Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu nâng cao chất lượng thi công công trình tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và đô thị hud 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
---------------

ĐẶNG MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HUD6

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
----------------

ĐẶNG MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HUD6


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MỴ DUY THÀNH

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Đặng Minh Đức
Chuyên ngành đào tạo: Quản lý xây dựng.
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu nâng cao chất lượng thi công công trình tại công ty
cổ phần đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD6”
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Đặng Minh Đức

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè
và đồng nghiệp. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài “Nghiên
cứu nâng cao chất lượng thi công công trình tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà
và đô thị Hud 6” đã được hoàn thành.
Để hoàn thành được luận văn này tác giả đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ
của bạn bè, thầy cô và đồng nghiệp nơi công tác.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Mỵ Duy Thành đã hướng
dẫn tận tình tác giả thực hiện nghiên cứu của mình.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo, người đã đem lại
cho tác giả những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong thời gian học tập tại trường
Đại học Thủy Lợi.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư phát
triển nhà và đô thị HUD6 đã tạo điều kiện giúp đỡ và góp ý về những thiếu sót trong
luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng và nỗ lực để hoàn thành luận
văn một cách tốt nhất nhưng do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và
tài liệu tham khảo nên luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Đặng Minh Đức
ii

năm 2018



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... viii
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG

TRÌNH XÂY DỰNG .................................................................................................................... 4
1.1 Sự phát triển của công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng .................... 4
1.1.1 Giai đoạn 1: Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection - QI)............................................. 4
1.1.2 Giai đoạn 2: Kiểm soát chất lượng (Quanlity Control - QC) ........................................... 5
1.1.3 Giai đoạn 3: Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA) .......................................... 5
1.1.4 Giai đoạn 4: Quản lý chất lượng (Quality management - QM) ....................................... 6
1.1.5 Giai đoạn 5: Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quanlity Management - TQM) ....... 7
1.1.6 Quá trình hình thành và phát triển công tác QLCLCTXD ở Việt Nam .......................... 7
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình trong giai đoạn hiện nay... 9
1.2.1 Các yếu tố khách quan........................................................................................................ 10
1.2.2 Các yếu tố chủ quan............................................................................................................ 12
1.3 Tình hình chất lượng các công trình vốn ngoài ngân sách ................................................ 13
1.3.1 Công trình có chất lượng kém ........................................................................................... 13
1.3.2 Các công trình có chất lượng cao ...................................................................................... 16
1.4 Kết luận chương 1 .................................................................................................................. 21
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH ....................................................................................... 22
2.1 Quy định của nhà nước về quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng ................. 22
2.1.1 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công
trình xây dựng ............................................................................................................................... 22
2.1.2 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng ... 24

2.1.3 Thông tư hướng dẫn số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 ........................................ 25
2.2 Các nội dung cơ bản của quản lý chất lượng ...................................................................... 26
2.2.1 Hoạch định chất lượng ....................................................................................................... 27
2.2.2 Nội dung kiểm tra, kiểm soát............................................................................................. 29
iii


2.2.3 Nội dung cải tiến chất lượng.............................................................................................. 30
2.2.4 Nội dung kích thích. ........................................................................................................... 31
2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình. ........................................................ 31
2.3.1 Chỉ tiêu hệ thống quản lý chất lượng ngoài hiện trường ................................................ 31
2.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình. ..................................................... 35
2.3.3 Đánh giá qua hồ sơ tài liệu quản lý chất lượng thi công xây dựng. ............................... 38
2.3.4 Đánh giá chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng. ............................. 38
2.4 Các quy trình về quản lý chất lượng thi công công trình ................................................... 41
2.5 Các phương pháp lập kế hoạch chất lượng ......................................................................... 43
2.5.1 Những yếu tố cần để lập kế hoạch chất lượng ................................................................. 43
2.5.2 Nội dung các phương pháp lập kế hoạch chất lượng ...................................................... 43
2.6 Các công cụ trong quản lý chất lượng thi công công trình ................................................ 46
2.6.1 Công cụ thống kê SQC....................................................................................................... 46
2.6.2 Vòng tròn Deming .............................................................................................................. 52
2.6.3 Nhóm chất lượng ................................................................................................................ 53
2.6.4 Sigma và phương pháp DM AIC (Define – Measure – Analyse – Improve – Control) .
.............................................................................................................................................. 54
2.7 Kết luận chương 2.................................................................................................................. 56
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY HUD6 ................................. 57
3.1 Giới thiệu công ty, sơ đồ, bộ máy, hệ thống quản lý chất lượng công trình. ................... 57
3.1.1 Giới thiệu công ty ............................................................................................................... 57
3.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của công ty .................................................................. 58

