Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG, ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN NÂNG CẤP QL18 ĐOẠN UÔNG BÍ BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.42 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

_______________________

HÀ QUỐC PHONG

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG, ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN
CẢI TẠO NÂNG CẤP QL 18 ĐOẠN UÔNG BÍ - BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

_______________________

HÀ QUỐC PHONG

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG, ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN
CẢI TẠO NÂNG CẤP QL 18 ĐOẠN UÔNG BÍ - BẮC NINH
NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
CHUYÊN SÂU: KTXD ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
Mã số : 60.58.02.05.01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KH: TS.LÊ VĨNH AN


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do chính tôi tự làm, không sao chép của ai.
Các hình ảnh, số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn nếu không phải của tôi
thì tôi đều ghi trích dẫn nguồn.
Hà Nội, Ngày 03 tháng 04 năm 2018
Học viên

Hà Quốc Phong


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội trong thời
gian học tập chương trình cao học vừa qua đã trang bị cho tôi được nhiều kiến thức
cần thiết về các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường đã
tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
của mình.
Đặc biệt, Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Lê Vĩnh An - Trường Đại học
Giao thông vận tải Hà Nội đã quan tâm và tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Để hoàn thành được luận văn này tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè,
đồng nghiệp của tôi đang công tác trong nghành GTVT và Công Ty Cổ Phần Tư Vấn

Thiết Kế GTVT Phía Nam – TEDI SOUTH đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 03 Tháng 04 năm 2018
Học viên

Nguyễn Ngọc Hòa


Nhận Xét Của Người Hướng Dẫn Khoa Học
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….....


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT....................................................................xi
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.....................................................................xiii
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................2
4. Kết cấu luận văn........................................................................................................2
PHẦN 2: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................................................4
CHƯƠNG 1...................................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NỀN ĐƯỜNG........................................................4
1.1. Vai trò của nền trong công trình đường...................................................................4
1.2. Các phương pháp thi công nền đường.....................................................................5
1.2.1. Yêu cầu khi thi công nền đường:......................................................................5
1.3. Một số vấn đề thường gặp trong quá trình thi công nền..........................................6
1.3.1. Các nguyên nhân gây hư hỏng nền đường:......................................................6
1.3.2. Các kiểu nền đường thường gặp.......................................................................6
1.3.3. Một số dạng hư hỏng nền đường thường gặp và biện pháp khắc phục.......12
CHƯƠNG 2.................................................................................................................26
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH..............26
NỀN ĐƯỜNG.............................................................................................................26
2.1. Phân tích ảnh hưởng của quá trình thiết kế đến chất lượng thi công nền đường.. .26
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của quá trình thi công.......................................28
2.2.1. Đảm bảo thoát nước trong thi công................................................................28
2.2.2 Công tác dọn dẹp trước khi thi công...............................................................28


2.2.3. Chọn đất đắp và công tác đầm nén.................................................................29
2.2.3 Các phương pháp thi công nền đường và yêu cầu về công nghệ thi công nền
đường.......................................................................................................................... 33

2.2.4 Phương pháp tổ chức thi công..........................................................................35
2.2.5. Chuẩn bị xe máy thi công................................................................................36
2.2.6. Công tác làm đất trong xây dựng nền đường.................................................37
2.3. Phân tích ảnh hưởng của công tác quản lý xây dựng.............................................38
Những quy định về chức năng, phạm vi quản lý nhà nước Giữa một số cơ quan
chưa được rõ ràng, dẫn đến triển khai chồng chéo hoặc bỏ trống đối với công tác
QLNN về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành. Một số nội dung chưa
rõ ràng trong lập dự án đầu tư như: Quy mô đầu tư, quy định hình thức vừa thiết
kế vừa thi công...........................................................................................................38
Các quy định, hướng dẫn đối với cơ quan nhà nước vừa làm Chủ đầu tư chưa
được rõ ràng, cụ thể dẫn đến dễ thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện dự
án (ví dụ: Sở GTVT vừa làm chức năng góp ý thiết kế cơ sở vừa phải trình hồ sơ
đến cơ quan có thẩm quyền khác, hay Sở GTVT phê duyệt các Báo cáo KTKT
các công trình do mình làm Chủ đầu tư...................................................................38
Các quy định trong đơn giá, định mức chưa được đầy đủ, chính xác dẫn đến xác
định giá dự toán, giá gói thầu không hợp lý; Quy định về chi phí tư vấn tính theo
% giá trị xây lắp công trình không phát huy được trí tuệ của đội ngũ tư vấn......38
Những quy định chế tài xử lý, chưa phân rõ trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt
là trách nhiệm của các cá nhân trong quản lý chất lượng còn thiếu cụ thể, chưa rõ
ràng giữa xử lý hành chính và hình sự (ví dụ như những quy định chế tài đối với
các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thẩm định khi họ vi phạm các quy định về
QLCLCTXD như không lựa chọn giải pháp thiết kế tối ưu, hiệu quả mà chọn giải
pháp quá thiên về an toàn, tốn kém)........................................................................38
Những quy định về việc đảm bảo CLCTXD trong Luật Đấu thầu còn thiếu cụ thể
và chưa cân đối giữa chất lượng và giá dự thầu. Đó là những quy định có liên
quan đến đánh giá năng lực nhà thầu, quy định về CLCTXD trong hồ sơ mời
thầu. Đặc biệt là quy định lựa chọn đơn vị trúng thầu chủ yếu lại căn cứ vào giá
dự thầu thấp nhất mà chưa tính một cách đầy đủ đến yếu tố đảm bảo chất lượng,
đến hiệu quả đầu tư cả vòng đời dự án....................................................................39



