương nhân cũng có thể là một bên chủ thể của
hợp đồng thương mại.


Đúng, vì theo Luật thương mại 2005, đặc điểm về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng
hóa: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc phải có một bên là thương nhân.
Điều này có nghĩa là một bên chủ thể là thương nhân, bên cịn lại có thể là thương nhân
cũng có thể khơng phải là thương nhân.
Ngoài chủ thể là thương nhân,các tổ chức, cá nhận khơng phải là thương nhân cũng có
thể trở thành chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong những trường hợp
pháp luật quy định cụ thể.
(có thể sử dụng 1 trong 2 cách giải thích)


8. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc phải được giao kết bằng
văn bản.
Sai, Theo khoản 1 Điều 24 LTM 2005 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
9. Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết bằng lời nói, bằng hành vi cụ
thể, bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Theo khoản 1 Điều 24 LTM 2005 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện
bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Ngoài ra theo đặc
điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại: Đối với hợp đồng mua bán hàng
hóa mà pháp luật quy định phải được thành lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy
định đó. Ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
10. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại bao gồm động
sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai.
Đúng. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là hàng hóa. Theo
quy định tại khoản 2 Điều 3 LTM 2005, hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
11. Trong quan hệ với bên giao đại diện, bên đại diện nhân danh và vì quyền lợi của
bên giao đại diện.

SAI: Theo đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân: Trong quan hệ với bên giao
đại diện, bên đại diện sẽ nhân danh và vì quyền lợi của chính mình.
12. Trong quan hệ với bên thứ ba, bên đại diện nhân danh và vì quyền lợi của chính
bản thân mình.
Sai, vì theo điều 145 khoản 1, Luật thương mại 2005 về nghĩa vụ của bên đại diện: Thực
hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện.
13. Hợp đồng đại diện cho thương nhân có thể được giao kết bằng lời nói, hành vi cụ
thể, văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Sai, vì theo điều 142 Luật thương mại 2005 về hợp đồng đại diện cho thương nhân: Hợp
đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có
giá trị pháp lý tương đương.
14. Trong mọi trường hợp bên đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện sẽ
không được hưởng thù lao đại diện.
Sai, theo khoản 2 và khoản 3 điều 144 Luật thương mại 2005, Trừ trường hợp có thoả
thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện
theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên đại diện có quyền u cầu bên giao đại diện
trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà
bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.
15. Trong quan hệ môi giới thương mại, bên môi giới bắt buộc phải là thương nhân.


Đúng, vì theo điều 150, Luật thương mại 2005, bên mơi giới phải là thương nhân, có
đăng kí kinh doanh để thực hiện dịch vụ. “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại,
theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng
mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.
16. Hợp đồng môi giới thương mại bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản.
Sai, vì theo Luật Thương mại 2005: hợp đồng mơi giới khơng nhất thiết bằng văn bản, có
thể bằng lời nói, hành vi, văn bản.
17. Trong quan hệ với bên thứ ba, bên môi giới nhân danh bên được môi giới.

Sai, theo Luật Thương mại 2005, trong hoạt động môi giới thương mại bên mơi giới nhân
danh chính mình khi quan hệ với bên thứ ba.
18. Trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác có thể là thương
nhân hoặc không.
Sai, theo điều 156, Luật thương mại 2005, trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa, bên
nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy
thác.
19. Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng
hóa được ủy thác.
Đúng, , theo điều 156, Luật thương mại 2005, trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa,
bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được
ủy thác.
20. Trong quan hệ với bên thứ 3, bên nhận ủy thác nhân danh và vì quyền lợi của
bên ủy thác.
Sai, vì theo điều 155, Luật thương mại 2005, trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa,
bên nhận ủy thác nhân danh chính mình khi quan hệ với bên thứ ba.
21. Trong quan hệ đại lý thương mại, bên đại lý có thể là thương nhân hoặc khơng.
Sai, theo điều 167 Luật thương mại 2005, trong quan hệ đại lý thương mại bên đại lý và
bên giao đại lý đều phải là thương nhân.
22. Bên giao đại lý chỉ có thể là bên giao hàng cho bên đại lý để làm đại lý bán.
Sai, Theo khoản 1 điều 167 Luật Thương mại 2005 quy định “Bên giao đại lý là thương
nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là
thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.” Vì khơng chỉ là
bên giao hàng cho bên đại lý mà còn giao tiền mua hàng hoá và uỷ quyền dịch vụ cho đại
lý cung ứng dịch vụ. 23. Trong quan hệ với bên thứ 3 bên đại lý nhân danh và vì quyền
lợi của bên giao đại lý. Sai, theo Luật thương mại 2005, trong hoạt động đại lý thương
mại, bên đại lý nhân danh chính mình khi quan hệ với bên thứ ba. Vì Khoản 1 Điều 167
Luật Thương mại 2005 quy định Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý
bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch
vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.



