Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng thi vào 10 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 13 trang )

UBND HUYỆN ĐẠI TỪ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS LA BẰNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
La Bằng, ngày 02 tháng 10 năm 2023

BÁO CÁO
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Ngữ văn
tại trường THCS La Bằng
Tên biện pháp: Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức nhằm
nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tại trường THCS La Bằng.
Tên tác giả: Lương Thị Lệ
Đơn vị công tác: Trường THCS La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Lĩnh vực, đối tượng áp dụng biện pháp: Môn Ngữ văn, đối tượng là học
sinh trường THCS La Bằng.
Thời gian áp dụng: Từ tháng 9 năm 2022 đến hết tháng 5 năm 2023.
I. Phần mở đầu
Đổi mới giáo dục đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển
phẩm chất, năng lực.
Ngữ văn là một mơn học thuộc nhóm khoa học xã hội chiếm vị trí rất quan
trọng và là một trong ba môn thi vào lớp 10. Cùng với các mơn học khác, mơn
Ngữ văn góp phần

tích cực hoàn thành mục tiêu giáo dục. Trong những năm


gần đây việc ôn thi vào 10 là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà
trường nhưng khi thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn cả về phương pháp, cách
thức tổ chức ôn tập và tài liệu tham khảo.


Một trong số những phương pháp tổ chức ôn tập cho học sinh có hiệu quả
là phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy sẽ giúp tiết kiệm thời gian,
ghi nhớ tốt hơn, tăng cường tư duy sáng tạo, hệ thống hóa kiến thức dễ dàng,…
Bản thân là giáo viên đã và đang giảng dạy môn Ngữ văn 9, tôi luôn trăn
trở với mong muốn nâng cao chất lượng đại trà thi vào lớp 10 THPT, chính vì lí
do đó tơi đã tìm tịi và vận dụng biện pháp: “Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống
hoá kiến thức nhằm nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tại
trường THCS La Bằng.”
I. Phần mô tả biện pháp
1. Thực trạng
Từ thực tế giảng dạy học sinh tại trường THCS La Bằng tôi thấy:
- Về phía học sinh: Năng lực của học sinh khơng đồng đều, nhiều em rất
thụ động trong việc học luôn tỏ ra căng thẳng, mệt mỏi do lượng kiến thức
nhiều. Môn Ngữ văn đang bị mất dần vị thế, những năm gần đây học sinh có
xu thế thiên về các môn tự nhiên và các môn ngoại ngữ. Học sinh ít mặn mà
với bộ môn và chỉ coi môn Ngữ văn là môn học bắt buộc để thi vào lớp 10.
- Về phía giáo viên: Các thầy cơ giáo giảng dạy bộ môn đều đạt chuẩn
về chuyên môn nghiệp vụ, có lịng u nghề, nhiệt tình trong giảng dạy; ln
cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa thực sự hiệu quả.
- Khi giáo viên áp dụng dạy học bằng sơ đồ tư duy nhiều học sinh chưa
hiểu đầy đủ bản chất, tác dụng và cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy nên dẫn
đến ứng dụng một cách gị ép, suy diễn

khơ cứng. Vì vậy


hiệu quả sử

dụng sơ đồ tư duy chưa được phát huy hết.
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình học tập và thực trạng của học sinh. Đầu năm
học 2022 – 2023, tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ sử dụng sơ đồ tư duy để
tiếp thu bài, ghi nhớ kiến thức của học sinh lớp 9 với môn Ngữ văn ở lớp 9A và
9B trường THCS La Bằng.


Kết quả thu được như sau:
Tổng
số HS
54

Nội
dung

Số HS lựa chọn
Tỉ lệ % tương

Câu 1
A

B

C

20
37


15
27,8

19
35,2

Câu 2
(35 HS)
A
B
C

A

B

C

14
40

20
37

5
9,3

29
53,7


13
37,1

ứng

8
22,

Câu 3

9

Khi đọc, phân tích câu trả lời của học sinh tôi thấy:
- Một bộ phận học sinh chưa tích cực và chưa hứng thú trong tiết Ngữ văn.
Học sinh chưa biết cách tạo lập sơ đồ tư duy mà thường dùng sơ đồ có sẵn trên
mạng hoặc do giáo viên cung cấp. Từ thực tế trên, những năm gần đây bản thân
tôi là giáo viên tham gia vào việc ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn cho học sinh.
Tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để đưa ra phương pháp giúp các em khắc sâu tri thức
và vận dụng vào làm bài thi đạt kết quả cao hơn. Sau một thời gian nghiên cứu,


tiến hành thực nghiệm tôi xin đề ra giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống
hoá kiến thức nhằm nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tại trường
THCS La Bằng.
2. Biện pháp
Tony Buzan trong các nghiên cứu của mình để tìm ra cơ chế làm việc
của bộ não ông đã cho rằng: “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ…màu sắc
cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh”. Sơ đồ tư duy mô phỏng cơ chế
làm việc tự nhiên của não người nên có thể giúp người học phát triển năng lực
tư duy. Chính vì những hiệu quả vượt trội của sơ đồ tư duy nên tôi đã chọn sơ