Các quy định về phân loại cấp hạng của doanh nghiệp, cá nhân hành nghề xây
dựng tuy có nhưng không đề cập đến cơ quan chứng nhận cấp hạng này; Chưa có
biện pháp quản lý chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, kiểm soát năng lực hành
nghề và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn xây dựng;..................................39
Công tác quản lý các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, xây lắp còn bỏ ngỏ (chưa có
sự thông tin kịp thời giữa Sở KHĐT – cấp giấy phép kinh doanh và Sở Xây dựng
– quản lý hoạt động xây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành khác);.........39
2.4. Về tổ chức, bộ máy nhân sự của Chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án...................39
2.5. Về chất lượng của đội ngũ tư vấn xây dựng..........................................................40
2.6. Về năng lực của nhà thầu xây lắp..........................................................................41
2.7. Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan có liên quan....................................42
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 43
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG
CẤP QL18...................................................................................................................43
CHƯƠNG 4................................................................................................................. 61
ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH NỀN ĐƯỜNG CHO DỰ
ÁN CẢI TẠO...............................................................................................................61
4.2. Biện pháp nâng cao chất lượng trong quá trình thi công.......................................62
4.2.1. Đấu thầu và xét chọn nhà thầu.......................................................................62
4.2.2 Thực hiện trong giai đoạn xây lắp...................................................................62
4.3. Rà soát sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý
chất lượng công trình...................................................................................................65
4.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp............................................67
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.........................................................69
* Những tồn tại và hướng phát triển của luận văn..................................................69
2. Kiến nghị................................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................73



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GTVT
TCVN
TCN
LPSMTN
PMEM
BTN
BTNR
LAS - XD
TVGS
VN
TP.HN
QL

: Giao thông vận tải
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Tiêu chuẩn ngành
: Lớp phủ siêu mỏng tạo nhám
: (polymer modified emulsion membrane) nhũ tương polime làm lớp
dính bám
: Bê tông nhựa
: Bê tông nhựa rỗng
: Phòng thí nghiệm
: Tư vấn giám sát
: Việt Nam
: Thành phố Hà Nội
: Quốc lộ

BTNNC


: Bê tông nhựa nóng cao


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, vì
vậy cần ưu tiên đầu tư phát triển. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng tạo tiền đề cho phát
triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, những năm qua Nhà nước ta rất chú trọng
đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường bộ.
Với nhu cầu phát triển của ngành giao thông ngày càng cao đòi hỏi chúng ta
không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, tiếp thu các công nghệ hiện đại của các nước
tiên tiến trên thế giới. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật nghành cũng không ngừng điều
chỉnh, cập nhật để hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế trong nước.
Với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt kinh tế - xã hội thì lưu lượng xe trong khu
vực cũng gia tăng, đặc biệt Quốc lộ 18 có tốc độ tăng trưởng xe khá cao, đồng thời tỷ
lệ xe trong thành phần dòng xe cũng tăng lên rất lớn. Điều này có thể được hiểu là do
sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới dọc tuyến; tốc độ đô
thị hóa trong khu vực ngày càng tăng do thói quen lâu đời của người dân địa phương
là định cư bám theo tuyến để thuận tiện trong việc đi lại, làm ăn, sinh sống. Từ đó sẽ
dẫn đến nguy cơ giảm năng lực thông xe tại các đoạn tuyến này và gia tăng khả năng
xảy ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sức phát triển của khu vực.
Để đáp ứng nhu cầu giao thông, tránh ùn tắc, đảm bảo ATGT, đặc biệt là phát
huy hiệu quả của dự án khác đang được triển khai trên Quốc lộ 18, ngày 10/12/2014