3.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng công trình của công ty ...................................................... 63
3.2 Kết quả quản lý chất lượng công trình đã đạt được............................................................ 64
3.2.1 Các Dự án đầu tư ................................................................................................................ 64
3.2.2 Chất lượng thi công các dự án đầu tư ............................................................................... 65
3.3 Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công công trình tại công ty........... 67
3.3.1 Công tác quản lý chất lượng thi công ............................................................................... 67
3.3.2 Tình hình sử dụng lao động cuả công ty .......................................................................... 74
3.4 Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình của công ty ........................ 75
iv


3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình ............................................................ 77
3.5.1 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thi công công trình đạt tiêu chuẩn ISO .......... 77
3.5.2 Tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo về quản lý chất lượng cho công ty. ........ 92
3.5.3 Thực hiện tốt nguyên tắc định hướng khách hàng .......................................................... 94
3.5.4 Quán triệt nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu ................................................................... 95
3.5.5 Tăng cường các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến ..................................... 96
3.5.6 Tăng cường công tác trao đổi thông tin nội bộ giữa các bộ phận, các đội thi công xây
dựng ............................................................................................................................................ 97
3.6 Kết luận chương 3 .................................................................................................................. 97
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 99

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của quản lý chất lượng[1] ........................... 4
Hình 1.2 Sơ đồ đảm bảo chất lượng[2] ............................................................................ 6
Hình 1.3 Hiện trường vụ sập cầu Cần Thơ .................................................................. 14

Hình 1.4 Hiện trường vụ sập giàn giáo ......................................................................... 15
Hình 2.1 Sơ đồ quản lý chất lượng ................................................................................ 27
Hình 2.2 Lưu đồ quy trình về quản lý chất lượng công trình ....................................... 42
Hình 2.3 Dạng biểu đồ Pareto ....................................................................................... 47
Hình 2.4 Dạng biểu đồ xương cá ................................................................................. 48
Hình 2.5 Dạng biểu đồ kiểm soát .................................................................................. 50
Hình 2.6 Dạng sơ đồ lưu trình ....................................................................................... 51
Hình 2.7 Chu trình Deming .......................................................................................... 52
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty ..................................................................................... 58
Hình 3.2 Mô hình quản lý chất lượng công ty HUD6 .................................................. 63
Hình 3.3 Biểu đồ mức độ hoàn thành của các nhà thầu[6] ............................................. 66
Hình 3.4 Biểu đồ mức độ hài lòng của khách hàng [6] .................................................. 67
Hình 3.5 Sơ đồ các thành phần tham gia vào quá trình thi công .................................. 68
Hình 3.6 Sơ đồ cơ cấu phòng QLDA ............................................................................ 68
Hình 3.7 Sơ đồ cơ cấu tổ chức TVGS ........................................................................... 69
Hình 3.8 Sơ đồ cơ cấu đơn vị thi công .......................................................................... 71
Hình 3.9 Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng thi công của công ty .............................. 73
Hình 3.10 Quy trình xây dựng và triển khai mục tiêu.................................................. 77
Hình 3.11 Quy trình phân tích dữ liệu .......................................................................... 85

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Top 10 Chủ đầu tư Bất động sản uy tín năm 2017 ........................................17
Bảng 1.2 Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín năm 2017 ..................................................18
Bảng 2.1 Bảng đánh giá hệ thống quản lý chất lượng thi công tại hiện trường[4] .........32
Bảng 2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng thi công[5]......................................................... 35
Bảng 2.3 Bảng tiêu chí đánh giá chất lượng phần hệ thống kỹ thuật[5] ......................... 36
Bảng 2.4 Bảng đánh giá chất lượng qua các chỉ tiêu thí nghiệm ..................................39

Bảng 3.1Theo dõi về tiến độ và chất lượng vật tư cung ứng qua các năm [6] ...............74
Bảng 3.2 Bảng viết tắt của nhóm tài liệu.......................................................................79
Bảng 3.3 Bảng viết tắt của bộ phận soạn thảo tài liệu...................................................79
Bảng 3.4. Một số quá trình và mục tiêu theo dõi, đánh giá ...........................................82
Bảng 3.5 Các công cụ và kỹ thuật phân tích các dữ liệu không bằng số ...................... 85
Bảng 3.6 Công cụ và kỹ thuật cho các dữ liệu bằng số .................................................85
Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu thống kê thông dụng ............................................................. 86
Bảng 3.8 Tầm quan trọng của các giải pháp .................................................................89
Bảng 3.9 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp ........................................................ 90
Bảng 3.10 Xếp hạng mức độ ưu tiên cho các giải pháp ................................................91