24. Xúc tiến thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch
thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động
đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý
thương mại .
Sai, vì theo điều 3 khoản 10, Luật thương mại 2005, Xúc tiến thương mại là hoạt động
thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động
khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ,
triển lãm thương mại.
25. Đại lý thương mại là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại.
Sai, vì theo điều 3 khoản 10, Luật thương mại 2005, các hoạt động xúc tiến thương mại
cụ thể: khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ, hội
chợ, triển lãm thương mại.
26. Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại có thể là thương nhân hoặc khơng.
Sai, vì theo điều 88 Luật thương mại 2005, chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại phải là
thương nhân.
27. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến
việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dùng hàng hóa, dịch vụ để giới
thiệu với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ đó.
Sai, vì theo điều 88 khoản 1 Luật thương mại 2005, Khuyến mại là hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
28. Trong mọi trường hợp trước khi thực hiện hành vi khuyến mại, thương nhân
phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sai, vì theo điều 101 khoản 1, Luật thương mại 2005, một trong những thủ tục cần thực
hiện trước khi thực hiện khuyến mại đó là đăng kí thực hiện hoạt động khuyến mại. ngoại
trừ các hoạt động không cần thông báo tại khoản 2 điều 17 nghị định 81/2018/NĐ-CP về
hoạt động xúc tiến thương mại.
29. Hạn mức khuyến mại cho phép khơng vượt q 50% giá trị của hàng hóa, dịch

vụ được khuyến mại. (hỏi cô về trường hợp ngoại trừ thế thì câu này đúng hay sai)
Sai, vì theo điều 6 NDD81/2018/NĐ-CP, hạn mức không quá 50% giá đơn vị hàng hóa
được khuyến mại, trừ trường hợp tại khoản 8 điều 92 luật thương mại 2005, điều 8 khoản
2, điều 9, điều 12, điều 13, điều 14 nghị định này.
30. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể sử dụng làm sản phẩm dùng để khuyến mại.
Sai, theo điều 93 Luật thương mại 2005 quy định về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
bao gồm: (1) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ được thương nhân
sử dụng các hình thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó.
(2) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp
pháp. Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì:
Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại khơng bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế
sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy


định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ
khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo.
31. Thương nhân chỉ có thể tự mình thực hiện hành vi quảng cáo cho chính hàng
hóa, dịch vụ của mình.
Sai, theo Luật thương mại 2005 về tổ chức thục hiện quảng cáo thương mại: Thương
nhân có thể tự mình thực hiện hành vi quảng cáo cho chính hàng hóa, dịch vụ của mình
hoặc thuê dịch vụ quảng cáo.
32. Tất cả các hàng hóa, dịch vụ khơng bị cấm kinh doanh đều có thể trở thành đối
tượng của hoạt động quảng cáo thương mại.
Sai, vì ngồi những hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh kinh doanh thì cịn những loại hàng
hóa bị cấm quảng cáo thương mại đẫ được nêu trong điều 109 luật Thương mại 2005.
Một số loại hàng hố khơng bị cấm kinh doanh nhưng cũng có thể bị cấm quảng cáo như:
thuốc lá, rượu mạnh, các sản phẩm hàng hố chưa được phép lưu thơng, dịch vụ thương
mại chưa được phép thực hiện trên thị trường Việt Nam ở thời điểm quảng cáo. Nếu như
thương quảng cáo những loại hàng hóa bị cấm thì sẽ bị phạt theo quy định pháp luật.
33. Đặc trưng của trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là thương nhân kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Sai, theo Luật thương mại 2005, đặc trưng của trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là
thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó giới thiệu các thơng tin về hàng hóa, kích
thích nhu cầu mua sắm.
34. Thương nhân có thể sử dụng hàng hóa,dịch vụ của thương nhân khác để trưng
bày, giới thiệu cùng với hàng hóa, dịch vụ của mình giúp khách hàng nhận thức
được ưu điểm về hàng hóa, dịch vụ của thương nhân đó.
Sai, vì theo điều 123 khoản 4 luật thương mại, các trường hợp bị cấm trưng bày hàng hóa
dịch vụ: Trưng bày, giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánh với hàng hố
của mình, trừ trường hợp hàng hoá đem so sánh là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ theo quy định của pháp luật.
35. Bên khách hàng, bên sử dụng dịch vu logistics bắt buộc phải là thương nhân.
Sai, theo Luật thương mại 2005, khách hàng sử dụng dịch vụ logistics là cá nhân hoặc tổ
chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa, có thể là thương nhân hoặc khơng.
36. Bên kinh doanh dịch vụ logistics cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định.
Đúng, theo điều 234 luật thương mại 2005, chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics phải là
thương nhân, thực hiện 1 cách chuyên nghiệp như là: đáp ứng đợc điều kiện về phương
tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an tồn kĩ thuật, có đội ngũ nhân viên đáp ứng
yêu cầu, có thể đảm nhận một hay hồn tồn bộ các cơng đoạn trong chuỗi logistics.
37. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tham gia vào tất cả các công
đoạn trong chuỗi logistics.
Sai, theo điều 233 luật thương mại Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách


hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến
hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
38. Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics phải được đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật.