Thủ tướng Chính Phủ đã có công văn số 2182/TTg-KTN về việc đầu tư nâng cấp, cải
tạo quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh – Uông Bí theo hình thức hợp đồng BOT;
Quốc lộ 18 là tuyến đường huyết mạch kết nối tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh lân
cận, tuyến đi qua 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Việc nâng cấp cải tạo
tuyến áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật hay – trong đó việc thi công nền đường
được quan tâm và đầu tư lớn.
Từ những phân tích nêu trên, luận văn với đề tài:" NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG, ÁP DỤNG
CHO DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP QL18 ĐOẠN UÔNG BÍ - BẮC NINH " là
nhằm giải quyết một vấn đề có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và cấp thiết.
2. Mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu lựa chọn đề ra những giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng thi công nền đường.
- Nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu thực nghiệm những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình
nền đường, từ đó đề xuất nâng cao chất lượng công trình nền đường cho dự án cải tạo.
- Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu chất lượng công trình nền đường Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông
Bí có lý trình từ Km3+300 - Km77+000.
3. Phương pháp nghiên cứu
Kế thừa những nghiên cứu, đề tài dự án đã có trước đây liên quan đến dự án
nghiên cứu.
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp thí nghiệm trong phòng để lựa chọn phương án thi
công nền đường dự án cải tạo nâng cấp QL18.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được trình
bày trong ba chương:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NỀN ĐƯỜNG.
CHƯƠNG 2: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH NỀN ĐƯỜNG.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG DỰ
ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP QL18.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH NỀN
ĐƯỜNG CHO DỰ ÁN CẢI TẠO.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NỀN ĐƯỜNG.
1.1. Vai trò của nền trong công trình đường
1.2. Các phương pháp thi công nền đường
1.3. Một số vấn đề thường gặp trong quá trình thi công nền
1.4. Kết luận chương 1

2


CHƯƠNG 2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH NỀN ĐƯỜNG.
2.1. Phân tích ảnh hưởng của quá trình thiết kế đến chất lượng thi công nền
đường
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của quá trình thi công
2.3. Phân tích ảnh hưởng của công tác quản lý xây dựng
2.4. Về tổ chức, bộ máy nhân sự của Chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án
2.5. Chất lượng của đội ngũ tư vấn xây dựng
2.6. Về năng lực của nhà thầu xây lắp
2.8. Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG DỰ
ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP QL18.
3.1. Công trình nền, đã đang sẽ xây dựng trên QL18
3.2. Đánh giá thực trạng công trình nền đường
3.3. Kết luận chương 3
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH NỀN
ĐƯỜNG CHO DỰ ÁN CẢI TẠO.
4.1. Biện pháp nâng cao chất lượng trong quá trình thiết kế
4.2. Biện pháp nâng cao chất lượng trong quá trình thi công
4.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3


PHẦN 2: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NỀN ĐƯỜNG.
1.1. Vai trò của nền trong công trình đường
Nền đường là một bộ phận chủ yếu của công trình đường. Nhiệm vụ của nó là
đảm bảo cường độ và độ ổn định của kết cấu mặt đường. Nó là nền tảng của áo
đường; cường độ, tuổi thọ và chất lượng sử dụng của kết cấu áo đường phụ thuộc rất
lớn vào cường độ và và độ ổn định của nền đường. Nền đường yếu, mặt đường sẽ
biến dạng, rạn nứt và mau hư hỏng. Cho nên trong bất cứ tình huống nào, nền đường
cũng phải có đủ cường độ và độ ổn định, đủ khả năng chống được các tác dụng phá
hoại của các tác nhân bên ngoài. Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới cường độ và độ ổn
định nền đường là các tính chất của nền đường, phương pháp đắp, loại đất đắp chất
lượng đầm lèn biện pháp thoát nước và biện pháp bảo vệ nền đường.
Nền đường ôtô là một công trình bằng đất đá có tác dụng:
- Khắc phục địa hình thiên nhiên nhằm tạo nên một dải đất đủ rộng dọc theo