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty HUD6 Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD 6
CLTCCT Chất lượng thi công công trình
CLCT Chất lượng công trình
CTXD Công trình xây dựng
CĐT Chủ đầu tư
ĐTXD Đầu tư xây dựng
KTKT Kinh tế kỹ thuật
QCXD Quy chuẩn xây dựng
QLDA Quản lý dự án
QLCLCTXD Quản lý chất lượng công trình xây dựng
TVXD Tư vấn xây dựng
TVTK Tư vấn thiết kế
TVGS Tư vấn giám sát
TKXD Thiết kế xây dựng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN Tiêu chuẩn ngành
XDCB Xây dựng cơ bản

viii


5
0

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh
mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là
yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do có vai trò
quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi đó là
mục đích hướng tới. Ở Việt Nam, trong Luật Xây dựng chất lượng công trình xây
dựng cũng là nội dung trọng tâm, xuyên suốt. Luật Xây dựng và các văn bản hướng
dẫn Luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được hoàn thiện theo hướng
hội nhập quốc tế; những mô hình QLCL công trình tiên tiến cùng hệ thống tiêu chí kỹ
thuật cũng được áp dụng một cách hiệu quả. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn xảy ra những
vấn đề gây bức xúc trong giới dư luận đó là việc các công trình đầu tư lớn bị sập hay
những công trình không đảm bảo chất lượng đưa vào sử dụng làm thiệt hại về tiền của
và con người, ảnh hưởng đến uy tín của CĐT. Một trong những yếu tố cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng không chỉ là quy mô, tính chất công trình
mà còn là chất lượng công trình xây dựng. Đây là một nhân tố rất quan trọng, quyết
định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Bởi lẽ công trình xây dựng có đặc điểm là nguyên chiếc, đơn nhất, cố định không thể
di dời và vốn có hạn, do đó tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình
là vô cùng to lớn. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao được chất lượng thi
công công trình cũng như giải quyết được tình trạng chất lượng công trình đang bị vi

phạm một cách nghiêm trọng. Phải chăng chúng ta cần quan tâm đúng mức hơn nữa
đến vấn đề nâng cao chất lượng thi công công trình? Trong đó doanh nghiệp xây dựng
giữ vai trò hết sức quan trọng bởi họ chính là những người trực tiếp thực hiện các công
trình. Do vậy các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc nâng cao CLTCCT
để không gặp phải các tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD6 - tiền thân là Công ty cổ phần
Kinh doanh phát triển nhà và đô thị được thành lập từ năm 2007 và là đơn vị thành
viên của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị thuộc Bộ Xây Dựng. Ngành

1


5
0

nghề kinh doanh chủ yếu là đầu tư xây dựng nhà và các công trình kỹ thuật hạ tầng đô
thị, kinh doanh bất động sản.
Là một cán bộ đã và đang làm việc tại Công ty, được tham gia hoạt động QLDA, trong
đó có quản lý CLTCCT do công ty đầu tư. Nhận thức được vai trò quan trọng tôi đã
nghiên cứu hoạt động quản lý CLTCCT tại công ty HUD6. Bên cạnh các mặt đã đạt
được thì vẫn còn tồn tại những vấn đề hạn chế. Để tìm ra nguyên nhân và từ đó đề xuất
một số giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu
nâng cao chất lượng thi công công trình tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và
đô thị HUD6”
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thi công các công trình
đầu tư xây dựng do công ty HUD6 là chủ đầu tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng của Chủ đầu

tư là công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD6.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi
công do công ty HUD6 là chủ đầu tư. Cùng với đó là nghiên cứu các văn bản luật liên
quan đến quản lý chất lượng thi công công trình và hoạt động quản lý chất lượng thi
công công trình của các công ty khác để có cơ sở phân tích, so sánh.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận và ứng dụng các Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng, các văn bản hướng dẫn
Luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, lý thuyết về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;

2


5
0

Tiếp cận công tác quản lý chất lượng thi công công trình tại cơ quan và thông qua sách
báo và thông tin internet;
Tiếp cận thông tin từ các dự án công ty đã hoàn thành và đang triển khai;
Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
Phương pháp thu thập, thống kê số liệu;
Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp;
Phương pháp phân tích áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến hiện nay;
5. Ý nghĩa kết quả của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng thi công công trình
xây dựng;
Thực trạng và giải pháp khắc phục, hoàn thiện thực trạng trong công tác QLCLTCCT
xây dựng;

Quan điểm lý luận về công tác QLCLTCCT xây dựng để từ đó áp dụng để nâng cao
chất lượng thi công công trình tại Công ty HUD6 nói riêng và các công ty xây dựng
khác có mô hình hoạt động tương tự nói chung.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất, đóng góp thiết thực
cho công tác QLCLTCCT xây dựng để từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm đầu
tư tạo được lòng tin của khác hàng nâng cao thương hiệu Công ty HUD6.