Đúng, theo Theo khoản 1 điều 234 Luật Thương mại 2005 quy định “Thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo
quy định của pháp luật.”, điều kiện chung của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics,
điều kiện về tư cách chủ thể, phải có đăng kí hợp pháp theo pháp luật Việt Nam: DN tư
nhân, Công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
39. Các chủ thể trong quan hệ nhượng quyền thương mại phải là thương nhân.
Đúng, vì theo luật thương mại 2005, dựa vào các đặc điểm của chủ thể thì chủ thể trong
quan hệ nhượng quyền thương mại phải là thương nhân. Bổ sung: Theo quy định tại Điều
5 và Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại về
hoạt động nhượng quyền thương mại thì chủ thể trong hoạt động này bao gồm bên
nhượng quyền và bên nhận quyền. Trong đó bên nhượng quyền là thương nhân được
phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện.
40. Hợp đồng nhượng quyền thương mại bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản
hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Đúng, vì theo điều 285 Luật thương mại 2005 về hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương.
41. Để có thể nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền phải được phép cấp
quyền thương mại.
Đúng, theo khoản 1, điều 291 Luật thương mại 2005 về đăng kí nhượng quyền thương
mại: Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với
Bộ Thương mại.
42. Bên nhận quyền thương mại có thể là thương nhân hoặc khơng.
Sai, vì theo luật thương mại 2005, dựa vào các đặc điểm của chủ thể thì chủ thể trong
quan hệ nhượng quyền thương mại phải là thương nhân. Theo Điều 6 Nghị định 35/2006/
NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương
mại “Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành
nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.”. Vì vậy bên nhận quyền thương mại
bắt buộc phải là thương nhân.
43. Bên nhận quyền thương mại được quyền nhượng quyền lại cho chủ thể khác.

SAI: Theo Khoản 1 Điều 290 của Luật Thương mại 2005 quy định “Bên nhận quyền có
quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp
thuận của bên nhượng quyền.” Và Khoản 7 Điều 289 của Luật Thương mại 2005 quy
định “Không được nhượng quyền lại trong trường hợp khơng có sự chấp thuận của bên
nhượng quyền.” Vì vậy nhận định này sai vì thiếu điều kiện phải có được sự chấp thuận
của bên nhượng quyền.


44. Bên nhượng quyền thương mại phải chịu trách nhiệm về khả năng hoạt động
kinh doanh của bên nhận quyền.
Sai, vì theo điều 287 Luật thương mại 2005 về nghĩa vụ của bên nhượng quyền không
cho thấy rằng bên nhượng quyền phải chịu trách nhiệm về khả năng hoạt động kinh
doanh của bên nhận quyền.
Sai, Theo Điều 287 của Luật thương mại 2005 quy định Nghĩa vụ của thương nhân
nhượng quyền như sau: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền
có các nghĩa vụ sau đây: 1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền
thương mại cho bên nhận quyền;
2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận
quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân
nhận quyền;
4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng
quyền; 5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng
quyền thương mại. Trong đó khơng nêu bên nhượng quyền thương mại phải chịu trách
nhiệm về khả năng hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền nên nhận định trên là sai.
(có thể sử dụng 1 trong 2 phương án trả lời).
45. Kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh, thương nhân được phép nhượng quyền
thương mại cho chủ thể khác.
Sai, vì theo Luật thương mại về chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên
nhượng quyền được phép nhượng quyền thương mại cho chủ thể khác khi thời gian hoạt

động trong lĩnh vực dự định nhượng quyền đảm bảo một khoảng thời gian nhất định (> 1
năm).
Tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP có yêu cầu điều kiện “Hệ thống kinh
doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”. Nên tại thời
điểm đăng ký kinh doanh thương nhân vẫn chưa được phép nhượng quyền thương mại
cho chủ thể khác.
(có thể sử dụng 1 trong 2 phương án trả lời).
46. Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng
nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận áp dụng chế tài này.
Sai, vì theo điều 307 Luật thương mại 2005, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng thương mại không cần thỏa thuận trước trong hợp đồng nhưng thiệt hại là điều kiện
bắt buộc để chứng minh.
Điều 307 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “1. Trường hợp các bên khơng có thỏa
thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ
trường hợp Luật này có quy định khác. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi
phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường
thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Theo đó có thể hiểu rằng, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ mặc nhiên phát sinh khi có đủ các căn


cứ mà khơng cần có thỏa thuận áp dụng kèm theo thỏa thuận phạt vi phạm. Hay nói cách
khác, bên bị vi phạm trong hợp đồng không cần phải dựa trên một thỏa thuận trước nào
đó để có thể có được quyền u cầu địi bồi thường thiệt hại..
(có thể sử dụng 1 trong 2 phương án trả lời).
47. Thiệt hại là một trong các điều kiện bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi
thường thiệt hại.
Đúng, vì theo điều 303 Luật thương mại 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại thì thiệt hại là một trong các điều kiện bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi
thường thiệt hại.
48. Chế tài bồi thường thiệt hại không thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác.

Sai, vì theo điều 316 Luật thương mại 2005 về Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã
áp dụng các chế tài khác: một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối
với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác. (chép cũng
được,không chép cũng được) Theo Điều 299 Luật Thương mại 2005 quy định quan hệ
giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác 1. Trừ trường hợp có
thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi
phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng
các chế tài khác. 2. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng
hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế
tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Theo đó có thể hiểu rằng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì bên bị vi phạm có
thể áp dụng đồng thời chế tài buộc thực hiện hợp đồng và chế tài bồi thường thiệt hại và
phạt vi phạm, và không được áp dụng các chế tài khác. Như vậy chế tài bồi thường thiệt
hại cịn có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác vì vậy nhận định trên là sai.
49. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng các bên có
thỏa thuận áp dụng chế tài này.
Đúng, theo điều 300 Luật thương mại 2005 về phạt vi phạm thì chế tài phạt vi phạm hợp
đồng chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận áp dụng chế tài này.
50. Mức phạt hợp đồng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Sai, vì theo điều 301 Luật thương mại 2005 về mức phạt vi phạm thì mức phạt đối với vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả
thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm,
trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
51. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng nếu bên bị vi phạm chứng
minh được thiệt hại do bên vi phạm gây ra.
Sai, vì theo Luật thương mại thì chế tài vi phạm hợp đồng phải được thỏa thuận trước
trong hợp đồng và không cần chứng minh thiệt hại, trong trường hợp chưa thỏa thuận thì
mức phạt quy định không quá 8%.
52. Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng chỉ được áp dụng khi một trong các bên
vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.