tuyến đường có các tiêu chuẩn về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang đáp ứng được điều
kiện xe chạy an toàn, êm thuận và kinh tế.
- Làm cơ sở cho áo đường, lớp phía trên của nền đường cùng với áo đường chịu
tác dụng của tải trọng xe cộ và của các nhân tố thiên nhiên do đó có ảnh hưởng rất lớn
đến cường độ và tình trạng khai thác của cả công trình đường.
Công tác xây dựng nền đường nhằm biến đổi nội dung các phương án bản vẽ
thiết kế tuyến và nền đường trên giấy thành hiện thực. Trong quá trình này phải tiết
kiệm tối đa chi phí, nhân lực làm sao hoàn thành khối lượng công việc đúng tiến độ,
đúng chất lượng, đúng khối lượng.
Để đảm bảo các yêu cầu nói trên, khi thiết kế và xây dựng nền đường cần phải
đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Nền đường phải đảm bảo luôn ổn định tính toàn khối, nghĩa là kích thước
hình học và hình dạng của nền đường không bị phá hoại hoặc biến dạng gây bất lợi
4


cho thông xe. Các hiện tượng mất ổn định toàn khối đối với nền đường thường là:
trượt lở mái taluy nền đường đào hoặc đắp, trượt nền đường đắp trên sườn dốc, trượt
trồi và lún nền đất đắp trên đất yếu.
- Nền đường phải đảm bảo có đủ cường độ nhất định, tức là đủ độ bền khi chịu
cắt trượt và không biến dạng quá nhiều dưới tác dụng của tải trọng bánh xe.
- Nền đường phải luôn đảm bảo ổn định về mặt cường độ, nghĩa là cường độ
của nền đường không được thay đổi theo thời gian, theo điều kiện khí hậu và khi thời
tiết bất lợi.
1.2. Các phương pháp thi công nền đường
1.2.1. Yêu cầu khi thi công nền đường:
- Để đảm bảo nền đường có tính năng sử dụng tốt, vị trí, cao độ, kích thước mặt
cắt, quy cách vật liệu, chất lượng đầm nén hoặc sắp xếp đá của nền đường (bao gồm:
thân nền và các hạng mục công trình có liên quan về thoát nước, phòng hộ và gia cố)
phải phù hợp với hồ sơ thiết kế và các quy định có liên quan trong quy phạm kỹ thuật

thi công. Yêu cầu này có nghĩa là phải làm tốt công tác lên khuôn đường phục vụ thi
công, phải chọn vật liệu sử dụng hợp lý, phải lập và hoàn chỉnh các thao tác kỹ thuật
thi công và chế độ kiểm tra, nghiệm thu chất lượng.
- Chọn phương pháp thi công thích hợp tuỳ theo các điều kiện về địa hình, tình
huống đào đắp, loại đất đá, cự ly vận chuyển, thời hạn thi công và công cụ thiết bị.
Phải điều phối và sử dụng nhân lực, máy móc, vật liệu một cách hợp lý, làm sao tận
dụng một cách tối đa tài năng của con người và của cải để hoàn thành khối lượng
công việc với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ và khối lượng.
- Các hạng mục công tác xây dựng nền đường phải phối hợp chặt chẽ, công
trình nền đường cũng phải phối hợp tiến độ với các công trình khác và tuân thủ sự bố
sắp xếp thống nhất về tổ chức cũng như kế hoạch thi công của toàn bộ công việc xây
dựng đường nhằm hoàn thành nhiệm vụ thi công đúng tiến độ đề ra và đảm bảo chất
lượng.
5