3


5
0

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Sự phát triển của công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng
Chất lượng không tự sinh ra, không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của
sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất
lượng thi công công trình như mong muốn cần phải quản lý một cách khoa học, đúng
đắn các yếu tố này.

Hình 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của quản lý chất lượng[1]
1.1.1 Giai đoạn 1: Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection - QI)
Sản phẩm sản xuất ra trước khi đưa ra thị trường sẽ được kiểm tra và loại bỏ các sản
phẩm không đạt yêu cầu, các sản phẩm hư hỏng. Trong doanh nghiệp Việt Nam, hoạt
động này được gọi là KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm).
Như vậy, KCS chính là màn lọc ngăn không cho các sản phẩm xấu ra thị trường chứ
không làm tăng chất lượng sản phẩm hay giảm số lượng các sản phẩm hư hỏng. Thêm
vào đó, công việc kiểm tra này phụ thuộc vào sự chủ quan của nhân viên KCS, tính


4


5
0

chất của hàng hoá, và có nhiều sản phẩm không thể kiểm tra được nhất là các sản
phẩm trong lĩnh vực quân sự. Với tính chất của sản phẩm xây dựng là đơn chiếc riêng
lẻ, giá trị cao thì việc kiểm tra chất lượng sản phẩm lại càng khó khăn. Việc để một sản
phẩm lỗi được sản xuất ra gây thiệt hại, lãng phí rất nhiều.
Hơn nữa, nhân viên KCS chỉ làm công tác kiểm tra chất lượng mà không trực tiếp sản
xuất nên chi phí cho một sản phẩm sẽ tăng cao, chính vì thế phương pháp đảm bảo
chất lượng thông qua kiểm tra chất lượng sản phẩm không còn phù hợp.
1.1.2 Giai đoạn 2: Kiểm soát chất lượng (Quanlity Control - QC)
Để khắc phục những hạn chế của QI, các nhà quản lý đã chuyển sang phương pháp
mới thông qua đi tìm các nguyên nhân của sai hỏng để kiểm soát chúng và đã đưa ra 5
yếu tố cần kiểm soát: con người, phương pháp, nguyên vật liệu, thiết bị, thông tin sản
xuất. Để quá trình kiểm soát chất lượng đạt được hiệu quả, Tiến Sĩ W.E.Deming đã
giới thiệu chu trình Deming, một công cụ quan trọng và cần thiết cho quá trình cải tiến
liên tục.
Tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng chỉ nhằm chủ yếu vào quá trình sản xuất thì chưa
đủ bởi các quá trình trước sản xuất như mua nguyên vật liệu, quản lý kho, và các quá
trình sau sản xuất như đóng gói, giao hàng,…. cũng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của
khách hàng, từ đó khái niệm đảm bảo chất lượng ra đời.
1.1.3 Giai đoạn 3: Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA)
Không dừng lại ở việc kiểm soát các yếu tố đầu vào và những sai sót trong quá trình
sản xuất, các nhà quản lý ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của hệ thống
sản xuất ra sản phẩm nhằm đạt được hai mục đích:
Đảm bảo chất lượng nội bộ trong tổ chức nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và các thành

viên trong doanh nghiệp.
Đảm bảo chất lượng với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và những người
có liên quan rằng yêu cầu chất lượng được thỏa mãn.
Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được tiến
hành trong hệ thống chất lượng và chứng minh được là đủ sức cần thiết để tạo sự tin
5


5
0

tưởng thỏa đáng rằng tổ chức sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Đảm bảo
chất lượng là kết quả của hoạt động kiểm soát chất lượng.
Đảm bảo chất lượng được thực hiện dựa trên hai yếu tố: Phải chứng minh được việc
thực hiện kiểm soát chất lượng và đưa ra được những bằng chứng về việc kiểm soát
ấy;
Đảm Bảo Chất Lượng