Sai, vì theo điều 308 Luật thương mại 2005 về tạm ngừng thực hiện hợp đồng thì các
trường hợp áp dụng bao gồm: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều
kiện để tạm ngừng thực hiện hoạt động hay khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
hợp đồng.
Theo Điều 308 LTM năm 2005 quy định: "Điều 308. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng Trừ
các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực
hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc
một trong các trường hợp sau đây: 1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là
điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; 2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng".
(có thể sử dụng 1 trong 2 phương án trả lời).
53. Khi hợp đồng bị tạm ngừng, hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm một bên nhận
được thông báo tạm ngừng.
Sai, vì theo điều 309 Luật thương mại 2005 về hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực
hiện hợp đồng thì khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn cịn hiệu lực và
bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
54. Khi hợp đồng bị đình chỉ, hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Sai, vì theo điều 311 Luật thương mại 2005 về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực
hiện hợp đồng thì khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm
một bên nhận được thơng báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện
nghĩa vụ đối ứng và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định
của Luật này.
55. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng khơng có hiệu lực kể từ thời điểm một bên
nhận được thông báo hủy bỏ.
Sai, vì theo điều 315 Luật thương mại 2005 thì hai bên nhận được thơng báo hủy bỏ thì
hợp đồng mới chính thức khơng có hiệu lực: Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ
thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc

tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà
gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp
đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
56. Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh
thương mại nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về thẩm quyền của Tịa. Hỏi
cơ có cần thêm ý gì khơng?
Sai Thẩm quyền của tịa án do Luật quy định không phải do thỏa thuận.
57. Các bên có thể lựa chọn Tịa án theo ý muốn của mình để u cầu giải quyết
tranh chấp. (hỏi cơ)
Đúng, vì theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 điều 40, khoản 1 về Thẩm quyền của Tòa án
theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu thì “Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tịa


án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động”.
58. Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu trước hoặc sau khi xảy ra
tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp
luật.
Đúng, vì theo Luật trọng tài thương mại 2010 khoản 1, điều 5, về điều kiện giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài thì “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có
thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp.” Luật Trọng tài thương mại 2010 (link tham khảo)
59. Phán quyết của Trọng tài thương mại có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Sai, theo khoản 5, điều 4 và khoản 5 điều 6 về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài thì phán quyết của Trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực ngay, khơng thể bị
kháng cáo, kháng nghị.
60. Phán quyết của Tòa án có giá trị chung thẩm, khơng bị kháng cáo, kháng nghị.
Sai, Theo điều thứ 4 đặc điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng tịa án thì:
“Phán quyết của tồ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định”. Bản án, quyết
định của toà án theo thủ tục Sơ thâm giải quyết các tranh chấp thương mại chưa có hiệu

lực thi hành ngay. Trong thời hạn luật định các bên tranh chấp có thể thực hiện quyền
kháng cáo đối với bản án, quyết định của toà án da tuyển lên toà án cao hơn: Viện kiểm
sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của tồ án chưa có
hiệu lực theo quy định của pháp luật. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (link tham khảo)
II. LÝ THUYẾT.
1. Phân tích các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.
Lấy ví dụ minh họa?
Đặc điểm chung của HĐ mua bán hàng hóa
-

-

-

Là hợp đồng ưng thuận – tức là nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa
thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của HĐ khơng phụ thuộc
vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành
động của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của HĐ mua bán đã có hiệu lực.
Có tính đền bù – bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ
nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận
dưới dạng khoản tiền thanh tốn.
Là hợp đồng song vụ – mỗi bên trong HĐ mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi
nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực
hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong HĐ mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ
chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán


phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho
bên bán
Đặc điểm riêng của HĐ mua bán hàng hóa

-

Về chủ thể, HĐ mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là
thương nhân.

Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xun và có đăng ký kinh
doanh. Ngồi ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành
chủ thể của HĐ mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại, hoạt động của
bên chủ thể không phải là thương nhân và khơng nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ
mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật
thương mại.
-

Về hình thức, HĐ mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết.

Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng
dưới hình thức văn bản, ví dụ như HĐ mua bán hàng hóa quốc tế- phải được thể hiện
dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện
báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.
-

Về đối tượng: HĐ mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa.

Theo Luật thương mại Việt Nam 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể
là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là
động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.

2. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa trong

thương mại. Lấy ví dụ về hợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng.
Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng
hóa có hiệu lực.Do đó, việc xác định các điều kiện sẽ dựa trên cơ sở khái niệm, đặc điểm
của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015về
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và các văn bản khác có liên quan để làm căn
cứ.Điều 117Bộ luật Dân sự năm 2015quy định:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:


a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dân sự được xác lập.
| b) Chủ thể tham gia giao dịch hồn tồn tự nguyện.
c) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, khơng trái
đạo đức xã hội;
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp
pháp luật có quy định "".
Theo đó có thể xác định, một HĐMBHH có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
-

-

Một là, chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập để thực hiện nghĩa vụ theo hợp
đồng. Ngoài năng lực pháp luật và năng lựchành vi dân sự, trong thực tiễn hoạt
động mua bán, chủ thể tham gia hợp đồng chủ yếu là thương nhân. Do đó, khi
tham gia hợp đồng mua bán nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp
ứng điều kiện có đăng kí kinh doanh ban nhân đổi với hàng bảo được mua bán
Hai là, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cẩm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội.


Theo luật định thì điều cấm của pháp luậtlà những quy định của pháp luật không cho
phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng
xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn
trọng. Khi giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật và
trái đạo đức xã hội thì giao dịch này vơ hiệu- Điều 122 BLDS 2015.
Một trong những nội dung quan trọng của hợp đồng cần lưu ý khi giao kết là đối tượng
của hợp đồng. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy
định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu
quản lý nhà nước mà những hàng hóa bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một
cách phù hợp. Vì vậy, đối tượng của hợp đồng phải là những hàng hóa được pháp luật
cho phép trao đổi, mua bán… vào thời điểm giao kết.
-

Ba là, Sự tự nguyện của các chủ thể, trong giao kết hợp đồng các bên phải hồn
tồn tự nguyện đó là tự do ý chí nhằm bảo đảm hiệu lực của hợp đồng trên thực tế
phù hợp với ý chí đích thực của các bên. Nếu khác đi thì khơng cịn là hợp đồng.
Bốn là, hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật (nếu pháp luật
có quy định).

Hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực cũng phải thỏa mãn các điều kiện về hình thức
của hợp đồng. Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định hình thức của hợp đồng mua bán
hàng hóa như sau:
“1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác
lập bằng hành vi cụ thể.


2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tn theo các quy định đó”.
Hình thức của văn bản là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và phải tuân theo những quy

định đó. Tuy nhiên, nếu pháp luật khơng có quy định khác thì hợp đồng khơng bị vơ hiệu
trong trường hợp có vi phạm về hình thức- Điều 129 BLDS 2015. Nói cách khác, điều
kiện về hình thức của hợp đồng chỉ áp dụng cho một sốloại hợp đồng mà pháp luật quy
định cụ thể về hình thức chứ khơng phải áp dụng cho tất cả các hợp đồng mua bán hàng
hóa.
VÍ DỤ:Cơng ty TNHH X có trụ sở tại huyện Thủy Nguyên TP. Hải Phịng gồm 4 thành
viên: Qn, Bình,Hùng, Dũng. Theo điều lệ công ty Quân là chủ tịch hội đồng thành
viên, Hùng là giám đốc công ty và là người đại diện trước pháp luật của công ty. Ngày
10/3/2019, Quân đã đại diện cho công ty ký hợp đồng mua 10 tấn thép của cơng ty
TNHH Y có trụ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội mà khơng có sự ủy quyền của Hùng.
 Hợp đồng trên là vô hiệu vì: Theo quy định của pháp luật, các hợp đồng giao dịch
của pháp nhân phải do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó ký kết mới
có hiệu lực pháp luật. Theo tình huống thì Hùng là giám đốc và là đại diện theo
pháp luật của công ty nên Hùng mới đc phép ký kết hợp đồng nhân danh cơng ty.
Vì vậy việc Qn ký kết HĐ mà khơng có ủy quyền của Hùng là khơng hợp
pháp.Hợp đồng được ký bởi người khơng có thẩm quyền của doanh nghiệp về
nguyên tắc sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, khi giải quyết hậu quả của những hợp đồng này,
tùy từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp hoặc người ký sẽ chịu trách nhiệm
với đối tác.
3. Phân tích các đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân? Lấy ví dụ
minh họa về một hoạt động đại diện cho thương nhân.
Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện
-

-

Trong quan hệ đại diện cho thương nhân thì cả bên đại diện và bên giao đại diện
đều phải là thương nhân. Bên giao đại diện là một thương nhân có quyền thực hiện
những hoạt động thương mại nhất định (như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
thương mại) nhưng lại muốn trao quyền đó cho thương nhân khác, thay mình thực

hiện hoạt động thương mại. Bên đại diện cho thương nhân cũng phải là thương
nhân thực hiện hoạt động đại diện một cách chuyên nghiệp.
Do đó, có thể thấy hoạt động đại diện cho thương nhân liên quan tới 3 chủ thể: bên
giao đại diện, bên đại diện và bên thứ ba. Trong quan hệ với bên giao đại diện, bên
đại diện sẽ nhân danh chính mình nhưng trong quan hệ với bên thứ ba thì họ sẽ
nhân danh bên giao đại diện, chứ khơng nhân danh chính mình. Do đó, trong phạm
vi ủy quyền, bên đại diện được giao dịch với bên thứ ba và mọi hành vi do bên đại
diện thực hiện trực tiếp mang lại hậu quả pháp lý cho bên giao đại diện. Khi bên
đại diện giao dịch với bên thứ ba thì về mặt pháp lý, các hành vi do người này thực
hiện được xem như là chính người ủy quyền (người giao đại diện) thực hiện. Bên


giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong
phạm vi ủy quyền. Đây là điểm khác biệt cơ bản của hoạt động đại diện cho
thương nhân so với các hoạt động trung gian thương mại khác. Trong quan hệ đại
diện cho thương nhân, giữa bên đại diện và bên giao đại diện có sự ràng buộc khá
chặt chẽ.
Nội dung của hoat động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ thỏa
thuận
-

Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn
bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện. Hoạt
động đại diện cho thương nhân thường bao gồm việc tìm kiếm các cơ hội kinh
doanh cho thương nhân giao đại diện và được tiến hành trong suốt thời gian đại
diện, không giới hạn vào một việc cụ thể. Bên đại diện cho thương nhân có thể
được ủy quyền tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác,
đàm phán, giao kết hợp đồng với bên thứ ba trên danh nghĩa của bên giao đại diện.
Cùng một lúc, bên đại diện có thể tiến hành hoạt động này cho nhiều thương nhân
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.


Quan hệ đại diên cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện
Quan hệ đại diện cho thương nhân là một dạng riêng của quan hệ đại diện theo ủy
quyền được quy định trong Bộ luật dân sự, bởi vậy hợp đồng đại diện cho thương
nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền. Khác với hợp đồng ủy quyền
trong dân sự chỉ mang tính chất đền bù khi được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật
có quy định, hợp đồng đại diện cho thương nhân luôn mang tính chất đền bù.
- Hợp đồng đại diện cho thương nhân được giao kết giữa các thương nhân với nhau
(giữa thương nhân giao đại diện và thương nhân đại diện), thương nhân giao đại
diện phải có quyền thực hiện hoạt động thương mại mà mình ủy quyền, thương
nhân đại diện phải có đăng kí kinh doanh dịch vụ đại diện.
- Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương theo Điều 142 Luật Thương mại 2005.
- Thấy được rằng ,đại diện cho thương nhân là một trong các loại hình dịch vụ trung
gian thương mại, vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của các loại hình
trung gian thương mại. Trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sẽ kinh doanh
có hiệu quả hơn nếu biết sử dụng dịch vụ trung gian thương mại nói chung và dịch
vụ đại diện cho thương nhân nói riêng một các hợp lý. Các dịch vụ trung gian
thương mại thực tế đã mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế cũng như cho các
chủ thể kinh doanh.
VÍ DỤ:Từ tháng 1/2010,MES lab ủy quyền cho các cơng ty sau đây đại diện cho MES
lab trong các vấn đề liên quan.
-


1.Ký kết các hợp đồng liên quan đến cho thuê máy chủ, dịch vụ hosting,bảo trì: đại diện:
cơng ty TNHH dịch vụ kỹ thuật Trần Gia-Hà Nội.
2. Ký kết các văn bản về hợp tác,trao đổi cùng các tổ chức,đơn vị khoa học kỹ thuật: đại
diện: công ty TNHH dịch vụ và kỹ thuật Trần Gia- Hà Nội.
4. Phân tích các đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại? Lấy ví dụ minh

họa về một hoạt động mơi giới thương mại cụ thể?
Mơi giới thương mại có những đặc điểm sau:
- Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại:
Gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên mơi giới phải là thương nhân, có
đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và khơng nhất thiết phải có
ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi
giới. Pháp luật hiện hành không quy định bên được mơi giới có nhất thiết phải là thương
nhân hay không. Trong hoạt động môi giới thương mại, không phải tất cả các bên được
mơi giới đều có quan hệ môi giới thương mại với bên môi giới mà chỉ bên được môi giới
nào ký hợp đồng môi giới với bên mơi giới thì giữa họ mới phát sinh quan hệ môi giới
thương mại.
- Nội dung hoạt động môi giới rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như:
Tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành
các hoạt động giới thiệu về hàng hố, dịch vụ cần mơi giới, thu xếp để các bên được môi
giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ
yêu cầu. Mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng
với nhau.
Môi giới thương mại là một hoạt động kinh doanh thuần tuý. Mục đích của bên môi giới
thương mại khi thực hiện việc môi giới là tìm kiếm lợi nhuận. Bên mơi giới thơng thường
được hưởng thù lao khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau.
- Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới.
Hợp đồng môi giới được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới, bên môi giới
phải là thương nhân cịn bên được mơi giới khơng nhất thiết phải là thương nhân (vì pháp
luật khơng quy định gì về điều kiện của bên được môi giới). Đối tượng của hợp đồng mơi
giới chính là cơng việc mơi giới nhằm chắp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với
nhau. Trong mục 2 về hoạt động môi giới thương mại thuộc chương V, Luật Thương mại
năm 2005 quy định về hoạt động trung gian thương mại không đề cập về hình thức của
hợp đồng mơi giới thương mại. Tuy nhiên, hợp đồng môi giới thương mại là loại hợp