đồ tư duy để hệ thống hố kiến thức ơn tập vào lớp 10 cho học sinh.
Tôi sử dụng linh hoạt 2 hình thức đó là trực tiếp vẽ sơ đồ tư duy trên
phần mềm canva và vẽ trên giấy A4.
a. Sử dụng sơ đồ tư duy trên phần mềm canva
Canva là phần mềm hỗ trợ thiết kế đồ họa hình ảnh và video cho dân khơng
chun với những mẫu được thiết kế sẵn.
Người dùng có thể thiết kế mọi thứ bạn cần với Canva, từ bản thuyết trình,
áp phích, thư mời, logo, tờ rơi, bản đồ tư duy,... Tất cả những gì cần làm phải
làm là chọn một trong các mẫu có sẵn hoặc tạo một kích thước tùy chỉnh theo ý
muốn của người dùng.
Sau đây là một số ví dụ minh hoạ tơi sử dụng phần mềm canva trong các
tiết dạy học môn Ngữ Văn tại trường THCS La Bằng:
Ví dụ 1: Trong tiết ơn tập chun đề: Rèn kĩ năng đọc - hiểu, nội
dung ôn tập các phương thức biểu đạt.
Mục tiêu:
- Thông qua việc tạo lập sơ đồ tư duy nhớ lại được hệ thống kiến thức
về 6 phương thức biểu đạt.
- Học sinh vận dụng kiến thức vào làm bài tập ở mức độ nhận biết.


Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Giáo viên đăng nhập phần mềm canva.
Bước 2: Giáo viên cung cấp từ khoá và gợi ý học sinh tìm các nhánh cửa
sơ đồ tư duy.
+ Từ khoá: Các phương thức biểu đạt.
+ Chia nhánh bằng các các câu hỏi: Có mấy phương thức biểu đạt? Nêu
đặc điểm?

- Bước 3: Phân tích sơ đồ tư duy và thông tin: Quan sát sơ đồ tư duy mới
tạo lập ghi nhớ kiến thức lý thuyết về 6 phương thức biểu đạt.



Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích sơ đồ tư duy
Bước 4: Kết nối hình ảnh với phần làm bài tập - luyện đề.
+ Dựa vào phần kiến thức đã được hệ thống hố trên màn hình tivi, giáo
viên giao nhiệm vụ học sinh thực hiện làm với dạng bài tập nhận biết.
Bước 5: Kết luận kiến thức:
- Đặc điểm của 6 phương thức biểu đạt. Vận dụng làm dạng câu hỏi nhận
biết
Ví dụ 2: Trong tiết ơn tập chuyên đề: Rèn kĩ năng đọc -hiểu, nội
dung ôn tập kiến thức về các thành phần biệt lập.
- Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức lí thuyết về các thành phần biệt lập.
- Tiến trình thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập là sơ đồ tư duy dạng khuyết
thiếu trên phần mềm canva.


+ Bước 2: GV chuyển giao nhiệm vụ học sinh hoạt động cá nhân tự suy
nghĩ và điền vào phần thông tin thiếu trên sơ đồ.

+ Bước 3: Giáo viên kết nối hình ảnh với dạng bài tập thơng hiểu và nhận
biết.
+ Bước 4: Giáo viên kết luận kiến thức.
Tên gọi và cơng dụng của 6 thành phần biệt lập.
Ví dụ 3: Trong tiết ôn tập chuyên đề: Nghị luận xã hội – phần viết
đoạn về tư tưởng đạo lí.
- Mục tiêu: Học sinh viết được đoạn văn nghị luận xã hội về một tư
tưởng đạo lí theo lối diễn dịch.
- Tiến trình thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên tạo lập dàn ý chung về viết đoạn văn về một tư

tưởng đạo lí bằng phần mềm canva.


+ Bước 2: Trình chiếu, học sinh tham khảo định hướng viết đã được giáo
viên hướng dẫn.
Mở
đoạn

Sơ đồ
gợi ý

Thân
đoạn

Kết
đoạn

Sơ đồ gợi ý cách viết đoạn văn về một tư tưởng – đạo lý
+ Bước 3: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học sinh hoạt động cá nhân
triển khai từ các nhánh của sơ đồ tư duy thành đoạn văn hoàn chỉnh.
+ Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả.
+ Bước 5: Giáo viên kết luận: Khi viết phải đảm bảo hình thức là đoạn
văn, viết theo lối diễn dịch, làm rõ được vấn đề nghị luân.
b) Sơ đồ tư duy trên giấy khổ A4
- Mục tiêu: Học sinh biết tự tạo lập một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh trên
giấy A4; xác định được các luận điểm luận cứ để tạo lập một đoạn văn hoặc
bài văn hồn chỉnh.
Tiến trình thực hiện:
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị dụng cụ, bao gồm:
+ Giấy (khổ lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào nội dung và mục đích ghi chép).