Chứng minh việc

Bằng chứng về việc

kiểm soát chất lượng

kiểm soát chất lượng

- Sổ tay chất lượng

- Phiếu kiểm nghiệm


- Quy trình

- Báo cáo kiểm tra thử

- Quy định kỹ thuật

nghiệm

- Đánh giá của khách

- Quy định trình độ

hàng về lĩnh vực kỹ

của cán bộ

thuật tổ chức

- Hồ sơ sản phẩm

Hình 1.2 Sơ đồ đảm bảo chất lượng[2]
1.1.4 Giai đoạn 4: Quản lý chất lượng (Quality management - QM)
Từ việc ngăn chặn những nguyên nhân gây ra tình trạng kém chất lượng trong khâu
đảm bảo chất lượng người ta dần hướng tới việc phát hiện và giảm thiểu các chi phí
không chất lượng: chi phí sai hỏng, chi phí sửa chữa. Vậy, QM bao gồm cả kiểm tra,
kiểm soát và đảm bảo chất lượng cộng thêm phần tính toán kinh tế về chi phí chất
lượng và các mục tiêu về tài chính.

6



5
0

1.1.5 Giai đoạn 5: Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quanlity Management TQM)
Xu thế cạnh tranh toàn cầu đã làm chất lượng trở thành vấn đề sống còn của nhiều
công ty, nhiều quốc gia trên thế giới, nó không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản
lý trong doanh nghiệp mà còn của cả những công nhân sản xuất, những người phục vụ
cho công tác tài chính, kế toán. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề chất lượng cần có
sự tham gia đóng góp của tất cả các thành viên trong tổ chức và phương thức quản lý
chất lượng toàn diện (TQM) ra đời.
TQM được định nghĩa là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào
chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công
dài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng, lợi ích của mọi thành viên của công ty và
của xã hội.
1.1.6 Quá trình hình thành và phát triển công tác QLCLCTXD ở Việt Nam
Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Kèm theo đó là sự phát triển không ngừng của khoa học,
kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải cải tạo, nghiên cứu cố gắng tìm kiếm giải pháp để nâng
cao hiệu quả của công tác quản lý này.
Quá trình hình thành và phát triển của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
ở Việt Nam từ năm 1954 đến nay, có thể được tổng hợp khái quát như sau:
1.1.6.1 Thời kỳ trước năm 1954
Trước năm 1954 dưới các triều Vua phong kiến ở nước ta cũng có quy định một số
điều nhằm phục vụ cho việc quản lý xây dựng, điều này được thể hiện trong Bộ luật
Hồng Đức cũng như trong Bộ luật Gia Long, nhưng nội dung chủ yếu là những quy
định về xây dựng cung đình, xây dựng nhà cho Vua, quan và một số quy định về xây
dựng đê điều và đường sá.
Trước năm 1954 Việt Nam còn rất nghèo nàn lạc hậu, nhà ở chủ yếu là nhà tranh vách
đất, đường làng là đường đất, đường cấp huyện, tỉnh cũng là đường đất hoặc tốt hơn

thì là đường cấp phối. Do đó vấn đề quản lý xây dựng ở nông thôn là không có nhu
cầu. Vấn đề quản lý xây dựng chỉ đặt ra ở các đô thị, nhưng ở đô thị nhu cầu xây dựng
7


5
0

cũng không nhiều. Vì khối lượng xây dựng không lớn, mà quy chế lại chặt chẽ, thể
hiện ở một số văn bản về quản lý xây dựng trong thời Pháp thuộc và dưới chính thể
ngụy quyền, như: Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 15 tháng 01 năm 1903
về vấn đề công trình công cộng, với 06 chương và 51 điều quy định. Có thể xem dấu
ấn xây dựng ở thời kỳ này đã để cho chế độ sau một khối lượng xây dựng không lớn
nhưng khá hoàn chỉnh, chất lượng công trình bền vững với niên hạn sử dụng có giá trị
kiến trúc cao và tương thích với quy mô của nó.
1.1.6.2 Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1994
Thực hiện QLCTCT xây dựng trong giai đoạn này, có thể nói toàn bộ là sử dụng vốn
ngân sách nhà nước cấp. Việc quản lý xây dựng theo cơ chế chỉ đạo tập trung.
Thời kỳ này có những văn bản quản lý xây dựng, như sau:
Trước khi có một Nghị định tương đối toàn diện và đồng bộ về quản lý XDCB điển
hình cho thời kỳ bao cấp (Nghị định 232/CP ngày 06 tháng 6 năm 1981) thì Chính phủ
đã có những văn bản số 354/TTg ngày 05 tháng 8 năm 1957 về tăng cường quản lý
kiến thiết cơ bản, Nghị định 64/CP ngày 19 tháng 11 năm 1960 của Chính phủ ban
hành Điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản, Nghị định 242/CP ngày 31 tháng 12 năm 1971
của Chính phủ ban hành Điều lệ lập, thẩm tra và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng
và các Nghị định thông tư khác (số 50/CP ngày 01 tháng 04 năm 1969, số 120-TTG
ngày 19 tháng 11 năm 1969, số 91-TTG ngày 10 tháng 9 năm 1969, số 113-TTg ngày
25 tháng 3 năm 1971, số 217-TTG ngày 13 tháng 6 năm 1975, số 385/HĐBT ngày 07
tháng 11 năm1990). Thời kỳ này kéo dài từ năm 1954 cho đến 20 tháng 10 năm 1994
khi Chính phủ ban hành Nghị định 177/CP.