- Thi công nền đường phải quán triệt phương châm an toàn sản xuất, tăng cường
giáo dục về an toàn phòng hộ, quy định các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn,
nghiêm túc chấp hành quy trình làm việc an toàn, làm tốt công tác đề phòng tai nạn,
đảm bảo thi công thực sự an toàn.
1.3. Một số vấn đề thường gặp trong quá trình thi công nền
1.3.1. Các nguyên nhân gây hư hỏng nền đường:
Nền đường thường bị phá hoại do các nguyên nhân sau đây:
+ Sự phá hoại của thiên nhiên như mưa làm tích nước hai bên đường, làm giảm cường
độ của đất nền đường gây nên hiện tượng sạt lở mái dốc taluy.
+ Điều kiện địa chất thủy văn tại chỗ không tốt về cấu tạo tầng lớp và mức độ phong
hóa đất đá đặc biệt là sự phá hoại của nước ngầm (nước ngầm chảy lôi theo đất gây nên
hiện tượng xói ngầm và làm giảm cường độ của đất).
+ Do tác dụng của tải trọng xe chạy.
+ Do tác dụng của tải trọng bản thân nền đường khi nên đường đắp quá cao hoặc

đào quá sâu, taluy quá dốc thường gây nên hiện tượng sạt lở mái dốc.
+ Do thi công không đảm bảo chất lượng: đắp không đúng quy cách, loại đất đắp
không phù hợp, lu lèn không chặt....
Trong số các nguyên nhân nói trên thì tác dụng phá hoại của nước đối với nền
đường là chủ yếu nhất (bao gồm nước mặt, nước ngầm và hơi nước).
1.3.2. Các kiểu nền đường thường gặp.

- Tuỳ theo cấp đường, tiêu chuẩn kỹ thuật kết hợp với điều kiện địa hình, địa
chất thuỷ văn, kiểu đào đắp mà ta có thể chia ra các kiểu nền đường sau:

6


1.3.3.1. Nền đường đắp thông thường (hình 1-1)

Hình 1-1
Trong đó:

B - là chiều rộng của nền đường
b- là chiều rộng của dải hộ đạo được bố trí khi chiều cao từ vai

đường đến đáy thùng đấu lớn hơn 2m. Với đường cao tốc cấp I, b không vượt quá 3m
với các cấp đường khác b rộng từ 1-2m
m- độ dốc của taluy nền đắp được xác định theo loại đất đắp, chiều
cao taluy và điều kiện địa chất công trình của đáy nền đường. Khi chất lượng của đáy
nền đắp tốt m được lấy theo bảng 1-1

Độ dốc mái taluy nền đắp (theo TCVN 4054)
Chiều cao mái taluy nền đắp


Loại Đất Đắp

Dưới 6m

Từ 6-12m

1:1-1:1,3

1:1,3-1:1,5

Đá dăm, sỏi sạn, cát lẫn sỏi sạn, cát hạt lớn,
cát hạt vừa, xi măng

1:1,5

1:1,3-1:1,5

Cát nhỏ, cát bột, đất sét, á cát

1:1,5

1:1,75

Đất bụi, cát mịn,

1:1,75

1:1,75

Các loại đá phong hóa nhẹ


1.3.3.2.Nền đường đắp ven sông (hình 1-2)
Mặt cắt ngang của nền đường đắp ven sông và ở các đoạn ngập nước có thể có
dạng như hình 1-2

7


Cao độ vai đường phải cao hơn mực nước lũ thiết kế kể cả chiều cao sóng vỗ và
cộng thêm 50cm.
Tần suất lũ thiết kế nền đường ôtô các cấp cho ở bảng 1-2.
Bảng 1.2: Tần xuất lũ thiết kế nền đường
Cấp đường

Đường cao
tốc, cấp I

Đường cấp
II

Đường cấp III

Đường cấp IV,V

Tần xuất lũ
thiết kế

1/100

1/50


1/25

XD theo tình hình
cụ thể

1.3.3.3. Nền đường nửa đào nửa đắp (hình 1-3)

Khi dốc ngang của mặt đất tự nhiên dốc hơn 1:5 thì phải đánh cấp mái taluy tiếp
giáp giữa nền đường và sườn dốc (kể cả theo hướng của mặt cắt dọc) chiều rộng cấp
không nhỏ hơn 1m, đáy cấp phải dốc nghiêng vào trong 2-4%. Trước khi đánh cấp
phải đào bỏ đất hữu cơ và gốc cây

8


Khi mở rộng nền đường do nâng cấp cải tạo thì phải đánh cấp mái taluy tiếp giáp
giữa nền đường cũ và nền đường mở rộng. Chiều rộng cấp của đường cao tốc, đường
cấp I thường là 2m, loại đất đắp nên dùng đất đắp trên nền đường cũ.
1.3.3.4. Nền đường có tường giữ chân (tường chắn ở chân taluy)
Khi đất tương đối tơi xốp dễ trượt chân taluy thì nên làm tường giữ chân (hình
1-4). Tường chân tương đối thấp, chiều cao không quá 2m, đỉnh rộng từ 0,5-0,8m,
mặt trong thẳng đứng, mặt ngoài dốc 1:0,2 – 1:0,5 bằng đá xây hoặc xếp khan.