đồng dịch vụ thương mại nên theo quy định tại Điều 74 Luật Thương mại năm 2005 thì
hợp đồng mơi giới nói riêng và hợp đồng dịch vụ nói chung được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Khi giao kết hợp đồng môi giới thương mại các bên nên thỏa thuận những điều, khoản về
nội dung cụ thể của việc môi giới, mức thu lao mà bên môi giới sẽ được nhận, thời hạn
thực hiện hợp đồng môi giới, quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phậm hợp
đồng; hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng mơi giới
Ví dụ: Cơng ty cổ phần A ký hợp đồng thuê Công ty trách nhiệm hữu hạn B làm môi giới
trong việc tiêu thụ sản phẩm do Công ty A sản xuất ra, giữa Công ty A và Công ty B phát
sinh quan hệ môi giới thương mại. Cơng ty B tìm được Cơng ty c có nhu cầu mua các sản
phẩm của Cơng ty A và giới thiệu Công ty A với Công ty c. Do đó, giữa B và c có thể tồn
tại hợp đồng môi giới hoặc không, nếu B và c ký hợp đồng mơi giới thì giữa họ cũng phát
sinh quan hệ môi giới thương mại.
Khi sử dụng dịch vụ mơi giới thương mại, bên mơi giới nhân danh chính mình để quan hệ
với các bên được mơi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau.
Sau đó, các bên được mơi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Neu họ thay mặt bên
được mơi giới ký hợp đồng với khách hàng thì họ sẽ trở thành bên đại diện không đúng
thẩm quyền của bên được môi giới. Tuy nhiên, Luật Thương mại của Việt Nam không
cấm bên được môi giới ủy quyền cho bên môi giới ký hợp đồng với khách hàng. Trong
trường họp này, bên môi giới hành động với tư cách của bên đại diện.
5. Phân tích các đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa? Lấy ví dụ
minh họa về một hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa cụ thể?
Trong zalo.
6. Phân tích các đặc điểm của hoạt động đại lý thương mại? Lấy ví dụ minh họa
về một hoạt động đại lý thương mại.
- Quan hệ đại lý mua bán hàng hoá phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao
đại lý là bên giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc lả
bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là bên nhận hàng
hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền
cung ứng dịch vụ. Bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân.

- Nội dung của hoạt động đại lý bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa
bên giao đại lý và bên đại lý và giaó kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc
cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý. Luật


Thương mại năm 2005 đã mở rộng phạm vi hoạt động đại lý sang cả đại lý dịch vụ (như
đại lý bảo hiểm, đại lý làm thủ tục hải quan, đại lý internet...) chứ khơng bó hẹp ở hoạt
động đại lý mua bán hàng hoá như quy định tại Luật Thương mại năm 1997 (Điều 166
Luật Thương mại năm 2005).
- Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đại lý được giao kết
giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng đại lý phải được giao
kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Ví dụ: Chị A mua một hộp sữa ở đại lý B, khi con trai chị uống có triệu chứng đau bụng,
nơn mửa, đi ngồi. Chị A đã làm đơn khởi kiện bên giao đại lý C vì sữa kém chất lượng.
Nhưng theo kết luận điều tra thì sữa có vấn đề là do đại lý B bảo quản khơng đúng cách.
Vì vậy, trong trường hợp này bên đại lý B bị liên đới chịu trách nhiệm về việc bán sữa
kém chất lượng.
7. Phân tích các hình thức đại lý mà em biết. Lấy ví dụ minh họa về 1 trong các
hình thức đại lý đó?
Đại lý bao tiêu
Đây là hình thức đại lý mà phía đại lý phải thực hiện mua/bán trọn vẹn 1 khối lượng
hàng hóa nhất định hoặc cung ứng 1 loại dịch vụ theo đúng như phía doanh nghiệp u
cầu.
Với loại hình đại lý bao tiêu, phía doanh nghiệp cung ứng hàng hóa sẽ ấn định mức giá
giao hàng cho đại lý nhưng đại lý lại có quyền quyết định mức giá bán hàng hóa/dịch vụ.
Bên cạnh đó, quyền quyết định giá bán hàng hóa/dịch vụ có thể thuộc về phía doanh
nghiệp hoặc phía đại lý, tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên.
Lợi nhuận dành cho đại lý chính là khoản tiền ăn chênh lệch giữa giá mua/bán trong
thực tế và giá mà phía doanh nghiệp quy định.
Đại lý độc quyền

Là loại đại lý độc nhất vô nhị tại 1 khu vực địa lý nhất định. Họ là đơn vị duy nhất ở khu
vực ấy, được phía doanh nghiệp trao cho quyền mua/bán hoặc cung ứng 1 hoặc 1 vài loại
hàng hóa/dịch vụ nhất định.
Đại lý độc quyền là đơn vị duy nhất trong cả 1 khu vực địa lý cung ứng 1 số loại mặt
hàng nhất định, vì vậy họ bị giới hạn về mặt phạm vi kinh doanh. Họ chỉ có thể mua/bán


hoặc cung ứng 1 vài loại hàng hóa/dịch vụ nhất định và họ cũng là đơn vị duy nhất được
phép phân phối hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp đã ủy quyền cho họ.
Tổng đại lý
Với hình thức này, phía đại lý sẽ tạo dựng lên 1 hệ thống đại lý trực thuộc tổng đại lý
để phục vụ cho mục đích mua/bán hoặc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho phía doanh
nghiệp.
Tổng đại lý 1 tổ hợp bao gồm nhiều đại lý nhỏ trực thuộc. Cả tổng đại lý và các đại lý
trực thuộc đều sẽ thực hiện nhiệm vụ mua/bán hoặc cung ứng hàng hóa/dịch vụ. Tổng đại
lý có tư cách pháp nhân và sẽ là người đại diện về mặt pháp lý cho các đại lý trực
thuộc.
Các hình thức khác
Ngồi các hình thức đại lý phía trên, pháp luật Việt Nam còn cho phép các cá nhân/đơn
vị tạo ra một số hình thức đại lý khác nữa như: đại lý hoa hồng hay đại lý cấp 1, đại lý
cấp 2, đại lý cấp 3 theo sự phân định và thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý.