+ Bút màu (nhiều màu), tốt nhất dùng bút dạ để tiện ghi chép và tơ vẽ các
nhánh, hình dạng.
+ Sách, tài liệu về nội dung, chủ đề cần làm sơ đồ tư duy.
- Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị sơ đồ tư duy trước mỗi giờ


ôn tập, học sinh thực hiện ở nhà và báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
- Bước 3: Học sinh thực hiện tại nhà theo hướng dẫn.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, sửa lỗi.
Ví dụ 1: Khi học chuyên đề ôn tập nghị luận xã hội, GV giao nhiệm
vụ trước giờ học: Em hãy quay video quá trình lập sơ đồ tư duy dàn ý và
viết đoạn văn cho đề bài sau: “Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của
ước mơ trong cuộc sống”.
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ trước giờ học: Quay video quá trình
lập sơ đồ tư duy dàn ý và viết đoạn văn cho đề bài: Trình bày suy nghĩ của em
về vai trò của ước mơ trong cuộc sống.
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà, quay video và nộp trước
tiết học hôm sau.


Sản phẩm của học sinh Phan Thị Ánh Phương – lớp 9B
- Bước 3: Giáo viên nhận xét trước lớp.
- Bước 4: Kết luận kiến thức: Lập dàn ý và viết đoạn văn hoàn chỉnh.
Vậy sử dụng sơ đồ tư duy đã đạt được những hiểu quả đáng ghi nhận
2. Kết quả
Sau khi áp dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào ôn thi vào 10 đối
với 2 lớp 9A,9B tại trường THCS La Bằng. Đến đầu tháng 6/2023 tôi đã thực
hiện khảo sát lại với bài khảo sát như đầu năm:



Kết quả thu được như sau:
Tổng số

Câu 1

Nội dung

Câu 3

Câu 2 (49 HS)

HS 54
Số HS lựa chọn

A

B

C

A

B

C

A

B


C

31

18

5

3

9

37

31

16

7

Tỉ lệ % tương ứng

57,

33,3

9,3

6,1


18,

75,

57,4

29,6

13

4

4

5

Khi đọc, phân tích câu trả lời của học sinh tơi thấy:
- Học sinh đã tích cực, chủ động hơn trong q trình hệ thống hố lại kiến
thức đã học. Các em đã có kĩ năng tự tạo lập sơ đồ tư duy để phục vụ việc ơn tập
của mình không cần phụ thuộc vào giáo viên và các tài liệu tham khảo. Nhờ đó
mà chất lượng thi vào 10 được cải thiện rõ rệt, điểm trung bình thi vào 10 năm
học 2021 – 2022 là 5,5; năm học 2022 – 2023 là 7,02.
Sau khi áp dụng biện pháp đã đạt được những hiệu quả nhất định: chất
lượng điểm thi tăng lên rõ rệt, số liệu thống kê điểm giữa 2 năm thi vào 10 thấy
rõ số điểm trung bình và dưới trung bình giảm rất nhiều năm 2022 là 68% đến
năm 2023 giảm xuống 17,3%. Bên cạnh đó số điểm khá – giỏi lại tăng cao, năm
2022 chỉ có 32% nhưng sang năm 2023 tăng lên 82,7 trong đó điểm giỏi chiếm


tới 25%. Việc áp dụng sơ đồ tư duy vào hệ thống hố kiến thức để ơn thi giúp

hiểu rõ bản chất vấn đề, nâng cao năng lực tư duy, học có hệ thống nên nhớ lâu,
từ đó cải thiện được chất lượng thi vào 10:
Năm học

Điểm

2021 – 2022 (50 HS)

(0-dưới 4)
SL
%
8
16

2022 – 2023 (52 HS)

1

1,9

Điểm

Điểm

(4- dưới 6.5) (6.5 – dưới 8)
SLS
%
SL
%
26

52
16
32
8

15.4

30

57,7

Điểm
(8-8.5)
SL
%
0
0
13

25

Bảng thống kê số điểm học sinh đạt được trong kì thi vào 10

III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Đối với phòng giáo dục và đào tạo
- Tổ chức thêm nhiều các lớp tập huấn cho giáo viên ôn luyện thi vào lớp
10.
2. Đối với nhà trường
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ.

3. Đối với các thầy cô giáo


- Bản thân mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu, đầu tư trí tuệ, tự học hỏi, tham
dự các lớp bồi dưỡng để có thể đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của chương trình dạy
học.
Trên đây là biện pháp “Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức
nhằm nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tại trường THCS La
Bằng” mà tôi đã vận dụng và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy vậy trong
biện pháp của mình khơng thể tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của quý Ban giám khảo để biện pháp được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
La Bằng, ngày 02 tháng 10 năm 2023
Người thực hiện

Lương Thị Lệ

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG



×