1.1.6.3 Thời kỳ từ năm 1994 đến 2003
Trong thời kỳ này, công tác QLCLCT XD mới chỉ có các điều lệ, quy chế quản lý đầu
tư và xây dựng được quy định tại một số Nghị định của Chính phủ như Nghị định 232CP năm 1981, 385-HĐBT năm 1990, NĐ177-CP năm 1994, NĐ 42-CP năm 1996,
NĐ92-CP năm 1997, NĐ52/1999/NĐ-CP. Có thể thấy, vấn đề bất cập trong công tác
QLCLCTXD trước đây là thiếu, không đồng bộ, không rõ trách nhiệm, mức độ chế tài
thấp.
8


5
0

1.1.6.4 Thời kỳ từ cuối năm 2003 đến 2014
Sau 13 năm chuẩn bị, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và
được Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố số 26/2003/L/CTN ngày
10/12/2003. Luật Xây dựng có 9 chương 123 điều, Luật Xây dựng là văn bản pháp luật
cao nhất về xây dựng. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật về quản lý chất
lượng công trình xây dựng đã được hoàn thiện theo hướng hội nhập quốc tế; những mô
hình quản lý chất lượng công trình tiên tiến cùng hệ thống tiêu chí kỹ thuật cũng được
áp dụng một cách hiệu quả. Song, tình trạng còn tồn tại về chất lượng công trình, lãng
phí, đặc biệt các dự án vốn ngân sách nhà nước. Nhận định của cơ quan soạn thảo cho
rằng khâu kiểm soát của các cơ quan của chính quyền chưa thực hiện “tiền kiểm”. Vì
vậy, tại Dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) Nhà nước “can thiệp” trực tiếp vào nhóm
các yếu tố “đảm bảo” chất lượng của quá trình đầu tư xây dựng thông qua việc thẩm
định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật.
1.1.6.5 Thời kỳ từ năm 2014 đến nay
Đến nay Việt Nam đã có những đổi mới trong việc quản lý dự án đầu tư XDCT từng
bước phù hợp với trình tự, thủ tục của các nhà tài trợ và thông lệ quốc tế - xác định rõ
thẩm quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Góp phần

thực hiện dự án đầu XDCT đạt hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây, chất lượng thi công công trình xây dựng đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ngày càng
được coi trọng, cơ bản đã đi vào nề nếp. Các cấp có thẩm quyền đã có những thay đổi,
điều chỉnh về quản lý chất lượng công trình xây dựngđể thích hợp với sự phát triển của
công nghệ xây dựng, đảm bảo tốt chất lượng thi công công trình xây dựng, hiệu quả
thể hiện ở Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/6/2014.
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình trong giai đoạn
hiện nay
Để chất lượng thi công công trình được đảm bảo cần phải có sự quản lý chặt chẽ và
xuyên suốt của tất cả các chủ thể tham gia từ sự quản lý của nhà nước đến sự quản lý

9


5
0

của Chủ đầu tư, các nhà thầu, tổ chức giám sát, tư vấn, thi công, khảo sát... Trong đó
yếu tố được đánh giá là quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình xây
dựng đó là quá trình thi công hay quá trình trực tiếp sản xuất ra sản phẩm là công trình
xây dựng. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình hay gặp
phải như:
1.2.1 Các yếu tố khách quan
1.2.1.1Yếu tố thị trường
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, từ đó doanh nghiệp là CĐT có thể xây dựng chiến
lược sản phẩm, kế hoạch sản xuất để có thể đưa ra những sản phẩm với mức chất
lượng phù hợp. Sản phẩm có chất lượng cao không phải lúc nào cũng tiêu thụ nhanh
và ngược lại chất lượng có thể không cao nhưng lại phù hợp với chi phí người tiêu
dùng; Xác định được điều đó rất nhiều CĐT sẵn sàng xây dựng những sản phẩm có