8. Phân tích đặc điểm của hoạt động khuyến mại? Lấy ví dụ minh họa?
Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Theo đó, khuyến mai có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể
Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại là thương nhân
Theo khoản 2 Điều 88 Luật Thương mại 2005 thì Thương nhân có thể thực hiện

khuyến mại theo các hình thức sau:
- Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa,
dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
Thứ hai, Cách thức xúc tiến thương mại
Dành cho khách hàng những lợi ích nhất định (vật chất hoặc phi vật chất). Khách
hàng được khuyến mại là người tiêu dùng hoặc là các trung gian phân phối.
Thứ ba, mục đích của việc khuyến mại


Mục đích của việc khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ để tăng
thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ chủ yếu thông qua việc lôi
kéo khách hàng thực hiện hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu sản phẩm
mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa tới hàng hóa của doanh nghiệp,
tăng lượng hàng đặt mua.
Ví dụ: Cơng ty bảo hiểm Prudential vào dịp sinh nhật của các khách hàng có chính
sách gửi tặng bánh kem. Giá trị sản phẩm được tặng không bao nhiêu nhưng vẫn
giúp khách hàng thấy vui vẻ và củng cố mối quan hệ với Prudential.

9. Phân tích các hình thức khuyến mại? Lấy ví dụ minh họa về các hình thức
đó?( sách- trang 135)
Phân tích các hình thức khuyến mại
- Hàng mẫu: Thực hiện cách thức này, thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu
để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thông thường, hàng mẫu được sử dụng khi
thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, do vậy, hàng
mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường.
VD: Strongbow. Trước đây Strongbow chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhà phân phối
phải đưa hàng mẫu đến các quán Bar, nhà hàng, để khách hàng dùng thử. Thị trường
Việt Nam chấp nhận sản phẩm này nên nhà phân phối đã tung ra thị trường
(12/11/2015).

-Quà tặng: Thương nhân được phép tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng
không thu tiền để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại. Tặng quà thường được thực
hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ của thương
nhân. Hàng hố, dịch vụ dùng làm q tặng có thể là hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân
đang kinh doanh hoặc là hàng hoá, dịch vụ của thương nhân khác. Việc luật pháp cho
phép sử dụng hàng hoá, dịch vụ của thương nhân khác để phát tặng tạo điều kiện khuyến
khích sự liên kết xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa.
Việc tặng q trong trường hợp này khơng chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm, sử
dụng dịch vụ, mà còn là cơ hội để thương nhân quảng cáo, giới thiệu về hàng hoá, dịch
vụ của nhau.
VD: Khi khách hàng mua 1 chai dầu gội X-men 300ml thì sẽ được tặng kèm 1 chái
lăn khử mùi X-men.
-Giảm giá: là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá thấp
hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó, được áp dụng trong thời gian
khuyến mãi mà thương nhân đã đăng kí hoặc thơng báo.Nếu hàng hố, dịch - thuộc diện


Nhà nước quản lí giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy
định của Chính phủ. Khikhuyến mại theo cách thức này, để đảm bảo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, chống hành vi bán phá giá, luật pháp thường có quy định giới hạn mức
độ giảm giá (gọi chung là hạn mức giảm giá, hạn mức khuyến mại). Việc giới hạn này là
cần thiết để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, khách hàng và của thương nhân khác,
bởi những đợt giảm giá sâu, trong thời gian dài có thể dẫn tới khó khăn, khủng hoảng của
thương nhân ở cùng thị trường liên quan. Mức độ giảm giá cụ thể do pháp luật hiện hành
quy định.
VD: Nhân dịp tri ân khách hàng, cửa hàng mỹ phẩm giảm giá 25% cho mỗi hóa đơn
của khách hàng vào khung giờ từ 12h – 15h vào 1 ngày duy nhất 6/6/2021.
-Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự
thi: Theo các chương trình này, khách hàng có thể được hưởng lợi ích nhất định theo
những phương thức khác nhau. Phiếu mua. hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc có

mệnh giá nhất định để thanh tốn cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của
thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí, theo điều
kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Khác với điều này, phiếu dự thi có thể mang lại giải
thưởng hoặc khơng mang lại lợi ích gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của
họ.
VD: khi khách hàng mua đồ gia dụng tại cửa hàng gia dụng với hóa đơn từ 1 triệu
khách hàng sẽ nhận được voucher 200.000 cho lần sau.
-Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng: các sự kiện này được tổ chức gắn liền hoặc
tách rời với việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng.
VD: các chương trình mang tính may rủi mà khách hàng trúng thưởng hoàn toàn - do
sự may mắn. Bốc thăm, cào số trúng thưởng, bóc, mở sảnphẩm trúng thưởng, vé số dự
thưởng... là các sự kiện được tổ chức gắn liền với hành vi mua sắm. Tổ chức cho
khách hàng tham gia các chương trình văn hố, nghệ thuật, giải trí... có thể là lợi ích
phi vật chất mà thương nhân dành khuyến mại cho khách hàng, cũng có thể nhằm
hướng tới khách hàng mục tiêu của thương nhân.

10. Phân tích đặc điểm của hoạt động quảng cáo thương mại? Lấy ví dụ minh
họa?
- Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người kinh
doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm
kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt
động thông tin, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội... thực



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×