Với nền đường đắp qua các đoạn ruộng nước, có thể làm tường giữ chân cao
không quá 1,5m bằng đá xây vữa ở chân mái taluy đắp.
1.3.3.5. Nền đường có tường giữ ở vai (hình 1-5)
Nền đường nửa đào nửa đắp nửa đắp trên sườn dốc đá cứng, khi phần đắp
không lớn nhưng taluy kéo dài khá xa khi đắp thì nên làm tường giữ ở vai. Tường giữ
ở vai đường không cao quá 2m, mặt ngoài thẳng đứng, mặt đáy dốc nghiêng vào trong

1:5 làm bằng đá tại chỗ. Khi tường cao dưới 1m, chiều rộng là 0,8m, tường cao trên
1m chiều rộng là 1m, phía trong tường đắp đá. Chiều rộng bờ an toàn L lấy như sau:
nền đá cứng ít phong hóa: L=0,2-0,6m; nền đá mềm hoặc đá phong hóa nặng L=0,61,5m ; đất hạt lớn đầm chặt L=1,0-2,0m. Với đường cao tốc, đường cấp I thì làm
bằng đá xây vữa, các đường khác chỉ xây vữa 50cm phía trên.
9


1.3.3.6. Nền đường xây đá (hình 1-6)
Nền đường nửa đào nửa đắp ở các đoạn đá cứng chắc (khó phong hóa) khi khối
đắp tương đối lớn, taluy kéo dài tương đối xa khó đắp, thì có thể làm nền đường đá
xây. Nền đường xây bằng đá hộc khó phong hóa, khai thác tại chỗ, bên trong đắp đá.
Chiều rộng tường đá là 0,8m, mặt đáy dốc vào trong 1:5, chiều cao xây đá từ 2-15m.

1.3.3.7. Nền đường có tường chắn đất (hình 1-7)
Tường chắn đất phải thiết kế phù hợp với quy định của “Quy phạm kỹ thuật
thiết kế tường chắn đất”

10


1.3.3.8. Nền đường có tường chân (hình 1-8)
Khi nền đường đắp trên sườn dốc có xu hướng trượt theo sườn dốc hoặc để gia
cố đất đắp trả phần đánh cấp ở chân taluy thì có thể dùng nền đường có tường chân.
Tường chân có mặt cắt hình thang, đỉnh tường rộng trên 1m, mặt ngoài dốc từ 1:0,51:0,75, chiều cao không quá 5m xây đá. Tỷ số mặt cắt -ngang của tường trên mặt cắt
ngang của nền đường 1:6-1:7.

1.3.3.9. Nền đường đào (hình 1-9)
Độ dốc của mái taluy nền đào đất phải căn cứ vào độ dốc của các tuyến đường
hiện hữu gần đó và tình hình ổn định của các hòn núi tự nhiên


11


1.3.3.10. Nền đắp bằng cát (hình 1-10)
Nền đường đắp bằng cát để đảm bảo cho cây cỏ sinh sống và bảo vệ taluy thì
bề mặt taluy phải bọc đất dính dày 1-2m, lớp trên của nền đường phải đắp bằng đất
hạt lớn dày 0,3-0,5m.

1.3.3. Một số dạng hư hỏng nền đường thường gặp và biện pháp khắc phục.
1.3.3.1 Mất ổn định bờ dốc
Khi nền đường đắp có thể xảy ra trường hợp mất ổn định bờ dốc, gây nên hiện
tượng trượt, lún sụt ảnh hưởng tới chất lượng công trình đường và gây nguy hiểm.
Nền đường đắp thường được xếp vào Bờ dốc rất thấp khi chiều cao H <12-15mT
Trong đó:
H: khoảng cách thẳng đứng giữa các mặt đỉnh và mặt dưới chân bờ dốc.
Dưới tác dụng của trọng lượng bản thân khối đất đá trong bờ dốc, đồng thời dưới
tác động của các yếu tố tự nhiên hay các hoạt động của con người mà có thể làm đất
12


×