chất lượng công trình kém với chi phí thấp.
Bên cạnh đó việc CĐT thắt chặt vốn đầu tư cộng với việc điều chỉnh tăng giá nguyên
liệu, nhiên liệu trong lĩnh vực xây dựng thường xuyên thay đổi gây khó khăn về kinh
tế cho nhà thầu thi công.
Các yếu tố về thị trường như trên đã ảnh hưởng trực tiếp hay phần nào gián tiếp đến
tâm lý và kinh tế của chủ thể tham gia thi công xây dựng công trình khi mà kinh tế là
vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
1.2.1.2Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật
Ngày nay, không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn liền với tiến bộ khoa học
công nghệ trên thế giới. Trong vài thập kỷ trở lại đây, trình độ phát triển của khoa học
kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế; Tiến bộ của khoa
học kỹ thuật đã tạo ra những bước đột phá quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực trong
đó có ngành xây dựng. Phát triển khoa học kỹ thuật đã tạo ra những thay đổi to lớn
trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu,
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đã đặt ra những thách thức
không nhỏ cho các doanh nghiệp bởi vì, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
10


5
0

thì thời gian để chế tạo công nghệ mới thay thế công nghệ cũ dần dần được rút ngắn
lại. Sự ra đời của một công nghệ mới thường đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm cao
hơn, hoàn thiện hơn; Bên cạnh đó, đào tạo nhân lực để thích ứng với sự thay đổi liên
tục của khoa học công nghệ không thể ngày một ngày hai mà phải có thời gian; Đây
cũng là những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi nguồn kinh phí cho
đào tạo, bồi dưỡng không nhiều
1.2.1.3 Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước

Cơ chế chính sách của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải
tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp; Việc ban hành các hệ thống
chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các quy định về sản phẩm đạt chất lượng, xử lý nghiêm
các vi phạm về quản lý chất lượng công trình là những nhân tố hết sức quan trọng, tạo
động lực phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong cải tiến và nâng cao chất lượng công
trình.
1.2.1.4 Điều kiện tự nhiên
Sản xuất xây dựng thường được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều của
điều kiện thiên nhiên tới các hoạt động lao động. Các doanh nghiệp xây lắp khó lường
trước những khó khăn phát sinh do điều kiện thời tiết, khí hậu. Ngoài ra, sản xuất xây
dựng là lao động nặng nhọc, làm việc trên cao vì thế điều kiện tự nhiên có tác động
mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với
những nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam; Nó tác động tới
các đặc tính cơ lý hoá của sản phẩm, làm giảm đi chất lượng của sản phẩm, của hàng
hoá trong quá trình sản xuất cũng như trong trao đổi, lưu thông và tiêu dùng.
Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão, sét ... ảnh hưởng trực
tiếp tới chất lượng các, nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng, bến bãi. Đồng thời, nó
cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành các thiết bị, máy móc, đặc biệt đối với các thiết
bị, máy móc hoạt động ngoài trời, ảnh hưởng tới hình thức và chất lượng của sản
phẩm.

11


5
0

1.2.2 Các yếu tố chủ quan
1.2.2.1 Trình độ lao động của doanh nghiệp
Trong tất cả các hoạt động sản xuất, xã hội, nhân tố con người luôn luôn là nhân tố căn

bản, quyết định tới chất lượng của các hoạt động đó; Nó được phản ánh thông qua
trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm của từng lao
động trong doanh nghiệp;
Để nâng cao chất lượng quản lý trong doanh nghiệp cũng như nâng cao trình độ năng
lực của lao động thì việc đầu tư phát triển và bồi dưỡng cần phải được coi trọng;
1.2.2.2Biện pháp, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của doanh nghiệp
Các quy trình phải tuân thủ quy phạm thi công, nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng
công trình, các cấu kiện chịu lực sẽ không được đảm bảo.
Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, dù có ở trình độ
cao song không được tổ chức một cách hợp lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các
khâu sản xuất thì cũng khó có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng; Không những
thế, nhiều khi nó còn gây thất thoát, lãng phí nhiên liệu, nguyên vật liệu của doanh
nghiệp. Do đó, công tác tổ chức sản xuất và lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất
trong doanh nghiệp đóng một vai tròn hết sức quan trọng.
1.2.2.3 Chất lượng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng, một phần hình thành nên công trình, có thể
ví như phần da và thịt, xương của công trình. nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng
ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
Với tình trạng nguyên vật liệu như hiện nay, chẳng hạn như: xi măng, cát, đá, ngoài
loại tốt, luôn luôn có một lượng hàng giả, hàng nhái với chất lượng không đảm bảo
hay nói đúng hơn là kém chất lượng, nếu có sử dụng loại này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới
chất lượng công trình xây dựng, thậm chí nặng hơn là ảnh hưởng tới tính mạng con
người.

12


5
0


1.3 Tình hình chất lượng các công trình vốn ngoài ngân sách
Ngành xây dựng đang được coi là những ngành mũi nhọn chủ chốt, đóng vai trò quan
trọng trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Hàng năm vốn đầu tư của doanh nghiệp của
người dân dành cho xây dựng là rất lớn. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn
đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững,
hiệu quả kinh tế, đời sống của con người. Nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử
dụng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng được nhu
cầu đi lại của nhân dân, phục vụ cho an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu hội nhập
khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, thực trạng gây nhiều sự chú ý tới người dân đó là việc các công trình xây
dựng không đảm bảo chất lượng vẫn được đưa vào sử dụng bất kể đến sự an toàn của
người dân, không ít công trình có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử
dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, bong dộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn
đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Ngoài ra hàng loạt vụ tai nạn
lao động chết người xảy ra tại các công trình xây dựng cao tầng trong thời gian qua đã
cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động tại các công trình cao tầng đang bị xem
nhẹ.
1.3.1 Công trình có chất lượng kém
1.3.1.1 Các loại sự cố của công trình chất lượng kém
Chất lượng công trình kém trong giai đoạn thi công được thể hiện qua một số sự cố
chính như sau:
- Sự cố sập đổ bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình.
- Sự cố sai lệch vị trí về móng, về hướng, về kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn.
- Sự cố công trình móng: Bao gồm chất lượng bê tông móng. Sự cố liên quan đến gia
cố bằng cọc hoặc lún, lún lệch.
- Sự cố khả năng chịu tải của kết cấu: do không thực hiện đúng biện pháp thi công
hoặc do sử dụng vượt tải.

13



5
0

- Sự cố nứt: Bao gồm nứt khối xây, khối bê tông, nứt thềm đập đất, vết rạn vật liệu
xây dựng khác như thép, gỗ.
- Sự cố do ảnh hưởng đến thi công công trình liền kề.
- Sự cố liên quan đến biện pháp thi công như sụp đổ trong quá trình đổ bê tông do
chống đỡ không đảm bảo, lắp dựng kết cấu thép không đồng bộ gây sụp đổ, đổ cẩu
làm hư hỏng công trình.
- Sự cố về công năng: Thấm dột, cách âm, cách nhiệt, quy trình công nghệ không đạt
yêu cầu, thẩm mỹ phản cảm phải sửa chữa thay thế để đảm bảo công năng sử dụng
như yêu cầu thiết kế. Sự không phù hợp với yêu cầu sử dụng. Cần phải bổ sung, sửa
đổi nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả sử dụng.
1.3.1.2 Một số công trình chất lượng kém trong thời gian gần đây
Trong những năm gần đây trong nước ta xẩy ra rất nhiều các sự cố do chất lượng kém
như:
-

Sự cố sập cầu Cần Thơ: Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là một trong những thảm

họa và tai nạn xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam xảy ra vào ngày 26 tháng
9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Hai nhịp cầu dẫn cao
khoảng 30 mét giữa ba trụ cầu đang được xây dựng thì bị đổ sụp, kéo theo giàn giáo
cùng nhiều công nhân, kỹ sư đang làm việc xuống đất.

Hình 1.3 Hiện trường vụ sập cầu Cần Thơ
14



5
0

- Sự cố công trình ngầm: Điển hình là các sự cố tại cao ốc văn phòng Bến Thành
TSC, Pacific (TP.HCM); Nhà hát chèo Hà Nội, trung tâm thương mại 5 tầng tại Hà
Đông (Hà Nội)...
- Sự cố sập trong quá trình thi công như: Sự cố sập tường tầng 3 tại trường Tiểu học
Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng hồi tháng 8/2017. Sự cố sập giàn giáo như trường mầm
non Vườn Xanh.

Hình 1.4 Hiện trường vụ sập giàn giáo
- Sự cố giàn giáo công trình xây dựng tòa nhà cao tầng chung cư 16 tầng thuộc dự án
Thanh Hà Cienco 5 (xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) bị đổ sập ngày 4/5/2017.
1.3.1.3 Hậu quả
Các sự cố do chất lượng thi công công trình kém không những gây thiệt hại về người
và của mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà thầu thi công và chủ đầu tư. Ảnh
hưởng trược tiếp đến người lao động và doanh nghiệp.
1.3.1.4 Nguyên nhân
Trong thi công, nhà thầu không thực hiện đúng các quy trình quy phạm kỹ thuật đã
dẫn đến sự cố công trình xây dựng:
- Không kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi thi công;
15


×